Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sang kien kinh nghiem Hướng dẫn phương pháp tự học môn Hoá học cho học sinh trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.04 KB, 10 trang )

Phần mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn có những bước chuyển biến
mạnh mẽ về nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giáo dục cũng như chất
lượng đội ngũ giáo viên và học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội
trong xu hướng hội nhập với thế giới. Việc học tập không chỉ là của học sinh mà là
của mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, không phân biệt nam, nữ. Như Lênin đã nói:
“Học, học nữa, học mãi”. Học tập không những là nghĩa vụ, trách nhiệm mà chính
là quyền lợi của mỗi chúng ta. Học tập là một quá trình hoạt động liên tục, suốt
đời, còn không gian học tập không còn bó hẹp trong nhà trường mà cả trong công
việc của đời sống thực tế, cả ở gia đình và ngoài xã hội. Chất lượng giáo dục hiện
nay đang được cả xã hội quan tâm, là một vấn đề then chốt của nghành giáo dục và
đào tạo. Trách nhiệm đang đè nặng lên đôi vai của mỗi người giáo viên.
Qua theo dõi kết quả học tập của học sinh THPT ATK Tân Trào 6 năm học
vừa qua tôi nhận thấy: Học sinh 2 xã Tân Trào, Minh Thanh đa số ngoan, có ý thức
học tập, thông minh....Nhưng hầu hết các em còn lười học, chưa cố gắng học tập.
Một nguyên nhân sâu xa dẫn đến điều đó là do các em chưa có phương pháp học
tập, chưa xác định được phương pháp tự học cho cá nhân mình do đó không tận
dụng được thời gian học tập. Với nội dung chương trình học THPT và phương
pháp giáo dục “lấy trò làm trung tâm” như hiện nay thì kết quả học tập phụ thuộc
rất nhiều vào quá trình tự học của các em, thầy cô giáo chỉ là người tổ chức điều
khiển, hướng dẫn cho các em mà thôi!
Để giúp các em học sinh bậc học THPT tìm cho mình phương pháp tự học,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường THPT, tôi mạnh dạn đưa
ra sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn phương pháp tự học môn Hoá


học cho học sinh trường THPT ATK Tân Trào- Tuyên Quang”.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1. Mục đích:
Xuất phát từ thực tế học sinh đang loay hoay với nội dung chương trình đổi


mới, phương pháp giảng dạy mới còn lúng túng trong việc làm thế nào để học tập
đạt kết quả tốt, không biết cách tự học, mục đích nghiên cứu của đề tài này là
hướng dẫn cho học sinh biết cách tự học: tự đọc SGK, tự ghi chép, chủ động tham
khảo tài liệu, chủ động khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới. Bên cạnh đó, giúp giáo
viên, phụ huynh học sinh xác định được tầm quan trọng của việc học ở nhà của
học sinh, giúp phụ huynh học sinh có biện pháp giám sát việc học ở nhà của con
em mình....
2. Phương pháp nghiên cứu:
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận :
- Nghiên cứu các tài liệu sư phạm, các bài báo có liên quan đến việc hướng dẫn
phương pháp tự học cho học sinh THPT
- Nghiên cứu các nghị quyết về việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học ở
trường THPT
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh các lớp trường THPT ATK Tân Trào
4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2014 đến tháng 4/ 2015
5. Ý nghĩa của đề tài:
Giúp học sinh học tập nhanh hơn hiệu quả hơn, góp phần định hướng và phát
triển khả năng tư duy của học sinh, có khả năng tiếp cận nguồn kiến thức mới với
thời gian ngắn nhất. Nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường THPT ATK
Tân Trào - Sơn Dương - Tuyên Quang


PHẦN NỘI DUNG


1. Thế nào là phương pháp tự học?
Tự học là quá trình chủ thể của quá trình học tự tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh tri
thức thông qua các hoạt động giáo dục ở nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội,
trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua sách báo.....
2. Tại sao cần phải tự học?
Trước những yêu cầu của xã hội đòi hỏi tất cả mọi người đều phải tự giác học
tập đặc biệt là các em đang trong độ tuổi là học sinh THPT. Với thời gian học tập
ngắn ngủi ở trên lớp mà lượng kiến thức mỗi môn học đòi hỏi học sinh phải tiếp
thu lại quá lớn nếu không tự học thì học sinh không thể hiểu sâu và nắm chắc kiến
thức ngay ở trên lớp, học bài sau thì đã quên kiến thức của bài trước. Mặt khác, đa
số học sinh không có khả năng tự hệ thống hóa, khái quát hóa, tư duy logic, sâu
chuỗi các kiến thức nên rất hay quên
Đa số các môn học đều được cấu trúc theo kiểu “ Vòng tròn xoáy ốc đồng
tâm”: nghĩa là kiến thức bài học ở lớp trên bao hàm kiến thức lớp dưới và được
triển khai, mở rộng đi sâu hơn. Nếu kiến thức lớp dưới không chắc chắn thì khi
học lên các lớp trên học sinh học tập sẽ rất khó khăn, đòi hỏi học sinh phải tự học
để bù lấp các kiến thức còn rỗng. Hơn nữa các bài học như là một chuỗi “móc
xích” có quan hệ mật thiết, không hiểu bài trước thì học bài sau cũng khó, cũng
đỏi hỏi ý thức tự học của học sinh.
Thực tế cho thấy, xu hướng toàn cầu hóa, xã hội hiện nay đòi hỏi con người
không chỉ giỏi về tri thức sách vở, mà còn cần có những hiểu biết toàn diện về
cuộc sống, về xã hội, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Với những lý do trên mà học sinh khi rời ghế nhà trường phổ thông phải tự
học rất nhiều để chuẩn bị đầy đủ hành trang cho mình tiếp tục học lên các bậc học
cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội.
3. Phải tự học như thế nào?



3.1.Ở trường:
Nhiều em học sinh có phản ánh: em không chép bài kịp! Nguyên nhân là do
lượng kiến thức trong một bài học rất nhiều, các em học sinh chưa tự học trước ở
nhà, các em học sinh chưa chủ động ghi chép chưa biến mình thành chủ thể của
quá trình học. Vì vậy các em học sinh cần chủ động ghi chép những kiến thức quan
trọng, những phần liên hệ với thực tế mà thầy cô nói đến để dễ hiểu bài, ghi thành
các ý ngắn gọn, điều quan trọng là nghe và hiểu bài ngay tại lớp. Các em học sinh
trong các giờ học hãy cố gắng đừng biến mình thành “cái máy chép”. Những nội
dung là khái niệm hoặc định nghĩa hay kết luận đã có đầy đủ trong SGK ta đánh
dấu lại và cố gắng ghi nhớ ngay nội dung đó ở trên lớp . Nội dung nào chưa hiểu
có thể hỏi luôn giáo viên bộ môn để thầy cô giải đáp cho, hoặc đưa ra trao đổi với
các bạn học khá để tìm được lời giải đáp ngay cuối giờ học
Các em học sinh cần chủ động tham khảo tài liệu, quan sát mô hình PTTQ,thí
nghiệm v.v......để tự khám phá chiếm lĩnh tri thức, tích cực trong các hoạt động
nhóm, phát biểu ý kiến xây dựng bài, biết gắn lý thuyết với thực tiễn đời sống.
Không nên ngần ngại, sợ phát biểu sai, thường xuyên phát biểu ý kiến sẽ giúp
chúng ta tăng cường sự tự tin, nếu sai thì sửa, đúng thì tiếp tục phát huy. Có những
hoạt động như thế, kiến thức sẽ ngấm vào trí óc của chúng ta một cách rất tự nhiên,
không gò bó, không gượng ép, tự nhiên các em sẽ có hứng thú học tập.
Ngoài ra, các em học sinh nên tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể của
lớp của trường, để tự học các kiến thức giao tiếp, các kiến thức xã hội... từ đó các
em sẽ cảm thấy thoải mái và bắt tay vào học tập với một niềm hứng khởi mới
Tham gia lao động giúp đỡ gia đình, tham gia các buổi lao động gây quỹ tập
thể cũng giúp các em phát triển về thể chất, tự rèn luyện ý thức hăng say lao động
từ đó có ý thức học tập tốt hơn.
3.2. Ở nhà:


Học ở nhà nhằm mục đích giúp các em củng cố kiến thức của bài học trước và

tiếp cận những kiến thức sắp được học. Có học ở nhà tốt thì các em mới tự khẳng
định được vai trò trung tâm của mình biết cách tự học, độc lập suy nghĩ, sáng tạo.
Đa số các em học sinh là con em nông dân, muốn có nhiều thời gian tự học các
em phải sắp xếp làm các công việc nhà giúp đờ cha mẹ hợp lý, tác phong nhanh
nhẹn, cố gắng hoàn thành trong thời gian sớm nhất để tập trung vào việc học tập.
Mỗi học sinh cần chủ động soạn ra cho mình một thời gian biểu một cách hợp
lý, linh hoạt và tự giác tuân thủ nghiêm ngặt thời gian biểu đã đặt ra đó. Thời gian
học ở nhà bằng thời gian học ở trường : 5-6 giờ một ngày( Ví dụ các em học sinh
trường Hòa Phú đều học sáng thì thời gian học ở nhà có thể là: 2 tiếng buổi chiều,
3 giờ buổi tối , 1 giờ vào sáng sớm để ôn bài trước khi đến lớp.
Học bài nào phải “xào” bài ấy ngay sẽ dễ nhớ, dễ hiểu và nắm chắc kiến thức
hơn. Khi đọc, có nhiều cách đọc: đọc to, đọc thầm, đọc diễn cảm, đọc thuộc long,
đọc hiểu, đọc biểu đồ, bản đồ, bảng thống kê, các mô hình thí nghiệm....
Việc soạn bài: Học sinh phải biết độc lập suy nghĩ, dựa vào câu hỏi sách giáo
khoa, giáo viên cho thêm, nội dung bài để bắt đầu tiếp cận nội dung mới, soạn tỉ
mỉ, chi tiết, phần nào không hiểu đánh dấu lại, đến lớp trong giờ truy bài hay trong
giờ học trao đổi với bạn, với thầy cô giáo để hiểu bằng được thì thôi! Tránh tình
trạng soạn bài mang tính chất chống đối: chép nguyên si trong SGK, trong tài liệu
tham khảo hoặc chép lại bài soạn của bạn. Các em nên soạn theo ý hiểu của mình
thì tốt hơn.
Khi giải bài tập: Cần biết chọn nhiều dạng bài tập, giải bài tập bằng nhiều hình
thức, làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. Không nên
chép lời giải hoặc chưa suy nghĩ mà đã giở lời giải để xem, cần suy nghĩ thật kỹ
bài tập đó rồi mới tham khảo lời giải để so sánh, đối chiếu kết quả, rút kinh nghiệm
xem mình làm sai ở bước nào, tại sao lại mắc phải lỗi đó để lần sau sẽ không mắc


lỗi đó nữa.
Mỗi em học sinh cần phải xác định: “ Hiểu để mà nhớ, nhớ để mà hiểu”. Hiểu
làm chúng ta dễ dàng nắm vững kiến thức và dễ nhớ. Nhớ là điều kiện thuận lợi để

ta hiểu cái mới hơn. Phải nhớ cái này trước rồi mới hiểu được những cái tiếp theo.
Nhớ là cái kho chứa đựng kiến thức, càng tích lũy được nhiều kiến thức càng dễ
nhớ cái tiếp theo.
- Phải hiểu thấu đáo vấn đề, suy nghĩ càng sâu sắc vấn đề đã học.
- Có sự ham thích, thú vị, hứng thú
- Có dự định ghi nhớ thông tin nào thì huy động kiến thức liên quan đến thông
tin đó sẽ nhớ nhanh hơn
- Làm đề cương ôn tập: làm chi tiết, chính xác, cặn kẽ, cẩn thận, dễ nhìn, dễ đọc
trình bày đẹp cũng giúp chúng ta học dễ nhớ hơn.
- Phải biết liên tưởng các kiến thức đã học với các sự vật, hiện tượng trong đời
sống hàng ngày, vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng đó. Từ sự liên hệ
ấy sẽ hình thành nên biểu tượng trong trí nhớ. Bao giờ các hình ảnh cũng sẽ dễ nhớ
hơn nhiều so với các con chữ.
- Ngoài việc tự học trong sách vở, các em học sinh có thể tự học trên các chương
trình giáo dục trên VTV2, đọc sách báo, thông tin trên mạng internet
“ Hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng tốt là quy luật cơ bản của quá trình nắm kiến thức”
3.3. Đối với giáo viên:
Mỗi giáo viên cần xác định được tầm quan trọng của việc học ở nhà của học
sinh. Bản thân mỗi giáo viên phải là một tấm gướng sáng về ý thức tự học, tự tìm
tòi nghiên cứu, nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hơn nữa, mỗi giáo
viên phải chỉ rõ được cho học sinh: tự học ở nhà không chỉ là học bài, làm bài tập,
soạn bài mà phải tự học bằng cách đọc sách, xem tivi v.v...
Trong mỗi bài giảng, giáo viên cần phải coi trọng một bước lên lớp rất quan


trọng đó là: Dặn dò học sinh làm bài tập về nhà, hướng dẫn học sinh hướng giải
quyết các bài tập khó, sử dụng SGK, sách tham khảo, sách bài tập....Trong đầu tiết
học sau giáo viên cần kiểm tra chặt chẽ việc học ở nhà của học sinh thông qua kiểm
tra bài cũ, kiểm tra vở bài tập, kiểm tra 5 phút, 10 phút, 15 phút...
Riêng đối với giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với phụ huynh học sinh để theo

dõi, nhắc nhở kịp thời để nâng cao ý thức tự học của học sinh. Thông qua các buổi
sinh hoạt chi đoàn, các hoạt động tập thể ở trường tổ chức thật hấp dẫn để học sinh
tham gia, thông qua đó học sinh có thể tự học để nâng cao ý thức tự học hỏi, để
nhân cách học sinh được phát triển toàn diện.
3.4. Đối với phụ huynh học sinh:
- Phải tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà về cơ sở vật chất, không gian,
thời gian học tập, có góc học tập riêng tránh xa phòng khách, nơi ồn ào
- Không cho học sinh vừa học vừa xem ti vi, không sai vặt, không làm ồn khi con
em mình đang học
- Theo dõi thời gian biểu học tập của con em mình, đôn đốc các em ngồi học đúng
giờ, đủ 4 giờ ở nhà một ngày.
- Giám sát việc học tập của con em mình, tránh tình trạng cho các em một phòng
học riêng rồi không theo dõi giám sát có khi học sinh chỉ đọc truyện, chơi điện tử,
ngủ gật...... mà không học bài.
- Cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phối hợp với nhà trường để quản lý thúc
đẩy việc tự học của học sinh, không nên phó mặc toàn bộ kết quả học tập cho bản
thân học sinh và giáo viên, phó mặc cho xã hội.
4. Tác dụng của việc hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh:
- Giúp học sinh không khỏi bỡ ngỡ, không bế tắc trong việc tìm ra cách học để đạt
kết quả tốt
- Giúp giáo viên giảng dạy đỡ vất vả hơn


- Giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
- Tạo ra một thế hệ trẻ năng động sáng tạo, chủ động, tích cực, không có tư tưởng
trông chờ, dựa dẫm, ỉ nại vào cha mẹ, dễ dàng hòa nhập với cuộc sống đáp ứng
được yêu cầu của xã hội ngay từ khi tốt nghiệp THPT.
5. Kết quả:
Từ những lý luận trên, tôi đã áp dụng phổ biến phương pháp tự học tới học sinh
tất cả các lớp ở trường THPT ATK Tân Trào trong các buổi chào cờ đầu tuần

ngay từ học kỳ I năm học 2014 - 2015 Qua theo dõi suốt một năm học qua, có
nhiều ý kiến trực tiếp trao đổi giữa giáo viên và học sinh cho thấy thông qua những
lý luận đó các em học sinh đã tự xây dựng cho mình được phương pháp tự học.
Đặc biệt tôi đã ứng dụng vào bộ môn hóa học của mình và bước đầu thu được kết
quả:
Đầu năm theo khảo sát chất lượng bộ môn ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy tỉ
lệ học sinh yếu kém là 75%
Kết thúc học kì I: Tỉ lệ học sinh khá giỏi đạt 13%, tỉ lệ học sinh trung bình đạt
38%, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm xuống còn 49%, Thi học kỳ I theo đề của sở GDĐT có 70% học sinh đạt từ điểm 5 trở lên.
Kết thúc học kỳ II: Tỉ lệ học sinh Giỏi tăng chiếm 5,5%, Khá(17,4%), Trung
bình(57,2%), Yếu(17,9%), Kém(2%). Tỉ lệ học sinh đạt từ trung bình trở lên là
80,1%
Bản thân tôi đã hướng dẫn cách tự học và bồi dưỡng cho 3 em học sinh thi học
sinh giỏi bộ môn cấp trường và có 2 học sinh đạt giải. Kết quả thi học kỳ II theo đề
chung của sở GD-ĐT có 20% số học sinh các lớp tôi trực tiếp giảng dạy đạt điểm
từ 8 trở lên.
Những kết quả mà tôi đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng bộ môn trong
năm học 2014 -2015 đã được anh chị em đồng nghiệp và nhà trường công nhận.


Bản thân tôi cũng nhận thấy học sinh hiểu bài hơn và hứng thú học tập bộ môn
hơn.

PHẦN KẾT LUẬN
“ Hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh” là một phương pháp
trong hệ thống các phương pháp dạy học ở trường THPT. Với phương pháp này,
học sinh có thể phát huy tối đa vai trò “trung tâm” mình trong quá trình khám phá,
tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, giúp học sinh có thể tiếp cận, tiếp nhận kiến thức và
học tốt tất cả các môn học trong nhà trường cũng như học tập các kiến thức khác
phục vụ cho cuộc sống, giúp học sinh phát triển con người toàn diện.


“ Hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh” là một trong những
biện pháp giúp ngành giáo dục đào tạo giải quyết tốt bài toán nâng cao chất lượng
giáo dục trong thời điểm hiện nay đặc biệt là đối với học sinh ở nông thôn, miền
núi, vùng sâu, vùng xa…nói chung và đối với học sinh trường THPT ATK Tân
Trào – Sơn Dương - Tuyên Quang nói riêng.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi thiết
nghĩ: “Mỗi thầy cô giáo hãy là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng
tạo”, tích cực thi đua theo phong trào mà Công Đoàn nghành giáo dục đào tạo đã
phát động năm học 2014 -2015, tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi chắc chắn còn có nhiều thiếu sót,
rất mong anh chị em đồng nghiệp và những đồng chí cán bộ chỉ đạo chuyên môn
đóng góp ý kiến, bổ sung để tôi hoàn thiện đề tài này.
Ngày 09 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện


Ma Thị Mai Thanh



×