BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------
PHAN HỒNG TRƯỞNG
DẠY HỌC MÔN MÁY ĐIỆN CỦA NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT – HUNG
THEO MODUL NĂNG LỰC THỰC HIỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
PHAN HỒNG TRƯỞNG
DẠY HỌC MÔN MÁY ĐIỆN CỦA NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT – HUNG
THEO MODUL NĂNG LỰC THỰC HIỆN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc
GS. TSKH. NGUYỄN MINH ĐƯỜNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trong luận văn là do sự tìm hiểu và
nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả
khác, nếu có, đều được trích dẫn cụ thể.
Đề tài của luận văn chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận
văn thạc sỹ nào trên toàn quốc cũng như nước ngoài và cho đến nay chưa được
công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin truyền thông nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì tôi đã cam đoan ở trên
Tác giả luận văn
Phan Hồng Trưởng
i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn :
GS. TSKH. Nguyễn Minh Đường - Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới:
Các thầy, cô trong Viện Sư phạm Kỹ thuật trường ĐHBK Hà nội. Các thầy,
cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học khoá 2011 - 2014; các bạn bè trong lớp. Ban
giám hiệu, các thầy, cô giáo trong khoa Điện - Điện tử trường ĐHCN Việt - Hung ,
đã tạo mọi điều kiện, động viên, giúp đỡ, chia sẻ để tác giả hoàn thành luận văn tốt
nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Phan Hồng Trưởng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................... vii
SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ...............................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN
..................................................................................................................................... 8
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ....................................................................................8
1.1.1. Dạy học ....................................................................................................8
1.1.2. Năng lực (Ability) ....................................................................................8
1.1.3. Năng lực thực hiện (Competency) ...........................................................9
1.2. ĐÀO TẠO THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN .............................................10
1.2.1. Triết lý của đào tạo theo NLTH .............................................................10
1.2.2. Nguyên tắc của đào tạo theo NLTH .......................................................12
1.2.3. Các đặc trưng của đào tạo theo năng lực thực hiện ................................14
1.3. DẠY HỌC THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN .............................................19
1.3.1. Xây dựng mục tiêu và lựa chọn nội dung bài học theo NLTH ..............19
1.3.2. Thực hiện dạy học theo năng lực thực hiện ...........................................21
1.3.3. Đánh giá kết quả dạy học theo năng lực thực hiện.................................21
1.4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN .26
1.4.1. Ưu điểm ..................................................................................................26
1.4.2. Nhược điểm ............................................................................................26
1.5. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ DẠY HỌC THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN ..26
1.5.1. Chương trình đào tạo phải được cấu trúc theo năng lực thực hiện: tích
hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề ..............................................................26
iii
1.5.2 Giáo viên được bồi dưỡng về dạy học theo NLTH .................................27
1.5.3. Phương tiện dạy học và cơ sở vật chất phải đáp ứng được việc dạy
học theo NLTH ................................................................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..........................................................................................29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ DẠY MÔN MÁY ĐIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT – HUNG.....................................................................30
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG ..30
2.2. CHỦ CHƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA NHÀ TRƯỜNG VỀ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ...............................................................................31
2.2.1. Chủ trương của nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học...............31
2.2.2. Một số biện pháp của nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học .....31
2.3. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN
CÔNG NGHIỆP ...................................................................................................32
2.3.1. Mục tiêu, nội dung và kế hoạch đào tạo toàn khoá nghề điện công
nghiệp ...............................................................................................................32
2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN MÁY ĐIỆN ...........................................................38
2.4.1. Vị trí môn học .........................................................................................38
2.4.2. Tính chất môn học ..................................................................................38
2.4.3. Đặc điểm môn học ..................................................................................38
2.5. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC MÁY ĐIỆN ......................39
2.5.1. Mục tiêu ..................................................................................................39
2.5.2. Nội dung .................................................................................................39
2.6. THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC MÔN MÁY ĐIỆN TẠI TRƯỜNG ĐHCN
VIỆT - HUNG THEO MODUL NĂNG LỰC THỰC HIỆN ..............................48
2.6.1. Năng lực của giáo viên ...........................................................................48
2.6.2. Trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất để dạy học môn Máy điện theo
modul năng lực thực hiện. ................................................................................49
2.6.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về đổi mới
phương pháp dạy học .......................................................................................50
iv
2.6.4. Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .........................................................................................53
CHƯƠNG III: DẠY HỌC MÔN MÁY ĐIỆN THEO MODUL NĂNG LỰC THỰC
HIỆN TẠI TRƯỜNG ĐHCN VIỆT - HUNG ..........................................................54
3.1. Chủ trương của nhà nước về đào tạo theo modul năng lực thực hiện ...........54
3.2. Cấu trúc lại chương trình môn máy điện theo modul năng lực thực hiện .....54
3.3. Quy trình thiết kế bài giảng theo modul năng lực thực hiện .........................57
3.3.1. Xác định mục tiêu bài học theo modul NLTH .......................................57
3.3.2. Xây dựng nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo tiếp cận NLTH .................................................................................57
3.3.3. Xây dựng nội dung bài giảng .................................................................59
3.3.4. Lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp trong điều kiện
có thể.................................................................................................................59
3.3.5. Thiết kế các hoạt động dạy học ..............................................................60
3.3.6. Rà xét lại và hoàn thiện bài giảng ..........................................................60
3.4. Yêu cầu đối với một bài giảng theo năng lực thực hiện ................................60
3.4.1. Về mục tiêu.............................................................................................60
3.4.2. Về cấu trúc ..............................................................................................60
3.4.3. Về nội dung ............................................................................................60
3.4.4. Về phương pháp .....................................................................................61
3.5. Xây dựng một số bài giảng môn máy điện theo modul NLTH .....................61
3.5.1. Bài 1: QUẤN MÁY BIẾN ÁP 1 PHA CỠ NHỎ ...................................62
3.5.2. Bài 2: LÓT CÁCH ĐIỆN VÀ LÀM KHUÔN QUẤN DÂY ...............78
3.5.3. Bài 3: QUẤN VÀ LỒNG BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA
..........................................................................................................................92
3.6. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................103
3.6.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm....................................................103
3.6.2. Đối tượng thực nghiệm.........................................................................104
3.6.3. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................104
v
3.6.4. Phương pháp và quy trình thực nghiệm ...............................................104
3.6.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................105
3.6.6 Ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm ........107
3.6.7. Đánh giá chung .....................................................................................109
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................110
KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................113
PHỤ LỤC ................................................................................................................115
vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
TT
Cụm từ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
1
CNH- HĐH
Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
2
CNTT
Công nghệ thông tin
3
DH
Dạy học
4
ĐC
Đối chứng
5
ĐT
Đào tạo
6
ĐHCN
Đại học công nghiệp
7
GV
Giáo viên
8
HS, SV
Học sinh, Sinh viên
9
KĐB
Không đồng bộ
10
MĐ
Máy điện
11
ND
Nội dung
12
NLTH
Năng lực thực hiện
13
PP
Phương pháp
14
PP AGR
Phương pháp Angorit hóa
15
PPDH
Phương pháp dạy học
16
PPMP
Phương pháp mô phỏng
17
PPNVĐ
Phương pháp nêu vấn đề
18
PT
Phương tiện
19
PTDH
Phương tiện dạy học.
20
TN
Thực nghiệm
21
SPKT
Sư phạm kỹ thuật
22
SV
Sinh viên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Danh mục MH, modul đào tạo bắt buộc, thời gian và phân bổ thời
gian................................................................................................. 36
Bảng 2.2. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian của môn Máy điện ........ 39
Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH
....................................................................................................... 50
Bảng 2.4. Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học ............ 51
Bảng 3.1 Kết quả đánh giá của giáo viên tham gia thực nghiệm ................. 107
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá của học sinh tham gia thực nghiệm ................... 108
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Các thành tố cấu thành năng lực thực hiện .................................... 10
Hình 1.2. Sơ đồ triết lý của đào tạo theo năng lực thực hiện .......................... 12
Hình 1.3. Sơ đồ phân tích nghề DACUM ....................................................... 16
Hình 2.1 Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của
việc đổi mới PPDH ......................................................................... 50
Hình 2.2 Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học ..................................... 52
Hình 3.1 Quy trình thiết kế bài giảng theo NLTH ......................................... 57
Hình 3.2 Lõi thép máy biến áp ........................................................................ 64
Hình 3.3 Thân khuôn máy biến áp .................................................................. 65
Hình 3.4: Má ốp thân khuôn ........................................................................... 66
Hình 3.5: Khuôn quấn dây .............................................................................. 66
Hình 3.6: Phương pháp quấn dây .................................................................... 67
Hình 3.7: Phương pháp lấy đầu dây ra ............................................................ 67
Hình 3.8: Ghép lõi thép ................................................................................... 68
Hình 3.9: Xác định kích thước bìa cách điện rãnh stato ................................. 80
Hình 3.10: Lót cách điện rãnh stato ................................................................ 80
Hình 3.11: Lót cách điện pha .......................................................................... 81
Hình 3.12: Hình dáng khuôn quấn dây ........................................................... 82
Hình 3.13: Xác định kích thước khuôn quấn dây ........................................... 83
Hình 3.14: Gia công má ốp khuôn quấn ......................................................... 84
Hình 3.15: Phương pháp quấn dây .................................................................. 94
Hình 3.16: Sơ đồ trải bộ dây stato................................................................... 94
Hình 3.17: Thao tác lồng và chải dây trong rãnh ............................................ 95
Hình 3.18: Thao tác úp bìa cách điện miệng rãnh .......................................... 95
ix
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, đào
tạo một nguồn nhân lực có chất lượng cao đang trở thành một vấn đề cấp bách. Để
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và hội
nhập quốc tế, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội đã trở thành một vấn đề cấp thiết.
Bước sang cơ chế thị trường, định hướng đào tạo hướng cung (suply driven)
đã không còn phù hợp. Ngày nay, với quy luật cung - cầu của thị trường lao động,
đào tạo phải hướng tới đáp ứng tối đa được nhu cầu lao động kỹ thuật của khách
hàng về chất lượng, số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ; do vậy để
tồn tại và phát triển, các trường dạy nghề phải chuyển sang đào tạo theo "hướng
cầu" (demand driven). Hầu hết các nước phát triển đã tiến hành cải cách đào tạo từ
những năm 1980 đến nay, và một trong những nội dung cải cách đó là chuyển đào
tạo từ "hướng cung" sang "hướng cầu", hướng tới việc làm. Để chuyển đổi đào tạo
từ hướng cung sang hướng cầu, một vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải chuyển
đổi phương thức đào tạo truyền thống với quy định về nội dung và thời lượng đào
tạo cứng nhắc, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành và tổ chức đào tạo theo niên chế
sang phương thức đào tạo NLTH linh hoạt theo học chế tín chỉ.
Ở nước ta, Báo cáo về tình hình giáo dục của Chính phủ trình Quốc hội vào
tháng 9 năm 2004 đã đề ra giải pháp: "Ở các trường dạy nghề, TCCN, cao đẳng, đại
học cần mạnh dạn giảm bớt giờ lên lớp, tăng thời gian tự học, thời gian ôn luyện,
thảo luận chuyên đề, để tạo điều kiện áp dụng các công nghệ dạy học hiện đại và
tiếp nhận các mô hình giáo dục tiên tiến. Khẩn trương triển khai học chế tín chỉ ở
các trường đại học, cao đẳng và giáo dục nghề nghiệp" (3).
Luật Giáo dục 2005 cũng đã nêu rõ: "Phương pháp giáo dục nghề nghiệp
phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng lý thuyết để giúp người học có
khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc" (1)
1
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế cũng đã nêu rõ: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo
hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành
năng lực nghề nghiệp cho người học” (4) .
Mặt khác, trong tiến trình hội nhập, Việt nam đã là thành viên thứ 150 của
tổ chức thương mại thế giới WTO và Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Hiệp định
ASEAN. Theo đó, phải phát triển nhanh chóng hệ thống GDNN đạt chuẩn khu vực
và chuẩn quốc tế để hội nhập.
Trong khi đó, hệ thống GDNN đang bộc lộ nhiều yếu kém, đặc biệt là đào
tạo chưa gắn với sử dụng, phần lớn là đào tạo theo cái mà nhà trường có, chưa đào
tạo theo cái mà khách hàng cần, do vậy chất lượng đào tạo thấp, dẫn đến một
nghịch lý là một tỉ lệ không nhỏ HS tốt nghiệp không tìm được việc làm trong khi các
doanh nghiệp lại đang thiếu lao động kỹ thuật nghiêm trọng và đang phải nhập khẩu
lao động.
Xác định được yêu cầu đó trong Chiến lược p h á t t r i ể n giáo dục 2001
– 2010 đã khẳng định cần “ Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục
theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt
Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; Nâng
cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế ; Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc
học các trình độ đào tạo...”(3).
Năm 2008 Tổng cục dạy nghề đã có chủ trương đào tạo nghề theo modul
và NLTH. Thực hiện chủ trương này, TCDN đã tổ chức biên soạn và ban hành
chương trình khung cho 48 nghề đào tạo theo mô đun đã phản ánh sự bắt nhịp
nhậy bén với xu thế đào tạo nghề trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên sự nhận
thức về mặt lý luận về phương thức đào tạo mới theo mô đun và “ năng lực thực
2
hiện” còn nhiều hạn chế, do vậy các trường đang gặp rất nhiều khó khăn trong
việc triển khai thực hiện những chương trình khung này.
Bên cạnh đó, sản xuất luôn thay đổi. Với sự phát triển của khoa học và công
nghệ, kỹ thuật đã tạo nên sự thay đổi lớn trong tất cả các lĩnh vực của xã hội trong
đó có cả ngành Điện, đó là sự xuất hiện của các nguồn năng lượng điện khác ngoài
thuỷ điện và nhiệt điện như năng lượng điện nguyên tử, năng lượng điện mặt trời...
Để đáp ứng được sự thay đổi đó đòi hỏi chương trình đào tạo cần được đổi mới
liên tục để phù hợp với yêu cầu của sản xuất.
Trường Đại hoc Công nghiệp Việt - Hung đã và đang đẩy mạnh triển khai việc
đổi mới chương trình, giáo trình và các phương pháp dạy học trong tất cả các môn
học và trong tất cả các hệ đào tạo bảo đảm phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà
trường và nhu cầu của xã hội.
Về phương pháp giảng dạy, với đặc thù là trường đào tạo các nghành thuộc khối
kỹ thuật thuộc các bậc học khác nhau, trong đó nghề Điện công nghiệp có nhiều
môn học có nội dung phức tạp, có tính trừu tượng hoá cao và cần cập nhật nhiều
kiến thức công nghệ mới nên để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy,
nhà trường đã đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy, các thiết bị dạy
học hiện đại, khuyến khích ứng dụng CNTT và các phương pháp giảng dạy mới vào
quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, việc triển khai đào
tạo theo modul và NLTH đang thiếu kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Dạy học môn Máy điện của nghề
điện công nghiệp tại trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung theo modul năng
lực thực hiện” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Ngoài nước
Dạy học theo NLTH đã được xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước
cùng với sự ra đời của thuyết hành vi trong dạy học. Năm 1970 trường Đại học
Ohio của Mỹ đã có những nghiên cứu triển khai trong việc xây dựng các bộ modul
3
đào tạo giáo viên dạy nghề dựa trên sự thực hiện. Cuối của thế kỷ 20, đào tạo đào
tạo theo NLTH đã trở thành một xu thế phổ biến trong giáo dục nghề nghiệp trên
thế giới và được nhiều nhà khoa học quan tâm. Ở Úc có công trình "Thiết kế
chương trình đào tạo theo NLTH" của Bruce Markenzie
(14)
. Ở Hoa kỳ có công
trình "Sổ tay thiết kế chương trình đào tạo theo NLTH" của W.E.Blank, ở Anh có
công trình "Thiết kế đào tạo theo NLTH" của S. Fletcher (15). Tổ chức Lao động thế
giới đã khuyến cáo đào tạo nghề theo "Modul kỹ năng hành nghề" (MES), đã biên
soạn gần 100 bộ chương trình đào tạo nghề ngắn hạn theo MES tích hợp giữa lý
thuyết và thực hành, học xong mỗi modul người học được cấp chứng chỉ để hành
nghề và nhiều công trình khác (16),...
2.2. Trong nước
Ở nước ta, đào tạo nghề theo năng lực hành nghề lần đầu tiên được Viện
Khoa học Dạy nghề đề cập đến vào năm 1986. Sau đó, đào tạo nghề ngắn hạn theo
Modul kỹ năng hành nghề (MES) và NLTH đã được một số nhà khoa học tiếp tục
nghiên cứu như: Nguyễn Minh Đường (1993) đã có các công trình: "Modul kỹ năng
hành nghề - Phương pháp tiếp cận và hướng dẫn sử dụng"(5), "Đào tạo nghề theo
NLTH" (2004)(6), Nguyễn Đức Trí đã có các công trình như: "Đào tạo nghề dựa
trên NLTH - khái niệm và những đặc trưng cơ bản" (1995)
(12)
, "Tiếp cận đào tạo
nghề dựa trên NLTH và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề" (1996)
(13)
. Cũng đã có
một số luận án Tiến sĩ và Luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về đào tạo theo NLTH như
Luận án Tiến sỹ của Vũ Xuân Hùng (2011): “Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh
viên đại học sư phạm kỹ thuật trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực
hiện”(7), Luận văn thạc sỹ của Ngô Tiến Thắng (2010) “Dạy học môn Đo lường điện
theo năng lực thực hiện tại trường Trung cấp nghề Cơ khí Xây dựng”… Tuy nhiên,
dạy học theo NLTH ở nước ta hiện nay vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ, và cũng
chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Dạy học môn Máy Điện của nghề điện công
nghiệp theo modul năng lực thực hiện”.
4
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vận dụng cơ sở lý luận dạy học theo NLTH để xây dựng giáo án và dạy học
môn Máy điện tại trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung theo modul năng lực
thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
* Khách thể nghiên cứu: “Quá trình dạy và học môn Máy điện ở trường Đại
học Công nghiệp Việt - Hung”.
* Đối tượng nghiên cứu: Dạy học môn Máy điện tại trường Đại học Công
nghiệp Việt - Hung theo modul NLTH.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích, đề tài hướng tới giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận về dạy học theo NLTH;
- Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy và học môn “Máy điện” của nghề Điện
công nghiệp tại trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung;
- Vận dụng lý luận dạy theo NLTH để biên soạn 3 bài giảng môn “Máy
điện” của nghề Điện công nghiệp tại trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung theo
modul NLTH;
- Thực nghiệm sư phạm 3 bài giảng trên để minh chứng cho giả thuyết khoa
học và tính khả thi của việc dạy học môn Máy điện theo modul NLTH.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay chất lượng dạy học môn Máy điện tại trường Đại học Công nghiệp
Việt - Hung chưa cao do chưa vận dụng được những phương pháp dạy học hiện đại
vào quá trình dạy học. Nếu xây dựng bài giảng và thực hiện dạy học theo modul
NLTH thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học môn Máy điện tại trường Đại học
Công nghiệp Việt - Hung.
5
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu biên soạn bài giảng môn học Máy điện tại trường
Đại học Công nghiệp Việt – Hung theo modul NLTH.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu nên luận văn chỉ biên soạn, giảng thử 03
bài học môn Máy diện theo modul NLTH, cụ thể là:
- Bài 1: Quấn máy biến áp 1 pha cỡ nhỏ.
- Bài 2: Lót cách điện và làm khuôn quấn dây động cơ KĐB 3 pha.
- Bài 3: Quấn và lồng bộ dây Stato động cơ KĐB 3 pha kiểu đồng tâm đơn.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu tác giả đã sử dụng
các nhóm phương pháp sau đây để nghiên cứu luận văn:
*Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn kiện, tài liệu, văn bản, sách, báo… có
liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo
sát bằng phiếu hỏi lấy ý kiến các chuyên gia, Cán bộ quản lý, GV, HS (trong đó 02
chuyên gia, 07 cán bộ, 10 giáo viên và 24 học sinh) để đánh giá thực trạng về dạy
học môn Máy điện và về hiệu quả thực nghiệm các bài giảng nêu trên theo modul
NLTH tại trường.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn quá trình dạy học theo modul
NLTH.
- Thực nghiệm sư phạm: để minh chứng cho giả thuyết khoa học đã đề ra.
- Phương pháp chuyên gia: Nhằm thu thập thêm những thông tin, ý kiến
khách quan để đánh giá thực trạng cần thiết bổ sung cho những nhận xét và đánh
giá của đề tài.
6
- Phương pháp tọa đàm: Đàm thoại, thảo luận, trao đổi rút kinh ngiệm.
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lý và đánh giá chính xác kết quả thực
nghiệm, rút ra kết luận và khẳng định tính khả thi của đề tài.
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn được chia thành 03 phần chính
- Phần mở đầu: Trình bày lý do, mục đích chọn đề tài, nhiệm vụ, phương
pháp nghiên cứu…
- Phần nội dung: Gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo năng lực thực hiện
Chương 2: Thực trạng về dạy học môn “Máy điện” tại trường Đại học Công
nghiệp Việt - Hung
Chương 3: Dạy học môn “Máy điện” của nghề điện Công nghiệp tại trường
Đại học Công nghiệp Việt - Hung theo modul năng lực thực hiện.
-
Phần kết luận và kiến nghị
7
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Dạy học
Dạy là hoạt động của Giáo viên (người dạy), trong quá trình dạy học. Dạy là
cách thức truyền đạt kinh nghiệm đã được tích luỹ của một người đi trước cho thế
hệ đi sau trong một tiến trình giáo dục. Với quan điểm dạy học lấy người học làm
trung tâm, dạy là sự tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn người học phương pháp học, cách
thức tìm hiểu, phát hiện và lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ để thay
đổi nhân cách của mình.
Học là hoạt động của học sinh (người học), là sự tự giác, tích cực huy động
mọi chức năng tâm lý từ cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ
đến tình cảm ý chí và hoạt động để tìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức, hình
thành kỹ năng và thái độ, dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhân cách dưới sự chỉ
đạo, hướng dẫn của người dạy.
Dạy học là một thuật ngữ kép, bao gồm hai hoạt động dạy và học. Hai hoạt
động này gắn liền với nhau một cách biện chứng. Không có dạy thì không có học
mà chỉ có thể tự học; ngược lại, không có học thì cũng không có dạy. Mặt khác, dạy
kiểu gì, bằng phương pháp nào thì học sẽ được tiến hành bằng phương pháp đó. Bởi
vậy, dạy học là một quá trình tương tác thống nhất, biện chứng giữa người dạy và
người học qua đó, các nhiệm vụ và mục đích của giáo dục được thực hiện.
1.1.2. Năng lực (Ability)
Năng lực là các thuộc tính tâm lý của mỗi con người, phù hợp với yêu cầu
của một loại hoạt động nhất định. Mỗi một cá nhân có các năng lực ở các mức
độ khác nhau.
Tuy nhiên, năng lực mới chỉ là tiềm năng của mỗi người, được hình dung
8
một cách khái quát chung chung mà chưa được thể hiện bằng những hành động
cụ thể, do vậy cũng chưa thể hiện được trình độ của năng lực. Để thể hiện được
năng lực này, cần được minh chứng bằng những hoạt động cụ thể.
1.1.3. Năng lực thực hiện (Competency)
“Năng lực thực hiện” là thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh dùng trong các tài
liệu của nhiều tác giả trình bày về quan điểm đào tạo theo tiếp cận NLTH.
- Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp của Mêhicô: NLTH là khả năng sản xuất
của một cá nhân, khả năng đó được đo lường và xác định trong việc thực hiện một
nội dung lao động xác định.
- Theo Học viện quốc gia Empleo-Tây Ban Nha: NLTH là sự thực thi có
hiệu quả nhiệm vụ của một nghề nghiệp có liên quan đến yêu cầu các cấp trình độ
của vị trí làm việc. NLTH không chỉ là khả năng thực hiện các hoạt động chuyên
môn đơn thuần mà còn bao hàm cả khả năng phân tích, khả năng ra quyết định,
xử lý thông tin và những phẩm chất tâm lý đạo đức được xem là cần thiết cho sự
thực hiện hoàn hảo các nhiệm vụ của nghề.
Ở Việt Nam tiếp cận NLTH cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm như:
- Nguyễn Đức Trí cho rằng “Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được
các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng
nhiệm vụ công việc đó”(12).
- Nguyễn Minh Đường đưa ra khái niệm: "NLTH là những kiến thức, kỹ
năng và thái độ cần thiết để người lao động có thể thực hiện được công việc của
nghề đạt chuẩn quy định trong những điều kiện cho trước" (6).
9
Hình 1.1 Các thành tố cấu thành năng lực thực hiện
Như vậy, NLTH bao gồm 3 thành tố là kiến thức, kỹ năng và thái độ hoà
quyện vào nhau, không tách rời nhau để tạo nên năng lực cho người học có thể thực
hiện được những công việc cụ thể cuả một nghề đạt được chuẩn quy định mà nhà sử
dụng lao động, thị trường lao động yêu cầu trong những điều kiện cụ thể cho trước.
Những công việc của nghề có thể là công việc chân tay như xây nhà, tiện một chi
tiết máy, cũng có thể là một công việc về tư duy như xây dựng một bản kế hoạch,
chuẩn đoán các sự cố, hỏng hóc của thiết bị, giải quyết các tình huống, các vấn đề
nẩy sinh trong sản xuất,…Do vậy, trong đào tạo, cần hình thành cho người học cả
kỹ năng chân tay lẫn kỹ năng tư duy.
1.2. ĐÀO TẠO THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN
1.2.1. Triết lý của đào tạo theo NLTH
1.2.1.1. Học để thành thạo các công việc của nghề, để có cơ hội tìm được việc làm
Theo triết lý này, đào tạo nghề phải làm sao để người học sau khi học xong
khóa đào tạo sẽ có cơ hội để tìm được việc làm. Điều này có thể hiểu là học nghề
không phải chỉ để biết mà cái chính là để làm, người học phải có được những năng
lực cần thiết với mức độ thành thạo các công việc của nghề phù hợp với yêu cầu của
10
nhà tuyển dụng lao động thì mới có cơ hội tìm được việc làm.
1.2.1.2. Chuẩn nghề nghiệp là thước đo của sự thành thạo công việc của nghề.
Triết lý này đề ra yêu cầu về sự thành thạo công việc của nghề là phải đạt
được những tiêu chuẩn quy định, thường được gọi là chuẩn nghề nghiệp. Những
chuẩn này được xây dựng dựa trên đặc thù của công việc mỗi nghề theo yêu cầu của
sản xuất và là yêu cầu mà mọi người lao động và học sinh học nghề phải đạt được.
Trong dạy học theo NLTH, mục tiêu của các bài học và mục tiêu đào tạo của
khóa học phải được xây dựng dựa trên các chuẩn nghề nghiệp thực tế của các ngành
công nghiệp hay dịch vụ. Những chuẩn này phụ thuộc vào mức độ hiện đại của các
công nghệ và thiết bị được ứng dụng trong từng lĩnh vực sản xuất và thay đổi theo
sự phát triển của sản xuất. Do vậy, mục tiêu đào tạo nói chung và mục tiêu dạy học
nói riêng cũng phải thường xuyên thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất
trong quá trình phát triển dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ.
1.2.1.3 .Để thành thạo công việc cần có những điều kiện nhất định.
Học nghề chủ yếu là học sản xuất, do vậy, cũng như trong sản xuất, người
học cần có những điều kiện cần thiết như: máy móc, thiết bị, công cụ, điện, ánh
sáng, … để có thể thực hiện được các công việc của nghề đạt chuẩn quy định và
phát triển năng lực của mình trong quá trình học tập. Những điều kiện này cũng cần
đảm bảo đầy đủ về chất lượng và số lượng cần thiết theo yêu cầu của từng công việc
của nghề thì người lao động, người học mới có thể thực hiện được những công việc
đạt chuẩn quy định.
Triết lý này đã đề ra một yêu cầu đối với dạy học theo NLTH là phải có đầy
đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết thì việc dạy học mới có kết quả.
Tóm lại, triết lý của đào tạo theo NLTH là dạy học phải gắn với sản xuất, với
việc làm và trong điều kiện càng giống với môi trường sản xuất thực tế càng tốt.
Triết lý của đào tạo theo NLTH có thể được mô tả như ở hình 1.2.(9)
11
Hình 1.2. Sơ đồ triết lý của đào tạo theo năng lực thực hiện
1.2.2. Nguyên tắc của đào tạo theo NLTH
Đào tạo theo NLTH cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây (3):
1.2.2.1. Các NLTH phải được xác định từ yêu cầu của sản xuất và được công bố
trước.
Điều này có nghĩa rằng khi xây dựng chương trình đào tạo nghề theo NLTH
cần xác định chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo để xác định mục tiêu đào
tạo của các nghề theo yêu cầu của sản xuất. Để làm được điều này, chương trình
đào tạo cần được tiến hành theo phương pháp phân tích nghề để xác định được các
năng lực thực hiện các công việc của từng nghề theo yêu cầu của thị trường lao
động. Nguyên tắc này cũng nói lên rằng chương trình đào tạo cần được thường
xuyên cải tiến để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất luôn phát triển.
Mục tiêu đào tạo của mỗi nghề hay chuẩn đầu ra của CTĐT cần được công
bố với người học và người sử dụng lao động trước khi tiến hành thực hiện các khóa
12
đào tạo. Đây là một yêu cầu bức thiết để đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.
1.2.2.2. Các tiêu chí, chuẩn đánh giá và điều kiện thực hiện phải được công bố
công khai trước cho người học.
Nguyên tắc này đòi hỏi người dạy phải công bố rõ ràng, cụ thể mục tiêu đào
tạo và các tiêu chí đánh giá kết quả học tập cũng như các điều kiện cần thiết cho
người học trước khi thực hiện quá trình đào tạo để người học có định hướng rõ ràng
mục tiêu cần đạt và phấn đấu để đạt được trong quá trình học tập.
Điều đó có nghĩa là phải cho người học biết cụ thể và chính xác những năng
lực nào họ cần đạt?, đạt tới chuẩn nào?, trong điều kiện nào? và kết thúc khoá học
sẽ được đánh giá như thế nào ? để họ không bị động mà ngược lại, có thể phát huy
được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập để đạt kết quả
mong muốn. Việc thực hiện nguyên tắc cơ bản này đòi hỏi Giáo viên phải đổi mới
phương pháp dạy, đặc biệt là phương pháp đánh giá, không được đánh giá theo
phương pháp truyền thống không theo chuẩn hoặc dựa vào chuẩn tương đối, so sánh
thành tích giữa những người học với nhau. Thay vào đó, phải đánh giá theo tiêu chí
và chuẩn NLTH từng công việc của nghề.
1.2.2.3. Học thành thạo từng NLTH trước khi chuyển qua NLTH khác
Bản chất của dạy và học theo năng lực thực hiện là học đến đâu thành thạo
công việc đến đó để cuối cùng người học cơ hội tìm được việc làm. Điều này đòi
hỏi GV phải dạy thực hiện từng công việc một, học cho đến khi người học có năng
lực làm thành thạo công việc đó đạt chuẩn quy định, nếu chưa thành thạo thì chưa
chuyển sang học công việc khác. Như vậy, sau khi học hết chương trình khóa học
người học sẽ có khả năng thực hiện thành thạo mọi công việc của nghề để có thể
tìm được việc làm.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải thay đổi chương trình đào tạo từ cấu trúc
môn học sang cấu trúc mô đun NLTH từng nhiệm vụ, từng công việc của nghề. Mặt
khác, dạy học cũng phải chuyển từ dạy học theo môn học sang dạy học theo NLTH
từng công việc của nghề.
13
1.2.2.4. Quan tâm đến kết quả, ít quan tâm đến thời gian
Trong đào tạo theo NLTH, người ta quan tâm đến kết quả mà người học cần
đạt được, kết quả cuối cùng là năng lực cần thiết mà mà người học cần có để thực
hiện thành thạo từng công việc của nghề. Tùy thuộc vào điều kiện dạy học và năng
lực của người học mà thời gian dạy học để HS thành thạo công việc có thể thay đổi
cho phù hợp. Thời gian học tập cho từng công việc được thiết kế ban đầu chỉ mang
tính kế hoạch, tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng lớp học, thời gian dạy học từng
NLTH có thể thay đổi cho phù hợp.
1.2.2.5. Tạo điều kiện cho người học học theo nhịp độ riêng và bảo đảm các điều
kiện cần thiết để thực hiện.
Nguyên tắc này đề ra yêu cầu đối với đào tạo nghề là mỗi người học cần có
đủ phương tiện, thiết bị cần thiết để có thể học tập, đặc biệt là để thực hành từng
công việc của nghề cho đến khi thành thạo. Nói một cách khác, dạy nghề không thể
"dạy chay". Nguyên tắc cơ bản này cũng đòi hỏi phải phân hóa trong dạy học, dạy
học theo nhóm nhỏ và tiến tới cá thể hóa trong dạy học.
1.2.2.6. Đánh giá kết quả học tập theo NLTH
Nguyên tắc này đòi hỏi dạy học theo NLTH phải đánh giá kết quả học tập
theo chuẩn NLTH, không thể đánh giá theo phương pháp truyền thống: Lý thuyết
tách rời thực hành và thái độ, không có chuẩn cụ thể, rõ ràng. Nói một cách khác,
đào tạo theo NLTH đòi hỏi phải đổi mới cách đánh giá.
1.2.3. Các đặc trưng của đào tạo theo năng lực thực hiện
1.2.3.1. Tiếp cận đầu ra
Đặc điểm cơ bản nhất có ý nghĩa trung tâm của đào tạo nghề theo NLTH là
nó không tập trung vào việc cung cấp thật nhiều kiến thức cho người học (tiếp cận
nội dung) mà chú trọng vào kết quả, vào đầu ra của quá trình dạy học, điều đó có
nghĩa là sau khi kết thúc bài học, khoá học, người học sẽ có được những năng lực
gì? Có thể làm được những công việc nào? Việc thực hiện các công việc đó đạt
14