Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên cứu trường hợp tại xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------***----------

VŨ PHƢƠNG LY

VẤN ĐỀ GIỚI TRONG BỐI CẢNH CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Giao Xuân,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS Nguyễn Hữu Minh
2. PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa

HÀ NỘI, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------***----------

VŨ PHƢƠNG LY

VẤN ĐỀ GIỚI TRONG BỐI CẢNH CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ GIAO XUÂN,
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH)


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Xác nhận của chủ tịch Hội đồng

TM. Giáo viên hƣớng dẫn

GS. TS. Trịnh Duy Luân

GS. TS. Nguyễn Hữu Minh

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS Nguyễn Hữu Minh
2. PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN

Đề tài này tôi yêu thích và theo đuổi từ năm 2009 khi tôi có cơ hội tham gia
một nghiên cứu về giới và biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Việt Nam. Sau đó
đƣợc sự động viên, khuyến khích và chỉ bảo của các thầy cô giáo khoa Xã hội học,
tôi đã đi sâu nghiên cứu phát triển thành luận án của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc đối với GS. TS Nguyễn Hữu
Minh và PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa đã luôn động viên, hƣớng dẫn và chỉ bảo
trong quá trình học tập hơn sáu năm tôi là nghiên cứu sinh để hoàn thiện luận án của
mình. Tôi không thể hoàn thành đƣợc công việc nghiên cứu sinh của mình nếu thiếu
sự động viên và hƣớng dẫn tận tình của thầy cô.

Tôi xin cảm ơn đến gia đình tôi, những ngƣời thân yêu và quan trọng nhất
của tôi đã luôn tạo điều kiện về thời gian và tinh thần cho việc học tập của tôi. Tôi
cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của tôi, các bạn nghiên cứu sinh xã hội học cùng
khóa đã thƣờng xuyên chia sẻ các thông tin để khuyến khích và động viên tôi hoàn
thiện luận văn.
Lời cảm ơn trân trọng của tôi cũng xin đƣợc chuyển đến các thầy cô giáo
khoa Xã hội học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, những ngƣời luôn lắng nghe và chia sẻ các ý kiến một cách thẳng thắn, thấu
đáo về chuyên môn và tạo điều kiện trong quá trình học và chuẩn bị thủ tục để tôi
hoàn thành luận án này.

Tác giả

Vũ Phƣơng Ly

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình đề tài luận án này do chính tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của GS. TS. Nguyễn Hữu Minh và PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa. Các
số liệu khảo sát xã hội học là trung thực. Các số liệu và các tài liệu khác đƣợc trích
dẫn nguồn tham khảo rõ ràng.

Tác giả

Vũ Phƣơng Ly

2



MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn .…………..………………………….… ……….……………………1i
Lời cam đoan……...……………………………… ...………...………………….2
Mục lục ……………………………………………………………………...……3
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt..…………………………………….……...6
Danh mục các bảng ..……….…………………..…………………........................7
Danh mục các hình và biểu đồ ..………………………………….……………….8
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….…...........9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..…………...…...................20
1.1. Các quan điểm và cách tiếp cận về giới và biến đổi khí hậu ………..…...…20
1.2. Các quan điểm về thích ứng với biến đổi khí hậu ………….…….….…......24
1.3. Khung luật pháp quốc tế liên quan đến giới và biến đổi khí hậu ……....…..27
1.4. Chính sách và nghiên cứu giới và biến đổi khí hậu ở Việt Nam ……….…..31
1.4.1. Các chính sách về giới và biến đổi khí hậu ở Việt Nam .........……......31
1.4.2. Giới và biến đổi khí hậu từ góc nhìn sinh kế ………..……………......34
1.4.3. Tác động của BĐKH đối với lao động trả lƣơng, lao động tự chủ trong
lĩnh vực phi nông nghiệp và di cƣ .................................................................36
1.4.4. BĐKH và sức khỏe phụ nữ với tƣ cách là ngƣời chăm sóc …..............37
1.4.5. Giới, sự thích ứng và khả năng chống chịu và phục hồi đối với biến đổi
khí hậu ………………………..……………..……….……………………....38
1.4.6. Sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực ra quyết định liên quan đến
BĐKH ...………………………………………….…………………….……41
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………….....45
2.1. Hệ khái niệm công cụ ………………………………………………..….….45
2.1.1. Biến đổi khí hậu …………………………………………………..…..45
2.1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu …………….……………………..…..46
2.1.3. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu ……………………………………………49

2.1.4. Bình đẳng giới, quan hệ giới, vai trò giới và vấn đề giới .……….…...50

3


2.1.5. Một số khái niệm khác …….……………….………………………....53
2.2. Các lý thuyết xã hội học được sử dụng .……………………….….…..........57
2.2.1. Lý thuyết giới và môi trường ……………….……….………………..58
2.2.2. Các lý thuyết xã hội học về giới ……………….….…………………..61
2.2.3. Quan điểm giới về sự thích ứng với biến đổi khí hậu ……..……..…...66
2.3. Phương pháp nghiên cứu ………...…………….…………………….……..69
2.3.1. Phân tích tài liệu ………………….………………………….………..69
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ………….……….……………...70
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .………………….……………….……..74
2.3.4. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung .………………….….……….75
Chương 3: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ QUAN HỆ GIỚI TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP …...……………………...…………...….………………...…..…………..77
3.1. Địa bàn nghiên cứu xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ……77
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội ……...……………….………....75
3.1.2. Các xu hƣớng biến đổi khí hậu và các dạng thiên tai chủ yếu tại Giao
Xuân, huyện Xuân Thủy ………..……………………………….……….….82
3.2. Phân công lao động theo giới trong lao động sản xuất nông nghiệp tại xã
Giao Xuân .…………………………...……….…...………………………..….84
3.3. Biến đổi khí hậu và các ảnh hƣởng đến quan hệ giới trong sản xuất nông
nghiệp .................................................................................................................101
Chương 4: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ QUAN HỆ GIỚI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
PHI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .………………………………………………117
4.1. Ứng phó với biến đổi khí hậu trong các hoạt động phi sản xuất nông nghiệp
của gia đình .......................................................……………………………….117
4.2. Sự tham gia của phụ nữ trong ứng phó với biến đổi khí hậu qua các hoạt

động dự án .……………………………….………………………….………...124
4.3. Sự tham gia của Hội phụ nữ vào ban phòng chống thiên tai …...….…...…132
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .……………...…………………………....150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ………………………..…………….…………….……………….161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………...…………………………....162

4


PHỤ LỤC ………………………………………………………………….......170

5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BĐG

: Bình đẳng giới

BLĐ-TB XH

: Bộ Lao động - thƣơng binh và xã hội

COP


: Hội nghị liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

DFID

: Cơ quan phát triển quốc tế Vƣơng quốc Anh

FAO

: Tổ chức Lƣơng thực và nông nghiệp Liên hợp quốc

ILO

: Tổ chức Lao động quốc tế của Liên hợp quốc

ICPP

: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KTXH

: Kinh tế xã hội

LHQ

: Liên hợp quốc

LHQVN

: Liên hợp quốc tại Việt Nam


MDG

: Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ

MCD

: Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

UNFCCC

: Công ƣớc khung của Liên hơp quốc về biến đổi khí hậu

UNISDR

: Văn phòng của Liên hợp quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai

SDGs

: Mục tiêu phát triển bền vững

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đặc điểm của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn theo bảng hỏi ở xã Giao

Xuân ………………………………………………………………………….….…....73
Bảng 3.1. Dân số và lao động của xã Giao Xuân ………………………….….……...79
Bảng 3.2. Ngành nghề và mức sống của các hộ gia đình xã Giao Xuân ....……..…...80
Bảng 3.3. Đặc điểm chung của cộng đồng dân cƣ xã Giao Xuân ...........................…..81
Bảng 3.4. Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp ở xã Giao Xuân, huyện Giao
Thủy ……………………………………………………………………...………...….85
Bảng 3.5. Yếu tố khoa học kĩ thuật ảnh hƣởng đến sự tham gia vào hoạt động sản xuất
..………………..………………………………………………………………..…......88
Bảng 3.6. Phân chia thời gian lao động trong ngày …...................................................94
Bảng 3.7. Tác động của thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ......................103
Bảng 3.8. Ứng phó với thiên tai theo giới trong sản xuất nông nghiệp ở xã Giao Xuân,
huyện Giao Thủy …………………………….………………………........................ 104
Bảng 4.1. Phân công trách nhiệm cho thành viên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và
tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định ..……………………………………..……….…...138
Bảng 4.2. Thành kiến giới trong quản lý rủi ro thiên tai ……………………….…...142
Bảng 4.3. Ý kiến về các vấn đề thƣờng xảy sau thiên tai ở địa phƣơng
……………………………………………………………………..……….................144

7


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Khung phân tích cho nghiên cứu …….……………………………………18
Hình 2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………….68
Hình 3.1. Bản đồ địa bàn nghiên cứu Giao Xuân, huyện Giao Thủy ………………..76
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về khả năng tham gia công việc gia đình của nam giới ……...94
Biểu đồ 3.2. Các mong đợi với nam giới về việc nhà ..................................................95
Biểu đồ 3.3: Phụ nữ giải thích về việc nam giới không muốn tham gia vào công việc
nhà ……………………………………………………………………………………98

Biểu đồ 3.4. Thiệt hại do bão lớn gây ra

.……………………….….……..………100

Biểu đồ 3.5. Giải pháp của gia đình khi sản xuất nông nghiệp thất bại do thiên tai và
thời tiết ……………………………………………….……….……………………..107
Biểu đồ 3.6. Mong muốn về các hình thức hỗ trợ khi sản xuất nông nghiệp gặp rủi ro
do thiên tai .……………...…………………………………………..……………….111
Biểu đồ 3.7. Mong muốn về các hình thức hỗ trợ sau khi thiên tai xảy ra ……..……113
Biểu đồ 4.1. Hoạt động phổ biến nhất mà phụ nữ và nam giới phải thực hiện trong quá
trình trƣớc, trong và một tuần sau khi bão lớn và thiên tai ....……………...…...…..119
Biểu đồ 4.2. Thời gian làm thêm trong khoảng thời gian trƣớc, trong và sau khi bão to
và mƣa lớn ……………………………………….…………..………………...…….120
Biểu đồ 4.3. Đánh giá của ngƣời dân về nhóm dễ bị tổn thƣơng trong cộng đồng khi có
thiên tai ...…………………………..….…………………………….………..……...121
Biểu đồ 4.4. Lý do không muốn tham gia vào quá trình tham vấn kế hoạch …….....128
Biểu đồ 4.5. Mong muốn về các cấp độ tham gia trong quá trình tham vấn và đƣa ra
các quyết định ở cộng đồng .....………………………………………..……………129
Biểu đồ 4.6. Các vấn đề ngƣời dân mong muốn đƣợc chính quyền địa phƣơng giúp đỡ
sau khi thiên tai bão và mƣa lớn xảy ra …………………………………………….130
Biểu đồ 4.7. Hoạt động Hội phụ nữ có thể hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình trƣớc,
trong và sau thiên tai ………………………......…………………………………....134

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm
khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tƣơng lai bởi các

nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập
kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay
đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. BĐKH có thể giới
hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn địa cầu. Trong bối cảnh
chính sách môi trƣờng, BĐKH đề cập tới hiện tƣợng nóng lên toàn cầu và nguyên
nhân chính là gia tăng hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, hoạt động khai
thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính nhƣ sinh khối, rừng, các hệ
sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Ở cấp độ toàn cầu BĐKH đƣợc công nhận là
một trong những thách thức to lớn đe dọa sự phát triển. Điều này đƣợc thể hiện cụ
thể trong các Mục tiêu phát triển bền vững (viết tắt là SDGs) đƣợc thành viên của
Liên hợp quốc (LHQ) thông qua, trong đó có Việt Nam vào tháng 9 năm 2015.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH,
đặc biệt ở các vùng duyên hải đất thấp [LHQVN, 2012]. Trong nhiều văn kiện
chính trị quan trọng, Chính phủ Việt Nam đã nhâ ̣n định BĐKH là một thách thức to
lớn với những nỗ lực xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội [LHQVN,
2010]. Các cam kết này đƣợc thể hiện trong việc thông qua các chính sách và
chƣơng trình quan trọng để ứng phó với BĐKH nhƣ Luật phòng chống thiên tai
đƣợc thông qua năm 2013, Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia Ƣ́ng phó với

BĐKH,

Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012-2020, xây dựng mô hình
quốc gia về Quản lý và rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Việt Nam đã xây dựng
kịch bản BĐKH, nƣớc biển dâng cho Việt Nam nhằm đƣa ra thông tin cơ bản về xu
thế BĐKH, các bối cảnh nƣớc biển dâng của Việt Nam trong tƣơng lai tƣơng ứng
với các kịch bản khác nhau về phát triển kinh tế xã hội. Đây là những hành động
chính sách và chƣơng trình quan trọng nhằm định hƣớng cho các Bộ, ngành, địa
phƣơng xem xét đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinh tế xã hội để

9



xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với tác động tiềm tàng của
BĐKH trong tƣơng lai.
Để xây dựng các chính sách về ứng phó với BĐKH, đã có nhiều nghiên cứu
đƣợc thực hiện nhằm thu thập bằng chứng về ảnh hƣởng của BĐKH đến các nhóm
dân cƣ với đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau. Trung bin
̀ h hàng năm , Việt Nam có
đến một triệu ngƣời bị ảnh hƣởng tƣ̀ thiên tai nhƣ ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu
Long, các hiện tƣợng hạn hán nghiêm trọng ảnh hƣởng đến vùng ven biển miền
Trung, đồng bằng Sông Cửu Long và các khu vƣ̣c miền núi . Tuy nhiên nhóm bị ảnh
hƣởng nhiều nhất là nhóm dễ bị tổn thƣơng, đặc biệt là ngƣời nghèo, ngƣời già, phụ
nữ và trẻ em [LHQVN, 2012]. BĐKH có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với bình đẳng
giới. Nhiều nghiên cứu toàn cầu chỉ ra các tác động nặng nề của BĐKH lên các
nhóm xã hội đã và đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới và bạo
lực đối với phụ nữ [LHQVN, 2010]. Địa vị của ngƣời phụ nữ bị giảm sút ngay cả
khi họ đóng vai trò tích cực trong các hoạt động ứng phó với thiên tai và BĐKH,
đặc biệt trong bối cảnh ở Việt Nam khi sự tiếp cận đến các nguồn lực sinh kế của
phụ nữ hạn chế hơn nam giới [LHQVN, 2010]. Khi có thiên tai xảy ra, phụ nữ
thƣờng là nhóm dễ bị tổn thƣơng hơn nam giới do khác biệt về mặt cơ thể, hay quan
điểm của xã hội về vai trò và trách nhiệm khác nhau của phụ nữ và nam giới trong
gia đình, cộng đồng và xã hội. Ví dụ nhƣ nhiều cộng đồng không khuyến khích phụ
nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong cộng đồng, các hoạt động quản lý và ứng
phó với BĐKH, hoặc phụ nữ đƣợc mong đợi đảm nhiệm nhiều hơn các công việc
chăm sóc và nội trợ trong gia đình; những quan niệm này phần nào ảnh hƣởng đến
địa vị của phụ nữ và nam giới trong gia đình. BĐKH cũng ảnh hƣởng trực tiếp
chiến lƣợc và hình thức sinh kế của các hộ gia đình và từng cá nhân, trong đó có
khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp; và các loại hình sinh kế gắn bó mật
thiết với điều kiện khí hậu, chất đốt và nƣớc. BĐKH làm nảy sinh nhiều vấn đề ảnh
hƣởng đến nam giới và phụ nữ, trẻ em trai và trẻ em gái theo cách khác nhau.

Việt Nam đã có các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đối với phụ nữ
và trẻ em, những ảnh hƣởng tiềm tàng đến phụ nữ ở Việt Nam đã phần nào đƣợc
xem xét, trong đó vấn đề bình đẳng giới phần nào đƣợc phân tích nhƣ một cách tiếp
cận trong quá trình xây dựng và thực hiện các can thiệp về ứng phó với BĐKH, cụ
10


thể là các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó BĐKH từ năm 2008 đến
2015. Tuy nhiên thực tế các tổ chức còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng
năng lực nhằm xác định đƣợc cách tiếp cận đúng đắn, xây dựng mục tiêu và hành
động cụ thể để phân tích và giải quyết vấn đề giới trong ứng phó BĐKH. Ngoài ra
nhiều nghiên cứu liên quan đến tác động và BĐKH còn thiếu sự lồng ghép giới
trong quá trình xây dựng thực hiện, dẫn đến việc thiếu thông tin về khác biệt giới
trong các thiệt hại do BĐKH gây ra, hay trong chiến lƣợc thích ứng trong sinh kế hộ
gia đình cũng nhƣ khác biệt giới trong quá trình tham gia chia sẻ thông tin ứng phó
với BĐKH ở cộng đồng.
Do đó, nghiên cứu Vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (nghiên
cứu trƣờng hợp tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) có thể giúp
các nhà xây dựng chính sách và ngƣời làm thực tiễn ở địa phƣơng giải đáp những
thay đổi về một số vấn đề bình đẳng giới tại địa bàn trong bối cảnh BĐKH. Cụ thể
nghiên cứu này sẽ phân tích tác động của BĐKH đến sinh kế của phụ nữ và nam
giới; sự thích ứng của phụ nữ và nam giới trong các hoạt động sản xuất và phi sản
xuất; các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các hoạt
động ứng phó với BĐKH ở cộng đồng. Từ đó lý giải những ảnh hƣởng của BĐKH
đến vấn đề BĐG và đƣa ra gợi ý làm giảm tối đa bất bình đẳng giới bằng nhƣ thế
nào qua các can thiệp BĐKH.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
Mục tiêu
Nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của BĐKH lên mối quan hệ
giới tại một địa phƣơng cụ thể: xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Vấn đề đƣợc xem xét trong nghiên cứu này là thay đổi mối quan hệ giới khi có tác
động của BĐKH lên các hoạt động sản xuất nông nghiệp của phụ nữ và nam giới;
sự thay đổi mối quan hệ giới trong các hoạt động phi sản xuất trong gia đình và sự
tham gia của phụ nữ, bao gồm việc ra quyết định về các hoạt động ứng phó với
BĐKH cấp cộng đồng.

11


Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ của nghiên cứu bao gồm:
 Tổng quan các nghiên cứu đã có liên quan đến chủ đề nghiên cứu;
 Xây dựng cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu cho đề tài;
 Phân tích sự ứng phó với những tác động của BĐKH của phụ nữ và nam
giới trong công việc sản xuất nông nghiệp;
 Phân tích sự ứng phó với BĐKH trong một số hoạt động phi sản xuất trong
gia đình và sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động ứng phó BĐKH cấp cộng
đồng; và
 Nêu lên các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các
can thiệp giảm thiểu tác động của BĐKH.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là vấn đề giới trong bối cảnh của biến đổi khí hậu
(nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định).
3.2. Khách thể nghiên cứu
-

Phụ nữ bị tác động trong bởi BĐKH

-


Nam giới bị tác động bởi BĐKH

-

Chính quyền địa phƣơng cấp xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy

-

Các ban ngành đoàn thể cấp tỉnh ở tỉnh Nam Định.

3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại xã Giao Xuân, một xã ven biển thuộc huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Xã Giao Xuân thuộc vùng đệm của Vƣờn quốc gia Xuân
Thuỷ và có gần 60% số ngƣời dân tham gia vào hoạt động thuỷ sản và sinh kế của họ
phụ thuộc rất lớn vào khu vực đất ngập nƣớc của Vƣờn quốc gia Xuân Thủy. Giao

12


Xuân có đê quốc gia dài 2,8 km chạy dọc qua xã, con đê này chính là ranh giới giữa
vùng dân cƣ sinh sống với vùng bãi triều có rừng ngập mặn và khu nuôi trồng hải
sản.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam từ năm
2008 đến năm 2014 về BĐKH, huyện Giao Thủy là một trong những huyện điển
hình chịu ảnh hƣởng rõ nét của BĐKH. Do đó Nam Định là một trong những tỉnh,
thành phố đầu tiên trên cả nƣớc đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 - 2020 nhằm đề xuất các giải pháp tăng
cƣờng năng lực thích ứng với BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính, hƣớng tới sự

phát triển bền vững.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian 4
năm, từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 2 năm 2016. Qúa trình thu thập số liệu đƣợc
tiến hành trong nhiều giai đoạn và tập trung nhiều nhất trong giai đoạn từ tháng 10
năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
Phạm vi nội dung: Nội hàm của vấn đề giới trong bối cảnh của BĐKH là rất
rộng, chẳng hạn, bao gồm sự phân công lao động theo giới, kiểm soát và tiếp cận
các nguồn lực của phụ nữ và nam giới trong các hoạt động ứng phó với BĐKH, cụ
thể là sự ứng phó với BĐKH thông qua sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong
công tác cứu trợ thiên tai, các dạng bạo lực trên cơ sở giới trong bối cảnh BĐKH,
ngân sách có trách nhiệm giới trong các nỗ lực giảm thiểu tác động của BĐKH. Tuy
nhiên trong nghiên cứu này, tác giả chỉ đi sâu phân tích vào mối quan hệ giới trong
các hoạt động sinh kế sản xuất nông nghiệp, các hoạt động phi sản xuất trong gia
đình nhằm ứng phó với BĐKH. Đây cũng là những vấn đề có tầm quan trọng đối
với bình đẳng giới.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Thông qua việc nghiên cứu định tính và định lƣợng tại một địa bàn cụ thể ở
Việt Nam chịu tác động rõ nét của BĐKH, luận án thực hiện kiểm chứng một số
luận điểm xã hội học về sự thay đổi quan hệ giới trong quá trình thích ứng với sự

13


thay đổi của môi trƣờng tự nhiên, ở đây cụ thể là BĐKH. Các luận điểm đƣợc đúc
kết qua nghiên cứu ở một số quốc gia cho rằng BĐKH đã và đang làm tồi tệ thêm
mối quan hệ bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Nghiên cứu này sẽ một lần nữa
làm rõ rằng tình trạng bình đẳng giới có mối quan hệ chặt chẽ với tính dễ bị tổn
thƣơng do tác động của BĐKH, tuy nhiên dễ bị tổn thƣơng hơn không có nghĩa là
phụ nữ dễ bị động hơn nam giới trong quá trình ứng phó với BĐKH. Do đó, để tạo

đƣợc sự thay đổi tích cực về BĐG thông qua cac can thiệp về BĐKH, cần phải có
những tác động vào chuẩn mực xã hội, vai trò giới bởi những khuôn mẫu về vai trò
giới tạo nên kì vọng văn hóa chủ đạo và chuẩn mực xã hội về phƣơng diện năng
lực, đặc điểm nhân cách, thái độ, động cơ và phƣơng thức hành vi đặc trƣng thích
hợp đối với phụ nữ và nam giới. Do tác động của BĐKH không phải là trung tính
giới, điều này có nghĩa là các can thiệp về ứng phó với BĐKH có thể thúc đẩy mối
quan hệ bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới hoặc tiếp tục làm tồi tệ thêm mối quan
hệ bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, điều này phụ thuộc vào việc các vấn đề
giới sẽ đƣợc xem xét và phân tích nhƣ thế nào trong quá trình thiết kế các can thiệp
ứng phó với BĐKH. Các kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp trực tiếp vào cách
tiếp cận và vận dụng lý thuyết xã hội học về giới, môi trƣờng và phát triển trong
hoạt động thực tiễn ở Việt Nam.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bình đẳng giới (BĐG) không chỉ là mục tiêu mà còn là phƣơng tiện cho sự
phát triển của mỗi quốc gia, cộng đồng và từng cá nhân [Bộ LĐ-TB và XH, 2011].
Một xã hội không thể đƣợc coi là phát triển nếu phụ nữ là nhóm yếu thế hơn nam
giới và không đƣợc tạo điều kiện bình đẳng để đóng góp một cách tối đa trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội. Nhận diện các vấn đề bất BĐG hiện hữu có thể đánh
giá đƣợc mức độ phát triển của một gia đình, cộng đồng hay một quốc gia. Nghiên
cứu này hƣớng đến làm sáng tỏ thực trạng rằng phụ nữ và nam giới đang trải
nghiệm tác động của BĐKH theo những cách khác nhau và điều này bị tác động bởi
chính vai trò giới và tình trạng bất bình đẳng giới. Một cách khác, bất bình đẳng
giới có quan hệ mật thiết với cách thức phụ nữ và nam giới ứng phó với BĐKH.
BĐKH tác động không nhỏ đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa
phƣơng, và do phân công lao động theo giới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp,
14


phụ nữ và nam giới đang ứng phó với cách thức và khối lƣợng công việc khác nhau.
Sự tác động đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp ảnh hƣởng không nhỏ đến khối

lƣợng công việc, nguồn thu nhập, thời gian dành cho sản xuất và các hoạt động
tham gia khác của cộng đồng. Đây chính là yếu tố cốt lõi ảnh hƣởng đến địa vị kinh
tế và xã hội phụ nữ và nam giới trong cộng đồng và xã hội. Chính sự phân công lao
động theo giới hiện nay cũng ảnh hƣởng đến các hoạt động ứng phó phi sản xuất
của phụ nữ, bao gồm cả các hoạt động ứng phó trong cộng đồng. Việc tìm hiểu các
khác biệt giới này không chỉ có ý nghĩa mà còn quan trọng để đảm bảo tính hiệu
quả xã hội của các can thiệp ứng phó. Trong bối cảnh tác động của BĐKH càng rõ
nét và gia tăng, các phát hiện của nghiên cứu sẽ giúp đƣa ra các gợi ý chính sách
nhằm giảm thiểu bất BĐG từ các can thiệp đối với tác động của BĐKH thông qua
việc lồng ghép giới.
Nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn tƣ liệu tham khảo cho các
nhà hoạt động thực tiễn, các tổ chức dân sự xã hội hoạt động trong lĩnh vực BĐG,
trao quyền cho phụ nữ, môi trƣờng và BĐKH nhằm thiết kế, thực hiện, giám sát và
đánh giá các tác động xã hội tập trung vào các vấn đề BĐG trong các can thiệp về
ứng phó với BĐKH, trao quyền phụ nữ, lồng ghép giới trong các chƣơng trình phát
triển nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH thông qua các chƣơng trình
giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định và do đó có thể đƣợc
sử dụng nhƣ tài liệu tham khảo đối với cơ quan ban ngành tại xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định và các cơ quan của tỉnh nhƣ Sở Lao động - thƣơng binh
và Xã hội, Ban phòng chống lụt bão của Tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam
Định, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng để thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các can
thiệp đến tác động của BĐKH.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
 Sự phân công lao động trong hoạt động sản xuất của phụ nữ và nam giới thay
đổi nhƣ thế nào dƣới tác động của BĐKH?

15



 Phụ nữ và nam giới đã và đang ứng phó nhƣ thế nào với các tác động của
BĐKH ở địa phƣơng trong các hoạt động phi sản xuất trong gia đình?
 Sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các hoạt động ứng phó với BĐKH
ở cấp cộng đồng diễn ra nhƣ thế nào?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu đặt ra các giả thuyết sau liên quan đến ba câu hỏi nghiên cứu chính
 Phụ nữ và nam giới có trải nghiệm khác nhau trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp dƣới tác động của BĐKH do quan niệm xã hội về phân công lao động cho
phụ nữ và nam giới và sự bất bình đẳng hiện hữu trong cộng đồng. Phụ nữ có vai
trò quan trọng trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi vì vậy là nhóm dễ bị thiệt
thòi hơn so với nam giới khi bị tác động của BĐKH.
 BĐKH có khả năng làm tăng khối lƣợng công việc phụ nữ nhiều hơn nam
giới. Do tác động của mối quan hệ bất bình đẳng giới hiện hữu, phụ nữ thƣờng gặp
nhiều khó khăn hơn so với nam giới vì họ đƣợc mong đợi đảm nhiệm công việc nội
trợ và các hoạt động tái sản xuất khác trong gia đình.
 Phụ nữ phải dành nhiều thời gian hơn trong các hoạt động ứng phó với
BĐKH trong khi không có sự thay đổi của nam giới trong các công việc nhà của gia
đình và điều này ảnh hƣởng đến sự tham gia các hoạt động ứng phó nói chung của
phụ nữ trong các hoạt động dự án liên quan đến BĐKH ở cộng đồng.
 Trong quá trình ứng phó và đƣa ra các quyết định ứng phó, tỉ lệ đại diện của
phụ nữ trong các cơ chế ra quyết định ở cộng đồng còn thấp, điều này là một trong
những nguyên nhân ảnh hƣởng việc đảm bảo đƣa tiếng nói và kinh nghiệm của phụ
nữ tham gia vào việc xây dựng và thực hiện các ứng phó với BĐKH và dễ làm sâu
sắc thêm mối quan hệ bất bình đẳng giới.
6. Khung phân tích
Trong nghiên cứu này, các biến số tác động đến quan hệ bất bình đẳng/bình
đẳng đối với phụ nữ và nam giới bao gồm:
- Bối cảnh dễ bị tổn thƣơng: Bao gồm bối cảnh phát triển kinh tế xã hội ở
địa phƣơng, trong đó các hoạt động sinh kế gắn chặt với điều kiện khí hậu; Quản trị

16


nhà nƣớc, các tổ chức thể chế , ở các quy mô khác nhau và mức độ phối hợp hành
đô ̣ng khác nhau ; Nhiề u nguyên nhân gây căng thẳ ng cho cô ̣ng đồ ng dân cƣ nông
thôn nhƣ toàn cầ u hóa kinh tế , suy thoái môi trƣờng ta ̣i điạ phƣơng , xung đô ̣t và
biến đổi khí hậu ngày một gia tăng. Sự biến đổi này có thể diễn ra nhanh hoặc diễn
ra chậm.
- Cấ u trúc/khuôn khổ văn hóa về các vai trò và quan hê ̣ giới : Các quan
hệ giới bất bình đẳng hay bình đẳng này có thể đƣợc duy trì và củng cố bởi những
cấu trúc văn hóa. Có ba yếu tố cần đƣợc quan tâm khi xem xét về vai trò và mối
quan hệ giới, những yếu tố này ảnh hƣởng đến khả năng thích ứng của phụ nữ và
nam giới đến BĐKH. Thứ nhất, đó là sự tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, bao
gồm cả các nguồn lực sinh kế cho phụ nữ và nam giới. Thứ hai đó là các quan niệm
về giới và sự phân chia lao động: bao gồm sự phân công lao động trong gia đình
giữa phụ nữ và nam giới, các quan niệm về vai trò đƣợc mong đợi đối với phụ nữ và
nam giới, điều này cũng tác động không nhỏ đến việc lựa chọn sinh kế của phụ nữ
và nam giới. Thứ ba đó chính là các quan niệm về phụ nữ và nam giới về các rủi ro
liên quan đến môi trƣờng.
- Điều kiện kinh tế xã hội ở địa phƣơng: trong đó bao gồm các chính sách
chƣơng trình hoạt động nói chung liên quan đến định hƣớng, việc thực hiện các kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng, cùng với các điều kiện thực tế về các
sinh kế và yếu tố đặc điểm xã hội của dân cƣ, chuẩn mực xã hội tác động đến sự
phát triển kinh tế xã hội.
- Chính sách phát triển chung và các chính sách, chƣơng trình và dự án
cụ thể về BĐKH: trong đó sẽ xem xét các yếu tố bất bình đẳng giới thƣờng gắn
trong các tổ chức và nhà hoạch định chính sách và chƣơng trình giảm thiểu các tác
hại và thích ứng với BĐKH mà trong đó còn thiếu nhạy cảm giới và những biện
pháp cụ thể thúc đẩy bình đẳng giới.


17


Hình 1.1 Khung phân tích cho nghiên cứu





Bối cảnh môi trƣờng bị ảnh hƣởng bởi BĐKH
Cấu trúc văn hóa về quan hệ giới
Điều kiện kinh tế xã hội ở địa phƣơng
Chính sách chƣơng trình can thiệp về BĐKH và Bình đẳng giới

Mối quan hệ
giới trong hoạt
động sản xuất

Mối quan hệ giới
trong hoạt động
phi sản xuất
trong gia đình

Tham gia và lãnh
đạo của phụ nữ và
nam giới cấp cộng
đồng trong các hoạt
động ứng phó
BĐKH


Mối quan hệ bình đẳng giới và khả năng thích ƣ́ng của
phụ nữ và nam giới đối với BĐKH

7. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, luận án sử dụng cách tiếp cận giới để xác định và phân tích các
ảnh hƣởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, qua đó phân tích và chỉ
ra sự thay đổi các mối quan hệ giới trong bối cảnh của BĐKH.
Thứ hai, luận án nhận diện và phân tích các yếu tố giới liên quan và ảnh
hƣởng đến cách thức và chiến lƣợc ứng phó của ngƣời dân qua một số hoạt động
phi sản xuất và sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động ứng phó với BĐKH ở
cấp cộng đồng.
Thứ ba, luận án lý giải mối quan hệ nhân quả giữa BĐG và BĐKH tại một
địa bàn nghiên cứu, và kiểm chứng các luận điểm xã hội học về sự biến đổi mối
quan hệ giới trong bối cảnh BĐKH ở Việt Nam, qua đó đóng góp về mặt lý luận và
thực tiễn vào kiến thức xã hội học về giới và BĐKH.

18


8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và phụ lục, luận án bao gồm năm
chƣơng nội dung, cụ thể là:
Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chƣơng này tập trung trình bày
kết quả của các công trình nghiên cứu đi trƣớc trên thế giới và Việt Nam về giới và
biến đổi khí hậu, từ đó tìm ra các khoảng trống lý thuyết và thực tiễn mà các công
trình nghiên cứu trƣớc chƣa giải quyết để tập trung phân tích ở luận án.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này trình bày
các khái niệm công cụ và lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu và các phƣơng pháp
nghiên cứu xã hội học đƣợc sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra và
giới thiệu về địa bàn nghiên cứu.

Chƣơng 3: BĐKH và quan hệ giới trong sản xuất nông nghiệp. Chƣơng này
tập trung phân tích về sự phân công lao động theo giới trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp ở địa phƣơng, qua đó nhận diện tác động cụ thể của BĐKH đến sự
thay đổi trong phân công lao động theo giới và hoạt động sản xuất nông nghiệp của
phụ nữ và nam giới và giải thích các yếu tố phân công lao động theo giới và thực
trạng bất BĐG ảnh hƣởng thế nào đến việc phụ nữ và nam giới ứng phó với BĐKH
trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng.
Chƣơng 4: BĐKH và quan hệ giới trong các hoạt động phi sản xuất. Chƣơng
này xem xét các khác biệt giới trong việc ứng phó với BĐKH trong các hoạt động
phi sản xuất và sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các hoạt động ứng phó
với BĐKH ở cộng đồng, bao gồm sự tham gia của Hội phụ nữ trong quá trình ra các
quyết định liên quan đến ứng phó với BĐKH.

19


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ thập kỉ 80 và 90 của thế kỷ trƣớc, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội đã
có nhiều nghiên cứu về phụ nữ, môi trƣờng và phát triển xã hội ở những chiều cạnh
khác nhau và đây chính là tiền đề cho các nghiên cứu giới và môi trƣờng, giới và
BĐKH. Trong chƣơng này, tác giả sẽ rà soát, phân tích và xem xét các công trình
nghiên cứu đi trƣớc đã liên quan và gợi mở các vấn đề liên quan đến chủ đề của
luận án: giới và BĐKH; giới và môi trƣờng.
1.1. Các quan điểm và cách tiếp cận về giới và biến đổi khí hậu
Các nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa quá trình sinh thái học và xã hội
đã đƣợc thực hiện từ cuối thể kỉ 19, trong đó làm nổi bật mối quan hệ xã hội và môi
trƣờng đƣợc duy trì thông qua quá trình và ảnh hƣởng của thiên nhiên lên con ngƣời
và sự nỗ lực của chính loài ngƣời [Irena Dankemanl, 2008]. Một số nghiên cứu đƣa
ra lập luận rằng có sự tồn tại song song giữa sự thoái hóa của tự nhiên và sự đàn áp
đối với phụ nữ và điều này có liên quan chặt chẽ đến địa vị của ngƣời phụ nữ trong

cộng đồng và xã hội. Ngƣời phụ nữ đƣợc xem là thứ bậc thấp hơn nam giới và đóng
vai trò phục vụ trong cộng đồng và trong gia đình, nguyên do là vì phụ nữ đảm
nhiệm vai trò sinh sản và chăm sóc trong gia đình và cộng đồng. Khái niệm về phụ
nữ và vị trí tự nhiên trong xã hội đã đƣợc phân tích nhiều trong trƣờng phái nữ
quyền sinh thái. Theo phân tích này, sự đơn giản hóa về mối quan hệ phụ nữ, so
sánh cơ thể của ngƣời phụ nữ với bà mẹ tự nhiên đã tạo nên những mối quan hệ bất
bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới khi xem xét những tác động của môi trƣờng đối
với tự nhiên [dẫn theo Braidotti và cộng sự, 1993]. Thực tế chỉ ra phụ nữ và nam
giới đã đóng vai trò, trách nhiệm khác nhau trong việc quản lý và duy trì môi trƣờng
vật chất tự nhiên và điều này ảnh hƣởng đến quá trình ra các quyết định quan trọng
của cộng đồng về môi trƣờng. Tuy nhiên, trong quá trình can thiệp bảo tồn và quản
lý bền vững các nguồn lực thiên nhiên và hoạt động đặt nền móng cho các hoạt
động khoa học và nghiên cứu môi trƣờng, việc nghiên cứu vai trò và vị trí của phụ
nữ đã bị nhiều ngành khoa học bỏ qua một cách nghiêm trọng [Irena Dankemanl,
2008].

20


Trong các nghiên cứu về môi trƣờng đã có sự tập trung nghiên cứu về địa vị
thấp hơn của ngƣời phụ nữ trong xã hội so với nam giới nhƣ một hiện tƣợng mang
tính phổ thông, điều này đƣợc lý giải từ nguyên nhân văn hóa đa thần và ngƣời phụ
nữ gần gũi với tự nhiên hơn nam giới [Sherry Ortner, 1974]. Trong các nghiên cứu
sâu hơn của nữ quyền trong vấn đề môi trƣờng, vấn đề khác biệt sinh học của phụ
nữ so với nam giới và tinh thần của phụ nữ cũng đã đƣợc đƣa vào tranh luận và điều
này đƣa ra một bức tranh tổng thể hơn về sự thống trị với vai trò mạnh mẽ của
ngƣời phụ nữ trong xã hội [Ortner, 1996]. Tuy nhiên, trong các trƣờng phái này,
tiêu biểu là nghiên cứu của Ortner đã tập trung phân tích về sự phụ thuộc của phụ
nữ trong xã hội nhƣng không đặt ra câu hỏi về thái độ xã hội đối với môi trƣờng.
Vấn đề phụ nữ và môi trƣờng chỉ thực sự trở thành mối quan tâm trong các

nghiên cứu về môi trƣờng và BĐKH trong thế kỉ 20 [Irena Dankeman, 2012]. Sự
tham gia của phụ nữ vào các hành động BĐKH liên quan đến việc lập kế hoạch và
quyết định, đóng góp của họ về những kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm của
mình một cách có giá trị, cũng nhƣ vai trò lãnh đạo quan trọng của họ trong lĩnh
vực này đã đƣợc nhấn mạnh. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng các chính sách phát
triển cần phải có sự hiểu biết thực tiễn về giới, BĐKH và phát triển bền vững.
Dựa trên các kinh nghiệm quốc tế, khung phân tích về giới, BĐKH, và an
ninh con ngƣời đã đƣợc xây dựng vào cuối thế kỉ 20 [Irena Dankeman, 2012].
Trong khung phân tích này, an ninh con ngƣời đƣợc định nghĩa là (i) an ninh để tồn
tại, (ii) an ninh sinh kế, (iii) nhân phẩm, an ninh để tồn tại biểu thị về các mức độ
về đạo đức hay bị thƣơng và cái chết của con ngƣời, an ninh về sinh kế liên quan
đến những an ninh về lƣơng thực, nƣớc, năng lƣợng, an ninh môi trƣờng, an ninh về
nơi cƣ trú và an ninh kinh tế. Trong bối cảnh này “nhân phẩm” có thể đƣợc chia ra
theo các khía cạnh quyền cơ bản của con ngƣời, năng lực và sự tham gia. Theo đó,
những ảnh hƣởng cụ thể của BĐKH lên những khía cạnh về an ninh và giới đƣợc
xác định cụ thể. Khung này chỉ ra các chiến lƣợc mà cộng đồng sử dụng trong việc
ứng phó với BĐKH và xác định các chính sách và lựa chọn về an ninh con ngƣời
trong những lĩnh vực này. Cụ thể là BĐKH biểu hiện qua nhiều hình thức khí hậu
và thiên tai khắc nghiệt khác nhau, xét về khía cạnh an ninh, điều này sẽ gây ảnh
hƣởng nặng nề nhƣ chết hoặc bị thƣơng, tăng các bệnh truyền nhiễm và ảnh hƣởng
21


đến các vấn đề sức khỏe, mất các loại sinh vật quý nhƣ các loài thuốc, giảm đa dạng
sinh học và làm thay đổi hệ thống sinh vật học. Tại nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ
và nam giới cũng có chiến lƣợc khác nhau nhằm đối phó với các vấn đề này nhƣ
phải tăng khối tƣợng công việc của mình để đảm bảo việc chuẩn bị đối phó với
thiên tai, tìm các loài cây/thuốc thay thế cho gia đình, thích ứng với các cách thức
làm nông/thay đổi sang vụ mùa hay/nuôi động vật, tiết kiệm thức ăn, hạt giống và
con giống và thậm chí là phải thay đổi chế độ ăn uống mới, đa dạng con giống, tìm

kiếm các nguồn nƣớc sạch mới hoặc dành nhiều thời gian trong việc đảm bảo nƣớc
sạch cho gia đình.
Phụ nữ và nam giới có những vai trò và trách nhiệm khác nhau trong sử dụng
đất, quản lý nƣớc, sử dụng rừng, việc cung cấp và sử dụng năng lƣợng, xây dựng và
bảo tồn đô thị [Dankelman và Davidson, 1998]. Sự khác biệt này ảnh hƣởng không
nhỏ bởi các vai trò giới. Với phụ nữ, đó là vai trò tái sản xuất và sản xuất đa dạng
trong gia đình và trong cộng đồng. Lũ lụt, hạn hán, lạnh và khí nóng theo đợi, lốc,
cuồng phong, nhiệt độ cao hơn trung bình, cháy rừng tự nhiên, và mực nƣớc biển
dâng: Tất cả những vấn đề này có ảnh hƣởng lớn với cuộc sống và sinh kế của con
ngƣời và đặc biệt những công việc và phụ nữ đang phải đảm nhận. Trong hầu hết
các trƣờng hợp, khi nguồn lực trở nên hạn hẹp, việc sản xuất đi xuống, giá cả tăng
lên và có mâu thuẫn trong việc sử dụng các nguồn lực, các hiện tƣợng này tác động
rất lớn đến với phụ nữ và sự an ninh của loài ngƣời.
Nhƣ nhiều thảm họa, những đe dọa về BĐKH có thể làm tăng bất bình đẳng
đang hiện hữu [UNDP, 2010], bất BĐG là một trong những bất bình đẳng mạnh
nhất từ những bài học quan trọng có thể thấy đƣợc trong quá khứ liên quan đến tự
nhiên. Tính dễn bị tổn thƣơng cũng xem xét trong bối xã hội văn hóa cụ thể cho
thấy tỉ lệ phụ nữ bị chết trong các sự kiện thiên tai nhiều hơn so với tỉ lệ này ở nam
giới [Newmayer và Plumper, 2007].
Trong vị trí bất lợi, phụ nữ phải đối mặt với những khó khăn đặc thù trong
việc đối phó với thiên tai. Ví dụ, việc phụ nữ có học vấn thấp và đƣợc đào tạo ít hơn
có thể giảm khả năng của họ trong việc tiếp cận những thông tin cần thiết trƣớc,
trong và sau khi thảm họa. Và khi ngƣời nghèo - trong đó có nhiều ngƣời là phụ nữ
- mất kế sinh nhai, họ sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói. Và khi BĐKH không mang
22


tính trung tính giới, những ảnh hƣởng cụ thể về an ninh đều có những yếu tố giới
trong đó cũng đã đƣợc quan sát ở nhiều địa phƣơng nơi biến đổi khí hậu tác động.
Một cách thƣờng xuyên, phụ nữ thƣờng đƣợc nhìn nhận là nạn nhân của

BĐKH, trong đó nam giới là các tác nhân. Tuy nhiên, có nhiều trƣờng hợp có thể
thấy là nam giới là nạn nhân và phụ nữ là tác nhân. Bởi vì công việc của họ phụ
thuộc vào đất đai và phụ thuộc nhiều vào nguồn thiên nhiên, nhiều phụ nữ có những
kiến thức đặc thù của hoàn cảnh và sự thay đổi của địa phƣơng. Có rất nhiều nhà
xây dựng kế hoạch và những ngƣời ra quyết định, mà đa phần là nam giới đã không
cân nhắc những đóng góp này một cách đầy đủ [WEDO, 2007].
Thảm họa tự nhiên, bao gồm BĐKH, sẽ mang đến cho phụ nữ những thách
thức trong việc thay đổi địa vị (có yếu tố giới) trong xã hội của họ [Enarson, 2000].
Có những trƣờng hợp cho thấy rõ ràng là phụ nữ rất hiệu quả trong việc huy động
cộng đồng đối phó lại BĐKH. Nhiều phụ nữ trên khắp thế giới có những ý tƣởng về
việc giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, và họ tự tổ chức thành các hiệp hội đƣa lên
tiếng nói của mình đến các bên liên quan. Điều này đã tạo nên các phong trào quốc
gia và địa phƣơng của phụ nữ trong đối phó với môi trƣờng và BĐKH trong những
năm gần đây, nhờ đó có nhiều sự thay đổi tích cực, một trong các kết quả tích cực
đó là đã có nhiều tổ chức tham gia vào làm việc trong lĩnh vực BĐG và công bằng
khí hậu ở cấp toàn cầu.
Nhiều yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng đến vấn đề môi trƣờng, giới, và trẻ
em. Môi trƣờng có ảnh hƣởng đến khối lƣợng công việc, sức ép về thể chất và tinh
thần cũng nhƣ sự tự chủ của họ. Ngoài việc phân công lao động, nhiệm vụ và trách
nhiệm, những yếu tố quan trọng bao gồm:
 Tiếp cận và kiểm soát đến các nguồn lực tự nhiên có chất lƣợng tốt , nhƣ là
đất, nƣớc và cây cối.
 Tiếp cận và kiểm soát đến các phƣơng tiện sản xuất, nhƣ thu nhập, tín dụng
và những công nghệ thích hợp.
 Tiếp cận đến giáo dục và đào tạo
 Địa vị xã hội và quyền ra quyết định, liên quan đến quản lý và sử dụng
nguồn lực, hàng hóa và sản xuất.
 Sự tham gia và liên quan đến các quá trình xã hội và tự do của tổ chức.
23



×