Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Áp dụng phương pháp luận sản xuất sạch hơn để giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên cho công ty cổ phần thép hòa phát hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------

NG Ô THỊ KIM ANH

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SẢN XUẤT SẠCH
HƠN ĐỂ GIẢM THIỂU TIÊU THỤ TÀI NGUYÊN CHO
CƠNG TY CỔ PHẦN THÉP HỊA PHÁT- HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

HÀ NỘI - 2014


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SXSH

:

Sản xuất sạch hơn.

QLNV

:


Quản lý nội vi

CTTB

:

Cải tiến thiết bị.

TĐQT

:

Thay đổi q trình.

CN

:

Thay đổi cơng nghệ

GTCT

:

Giảm thiểu chất thải.

CBVC

:


Cân bằng vật chất.

NPV

:

Giá trị hiện tại ròng.

IRR

:

Tỷ suất hồn vốn nội bộ.

B/C

:

Tỷ suất lợi ích – chi phí


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................. 3
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................. 4
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 5
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ....................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 6
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GANG LỊ CAO TẠI VIỆT NAM

VÀ CÁC VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG ...................................................................... 6
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GANG LỊ CAO TẠI VIỆT NAM ....................................... 6
1.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................... 6
1.1.2. Quy trình sản xuất.................................................................................. 7
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT GANG LÒ CAO TẠI VIỆT NAM
............................................................................................................................ 8
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 11
PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN....................... 11
2.1. KHÁI NIỆM VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN ............................................................ 11
2.2. LỊCH SỬ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN .................................... 12
2.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ SXSH ......................................................... 14
2.3.1. Bước 1- Khởi động ............................................................................... 16
2.3.2. Bước 2: Phân tích các cơng đoạn sản xuất ........................................... 16
2.3.3. Bước 3 - Đề xuất các cơ hội (giải pháp) giảm thiểu chất thải ............... 18
2.3.4. Bước 4 - Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải ......................... 19
2.3.5. Bước 5 -Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải.......................... 20
2.3.6. Bước 6 - Duy trì giải pháp giảm thiểu chất thải ................................... 21
2.4. LỢI ÍCH CỦA SẢN XUẤT SẠCH HƠN ............................................................... 21
2.4.1. LỢI ÍCH TRỰC TIẾP .................................................................................... 21
2.4.2. Lợi ích gián tiếp ................................................................................... 22
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 24

1


ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SXSH ĐỂ GIẢM THIỂU TIÊU THỤ TÀI
NGUN CHO CƠNG TY CỔ PHẦN THÉP HỊA PHÁT HẢI DƯƠNG ..... 24
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP HỊA PHÁT..................................... 24
3.1.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất tại công ty ............................................. 24
3.1.2. Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu ...................................................... 28

3.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực sản xuất và khu vực xung quanh ......... 29
3.2. ĐÁNH GIÁ SXSH TẠI NHÀ MÁY LUYỆN GANG LÒ CAO .................................. 30
3.2.1. Phân tích các cơng đoạn sản xuất ........................................................ 30
3.2.1.1. Sơ đồ công nghệ ............................................................................ 30
3.2.1.2. Cân bằng vật liệu và năng lượng ................................................... 34
3.2.1.3. Cân bằng năng lượng .................................................................... 35
3.2.1.3. Xác định chi phí tổn thất ............................................................... 37
3.2.2. Đề xuất các cơ hội giảm thiểu chất thải ............................................... 39
3.2.2.1. Phân tích nguyên nhân và đề xuất các cơ hội SXSH ...................... 39
3.2.2.2. Lựa chọn các cơ hội khả thi ........................................................... 42
3.3. NGHIÊN CỨU KHẢ THI CÁC GIẢI PHÁP SXSH ................................................ 46
3.3.1. Đánh giá tính khả thi kỹ thuật và mơi trường ....................................... 47
3.3.2. Đánh giá tính khả thi kinh tế ................................................................ 49
3.4. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY SAU KHI ÁP DỤNG SXSH ................... 50
3.5. DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY ............................ 51
3.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG SXSH CHO TOÀN KHU LIÊN HỢP ...................... 52
3.6.1. Các giải pháp về quản lý nội vi ............................................................ 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 55

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay vấn đề môi trường luôn là vấn đề cấp thiết mang tính tồn cầu đối
với mọi quốc gia trên tồn thế giới. Sự biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường kéo
theo hàng loạt những thiên tai, lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy, bão tuyết… bất thường đã
gây thiệt hại cho hàng chục triệu người trên toàn thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống vật chất, tinh thần, an ninh xã hội của nhiều quốc gia.
Điều đó cho thấy mơi trường có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự sống

của con người trên trái đất, và loài người đang lỗ lực tìm kiếm các giải pháp để
giảm thiểu tác động của mơi trường đến con người, điều đó cũng có nghĩa con
người phải hạn chế đến mức tối đa tác động có hại đến mơi trường.
Một trong những hành động giảm tác động của con người đến môi trường đó
là giảm tiêu thụ tài ngun thiên nhiên khơng tái tạo, giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa
thạch đồng thời cũng giảm phát thải chất thải, khí thải vào mơi trường gây biến đổi
khí hậu. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngành luyện thép tuy là một ngành
công nghiệp quan trọng nhưng nó có tác động đến mơi trường rất lớn do ngành này
tiêu tốn một lượng nguyên, nhiên liệu lớn nhất trong các ngành công nghiệp.
Ở Việt Nam mức độ tiêu tốn nguyên, nhiên liệu cho ngành luyện thép còn
đang ở mức cao so với thế giới. Điều đó cho thấy rằng các ngành cơng nghiệp nói
chung và ngành luyện thép nói riêng của Việt Nam đang hoạt động thực sự chưa
hiệu quả. Cần phải có những thay đổi trong công nghệ, tư duy và các chiến lược của
nhà quản lý để tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng của quốc gia, giảm phát thải các
loại chất thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế về cho các
doanh nghiệp.
Sản xuất sạch hơn (SXSH) đã và đang là một xu thế tất yếu trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nó khơng những giúp bảo vệ mơi trường mà cịn tạo
nên sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Hơn thế nữa sản xuất sạch hơn có thể áp
dụng linh động vào tất cả các quá trình sản xuất từ các khâu quản lý nội vi, đến các
thao tác sử dụng nguyên liệu đơn giản… và đều mang lại lợi ích kinh tế kể cả trong

3


khi doanh nghiệp chưa có đủ nguồn tài chính để có thể thay đổi cả một dây chuyền
cơng nghệ sản xuất, do vậy sản xuất sạch hơn rất phù hợp khi áp dụng vào Việt
Nam.
Với những lợi ích khi áp dụng SXSH có thể mang lại cho doanh nghiệp cũng
như tính cấp thiết của việc tiết kiện nguồn nguyên liệu, năng lượng cho ngành công

nghiệp đặc biệt là ngành sản xuất thép tác giả đã chọn đề tài “Áp dụng phương pháp
luận SXSH để giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên cho Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát
Hải Dương”. Đây cũng là một đề tài thiết thực được UBND tỉnh Hải Dương rất
quan tâm với hy vọng có thể nhân rộng áp dụng SXSH đối với toàn khu liên hợp,
cũng như đối với các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Công ty cổ phần thép Hịa Phát là một cơng ty lớn bao gồm một số nhà máy
trong khu liên hợp sản xuất thép theo dây chuyền khép kín bao gồm các nhà máy
như: nhà máy tuyển quặng, thiêu kết quặng, sản xuất quặng vê viên, sản xuất than
cốc, sản xuất đá vôi đolomit, sản xuất gang lò cao, luyện thép, cán thép…Trong các
nhà máy trên, dây chuyền sản xuất gang lị cao là cơng đoạn quan trọng nhất và tiêu
hao nhiều nguyên liệu, năng lượng nhất, đồng thời cũng có nhiều tiềm năng tiết
kiệm nguyên liệu, năng lượng. Do vậy tác giả đã chọn nhà máy sản xuất gang lò cao
là trọng tâm áp dụng sản xuất sạch hơn cho toàn khu liên hợp.
- Mục đích nghiên cứu:
+ Áp dụng phương pháp luận sản xuất sạch hơn vào sản xuất gang lị cao để
tìm ra các cơ hội giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên, tiết kiệm năng lượng cho nhà máy.
+ Mở rộng áp dụng phương pháp sản xuất sạch hơn cho các nhà máy khác
trong khu liên hợp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về q trình sản xuất gang lị cao và các vấn đề môi trường.
- Nghiên cứu đánh giá sản xuất sạch hơn tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát.
- Đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn cho các nhà máy trong khu liên hợp.

4


4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả chọn các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thực tế tại công ty:
Căn cứ vào những khảo sát, quan sát, đo đạc thực tế tại công ty để có những
giải pháp thích hợp trong việc áp dụng SXSH vào nhà máy.
- Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu:
Thu thập số liệu, thông tin của công ty và một số nhà máy khác có cùng loại
hình sản xuất: nguyên liệu, năng lượng tiêu thụ. Công nghệ sản xuất, các nguồn
chất thải...để so sánh, đánh giá định mức sử dụng nguyên liệu của các nhà máy.
- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp số liệu:
Từ các số liệu thu thập, phân tích, chọn lọc sẽ được tổng hợp để phản ánh
chung, đầy đủ về đối tượng nghiên cứu.
5. Cấu trúc luận văn
Gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình luyện gang lị cao tại Việt Nam và các
vấn đề môi trường.
Chương 2: Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn
Chương 3: Áp dụng phương pháp luận SXSH để giảm thiểu tiêu thụ tài
nguyên cho Cơng ty cổ phần thép Hồ Phát Hải Dương.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GANG LỊ CAO TẠI VIỆT NAM
VÀ CÁC VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG
1.1. Tình hình sản xuất gang lị cao tại Việt Nam
1.1.1. Giới thiệu chung
Sản xuất gang lò cao được xem là một công đoạn quan trọng trong ngành sản
xuất thép. Tuy nhiên không phải nhà máy sản xuất thép nào cũng sử dụng cơng
nghệ lị cao. Theo thống kê của Hiệp hội thép (VSA), ngành thép có khoảng 400
doanh nghiệp tham gia hoạt sản xuất thép các loại [11]. Trong đó trên địa bàn cả

nước hiện có 14 lị cao đảm nhận luyện nguyên liệu quặng sắt thành sản phẩm, với
tổng công suất mỗi năm lên đến 3.829.000 tấn. Còn lại là các nhà máy sản xuất từ
thép phế hoặc gia công các sản phẩm từ kim loại...
Sản xuất gang lò cao địi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, cơng nghệ hiện đại, nguồn
cấp nguyên liệu đầu vào…nên đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư phải có tiềm lực về
kinh tế, kỹ thuật.
Sản xuất gang lị cao tuy là một cơng đoạn trong sản xuất thép nhưng nó có tác
động lớn tới mơi trường do tác động từ q trình khai thác quặng đến các khâu chế
biến quặng sắt phục vụ cho lò cao, nguồn năng lượng cấp cho lò cao cũng địi hỏi
phải có chất lượng cao là than cốc (loại than khơng có sẵn) mà phải qua một bước
sản xuất trung gian, công đoạn kết tụ quặng sắt và luyện than cốc tạo ra nhiều khí
thải, chất thải và làm tăng chi phí đầu tư, góp phần tăng lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính. Do vậy số lượng lị cao luyện gang ở nước ta tuy không nhiều nhưng nó
có vai trị quan trọng đối với ngành sản xuất thép của Việt Nam, nó có tác động lớn
tới ngành khai thác quặng sắt của Việt Nam nói riêng và khai thác khống sản nói
chung của nước ta. Cũng bởi tầm quan trọng của nó mà chính phủ Việt Nam đang
hướng đến chiến lược quản lý tài nguyên sao cho hiệu quả nhất, bảo vệ môi trường
cũng như nguồn tài nguyên quốc gia.
Hoạt động sản xuất thép cũng cho thấy sự đầu tư quy trình sản xuất khép kín
bằng cơng nghệ hiện đại sẽ cho ra các sản phẩm thép có chất lượng tốt, giá thành

6


cạnh tranh được trên thị trường do tiết kiệm được nguyên liệu, năng lượng trong sản
xuất.
1.1.2. Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất gang lị cao được thể hiện qua sơ đồ công nghệ sau:

Quặng

cục
hoặc Quặng
quặng thiêu
vê viên kết

Chất trợ
dung (đá
vơi,
đolomit,
quắc zít)

Coke
luyện
kim

Bong ke nhận ngun liệu
sản xuất

Cấp gió nóng
Hơi nước

Khí thải
Xỉ lò
Nhiệt độ cao
Nước ra sau làm mát

Lò cao

Phun than
Gang lỏng


Hình 1.1. Sơ đồ cơng nghệ lị cao
Xưởng luyện gang lò cao bao gồm: hệ thống nạp liệu, máng chứa quặng
(coke), than lò cao, xe liệu cầu nghiêng, tời kéo và thiết bị nạp liệu đỉnh lị, bệ mắt
gió và bãi đổ gang, hệ thống lị gió nóng, hệ thống khí than thơ, hệ thống làm sạch
khí than kiểu khơ, hệ thống xả xỉ bằng nước, hệ thống phun than giàu ơxy, gian máy
đúc gang, phịng nghiền bùn, bồn chứa khí than lị cao và các hệ thống trang thiết bị
đồng bộ.
7


Nguyên liệu sản xuất gang bao gồm: quặng sắt gồm quặng hematit (Fe2O3)
và manhetit (Fe3O4). Ngồi ra cần có than cốc và đá vôi CaCO3. Tất cả các nguyên
liệu được đưa vào lò luyện kim (lò cao). Khi than cốc được đốt cháy sẽ sinh ra
cacbon oxit (CO) nó sẽ hoàn nguyên oxit sắt ở nhiệt độ cao và thu được sắt.
Đá vôi được sử dụng làm chất trợ dung trong quá trình tạo xỉ để khử một
phần tạp chất và tạo màng che phủ trên bề mặt gang lỏng nhằm giảm khả năng ơxi
hóa sắt trong lị.
Than cốc dùng để làm nhiên liệu vì khả năng sinh nhiệt cao, chịu được sức
nặng của phơi liệu, kích thích sự cháy.
Quy trình luyện gang:
Quặng sắt, than cốc, đá vơi có kích thước vừa phải được đưa qua miệng lò
cao và xếp thành từng lớp. Khơng khí nóng thổi từ 2 bên lò từ dưới lên, khi tiếp xúc
với than cốc trong lò xảy ra các phản ứng như sau:
C + O2(to) -> CO2
C + CO2(to) -> 2CO
Nhờ có khí cacbon monoxit khử oxit sắt tạo thành sắt kim loại lỏng trong lị:
3CO + Fe2O3(to cao) -> 3CO2 + 2Fe
Ngồi ra trong quặng lẫn tạp chất như MnO2, SiO2 cũng đều bị khử thành đơn chất.
Đá vôi phân hủy thành CaO rồi oxit hóa một số tạp chất có lẫn trong quặng như

SiO2 tạo thành xỉ. Xỉ nhẹ nên nổi lên trên và đưa ra ngồi khỏi cửa lị
CaO + SiO2(to) -> CaSiO3
Khí được tạo ra trong lị thốt ra ở phía trên gần miệng lò.
Sản phẩm lò cao là gang lỏng được lấy ra ở đáy lò.
1.2. Một số vấn đề mơi trường trong sản xuất gang lị cao tại Việt Nam
Sản xuất gang lò cao gây ra rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường như các loại
chất thải rắn, khí thải, nước thải.
Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất lò cao là quặng sắt và than cốc, do vậy
liên quan đến việc khai thác khoáng sản, cũng như việc luyện cốc sẽ gây ra vấn đề ô
nhiễm môi trường và phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính.

8


Ô nhiễm từ khai thác mỏ do sự tích lũy các lớp đất đá bị bóc lên tạo thành đống
phế thải và các cơn gió to có thể tạo ra cơn bão bụi cục bộ.
Quặng từ mỏ thường phải được tuyển để giảm đến mức có thể các thành phần
khơng mong muốn. Quá trình này là cần thiết để giảm giá thành chuyên chở và tăng
giá trị của tinh quặng. Quá trình tuyển này phải dùng các thuốc tuyển là các hợp
chất hữu cơ chứa các chất độc hại như: As, S, P, N…Sự tích tụ của các chất độc hại
trong lịng đất hoặc bị rửa trơi vào các nguồn nước mặt. Trong quá trình luyện kim,
quá trình hỏa luyện sinh ra bụi và khí. Việc bay bụi có thể gây tổn thất đáng kể
nguồn nguyên liệu cho nhà máy. Xỉ và bụi được sinh ra khá lớn nhưng chỉ có một
phần nhỏ được dùng để lát đường và sản xuất xi măng. Quá trình luyện kim bằng
thủy luyện xử lý quặng theo phương pháp ướt sẽ sinh ra nhiều cặn và dung dịch
thải. Trong dung dịch thường chứa các thành phần chất ơ nhiễm ở dạng hồ tan có
nguy cơ làm ơ nhiễm nước mặt trừ khi có một phương pháp xử lý thích hợp.
Than cốc được sản xuất bằng cách nung than trong lị kín khơng khí để loại bỏ
các thành phần bay hơi thu được sản phẩm chứa Cácbon cứng và xốp, chịu đựng
được trọng lượng của liệu lị mà khơng bị vỡ vụn. Sản xuất than cốc sinh ra nhiều

khí bụi độc hại như: CO; H2S, Hydro cacbon…làm ơ nhiễm mơi trường khơng khí.
Dung dịch rửa, ngưng tụ, làm lạnh chứa nhiều NH3, Benzen, toluene, naptalein gây
ô nhiễm môi trường nước. Khi làm lạnh than cốc nóng đỏ bằng nước đã tỏa ra nhiều
bụi và khí độc. Các khí khơng ngưng tụ bay ra khỏi buồng chưng chứa H 2S và các
hợp chất sunfua hữu cơ khác có nguồn gốc từ sunfua trong than. Các khí này
thường được đốt để cung cấp nhiệt cho một số lò hoặc cho nồi hơi hoặc các thiết bị
khác. Do đó khí thải từ các q trình này chứa SO2 và CO2.
Khi sản xuất gang trong lò cao, một lượng HCN và khí C 2N2 được hình thành
do phản ứng của N2 trong lị cao với than cốc. Các khí này cực độc. Sự hình thành
của chúng được xem là do xúc tác của các oxit kiềm. Khí lị cao chứa 200-2000
mg/m3 các hợp chất Xianua. Trong hệ thống thu bụi, các khí này được đưa vào tháp
rửa chảy vào dịng nước thải. Xỉ lị cao chứa CaS có nguồn gốc chủ yếu từ S trong
than cốc.

9


Hoạt động luyện gang lị cao tại Cơng ty Cổ phần thép Hịa Phát cũng ln phải
đứng trước những bức xúc về an tồn trong hoạt động sản xuất. Vì đây là một khu
liên hợp sản xuất các sản phẩm gang thép nên vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây
không chỉ phát sinh từ nhà máy luyện gang mà còn phát sinh từ các dây chuyền sản
xuất khác trong khu liên hợp.
. Vì vậy, hoạt động luyện thép gây ảnh hưởng đáng kể tới cả ba mơi trường khí,
lỏng, rắn. Một lượng lớn chất thải rắn ở dạng xỉ thải và bụi thải từ khí lị luyện
chiếm khoảng 10% sản phẩm thép luyện, được thải loại và đổ đống tại bãi xỉ trong
khu vực nhà máy đã chiếm một diện tích đất sử dụng khá lớn. Dưới tác dụng của
nước mưa đã hoà tan một lượng đáng kể các ion kim loại như Mg, Mn, Ca…đi theo
dòng chảy gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Qua số liệu phân tích cho thấy trong xỉ
thải chứa chủ yếu các ôxit FeO (~32%); CaO (~30%); SiO2 (~28%). Như vậy, vấn
đề thu hồi Fe trong xỉ thải nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu, giảm phát thải

hoặc sử dụng xỉ thải làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất khác như làm phụ
gia trong sản xuất xi măng…rất cần được nghiên cứu xem xét. Trong quá trình
luyện thép đã sinh ra một lượng khí bụi rất lớn. Khí sinh ra chủ yếu là CO 2 và một
phần SO2; NOx , đặc biệt khí này có lẫn một lượng bụi kim loại, oxit kim loại rất
lớn. Nếu khơng có hệ thống thu và xử lý khí bụi tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp mơi
trường khơng khí xung quanh gây nên các bệnh về đường hô hấp cho cán bộ công
nhân, khu dân cư quanh vùng và ơ nhiễm mơi trường khí quyển. Ô nhiễm khí bụi sẽ
dẫn đến hàng loạt các vấn đề về mơi trường khu vực và tồn cầu như: Mưa axit,
hiệu ứng nhà kính…

10


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
2.1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn
Theo Chương trình Mơi trường LHQ (UNEP, 1994), SXSH được hiểu là sự
áp dụng liên tục một chiến lược phịng ngừa mơi trường tổng hợp đối với các quá
trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con
người và môi trường.
Sản phẩm và
dịch vụ
Liên tục

Tăng hiệu suất

Phịng ngừa

Chiến lược
sản xuất sạch hơn

Giảm rủi ro

Tổng hợp
Q trình sản xuất

Mơi trường

Con người

Hình 2.1. Sơ đồ khái qt về khái niệm SXSH
Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu sự phát
triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Không nên cho rằng SXSH chỉ là
một chiến lược về mơi trường bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế và gắn liền
với từng đối tượng được thực hiện SXSH, cụ thể:
* Đối với quá trình sản xuất:
- Giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm.
- Loại bỏ tối đa các vật liệu và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm.
- Giảm lượng và độc tính của tất cả các dịng thải trước khi chúng ra khỏi quá trình
sản xuất.
* Đối với sản phẩm:

11


SXSH làm giảm tác động tiêu cực trong chu trình sống (vịng đời) của sản phẩm,
tính từ khi khai thác nguyên liệu đến khi thải bỏ cuối cùng.
* Đối với dịch vụ:
- SXSH làm giảm các tác động tới môi trường của dịch vụ cung cấp trong suốt
vòng đời của sản phẩm từ thiết kế và sử dụng hệ thống dịch vụ đến tiêu thụ toàn bộ
nguồn hàng dịch vụ.

2.2. Lịch sử thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn
Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy việc áp dụng SXSH có thể giảm
được 30% tải lượng ơ nhiễm. Ngày nay SXSH đã được áp dụng thành công ở các
nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hịa Séc, Mêhico...và đang
được cơng nhận là một cách tiếp cận chủ động, tồn diện trong mơi trường quản lý
cơng nghiệp. Đầu tư cho các biện pháp SXSH thường có thời hạn hoàn vốn ngắn,
cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất, cho phép các ngành công
nghiệp xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến SXSH là rất cao đối với
nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở Châu Á. Đơn cử trong ngành giấy có thể lên đến
50 USD trên một tấn giấy. Bên cạnh đó, chi phí xử lý nước thải trong nhiều nhà
máy có thể giảm đi 15-20 USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng cụ thể giảm
khoảng 50 -100 KWh/tấn giấy ở các nhà máy có quy mơ nhỏ thơng qua việc nâng
cao hiệu suất, giảm thiểu rò rỉ và tăng cường tái chế. Không chỉ trong ngành luyện
kim mà các ngành hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, xi măng, dược
phẩm...cũng đạt được kết quả tương tự. Đương nhiên, các tiềm năng này thay đổi
tùy theo hiện trạng và quy mô sản xuất của từng nhà máy.
Tổ chức Hợp Tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng hoạt
động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về ‛‛Cơng nghệ và mơi
trường” được khởi xướng từ năm 1990. Để đẩy mạnh áp dụng chiến lược phát triển
bền vững, Hội đồng Doanh nghiệp thế giới (WBCSD) đã thành lập các tổ công tác
đề cập đến các vấn đề xây dựng chính sách, quản lý môi trường (Hiệu suất sinh thái,
Đánh giá về môi trường,...). Tháng 6/1997, Hội nghị Bộ trưởng các nước trong tổ

12


chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã chấp nhận chiến lược
SXSH và đưa vào thực hiện trong chương trình làm việc của tất cả các tổ cơng tác.
Có rất nhiều ví dụ về sự triển khai thành công của SXSH ở cả các nước công

nghiệp, chương trình WRAP (giảm chất thải đi đơi với việc giảm chi phí) đã cắt
giảm phát thải 58 cất gây ơ nhiễm xuống hơn một nửa vào năm 1985 và đang tiếp
tục giảm nhiều hơn. Ở Newzealand, các công ty đạt được sự giảm thiểu chất thải đã
tiết kiệm được từ 50-100% chi phí hằng năm và nơi nào tái sử dụng chất thải còn
thu được lợi nhuận. Thời gian thu hồi vốn trong một số trường hợp chỉ vài ngày
hoặc vài tuần.
Các nước Đông Âu và Cộng Đồng các quốc gia độc lập (CIS) cũng đang bắt
đầu quan tâm tới SXSH. Ở Lithuania, vào những năm 1950 chí có 4% các công ty
triển khai sản xuất sạch, con số này đã tăng lên 30% vào những năm 1950. Ở Cộng
hòa Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH đã cho thấy chất thải công
nghiệp phát sinh đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy
hại. Nước thải đã giảm gần 12.000m3/năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 24 tỷ đơ
la Mỹ hằng năm.
Ở các nước đang phát triển, như một nhà máy xi măng ở Indonesia bằng việc
áp dụng sản xuất sạch đã tiết kiệm 35.000 USD/năm.Thời gian thu hồi vốn đầu tư
cho sản xuất sạch không quá một năm. Ở Trung Quốc, các dự án thực hiện ở 51
công ty trong 11 ngành công nghiệp đã cho thấy sản xuất sạch hơn đã giảm được ơ
nhiễm từ 15-31% và có hiệu quả gấp 5 lần so với phương pháp truyền thống.
Tại Việt Nam, từ năm 1995 đến nay, kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch đã được
giới thiệu trong các dự án trình diễn tại một số cơ sở công nghiệp ngành dệt, giấy,
chế biến thực phẩm và hóa chất do các tổ chức quốc tế tài trợ. Kết quả trình diễn
của dự án “Giảm ô nhiễm công nghiệp ở TP HCM” của UNIDO-SIDA trong thời
gian 1997-1999 và dự án “Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam” của UNIDO-SECO
trong giai đoạn 1 (1998-2000) là rất khả quan.
Từ góc độ mơi trường, việc giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu đã dẫn đến
giảm 15-20% nước thải với tải lượng hữu cơ giảm cao nhất là 30%, lượng khí nhà

13



kính phát sinh giảm 5-35% và các hóa chất, chất thải rắn giảm đáng kể. Các kết quả
cụ thể cho các giải pháp đang thực hiện vẫn đang được tiếp tục tổng kết.
2.3. Phương pháp luận đánh giá SXSH
Để áp dụng được SXSH cần phải có phân tích một cách chi tiết về trình tự
vận hành của quá trình sản xuất cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh giá
về SXSH (Cleaner Production Assessment: CPA). Đánh giá SXSH là một cơng cụ
hệ thống có thể giúp nhận ra việc sử dụng nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý
chất thải kém, và các rủi ro về bệnh nghề nghiệp bằng cách tập trung chú ý vào các
khía cạnh môi trường và các tác động của các quá trình sản xuất cơng nghiệp.
Đã có nhiều cẩm nang, hướng dẫn đánh giá SXSH với các mức độ chi tiết
khác nhau được đề xuất và áp dụng bởi các tổ chức quốc tế, quốc gia và cơ sở
nghiên cứu như: Đánh giá cơ hội giảm thiểu chất thải, Hướng dẫn phịng ngừa ơ
nhiễm, Tài liệu hướng dẫn cho các Trung tâm Quốc gia SXSH-Cẩm nang đánh giá
SXSH, cẩm nang PREPARE cho phòng ngừa chất thải và phát thải, Cẩm nang kiểm
toán và giảm thiểu các chất thải và phát thải cơng nghiệp, Quy trình kiểm tốn chất
thải DESIRE [12, 13, 14, 15, 16, 17 ]. Tuy nhiên tất cả đều có chung ý nghĩa: đó là
“con đường” để đến SXSH; ý tưởng và khái niệm cơ bản là hầu như giống nhau.
Năm 1993, Ủy ban Năng suất quốc gia Ấn Độ (PPC) thực hiện dự án
DESIRE (trình diễn giảm năng lượng chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ) và
đã được áp dụng rộng rãi, đây là quy trình thực hiện rõ ràng các bước, chi phí thực
hiện khơng lớn áp dụng cho đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đã được
áp dụng phổ biến để đánh giá sản xuất hơn cho các ngành công nghiệp ở Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn “Áp dụng phương pháp luận SXSH để
giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên cho Cơng ty Cổ phần thép Hịa Phát Hải Dương” sẽ
lựa chọn đi theo phương pháp luận DESIRE để đánh giá sản xuất sạch hơn cho q
trình luyện gang lị cao của cơng ty cổ phần thép Hịa Phát Hải Dương.
Quy trình đánh giá SXSH theo phương pháp luận DESIRE bao gồm 6 bước
và 18 nhiệm vụ được trình bày trong hình 2.2.

14



Bước 1: Khởi động
Nhiệm vụ 1 : Thành lập nhóm SXSH
Nhiệm vụ 2 : Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất
Nhiệm vụ 3 : Xác định và lựa chọn cơng đoạn gây lãng phí nhất.

Bước 2: Phân tích các cơng đoạn sản xuất
Nhiệm vụ 4 : chuẩn bị sơ đồ dịng của q trình
Nhiệm vụ 5 : Cân bằng vật liệu/năng lượng
Nhiệm vụ 6 : Xác định chi phí cho dịng thải
Nhiệm vụ 7: thẩm định q trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải

Bước 3: Đề
Nhiệm
xuấtvụ
các7 cơ
: Phân
hội tích
giảmnguyên
thiểu chất
nhânthải
Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội khả thi nhất

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi về kỹ thuật
Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế
Nhiệm vụ 12: Đánh giá về mặt môi trường
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp SXSH để thực hiện


Bước 5: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả

Bước 6: Duy trì giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 18: Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá SXSH

Hình 2.2. Sơ đồ các bước kiểm toán giảm thiểu chất thải DESIRE

15


2.3.1. Bước 1- Khởi động
 Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH
- Ban lãnh đạo Cơng ty cần ra Quyết định thành lập nhóm thực hiện Đánh giá
SXSH, gọi tắt là Nhóm SXSH
- Nhóm SXSH bao gồm đại diện của :
+ Cấp lãnh đạo làm trưởng nhóm;
+ Tài chính và kho vật tư
+ Các xưởng sản xuất hoặc công đoạn sản xuất
+ Bộ phận kỹ thuật.
- Các chuyên gia về SXSH (có thể mời từ bên ngồi).
 Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước cơng đoạn của q trình sản xuất
- Cần tổng quan tất cả các công đoạn bao gồm: sản xuất, vận chuyển,...
- Thu thập số liệu để xác định suất tiêu thụ nguyên vật liệu và năng lượng...
 Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các cơng đoạn gây lãng phí
- Dựa trên sơ đồ dây chuyền sản xuất chi tiết và thông qua việc khảo sát hiện

trạng, nhóm đánh giá SXSH cần xác định được các cơng đoạn gây lãng phí và phát
thải ơ nhiễm nhiều nhất.
- Các công đoạn gây ra tổn thất nguyên liệu, năng lượng, phát thải phế thải cao
cần được ưu tiên đưa vào trong phạm vi đánh giá.
2.3.2. Bước 2: Phân tích các cơng đoạn sản xuất
 Nhiệm vụ 4: Xây dựng sơ đồ dịng cho q trình sản xuất
- Xây dựng sơ đồ công nghệ, bao gồm nhiều quá trình (cơng đoạn sản xuất).
- Liệt kê các đầu vào, đầu ra của mỗi quá trình và của cả dây chuyền sản xuất.
 Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật liệu, năng lượng
- Cân bằng vật chất và năng lượng là cần thiết để định lượng sơ đồ dòng và
nhận ra các tổn thất cũng như chất thải trong quá trình sản xt. Ngồi ra, cần bằng
vật chất cịn sử dụng để giám sát việc thực hiện các giải pháp SXSH sau này.

16


Cân bằng vật chất (CBVC) có thể là: cân bằng cho tồn bộ hệ thống hay cân
bằng cho từng cơng đoạn thậm chí từng thiết bị; cân bằng cho tất cả vật chất hay
cân bằng cho từng thành phần nguyên liệu.
Tuy nhiên CBVC sẽ dề dàng hơn, có ý nghĩa hơn và chính xác hơn khi nó
được thực hiện cho từng khu vực, các hoạt động hay các quá trình sản xuất riêng
biệt. Để thiết lập cân bằng vật chất và năng lượng, các nguồn số liệu sau là cần
thiết:
-

Báo cáo sản xuất

-

Các báo cáo mua vào và bán ra


-

Báo cáo tác động môi trường

-

Các đo đạc trực tiếp tại chỗ

Những điều cần lưu ý khi lập cân bằng vật chất và năng lượng:
-

Các số liệu địi hỏi phải có độ tin cậy, độ chính xác và tính đại diện.

-

Khơng được bỏ sót bất kỳ dịng thải quan trọng nào như phát thải khí, sản
phẩm phụ,...

-

Phải kiểm tra tính thống nhất của các đơn vị đo sử dụng.

-

Nguyên liệu càng đắt và độc hại, cân bằng càng phải chính xác

-

Kiểm tra chéo có thể giúp tìm ra những điểm mâu thuẫn.


-

Trong trường hợp khơng thể đo được, hãy ước tính một cách chính xác
nhất.

 Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho dịng thải
Có thể tiến hành bằng cách tính tốn chi phí ngun liệu và các sản phẩm trung
gian mất theo dịng thải. Phân tích chi tiết hơn có thể tìm ra chi phí bổ sung của
ngun liệu tạo ra chất thải, chi phí của sản phẩm nằm trong chất thải, chi phí thải
bỏ chất thải, thuế chất thải,…
 Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân sinh ra chất thải
Mục đích: Việc phân tích nguyên nhân dựa trên cơ sở hỏi các câu hỏi tại sao
phát sinh chất thải.

17


Với mỗi một dịng thải cần tiến hành phân tích để tìm ra các ngun nhân của
dịng thải một cách có hệ thống dựa trên các khía cạnh trình bày trong hình dưới
đây:
Lựa chọn
cơng nghệ

Lựa chọn và
chất lượng của
vật liệu đầu vào

Tình trạng
của thiết bị


Thiết kế và
bố trí thiết bị

Ngun nhân

Đặc tính của
sản phẩm

phát sinh chất
thải ?

Kế hoạch quản lý và
hệ thống thơng tin

Vận hành và
bảo dưỡng

Kỹ năng của
cơng nhân

Hình 2.3: Sơ đồ nguyên nhân của dòng thải
2.3.3. Bước 3 - Đề xuất các cơ hội (giải pháp) giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải (GTCT)
Các cơ hội GTCT được đưa ra trên cơ sở phân loại như:
1). Thay thế nguyên liệu

5). Thay đổi công nghệ

2). Quản lý nội vi tốt


6). Thu hồi và tuần hồn tại chỗ

3). Kiểm sốt q trình tốt hơn

7). Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích

4). Cải tiến thiết bị

8). Cải tiến sản phẩm

 Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được
Các cơ hội SXSH được đề ra ở trên được sàng lọc để loại đi các trường hợp không
thực tế. Quá trình loại bỏ phải đơn giản, nhanh và dễ hiểu, thường chỉ cần định tính.
Các cơ hội sẽ được phân chia thành:
- Các cơ hội khả thi thấy rõ, có thể thực hiện được ngay;
- Các cơ hội không khả thi thấy rõ, loại bỏ ngay;

18


- Các cơ hội còn lại- sẽ được nghiên cứu tính khả thi chi tiết hơn.
2.3.4. Bước 4 - Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi kỹ thuật
Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải đánh giá tác động của cơ hội SXSH dự
kiến đến quá trình sản xụất, sản phẩm, tốc độ sản xuất, độ an toàn,…Ngoài ra, cũng
cần phải liệt kê ra những thay đổi kỹ thuật để thực hiện cơ hội SXSH này.
Danh mục các yếu tố kỹ thuật để đánh giá:
- Chất lượng của sản phẩm, công suất sản xuất, yêu cầu về diện tích.
- Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt, các yêu cầu vận hành và bảo dưỡng.

- Nhu cầu đào tạo.
- Sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.
 Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế
Tính khả thi về kinh tế là thông số quan trọng nhất để đánh giá các cơ hội
SXSH. Cần ưu tiên trước hết các cơ hội có chi phí thấp. Các cơng việc cần làm:
Thu thập số liệu, lựa chọn các tiêu chí đánh giá về kinh tế, tính tốn kinh tế.
Đối với các dự án nhỏ, có thể sử dụng quy tắc nhanh để đánh giá-đó là xác định thời
gian hồn vốn đơn giản theo cơng thức.

Thời gian hồn vốn (năm) =

Vốn đầu tư ban đầu
Dòng tiền ròng hàng năm

Trường hợp các dự án lớn, cần phân tích lợi ích – chi phí thơng qua các chỉ số
Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hồn vốn nội bộ (IRR) hoặc tỷ suất lợi ích - chi
phí (B/C).
 Nhiệm vụ 12 : Đánh giá về ảnh hưởng môi trường
Trong đa số trường hợp, nhất là với các cơ hội SXSH liên quan đến quản lý
nội vi và cải tiến hiệu quả, các lợi ích về môi trường là khá rõ (giảm chất thải).
Tuy nhiên, với những trường hợp như: Thay đổi nguyên liệu, sản phẩm hay
q trình thì việc đánh giá các khía cạnh mơi trường cần được quan tâm.

19


Cần chú ý các khía cạnh mơi trường:
- Ảnh hưởng lên số lượng và độc tính của các dịng thải.
- Nguy cơ chuyển sang môi trường khác.
- Tác động môi trường của các nguyên liệu thay thế.

- Tiêu thụ năng lượng.
Các tiêu chí cải thiện mơi trường thực sự là:
-

Giảm tổng lượng chất ơ nhiễm.

-

Giảm độc tính của dịng thải hay phát thải cịn lại.

-

Giảm sử dụng ngun liệu khơng tái tạo hay độc hại

-

Giảm tiêu thụ năng lượng.

 Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp để thực hiện:
- Kết hợp các kết quả đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường để
lựa chọn giải pháp SXSH cho việc thực hiện tiếp theo.
2.3.5. Bước 5 -Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng giải pháp đã được lựa chọn
theo thứ tự ở bước 4.
- Phân công thực hiện.
- Lập dự trù về nguồn lực để lãnh đạo duyệt.
- Các giải pháp còn lại đã được chọn để triển khai cần được đưa vào thực hiện
theo kế hoạch đã được ban lãnh đạo phê duyệt.
 Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải

Để đạt được kết quả tối ưu thì việc đào tạo nguồn nhân lực nội bộ (cán bộ,
công nhân) không được phép bỏ qua mà phải xem là một công tác quan trọng. Nhu
cầu đào tạo phải được xác định trong khi đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật.
Để có thể áp dụng SXSH một cách hiệu quả và tự duy trì được thì cần phải
thực hiện phương pháp được thiết kế phù hợp với cơ sở, ngành đó. Thực hiện trên
cơ sở từng phần một có thể đạt được ngay các kết quả ngắn hạn nhưng sẽ khơng
duy trì được lâu.

20


 Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
Đây là cơng việc khơng thể bỏ sót vì q trình giám sát và đánh giá kết quả nhằm
tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch (nếu có) của kết quả đạt được so với kết quả dự
kiến và thông tin đến cấp quản lý để duy trì sự cam kết của họ với SXSH.
Việc giám sát và đánh giá đạt được bằng cách so sánh kết quả trước và sau khi
thực hiện giải pháp SXSH về tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, sự phát sinh chất thải,…
2.3.6. Bước 6 - Duy trì giải pháp giảm thiểu chất thải
 Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải
Thông thường trong các lĩnh vực như quản lý nội vi hay tối ưu hóa q trình,
người lao động thường hay có xu hướng quay trở lại với các hoạt động và gây lãng
phí nếu khơng thường xun tạo ra động cơ duy trì các hoạt động đã cải tiến. Một
số biện pháp có thể đảm bảo cho người lao động tiếp tục tham gia và các thành tựu
đã đạt được như tiền thưởng, bằng khen,…
 Nhiệm vụ 18: Tiếp tục xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
Trong khi đang cải thiện hoạt động mơi trường của q trình lãng phí đã
lựa chọn, phải lựa chọn quá trình mới để làm trọng tâm cho quá trình kiểm toán
SXSH tiếp theo. Trọng tâm kiểm toán mới lựa chọn sẽ lại là đối tượng của các
nhiệm vụ bắt đầu từ giai đoạn 2.
2.4. Lợi ích của sản xuất sạch hơn

Việc áp dụng sản xuất sạch hơn có thể mang lại lợi ích đáng kể cho các doanh
nghiệp cũng như mơi trường.
Hai lợi ích chính mà SXSH mang lại là:
- Giảm chất thải đồng nghĩa với giảm ô nhiễm mơi trường (có lợi về mặt
mơi trường).
- Giảm chất thải đồng nghĩa với giảm nguyên liệu thô đầu vào hoặc tăng sản
phẩm đầu ra (có lợi về mặt kinh tế).
Dưới đây là phân tích chi tiết các lợi ích trực tiếp và gián tiếp khi áp dụng
SXSH.
2.4.1. Lợi ích trực tiếp

21


Về kinh tế, nhờ nâng cao hiệu quả bảo toàn được ngun liệu thơ và năng
lượng, giảm chi phí xử lý cuối đường ống, cải thiện được môi trường bên trong và
bên ngồi cơng ty. Cụ thể là:
Nâng cao hiệu quả do áp dụng SXSH dẫn đến hiệu quả sản xuất tốt hơn,
nghĩa là có nhiều sản phẩm được sản xuất ra hơn trên một đơn vị đầu vào của
nguyên liệu thơ.
Bảo tồn ngun liệu thơ và năng lượng: Do giảm tiêu thụ nguyên liệu thô
và năng lượng nên giảm được chi phí đầu vào, đồng thời cũng giảm được chi phí
xử lý. Đây là yếu tố các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì nguồn tài nguyên ngày
càng cạn kiệt, giá cả thì tăng cao.
Cải thiện mơi trường bên ngoài: Thực hiện SXSH sẽ giảm được lượng và
mức độ độc hại của chất thải nên đảm bảo chất lượng môi trường, đồng thời giảm
nhu cầu lắp đặt vận hành thiết bị xử lý cuối đường ống.
Cải thiện môi trường bên trong (môi trường làm việc): Điều kiện môi trường
làm việc của người lao động được cải thiện do công nghệ sản xuất ít bị rị rỉ chất
thải hơn, quản lý nội vi tốt nên môi trường làm việc sạch sẽ và trong lành hơn, ít

phát sinh ra tai nạn lao động, giảm đáng kể các bệnh nghề nghiệp,...
Thu hồi phế liệu và phế phẩm.
Tuân thủ các quy định luật pháp tốt hơn.
Các cơ hội thị trường mới và hấp dẫn.
2.4.2. Lợi ích gián tiếp
Tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài chính: Do SXSH tạo ra hình ảnh mơi
trường có tính tích cực cho cơng ty đối với phía cho vay vốn, do đó sẽ tiếp cận tốt
hơn với nguồn tài chính.

22


Thực hiện chiến
lược SXSH
Nâng cao tính
cạnh tranh và chỗ
đứng trên thị
trường

Giảm chi phí
sản xuất và
giảm chất thải

SXSH

Khích lệ
đổi mới
Tăng lợi
nhuận


Nâng cao chất
lượng sản
phẩm, tăng hiệu
suất

Hình 2.4. Sơ đồ - chiến lược
Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường: Do SXSH giúp người xử lý
các dòng thải dễ dàng, đơn giản và rẻ hơn nên tuân thủ được các tiêu chuẩn xả thải.
Các cơ hội thị trường mới và tốt hơn: Do nhận thức của người tiêu dùng về
môi trường ngày càng tăng nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải thể hiện được sự
thân thiện với môi trường trong các sản phẩm và quá trình sản xuất của họ. Các
doanh nghiệp thực hiện SXSH sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường như ISO
14000, hoặc yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái.
Tạo hình ảnh tốt hơn với cộng đồng: SXSH tạo ra hình ảnh “xanh” cho
doanh nghiệp, sẽ được xã hội và cơ quan hữu quan chấp nhận. Tránh các báo cáo
truyền thơng bất lợi có thể hủy hoại danh tiếng được tạo dựng trong nhiều năm của
công ty.

23


×