Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Kỹ năng làm bài văn cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.46 KB, 19 trang )

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
======
PHẦN I: SƠ YẾU LÍ LỊCH

Họ và tên: ..........
Năm sinh: 1977
Năm vào ngành: 1999
Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT ..
Trình độ chuyên môn: Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy
Bộ môn giảng dạy: Ngữ văn
Ngoại ngữ : Tiếng Anh- chứng chỉ A
Tin học: Tin học văn phòng - chứng chỉ B
Trình độ chính trị : sơ cấp
Khen thưởng: Lao động tiên tiến

1


Tên đề tài:

MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN
CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC GIỜ TRẢ BÀI
PHẦN II: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO TRỌN ĐỀ TÀI
“Ngày nay sự hiểu biết con người luôn đổi mới. Cho nên kiến thức học được
trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng là hạn chế. Thế thì cái gì là quan
trọng ? Quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương
pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt


nhất bộ óc của mình”.
( Phạm Văn Đồng – Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện – 11/1973)
- Đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục
nói chung và của mối giáo viên nói riêng. Đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thời
đại; đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, giúp các em nắm
vững kiến thức, có thái độ tích cực, tinh thần chủ động sáng tạo trong học tập; phát
huy được vai trò chủ đạo của giáo viên.
- Đặc thù của môn văn không chỉ là dạy tri thức về khoa học xã hội, tri thức về
lịch sử, về đời sống văn hoá mà còn dạy cho học sinh nhân cách lối sống, lòng
nhân ái, tình yêu thương con người “ văn học là nhân học”. Đặc trưng của môn văn
là một môn nghệ thuật (dùng ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng). Vì vậy
người dạy phải có kỹ năng truyền đạt, người học phải có năng lực cảm thụ nhất
định, phải kiên trì, chịu khó. Đặc biệt phải có tâm hồn rung cảm, trí tưởng tượng
phong phú. Chính vì vậy hiện nay phần lớn học sinh ngại tư duy môn văn, có tư
tưởng xa rời môn văn dẫn tới tình trạng học yếu kém môn văn. Đối với trường
ATK học sinh chủ yếu là người dân tộc, ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn,việc học văn của học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn. Chất lượng đó được
thể hiện rất rõ qua những bài làm văn của học sinh. Bởi làm văn lại là một phân
môn khó trong môn Văn. Đặc trưng của phân môn này là yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức đã được học ở phân môn văn và Tiếng việt vào việc làm văn.

2


- Đối với phần làm văn, khả năng tư duy, tưởng tượng, kĩ năng làm bài của học
sinh còn rất nhiều hạn chế, dẫn đến kết quả không cao. Bên cạnh đó ý thức học
môn văn của học sinh chưa cao. Bản thân nhiều giáo viên còn có tâm lí chỉ chú
trọng đến giờ văn học, xem nhẹ giờ làm văn, dạy qua loa, chiếu lệ. Biểu hiện
rất rõ của học sinh trước một đề văn là thường tỏ ra lúng túng ngay ở khâu
tìm hiểu đề, xác định các yêu cầu, cho đến công đoạn vận dụng kiến thức văn

chương, lịch sử, xã hội… và năng lực tư duy ngôn ngữ để triển khai, lập dàn
ý. Đáng lưu ý hơn nữa là tình trạng mò mẫm trong công đoạn tạo văn bản
hoàn chỉnh. Nhiều bài viết của học sinh còn bộc lộ tình trạng làm bài mà
không hề có ý thức về việc vận dụng kiến thức mà môn làm văn đã cung cấp,
bỏ qua công đoạn phân tích, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, cứ đề ra thì bắt
tay vào viết: nghĩ sao viết vậy, lắp ghép câu chữ tùy tiện, quanh quẩn lặp lại
những điều đã viết, đến lúc không nghĩ ra được điều gì nữa thì kết thúc bài.
Đó là những bài văn lạc đề, lệch đề, không có kết cấu, đoạn, mạch rõ ràng,
đầy những câu văn “bất thành cú”, từ ngữ thiếu chính xác, sai chính tả. việc
đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề
cần được quan tâm đúng mực.
Vì vậy vấn đề trăn trở của thầy cô giáo là đổi mới phương pháp dạy học như thế
nào và bằng cách nào cho phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề cần được
quan tâm đúng mực cần đưa ra việc những giải pháp phù hợp để nâng cao chất
lượng bài làm cho h/s vì vậy mà tôi lựa chọn chuyên đề:
" Một vài Phương pháp rèn kỹ năng làm văn cho học sinh thông qua các giờ trả
bài". Xây dựng đề tài giúp bản thân có điều kiện khái quát nâng cao chuyên môn
sau thời gian nghiên cứu áp dụng và qua chuyên đề mong được chia sẻ với đồng
nghiệp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT.
II. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Thời gian nghiên cứu và áp dụng: từ tháng 09 năm 2014 đến cuối tháng 5
năm 2015

- Địa điểm và đối tượng áp dụng : Các lớp 11 trường THPT ATK- Tân Trào
- Phạm vi: môn văn đặc biệt là phân môn làm văn.
3


PHẦN III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHẢO SÁT THỰC TẾ

- Căn cứ vào kết quả môn văn của học sinh ở lớp 10, và bài kiểm tra đầu cấp
của 3 lớp 11: 11B2: 11B6: 11B5 như sau:
Lớp 11B2:

Giỏi : 0/34
Khá : 3/34

Trung bình: 14/34
Yếu : 17/34
Lớp 11B5:

Giỏi : 0/34
Khá : 1/34

Trung bình: 9/34
Yếu : 24/43
Lớp 11B6:

Giỏi : 0/35
Khá : 2/35

Trung bình: 14/35
Yếu : 19/35
- Qua theo dõi thời gian đầu học kỳ I, tôi nhận thấy:
+ Có những em giờ học trên lớp nhận thức được nhưng kỹ năng viết bài lại
rất kém, không có khả năng bố cục, không có khả năng diễn đạt, hoặc chữ viết cẩu
thả, câu văn kém trình bày cả bài văn chỉ có một dấu chấm câu, mắc nhiều lỗi
chính tả.( Điều đó được thể hiện qua bài kiểm tra viết đầu tiên của năm học).
+ Có những em rỗng kiến thức từ dưới, nên vốn kiến thức văn nghèo nàn,
không nắm được gì về kỹ năng làm bài.

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Môn làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là dạy học sinh biết cách tạo lập các văn
bản nói và viết. Qua đó thể hiện rõ vốn hiểu biết về đời sống, trình độ văn hoá của
học sinh. Bài làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích
4


thực của việc học Tiếng Việt, giảng văn, sức cảm thụ của học sinh đó đối với tác
phẩm văn học, cách nhìn nhận về thế giới tự nhiên xã hội và con người.
Giờ trả bài là một giờ học giúp học sinh có điều kiện nhìn lại bài văn của
mình từ đó rút ra được những ưu nhược điểm trong bài làm từ đó có thể phát huy
được những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu để bài viết sau được tốt hơn.
Đây cũng là giờ học giáo viên có thời gian để rèn cho học sinh kỹ năng làm bài , từ
việc tìm ý cho đến hành văn cụ thể.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng việc dạy giờ trả bài trong trường phổ thông:
Phần đông học sinh khi được hỏi em có thích nghe phân tích cái hay, cái đẹp
trong văn học không thì các em trả lời là “thích” nhưng hỏi các em có thích làm
văn không thì nhiều em đều trả lời “không thích” vì “khó viết”.
- Học sinh thì tiết trả bài cho vào tiết học thích nhất vì không phải kiểm tra
bài cũ, cộng với việc các em không mấy khi ghi chép nên học sinh vốn đã lười học
văn giờ trả bài lại càng mất trật tự hơn. Khi được hỏi giờ trả bài dạy thế nào nhiều
giáo viên có trao đổi, giờ trả bài có nói cũng chỉ nói một mình học sinh có chú ý
nghe giảng đâu mà nói nhiều. vào lớp chữa bài qua loa sau đó công bố kết quả bài
làm của học sinh. Do vậy chất lượng giờ trả bài chưa cao.
2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
- Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo nội dung giờ trả bài, việc chữa bài chưa
kỹ. Cách dẫn dắt vấn đề chưa khoa học nên sinh ra nhàm chán với học sinh.
- Học sinh chưa biết được vai trò tác dụng và tầm quan trọng trong việc trả
bài trên lớp, nên phần đa chưa tập trung vào giờ học, không chú ý nội dung bài

giảng của giáo viên trên lớp.
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
Để giúp cho học sinh có hứng thú học tập giờ trả bài từ đó rèn cho học sinh
kỹ năng làm văn tôi có một số giải pháp sau đây:
1. Người giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của phân môn làm văn và
nhiệm vụ của giờ trả bài.
Chúng ta phải xác định dạy học sinh học môn làm văn là giúp cho các em
nói, viết lưu loát. Học sinh phát triển vốn từ ngữ, bồi dưỡng cảm xúc tình cảm lành
5


mạnh trong sáng, khả năng lựa chọn sắp xếp ý rõ ràng. Rèn khả năng tư duy, trí
tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em được tăng lên giúp các em tự
tin, có khả năng ứng xử sinh hoạt trong cuộc sống.
Thông qua giờ trả bài, rèn cho học sinh kỹ năng làm văn, giáo viên giúp
các em thấy được những yêu cầu cơ bản của bài văn, những luận điểm cần khai
thác trong bài, cách diễn đạt, bố cục, hành văn, cụ thể chữa về từ về câu viết thế
nào cho đúng thậm chí cả cách trích dẫn dẫn chứng vào bài như thế nào ... Từ đó
để các em rút ra những kinh nghiệm trong khi viết bài sao cho bài văn đạt kết quả
tốt.
2. Những việc cần chuẩn bị
2.1 Về phía học sinh
- Yêu cầu các em trước giờ trả bài phải chuẩn bị bài đầy đủ: Từ việc xác
định các yêu cầu của đề đến việc tìm ý, lập dàn ý. Phải nắm chắc lý thuyết làm văn
cũng như các bài giảng văn đã học.
- Tự xem mình đã triển khai được những ý gì và còn thiếu ý gì trong bài, đã
mắc những lỗi nào cần phải sữa chữa.
- Nâng cao ý thức tự rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
- Có thái độ học tập nghiêm túc, tính thẳng thẳn trung thực trong khi làm
bài. Thường xuyên đọc sách báo tài liệu để nâng cao vốn từ và có thêm kiến thức.

Lưu ý: Trong giờ trả bài đầu tiên, giáo viên chưa đi ngay vào việc chữa bài
mà nên dành một ít thời gian nhắc lại kỹ năng làm bài văn nghị luận. Đây là điểm
yếu của hầu hết những học sinh yếu kém. Chính vì vậy giáo viên phải hướng dẫn
và trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của văn nghị luận.
2.2 Về phía giáo viên:
- Giờ trả bài đầu tiên trong năm học giáo viên cần dành thời gian hướng dẫn
cho học sinh những kỹ năng cơ bản trong các dạng bài văn nghị luận giúp các em
ôn lại những kiến thức làm văn đã học.
- Ra những đề bài nằm trong chương trình học, nhằm mục đích ôn lại, củng
cố kiến thức giảng văn và lý thuyết làm văn. ( Lưu ý: Có thể ra đề mở song phải là
thể loại học sinh đã và đang học, đề ra phải bám sát chuẩn kiến thức, phải có các

6


bước nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao kể cả đề nghị luận xã
hội).
- Chấm bài của học sinh một cách kỹ lưỡng, có lời phê những ưu nhược
điểm trong bài làm của học sinh. Gạch chân bằng bút đỏ những lỗi cơ bản mà học
sinh mắc trong bài. Ghi lại những bài văn khá, những cách diễn đạt độc đáo, sáng
tạo cũng như những bài yếu kém cần sửa chữa. Giáo viên cần chấm bài với một
thái độ dân chủ và khoa học, phải nhìn nhận bài làm của học sinh là một sản phẩm
lao động, một sản phẩm sáng tạo cực nhọc của các em. Nên trân trọng từng tìm tòi,
cảm thông từng sai sót vừa nghiêm khắc vừa độ lượng trước từng khuyết điểm của
học sinh.
- Giáo viên theo dõi sự tiến bộ của từng em qua các bài làm cụ thể. Đối với
từng học sinh, giáo viên phải theo dõi chỗ yếu nhất để tiếp tục uốn nắn rèn luyện.
- Chuẩn bị đầy đủ đáp án và thang điểm của bài cũng như trình tự chữa bài:
Từ khâu yêu cầu học sinh xác định các yêu cầu của đề bài đến việc tìm ý, lập dàn ý
và hành văn.

- Thực hiện các bước lên lớp theo giáo án trong tiết trả bài từ các mặt kiến
thức, tư tưởng, kỹ năng, phương pháp…Xây dựng dàn bài mẫu để cả lớp rút kinh
nghiệm về nội dung và phương pháp làm bài. Có thể chọn đọc một bài hay và đoạn
văn viết tốt cho học sinh tham khảo. Giáo viên giành thì giờ cho học sinh hỏi trực
tiếp giáo viên về bài làm của mình, kể cả về số điểm. Từ đó hướng dẫn học sinh
rút ra cách làm bài văn dạng đề vừa cho học sinh làm. Yêu cầu học sinh chép lời
nhận xét vào sổ theo dõi bài làm văn và tự chữa theo những lời ghi.
V. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẾ ĐÃ LÀM
1. Phạm vi kiến thức cần ghi nhớ trong một giờ trả bài:
1.1. Ví dụ khi phân tích một tác phẩm thơ trữ tình: có hai cách:
- Phân tích theo kiểu bổ ngang ( đối với những bài thơ ngắn) phân tích lần
lượt theo trình tự của bài thơ.
- Phân tích theo kiểu bổ dọc ( đối với những bài thơ dài ). Phân tích theo ý,
chọn những câu thơ có cùng ý tiêu biểu để phân tích.
Ví dụ: Đề bài phân tích bài thơ " Thương vợ" củaTrần Tế Xương:

7


Đây là bài thơ có 8 câu nên phân tích lần lượt theo hai câu đề, hai câu thực, hai
câu luận, hai câu kết.
Song có những bài thơ dài thì thường phân tích theo ý ví dụ như bài : "Vội
vàng" của (Xuân Diệu) lớp 11. "Việt Bắc" của Tố Hữu lớp 12....
( GV lấy ví dụ khi phân tích đề bài sau: Qua cách nhìn của XD trong bài thơ
Vội vàng, thiên nhiên và sức sống quanh ta hiện lên như thế nào? những hình ảnh
nào đã dệt lên bức tranh thiên nhiên và sự sống đó? Hãy chỉ ra những tính chất
chung của hình ảnh ấy?
*. Học sinh cần nắm được các ý sau trong phần thân bài:
- So sánh thiên nhiên, sức sống của nhà thơ Xuân Diệu với các nhà thơ khác
cùng thời như: Tản đà, thế Lữ để thấy sự khác biệt trong tư tưởng hồn thơ XD.

- Ý định táo bạo của nhà thơ XD được thể hiện qua bốn câu thơ đầu….
- Thiên đường trên mặt đất vào độ mùa xuân về trong con mắt của nhà thơ.
Đây không phải là mùa xuân đơn thuần, mà là xuân sắc, xuân tình.
- Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, cuộc đời XD
- Cảnh vật thiên nhiên đep đẽ những chính là sự chia ly của trời đất và vạn
vật với mùa xuân.
- Thái độ sống của nhà thơ vội vàng, hưởng thụ chạy đua với thời gian
nhưng với chiều hướng tích cực. Thể hiện rõ ở các động từ được nhấn mạnh say,
thâu…..
- Hình ảnh có sự khách nhau nhưng tính chất chung của nó đều thể hiện
quan niệm mới mẻ của nhà thơ về thiên nhiên và cuộc sống.
*. Kết luân:
- Khẳng định cách nhìn của XD về thiên nhiên và sự sống rất mới mẻ.
- Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh táo bạo linh hoạt, giọng điệu say mê sôi nổi
thể hiên đúng hồn thơ XD.
1.2. Ví dụ khi phân tích một tác phẩm văn xuôi tự sự
a. Phân tích truyện : Có thể chia ra từng nhân vật hay từng vấn đề.
Phân tích nhân vật lại có thể chia theo tính cách, nội tâm, ngoại hình, hay theo các
đặc điểm của tính cách, của số phận; hoặc có thể phân tích theo các chặng đường

8


đời của nhân vật. Còn phân tích theo vấn đề thi chúng ta thường phân tích giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo
*. Phân tích truyện theo vấn đề:
+ Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Chí Phèo.
+ Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị tố cáo trong tác phẩm.
*. Phân tích theo tích cách, nội tâm, ngoại hình nhân vật.
+ Tích cách của Chí Phèo trước khi đi tù .....

+ Tính cách của Chí Phèo sau khi ra tù ....
+ Khi gặp thị Nở, Chí lại trở nên hiền hòa, khao khát quay về lương thiện.
+ Cùng với sự thay đổi về nội tâm, tích cách, ngoại hình nhân vật cũng có sự
thay đổi...
*. Phân tích đối tượng theo quan hệ nhiều chiều.
- Phân tích theo quá trình phát triển: Phân tích nhân vật thì cần theo dõi
nhân vật đã trải qua những giai đoạn phát triển nào, đối chiếu những đổi thay, chỉ
ra những chi tiết thể hiện sự thay đổi và nêu lên ý nghĩa của chúng.
+ Chẳng hạn, phân tích nhân vật Chí Phèo thì cần theo dõi các giai đoạn trong cuộc
đời của hắn.
+ Khi phân tích đối tượng theo quan hệ nhiều chiều, chúng ta cần xem xét đối
tượng ở các phương diện nào?
+ Ví dụ: Phân tích sự phát triển trong tích cách của nhân vật chị Dậu khi
người nhà Lí trưởng xông đến định trói anh Dậu lần nữa.
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói
anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bóp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem.(Tắt đèn -NgôTất Tố).

9


*. Phân tích đối tượng theo mối quan hệ của nó với môi trường, hoàn
cảnh xung quanh.
Phân tích nhân vật thì cần chú ý đến mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh

của nó, xem quan hệ đó là tương đồng hay tương phản trong việc biểu hiện tính
cách nhân vật.
2. Cách bố cục bài văn.
- 3 phần : Đặc điểm, nhiệm vụ của từng phần.
*. Mở bài : Có thể mở bài theo hai cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
*. Thân bài: Triển khai các luận điểm đã tìm được trong phần tìm ý.
*. Kết bài : Khái quát lại vấn đề, nêu những đánh giá của bản thân về vấn đề
đã trình bày, có thể đưa ra bài học liên hệ.
Lưu ý: Học sinh khi phân tích phải lấy dẫn chứng để minh hoạ cho các luận
điểm, luận cứ . Muốn vậy học sinh phải nắm chắc kiến thức giảng văn đã học.
Giữa các đoạn phải có câu dẫn dắt chuyển đoạn phù hợp. Khi học sinh đã cơ bản
nắm được các bước làm bài văn nghị luận thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh
cách trình bày bài văn cho khoa học, cách tạo đoạn hợp lý.
Mở bài 1- 2 đoạn; Kết luận 1 đoạn; Thân bài từ 2 đoạn trở lên.
- Trong giờ trả bài giáo viên nên xem các em hay mắc lỗi gì về diễn đạt, về
chính tả thì cho các em luyện ngay các lỗi đó cho tới khi khắc phục được.
2.1 Ví dụ 1: Trong bài viết số 1 của chương trình Ngữ Văn 11 chuẩn về đề nghị
luận xã hội Gv có ra đề bài:
Để rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận và kiểm tra theo hướng đổi mới
kiểm tra đánh giá, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ lại đề bài và xác định các yêu
cầu của đề bài. Phân tích đề bài bằng cách đặt ra các câu hỏi (Đề ra có mấy phần:
Phần đọc - hiểu các em cần bám vào đâu để làm bài. Phần văn thuộc thể loại gì?
Nội dung bài văn là gì? Kiểu bài văn? Trọng tâm? Từ đó học sinh xác định:
a. Tìm hiểu đề:
*. Phần I. Đọc - hiểu: Đối với đề đọc hiểu Gv yêu cầu h/s nắm được những
kiến thức về từ, biện pháp tu từ, về phong cách ngôn ngữ.. những kĩ năng - kiến
thức về Tiếng Việt mà các em đã được học. Với đề bài trên yêu cầu h/s trả lời các
câu hỏi sau:
10



+ Nhận biết được nội dung văn bản.
+ Hiểu chủ đề đoạn văn.
+ Chỉ ra những biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp.
+ Nêu ấn tượng sâu đậm nhất của em về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả?.
*. Phần II. Làm văn
+ Vận dụng kiến thức đọc hiểu, các thao tác lập luận để làm một bài văn
nghị luận xã hội. Trình bày cảm nghĩ của bản thân.
Sau khi học sinh tìm hiểu đề xong giáo viên yêu cầu học sinh tìm ý cần trình
bày trong bài viết , từ đó lập thành dàn ý chi tiết cho bài.
b. Dàn ý: Đối với đề văn nghị luận
* Mở bài : Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
* Thân bài: Có thể trình bày theo nhiều cách có thể trình bày theo hai cách sau:
+ Mọi người đều có chung một tài sản, đó là thời gian và thời gian chẳng
biết đợi ai! Nhưng, mỗi người lại có những quan niệm và sử dụng thời gian khác
nhau nó có thể là thời khắc vàng bạc của người này, ngược lại, là một chuỗi dài bất
tận vô nghĩa của người kia.
+ Trong xã hội luôn thôi thúc sự phát triển như hiện nay, có nhiều thanh niên
học sinh ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân luôn dành thời gian cho
những công việc hữu ích. Song vẫn có một bộ phận không nhỏ thanh niên phung
phí thời gian vào những cuộc chơi vô bổ. Lấy dẫn chứng CM.
+ Liên hệ bản thân em đã và đang sử dụng thời gian như thế nào?.
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
Sau khi cho học sinh lập dàn ý xong giáo viên gọi học sinh tự phát hiện xem
trong bài của mình đã triển khai được những ý gì và còn thiếu những ý gì. Cũng có
thể cho học sinh nhận xét chéo bài của nhau và phát hiện những ưu nhược điểm
trong bài đó để học tập và rút kinh nghiệm cho nhau.Giáo viên nhận xét bài làm
của học sinh, tuyên dương những bài làm khá, chữa những bài viết yếu và mắc
nhiều lỗi các loại.
2.2. Ví dụ 2: Bài viết số 5 trong chương trình Ngữ văn 11 có đề bài như sau:

Đề bài: Nội dung chí làm trai trong bài “Xuất dương lưu biệt”? Em hãy
liên hệ với thực tế xã hội hiện nay và bản thân về vấn đề này.
11


a. Tìm hiểu đề:
Giờ trả bài giáo viên yêu cầu học sinh xác định các yêu cầu của đề bài:
- Thể loại : Nghị luận văn học
- Nội dung: Về một tác phẩm thơ trữ tình.
- Dẫn chứng: Thời điểm bài thơ ra đời, bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan
Bội Châu, một số quan điểm cũng như sáng tác của tác giả.
Tìm ý , từ dó lập dàn ý sơ lược.
b. Dàn ý sơ lược:
*. Mở bài: Giới thiệu về tác giả tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
*. Thân bài
HS có thể trình bày theo nhiều cách, miễn đảm bảo được những ý cơ bản sau:
- Phan Bội Châu là nhà cách mạng tiên phong trong phong trào yêu nước
những năm đầu thế kỉ XX.
- Trong bài thơ “Xuất dương lưu biệt”, ông thể hiện chí làm trai của mình
bằng những lời lẽ hùng hồn, tự tin. Cụ thể:
+ Làm trai phải tự quyết định vận mệnh của mình, không để trời đất xoay
chuyển.
+ Phải để lại dấu ấn cá nhân của mình trong cuộc đời, trong cộng đồng nói
chung.
+ Kiên quyết phủ nhận những tín điều xưa cũ trong sách vở thánh hiền.
+ Hăm hở ra đi tìm con đường mới cho đất nước, cho tổ quốc.
*. Kết luận:
+ Liên hệ thực tế: hiện có một bộ phận thanh niên còn lơ là, ham chơi,
không chú trọng việc lập thân, lập nghiệp, đáng bị phê phán.Còn đa phần các bạn
trẻ có ý thức học tập, tiếp thu tri thức để đưa đất nức hội nhập vào nền kinh tế thế

giới.
+ Bản thân: đang học tập, phấn đấu…các dự định khác…
Sau khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý xong , giáo viên chốt lại cách làm văn
nghị luận văn học khi phân tích một tác phẩm thơ trữ tình. Chỉ ra những lỗi cụ thể
trong bài làm văn của học sinh, nêu cách sửa và yêu cầu những học sinh đó về nhà
tập viết lại.
12


2.3 Ví dụ 3: Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm trong chương trình Ngữ văn 11 :
"Có ý kiến cho rằng Tràng giang của Huy Cận là một bài thơ vừa cổ điển vừa hiện
đại".Theo anh ( chị), ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?.
Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm, học sinh chỉ ra được yếu tố cổ điển và hiện
đại của bài thơ.Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ
những ý sau:
*. Phần 1: Mở bài Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm: Huy Cận là nhà
thơ xuất sắc trong phong trào thơ mới. Bài thơ “Tràng giang” ( sáng tác 1939, in
trong tập Lửa Thiêng) là bài thơ nổi tiếng và tiêu biểu của Huy Cận trước cách
mạng tháng Tám.
- Khẳng định ý kiến là đúng: Bài thơ vừa mang tính cổ điển vừa mang tính
hiện đại.
*. Phần 2: Thân bài
*. Phân tích những ý chính của bài thơ:
Khổ thơ 1:
- Nhan đề và lời đề từ gợi lên phần nào cảm xúc chủ đạo của bài thơ: bâng
khuâng trước vũ trụ mênh mông rộng lớn.
- Bài thơ mở đầu với nỗi buồn của con người được trải dài cùng những con
sóng (Lấy dẫn chứng) -> hình ảnh thơ là hình ảnh đời thực gửi gắm ưu tư của tác
giả về thân phận con người.
Khổ thơ 2:

- Trước thiên nhiên rộng lớn nhà thơ mong tìm đến chốn tụ họp của con
người ( làng, chợ, bến ) nhưng càng thấy hoang vắng trơ trọi.
Khổ thứ 3:
- Thể hiện rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình với những hình ảnh thân quen, giàu
sức gợi (Dẫn chứng).
- Tâm trạng của tác giả cảm thấy bơ vơ, cô độc của những kiếp người lênh
đênh,vô định.
Khổ thơ 4:
- Thể hiện nỗi nhớ nhà da diết của tác giả.
*. Chỉ ra vẻ đẹp vừa cổ điển,vừa hiện đại của bài thơ:
13


- Đề tài cảm hứng:
+ Tràng giang mang nỗi sầu của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian,
không gian vô hạn, vô cùng.
+ Tràng giang đồng thời thể hiện “ nỗi buồn thế hệ” của một cái tôi thơ Mới
thời mất nước chưa tìm được lối ra.
- Chất liệu thi ca: + Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc
trong thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều …) nhiều
hình ảnh, tứ thơ được gọi từ thơ cổ.
+ Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân
thực của đời thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt…)
- Thể loại và bút pháp
+ Tràng giang mang đậm phong vị cổ điểm qua việc vận dụng nhuần nhuyễn
thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ
tình, gợi hơn là tả…; những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu…).
+ Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp cái tôi
trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà,…),
qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót,

niềm thân mật, dợn dợn …).
*. Phần 3: Kết luận:
- Tràng giang của Huy Cận không chỉ là một bức phong cảnh mà còn là “
một bài thơ về tâm hồn”. Bài thơ thể hiện nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, trước cuộc
đời.
- Từ đề tài,cảm hứng, chất liêu đến giọng điệu, bút pháp, Tràng giang vừa
mang phong vị thi ca cổ điển vừa mang chất hiện đại của thơ mới.
- Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại cũng là một nét đặc trưng của phong cách
Huy Cận
Chú ý: Đối với những học sinh thuộc diện yếu kém, giáo viên nên dùng
cách diễn đạt hoặc lấy những ví dụ dễ hiểu để các em dễ nắm bắt. Đối với những
học sinh này giáoviên cần cho các em luyện tập thêm các bài tập khác ngoài bài
văn trên lớp để rèn luyện kỹ năng làm văn . Trong quá trình dạy, giáo viên luôn tìm

14


cơ hội để khơi gợi niềm yêu thích môn học từ các em, động viên khích lệ kịp thời
thúc đẩy sự tiến bộ của các em.
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

- Sau thời gian nghiên cứu, khảo sát, so sánh, thực hiện, bản thân tôi nhận
thấy rằng kết quả học tập của học sinh trong các lớp có áp dụng đề tài và lớp tôi
dạy, chất lượng đã tiến bộ rõ rệt: Đầu năm học tổng ba lớp dạy là 42 % đạt trung
bình trở lên. Hết kì I dự tính kết quả học sinh sẽ tăng lên 65% từ trung bình trở lên.
Hết học kì II sẽ tăng lên từ 75% từ trung bình trở lên, trong đó không có học sinh
kém. - Để có được kết quả trên khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số
kinh nghiệm sau:
+ Với giáo viên
- Giáo viên phải thực sự là người yêu nghề, yêu văn chương, có kiến thức sâu

về các tác phẩm văn học, kĩ năng làm văn, và phân môn Tiếng Việt. Ngoài ra cần
nắm được về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, quan niệm thẩm mỹ, nghệ thuật
của các nhà văn nhà thơ, người đã sản sinh ra những tác phẩm mà mình sẽ trực tiếp
giảng dạy.
- Có ý thức tìm đọc và hiểu đúng, hiểu trọn vẹn các tác phẩm văn chương trong
chương trình phổ thông và trong đài báo sách tham khảo.
- Nắm chắc hệ thống phương pháp dạy-học tác phẩm văn chương theo loại thể để
tiện cho việc phân tích và cảm thụ tác phẩm.
+ Với học sinh
- Các em phải là những bạn đọc thưc sự say mê, yêu thích văn học đặc biệt là
các tác phẩm trong chương trình phổ thông.
- Mỗi học sinh luôn có ý thức tự rèn luyện các kỹ năng phân tích, tìm hiểu các
yếu tố ngôn ngữ, nhân vật trong các tác phẩm văn chương.Về thái độ học tập: Học
sinh đã bắt đầu chú ý đến môn văn nhiều hơn, đặc biệt giờ trả bài học sinh có sự
chuẩn bị bài kĩ hơn, có ý thức và hứng thú học tập rõ rệt.
- Học sinh được rèn luyện nhiều về tư duy mới trong thảo luận phát vấn…, cách
diễn đạt trình bày phát biểu; các em tỏ ra linh hoạt, chủ động trong diễn đạt. Trước
kia thường chậm trong tư duy, lười giơ tay và ngại ngùng, lúng túng trong phát
biểu miệng.
15


VII. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
- Với những kinh nghiệm trong dạy và học văn, đặc biệt là trong một số tiết trả
bài nên tôi chọn đề tài: " Một vài Phương pháp rèn kỹ năng làm văn cho học
sinh thông qua các giờ trả bài". Những kinh nghiệmtrên có thể áp dụng cho tất cả
các thầy cô giáo giảng dạy văn ở THPT. Đặc biệt có thể vận dụng vào để bồi
dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Có thể áp dụng ở tất cả các đối
tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu ở tất cả các khối lớp và ở tất cả các
trường học khi dạy và học các tiết trả bài.

VIII. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Để thực hiện đổi mới PPDH, đặc biệt trong DH phân môn làm văn không
phải là điều đơn giản và dễ dàng. Do vậy, cần có sự phối hợp các cấp một cách
chặt chẽ và có hiệu quả. Cụ thể:
+ Ban giám hiệu cần phải trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến,
cải tiến dù nhỏ của GV và cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ GV vận dụng PPDH
tích cực trong đó có đổi mới kiểm tra đánh giá, một cách thích hợp và có hiệu quả.
Mặt khác, cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho GV và HS để
quá trình DH đạt được hiệu quả cao hơn.
+ Các cán bộ, GV cần phải giúp đỡ nhau hoàn thiện và nâng cao trình độ tay
nghề, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ tốt cho việc dạy học.
+ Mỗi GV cần không ngừng rèn luyện để nâng cao tri thức và hiểu biết, tâm
huyết với nghề và luôn trăn trở về nghề, về bài học, về mỗi đề ra giúp cho bài học,
bài làm của học sinh trở nên phong phú hơn, sinh động hơn, tránh sự nhàm chán
của HS.
+ Tổ nhóm chuyên môn và mỗi người thầy chúng ta cần quan tâm đúng mức
tới việc đổi mới phương pháp dạy học tập trung vào hững phân môn khó như làm
văn hoặc tiếng Việt, không chủ quan ỷ vào kinh nghiệm, khả năng dạy vốn có; nếu
không chính chúng ta là người lạc hậu trì trệ.
+ Ban chuyên môn nhà trường tiếp tục tăng cường kiểm tra dự giờ thường
xuyên, đột xuất để động viên thúc đẩy giáo viên đổi mới trong soạn bài, chuẩn bị
tốt cho bài giảng, nâng cao chất lượng giáo dục.

16


+ Sở giáo dục, phòng phổ thông nên tiếp tục tổ chức các đợt học tập chuyên
đề và tập trung nhiều hơn đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, các cụm có
thể tổ chức trao đổi kinh nghiệm giảng dạy thử về chuyên đề này.


PHẦN IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh thông qua giờ trả bài là một quy
trình kỹ thuật, tỷ mỷ, công phu, gắn liền với tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề
nghiệp, tình thương yêu quý trọng của giáo viên đối với học sinh của mình. Khi
chuẩn bị cho tiết dạy đòi hỏi yêu cầu cao hơn vì công sức người thầy phải bỏ ra
nhiều hơn. Trong thực tế, dù giáo án chuẩn bị công phu đầy đủ đến mấy, nếu giáo
viên không có tài tổ chức hoạt động và hoc sinh không ủng hộ thì tiết dạy sẽ không
thành công. Do vậy đòi hỏi người thầy có nhiệt huyết, có bản lĩnh vững vàng, biết
phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động, có phương pháp dạy học thích hợp thì
giờ học sẽ thành công và chất lượng dạy học sẽ được nâng cao hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm và ý kiến nhỏ của tôi, tất nhiên không
tránh khỏi sai sót, mong các vị lãnh đạo cấp trên và đồng nghiệp góp ý nhận xét.
Xin chân thành cảm ơn !
Người viết

...

17


PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học văn , Phan Trọng Luận ( chủ biên ), Nxb đại học quốc
gia 1999.
2. . Lí luận văn học: Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam tập 2,
Nxb Giáo dục, Hà Nội 1986 .
3. Chuẩn kiến thức kĩ năng 11.
4. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, 10,12 (Chương trình chuẩn)
5. Cẩm nang ôn luyện môn văn, Nguyễn Dăng Mạnh ( chủ biên), NXB Đại
học quốc gia Hà Nội.


PHẦN VI : MỤC LỤC
Trang
Phần I: Sơ yếu lí lịch.…………………………………………………... 1
Phần II. Đặt vấn đề...... .............................................................................2
I. Lí do chọn đề tài…….………………………………………….….….. 2
II. Phạm vi của đề tài và thời gian thực hiện………………………….. .3
Phần III: Giải quyết vấn đề.. ……………….…..…………………..…...4
I. Khảo sát thực tế …………………..…………………………………....4
II. Cơ sở lý luận…………………...……………………………. ….. .…..4
III. Cơ sở thực tiễn……….….………………... ……………….……….5
IV. Phương pháp và biện pháp tiến hành…………………………….....5
V. Những công việc thực tế đã làm............................................................7
VI: Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài………………………....15
VII. Phạm vi áp dụng đề tài………………………………………..........16
VIII. Kiến nghị đề xuất……………………………………………..…..16
Phần IV. Kết thúc vấn đề.………………………………………….…....17
Phần V: Tài liệu tham khảo…………….……...…..…...........................18

18


Ý KIẾN XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….…
Minh Thanh ngày tháng 9 năm 2014
Chủ tịch hội đồng

.....

19



×