Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HOÀNG PHƢƠNG

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở PHƢỜNG TRUNG HÒA, QUẬN CẦU
GIẤY, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1947 – 2014

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH LÊ

HÀ NỘI - 2017

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 5
1.

Mục đích và lý do chọn đề tài ................................................................................ 5

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tƣ liệu tiếp cận........................................... 6


3.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.................................................... 10

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 10

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 11

6.

Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 11

7.

Bố cục luận văn ..................................................................................................... 12

CHƢƠNG 1 .................................................................................................................. 13
KHÁI QUÁT VỀ TRUNG HÒA ................................................................................ 13
1.1.

Điề u kiêṇ tƣ ̣ nhiên và bố i cảnh lich
̣ sƣ̉ - văn hóa ........................................ 13

1.2.

Lƣơ ̣c sƣ̉ hin

̀ h thành làng xã .......................................................................... 16

1.3.

Kinh tế - xã hội làng xã cổ truyền................................................................. 22

1.3.1.

Kinh tế truyền thống............................................................................... 22

1.3.2.

Tổ chức bộ máy làng xã .......................................................................... 25

Tiểu kết ...................................................................................................................... 29
CHƢƠNG 2 .................................................................................................................. 30
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ TRUNG HÒA TỪ NĂM 1947 ĐẾN
NĂM 1997 ..................................................................................................................... 30
2.1. Từ năm 1947 đến năm 1986 .............................................................................. 30
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................... 30
2.1.3. Mơ hình hợp tác xã và những vấn đề ........................................................ 36
2.2. Từ năm 1986 đến năm 1997 .............................................................................. 41
2.2.1. Chủ trƣơng đổi mới của Đảng ................................................................... 41
2.2.2.Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................ 43
Tiểu kết ...................................................................................................................... 48
CHƢƠNG 3 .................................................................................................................. 50
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ Ở PHƢỜNG TRUNG HÒA TỪ NĂM 1997 ĐẾN
NĂM 2014 ..................................................................................................................... 50
3.1. Về đất đai............................................................................................................ 51


2


3.1.1. Diễn biến sử dụng đất ................................................................................. 51
3.1.2. Các khu đô thị mới và việc đền bù đất nông nghiệp ................................ 54
3.2. Những chuyển biến kinh tế ............................................................................... 56
3.2.1. Nông nghiệp và thủ công nghiệp................................................................ 56
3.2.2. Chuyển đổi nghề nghiệp ............................................................................. 58
3.2.3. Kinh doanh nhà trọ ..................................................................................... 62
3.2.4. Buôn bán và dịch vụ ................................................................................... 65
3.2.5. Bán đất ......................................................................................................... 69
3.2.6. Thu nhập ...................................................................................................... 71
Tiểu kết ...................................................................................................................... 74
CHƢƠNG 4 .................................................................................................................. 76
CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI Ở PHƢỜNG TRUNG HÒA TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM
2014 ................................................................................................................................ 76
4.1. Cơ cấu tổ chức hành chính ............................................................................... 76
4.2. Thành phần dân cƣ ........................................................................................... 77
4.3. Gia đình và dịng họ .......................................................................................... 80
4.3.1. Gia đình ........................................................................................................ 80
4.3.2.Dịng họ ......................................................................................................... 87
4.4. Biến đổi không gian làng xã ................................................................................. 90
4.4.1. Những ranh giới .......................................................................................... 91
4.4.2. Những cơng trình cơng cộng ...................................................................... 93
4.4.3. Chợ - nơi sinh hoạt kinh tế ......................................................................... 96
4.4.4. Kiến trúc nhà ở ............................................................................................ 98
4.5. Sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán ..................................................... 100
4.5.1. Tín ngƣỡng và lễ hội ................................................................................. 100
4.5.3. Cƣới xin ...................................................................................................... 103
4.5.4. Tang ma ..................................................................................................... 107

Tiểu kết ..................................................................................................................... 110
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 114
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 122

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HTX

: Hợp tác xã

UBND

: Ủy ban nhân dân

HĐND

: Hội đồng nhân dân

CCRĐ

: Cải cách ruộng đất

4


MỞ ĐẦU
1. Mục đích và lý do chọn đề tài

Sự chuyển biến kinh tế - xã hội luôn là một vấn đề được các giới nghiên cứu
khoa học đặc biệt quan tâm và nó cũng là một đối tượng nghiên cứu của khoa học
lịch sử. Tại Việt Nam, các vấn đề kinh tế - xã hội xuyên suốt trong lịch sử luôn
được chú trọng nghiên cứu; bởi lẽ, sự thăng trầm của cặp khái niệm trên có sức ảnh
hưởng và chi phối mạnh mẽ tới nhiều phương diện của đất nước.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều biến cố để định hình như ngày nay.
Khoảng thời gian ghi dấu ấn đặc biệt nhất trong suốt q trình đó là thế kỷ 20, với
nhiều cuộc chiến tranh và xung đột ý thức hệ đã làm thay đổi căn bản xã hội Việt
Nam. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vĩ đại của quân dân ta đã đập tan ách
thống trị gần một thế kỷ của đế quốc thực dân Pháp, xóa bỏ cơ cấu xã hội thuộc địa
nửa phong kiến. Tiếp đó, cơng cuộc cải cách ruộng đất dù cịn mắc một số sai lầm
chủ quan nhưng cơ bản đã trao trả ruộng đất từ giai cấp bóc lột về tay nông dân và
nhân dân lao động. Từ những năm 1958, với chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa,
phong trào hợp tác hóa được đẩy mạnh và lan rộng ra khắp các tỉnh thành miền Bắc.
Mơ hình làm ăn tập thể trong nông nghiệp được triển khai, bắt đầu từ những tổ đổi
công rồi đi lên hợp tác xã (HTX) bậc thấp và tiến lên HTX bậc cao. Do vậy, từ
những năm cuối thập niên 1950 đến năm 1986 (Đổi mới), cơ cấu kinh tế - xã hội
Việt Nam vận động với hai thành phần cơ bản là toàn dân và tập thể. Tuy nhiên, vì
những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nền kinh tế nước ta đã lâm vào tình
trạng khủng hoảng, trì trệ, đặc biệt là sau năm 1975 khi hai miền Nam – Bắc được
thống nhất. Thị trường kém phát triển, nhiều ngành kinh tế suy sụp nghiêm trọng đã
kéo theo tình trạng bất ổn trong xã hội. Trước bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề xướng và chỉ đạo thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất
nước. Chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của
Đảng đã tỏ rõ ưu điểm, giúp cho đời sống của nhân dân ổn định, nền kinh tế đất
nước từng bước vượt qua những khó khăn và dần có những thành tựu. Sang đến thế
kỷ 21, đứng trước thách thức của bối cảnh đô thị hóa, tồn cầu hóa, cộng thêm sự

5



phát triển vũ bão của khoa học – công nghệ, Đảng đã chủ trương tiến hành cơng
cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển
tương xứng với các điều kiện mới.
Có thể thấy rằng, chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỷ, Việt Nam đã trải qua
nhiều dấu mốc lịch sử, mà trong suốt quá trình ấy, sự thăng trầm của kinh tế - xã hội
giữ vai trò quan trọng, quyết định sự tồn vong và tương lai của đất nước. Do vậy,
việc nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế - xã hội có một ý nghĩa quan trọng.
Nằm tại cửa ngõ phía Tây của mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long –
Hà Nội, nơi hiện tại là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xã
Trung Hịa đã hịa mình cùng những thăng trầm của đất nước để trở thành một
phường nội thành khang trang, hiện đại như ngày nay. Đó là cả một quá trình biến
đổi lâu dài và liên tục trên nhiều phương diện, mà kinh tế - xã hội đóng một vai trị
quan trọng. Chính vì những lý do trên, chúng tơi quyết định chọn vấn đề: “Chuyến
biến kinh tế - xã hội ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội giai
đoạn 1947 – 2014” làm đề tài luận văn cao học của mình. Với mong muốn làm rõ
quá trình hình thành và phát triển của phường Trung Hịa trên khía cạnh kinh tế - xã
hội, chúng tơi hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào cơng cuộc nghiên cứu lịch sử
thủ đô Hà Nội và lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tƣ liệu tiếp cận
Khoảng đầu thế kỷ XX, cho đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, các
nghiên cứu về nông dân, nông thôn và xã hội Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện. Có thể
kể đến như: Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính (1914), Người nơng dân châu
thổ Bắc Kỳ của Pierre Gourou (1936), Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy
Anh (1938), Văn minh Việt Nam của Nguyễn Văn Hun (1944). Đây là những
cơng trình tiêu biểu, đặt nền tảng cho sự nghiên cứu mang tính khoa học về Việt
Nam trên nhiều phương diện sau này.
Từ giữa thập niên 1980, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế Việt
Nam có sự phục hồi và khởi sắc. Nhờ đó, nhiều cơng trình nghiên cứu về kinh tế -


6


xã hội Việt Nam đã có điều kiện ra đời, đa dạng trên nhiều mặt như: Cơ cấu tổ chức
của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của Trần Từ (1984), Về một số làng buôn ở đồng
bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII – XIX của Nguyễn Quang Ngọc (1993), Một làng Việt cổ
truyền ở đồng bằng Bắc Bộ (tìm hiểu cấu trúc kinh tế - xã hội) của Nguyễn Hải Kế
(1996), Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kỳ 1954 – 1975 của Nguyễn
Đình Lê (1999), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1958 – 1945) của
Nguyễn Văn Khánh (1999), Làng xã Việt Nam: một số vấn đề kinh tế - văn hóa – xã
hội của Phan Đại Dỗn (2001) v.v…
Sự chuyển biến/biến đổi kinh tế - xã hội tại Việt Nam ngày một được các
giới khoa học quan tâm hơn, đặc biệt trong khoa học lịch sử. Đã có nhiều luận văn,
luận án của các học viên, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước lựa chọn vấn đề này
làm đề tài nghiên cứu như: Làng Yên Sở từ truyền thống đến hiện đại và so sánh với
những biến đổi nông thôn Hà Quốc của Joeng Nam Song (1996), Biến đổi cơ cấu
kinh tế - xã hội của một xã châu thổ sông Hồng: xã Phụng Thượng (Hà Tây) từ năm
1945 – 1995 của Bùi Hồng Vạn, Một số biến đổi ở làng xã châu thổ sông Hồng từ
đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (qua trường hợp xã Mễ Trì) của Kim Jong Uok
(2009), Chuyển biến kinh tế - xã hội ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh (1954 – 2005) của Nguyễn Văn Dũng (2012) v.v…
Do phạm vi nghiên cứu của luận văn nằm ở một phường của Hà Nội, nên
chúng tôi cũng tham khảo nhiều tư liệu, sách báo, tạp chí về Hà Nội. Cơng trình đầu
tiên phải nhắc đến là cuốn “Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX” của Nguyễn Văn Uẩn, được
coi là sách gối đầu giường cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về lịch sử của Hà Nội trong
thế kỷ XX. Bộ sách đã dày công khảo cứu lịch sử và chép lại diện mạo của Hà Nội
trong khoảng nửa đầu thế kỷ XX, trong đó có ghi lại nhiều sử liệu rất bổ ích về các
vùng làng xã ngoại thành Hà Nội. Một tác phẩm khác cũng công phu không kém là
cuốn “Lịch sử thủ đô Hà Nội” do Trần Huy Liệu chủ biên, mang tính chất nghiên
cứu tổng hợp, toàn diện về lịch sử Hà Nội. Bên cạnh đó, phương diện kinh tế - xã

hội của đơ thị Thăng Long – Hà Nội thời trung đại đã được tác giả Nguyễn Thừa
Hỷ phân tích chi tiết dựa trên cơ sở những nguồn sử liệu trong và ngoài nước trong

7


cơng trình Kinh tế xã hội đơ thị Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII - XIX.
Ngoài ra, chúng tơi cũng tham khảo nhiều cơng trình nghiên cứu sâu sắc về Hà Nội
của các nhà nghiên cứu, các nhà Hà Nội học như: Hoàng Đạo Thúy, Trần Quốc
Vượng, Phan Huy Lê, Nguyễn Vinh Phúc, Philippe Papin… 1.
Tại địa bàn đô thị Hà Nội, từ những năm 1998-2000, do tốc độ đơ thị hóa
nhanh và mạnh, Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội đã cho thực hiện đề
tài “Nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng việc chuyển đổi từ làng, xã thành
phường của các quận mới thành lập trên địa bàn thành phố”, tiến hành khảo sát các
phường: Kim Liên, Dịch Vọng, Phú Thượng, Vĩnh Tuy với mục tiêu xem xét đánh
giá sự biến động của làng, xã, tìm ra nguyên nhân, mức độ đơ thị hóa, ảnh hưởng
của q trình đơ thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, mục
đích sử dụng đất…nhằm xây dựng cơ sở luận cứ khoa học cho các chính sách quản
lý, phát triển đơ thị. Bên cạnh đề tài này, có thể kể đến một cơng trình khác là “Biến
đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong q trình đơ thị hóa” (2003)là đề
tài do Viện Xã hội học thực hiện, Nguyễn Hữu Minh làm chủ nhiệm. Nghiên cứu
này đã chỉ ra rằng: sự thay đổi kết cấu tổ chức hành chính ở vùng ven đơ có thể làm
gây những cú sốc cho những cư dân ở đó, thể hiện ở các mặt cơ cấu kinh tế - xã hội
và các giá trị văn hóa cộng đồng.
Cũng trong sự nghiên cứu quá trình biến đổi của các làng xã ngoại thành Hà
Nội dưới tác động của đơ thị hóa, có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu chuyên
biệt hơn. Về sinh kế của người nông dân sau khi bị thu hồi đất có “Chiến lược sinh
kế của người nơng dân ven đơ trong q trình đơ thị hóa” (2007) của Viện Xã hội
học, hay “Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội” (2014)
của Nguyễn Văn Sửu trên cơ sở nghiên cứu nhân học các biến đổi sinh kế tại các

làng ven đô Phú Điền và Gia Minh. Về biến đổi văn hóa – xã hội có “Biến đổi về xã
hội và văn hóa ở các làng quê trong q trình đơ thị hóa tại Hà Nội” (2013) của
Trần Thị Hồng Yến trên cơ sở nghiên cứu điền dã tại 3 làng xã: Trung Kính
Thượng, Nhật Tân và Thanh Trì. Hay trên khía cạnh tâm lý học, Viện Tâm lý học
1

Xin xem phần Danh mục tài liệu tham khảo.

8


đã tiến hành những khảo sát trên địa bàn các phường Mỹ Đình, Yên Mỹ và Yên Sở
để nghiên cứu đề tài “Những biến đổi về tâm lý của cư dân vùng ven đơ trong q
trình đơ thị hóa” (2010).
Có thể nói những cơng trình kể trên đã có những đóng góp về thực tiễn cũng
như lý luận trong quá trình phát triển ở nước ta. Đây là các cơng trình nghiên cứu
một cách tổng thể q trình đơ thị hóa, là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục nghiên
cứu sâu các vấn đề về đời sống kinh tế, tinh thần, về văn hóa và lối sống nơng thơn,
đơ thị.
Chúng tôi cũng tham khảo và sử dụng một phần lớn những nguồn tư liệu
quan trọng, liên quan trực tiếp đến đề tài là những sách báo, tạp chí, báo cáo kinh tế
- xã hội về phường Trung Hòa. Trước hết phải kể đến cuốn “Lịch sử cách mạng
Đảng bộ và Nhân dân phường Trung Hòa (1930 – 2004)” (2004) do Đảng bộ
phường Trung Hịa biên soạn. Đây là cơng trình nghiêm túc và tin cậy, trình bày
khá căn bản về lịch sử hình thành và phát triển của phường khoảng từ đầu thế kỷ 20
cho đến năm 2004. Cuốn “Trung Hịa q ta đó” (2011) của Nguyễn Văn Khoan
(Hội Di sản Việt Nam) là một bản “phác thảo” về lịch sử và văn hóa của địa phương
và con người Trung Hịa. Tác giả đã dày cơng khảo cứu nhiều nguồn tư liệu và phác
họa diện mạo lịch sử của vùng đất Trung Hịa trên cơ sở những di tích văn hóa vật
chất và tinh thần cịn tồn tại đến nay. Trên khía cạnh nhân học, Trần Thị Hồng Yến

đã thực hiện nhiều khảo sát và điều tra xã hội và văn hóa tại địa bàn thơn Trung
Kính Thượng thuộc phường Trung Hịa để nghiên cứu sự biến đổi mơi trường sống
và chuyển đồi nghề nghiệp của các cư dân vùng bị ảnh hưởng bởi đơ thị hóa, như:
“Biến đổi mơi trường sống dưới tác động của đơ thị hóa – trường hợp làng Trung
Kính Thượng, phường Trung Hịa, Hà Nội” (Tạp chí Dân tộc học số 6 năm 2008) và
“Chuyển đổi nghề nghiệp ở một số xã ngoại thành Hà Nội được chuyển thành
phường” (Tạp chí Dân tộc học số 5 năm 2009). Chúng tơi cũng tìm hiểu và nghiên
cứu các tư liệu Hán Nôm như gia phả (Phạm tộc phả ký), bia ký (Kiến lập tự sự bi
ký, Mãi đình mơn bi ký), thần phả (Thần tích phả ký), tục lệ (Khốn ước Trung Kính
xã Thượng thơn) do các cụ trong làng và Ban quản lý di tích đình làng Trung Kính

9


Thượng cung cấp. Đây là những tư liệu quý giá, phản ánh nhiều thơng tin về lịch sử
và văn hóa, phong tục tập quán của con người và làng xã cổ truyền. Qua những
thơng tin đó, chúng ta có thể so sánh, đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và
khác biệt, hay nói cách khác là sự chuyển biến của Trung Hịa trên nhiều phương
diện. Ngồi các tư liệu như trên, chúng tơi cịn tiếp cận nguồn tư liệu từ Chi cục lưu
trữ Hà Nội – một kho lưu trữ đồ sộ về Hà Nội. Tại đây, chúng tôi tra cứu và khai
thác những báo cáo kinh tế - xã hội, hồ sơ quy hoạch các dự án và các chỉ thị, công
văn của các Ban, Ngành của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà luận
văn quan tâm.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: đối tượng của luận văn là sự chuyển biến1 kinh tế xã hội tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Phường Trung Hịa được
hình thành năm 1997 trên cơ sở xã Trung Hịa (cũ), gồm 3 làng/thơn là Trung Kính
Hạ, Trung Kính Thượng và Hịa Mục. Do đó, chúng tơi tập trung phân tích sự
chuyển biến kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư gốc (cư trú trước 1997) ở trên
địa bàn của 3 làng xã này.
Về phạm vi nghiên cứu: chúng tôi giới hạn những nghiên cứu của mình trong

phạm vi phường Trung Hịa trong khoảng thời gian từ 19472 đến 2014, tuy nhiên
chúng tơi cũng đặt nó trong bối cảnh chung của Hà Nội và của cả nước. Chúng tơi
đặc biệt đi sâu phân tích những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Trung Hòa trong
giai đoạn từ 1997 – 2014, bởi đây là khoảng thời gian xã Trung Hòa được chuyển
đổi thành phường và đi kèm với nó là những thay đổi quan trọng trên nhiều phương
diện.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

1

Chuyển biến có thể được hiểu là “thay đổi/biến đổi”, hay “chuyển sang một trạng thái khác”.
Năm 1947 là năm chính quyền cách mạng cho thành lập các liên khu kháng chiến ở ngoại thành Hà Nội dựa
trên cơ sở sáp nhập các làng xã ở đây. Hai xã Trung Kính và Hịa Mục được ghép thành một liên khu mang
tên Trung Hòa. Đây có thể coi là mốc ra đời của tên gọi Trung Hịa. Lược sử hình thành và diễn biến tên gọi
của vùng Trung Hịa được chúng tơi trình bày chi tiết hơn ở mục 1.2 (Chương 1) của luận văn.
2

10


-

Tìm hiểu và trình bày một cách hệ thống quá trình chuyển biến kinh tế - xã
hội ở vùng Trung Hòa trong giai đoạn 1947 - 2014.

-

Làm rõ những đặc điểm nổi bật, những thành tựu và hạn chế trong q trình
hình thành và phát triển của phường Trung Hịa.


-

Phân tích và so sánh sự chuyển biến kinh tế - xã hội của phường Trung
Hòathể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt là trong giai đoạn
1997 – 2014.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngồi việc tiếp thu và phân tích tài liệu thành văn, chúng tôi cũng tiến hành
những công tác thực địa, điền dã, thực hiện nhiều cuộc nói chuyện, phỏng vấn
người dân. Chúng tôi tuân thủ theo những phương pháp nghiên cứu của khoa học
lịch sử như phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp
đối chiếu - so sánh, để một mặt tìm hiểu về nội dung của đề tài dựa trên các mốc sự
kiện và các số liệu theo trục thời gian, mặt khác đặt chúng trong mối quan hệ không
tách rời với các chủ thể liên quan. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng cố gắng học tập, tìm
hiểu và áp dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học
khác như: nhân học, xã hội học.
6. Đóng góp của luận văn
-

Luận văn góp phần làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của phường Trung
Hịa trên các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa.

-

Những đánh giá, lý giải của luận văn được đưa ra trên cơ sở phân tích, so
sánh những thay đổi của phường Trung Hịa qua các giai đoạn, gắn liền với
đó là những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua đó, luận văn
rút ra những kinh nghiệm từ bài học lịch sử, phục vụ cho công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước.


-

Luận văn tập hợp nhiều nguồn tư liệu ở nhiều khía cạnh khác nhau, có thể sử
dụng làm cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu về đề tài tương tự sau này.

11


7. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 4 chương, trong đó:
Chương 1: Khái qt về Trung Hịa
Chương 2: Chuyển biến kinh tế – xã hội tại xã Trung Hòa từ năm 1947 đến
năm 1997
Chương 3: Chuyển biến kinh tế tại phường Trung Hòa từ năm 1997 đến năm
2014
Chương 4: Chuyển biến xã hội tại phường Trung Hòa từ năm 1997 đến năm
2014

12


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TRUNG HÒA

1.1.

Điề u kiêṇ tƣ ̣ nhiên và bố i cảnh lich
̣ sƣ̉- văn hóa
Phường Trung Hòa thuộc quâ ̣n Cầ u Giấ y , thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý của


phường nằ m bên bờ nam sơng Tơ Lich
̣ ; phía Bắc giáp phường n Hịa , phía Tây
giáp Mễ Trì (q ̣n Nam Từ Liêm), phía Nam giáp phường Nhân Chính (quâ ̣n Thanh
Xuân).
Quâ ̣n Cầ u Giấ y đươ ̣c thành lâ ̣p theo Nghi ̣đinh
̣

74/CP của Chính phủ năm

1996. Ngày 1-9-1997, quâ ̣n đươ ̣c chin
́ h thức hoa ̣t đô ̣ng và vâ ̣n hành bô ̣ máy quản l ý
Nhà nước. Quâ ̣n Cầ u Giấ y đươ ̣c thành lâ ̣p dựa trên cơ sở sáp nhâ ̣p của 4 thị trấn và
3 xã của huyện Từ Liêm . Đó là các thi ̣trấ n Nghiã Đô , Nghĩa Tân, Mai Dich,
̣ Cầ u
Giấ y1 và các xã Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa . Nay tấ t cả đều gọi là phường.
Địa bàn thuộc quận Cầu Giấy ngày nay vốn là một vùng đất cổ , từ xa xưa là
mô ̣t phầ n của huyê ̣n Từ Liêm , phủ Quốc Oai , trấ n Sơn Tây . Thời Nguyễn , từ năm
1831, huyện Từ Liêm th ̣c p hủ Hồi Đức , tỉnh Hà Nội ; đến thời Pháp thuô ̣c , từ
năm 1903, thuô ̣c phủ Hoài Đức (đã thu nhỏ ), tỉnh Hà Đông . Sau ngày giải phóng
thủ đô năm 1954, thuô ̣c quâ ̣n VI ngoa ̣i thành . Đế n năm 1961, Hà Nội mở rộng địa
giới hành chiń h , xóa bỏ các quận , lâ ̣p ra 4 khu phố nô ̣i thành và

4 huyê ̣n ngoa ̣i

thành, từ đó huyện Từ Liêm đươ ̣c lâ ̣p la ̣i, gồ m đấ t của 2 quâ ̣n V và VI.
Là một khu v ực làng xã lâu đ ời thuô ̣c mảnh đấ t nghìn năm văn hiế n Thăng
Long – Hà Nội, Trung Hòa thừa hưởng những đă ̣c điể m lich
̣ sử – văn hóa hế t sức
đô ̣c đáo và phong phú . Vùng Trung Hịa nằ m bên bờ Tây Nam dòng sơng Tơ Lich
̣ ,

mô ̣t trong những con sông chin
́ h ta ̣o nên mô hin
̀ h “tứ giác nước” mà giáo sư Trầ n
Quố c Vươ ̣ng đã ta ̣o lâ ̣p để mô tả bản chấ t đi ̣ a văn hóa của Hà Nô ̣i như mô ̣t “thành
phố sông hồ ” [96, tr.78-79]:
Nhị Hà quanh Bắc sang Đông
Kim Ngưu, Tô Li ̣ch là sông bên này
1

Do trùng tên với quâ ̣n nên sau này thi ̣trấ n Cầ u Giấ y đươ ̣c đổ i tên thành phường Quan Hoa .

13


Cũng từ những cơ sở lý thuyết khoa học đó

, ông cho rằ ng , nế u nhìn rô ̣ng

hơn, trên qui mơ Hà Nơ ̣i ngày hơm nay, thì mảnh đất kinh đô ngàn năm này là một
hê ̣ thống làng ven sông, ven hồ , với các làng ruô ̣ng, làng vườn, làng nghề, làng chài,
làng buôn v.v…và làng nào cũng dính dáng đế n nghề trồ ng lúa nước , hoa màu , cây
ăn quả , cây hoa cảnh . Quả thực đúng như vậy , lịch sử đã chứng minh rằng , Thăng
Long – Hà Nội không chỉ là một kinh đô “muôn đời” của nước Việt Nam , mà trước
hế t nó còn là cái nôi phát sinh và phát triể n của vô vàn các da ̣ng thức l

àng xã, đă ̣c

biê ̣t trong đó là các làng nghề nông nghiê ̣p và thủ công nghiê ̣p .
Đất Từ Liêm thế kỷ XI -–X có cư dân hô ̣i tu ̣ đông đảo , hoạt động của con
người cũng rấ t phong phú đa da ̣ng . Các làng ven đô Thăng Long khi đó đã có nhiề u

nghề , nhiề u đă ̣c sản có giá tri ̣ , đặc biệt là khu vực xung quanh hồ Tây và ven sông
Tô Lịch. Khởi đầ u từ thời Lý , các vua ở Thăng Long hằng năm được nhân dân đem
dâng các thứ của ngon vâ ̣t la ̣ . Làng Mễ Trì dâng gạo ngon , làng Võng Thi ̣dâng cá
béo, làng Hoàng Mai dâng rươ ̣u, làng Vòng dâng cốm ...Vào thế kỷ XVI, ngồi việc
trờ ng lúa, vùng ven sơng Tơ Lịch đã là nơi trồng và cung cấp nhiều hoa màu và cây
ăn quả, ví dụ như vùng Láng hồi đó đã nổ i tiế n g là nơi trồ ng hành tỏi và các thứ rau
[44, tr.67]. Trong các thế kỷ XV II - XVIII, nông sản phẩ m ở kinh thành Thăng
Long, ngồi thóc lúa và các cây lương thực , cịn có nhiề u thứ đặc sảnkhác: Thịnh
Quang trồng long nhã n, Nghi Tàm và Quảng Bá chuyên trồ ng hoa . Theo thời gian,
các làng nghề thủ cơng ngày càng phát triể n, có những nơi trở thành phường chuyên
nghiê ̣p. Sách Dư đi ̣a chí của Nguyễn Trãi có nhắc tới mộ t sớ làng nghề nổi tiếng khi
ấy như : Yên Thái (tức làng Bưởi) chuyên làm giấ y , Thụy Chương chuyên dệt vải
nhỏ, Nghi Tàm ngoài trồ ng hoa cũng dê ̣t vải

, dê ̣t lu ̣a , phường Hàng Đào nhuô ̣m

điề u tơ lu ̣a ... Về sau còn thấ y nói đế n nhiề u phường khác như phường Yên Phu ̣ in
tranh, Ngũ Xã chuyên đúc đồ ng, Trích Sài chuyên dệt the, dê ̣t liñ h [44, tr.143].
Giáo sĩ Richard ở thế kỷ XVIII trầm trồ trước cảnh buôn bán sầm uất trên
bế n sông Hồ ng và ở các chơ ̣ sông Tô Lich
̣ ở kinh thành Thăng Long đã phải thố t lên
“số lượng thuyề n bè lớn lắ m , đến nỡi rất khó mà lội đư ợc xuố ng bờ sông : những
sông, những bế n buôn bán sầ m uấ t nhấ t của chúng ta

14

(Âu Châu ), ngay thành phố


Venise nữa với tấ t cả những thuyề n lớn thuyề n nhỏ của nó cũng không thể đem đế n

cho người ta một ý niê ̣m về sự hoạt động buôn bán và dân số trên sông Kẻ Chợ
Qua đó , chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trong của giao thông đường thủy
đây là các dòng sông cha ̣y quanh thành phố trong các
đổ i văn hóa giữa nô ̣i thành

”1 .

, mà ở

hoạt động buôn bán và trao

(Kẻ Chợ ) và các vùng ngoại thành xung quanh

. Tấ t

nhiên, viê ̣c di chuyể n bằ ng đường bô ̣ cũng rấ t tiê ̣n lơ ̣i . Ngồi cầu Đơng và cầu Cống
Chéo Hàng Lược, vào thế kỷ XVIII , trên sông Tô Lich
̣ đã có thêm 7 chiế c cầ u đươ ̣c
xây dựng 2, giúp cho việc giao thương buôn bán thuận tiện hơn bội phần

. Nhờ đó ,

những sản vâ ̣t trời phú của người nông dân vùng ven kinh thành dễ dàng đế n với thi ̣
dân nô ̣i thành , dầ n dà ta ̣o nên những danh tiế ng cho những thứ đă ̣c sản ấ y , và còn
đươ ̣c ca dao cổ lưu truyề n trong dân gian đế n tâ ̣n nay :
Cố m Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bầ n, húng Láng cịn gì ngon hơn
Hay: Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầ m
Cá rô Đầm Sét, sâm Cầ m hồ Tây
Hay: Vạn Long dệt cửi kéo hoa

An Phú nấ u ke ̣o mạch nha ngọt đường
Trung Kínhthì lễ vàng hương
Nghĩa Đơ làm giấy để làng tả văn
The La, lĩnh Bưởi, chồ i Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên
Sự phồ n thinh
̣ của đô thi ̣Thăng Long – Kẻ Chợ trong những thế kỷ trung đại
cũng là tiền đề giúp cho các nghề nông nghiệp , thủ công nghiệp quý giá được bảo
tồ n và phát huy , đồ ng thời góp phầ n ta ̣o nên những vùng văn hóa hế t sứ c đă ̣c trưng
trong bức tranh văn hóa Viê ̣t Nam . Nằ m trong pha ̣m vi của cái nôi văn hóa

, văn

minh ấ y, Trung Hòa thừa hưởng những điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i về lich
̣ sử và tự nhiên để
tồ n ta ̣i và phát triể n qua nhiề u biế n chuyể n của đấ t nước.

1
2

Dẫn theo: [44, tr.145].
Cầ u Cót, cầ u Trung Kính, cầ u Mo ̣c, cầ u Giát, cầ u Lủ và cầ u Minh Kính .

15


1.2.

Lƣơ ̣c sƣ̉ hin
̀ h thành làng xã

Phường Trung Hòa được nâng cấp từ xã Trung Hòa (huyện Từ Liêm), gồm 3

làng/thơn (Trung Kính Thượng, Trung Kính Hạ và Hịa Mục), trong đó 2 làng
Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ vốn trước đây thuộc về xã Trung Kính, sau
được tách ra thành hai. Còn làng Hòa Mục trước đây thuộc xã Nhân Mục Mơn (hay
cịn gọi là Kẻ Mọc), nằm sát làng Trung Kính Thượng. Do địa bàn phường Trung
Hòa chủ yếu bao gồm đất đai của xã Trung Kính trước đây, nên trong phần này
chúng tơi đi sâu trình bày lược sử hình thành của xã Trung Kính.
Tọa lạc ở một vùng đất đai trù phú phía Tây của thủ đô Hà Nội

, trải qua

nhiề u biế n thiên của lich
̣ sử , không rõ từ khi nào xã Trung Kin
́ h đã tách thành

2

thôn/làng là: Trung Kiń h Thươ ̣ng và Trung Kính Hạ. Ranh giới giữa 2 làng chính là
con đường Trầ n Duy Hưng bây giờ , chạy thẳng từ cầu Trung Hòa (trước đây là cầ u
Trung Kiń h) đến ngã tư Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Đa ̣i lô ̣ Thăng Long.
Hiê ̣n ta ̣i không có nhiề u t ư liê ̣u nói đế n lich
̣ sử của xã Trung Kính . Mô ̣t tài
liê ̣u đáng chú ý là Thầ n tích phả ký 1(Phả ghi chép thần tích ), ghi chép sự tić h về
thành hoàng của làng, hiê ̣n đang lưu giữ ta ̣i đin
̀ h của làng (cả 2 đin
̀ h của thơn Trung
Kính Thượng và thơn Trung Kính Hạ ). Bản thần phả này được cho biết , trải qua các
triề u đa ̣i vua Hùng , đến đời thứ 18, Hùng Duệ Vương lên ngôi vua , đươ ̣c nhân dân
quý trọng, tôn xưng là bâ ̣c vua hiề n . Thuở ấ y , Chủ Trưởng Ô Châu họ Hùng (cũng

là con cháu họ Hùng ) tên Đô ̣ lấ y người vơ ̣ Châu Ái 2 là Mạc Thị Viên lập làm chính
phi. Sau đó khơng lâu , Chính phi có mang ở tuổi 23 và sinh hạ một người con trai ,
đă ̣t tên là chàng Nô ̣n . Khi Hùng Duê ̣ Vương sắ p mấ t, chúa bộ Ai Lao cũng là dòng
dõi họ Hùng là Thục Vương đem quân định đánh chiếm nước Văn Lang

. Vua sai

Nô ̣n Công cùng Tản Viên đem quân tuầ n giữ các xứ . Mô ̣t hôm Nô ̣n Công tiế n quân
tới vùng đấ t thuô ̣c xã Kiń h Chủ 3, huyê ̣n Từ Liêm, đươ ̣c nhân dân làm lễ đón mừng .
Quan sát thấ y điạ thế có thể thơng với ba xứ
1

(giáp với xứ Đồi , Bắ c và Nam ), điạ

Dịch nghĩa ra là “ Phả ghi chép thần tích ”, đươ ̣c chép la ̣i rõ ràng ngày 28 tháng 9 năm Giáp Dầ n niên hiê ̣u
Tự Đức 7 (1854). Bản dịch của Viện Nghiên cứu Hán Nơm.
2
Đất Thanh Hóa ngày nay.
3
Có cụ trong làng nói là “Cảnh Chủ” .

16


hình lại tiện lợi, đường thủy thơng đi các nơi, thuâ ̣n cho viê ̣c dùng binh và rèn luyê ̣n
quân si ,̃ người dân tiń h tiǹ h thuầ n hâ ̣u nên Nô ̣n Công truyề n lê ̣nh cho quân lin
́ h xây
dựng doanh tra ̣i đồ n binh đề phòng chố ng quân Thu ̣c ở các ba mă ̣t . Ít lâu sau Nộn
Công cưới cô Nguyễn Thi ̣Cẩ n Nương , là con gái họ Nguyễn Đức ở xã Kính Chủ
làm đệ nhị phu nhân.

Như vâ ̣y, theo tài liê ̣u trên , xã Kính Chủ - tiề n thân của xã Trung Kính , có
thể đã xuấ t hiê ̣n sớm nhấ t vào thời Hùng Vương . Đây là mô ̣t phán đoán có căn cứ .
Khu vực phiá Tây Thăng Long – Hà Nội là một vùng đất cổ , ở đây đã có nhiề u di
chỉ khảo cổ học được phát hiện . Chẳ ng ha ̣n như người ta đã tìm thấ y những di vâ ̣t
thuô ̣c văn hóa Phùng Nguyên hay thời kỳ đồ đồ ng thau trong khoảng

4000 -–3500

năm cách ngày nay trên đấ t của huyê ̣n Ngo ̣a Long (xã Phú Minh). Hay khi đào mở
rô ̣ng sông Tô Lich
̣ năm 1978, ở địa phận chảy qua vùng Cót (n Hòa ngày nay) đã
tìm thấy chiếc quan tài bằng cả cây gỗ khoét rỗng cùng với các di vật được xác định
khoảng đầu công ngun . Ngồi ra, những ngơi mơ ̣ cở xây bằ ng ga ̣ch hoa văn đời
Hán cũng được các nhà khảo cổ phát hiện ở xã Xuân Đin
̉ h [26, tr.11-12]. Sách Thời
đại Hùng Vương cho rằ ng nơi cư trú của cư dân Viê ̣t trên bờ nước sông Hồ ng diễn
ra vào khoảng thiên niên kỷ thứ 1 trước công nguyên 1. Rấ t có thể cư dân Kin
́ h Chủ
đã theo mô ̣t nhánh sông Hồ ng là sông Tô Lich
̣ để đinh
̣ cư trên bờ sơng Tơ

, ở phía

Tây Nam kinh thành Thăng Long.
Thời Bắc thuộc, khoảng thiên niên kỷ thứ nhất Công nguyên, người
Kinh/Việt ở châu thổ phát triển đại trà nghề nông trồng lúa nước, xây dựng nền văn
hóa xóm làng – văn minh thôn dã, tiếp thu nhiều nhân tố ngôn ngữ - ngôn ngữ Hoa,
Ấn…Những trung tâm của cộng đồng người Kinh/Việt này có thể kể đến như Bắc
Ninh và Đại La – Hà Nội. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, dựa vào canh tác nơng

nghiệp, các xóm làng quanh vùng Hà Nội dần ra đời và phát triển, trải dài từ cửa
sông Tô (phố Chợ Gạo hiện nay) đến cống Cót (Yên Quyết) và các làng ở vùng
Láng (Láng Thượng, Láng Trung và Láng Hạ), Mọc (Nhân Chính). Tập hợp các
xóm làng đó trở thành một huyện, rồi quận mang tên Tống Bình (vào khoảng những
1

Dẫn theo: [57, tr.12].

17


năm 454 – 456), rồi Tống Châu, đến đầu thế kỷ VII thành An Nam đô hộ phủ, rồi
Đại La Thành vào thế kỷ IX. Đến thời đức vua Lý Công Uẩn, ông đã chọn nơi vùng
đất thiêng này để xây dựng kinh đô mới “cho muôn đời con cháu mai sau”.
Đời sống của cư dân vùng ven kinh đô ngày xưa thường diễn ra trên một
vùng đất rộng vài ngàn đến vài chục ngàn mét vuông , là những làng xóm có lũy tre
bao bo ̣c , có ao hồ , ruô ̣ng nước làm chướng nga ̣i thiên nhiên đồ ng thời là những
thành tường bảo vệ cư dân làng khỏi thú dữ

, quân cướp , quân xâm lươ ̣c . Phụ nữ

mă ̣c yế m kiń ngực , váy chui. Nam giới đóng khố , kiể u khớ thả chấ m mơng thả đi
dài phía trước, phía sau quấn hai ba vòng quanh bụng 1. Thức ăn chủ yế u là ga ̣o , gạp
nế p nhiề u hơn ga ̣o tẻ , với rau, củ, bầ u, bí, cá, tơm, ốc, gà, lơ ̣n, trâu, ngựa…Dân làng
cũng cất được rượu , ăn trầ u , làm bánh chưng , bánh dầ y. Các hình thức vui chơi ,
sinh hoa ̣t văn hóa cô ̣ng đồ ng như đánh vâ ̣t , đánh đu, chọi gà, múa hát, bơi thuyề n ,
kể chuyê ̣n...cũng đã ăn sâu vào đời sống của cư dân nơi đây.
Trải qua nhiều thăng trầm , biế n cố cùng đấ t nước , xã Kí nh Chủ đã có nhiề u
lầ n thay đổ i hành chiń h và tên go ̣i . Theo Hậu thầ n sự tích phả ký (Phả ghi chép sự
tích hậu thần ): “Ngày 9 tháng giêng năm Vĩnh Trị 2 (1677) vâng chép rõ vào ngày

28 tháng 9 năm Giáp Dầ n niên hiê ̣u Tự Đứ c thứ 7 (1854). Lại ghi việc sửa đổi tên
đi ̣a phương. Từ xưa đế n nay, đấ t này thuộc xã Kính Chủ , tổ ng Di ̣ch Vọng, huyê ̣n Từ
Liêm, phủ Quốc Oai , xứ Sơn Tây, năm Ất Mùi, Minh Mê ̣nh 16 triề u Nguyễn (1835)
đổ i thuộc xã Trung Á i , tổ ng Di ̣ch Vọng, huyê ̣n Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội.
Vì vậy, ghi lại sự viê ̣c để lại cho hậu thế biế t . Nên tuân theo bản cũ ở Kính Chủ để
làm gốc ghi nhớ như vậy ” [107, tr]. Theo đó , từ năm 1835, xã Kính Chủ đở i thành
xã Trung Ái, vẫn thuô ̣c huyê ̣n Từ Liêm và khi đó đã th ̣c v ề phủ Hồi Đức.
Lại bàn thêm về huyện Từ Liêm . Huyê ̣n này ngày trước vố n thuô ̣c huyê ̣n
Luy Lâu có từ đầ u Công Nguyên (sau đổ i là Giao Chỉ ). Tên go ̣i Từ Liêm 2 xuấ t hiê ̣n
với tư cách là đơn vi ̣hành chính cấ p huyê ̣n từ đầ u thế kỷ thứ VII sau CN

(khoảng

năm 621). Vùng Từ Liêm ngày trước rất rộng , nằ m giữa 2 con sông lớn là sông
1

Theo lời cu ̣ Thinh
̣ (84 t̉ i, năm 2002), ở Trung Kính Thượng thời Pháp thuộc , đàn ơng vùng này cịn đóng
khớ đi làm đồ ng.[39, tr.13].
2
Nhiề u nhà ngôn ngữ ho ̣c và sử ho ̣c cho rằ ng Từ Liêm là cách đọc sau này của tiếng Việt cổ là Chèm/Trèmrồ i
sau đó là Tlem hay Blem. Chèm cũng là tên nôm của xã Thụy Phương, huyê ̣n Từ Liêm, Hà Nội.

18


Hồ ng ở phía Bắ c và sông Hát (tức sơng Đáy) ở phía Đơng. Thời Lý, Trần, hu ̣n Từ
Liêm thuô ̣c quâ ̣n Viñ h Khang . Đời Lê , Tây Sơn và đầ u Nguyễn thuô ̣c phủ Quố c
Oai, trấ n Sơn Tây. Năm Minh Mê ̣nh thứ 12 (1831) cắ t về thuô ̣c phủ Hoài Đức , tỉnh
Hà Nội.

Năm 1888, khi lâ ̣p thành phố Hà Nô ̣i, mô ̣t số xã của huyê ̣n Từ Liêm đươ ̣c cắ t
vào khu “ngoại ô Hà Nội” . Năm 1899, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ quyết định xóa bỏ
hu ̣n Viñ h Th ̣n rờ i lấ y nố t phầ n đấ t còn la ̣i của

2 huyê ̣n Tho ̣ Xương và Viñ h

Thuâ ̣n cùng mô ̣t số xã thuô ̣c huyê ̣n Từ Liêm , Thanh Trì để lâ ̣p ra huyê ̣n Hoàn Long .
Đế n năm 1915, Toàn quyền Đông Dương quyết định bãi bỏ bỏ vùng ngoại ô Hà
Nơ ̣i, sáp nhập huyện Hồn Long vào tỉnh Hà Đông . Sau đó vua Khải Đinh
̣ ra đa ̣o du ̣
ngày 26-12-1918 quy đinh
̣ cấ p phủ n gang với huyê ̣n thì huyê ̣n Từ Liêm bi ̣xóa bỏ ,
chỉ cịn phủ Hồi Đức thuộc tỉnh Hà Đơng

. Để mở rô ̣ng thành phố Hà Nô ̣i , năm

1942 Pháp quyết định cắt 23 làng thuộc phủ Hoài Đức cùng với huyện Hoàn Long
để lập ra “Đại lý đặ c biê ̣t Hà Nô ̣i” , nhưng nhân dân ta vẫn quen go ̣i là đa ̣i lý Hoàn
Long.
Điạ giới và điạ danh hành chính cuả Thăng Long – Hà Nội chỉ trong khoảng
mấ y thế kỷ như trên đã thay đổ i rấ t nhiề u lầ n

. Nằm ở ven đơ , xã Kính Chủ cũng

khơng đứng ngồi quỹ đa ̣o bi ến đở i liên tu ̣c ấ y . May mắ n thay , các tác giả của sách
Đi ̣a danh Hà Nội thời Nguyễn

1

của đã dày công khảo cứu các nguồn tư liệu Hán


-

Nôm và đưa ra những mô tả khá đầ y đủ về sự thay đổ i về hành chí nh và tên go ̣i của
các làng xã thuộc Hà Nội dưới thời Nguyễn . Chúng tơi xin trích dẫn kết quả khảo
cứu của công triǹ h này để cho thấ y quá trin
̀ h thay đ ổi tên gọi của xã Kính Chủ trong
khoảng hơn 1 thế kỷ (khoảng từ 1810 đến 1932), theo đó:
- Các tài liệu Các tổng trấn xã danh bị lãm (1810?)và Bắ c Thành đi ̣a dư chí
lục (1810-1821)ghi là xã Kiń h Chủ .
- Các tài liệu Hà Nội địa bạ (1866), Đồng Khánh địa dư chí (trước 1888)và
Danh mục làng xã Hà Nội cuối thế kỷ XX (1890)ghi là xã Trung Ái.

1

Nguyễn Thúy Nga (chủ biên) (2010), Đi ̣a danh Hà Nội thời Nguyễn qua khảo cứu các nguồ n tư liê ̣u Hán –
Nôm, Nxb Khoa ho ̣c xã hô ̣i, Hà Nội.

19


- Các tài liệu Hà Đông xã thôn trại bạ (1893), Đi ̣a chí tỉnh Hà Nội kèm theo
bảng kê các làng và chợ trong tỉnh

(1901), Làng xã Bắc Kỳ : Đi ̣a danh và tài liê ̣u

lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Hà Đơng tồn tỉnh tổng xã thơn danh sách (1932) ghi là
xã Trung Kính.
Bảng 1.1: Bảng kê sự thay đổi tên xã thơn Kính Chủ th ̣c tở ng Dich
̣ Vo ̣ng, huṇ Tƣ̀

Liêm, phủ Hồi Đức.

STT CTTX BTĐD HNĐB ĐKĐD DMLX
1
2

Kính
Chủ

3

1893

1901 LXBK 1932

+
Trung
Ái

+

+
Trung
Kính

+

+

+


Ng̀ n: Lược trích từ: [53, tr.237]

Sau ngày tở ng khởi nghiã giành chính quyề n ở Hà Nô ̣i của cuô ̣c Cách ma ̣ng
tháng Tám vĩ đại năm 1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Hà Nội đươ ̣c
thành lập , liề n sau đó cử các ban đa ̣i diê ̣n Viê ̣t Minh để quản lý các hô ̣

. Ở vùng

ngoại thành (tức đa ̣i lý Hoàn Long ), Ủy ban nhân dân lâm thời các làng đươ ̣c thành
lâ ̣p và đế n ngày 30/8/1945, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nô ̣i đươ ̣c thành lâ ̣p. Lúc
này, nô ̣i thành đươ ̣c chia ra 47 khu phớ , ngoại thành có 118 làng, sau đó các làng
ngoại thành gộp lại thành 5 khu hành chin
́ h ngoa ̣i thành [80, tr.73].
Đầu những năm 1947, do lực lươ ̣ng của ta chưa đủ ma ̣nh và hoàn cảnh
không cho phép tổ chức la ̣i hành chính ở khu vực nô ̣i thành

, nên ngoa ̣i thành trở

thành bàn đạp vững chắc cho cuộc kháng chiến thần thánh của quân dân thủ đô

.

Nhiề u đô ̣i vê ̣ q́ c và du kích tự vệ được thành lập ở ngoại thành . Các đội này đã
phố i hơ ̣p với nhau và ta ̣o nên những trâ ̣n tâ ̣p kić h , giao chiế n ác liê ̣t , khiế n đich
̣ nao
núng k hơng ít lần , điể n hiǹ h như : trâ ̣n bố t Cầ u Giấ y (tháng 1/1947), trâ ̣n bố t Cổ
Nhuế (2-1947) và các cuộc tập kích chặn đứng bước tiến của địch ở Quan Nhân , Cự
Lơ ̣c, Chính Kinh [44, tr.476]…Khơng những chiế n đấ u trong vòng vây của đich
̣


,

anh em dân quân tự vê ̣ ngoa ̣i thành đã chủ đô ̣ng liên kế t vớ i nhau, số ng tâ ̣p trung ,
giúp đỡ đồng bào tản cư và chi viện cho anh em dân quân nội thành xây dựng lực
lươ ̣ng chiế n đấ u.

20


Nhâ ̣n thức rõ tầ m quan tro ̣ng của khu vực ngoa ̣i thành trong công cuô ̣c kháng
chiế n như vâ ̣y, ć i năm 1947, chính quyền cách m ạng cho hơ ̣p nhấ t Ủy ban kháng
chiế n và Ủy ban hành chính Hà Nội thành Ủy ban kháng chiến – hành chính Hà
Nợi, đờ ng thời gô ̣p 5 khu hành chính ngoa ̣i thành làm 3 quâ ̣n. Tiế p đó là cho thành
lâ ̣p các liên khu dựa trên cơ sở sáp nhâ ̣p của các khu hành chin
́ h cũ nhằ m tăng
cường sức ma ̣nh chiế n đấ u và tình đoàn kế t , tạo ra sức mạnh nội lực hỗ trợ cho cuộc
kháng chiến chống Pháp đang trong thời điểm ác liệt nhất , tên gọi Trung Hòa ra đời
trong thời kỳ này (gộp Trung Kính và Hịa Mục thành liên khu Trung Hịa). Đồng
chí Đức Lộc và Phạm Hữu Liêm được Ủy ban kháng chiến cử về vùng Trung Hòa
xây dựng cơ sở kháng chiến. Đến đầu năm 1948, chi bộ Đảng ghép giữa 2 làng hợp
nhất làm một do đồng chí Lăng (cán bộ biệt phái) là bí thư chi bộ [2, tr.33]. Tháng
11/1949, chính quyền ta cho sáp nhâ ̣p các quâ ̣n IV , V và VI 1 thành một quận ngoại
thành gồm 34 liên xã . Xã Trung Hòa ra đời trên cơ s ở sáp nhập 2 xã là: xã Trung
Kính (gờ m 2 thơn Trung Kính Thươ ̣ng và Trung Kính Hạ) và xã Hịa Mục . Cơ cấ u
tở chức hành chiń h này đươ ̣c giữ maĩ cho đế n năm

1954. Khi thủ đơ đươ ̣c giải

phóng, Ủy ban hành chính Hà Nội được thành lập và chia thành phớ thành 4 quâ ̣n

nô ̣i thành và 4 quâ ̣n ngoa ̣i thành . Xã Trung Hòa thuộc về quâ ̣n VI ngoại thành khi
Hội đồ ng nhân dân thành phớ khóa I được bầu ra [80, tr.78].
Ngày 20/4/1961, thành phố Hà Nội thực hiện mở rộng địa

giới hành chính

với diê ̣n tić h 586,13 km2. Xã Trung Hòa được cắ t về huyê ̣n Từ Liêm thuô ̣c ngoa ̣i
thành Hà Nội . Đến năm 1997, theo Nghi ̣đinh
̣ số 74/CP của Chính phủ , quâ ̣n Cầ u
Giấ y đươ ̣c thành lâ ̣p , xã Trung Hòa mới trở thành một phường nô ̣i thành như ngày
nay.

1

Quâ ̣n IV gồ m khu Lañ g Ba ̣c và Đa ̣i La . Quâ ̣n V là khu Đố ng Đa. Quâ ̣n VI là khu Đề Thám, Mê Linh. Trung
Kính khi đó thuộc quận V ngoại thành .

21


1.3.

Kinh tế - xã hội làng xã cổ truyền

1.3.1. Kinh tế truyền thống
Nông nghiệp
Nằm bên tả ngạn sông Hồng, hữu ngạn sơng Tơ, vốn là vùng đồng bằng phì
nhiêu, đất tốt, có nhiều ao hồ làm cho lượng nước điều hịa, nên đa số cư dân Trung
Hịa lấy nghề nơng làm chủ đạo. Từ rất xa xưa, nhân dân Trung Hịa đã biết đồn
kết, tương trợ lẫn nhau để cùng khai phá và cải tạo vùng đất này trở nên màu mỡ.

Họ lấy nông nghiệp đa canh làm nguồn sống chính, ngồi thâm canh tăng năng suất,
người dân cịn xen canh, gối vụ, luân phiên nhau để đất quay vòng [2, tr.9]. Các cụ
trong làng kể rằng, từ lâu đời nay, nhân dân Trung Hịa đã có nhiều kinh nghiệm
thâm canh các loại lúa khác nhau. Để đảm bảo cho chất lượng gạo thơm và có năng
suất cao, người dân nơi đây rất chú trọng cày sâu, bừa kỹ và chăm bón tốt. Do điều
kiện thổ nhưỡng tốt cộng với sự cần cù lao động, các cánh đồng ở Trung Kính
thường xuyên tốt tươi, đẹp mắt. Thế nên trong ca dao tục ngữ dân gian xưa mới có
câu “Lúa làng Giàn1, quan kẻ Mọc2”.
Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc, gia cầm vốn không phải là nguồn sống chủ yếu của người
dân Trung Hịa, tuy nhiên nó cũng góp phần quan trọng hỗ trợ nông nghiệp và đời
sống kinh tế. Từ xa xưa, người dân các thôn làng đã nuôi và sử dụng nhiều gia súc,
gia cầm. Lâu dần, do việc chăn thả bừa bãi gây thiệt hại ruộng đồng, chính quyền
các thơn phải lập khốn ước, quy định phạt tiền nếu ai vi phạm lệ làng: “thấy việc
chăn thả quá bừa bãi, phá hoại ruộng vườn lúa má, công lũy, cây cối nên lập khốn
ước để ngăn cấm người trong thơn nếu có lợn gà trâu bị phải làm chuồng để nuôi,
không được chăn thả bừa bãi, cho nên mấy năm trở lại đây ruộng vườn không bị
phá hoại” [103].
1

Giàn là tên nơm của thơn Hạ xã Kính Chủ (nay là Trung Kính Ha ̣ ).Xin chú ý phân biê ̣t với vùng Kẻ Giàn
(Xuân Đỉnh bây giờ ) cũng là một địa phương thuô ̣c Hà Nô ̣i có tên nơm trùng với tên Giàn của Trung Kính
Hạ. Về tên nơm này , có rất nhiều cách viết và cách đọc khác nhau như : Giàn Kính Chủ , Đàn Kính Chủ , Dàn
Kính Chủ.
2
Vùng Mọc nổi tiếng có nhiều người làm quan trong lịch sử.

22



Thủ cơng nghiệp
Trung Hịa vốn thuộc một dải đất trù phú ven sơng Tơ Lịch, nơi có nhiều
ngành nghề thủ cơng mang tính chất cổ truyền dân tộc, những người thợ thủ công
xưa ở nơi đây, với đôi bàn tay khéo léo đã sản xuất ra nhiều sản phẩm tinh xảo, ghi
biết bao dấu ấn trong lịch sử: giấy Cót, quạt Vẽ, lĩnh Bưởi, lụa Mỗ, bún Phú Đô;
Xuân Đỉnh, Phú Thượng làm bánh kẹo, Nghĩa Đô làm nghề dệt, làm giấy. Cịn nhân
dân Trung Hịa cũng có những nghề thủ cơng độc đáo khơng kém như: Hịa Mục có
nghề đơm bắt cá, bắt cua, bổ củi và dệt áo sợi; Trung Kính làm tăm tre, đũa tre,
mành tre, thêu ren, hương đen, hương trầm, hương xạ, hương vòng. Đặc biệt nghề
làm hương của Trung Kính đã đi vào ca dao dân gian:
Hỡi cơ thắt lưng bao xanh
Có về Trung Kính với anh thì về
Trung Kính có qn có q
Có sơng Tơ Lịch, có nghề làm hương
Hay: Gạo tám trên Thượng ngát hương
Xạ thơm dưới Hạ tiếng đồn vang xa
Nghề làm hương của nhân dân Trung Kính đã có từ lâu đời. Trong tác phẩm
Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, học giả Pierre Gourou đã nhấn mạnh đến việc
cần phải chú trọng nghiên cứu nghề làm hương đen1tại các làng chuyên làm hương
ở Hà Nội, trong đó có Trung Kính [19, tr.571]. Quả thực đúng vậy,hương của làng
Trung Kính được người dân khắp nơi ưa chuộng và cất mua. Bởi hương Trung Kính
dùng nhựa trám nên cháy đều, cũng có nơi dùng nhựa thơng và rễ cây bài nhưng
cháy có khói đen, lúc đượm cháy, lúc đen giữa chừng nên khi có hương xạ, người ta
ít dùng hương đen hơn. Ngày xưa ở Trung Kính, hầu như nhà nào cũng có một hoặc
vài nghề thủ cơng, chủ yếu là làm hương2. Khi vào mùa sản xuất, những ngày giáp
1

Trung Kính Thượng làm hương đen, Trung Kính Hạ làm hương xạ.
Cơng thức làm hương của Trung Kính khá phức tạp và cầu kỳ. Theo những người từng làm nghề hương như
cụ Trần Minh Hồng ở thơn Thượng kể lại thì, nguyên liệu chủ yếu của hương đen là nhựa trám trắng, nhưng

lấy nhựa trám trắng cũng cầu kỳ lắm. Sau đó nhặt sạch tạp chất, trộn đều với các loại thảo mộc, bột than rồi
cho vào cối giã đến khi thật dẻo, vừa giã vừa rưới nước vào cối cho nguyên liệu được nhuyễn đều và quánh.
Xong mới đem đi se hương. Người làng Trung Kính Hạ chuyên làm tăm hương để người Trung Kính
Thượng se hương. Nghe thì đơn giản, nhưng chẻ tăm hương là cả một công đoạn cầu kỳ, vất vả. Để ra được
2

23


Tết, cả làng phơi hương, vào sân nhà ai cũng thấy những bó hương xịe trịn trên sân
phơi như hoa nở trên luống.
Cũng từ yêu cầu của nghề làm hương là phải sử dụng nhiều kỹ thuật vót tre,
nứa nên người dân Trung kính trong thời gian nơng nhàn cịn làm một số nghề thủ
cơng khác như vót đũa tre và làm mành tre/nứa đan. Đũa tre Trung Kính làm ra là
sản phẩm được người tiêu dùng rất ưa chuộng bởi sự chắc chắn, cứng cáp và gắp
thức ăn dễ dàng (đũa có một đầu vng, một đầu trịn, cầm rất chắc tay). Còn nghề
dệt mành tre/nứa cũng khá phát triển, sản phẩm làm ra được khắp các nơi nội, ngoại
thành mua bán và tiêu thụ, thâm chí xuất khẩu thường xun ra nước ngồi. Những
thứ cịn sót lại sau q trình vót tre/nứa để làm tăm, đũa, mành có thể đem bán
ngồi chợ để làm đóm, hoặc cột lại thành đống bùi nhùi để đun nấu.

Hình 1: Một số vật dụng sử dụng trong nông nghiệp và thủ công nghiệp xưa ở Trung Hịa
(Tranh vẽ tay của ơng Trần Minh Hải)
những que tăm hương chất lượng, người làng phải lên Bến Nứa, hoặc bãi sông Hồng để mua nứa về chẻ tăm
hương. Họ khơng dùng tre vì tre có rằm, khó nhẵn, khi làm dễ bị đứt tay, tổn thương. Sau khi chẻ nứa ra làm
nhiều kích cỡ thì đem ngâm ở ao hoặc sông Tô Lịch cho đến khi có mùi. Sau đó dùng dao nhọn sắc, có cán
dài kẹp vào nách mà pha nứa ra thành tăm. Những bó tăm ấy được buộc lại, đem phơi đứng cho thật khô, rồi
mang vào đạp cho tung xơ, bong cạnh, bong rằm. Những tăm hương như thế đã là nhẵn nhụi, nhưng để cẩn
thận, người ta vẫn hơ trên lửa để cháy hết bông xơ, rồi lại dùng khăn ướt tuốt cho hết xơ, lúc đó mới mang đi
se hương. Tham khảo: [59; tr.55 – 57].


24


1.3.2. Tổ chức bộ máy làng xã
Tổ chức chính quyền của các xã thơn tại vùng Trung Kính – Hịa Mục trước
đây (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) cũng căn bản giống như tổ chức chính
quyền các xã thơn khác1 thuộc đồng bằng Bắc Bộ, thường là như sau:
- Hệ thống lý dịch: Đứng đầu là các chức xã trưởng, sau đổi thành lý trưởng
chịu trách nhiệm trước cấp huyện, quản lý điều hành toàn dân xã, thực hiện mọi chế
độ, chính sách do cấp trên truyền xuống và một số chủ trương do Hội đồng kỳ mục
của bản xã đề ra trong khuôn khổ luật lệ. Giúp việc cho lý trưởng có hương trưởng,
tri bạ giúp giữ sổ sách về đinh điền, thuế khóa v.v…
- Hội đồng kỳ mục: Hội đồng này ở mỗi xã thường không quá 25 người, gồm
tiên chỉ, thứ chỉ và một số lão thượng có uy tín, đó gọi là kỳ. Mục gồm các quan
chức về hưu, các ấm tử, khoa bảng và lý trưởng đương chức. Hội họp lại bầu ra một
vị đứng đầu gọi là chánh hội. Lý trưởng thường đóng vai trò như là ủy viên thường
trực của hội. Hội hoạt động trên tinh thần chăm lo việc làng, việc nước.
- Tổ chức lực lượng an ninh: Lực lượng bảo vệ chủ yếu đặt ở dưới các thơn, có
các đội tuần phiên, đứng đầu là thủ phiên, dưới là tuần phu hay tuần đinh. Đội của
thôn nào chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh của thôn ấy, do thôn cấp thù lao. Trong
Khốn ước của thơn Trung Kính Thượng chép: “điều 5: bản thơn có đội tuần phiên
mà khơng có người ra làm thì thay giáp trưởng hoặc đến tuổi lão lệ cũng nộp vọng
số tiền y như giáp trưởng”; điều 8 ghi: “…dân làng cùng nhau lập lệ cấm từ nay về
sau những người chăn nuôi gia súc phải nhốt gia súc lại, không được bừa bãi, nếu
người nào không theo bản thôn giao cho tuần phiên bắt lại, mỗi con nộp phạt 3
mạch tiền” hay “trong bản thôn trước nay có kẻ gian trộm cắp…nay hội họp ở đình
định lệ: từ nay về sau người nào khơng thi hành lệ trên bất kể già trẻ, trên dưới, nếu
ai đục tường khoét vách nhà người khác ăn cắp mà bị tuần phiên, hay người trong
bản thôn bắt, sẽ phạt 3 quan 6 mạch tiền, đánh 30 roi, nộp 3 mâm cỡ” [103].

Ở cấp thơn, xóm và giáp:

1

Ở đây chúng tơi có tham khảo và sử dụng tư liệu từ các cơng trình nghiên cứu về các khu vực làng xã lân
cận như: Nhân Chính, n Hịa. Xin xem: [13; tr.41-46], [3].

25


×