BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------ĐỖ THANH VÂN
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP
THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ MINH CHỨNG
TRONG QUÁ TRÌNH TỰ KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
CHUYÊN SÂU: QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KHANG
Hà Nội – Năm 2010
0
MỤC LỤC
Mục lục
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, hình vẽ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Chất lượng
1.1.2 Kiểm định chất lượng dạy nghề
1.2 Cơ sở pháp lý
1.2.1 Luật Dạy nghề
1.2.2 Các văn bản quy phạm pháp luật khác về kiểm định chất lượng
dạy nghề
1.3 Các phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng
1.3.1 Các khái niệm
1.3.2 Các phương pháp thu thập thông tin
1.3.2.1 Thông tin ở dạng định lượng:
1.3.2.2 Thông tin ở dạng định tính:
1.3.3. Các phương pháp xử lý minh chứng
1.3.4 Các phương pháp phân tích dữ liệu thống kê
1.4 Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG DẠY NGHỀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Lịch sử phát triển Kiểm định và Tự kiểm định chất lượng dạy nghề
ở Việt Nam
2.1.1 Sơ lược về hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học và
trung cấp chuyên nghiệp Việt Nam
2.1.2. Kiểm định chất lượng trong hệ thống dạy nghề Việt Nam
2.2 Các hình thức tổ chức Kiểm định và Tự kiểm định chất lượng dạy
nghề tại Việt Nam
2.2.1. Kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề
2.2.2. Kiểm định chất lượng chương trình dạy nghề
2.2.3 Quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề
1
Trang
1
4
5
6
7
8
13
13
13
14
15
15
17
21
21
22
22
23
24
25
26
27
27
27
27
31
31
32
32
2.3 Những tồn tại của việc thu thập, phân tích và xử lý minh chứng
trong quá trình Tự kiểm định chất lượng dạy nghề.
2.4 Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN THU THẬP,
PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ MINH CHỨNG
3.1 Khảo sát các chỉ số thuộc định tính, định lượng hoặc vừa định tính
và định lượng trong Hệ thống tiêu chí tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
Trường cao đẳng nghề.
3.1.1 Phân tích Hệ thống tiêu chí tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
Trường cao đẳng nghề:
3.1.2 Khảo sát các chỉ số thuộc định tính, định lượng hoặc vừa định
tính và định lượng trong Hệ thống tiêu chí tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng Trường cao đẳng nghề
3.2 Hướng dẫn sử dụng các phương pháp thu thập, phân tích và xử lý
minh chứng trong tài liệu bồi dưỡng lớp tự kiểm định của Vụ kiểm
định chất lượng dạy nghề (TCDN).
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, hồ sơ
3.2.2 Phương pháp quan sát
3.2.3 Phương pháp phỏng vấn
3.2.4 Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu, bảng hỏi
3.2.5 Các phương pháp xử lý và phân tích minh chứng:
3.3 Lựa chọn phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng để
thực hiện đối với tiêu chí 5 “Chương trình, giáo trình”:
3.3.1 Các văn bản tham chiếu:
3.3.2 Sử sụng phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu, bảng hỏi và
các nguyên tắc thiết kế phiếu, bảng hỏi để thiết kế các phiếu liên quan
đến các tiêu chuẩn trong đến tiêu chí 5
3.4 Tổ chức bồi dưỡng thành viên tham gia Tự kiểm định
3.5 Xây dựng thời gian biểu, xác định các công việc và thời gian thực
hiện theo biểu đồ Gantt
3.6 Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
2
36
37
38
38
38
38
39
39
40
41
42
43
44
44
52
71
73
75
76
79
81
83
111
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8
PHỤ LỤC 9
PHỤ LỤC 10
PHỤ LỤC 11
114
117
119
121
123
125
127
129
3
LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trong thời gian qua ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý Thầy, Cô giáo trong Khoa
Sư phạm Kỹ thuật – Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, các đồng nghiệp và gia
đình, đặc biệt là sự quan tâm góp ý thường xuyên thông qua các buổi gặp trực tiếp
và e-mail của PGS.TS Nguyễn Khang. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Khang, người đã trực tiếp hướng dẫn và giành thời
gian để góp ý, chỉnh sửa bản thảo của luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Vụ kiểm định chất lượng dạy
nghề (TCDN), lãnh đạo và cán bộ IIG Việt Nam - đại diện Viện khảo thí giáo dục
Hoa Kỳ tại Việt Nam. Xin cảm ơn Ban giám hiệu; Phòng Kiểm định & NCKH
Trường Cao đẳngnghề thành phố Hồ Chí Minh đã động viên, giúp đỡ cung cấp số
liệu, tài liệu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm của
bản thân còn nhiều hạn chế, do đó luận văn không thể tránh khỏi những sai sót nhất
định, rất mong quý Thầy, Cô và các anh chị đồng nghiệp xem xét, đóng góp ý kiến
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Tác giả
Đỗ Thanh Vân
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trong luận văn này là do sự tìm tòi,
nghiên cứu và vận dụng những kinh nghiệm thực tế trong quá trình tổ chức Tự kiểm
định tại trường tôi và kiến thức trong các lớp đào tạo kiểm định viên mà tôi đã theo
học và kinh nghiệm trong quá trình giảng bài cho các lớp tự kiểm định, các lớp đào
tạo kiểm định viên và quá trình đi kiểm định tại các trường trong cả nước. Mọi kết
quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác (nếu có) đều được trích dẫn
nguồn gốc.
Luận văn này cho đến nay chưa từng được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng
bảo vệ luận văn nào trên toàn quốc và cho đến nay chưa hề được công bố trên bất
kỳ phương tiện thông tin nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan ở trên
Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Tác giả
Đỗ Thanh Vân
5
DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT
1
Bộ LĐTBXH
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
2
Bộ GD & ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
3
CTDN
Chương trình dạy nghề
4
CSĐT
Cơ sở đào tạo
5
CSDN
Cơ sở dạy nghề
6
ĐBCL
Đảm bảo chất lượng
7
ĐKĐ
Đoàn kiểm định
8
TKĐ
Tự kiểm định
9
SEAMEO
10
KĐCL
11
KĐCLDN
12
KĐV
13
KĐVCLDN
14
WB
Ngân hàng thế giới
15
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
16
ILO
Tổ chức lao động quốc tế
17
TCDN
18
Quyết định
19
VKĐ
Hội đồng Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á
Kiểm định chất lượng
Kiểm định chất lượng dạy nghề
Kiểm định viên
Kiểm định viên chất lượng dạy nghề
Tổng cục Dạy nghề
QĐ
Vụ kiểm định
6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Hình 1.1
Hình 1.2
Sơ đồ mối quan hệ chất lượng đáp ứng mục tiêu, trang 13
Mức độ chính xác của minh chứng, trang 21
Bảng 3.1
Tổng hợp kết quả khảo sát, trang 39
Bảng 3.2
Nội dung và Kế hoạch đào tạo, trang 72
Biểu đồ Gantt, trang 73
Bảng 3.3
Nội dung thực hiện công tác Tự kiểm định tại trường cao
Bảng 3.4
đẳng nghề, trang 74
7
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Bối cảnh quốc tế:
Hiện nay trên thế giới, người ta đang áp dụng 3 cách thức đảm bảo chất
lượng chủ yếu, đó là: Đánh giá, Kiểm toán và Kiểm định. Hiện nay không có định
nghĩa nào thật rõ ràng để phân biệt 3 cách thức này và nhiều khi chúng được sử
dụng đồng thời nên chức năng, tác dụng của mỗi cách thức có sự trùng lặp với
nhau. Ngoài ra, trong 3 cách thức này, người ta còn sử dụng những hoạt động đảm
bảo chất lượng khác như xếp hạng, sử dụng các chỉ số hoạt động và phương pháp
kiểm tra đánh giá. Tại một số trường đại học dân lập của Châu Á, có một xu hướng
‘marketing’ là nhà trường đã thực hiện đánh giá chất lượng theo chứng chỉ ISO
9000 vốn được biết đến với sự áp dụng rất phổ biến của nó trong các ngành nghề
sản xuất, công nghiệp. Các trường này cho rằng hệ thống chứng chỉ chất lượng ISO
giúp các trường đo lường được chất lượng “đầu vào” và “quá trình” đào tạo của
mình. Tuy nhiên, hiện nay ở Châu Á chưa có một hệ thống đảm bảo chất lượng nào
lồng ghép/kết hợp với hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn ISO vào trong quá trình
thực hiện đảm bảo chất lượng quốc gia.
Mỗi một cách thức đảm bảo chất lượng: đánh giá, kiểm toán, kiểm định lại
được áp dụng ở nhiều mức độ khác nhau tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, hoạt động kiểm định đã được thực
hiện tại các quốc gia sau: Cam pu chia (theo Royal Kret April 2003), Trung Quốc,
Hồng Kông, Ấn Độ, In đô nê xia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xia, Mông Cổ, Phi
líp pin và Việt Nam, và sắp tới là Thái Lan bởi nước này cũng đang rất muốn thực
hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
Trong bối cảnh quốc tế đó đòi hỏi hệ thống dạy nghề tại Việt Nam phải thực
hiện kiểm định chất lượng dạy nghề, để khẳng định chất lượng dạy nghề của các
trường dạy nghề và nhất là trong thời kỳ hội nhập.
1.2 Bối cảnh trong nước:
Kiểm định chất lượng giáo dục nói chung và kiểm định chất lượng dạy nghề
nói riêng là vấn đề còn mới mẻ ở Việt Nam. Năm 2008 đã đánh dấu mốc đặc biệt
quan trọng trong lịch sử hình thành hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng dạy
nghề Việt Nam với sự ra đời của những quy định cơ bản về hoạt động kiểm định
chất lượng dạy nghề, bao gồm Quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định
8
chất lượng trường Cao đẳng nghề (Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH) và Quy
định về về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường Trung cấp
nghề (Quyết định số 01/2008/QĐ-BLĐTBXH) đều vào ngày 17/ 01/2008 và sau đó
là Quy định về Kiểm định viên chất lượng dạy nghề (Quyết định số 07/2008/QĐBLĐTBXH) và Quy định về Quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề (Quyết định
số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH) ban hành ngày 25/03/2008. Ở giai đoạn này, các
CSDN đã bắt đầu làm quen với các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng. Cuối
năm 2008, 15 CSDN đầu tiên của Việt Nam đã tham gia thực hiện thí điểm quy
trình kiểm định chất lượng. IIG Việt Nam - đại diện của Viện khảo thí giáo dục Hoa
Kỳ (Educational Testing Service) và CQAIE Việt Nam - đại diện của Trung tâm
đảm bảo chất lượng giáo dục quốc tế (The Center for Quality Assurance in
International Education - CQAIE Hoa Kỳ) đã thắng thầu thực hiện Dự án thí điểm
kiểm định chất lượng tại 15 CSDN trên.
Tiếp tục thực hiện công tác kiểm định chất lượng dạy nghề, 15 trường cao
đẳng nghề và 05 trường trung cấp nghề tiếp theo đã được chọn để tham gia thí điểm
kiểm định chất lượng sau khi đã hoàn thành hoạt động tự kiểm định vào tháng 9
năm 2009.
Tác giả đã trực tiếp làm công tác tự kiểm định tại trường cao đẳng nghề TP.
HCM của 2 năm (2008, 2009) và tham gia kiểm định 5 trường cao đẳng nghề (năm
2008 là 1 trường, năm 2009 là 4 trường). Qua thực tế cho thấy các CSDN còn nhiều
lúng túng, khó khăn trong việc tổ chức thu thập, phân tích và xử lý minh chứng
trong quá trình tự kiểm định chất lượng dạy nghề, có những minh chứng không phù
hợp với nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định. Do đó, tác giả
chọn đề tài “Nghiên cứu và đề xuất phương pháp thu thập, phân tích và xử lý
minh chứng trong quá trình Tự kiểm định chất lượng dạy nghề tại Trường Cao
đẳng nghề TP. Hồ Chí Minh” với mong muốn góp phần cùng nhà trường thực
hiện tốt công tác tự kiểm định hàng năm.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tác giả nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu và sử dụng có hiệu quả
các phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng để xác định các minh
chứng phù hợp tương ứng với từng chỉ số cụ thể trong quá trình Tự kiểm định chất
lượng dạy nghề hàng năm trong các trường cao đẳng nghề nói chung và tại Trường
Cao đẳng nghề TP. Hồ Chí Minh nói riêng
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
9
Để đề tài có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn, tác giả tập trung nghiên
cứu cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tế của các trường cao đẳng nghề đã tham gia
kiểm định và tự kiểm định trong các năm 2008, 2009 và 2010 trong việc thu thập,
xác định minh chứng phù hợp cho các chỉ số trong Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề ban hành theo Quyết định số
02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương
binh và Xã hội.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tổng quan về các chỉ số thuộc đánh giá định tính, định lượng và
vừa định tính định lượng trong Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
trường cao đẳng nghề ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày
17/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Xác định và phân tích các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp
đến tiêu chí 5 “Chương trình giáo trình”.
Xác định minh chứng phù hợp và thiết kế các công cụ để phục vụ đánh giá
các chỉ sổ thuộc định tính trong quá trình tự kiểm định cho tiêu chí 5 “Chương trình
giáo trình”.
5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Trong Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng
nghề có 9 tiêu chí, 50 tiêu chuẩn và 150 chỉ số. Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
tiêu chí 5 “ Chương trình, giáo trình”, vì:
Tiêu chí 5 có 8 tiêu chuẩn chiếm tỉ trọng 16% trong hệ thống tiêu chí tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề, là một trong 3 tiêu chí quan
trọng bắt buộc phải đạt từ 80% trở lên số điểm tối đa thì mới được đánh giá đạt cấp
độ 3. Mặt khác, chương trình, giáo trình là một trong 3 yêu tố quyết định chất lượng
đào tạo của trường cao đẳng nghề đó là: Chương trình, giáo trình; Đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý; Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề.
Tiêu chí 5 “chương trình, giáo trình” có 24 chỉ số, trong đó có 17 chỉ số
thuộc đánh giá định lượng; 5 chỉ số thuộc dạng vừa đánh giá định lượng, vừa đánh
giá định tính; và 2 chỉ số thuộc đánh giá định tính. Do đó, phải áp dụng đủ các
phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng để giải quyết tiêu chí này, vì
vậy có thể sử dụng để làm mẫu cho việc giải quyết các tiêu chí khác.
10
6. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Áp dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để phân tích và tổng hợp các tài
liệu liên quan đến kiểm định chất lượng dạy nghề để xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài.
- Nghiên cứu các báo cáo Tự kiểm định của các trường cao đẳng nghề và
báoc cáo kết quả Kiểm định của các Đoàn Kiểm định chất lượng dạy nghề.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm và so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích định lượng, định tính, phức hợp (vừa định lượng và
định tính).
- Phương pháp khảo sát (phiếu khảo sát)
- Phương pháp phân tích thống kê, xử lý
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Theo quan niệm truyền thống, thuật ngữ “chất lượng” luôn gắn liền với sự
xuất sắc hay nổi bật. Ngày nay khái niệm “chất lượng” đã được định nghĩa theo
cách khác có nghĩa là “sự phù hợp với mục tiêu”. Hiện nay, trong các khu vực và
trên thế giới người ta đang áp dụng hình thức Kiểm định chất lượng để đánh giá
Chất lượng giáo dục – Dạy nghề. Cụ thể:
- Có mục tiêu đào tạo phù hợp và được xác định rõ ràng qua từng giai đoạn;
- Có đủ các nguồn lực tài chính, con người, vật chất cần thiết để đạt được
những mục tiêu đã đề ra;
- Chứng tỏ rằng nó đã, đang và sẽ đạt được những mục tiêu đó;
- Đưa ra được đầy đủ minh chứng nhằm giúp mọi người tin tưởng rằng nó sẽ
tiếp tục đạt được mục tiêu của mình trong một khoảng thời gian nữa trong tương lai.
Do đó về mặt khoa học, có thể nói một cách tổng quát, một trường cao đẳng
nghề có chất lượng thì phải được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
dạy nghề chứ không phải do bản thân của trường đó tự nhận định một cách chủ
quan.
Về mặt thực tiễn, kết quả của đề tài sẽ giải quyết vấn đề “Đưa ra được đầy đủ
minh chứng” và minh chứng có phải đảm bảo tính đầy đủ, tính phù hợp và tính
11
chính xác nhằm giúp người học, người sữ dụng lao động, cơ quan quản lý dạy nghề
và xã hội tin tưởng chất lượng thật sự của trường cao đẳng nghề.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, trong luận văn này tác giả bám sát tài liệu tập
huấn Tự kiểm định chất lượng dạy nghề của Vụ kiểm định Chất lượng dạy nghề
(TCDN) mà tác giả đã tham gia giảng bài cho 5 lớp Tự kiểm định chất lượng dạy
nghề.
Qua luận văn này, tác giả đóng góp thêm những nội dung mới mà trong tài
liệu chưa đề cập đến, đó là:
- Bằng phương pháp điều tra, khảo sát tác giả đã thống kê 150 chỉ số trong
Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề có
60,436% thuộc định giá định lượng; 27,206% thuộc đánh giá vừa định tính và định
lượng; 12,358% thuộc đánh giá định tính. Việc xác định tỉ lệ phần trăm có ý nghĩa
rất lớn trong việc xác định các phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh
chứng cho phù hợp, thiết kế nội dung chương trình bồi dưỡng cho thành viên tham
gia tự kiểm định một cách chính xác hơn.
- Bằng phương pháp nghiên cứu văn bản/hồ sơ, tác giả đã phân tích và liệt kê
một cách cụ thể các khoản; mục; điều trong văn bản quy phạm pháp luật có ảnh
hưởng đến tiêu chí 5 “Chương trình, giáo trình”. Thông qua đó xác định các phương
pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng cho phù hợp, chính xác của 24 chỉ số,
8 tiêu chuẩn trong tiêu chí 5.
Kết quả của đề tài là một Tập tài liệu gồm: Hướng dẫn tìm minh chứng phù
hợp cho tiêu chí 5 “Chương trình, giáo trình”; Nội dung bồi dưỡng cho các thành
viên; Bản tiến độ và kế hoạch thực hiện trong quá trình Tự kiểm định chất lượng
dạy nghề tại các trường cao đẳng nghề.
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và các danh mục tài liệu tham khảo,
các phụ lục của luận văn, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài
Chương 2: Thực trạng công tác Tự kiểm định chất lượng dạy nghề ở Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Các phương pháp để thực hiện thu thập, phân tích và xử lý minh
chứng trong tiêu chí 5 “Chương trình, giáo trình” trong quá trình tự kiểm định tại
các trường cao đẳng nghề
12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Chất lượng
Chất lượng là một khái niệm dùng để chỉ những sự vật và hiện tượng mang
tính tốt đẹp, được tin, có giá trị mà người sử dụng sẵn sàng bỏ ra chi phí nhất định
để có được một sản phẩm (sự vật) hoặc một dịch vụ (hiện tượng) mà không nuối
tiếc. Ví dụ một buổi hoà nhạc chất lượng; một chiếc điện thoại chất lượng...
Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Chủ biên
Hoàng Phê, Nhà xuất bản Đà Nẵng- Trung tâm Từ điển học, Hà Nội- Đà Nẵng,
2003, tr. 144), chất lượng được hiểu là: “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con
người, một sự vật, sự việc”. Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong tiêu
chuẩn ISO 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa: “Chất lượng là mức độ đáp ứng các
yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có ”.
Tài liệu tập huấn KĐV năm 2008 của Tổng cục Dạy nghề (trang 7):
Khái niệm: “Chất lượng được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu”
và “Chất lượng là sự đáp ứng với mục tiêu đề ra” đang được sử dụng rộng rãi trên
thế giới. Theo cách định nghĩa này, các cơ sở đào tạo được phép hoạt động để đạt
được những mục tiêu đề ra trong sứ mạng của mình.
Chất lượng đáp ứng mục tiêu đề ra được thể hiện qua các mối quan hệ trong
hình 1.1
Đạt được
mục tiêu đề
ra
Yêu cầu của các
bên liên quan:
Chương
trình
đào tạo
1. Chính phủ
2. Nhà tuyển dụng
3. Xã hội
4. Người học
Yêu cầu
được chuyển
thành mục
tiêu
Nghiên
cứu
Dịch vụ
Cộng đồng
Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ chất lượng đáp ứng mục tiêu
13
C
h
ấ
t
l
ư
ợ
n
g
1.1.2 Kiểm định chất lượng dạy nghề:
- Kiểm định được xác định là “một quá trình xem xét chất lượng từ bên
ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát đánh giá các cơ sở giáo dục đại
học và cao đẳng và các ngành đào tạo đại học nhằm đảm bảo và cải tiến chất
lượng” (CHEA, 2003).
- Kiểm định chất lượng là “một quá trình đánh giá ngoài nhằm đưa ra một
quyết định công nhận một cơ sở giáo dục đại học hay một ngành đào tạo của cơ sở
giáo dục đại học đáp ứng các chuẩn mực qui định” (SEAMEO, 2003).
Để có được cánh hiểu thống nhất về nội dung của các từ ngữ: tự kiểm định
chất lượng dạy nghề; kiểm định chất lượng dạy nghề; kiểm định chất lượng cơ sở
dạy nghề; kiểm định chất lượng chương trình dạy nghề. Tại QĐ số 02/2008/QĐ –
BLĐTBXH và QĐ số 08/2008/QĐ – BLĐTBXH giải thích như sau:
- Tự kiểm định chất lượng dạy nghề: Tự kiểm định chất lượng dạy nghề là
hoạt động tự đánh giá của chính cơ sở dạy nghề căn cứ vào hệ thống tiêu chí, tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội ban hành để chỉ ra các mặt mạnh, mặt yếu, từ đó xây dựng kế hoạch và các
biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu dạy nghề đã đề ra.
- Kiểm định chất lượng dạy nghề: Kiểm định chất lượng dạy nghề là hoạt
động đánh giá của đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề
thành lập nhằm xác định điều kiện đảm bảo mức độ thực hiện mục tiêu, chương
trình, nội dung dạy nghề của cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề, căn cứ
vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề: Kiểm định chất lượng cơ sở dạy
nghề là hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề,
trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
- Kiểm định chất lượng chương trình dạy nghề: Kiểm định chất lượng
chương trình dạy nghề là hoạt động đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung
dạy nghề của chương trình đào tạo một nghề cụ thể.
- Tiêu chí kiểm định: Là các nội dung, yêu cầu mà trường cao đẳng nghề
phải đáp ứng để hoàn thành mục tiêu đề ra. Mỗi tiêu chí kiểm định có các tiêu
chuẩn kiểm định cụ thể.
- Tiêu chuẩn kiểm định: Là mức độ yêu cầu và điều kiện cần thực hiện ở
một thành phần cụ thể của tiêu chí kiểm định được dùng làm chuẩn để đánh giá các
điều kiện đảm bảo chất lượng. Mỗi tiêu chuẩn kiểm định có 3 chỉ số.
- Chỉ số (chỉ báo): Là mức độ yêu cầu và điều kiện về một khía cạnh cụ thể
của tiêu chuẩn kiểm định.
- Điểm chuẩn: Là tổng điểm tối đa quy định cho mỗi tiêu chí kiểm định.
14
- Điểm đánh giá: Là điểm của mỗi tiêu chuẩn kiểm định cụ thể, tùy thuộc
vào mức độ đạt được của tiêu chuẩn kiểm định đó. Điểm đánh giá được tính theo
thang điểm 2.
- Các cấp độ của kết quả kiểm định: Kết quả kiểm định chất lượng cơ sở
dạy nghề được chia theo ba cấp độ sau.
+ Cấp độ 1: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt dưới 50%
hoặc từ 50 đến dưới 80% nhưng không đủ điều kiện để xếp ở cấp độ 2;
+ Cấp độ 2: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 50%
đến dưới 80% và các điểm đánh giá của từng tiêu chí phải đạt từ 50% trở lên số
điểm tối đa hoặc 80% trở lên nhưng không đủ điều kiện để xếp ở cấp độ 3;
+ Cấp độ 3: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80% trở
lên và các điểm đánh giá của từng tiêu chí phải đạt từ 50% trở lên số điểm tối đa,
trong đó ba tiêu chí sau: giáo viên và cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình; cơ sở
vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học phải đạt từ 80% trở lên số điểm tối đa của từng
tiêu chí.
1.2 Cơ sở pháp lý
Kiểm định chất lượng dạy nghề là một hoạt động có yêu cầu cao về tính
khoa học, khách quan, công bằng, đồng thời bảo đảm tính thiết thực, chống hình
thức, chống sự tùy tiện. Một trong những điều kiện, tiền đề không thể thiếu để đáp
ứng các yêu cầu nói trên là: hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề cần được dựa
trên cơ sở pháp lý chặt chẽ. Điều đó có nghĩa là hoạt động kiểm định chất lượng dạy
nghề cần được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo các quy định của pháp luật.
Các văn bản về kiểm định chất lượng dạy nghề cần bảo đảm các yêu cầu về
tính minh bạch. Minh bạch có nghĩa là: (a) pháp luật phải nhất quán, (b) pháp luật
phải công khai, phải dễ dàng truy cập đối với mọi người dân, mọi tổ chức (c) pháp
luật phải tin cậy được, phải lường trước và phải có thể dự đoán trước được.
1.2.1 Luật Dạy nghề
Trước khi có Luật Dạy nghề, Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy
phạm pháp luật về dạy nghề và liên quan đến công tác dạy nghề. Quốc hội đã ban
hành Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục; Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật về dạy nghề như: Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 5
năm 1998 của Chính phủ về việc thành lập Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội; Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm
2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục
về dạy nghề; Nghị quyết số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính
phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể
thao; Quyết định số 48/2002/QĐ- TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 20022010. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định liên
quan đến công tác dạy nghề. Các văn bản trên đã tháo gỡ, giải quyết một phần
15
những vướng mắc, bức xúc trong hoạt động thực tiễn, góp phần tích cực vào phát
triển dạy nghề. Nhiều quy định pháp luật về dạy nghề đã tạo thế chủ động cho các
cơ sở dạy nghề, bước đầu tạo ra môi trường pháp lý để phát triển dạy nghề.
Nhưng, do pháp luật dạy nghề hiện hành còn tản mạn, thiếu tính thống nhất;
phạm vi và đối tượng điều chỉnh còn hạn hẹp, chưa phản ánh hết được tính đặc thù
của dạy nghề, chưa quy định đầy đủ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong
lĩnh vực dạy nghề nên việc áp dụng vào thực tế hoạt động dạy nghề còn gặp khó
khăn; hiệu lực pháp lý của những văn bản đó chưa cao, chưa huy động được nhiều
sức mạnh của xã hội tham gia vào công tác dạy nghề.
Hơn nữa, toàn cầu hoá đang là xu thế khách quan, tác động đến tất cả các
lĩnh vực của đời sống nhân loại, mang lại cả cơ hội và thách thức đối với mỗi quốc
gia. Trong xu thế đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là
trong lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn và lợi thế cạnh tranh sẽ
thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam đã gia nhập
WTO nên việc cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và nước ngoài rất gay
gắt. Đòi hỏi dạy nghề phải đổi mới để hội nhập đang là yêu cầu khách quan cấp
bách và lâu dài.
Vì vậy, việc ban hành Luật Dạy nghề có tác dụng tạo ra một khung pháp lý
về dạy nghề để hình thành nên một hệ thống dạy nghề từ tổ chức bộ máy đến các cơ
sở dạy nghề đáp ứng các tiêu chuẩn dạy nghề của quốc tế góp phần tạo ra nguồn lao
động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và hội nhập kinh tế thế giới; tạo cơ sở để Việt Nam tham gia các Công ước
quốc tế về lao động và dạy nghề...
Luật Dạy nghề được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ
ngày 01/6/2007. Luật Dạy nghề là văn bản trực tiếp quy định về kiểm định chất
lượng dạy nghề, đó là văn bản có đối tượng điều chỉnh không chỉ là các vấn đề về
kiểm định chất lượng dạy nghề mà điều chỉnh cả các vấn đề khác về dạy nghề. Đây
là văn bản mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các nhà chức trách, các cơ sở
dạy nghề, các đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề, các kiểm định viên,... khi tiến
hành hoạt kiểm định chất lượng dạy nghề trước hết phải nghiên cứu, tìm hiểu và
nhận thức rõ để áp dụng đúng. Các quy định của văn bản này cũng là cơ sở pháp lý
cho xã hội, học sinh, sinh viên và mọi công dân giám sát chất lượng dạy nghề của
các cơ sở dạy nghề.
Trong Luật Dạy nghề có một chương quy định về kiểm định chất lượng dạy
nghề, đó là Chương VIII với 6 điều (từ Điều 73 đến Điều 78) quy định về các vấn
đề sau:
- Nội dung, hình thức kiểm định chất lượng dạy nghề;
- Quản lý và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở dạy nghề trong việc thực hiện kiểm định
chất lượng dạy nghề;
16
- Công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở dạy nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn
kiểm định dạy nghề.
1.2.2 Các văn bản quy phạm pháp luật khác về kiểm định chất lượng dạy
nghề
Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về kiểm định chất lượng
dạy nghề và triển khai thi hành Luật Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh xã hội
đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm
2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tại điểm đ khoản 7 Điều 2 của Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25
tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định “quy định tiêu
chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề” là một trong những nhiệm vụ quản
lý nhà nước về Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực dạy nghề.
Triển khai thực hiện Luật Dạy nghề về lĩnh vực kiểm định chất lượng dạy
nghề, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành bốn quyết định
quy định về kiểm định chất lượng dạy nghề, cụ thể:
- Quyết định số 01/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 17/01/2008 Bộ trưởng Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng trường trung cấp nghề.
- Quyết định số 02/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 17/01/2008 Bộ trưởng Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề.
Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề đối với trường
cao đẳng nghề và trường trung cấp nghề được xây dựng căn cứ vào quy định tại
khoản 2 Điều 74 Luật Dạy nghề đã quy định nội dung kiểm định chất lượng đối với
cơ sở dạy nghề bao gồm các tiêu chí sau đây:
a) Mục tiêu và nhiệm vụ;
b) Tổ chức và quản lý;
c) Hoạt động dạy và học;
d) Giáo viên và cán bộ quản lý;
đ) Chương trình, giáo trình;
e) Thư viện;
g) Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học;
h) Quản lý tài chính;
i) Các dịch vụ cho người học nghề (khoản 1 Điều 13).
17
Với 9 tiêu chí này đã bao phủ toàn bộ các điều kiện bảo đảm chất lượng
hoạt động dạy nghề của cơ sở dạy nghề. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy nghề,
đòi hỏi cơ sở dạy nghề phải tích cực thực hiện việc tự kiểm định chất lượng dạy
nghề, và hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan quản lý nhà nước
về dạy nghề.
Đây là vấn đề vừa mới nhưng lại vừa phức tạp, đòi hỏi việc nghiên cứu, xây
dựng phải công phu, khoa học, để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của hệ thống
tiêu chí, tiêu chuẩn, đồng thời phải phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn kiểm định của
các nước trên thế giới.
Nội dung văn bản tập trung vào những vấn đề sau: phạm vi và đối tượng áp
dụng, giải thích từ ngữ, mục tiêu sử dụng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
dạy nghề, điểm đánh giá, xếp loại đánh giá, hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn và tổ chức
thực hiện.
Các vấn đề chủ yếu của hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn:
+ Tổng số có 9 tiêu chí đã được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Dạy
nghề được cụ thể hơn bằng các tiêu chuẩn và có thể lượng hoá bằng các chỉ số (chỉ
báo).
+ Tổng số điểm là 100 với tỷ lệ % (điểm) giữa các tiêu chí đảm bảo sự cân
đối, hợp lý giữa các tiêu chí, đồng thời có tính đến vai trò của từng tiêu chí trong hệ
thống trên cơ sở thiết kế, chỉnh lý số tiêu chuẩn cho phù hợp. Mỗi tiêu chuẩn được
thể hiện bằng ba chỉ số (chỉ báo).
+ Cách tính, các chỉ số sẽ đánh giá ở hai mức là đạt và không đạt. Tiêu
chuẩn sẽ đánh giá theo điểm với thang điểm tối đa là 02 điểm. Kết quả kiểm định
được tính theo ba cấp độ là cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.
- Quyết định số 07/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành Quy định về Kiểm định viên chất lượng dạy
nghề.
Để tiến hành hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề cần có một đội ngũ
kiểm định viên đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định. Từ đây đặt ra yêu cầu cần
có các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn; nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên
chất lượng dạy nghề và việc chứng nhận, cấp, thu hồi và quản lý thẻ kiểm định viên
chất lượng dạy nghề.
Để xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ kiểm định viên và cán bộ
quản lý chất lượng tại các cơ sở dạy nghề đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công
tác dạy nghề theo chủ trương của Nhà nước về phát triển dạy nghề với việc đề cao
vai trò của kiểm định chất lượng dạy nghề, cần xây dựng quy định kiểm định viên
chất lượng dạy nghề.
Nội dung văn bản tập trung vào những vấn đề sau: phạm vi và đối tượng áp
dụng, nguyên tắc hoạt động và quản lý kiểm định viên; điều kiện, tiêu chuẩn của
18
kiểm định viên chất lượng dạy nghề; chứng nhận kiểm định viên; thẻ kiểm định
viên; hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp thẻ; thu hồi và quản lý, sử dụng, cấp lại thẻ cho
kiểm định viên; nhiệm vụ, quyền của kiểm định viên, những trường hợp kiểm định
viên chất lượng dạy nghề không được tham gia Đoàn kiểm định chất lượng dạy
nghề, những hành vi nghiêm cấm đối với kiểm định viên và huy động kiểm định
viên.
- Quyết định số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành Quy định về quy trình kiểm định chất lượng
dạy nghề.
Nội dung văn bản tập trung vào những vấn đề sau: phạm vi và đối tượng áp
dụng, quy trình, mục đích kiểm định chất lượng dạy nghề, giải thích từ ngữ và
nguyên tắc kiểm định; quy trình tự kiểm định của cơ sở dạy nghề, thành phần và
trách nhiệm của hội đồng kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề; hồ sơ
đăng ký kiểm định, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định
chất lượng dạy nghề; quy trình kiểm định của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề,
thẩm quyền thành lập, thành phần, tiêu chuẩn, và nhiệm vụ của Đoàn kiểm định
chất lượng dạy nghề; các cấp độ của kết quả kiểm định, công nhận kết quả kiểm
định, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề, mẫu giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề, thẩm quyền cấp, thu hồi
và quản lý giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề; khen
thưởng, khiếu nại kết luận kiểm định và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm.
Ngoài ra, còn có các văn bản liên quan đến kiểm định chất lượng dạy nghề
là những văn bản mà trong quá trình Tự kiểm định và kiểm định chất lượng dạy
nghề các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các nhà chức trách, các cơ sở dạy nghề,
các đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề, các kiểm định viên... cần xem xét, áp
dụng khi phân tích, đánh giá chất lượng của các cơ sở dạy nghề, các chương trình
dạy nghề theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn và chỉ số. Các văn bản thuộc loại này đã có
rất nhiều văn bản. Ở đây xin nêu ra một số văn bản sau:
- Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép
thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp
nghề và trung tâm dạy nghề
- Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về đăng ký hoạt động dạy
nghề.
- Quyết định số 10/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/12/2006 của Bộ trưởng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành mẫu chứng chỉ sư phạm dạy nghề.
- Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung
trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề.
19
- Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/05/2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ mẫu Trường Cao đẳng
nghề.
- Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/05/2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ mẫu Trường Trung cấp
nghề.
- Quyết định số 10/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/04/2007 của Bộ trưởng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế bổ nhiệm, công nhận, bổ
nhiệm lại, công nhận lại, miễn nhiệm, thôi công nhận, từ chức Hiệu trưởng, Phó
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề và Giám đốc Trung
tâm dạy nghề.
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14/05/2007 của Bộ trưởng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế mẫu của Trung tâm dạy
nghề.
- Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/05/2007 của Bộ trưởng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công nhận
tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy.
- Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003
“Trường dạy nghề- Tiêu chuẩn thiết kế”….
Cùng với các văn bản nói trên, trong quá trình Tự kiểm định và kiểm định
chất lượng dạy nghề, tùy từng tiêu chí, tiêu chuẩn mà cơ sở dạy nghề, đoàn kiểm
định, các kiểm định viên cần áp dụng những văn bản tương ứng về từng lĩnh vực
quản lý nhà nước như về giáo dục, đào tạo, về hoạt động dạy và học, về tài chínhngân sách, về thông tin- thư viện- tư liệu, về internet..., kể cả các văn bản của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, chẳng hạn Quyết định số 97/QĐ-TW ngày 22/03/2004 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ,
chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp.
Tiểu kết: Từ các cơ sở pháp lý nêu trên, đặc biệt tại QĐ số 08/2008/QĐBLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành Quy
định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề có qui định đối với các CSDN:
(trích)
... “- Thu thập thông tin và những chứng cứ để minh chứng;
- Xử lý phân tích các thông tin và những chứng cứ thu được để minh chứng;
- Đánh giá mức độ mà cơ sở dạy nghề đã đạt được theo từng tiêu chí, tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề;
20
- Thu thập tài liệu, thông tin, rà soát các hoạt động của cơ sở dạy nghề, đối
chiếu các kết quả đạt được với mục tiêu đề ra;
- Hàng năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng dạy nghề, cơ sở dạy nghề tổ chức tự kiểm định và gửi báo cáo kết quả tự
kiểm định của cơ sở dạy nghề về Tổng cục Dạy nghề.”...
Qua đó cho thấy việc “thu thập, phân tích và xử lý minh chứng trong quá trình
tự kiểm định” là trách nhiệm phải làm của CSDN.
1.3 Các phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng
1.3.1 Các khái niệm:
Minh chứng: là những thông tin gắn với nội hàm từng chỉ số trong tiêu
chuẩn để xác định mức độ đạt được trong mỗi tiêu chuẩn. Các minh chứng được sử
dụng làm căn cứ để đưa ra các nhận định trong báo cáo.
Thông tin: là những tư liệu ở dạng định tính hoặc định lượng được sử dụng
để hỗ trợ và minh họa cho các nhận định trong báo cáo tự kiểm định của trường.
Đánh giá định lượng: Đánh giá định lượng = Số lượng và đo lường
Ví dụ: Điểm kiểm tra, điểm thi, điểm tốt nghiệp, tỉ lệ tốt nghiệp.
Đánh giá định tính: Đánh giá định tính = kiến thức cá nhân, kinh nghiệm,
đánh giá, phỏng vấn, và điều tra
Ví dụ: Trình bày rõ ràng những hiểu biết và giải thích cho tỷ lệ tốt nghiệp hoặc
tỷ lệ có việc làm ở mức độ thấp chính là việc đánh giá định tính
Giao nhau giữa đánh giá định lượng và đánh giá định tính là mức độ chính xác
của minh chứng. (hình 1.2)
Đánh giá
định lượng
Đánh giá
định tính
Hình 1.2 Mức độ chính xác của minh chứng
21
1.3.2 Các phương pháp thu thập thông tin
1.3.2.1 Thông tin ở dạng định lượng:
a. Phương pháp Nghiên cứu văn bản, hồ sơ:
Phương pháp nghiên cứu văn bản/hồ sơ là một trong những phương pháp thu
thập thông tin quan trọng nhất thường được dùng trong tự kiểm định chất lượng,
hiệu quả hoạt động của nhà trường.
Nghiên cứu văn bản/hồ sơ là xem xét có hệ thống các tài liệu dưới dạng văn
bản viết như các quy định, kế hoạch , biên bản, báo cáo, hồ sơ … nhằm cung cấp
thông tin cho quá trình tự kiểm định.
Nghiên cứu phân tích văn bản được thực hiện nhằm mục đích phân loại, sắp
xếp, kiểm định và lựa chọn văn bản cho phù hợp với mục đích thông tin của người
sử dụng, chứ không đơn thuần chỉ để nắm được nội dung văn bản.
Ưu điểm và những hạn chế:
Giúp xác định những văn bản nào có nội dung phù hợp để được coi là minh
chứng tốt cho một tiêu chuẩn nào đó;
Văn bản, hồ sơ…chỉ xác nhận sự tồn tại/ sự có mặt, …còn văn bản đó phù hợp
đáp ứng đến đâu các yêu cầu của từng tiêu chuẩn, từng chỉ báo cần sự thẩm định
của các chuyên gia về kiểm định chất lượng.
b. Phương pháp Quan sát
Phương pháp quan sát là một trong những phương pháp thu thập thông tin
quan trọng thường được dùng trong việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động của một
đơn vị
Quan sát là sự viếng thăm hiện trường, xem xét tận mắt… một hoạt động nào
đó: Ví dụ dự giờ một tiết học, thăm xưởng thực hành, phòng thực nghiệm, phòng
máy tính…
Theo Croswell (2000), quan sát có thể chia thành 4 loại:
1. Tham gia hoàn toàn – vai trò người quan sát nghiên cứu được giữ kín
2. Quan sát đồng thời tham gia – vai trò quan sát là chính, tham gia chỉ là
phụ
3. Tham gia đồng thời là quan sát – tham gia là chính, quan sát là thứ yếu
4. Quan sát hoàn toàn - người nghiên cứu quan sát mà không tham gia
22
Ưu điểm và những hạn chế:
- Giúp thẩm tra lại các số liệu , thẩm tra lại minh chứng/chứng cứ giúp hiểu rõ
tình trạng, hiệu qủa hoạt động
- Mang tính phiến diện và chủ quan cao
1.3.2.2 Thông tin ở dạng định tính:
a. Phương pháp Phỏng vấn và thảo luận nhóm:
Phương pháp phỏng vấn là một trong những phương pháp thu thập thông tin
rất quan trọng trong tự kiểm định chất lượng nhà trường (VD: phỏng vấn GV/SV về
chương trình đào tạo...). Phương pháp này thường được dùng nhiều trong tự kiểm
định mức độ phù hợp, hiệu quả hoạt động của nhà trường.
Phỏng vấn định tính là sử dụng những câu hỏi mở để thu thập thông tin từ các
cá nhân/nhóm, nhằm thẩm định minh chứng, hoặc thu thập thông tin cho quá trình
tự kiểm định (VD: phỏng vấn hiệu trưởng về kế hoạch chiến lược của trường;
phỏng vấn trưởng phòng tổ chức về quy trình tuyển lựa giáo viên, kiểm định giáo
viên …).
Ưu điểm và những hạn chế:
Phỏng vấn là một phương pháp rất có ích được dùng nhiều trong kiểm định
chất lượng. đôi khi là phương pháp duy nhất để thu thập thông tin, để hiểu sâu quan
điểm của một cá nhân. Tuy nhiên phương pháp này nặng tính chủ quan, dễ phiến
diện (nếu chọn đối tượng phỏng vấn không đúng), không thực hiện được với nhiều
đối tượng như điều tra bằng bảng hỏi.
b. Phương pháp Điều tra khảo sát, phân tích số liệu
Phương pháp điều tra khảo sát là một trong những phương pháp thu thập thông
tin rất quan trọng. VD: khảo sát hiệu quả môn học; sự hài lòng của SV về chương
trình đào tạo.... Phương pháp này thường được dùng nhiều trong tự kiểm định chất
lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường.
Điều tra khảo sát bằng bảng hỏi là thiết lập một hệ thống các item/câu hỏi dưới
dạng văn bản viết và xác định các mức độ kiểm định, thủ tục cho điểm, hướng dẫn
và cách xử lý phân tích số liệu … nhằm cung cấp thông tin cho quá trình tự kiểm
định (VD: khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chương trình; khảo sát hiệu quả
môn học so với mục tiêu…).
Ưu điểm và những hạn chế:
23
Khảo sát là một phương pháp rất phù hợp nếu hỏi người khác về nhận thức, ý
kiến và quan điểm của họ. Tuy nhiên, trong trường hợp muốn biết người khác thực
sự cư xử hoặc hành động như thế nào thì độ tin cậy của phương pháp này không
cao.
1.3.3. Các phương pháp xử lý minh chứng
a. Xác định minh chứng phù hợp với từng chỉ số, tiêu chuẩn:
Căn cứ vào các chỉ số của từng tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề hoặc trung cấp nghề, nhà trường tiến
hành thu thập thông tin và minh chứng, kiểm tra đối chiếu để xác định liệu minh
chứng này có phù hợp
Thông tin và minh chứng thu được không chỉ phục vụ cho mục đích tự kiểm
định, mà còn nhằm mô tả thực trạng các hoạt động của trường để người đọc hiểu
hơn, qua đó làm tăng tính thuyết phục của bản báo cáo tự kiểm định.
b. Phân tích các thông tin và minh chứng thu được:
Một số thông tin thu được phải qua xử lý mới sử dụng được, chẳng hạn các
phiếu khảo sát về hiệu quả môn học, sự hài lòng của sinh viên cần được xử lý qua
phần mềm SPSS.
Các kỹ năng thống kê (tỷ lệ %, điểm số, độ tin cậy...?) cũng được sử dụng
nhiều ở công đoạn này. Các thông tin điều tra phải được sử dụng ở dạng số liệu
tổng hợp (cấu trúc thành các biểu bảng tích hợp số liệu), tránh sử dụng những thông
tin làm ảnh hưởng đến các đơn vị hoặc cá nhân cung cấp thông tin.
Với mỗi tiêu chuẩn, bắt đầu xem xét từng chỉ báo, nếu có đầy đủ minh chứng
thì xác nhận chỉ báo đó đạt yêu cầu. Câu hỏi cần trả lời là liệu những minh chứng
cho từng chỉ báo có đáng tin cậy? đã đủ chưa?
Trong quá trình xử lý, phân tích, có thể một số thông tin và minh chứng thu
được không phù hợp với các kết quả nghiên cứu, kiểm định ở trong và ngoài trường
đã được công bố trước đó.
Hội đồng tự kiểm định có trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin và minh
chứng đó, lý giải lí do không phù hợp.
c. Các bước phân tích minh chứng
- Đọc kỹ từng chỉ số ở mỗi tiêu chuẩn: nghiên cứu kỹ các yêu cầu đối với
từng chỉ báo
24