Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ đời sống của lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố tại phường yên hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.91 KB, 25 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC THNG LONG

NGUYN TH MAI HNG C00273

CÔNG TáC Xã HộI NHóM TRONG Hỗ TRợ ĐờI SốNG
CủA LAO ĐộNG Nữ DI CƯ Từ NÔNG THÔN RA THàNH PHố
TạI PHƯờNG YÊN HòA, QUậN CầU GIấY, THàNH PHố Hà NộI

TểM TT LUN VN THC S
CHUYấN NGNH

: CễNG TC X HI

M S

: 60 90 01 01

NGI HNG DN KHOA HC: GS.TS Lấ TH QUí

H NI - 2016

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, dòng lao động di cư từ nông
thôn ra thành thị và các KCN-KCX ngày càng gia tăng. Quá trình này đã diễn ra ở tất
cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta xu hướng người lao
động di cư từ nông thôn ra thành thị đang diễn ra mạnh mẽ. Theo thống kê hiện nay,


dòng di cư nông thôn ra thành thị là phổ biến và chiếm 53% luồng di cư, tập trung tại
các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...[7].
Di cư lao động nông thôn – thành thị đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho nền
kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng nguồn
thu nhập đáng kể cho người lao động, từ đó rút ngắn khoảng cách giàu – nghèo; đồng
thời nhờ có dòng di cư lao động này đã cung cấp nguồn lao động giá rẻ cho các khu
vực xây dựng, dịch vụ khu vực kinh tế phi chính thức tại các đô thị.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội việc làm và thu nhập, người lao động di cư ra
thành phố cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức và thương tổn, đặc biệt là
nhóm người lao động di cư tự do. Những người lao động di cư tự do phải tự mình trang
trải toàn bộ chi phí cho cuộc sống, như: Họ đều phải thuê chỗ ở trong khi vấn đề nhà ở
nên họ thường bị ép giá, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn và thấp kém; Người lao động di
cư thường bị sức ép về tìm kiếm việc làm và thu nhập nên phải chấp nhận làm các công
việc giản đơn, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm với thời giờ làm việc kéo dài là nguy cơ
tiềm tàng làm suy giảm, thậm chí huỷ hoại sức khoẻ đối với họ. Trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế họ là nhóm có nguy cơ cao bị mất việc làm hoặc công việc không ổn định
nên thu nhập của những người này vốn thấp lại càng thấp và bấp bênh hơn; Nhóm lao
động nữ di cư tự do ra thành phố cũng gặp khó khăn trong tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục; Ngoài ra, những người lao động di cư ra thành phố
còn có nguy cơ dễ bị nhiễm các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, cờ bạc; dễ bị
các bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS..., gây ra những hậu quả rất lâu dài, ảnh hưởng
nặng nề đến cuộc sống của họ.
Như vậy, những rủi ro và khó khăn của lao động nữ di cư tự do từ nông thôn ra
thành thị là rất lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đối với bản thân những
người lao động mà còn gây ra những xáo trộn tại các đô thị, ảnh hưởng đến trật tự xã
hội.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu dưới góc độ khác nhau, như: xã hội học, quản
lý xã hội, dân tộc học về nhóm người lao động di cư ra thành phố hay ảnh hưởng của
lao động di cư tới trật tự an toàn xã hội ở thành phố, hoặc an sinh xã hội cho người lao
động tự do từ nông thôn ra thành phố…để góp phần quản lý trật tự xã hội tại nơi đến

của lao động di cư hay để nâng cao chất lượng sống cho người lao động di cư. Tuy
nhiên, dưới góc độ công tác xã hội chưa có nhiều nghiên cứu về người lao động di cư
từ nông thôn ra thành phố. Do đó, cần phải có biện pháp can thiệp hỗ trợ giải quyết
những khó khăn cho người lao động tại thành phố nói chung và lao động nữ di cư nói
riêng, điều này là rất cần thiết.
Công tác xã hội bao gồm 3 phương pháp cơ bản: phương pháp với cá nhân,
phương pháp với nhóm và phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng. Với mục đích
là đưa ra những biện pháp can thiệp, phòng ngừa nhằm giảm những rủi ro cho nhóm nữ
lao động di cư và có biện pháp hỗ trợ giải quyết những khó khăn của đối tượng này một
2


cách bền vững. tôi lựa chọn đề tài “Công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ đời sống của
lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp góp phần vào sự phát triển ổn định
và bền vững cho xã hội.
2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng di cư từ nông thôn ra thành phố Hà Nội, những khó khăn và
các vấn đề gặp phải của nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố Hà Nội tại Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy
- Trình bày ctxh nhóm để hỗ trợ phụ nữ di cư từ nông thôn ra thành phố Hà Nội
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thông qua việc phân tích tài liệu thứ cấp và tiến hành điều tra xã hội học để
phân tích thực trạng và những khó khăn gặp phải của nhóm nữ lao động di cư từ nông
thôn ra thành phố Hà Nội.
- Vận dụng các lý thuyết CTXH liên quan đặc biệt là ctxh nhóm với nhóm nữ
lao động di cư để hỗ trợ họ giải quyết vấn đề đang gặp phải góp phần làm nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người lao động di cư tại thành phố Hà Nội.

- Đề xuất giải pháp CTXH thông qua mô hình nhóm trong hỗ trợ giải quyết
những vấn đề và khó khăn của nữ lao động di cư tại Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy,
Hà Nội.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện nay ở nhiều quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển đã có nghiên
cứu về thực trạng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và ảnh hưởng của nó đến sự
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và bản thân những người di cư.
Theo nhóm tác giả Winkels, Alexvara trong bài trình bày “Sự yếu thế của người
dân di cư: Vai trò chưa rõ ràng của các mạng lưới xã hội” tại hội thảo Quốc gia có di
cư, Canberra (Úc) từ 19 – 20/11/2009. Tác giả đã phân tích về nguyên nhân của tình
trạng di cư là do người lao động là những người nghèo, có cuộc sống bấp bênh nên họ
phải lên thành thị kiếm sống. Tuy nhiên, cuộc sống của những người này tại các đô thị
lại gặp rất nhiều thách thức và thực tế thì chưa có chính sách và mạng lưới xã hội an
toàn để hỗ trợ cho những người di cư đó.
Theo tác giả Mark VanLandingham (2005). Tác động của di dân nông thôn thành thị lên sức khỏe người di cư trong độ tuổi lao động ở TP Hồ Chí Minh, Viet Nam.
Hội thảo Dân số Quốc tế-Tours, Pháp-Tháng 7, 2005. (Impacts of rural to urban
migration on the health of working-age adult migrants in Ho Chi Minh city, Vietnam.
XXV International Population Conference – Tours, France – July, 2005.) Trong báo
cáo này tác giả đã phân tích những nguy cơ về sức khoẻ mà người lao động di cư gặp
phải, như dễ bị nhiễm các bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS..., họ thường bị sức ép về
tăng thêm thu nhập nên phải chấp nhận làm các công việc giản đơn, nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm, với thời giờ làm việc kéo dài nên họ thường không quan tâm đến chăm sóc
sức khoẻ và không có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế.
Một báo cáo của United Nation Vietnam về, Di cư trong nước, cơ hội và thách
thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, 2010. Nghiên cứu đã đưa ra bức
tranh tổng quát về tình trạng di cư trong nước, trong đó nhấn mạnh đến hình thức di cư
từ nông thôn ra thành thị là phổ biến. Dòng di cư này đã mang lại những cơ hội về việc
3



làm, thu nhập đối với người lao động nhưng nó cũng tạo ra những thách thức trong sự
phát triển, như tình trạng mất trật tự xã hội, sức ép của di dân đối với các đô thị...
Trong nước:
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về di cư từ nông thôn ra thành thị đã được đề cập
khá nhiều, dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Nội dung của các nghiên cứu
là thực trạng về số lao động di cư từ nông thôn ra thành thị; ảnh hưởng của di cư lao
động đến sự phát triển kinh tế; những khó khăn người lao động di cư gặp phải; chính
sách của nhà nước về hỗ trợ cho lao động di cư… Hiện tại, có một số nghiên cứu tiêu
biểu như sau:
Thứ nhất, bàn về thực trạng của lao động di cư ở nước ta và di cư từ nông thôn
ra thành thị có các tác giả nghiên cứu:
Tác giả Đặng Nguyên Anh, Trong bài “Di cư và phát triển trong bối cảnh đổi
mới kinh tế xã hội của đất nước” đăng tại Tạp chí Xã hội học, số 1(68), năm 1998. Tác
giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia châu Á, như: Trung Quốc, Malaixia,
Philippin… về chính sách di cư và quá trình di cư trong biến đổi kinh tế - xã hội ở Việt
Nam. Tác giả phân tích vai trò của các yếu tố phát triển đối với di cư ở nước ta. Đặc
biệt, tác giả đã đưa ra mô hình hồi quy trong di cư.
Trong bài “Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới: Một số suy
nghĩ từ góc độ nghiên cứu”, Tạp chí xã hội học số 3 và 4, năm 1999, tác giả đã đề cập
đến loại hình di cư tự phát, hiện phát triển với quy mô ngày càng lớn, đặt ra nhiều cơ
hội và thách thức hiện nay. Bài viết xem xét quá trình này trên bình diện quản lý.
Những suy nghĩ, trao đổi trong bài là những ý kiến đóng góp cho công tác đổi mới
chính sách di dân và quản lý dân cư ở Việt Nam.
Theo tác giả Khuất Thu Hồng, trong nghiên cứu về “Di cư trong nước: Cơ hội và
thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, tháng 7 năm 2010. Tác
giả đã phân tích về tình hình di cư trong nước, trong đó có luồng di cư nông thôn – đô
thị, từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp. Tác giả chỉ ra rằng các tác động này sẽ
phụ thuộc vào các môi trường chính trị, kinh tế xã hội đồng thời phụ thuộc vào hành vi
và nguồn lực của cá nhân người di cư và gia đình của họ. Để có thể tận dụng tối đa lợi
ích của quá trình di cư, Chính phủ, chính quyền địa phương và khu vực tư nhân đều có

những vai trò trong việc tạo ra một môi trường đầy đủ cho người di cư, cho các hộ gia
đình và cho xã hội.
Ngoài ra, còn một số thống kê, nghiên cứu khác như: Tồng cục thống kê,
UNFPA, Di cư và sức khỏe, Hà Nội, tháng 11 năm 2006; Tổng cục thống kê, Di cư
trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống, Hà Nội, tháng 11 năm 2006;
Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XI, Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh
giá chính sách di dân tới đô thị, Hà Nội, 2005.
Về di cư nông thôn – đô thị và nữ lao động di cư,
Tác giả Đặng Nguyên Anh, với bài nghiên cứu “Chiều cạnh giới của di dân lao
động thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tạp chí xã hội học số 2 (90),
2005,tác giả đã xem xét đặc trưng của di dân nhìn từ góc độ giới, tập trung đánh giá
loại hình di dân lao động nữ ra đô thị và đến các khu công nghiệp, chế xuất. Khía cạnh
giới trong di dân là rất quan trọng song thường bị lãng quên trong nghiên cứu, thậm chí
bị phủ nhận trong một số chính sách. Bài viết cũng đã đề cập đến động lực di cư, những
trở ngại khó khăn trong quá trình di cư và vị thế pháp lý của những người lao động nữ
4


ra đô thị.
Trong bài viết khác của ông “Về vai trò của di cư nông thôn – đô thị trong sự
kiện phát triển nông thôn hiện nay”. Tạp chí xã hội học số 4, 1997, tác giả xem xét và
đánh giá vai trò của di cư nông thôn – đô thị, từ đó tìm ra những giải pháp chính sách
phù hợp nhằm phát huy những yếu tố tích cực của di cư nông thôn – đô thị trong giai
đoạn CNH, HĐH nông thôn, tác giả đã đưa ra giải pháp cần phát triển nơi đi tức khu
vực nông thôn để hạn chế dòng di cư từ nông thôn ra đô thị.
Thứ hai, các nghiên cứu về tác động của di cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội:
Theo tác giả Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm (chủ biên) trong tác phẩm
“Từ nông thôn ra thành phố: Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam”, Nhà
xuất bản lao động. Nhóm tác giả đã chỉ ra do sự tác động của nền kinh tế thị trường,
quá trình đô thị hoá đã dẫn đến hệ quả tất yếu là quá trình di cư lao động từ nông thôn

ra thành thị để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nông thôn. Quá trình di
cư này đã có tác động tích cực, tiêu cực về mặt kinh tế, xã hội đối với cả thành thị và
nông thôn.
Tác giả Trần Nguyệt Minh Thu, Viện Xã hội học, trong bài viết “Vài nét về nhóm
lao động di cư tự do nông thôn – đô thị trong vai trò hỗ trợ kinh tế gia đình”. Nghiên
cứu phân tích về đặc điểm của nhóm lao động di cư tự do từ nông thôn – đô thị. Sự
tham gia vào thị trường lao động tại đô thị của nhóm lao động này và dòng thu nhập
của nhóm lao động đối với hỗ trợ kinh tế gia đình của họ. Nghiên cứu cũng đặt ra
những vấn đề xã hội đối với nhóm người lao động tự do và đô thị.
Trong bài viết khác của tác giải Nguyễn Đình Cử về “Thúc đẩy di cư nông thôn
– đô thị góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội”, tác giả lý giải một trong những
nguyên nhân của quá trình di cư nông thôn – đô thị là lao động ở nông thôn –khu vực
đất chật, người đông, thiếu việc làm, nhiều rủi ro, năng suất thấp. Tác giả cũng phân
tích dường như cả dư luận xã hội và các nhà hoạch định chính sách đều không mấy
thiện cảm với dòng di cư nông thôn – thành thị, luôn coi nó là tự phát, là làm quá tải cơ
sở hạ tầng, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, khó đáp ứng dịch vụ xã hội
cơ bản...Chính vì vậy, cho đến nay, các chính sách thường nghiêng về phía hạn chế
nhập cư đô thị chứ chưa tạo điều kiện cho quá trình này diễn ra trôi chảy. Dựa trên thực
tế Việt Nam và những kinh nghiệm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, tác giả luận giải rằng,
quan niệm như vậy là không chính xác, tiếp cận như vậy là thụ động và gợi mở sự thay
đổi tư duy, chính sách đối với dòng di dân nông thôn – thành thị ở Việt Nam.
Hay trong nghiên cứu của tác giả Đinh Quang Hà về “Di dân tự do nông thôn –
đô thị với trật tự xã hội”, năm 2010, tác giả lại nghiên cứu những tác động của người
nhập cư tại Hà Nội đến trật tự xã hội, nghiên cứu và phân tích những vấn đề xã hội như
nhập cư bất hợp pháp, các tệ nạn xã hội nảy sinh tại thành thị khi có người di cư đến.Từ
đó, đưa ra các giải pháp về quản lý người nhập cư tại thành phố
Thứ 3, các nghiên cứu về rủi ro của những người lao động di cư tại thành phố và
giải pháp:
Tác giả Nguyễn Huyền Lê, Viện Khoa học và xã hội, Rủi ro của lao động di cư
và một số kiến nghị. Tác giả đã chỉ ra rằng dòng lao động di cư từ nông thôn ra thành

thị đang đặt ra những vấn đề xã hội cấp bách cần giải quyết. Do vậy, cần có các chính
sách hỗ trợ thích hợp để người lao động di cư có những đóng góp tích cực cho cả nơi đi
và nơi đến bảo đảm quyền lợi của chính họ.
5


Trong một bài viết khác của tác giả Đặng Nguyên Anh “Bảo đảm cung cấp dịch
vụ xã hội cho người lao động nhập cư ở thành phố”, Tạp chí xã hội học số 4, 1998, tác
giả phân tích tình hình nhập cư vào các thành phố lớn, sự bảo đảm dịch vụ xã hội cho
người lao động nhập cư tự phát, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Từ đó, đưa ra
một số định hướng chính sách cho người lao động nhập cư vào thành phố.
Khi đề cập đến “Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư”. Tạp chí Xã
hội học số 2 (62), 1998,tác giả Đặng Nguyên Anh đã nhấn mạnh mạng lưới xã hội coi
đó là một nhân tố quan trọng quyết định toàn bộ quá trình chuyển cư. Khái niệm mạng
lưới xã hội trên thực tế được ứng dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu và đã trở thành
một cấu thành cơ bản trong các lý thuyết đương đại về di cư, kể cả di cư trong nước lẫn
di cư quốc tế (Theo Massey, 1993). Ảnh hưởng của mạng lưới xã hội đối với di cư khác
nhau theo đặc điểm cá nhân và hộ gia đình, cũng như khác biệt giữa nam và nữ. Đối với
nhóm đối tượng di chuyển có nguồn lực hạn chế, mạng lưới xã hội góp phần tạo nên
một chiến lược quan trọng đối với sự phát triển kinh tế cá nhân và hộ gia đình.
Trong bài viết “Đổi mới, bảo trợ xã hội và di cư nông thôn ra thành thị” của tác
giả Lê Bạch Dương tại Kỷ yếu Hội thảo Di dân và nhu cầu bảo trợ xã hội của người di
dân ở Việt Nam. Tác giả đã phân tích những người di dân tự do chưa trở thành đối
tượng của các chính sách, chương trình lao động việc làm và dịch vụ xã hội; Cũng chưa
có một cơ quan nhà nước cụ thể nào có trách nhiệm phối hợp với các bộ ngành chức
năng giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo trợ xã hội cho người di cư. Trong khi đó,
đa số những người lao động di cư đều gặp khó khăn, không được tham gia vào các hoạt
động tại cộng đồng tại các khu vực đô thị. Do vậy, bảo trợ xã hội là cần thiết để người
dân di cư có thể trở thành nhân tố tích cực trong xóa đói giảm nghèo, phát triển nông
nghiệp, nông thôn; Cần có các chính sách, chương trình tạo việc làm cũng như sự bảo

đảm những điều kiện sống tối thiểu cho người di cư; Bỏ những rào cản đối với các dịch
vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục và y tế cho những đối tượng này...
Những thống kê, nghiên cứu này đã đưa ra một bức tranh tổng quát về chính sách
của Nhà nước về người di cư, thực trạng dòng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị
và những vấn đề xã hội đặt ra cũng như những khó khăn thách thức của người lao động
di cư đang gặp phải.
Như vậy, vấn đề lao động di cư từ nông thôn ra thành thị đã được nhiều nhà khoa
học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ và cách tiệp cận khác
nhau. Tuy nhiên, những vấn đề xã hội, khó khăn của người lao động di cư nói chung và
đặc biệt là nữ laod động di cư đang gặp phải và biện pháp can thiệp trợ giúp cho họ thì
chưa có công trình nào đề cập đến.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Vận dụng các lý thuyết của công tác xã hội vào việc đánh giá nhu cầu, vấn đề
gặp phải của nhóm lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ
trợ can thiệp cho nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố.
Thực hành công tác xã hội với nhóm lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố
Hà Nội để giải quyết những khó khăn của họ.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết nối nguốn lực để hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vấn đề của người lao
động di cư từ nông thôn ra thành phố tại Phường Yên Hòa
6


Xây dựng mô hình câu lạc bộ “Cùng tương trợ” của nhóm lao động nữ di cư từ
nông thôn ra thành phố tại Phường Yên Hòa để hỗ trợ họ giải quyết những khó khăn và
vấn đề gặp phải để từ đó có thể nhân rộng mô hình này trong cộng đồng.
5. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ đời sống của lao động nữ di cư từ nông thôn ra
thành phố tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

6. Khách thể nghiên cứu
- Lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố tại Phường Yên Hòa, quận Cầu
Giấy, Hà Nội. Điều tra bằng bảng hỏi 100 nữ lao động đang sống và làm việc tại
phường.
- Cán bộ chính quyền địa phương, công an… tại Phường Yên Hòa, quận Cầu
Giấy, Hà Nội (3 người)
- Những người dân tại Phường Yên Hòa
7. Câu hỏi nghiên cứu
1/ Thực trạng đời sống, việc làm của lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành
phố tại Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội như thế nào?
2/ Mô hình Công tác xã hội nhóm có những hỗ trợ gì trong việc giải quyết những
khó khăn của nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố tại phường Yên Hòa, Quận
Cầu Giấy, Hà Nội?
8. Giả thuyết nghiên cứu
1/ Nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố tại Phường Yên Hòa, Quận Cầu
Giấy, Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn và vấn đề trong cuộc sống.
2/ Nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố tại phường Yên Hòa chưa được
tiếp cận đến sự trợ giúp của công tác xã hội.
9. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:
+ Những khó khăn, vấn đề gặp phải của nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành
phố tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
+ Mô hình CTXH nhóm trong hỗ trợ nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố
tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Không gian: Địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Thời gian: từ tháng 11/2015 đến tháng 7 năm 2016
10. Phương pháp nghiên cứu
10.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Dựa vào tác tài liệu đã tìm hiểu trong phần tổng quan, các tài liệu về chính sách
đối với người lao động di cư ra thành phố đã cho thấy một bức tranh tổng thể về người

lao động di cư trong đó có nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố, những khó
khăn trong đời sống, lao động và việc làm cũng như những chính sách và sự hỗ trợ đối
với nhóm người này.
10.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
- Điều tra bằng bảng hỏi: 100 nữ lao động di cư tại phường Yên Hòa
- Phỏng vấn sâu: cán bộ quản lý, người lao động, người dân
Qua phương pháp điều tra xã hội học đã cho thấy tình hình nữ lao động di cư tại
phường Yên Hòa. Định lượng được số lao động nữ di cư đang sống và làm việc tại
phường. Việc làm và đời sống của nhóm nữ lao động di cư tại đây.
7


Qua điều tra tình hình nữ lao động di cư tại phường có thể thấy rằng, những
nguyên nhân, tình hình di cư hay cuộc sống của những người này khá giống, tương
đồng với các nghiên cứu của các tác giả khác, hoặc ở các địa bàn khác trên thành phố
Hà Nội.
10.3. Phương pháp Công tác xã hội: công tác xã hội nhóm
Thông qua thành lập nhóm tự tạo là những người nữ lao động di cư ra thành phố
đang sinh sống và làm việc tại Phường Yên Hòa để nhằm trợ giúp cho nhóm phụ nữ di
cư được sinh hoạt trong nhóm có thể thảo luận, chia sẽ những vấn đề gặp phải để tự trợ
giúp giải quyết cho những khó khăn họ gặp phải trong cuộc sống.
Mặt khác, thông qua mô hình nhóm này cũng đề xuất, đưa ra những kiến nghị
giúp họ tăng cường nhận thức về những vấn đề di cư tại thành phố; giúp họ trao đổi,
động viên nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG
1.1. Khái niệm nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm di cư và người lao động di cư
1.1.1.1. Di cư
Hiện nay, đã và đang tồn tại hai thuật ngữ: di cư và di dân.

Theo Mục 7, Điều 1, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vị Quốc hội, số 06/2003/PL
– UBTVQH11, ngày 09/01/2003 ghi rõ, “Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này
sang quốc gia khác, từ địa phương này sang địa phương khác”
Năm 1958, Liên Hợp Quốc đưa ra quan niệm về di dân, đó là sự di chuyển dân
cư trong không gian giữa một đơn vị địa lý hành chính này sang một đơn vị hành chính
khác, kèm theo sự thay đổi về chỗ ở thường xuyên trong một khoảng cách di dân xác
định. Năm 1973, Liên hợp quốc đưa ra khái niệm di dân ngắn hạn và dài hạn. Di dân
dài hạn là người di cư đến nơi ở mới trên 12 tháng trở lên. Di dân ngắn hạn là người di
cư di chuyển đến nơi ở mới dưới 12 tháng.
1.1.1.2. Di cư từ nông thôn ra thành phố
Di cư tự do nông thôn – thành thị là di cư không theo kế hoạch, các chương trình
dự án của Nhà nước và các địa phương; sự dịch chuyển mang tính tự phát của cá nhân,
hộ gia đình từ khu vực nông thôn đến khu vực đô thị để làm ăn, sinh sống. Nơi xuất cư
là nông thôn, nơi nhập cư là đô thị. Chiều hướng của di cư là từ nông thôn đến thành
thị. Đặc trưng là di cư tự phát.
1.1.1.3. Người lao động di cư từ nông thôn ra thành phố
Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật lao động: Người lao động là người ít nhất đủ
15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Nhìn dưới góc độ lao động, di cư tự do từ nông thôn – đô thị có thể được xem là
“di cư lao động”, “di chuyển lao động”.
Như vậy, người lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành phố là: sự di chuyển
của nhóm dân cư nông thôn trong độ tuổi lao động đến đô thị để tìm kiếm việc làm
nhằm đảm bảo cuộc sống một cách tự phát, không có tổ chức.

8


Nữ lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành phố là nhóm nữ giới trong độ tuổi
lao động di cư ra thành phố một cách tự phát, không có tổ chức, họ ra thành phố để tìm
kiếm cơ hội làm việc tốt hơn, đảm bảo cuộc sống cho bản thân họ và gia đình.

1.1.2. Công tác xã hội và phương pháp công tác xã hội nhóm
Có nhiều tổ chức, tác giả nghiên cứu về CTXH dưới các góc độ khác nhau.
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH Hoa Kỳ (NASW): Công tác xã hội là hoạt
động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay
khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều
kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ. CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã
hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội
giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống.
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao
chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng,
hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Khái niệm công tác xã hội nhóm
CTXH nhóm: là một phương pháp của CTXH nhằm tạo dựng và phát huy sư
tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng
cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm.
Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ,
hành vi và khả năng đương đầu với nan đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết
vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnh một cách tích cực. [22]
1.2. Phương pháp luận:
1.2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Biện chứng là khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa
và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong giới tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Theo Ph.Ăngghen: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những
quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người
và của tư duy” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2002, t.20, tr.20).
Phương pháp luận duy vật biện chứng là xem xét sự vật trên nền tảng của thế
giới quan duy vật khoa học. Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy

luôn có mối liên hệ với nhau và xu hướng vận động của chúng là phát triển đi lên.
1.2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là quan niệm duy vật về lịch sử): là khoa
học nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển của xã hội với tư cách một chỉnh
thể. Vì vậy, nếu các môn khoa học xã hội chuyên ngành, như kinh tế học, luật học, sử
học, xã hội học nghiên cứu từng mặt khác nhau của đời sống xã hội, thì chủ nghĩa duy
vật lịch sử nghiên cứu toàn bộ xã hội như một chỉnh thể thống nhất. Các quy luật xã hội
mà nó nghiên cứu là những quy luật tác động trong tất cả hoặc trong nhiều hình thái
kinh tế – xã hội.
1.2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu: phương pháp công tác xã hội nhóm
Các loại hình công tác xã hội nhóm

9


Việc ứng dụng CTXH nhóm ở những loại hình khác nhau với mục đích tạo điều
kiện để mỗi cá nhân khi tham gia nhóm sẽ có cơ hội, điều kiện để tự nhìn nhận, đánh
giá về bản thân, học tập chia sẻ kinh nghiệm qua các hoạt động tăng cường sự đồng
cảm với người khác nhằm phát triển các mối quan hệ tương tác có hiệu quả hơn, tăng
cường sức mạnh từ tiềm năng. Dựa vào mục đích, chức năng hoạt động của nhóm,
CTXH nhóm có thể chia thành các loại hình:
- Công tác xã hội nhóm chức năng giải trí:
- Công tác xã hội nhóm giáo dục.
- Công tác xã hội nhóm trị liệu.
- CTXH nhóm tái tạo – tái xã hội cá nhân.
- Công tác xã hội nhóm tự giúp.
- Công tác xã hội nhóm theo nhiệm vụ.
- Công tác xã hội nhóm hỗ trợ.
1.3. Lý thuyết áp dụng trong đề tài
1.3.1. Lý thuyết hệ thống và sinh thái

* Lý thuyết hệ thống
Hê ̣ thố ng xã hô ̣i ảnh hưởng lên cá nhân mô ̣t cách sâu sắ c và ở nhiề u khía ca ̣nh.
Hê ̣ thố ng chính thức trong cô ̣ng đồ ng là nguồ n lực hỗ trơ ̣ tích cực cho con người, đă ̣c
biêṭ là những người yế u thế . Tuy nhiên trên thực tế không phải tấ t cả mo ̣i người trong
cô ̣ng đồ ng đề u có khả năng tiế p câ ̣n sự hỗ trơ ̣ như nhau về nguồ n lực từ các hê ̣ thố ng
trong cô ̣ng đồ ng. Viêc̣ tiế p câ ̣n các nguồ n lực phu ̣ thuô ̣c vào nhiề u yế u tố , trong đó có
quyề n lực, khả năng của bản thân và cơ hô ̣i khác nhau của mỗi cá nhân.
* Quan điểm sinh thái
Quan điểm sinh thái đề cập đến các tương tác tương hỗ, phức tạp và rộng lớn
giữa cơ thể sống và môi trường xung quanh. Nói cách khác, quan điểm sinh thái nhấn
mạnh đến sự tương tác giữa con người với môi trường xã hội mà họ đang sống, và tìm
kiếm nguyên nhân nảy sinh vấn đề cũng nhu phương hướng giải quyết vấn đề từ phía
môi trường. Quan điểm này cho rằng con người sống trong môi trường xã hội, và phải
chịu tác động từ những thay đổi của các yếu tố trong môi trường này, vì vậy khi vấn đề
nảy sinh không nhất thiết là do khiếm khuyết của cá nhân mà có thể do những bất hợp
lý từ phía môi trường.
1.3.2. Lý thuyết hút – đẩy trong hỗ trợ người lao động di cư từ nông thôn ra thành
phố
Các lý thuyết về di dân đều có điểm chung lý giải nguồn gốc của di dân nông
thôn - đô thị theo nhiều chiều cạnh, với các cấp độ và khái quát lại thành lý thuyết “hút
- đẩy”. Khu vực nông thôn với những điều kiện về kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn:
thiếu việc làm, thu nhập thấp, điều kiện bảo đảm cho cuộc sống bấp bênh tạo ra “lực
đẩy” người dân sống ở khu vực này di dân ra khu vực đô thị. Khu vực đô thị thiếu lao
động, lao động có thu nhập cao và cơ sở hạ tầng bảo đảm cuộc sống cho người dân tốt
hơn tạo “lực hút” người dân ở nông thôn đến với đô thị. Bất bình đẳng về việc làm, thu
nhập và điều kiện sống tạo động lực cho việc di dân nông thôn - đô thị. Quá trình này
diễn ra mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Trong các yếu tố tác động đến di dân nông thôn - đô thị, các nghiên cứu cũng
như các lý thuyết đều nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế, yếu tố lợi ích. Kỳ vọng có việc
10



làm, thu nhập cao, ổn định, đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn thúc dục người dân
nông thôn ra thành phố.
1.4. Chương trình, chính sách về người lao động di cư từ nông thôn ra thành phố
1.4.1. Chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước
Nhằm kiểm soát, quản lý di dân tự do - nông thôn đô thị, Đảng và Nhà nước ta
ban hành nhiều chủ trương, chính sách trên cơ sở bảo đảm cuộc sống nhân dân, giữ ổn
định chính trị - xã hội để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các chủ
trương, chính sách có thể được khái quát thành hai mảng vấn đề: quản lý di dân tự do
vào thành phố và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Thực hiện chủ trương, chính sách quản lý di dân tự do vào thành phố, Hà Nội đã
tiến hành một số hoạt động: đăng ký hộ khẩu tạm trú; cấp thẻ lao động tạm thời cho
người lao động tự do; hình thành mạng lưới giới thiệu việc làm, các tổ chức dịch vụ
việc làm để tìm việc và quản l. lao động tự do; hình thành 2 cơ chế quản lý người nhập
cư tại nơi tạm trú và tại nơi chờ tìm việc làm của người lao động;… Với cách làm đa
dạng, việc quản lý người di dân tự do vào thành phố đạt nhiều kết quả, thông qua đó,
việc bảo đảm quyền lợi cho người di dân tự do được thực hiện tốt hơn.
1.4.2. Chương trình, chính sách đối với người lao động di cư của thành phố Hà Nội
1.4.2.1. Chính sách hạn chế và ngăn cấm di cư tự do
1.4.2.2. Chính sách quản lý về lao động và việc làm
1.4.2.4. Chính sách quản lý nhân khẩu và cư trú
Tiểu kết chương 1:
Trong chương này, tác giả phân tích các khái niệm, định nghĩa liên quan đến đề
tài và các lý thuyết để lý giải quá trình di cư từ nông thôn – đô thị, các lý thuyết sẽ được
vận dụng ở các chương tiếp theo. Tìm hiểu các chính sách về người di cư và người lao
động di cư từ nông thôn – đô thị là cơ sở lý luận để phân tích, nghiên cứu ở các chương
tiếp theo.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUA ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

1.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Sự chuyển đổi từ “xã” nông thôn thành “phường” đô thị ở phường Yên Hòa
Phường Yên Hòa là một trong tám phường thuộc quận Cầu Giấy, được thành lập
theo Nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 1/9/1997, với diện tích tự nhiên là 206,17 ha, phía Bắc giáp với phường
Quan Hoa, phía Nam giáp phường Trung Hòa, phía Tây giáp Phường Mễ Trì, Mỹ Đình
thuộc quận Nam Từ Liêm và phía Đông giáp với phường Láng Thượng quận Đống Đa.
1.2.2. Tình hình di cư trên địa bàn phường Yên Hòa
1.2.2.1. Di cư của người nước ngoài
Ngoài những người thuộc diện sang học tập, hợp tác làm việc tại các cơ quan,
đơn vị thì còn một lượng lớn người nước ngoài đến Hà Nội với mục đích làm ăn, kinh
doanh. Trong đó, chiểm tỷ lệ đông đảo là người Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
2.1.2.2. Dòng di cư của tầng lớp trung lưu tại các khu đô thị mới
Phường Yên Hòa là phường đô thị hóa với cơ sở hạ tầng mới được nâng cấp mở
rộng, trong khi đất đai mặc dù đã tăng rất nhiều so với trước khi chuyển thành phường
nhưng so với các phường trong nội thị thì giá cả vẫn thấp hơn nhiều. Do vậy phường có
11


sức hút lớn với các luồng nhập cư đến mua đất, mua nhà. Trên địa bàn phường tập
trung nhiều những người trung lưu mới nổi. Đó là những cán bộ công chức ngoại tỉnh
sau một thời gian thuê nhà tích góp được tiền; những doanh nghiệp mới nổi; những
người giàu ngoại tỉnh và cả những hộ gia đình trẻ trong khu vực nội thành tách ra ở
riêng; v.v… mua căn hộ tại các tòa chung cư, nhà phân lô và các biệt thực tại các khu
đô thị mới.
2.1.2.3. Dòng di cư của người nông dân nghèo
Tìm bến đỗ tại phường còn có một lượng lớn lao động nghèo ngoại tỉnh làm thuê
trên các phố trung tâm. Họ là những người nông dân di cư lên thành phố với mục đích
kiếm sống. Phần đông họ là những người lao động nghèo, không có khả năng thay đổi
chỗ ở, đành phải chấp nhận một nơi ở chật chột, ẩm thấp và rất kém tiện nghi.

Những người di cư nghèo là nhóm yếu thể trong xã hội đô thị, họ vừa không có
nguồn lực, tiền để sinh sống, vừa chịu sự phân biệt đối xử cả trong đời sống và trong
các chính sách. Hầu như đối tượng này vị loại ra khỏi các chương trình, chính sách an
sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ở đô thị; thậm chí các chính sách đã “vô tình” đẩy họ
ra khỏi đô thị bằng các biện pháp hành chính nghiêm ngặt. Để có thể tiếp tục mưu sinh
tại thành phố, những người lao động này phải đương đầu với nhiều khó khăn để thích
ứng với cuộc sống nơi đô thị. Vấn đề đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ giải quyết những
khó khăn trong cuộc sống của họ trở nên cấp bách. Đây là nhóm đối tượng mà đề tài
tập trung nghiên cứu.
2.2. Tình trạng nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố tại phường Yên Hòa,
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
2.2.1. Tình hình di cư tự do từ nông thôn ra thành phố Hà Nội hiện nay
Bảng 2.1: Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội qua các năm
2001
2002
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm
0,66
0,68 0,73 0,81 1,08 1,36 1,31 1,43 1,55
Tỷ lệ tăng dân 0,59
số cơ học (%)
16985 19570 2076 2296 2624 3521 4624 4454 4862 5258
Số người
8
4
5
8
0
0
0

8
(Nguồn: Số liệu thống kê dân số Hà Nội qua các năm [12]).
2.2.2. Đặc điểm của nhóm lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố tại phường
Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
2.1.2.1. Hình thái di cư và tình trạng pháp lý
Biểu 2.1. Thời gian sinh sống, làm ăn của nữ lao động di cư tại phường Yên Hòa

(Nguồn: Theo điều tra trong đề tài)
12


2.2.2.2. Giới tính
Người di dân tự do nông thôn - đô thị ở phường Yên Hòa là nam giới có tỷ lệ
không đăng ky tạm trú nhiều hơn nữ giới (54,14% và 48,71%). Và mức độ phạm tôi,
ảnh hưởng của nam giới với trật tự xã hội là cao hơn.
2.2.2.3. Độ tuổi và trình độ
Về độ tuổi dân cư và lao động của nhóm nữ di cư tự do tới phường Yên Hòa chủ
yếu là người trong độ tuổi lao động trẻ, khỏe từ 15 – 55 tuổi; khoảng 50% người di dân
là vào độ tuổi từ 15-29, độ tuổi từ 30-39 chiếm 35%; độ tuổi 40-55 chiếm 15%, chủ yếu
họ làm nghề giúp việc
2.2.2.4. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của nhóm nữ lao động di cư tự do nông thôn - đô thị ở phường
Yên Hòa trong mẫu điều tra của tác giả là không cao: Tiểu học 50người chiếm 50%;
trung học cơ sở chiếm 30 %; trung học phổ thông chiếm 20%. Đa phần số người được
hỏi cho biết họ không qua đào tạo về chuyên môn, tay nghề; họ phần lớn là lao động
giản đơn, nông dân ở nông thôn (chiếm 72%), một số có nghề phụ và thực hiện nghề
phụ làm nghề kiếm sống tại thành phố (chiếm 22%). Khi di chuyển vào Hà Nội, sự thay
đổi cơ cấu nghề là điều tất yếu, do vậy, những người lao động này gặp nhiều khó khăn
khi tìm những việc làm có thu nhập cao ở thành phố.
2.2.2.5. Việc làm của người lao động di cư


(Nguồn: Điều tra trong đề tài)
2.2.3. Nguyên nhân của tình trạng di cư của nhóm lao động nữ từ nông thôn ra
thành phố tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

13


(Nguồn: Điều tra trong đề tài)
2.3. Thực trạng những khó khăn trong cuộc sống và các vấn đề gặp phải của nữ
lao động di cư từ nông thôn ra thành phố tại Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy,
Hà Nội
2.3.1. Khó khăn về điều kiện sống, công việc và thu nhập
2.3.1.1. Nhà ở và điều kiện sống tồi tàn, tạm bợ

(Nguồn: Điều tra trong đề tài)
Trong kết quả khảo sát điều tra, chỉ có 20% số người được hỏi trả lời loại hình
nhà họ thuê trọ là nhà kiên cố (thực chất, nhà trọ kiên cố trên địa bàn thương là được
đầu tư xây dựng dãy trợ 1 tầng có đổ mái bằng hoặc chồng lên 2-3 tầng, hoặc những
người này là người giúp việc tại nhà); số người ở nhà cấp 4 chiếm 37% và số người lao
động đánh giá loại hình nhà trọ họ đang ở là nhà dột nát và lều tạm chiếm tới 43%.
2.3.1.2. Công việc và an ninh việc làm không đảm bảo

(Nguồn: Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm. Từ nông thôn ra thành phố - Tác
động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam. Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS)).
2.3.1.3. Thu nhập bấp bênh, chi tiêu và nợ nần

14



Bảng 2.2: Một số chi tiêu đời sống của lao động nữ nông thôn làm việc tự do tại Hà
Nội [12]
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giúp việc Bán hàng Chờ việc
(n=35)
rong

chợ
(n=35)
lao động
(n=35)
1. Tổng chi tiêu bình Nghìn
293.57
1.405,56
1.056,28
quân/tháng
đồng/người/tháng
Chỗ ở (gồm cả điện, Nghìn
0
323,86
266
nước)
đồng/người/tháng
Ăn uống
Nghìn
87,14
897,14
641
đồng/người/tháng

Sức khỏe
Nghìn
63,71
43,14
24,57
đồng/người/tháng
Mua đồ dùng thiết yếu Nghìn
99,86
139,71
109
đồng/người/tháng
Vui chơi giải trí
Nghìn
42,86
19,71
15,71
đồng/người/tháng
2. Thu nhập bình Nghìn
2.343(1)
3.700
2.790
quân/tháng
đồng/người/tháng
3. Tỷ lệ chi tiêu so với %
12,53
37,99
37,86
thu nhập
4. Số giờ cho ngủ Giờ/ngày
8,29

5,1
6
nghỉ, giải trí
(Nguồn: Phạm Bảo Dương, Nguyễn Thị Tình “Việc làm và đời sống của lao động nữ
nông thôn làm việc tự do tại Hà Nội”, năm 2011)

(Nguồn2.6 và 2.7: Điều tra trong đề tài)
nhập trung bình hàng tháng mà nhóm giúp việc nhận được khi chưa tính khoản ăn, ở, quà cáp
được hưởng
1

: thu

15


2.3.2. Khó khăn của nữ lao động di cư tại thành phố trong tiếp cận các dịch vụ bảo
hiểm xã hội, y tế và giáo dục
2.3.2.1. Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế

(Nguồn: Điều tra trong đề tài)
2.3.2.2. Về chăm sóc sức khỏe

(Nguồn: Điều tra trong đề tài)
2.3.2.3. Giáo dục cho trẻ em trong các hộ gia đình di cư
2.3.2.4. Nhóm nữ lao động di cư khó khăn trong nhận hỗ trợ pháp lý và chính sách trợ
giúp giảm nghèo tại địa bàn cư trú
2.3.3. Vấn đề về tâm lý và sự kỳ thị đối với nữ lao động di cư tại thành phố
2.3.3.1. Về vấn đề tâm lý


16


(Nguồn: Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm trong “Từ nông thôn ra thành
phố: Tác động kinh tế - xã hội ở Việt Nam” của Viện Nghiên cứu phát triển
(ISDS))[13]
2.3.3.2. Sự kỳ thị và khó khăn trong hòa nhập, thích nghi
2.3.4. Những rủi ro khác trong cuộc sống của nữ lao động di cư tại thành phố
Đối với những chị em phụ nữ làm ở những công việc khác nhau thì đều có những
nguy cơ gặp rủi ro trong đời sống:
Trước hết là nguy cơ bị xâm hại, cưỡng bức tình dục.
Thứ hai, họ hành nghề mại dâm.
Ngoài ra, họ còn có thể mắc các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, vi phạm trật tự
xã hội…
2.4. Nhu cầu hoạt động của công tác xã hội đối với nữ lao động di cư ra thành
phố tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
2.4.1. Những nhu cầu cơ bản của nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố tại
phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
2.4.1.1. Nhu cầu về hỗ trợ thông tin
2.4.1.2. Nhu cầu về đảm bảo sinh hoạt, lao động trong môi trường an toàn, vệ sinh
2.4.1.3. Nhu cầu về có việc làm và thu nhập ổn định
2.4.1.4. Nhu cầu được hỗ trợ tâm lý
2.4.1.5. Nhu cầu tình dục và chăm sóc sức khỏe
2.4.1.6. Nhu cầu được tiếp cận với hệ thống giáo dục tại thành phố
2.4.1.7. Nhu cầu được tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí
2.4.2. Nhu cầu trợ giúp của công tác xã hội trong giải quyết những vấn đề và khó
khăn của nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố Hà Nội tại phường Yên Hòa,
quận Cầu Giấy

17



(Nguồn: Điều tra trong đề tài)
Tiểu kết chương 2.
Qua phân tích thực trạng những vấn đề và khó khăn trong đời sống của nữ lao
động di cư từ nông thôn ra thành phố tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội và tìm hiểu, đánh giá những nhu cầu của họ trong cuộc sống và nhu cầu trợ
giúp của công tác xã hội. Tác giả nhận thấy rằng, để giải quyết những khó khăn của
những người lao động nữ di cư ra thành phố cần có tổng thể các biện pháp, sự kết hợp
của các ban ngành, tổ chức đoàn thể, chính quyền sở tại… và đặc biệt là của chính sự
nỗ lực của những nữ lao động di cư tại thành phố. Và dưới góc độ, tiếp cận của công
tác xã hội thì sẽ góp phần giải quyết được phần nào những khó khăn trong cuộc sống
của bản thân họ. Nhân viên công tác xã hội với việc vận dụng kiến thức và kỹ năng sẽ
có vai trò trợ giúp như sau: Là người giáo dục để góp phần nâng cao nhận thức, kỹ
năng cho những người lao động đang làm việc tại thành phố; là người trung gian, kết
nối các nguồn lực để hỗ trợ họ giải quyết các vấn đề; là người biện hộ, đứng về phía
người lao động để bảo vệ các quyền và lợi ích cho họ; đồng thời là nhà tham vấn tâm lý
… Tóm lại sẽ giúp họ tăng năng lực để giải quyết những vấn đề trong chính cuộc sống
của họ.
Những phương pháp công tác xã hội cơ bản sẽ được áp dụng là công tác xã hội
với cá nhân, công tác xã hội với nhóm hoặc có thể thông qua dự án phát triển cộng
đồng. Tuy nhiên, trong đề tài này tác giả vận dụng phương pháp công tác xã hội với
nhóm được triển khai ở chương 3.
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NHÓM “CÙNG TƯƠNG TRỢ” CỦA LAO ĐỘNG NỮ
DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH PHỐ TẠI PHƯỜNG YÊN HÒA, QUẬN
CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Đề xuất xây dựng mô hình nhóm “Cùng tương trợ” của nữ lao động di cư ra
thành phố tại Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Mô hình nhóm “Cùng tương trợ” của những nữ lao động di cư ra thành phố
ở phường Yên Hòa.

Câu lạc bộ có thể do Hội phụ nữ địa phương hoặc Đoàn thanh niên tổ chức và
quản lý.

18


3.1.1. Hồ sơ nhóm
3.1.1.1. Thông tin về các nhóm viên
Tên thân chủ
Giới tính
Nguyễn Thị Thu Th
Nữ
Trịnh Thị N

Nữ

Vũ Thị L

Nữ

Nguyễn Thu H

Nữ

Lê Trà M

Nữ

Ngô T Thu H


Nữ

Tuổi – Quê quán
28 tuổi – Thái
Bình
30 tuổi – Nam
Định
32 tuổi – Thanh
Hóa
38 tuổi – Yên Bái

Công việc
Nhân viên gội đầu
Bán hàng rong
Bán hàng rong

Giúp việc gia
đình
35 tuổi – Thái Buôn bán nhỏ
Bình
(làm đậu)
29 tuổi – Phú Thọ Phục vụ nhà hàng

3.1.1.2. Đặc điểm, loại hình nhóm
- Đặc điểm: nhóm nữ lao động di cư ra thành phố. Cụ thể trong nhóm có các
thành viên làm các công việc khác nhau, có người bán hàng rong: bóng bay cho trẻ em,
bán hoa quả, có người làm nghề giúp việc gia đình theo giờ, có người làm nhân viên
phục vụ nhà hàng và nhân viên gội đầu và có người kinh doanh buôn bán nhỏ. Điều này
đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nhóm.
- Loại hình nhóm: CTXH nhóm giáo dục, nhóm tự tạo

3.1.1.3. Mối liên hệ của nhóm với cộng đồng/ các nhóm xã hội khác - Vẽ sơ đồ sinh thái
của nhóm
Khu nhà trọ (tổ
10)

Cộng
đồng

Gia đình

Học viên
ngành Công
tác xã hội

Chính quyền địa
phương sở tại

Nhóm thân chủ

Các chính sách xã
hội

Bạn bè, đồng
hương

3.1.1.4. Nhu cầu chung của nhóm, nhu cầu của mỗi cá nhân trong nhóm
3.1.2. Tiến trình hoạt động nhóm “Cùng tương trợ”
3.1.2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm
Xác đinh mục tiêu hoạt động của nhóm:


19


- Mục tiêu chính: Những thành viên tham gia câu lạc bộ có được các kiến thức, kĩ
năng cơ bản cho cuộc sống khi di cư tại thành phố.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Cung cấp các thông tin cơ bản về thực trạng lao động, việc làm và đời sống của
những nữ lao động di cư tại Hà Nội
+ Cung cấp các kiến thức, thông tin pháp luật liên quan đến người lao động di cư và
những kinh nghiệm khi xảy ra các tranh chấp hoặc vi phạm quyền
+ Tập huấn các kĩ năng sống cơ bản cho các thành viên
+ Tạo điều kiện cho các thành viên trong câu lạc bộ vui chơi, giải trí; tăng cường các kĩ
năng xã hội, giúp các thành viên nâng cao giá trị của bản thân.
Đối tượng và cơ cấu nhân sự của nhóm
- Đối tượng thành viên:
+ Những nữ lao động di cư đang sinh sống tại phường Yên Hòa
+ Các thành viên tham gia trên cơ sở tự nguyện.
- Cơ cấu nhân sự của nhóm
+ Ban chủ nhiệm câu lạc bộ: gồm 3 người
Chủ nhiệm câu lạc bộ: chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của câu lạc bộ
như xây dựng kế hoạch hoạt động, quản lý thu chi,…
Phó chủ nhiệm phụ trách nội dung hoạt động, các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ;
xây dựng mạng lưới cộng tác viên,…
Phó chủ nhiệm phụ trách kinh phí, chuyên trách về mảng vật chất, hậu cần cho
các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ;
+ Mạng lưới cộng tác viên: là những người có chuyên môn về các lĩnh vực liên
quan đến các nội dung hoạt động của câu lạc bộ như chuyên viên pháp luật, người làm
công tác xã hội
+ Mạng lưới hỗ trợ: đại diện các ban ngành, lãnh đạo chính quyền phường, tổ dân
phố…

Đánh giá các nguồn lực – tiềm năng và sự hỗ trợ bên ngoài – phân tích lực trường tác
động
- Nguồn lực bên trong nhóm: Học viên CTXH đã có kinh nghiệm thực hành CTXH;
Các thành viên trong nhóm có sự đoàn kết, cùng mong muốn nâng cao kỹ năng thực
hành CTXH nhóm; Các thành viên nhóm TC đều là những người đi làm có những trải
nghiệm trong thời gian họ sống ở thành phố làm việc. Hơn nữa, họ cũng tự tin, mạnh
dạn và hòa đồng hơn.
- Nguồn lực bên ngoài: có địa điểm sinh hoạt, có chính quyền địa phương, các tổ
chức đoàn thể; Các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo...
Nội dung sinh hoạt của nhóm “Cùng tương trợ”:
Buổi 1: Làm quen, giới thiệu mục đích, các nội dung sinh hoạt nhóm, xây dựng nội quy
của nhóm.
Buổi 2: Thực trạng cuộc sống của nữ lao động di cư tại thành phố (cụ thể tại phường
Yên Hòa)
Buổi 3: Những thủ tục pháp lý cần thiết để đăng kí tạm trú, tạm vắng hoặc nhập khẩu,
nhập học cho con
Buổi 4:Những vấn đề liên quan đến nhà ở, điều kiện sống của người lao động
Buổi 5:Những vấn đề liên quan đến tiền lương và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
20


Buổi 6: Những vấn đề liên quan đến kỹ năng phòng tránh các rủi ro, nguy cơ khi sống
tại thành phố (phòng tránh bị xâm hại tình dục)
Buổi 7: Những vấn đề liên quan đến tìm việc làm và ổn định đời sống cho người lao
động tại thành phố
Buổi 8: Những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tâm thần
cho người lao động di cư
Buổi 9: Các kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng giao tiếp ứng xử với cộng đồng, kỹ năng tổ
chức, sắp xếp cuộc sống, kỹ năng phòng tránh bạo lực, kĩ năng tìm kiếm sự trợ giúp và
tư duy tích cực

Buổi 10: Đánh giá, tổng kết Tổng kết
3.1.2.2. Giai đoạn 2: Khởi động và bắt đầu hoạt động
3.1.2.3. Giai đoạn 3: Tập trung hoạt động – giai đoạn trọng tâm
Dựa trên kế hoạch – dự thảo chương trình hoạt động của nhóm, tôi tiến hành 10 buổi
sinh hoạt nhóm với những nội dung cụ thể.

Thời gian: 19h30 – 20h30 thứ 4 hàng tuần

Địa điểm: Khu nhà trọ tổ 10

Thành phần tham dự:
- Các thành viên trong nhóm nữ lao động di cư
- Tôi - NVXH
* Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm
Bước 1: Công tác chuẩn bị cho một buổi sinh hoạt nhóm:
- Họp Ban chủ nhiệm:
Trước các buổi sinh hoạt, Ban chủ nhiệm cần có sự họp bàn kĩ lưỡng để thảo luận
về mục tiêu buổi sinh hoạt, những hoạt động cần triển khai trong buổi sinh hoạt và sự
phối hợp giữa các thành viên điều phối buổi sinh hoạt (co-leadership).
- Các phương tiện bổ trợ: bàn ghế, bảng, giấy, bút, tài liệu, học liệu sử dụng trong buổi
sinh hoạt;
Bước 2: Tổ chức buổi sinh hoạt (theo nội dung đã thống nhất trong kế hoạch tổng thể)
Ví dụ về chương trình của một buổi sinh hoạt đầu tiên
Hoạt động
Mục tiêu
Cách thức
Hoạt động1: Giới thiệu Nhằm đảm bảo tất cả các Người điều hành sẽ trình
mục đích và ý nghĩa của thành viên có sự hiểu bày ý nghĩa và mục đích
sinh hoạt nhóm
biết chung về ý nghĩa và của việc sinh hoạt nhóm

mục đích của sinh hoạt trước cả nhóm
nhóm
Hoạt động 2: Trò chơi - Các thành viên làm Người điều hành đề nghị
làm quen “Đặt tên đệm” quen với nhau
lần lượt từng người giới
- Tạo không khí vui vẻ, thiệu về bản thân mình
thoải mái trong buổi sinh với 3 thông tin (tên, tuổi,
hoạt
nơi ở) Cuối mỗi phần
giới thiệu, mỗi người sẽ
nói 2 từ có chữ cái đầu
giống với tên của mình
để mô tả đặc điểm của
bản thân
21


VD: Hạnh Hiền Hòa
Hoạt động 3: Xây dựng - Khuyến khích các Lấy ý kiến của tất cả các
nội quy của nhóm
thành viên trong nhóm thành viên, tổng hợp lại
tham gia xây dựng nội và viết lên tờ giấy A0
quy
- Mọi thành viên cùng
cam kết thực hiện nội
quy
Nghỉ giải lao
- Phát giấy và bút cho
các thành viên để họ tự
- Tìm hiểu mong muốn

ghi những mong đợi về
của thành viên khi sinh
những buổi họp tiếp
Hoạt động 4: Chia sẻ
hoạt nhóm
theo
mong đợi về những buổi
- Tạo bầu không khí vui
- Thu lại những ý kiến
họp nhóm
vẻ, thoải mái để mọi
của các thành viên và
người chia sẻ
dán lên bảng (tường)
- Đọc to những mong đợi
trước cả nhóm
- Thống nhất thời gian,
- Thảo luận với các
Hoạt động 5: Kế hoạch
địa điểm, nội dung và
thành viên về các vấn
cho những buổi sinh hoạt cách thức tổ chức cho
đề cho buổi sinh hoạt
tiếp theo
những buổi sinh hoạt
tiếp theo
tiếp theo
Có thể tham khảo mẫu
Hoạt động 6: Đánh giá
- Rút kinh nghiệm cho

phiếu thăm dò ý kiến ở
buổi sinh hoạt
những buổi sau
Phụ lục
3.1.2.4. Giai đoạn cuối: Lượng giá và kết thúc hoạt động nhóm
* Lượng giá Đối với nhóm TC:
- Kết quả đạt được:
+ Nâng cao hiểu biết về một số vấn đề như: đời sống của người lao động di cư ra
thành phố, các kỹ năng phòng tránh và giải quyết khi bị xâm hại tình dục; các kỹ năng
chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tâm thần… ; có được định hướng cho bản thân
đối với các vấn đề này.
+ Khi tham gia vào các hoạt động sinh hoạt nhóm những phụ nữ lao động tự do
giảm bớt phần nào mặc cảm, tự ti, vui vẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động sinh hoạt
nhóm, chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, góp phần vào việc thúc đẩy các hoạt
động thúc đẩy tiến trình hoạt động hóm và việc thực hiện các mục tiêu của nhóm.
- Hạn chế:
+ Trong thời gian đầu khi tham gia các buổi sinh hoạt nhóm còn rụt rè trong việc
chia sẻ thông tin, cảm xúc bản thân.
+ Đôi khi còn thụ động trong việc tham gia đề xuất ý kiến trong các hoạt động
của nhóm.
* Kết thúc hoạt động nhóm
22


3.2. Một số định hướng giải pháp để điều hành nhóm “Cùng tương trợ” có hiệu
quả
3.2.1. Giải pháp về tổ chức, điều hành nhóm
3.2.2. Vận dụng biện pháp khác của công tác xã hội trong hoạt động nhóm “Cùng
tương trợ”
3.2.2.1. Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về người lao động di cư tại

thành phố
3.2.2.2. Hỗ trợ cá nhân nữ lao động di cư tại thành phố
3.3. Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động nữ di cư từ nông thôn ra
thành phố
3.3.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tích cực
đào tạo nghề, tạo việc làm ở khu vực nông thôn.
3.1.2. Đảm bảo an sinh xã hội khu vực nông thôn
PHẦN KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
* Đối với các cơ quan ban ngành, chính quyền sở tại:
Hiện nay, những chính sách với người lao động di cư nói chung và di cư tự do ra
thành phố còn rất hạn chế, thiếu. Điều này dẫn đến việc giải quyết những vấn đề gặp
phải của người lao động di cư tự do tại thành phố gặp nhiều khó khăn vì không có thệ
thống văn bản pháp luật hướng dẫn . Do đó, nhà nước và các cơ quan ban ngành cần
hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách với người lao động di cư đặc biệt là lao động
di cư tự do ra thành phố.
Việc hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong đời sống của nhóm nữ lao động di
cư tự do ra thành phố cần có sự kết hợp của nhiều đơn vị, tổ chức xã hội. Địa bàn sở tại
là nơi tiếp nhận những người nhập cư vào thành phố nên chính quyền địa phương ở đây
phải có sự quản lý về nhân khẩu, tạm trú. Cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của họ
và có những chính sách tạo điều kiện cho những người lao động sống và làm việc tại
đây. Chính quyền địa phương vận động, tuyên truyền người dân sở tại có cái nhìn thiện
cảm, hòa đồng với những người lao động di cư đến đây.
Chính quyền địa phương kết hợp, tạo điều kiện cho các tổ chức, ngành CTXH
thực hiện hoạt đồng trợ giúp giải quyết những khó khăn của nữ lao động di cư đang
sinh sống tại đây.
* Đối với nhân viên công tác xã hội
Dưới góc độ CTXH, cúng ta có thể thấy người di cư có quyền được hưởng an
sinh xã hội, quyền được hưởng các chính sách và sự quan tâm của nhà nước, chính
quyền. Thông qua mô hình CTXH nhóm, nhân viên CTXH nêu lên tiếng nói của những

người lao động di cư với chính quyền sở tại nơi họ đến và chính quyền địa phương nơi
họ đi để bảo về quyền lợi và đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho họ trong cuộc sống.
Nhân viên công tác xã hội cần vận dụng kiến thức và kỹ năng để trợ giúp những
người lao động di cư giải quyết những khó khăn của họ trong cuộc sống tại thành phố.
Thông quan tìm hiểu thực trạng những vấn đề và khó khăn gặp phải, biết được những
nhu cầu của họ để từ đó đưa ra những phương pháp trợ giúp phù hợp. Nhân viên công
tác xã hội thể hiện vai trò của mình: Là người giáo dục để góp phần nâng cao nhận
thức, kỹ năng cho những người lao động đang làm việc tại thành phố; là người trung
23


gian, kết nối các nguồn lực để hỗ trợ họ giải quyết các vấn đề; là người biện hộ, đứng
về phía người lao động để bảo vệ các quyền và lợi ích cho họ; đồng thời là nhà tham
vấn tâm lý … Như vậy, sẽ giúp họ tăng năng lực để giải quyết những vấn đề trong
chính cuộc sống của họ. Đồng thời, nhân viên CTXH luôn có tinh thần nhiệt tình, thân
thiện để trợ giúp những đối tượng đó.
* Đối với các đối tượng là những nữ lao động di cư tự do tại thành phố
Cuộc sống ở thành phố của những người lao động di cư tự do luôn gặp nhiều khó
khăn, thách thức. Trước khi ra thành phố làm việc, những người nữ lao động di cư cần
trang bị các thông tin, kiến thức về nơi ở, nơi làm việc, các công việc mà họ có thể làm
ở thành phố, đồng thời trang bị các kỹ năng sống cần thiết mà họ phải có khi ở thành
phố. Khi sống và làm việc ở đây, họ cần vượt qua những khó khăn, cám dỗ biết tự tìm
đến các nguồn lực để có sự hỗ trợ trong cuộc sống. Họ có thái độ tôn trọng nơi đến và
sống hòa nhập với người dân tại đây. Tuy nhiên, có lẽ quan trọng hơn là những người
lao động ở nông thôn nói chung và nữ lao động nói riêng cần được đảm bảo và có cơ
hội tiếp cận các dịch vụ học nghề, giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe, đời sống
tinh thần ở quê hương của họ. Điều này sẽ giảm bớt tình trạng di cư ra thành phố.
* Đối với chính quyền địa phương nơi đi
Chính quyền tại các địa phương nơi đi của người di cư cần phát huy các nguồn
lực sẵn có tại địa phương để giải quyết việc làm cho người lao động tăng thu nhập, ổn

định cuộc sống…Chính quyền cần có các chính sách về vay vốn ưu đãi, giao đất nông
nghiệp tạo điều kiện cho người dân ổn định làm ăn lâu dài. Hỗ trợ dạy nghề, giới thiếu
việc làm ngay trên quê hương để giúp họ có cuộc sống tốt không có ý định di cư lên
thành phố.
KẾT LUẬN
Dòng lao động di cư nông thôn – thành thị là xu hướng tất yếu trong sự phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta. Những tác động tích cực của dòng di cư này trong
việc đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, khu vực kinh tế chính thức và
phi chính thức là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, những người lao động di cư ra thành
phố hiện nay, đặc biệt là lao động nữ đang phải đối mặt với những khó khăn, nguy cơ
về sức khỏe, giáo dục, nhà ở, an sinh xã hội, sự xâm hại... ảnh hưởng đến cuộc sống và
sự phát triển của họ. Mặt khác những chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ cho nhóm
đối tượng này còn rất chung chung, chưa có những quy định cụ thể. Trong thời gian tới
xu hướng di cư lao động nông thôn ra thành thị vẫn diễn ra và người lao động sẽ phải
đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp hơn.
Trong nghiên cứu của luận văn này, tác giả đã phân tích làm rõ hơn về các khái
niệm di cư, người lao động di cư từ nông thôn ra thành phố, đặc biệt là những đặc điểm
của nhóm nữ lao động di cư. Có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy quá trình di cư
của nhóm nữ lao động nói riêng và những người lao động tự do từ nông thôn ra thành
phố là nguyên nhân kinh tế. Mục tiêu tìm kiếm việc làm và các cơ hội tốt hơn cho cuộc
sống của họ, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình là yếu tố quyết định. Cũng cần
nhận thấy rằng các điều kiện khó khăn ở nông thôn, người nông dân mất đất nông
nghiệp, điều kiện môi trường là lực đẩy khiến họ ra đi. Tuy nhiên, quá trình ra đi đó là

24


tự phát, không có tổ chức đặc biệt hiện nay nhà nước ta chưa có những chính sách cụ
thể với các đối tượng này. Điều này dẫn đến những khó khăn của họ khi ra thành phố.
Tại các thành phố lớn, cụ thể tại địa bàn luận văn nghiên cứu về cuộc sống của

nhóm nữ lao động di cư là vô cùng khó khăn, thiếu thốn ảnh hưởng đến chất lượng
sống của họ. Những vấn đề, khó khăn họ gặp phải là: điều kiện sống thì thiếu thốn,
công việc độc hại không an toàn và thu nhập bấp bênh, không ổn định vì phần lớn họ là
những lao động giản đơn; Việc tiếp cận với các dịch vụ về an sinh xã hội và các chính
sách tại thành phố là khó khăn, không tiếp cận được vì họ là dân ngoại tỉnh, điều này
ảnh hưởng đến bản thân và gia đình, con cái; từ những khó khăn về công việc họ gặp
phải những vấn đề về sức khỏe thể chất, tâm lý, sự kỳ thị của cộng đồng… Từ đó đẩy
những người này sa vào các tệ nạn xã hội cũng như những nguy cơ bị xâm hại tại thành
phố. Từ những khó khăn, vấn đề đó, nhóm nữ lao động di cư tự do ra thành phố rất cần
sự trợ giúp hỗ trợ từ các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là sự trợ giúp
chuyên nghiệp của nhân viên CTXH và nghề CTXH.
Ngành công tác xã hội mới phát triển ở Việt Nam, nhưng nó đã và đang góp
phần đáng kể vào việc trợ giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội, từ đó, nhiều vấn
đề xã hội đã được giải quyết. Đối với nhóm nữ lao động di cư ra thành phố làm việc thì
việc vận dụng các phương pháp của công tác xã hội vào trợ giúp giải quyết những khó
khăn trong đời sống của họ là rất cần thiết và cấp bách. Trong phạm vi đề tài này, tôi
xin đề xuất mô hình CTXH nhóm trong hỗ trợ nhóm nữ lao động đang di cư tại thành
phố qua phân tích, tìm hiểu tại địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà
nội qua trình bày ở chương 3 để góp phần nâng cao nhận thức của nhóm nữ lao động di
cư tại thành phố để từ đó họ có thể cùng giải quyết những vấn đề và khó khăn trong đời
sống, việc làm hiện nay. Thông qua việc đề xuất mô hình, mong rằng các cấp chính
quyền sở tại trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tạo điều kiện và cho phép ứng dụng mô
hình.

25


×