Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Bước đầu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường sông phan dựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

HÀ THỊ NGUYỆT

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG SÔNG PHAN
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

HÀ THỊ NGUYỆT

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG SÔNG PHAN
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
TS. VĂN DIỆU ANH



Hà Nội - 2015


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Hà Thị Nguyệt
Đề tài luận văn: Bƣớc đầu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi
trƣờng sông Phan dựa vào cộng đồng.
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng.
Mã số SV: CA130059
Tác giả, người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo Biên bản họp Hội đồng ngày 24 tháng 10
năm 2015 với các nội dung sau:
1. Đã chỉnh sửa lỗi chính tả, cập nhật số liệu và sắp xếp lại tài liệu tham khảo
theo quy định.
2. Đã chỉnh sửa chương 1, cập nhật và đánh giá hiệu quả một số mô hình ở
Việt Nam.
3. Đã bổ sung và làm rõ tác động của cộng đồng đến chất lượng nước sông
Phan.
4. Đã bổ sung phân tích lợi ích của người dân khi tham gia vào mô hình.
5. Bổ sung làm rõ nguồn kinh phí để duy trì và vận hành mô hình, cũng như
vận hành hai công trình xử lý nước thải và chất thải rắn cho cụm xã Tề Lỗ và Đồng
Văn.
6. Đã bổ sung bản đồ vị trí khu xử lý tập trung CTR tại xã Đồng Văn.
Hà Nội, ngày…. Tháng….năm 2015
Giáo viên hƣớng dẫn


Tác giả luận văn

Văn Diệu Anh

Hà Thị Nguyệt
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

SĐH.QT9.BM11 Ban hành lần 1 ngày 11/11/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin số liệu, dữ liệu đưa ra trong luận
văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng
hợp của cá nhân bảo đảm tính khách quan và trung thực.
Tác giả

Hà Thị Nguyệt


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo Viện Khoa học
và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền dạy những
kiến thức thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành khóa học.
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn TS. Văn Diệu Anh đã trực
tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc,
anh chị em đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện tốt nhất để
tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả


Hà Thị Nguyệt


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG ............................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thức quản lý môi trƣờng dựa vào cộng
đồng ............................................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ...................................5
1.1.1.1. Khái niệm về cộng đồng .........................................................................5
1.1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng................................5
1.1.1.3. Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường .....................7
1.1.2. Mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý bảo vệ môi trường .........8
1.1.3. Tiến trình xây dựng mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng ....11
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực quản lý môi trƣờng dựa vào cộng
đồng ..........................................................................................................................14
1.3. Tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trƣờng dựa vào
cộng đồng trên thế giới và Việt Nam .....................................................................15
1.3.1. Tình hình ngiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng qua một số mô hình trên thế giới .........................................................15
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng ở Việt Nam ..............................................................................................16
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG SÔNG PHAN ............................19

2.1. Giới thiệu chung về sông Phan .....................................................................19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................19
2.1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................19


2.1.1.2. Đặc điểm địa chất, địa mạo .................................................................20
2.1.1.3. Đặc điểm khí tượng khí hậu, thủy văn .................................................20
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................22
2.1.2.1. Đặc điểm dân số ...................................................................................22
2.1.2.2. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình ...........24
2.1.2.3. Vệ sinh môi trường ...............................................................................25
2.1.2.4. Công tác thủy lợi ..................................................................................26
2.1.3. Tình hình khai thác và sử dụng nước sông Phan ...................................26
2.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc và hoạt động xả thải vào sông Phan ............28
2.2.1. Thống kê tổng hợp các nguồn thải tác động vào sông Phan ..................28
2.2.1.1. Nước thải ..............................................................................................28
2.2.1.2. Chất thải rắn ........................................................................................32
2.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Phan ..............................33
2.3. Ảnh hƣởng của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong khu vực
đến chất lƣợng nƣớc sông Phan .............................................................................37
2.3.1. Ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản ......................................37
2.3.2. Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp ..................................................38
2.3.3. Ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp ..................................................39
2.3.4. Ảnh hưởng của quá trình tăng dân số và đô thị hóa ..............................40
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG SÔNG PHAN
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ......................................................................................42
3.1. Mô hình quản lý môi trƣờng sông Phan hiện nay ......................................42
3.1.1. Quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông ..................................42
3.1.2. Tổ chức quản lý môi trường lưu vực sông Phan hiện nay .....................42
3.2. Các cơ sở đề xuất ...........................................................................................43

3.2.1. Xác định chức năng môi trường sông Phan ...........................................43
3.2.2. Quy hoạch, quản lý cảnh quan sinh thái và tài nguyên sinh học ..........44
3.2.3. Định hướng quy hoạch, quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên nước
...................................................................................................................................44


3.2.4. Giải pháp quy hoạch các điểm tiếp nhận và xử lý nước thải .................45
3.3. Đề xuất mô hình quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng .........................48
3.3.1. Phương pháp đánh giá, xác định và lựa chọn mô hình quản lý ............48
3.3.2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý môi trường sông Phan dựa vào cộng
đồng ...........................................................................................................................52
3.3.3. Áp dụng triệt để nguyên tắc tự nguyện vào quy trình hỗ trợ thành lập
các tổ chức cộng đồng ..............................................................................................54
3.4. Xây dựng mô hình thí điểm bảo vệ môi trƣờng sông Phan dựa vào cộng
đồng cho hai xã Đồng Văn và Tề Lỗ huyện Yên Lạc ...........................................57
3.4.1. Cơ sở xây dựng mô hình quản lý bảo vệ môi trường đối với xã Đồng văn
và Tề Lỗ ....................................................................................................................57
3.4.2. Xây dựng Quy chế về bảo vệ môi trường đối với xã Tề Lỗ - Đồng Văn .60
3.4.2.1. Cơ cấu tổ chức .....................................................................................60
3.4.2.2. Quy chế về quản lý bảo vệ môi trường .................................................61
3.4.2.3. Quy chế hoạt động của tổ chức Hợp tác xã vệ sinh môi trường ..........64
3.4.3. Đề xuất mô hình trạm xử lý nước thải cho cụm dân cư xã Tề Lỗ .........69
3.4.4. Mô hình Khu xử lý chất thải rắn cho xã tề Lỗ và Đồng Văn .................73
3.4.5. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đối với cộng đồng khi tham gia
đầu tư xây dựng mô hình quản lý ...........................................................................76
3.4.6. Kinh phí duy trì hoạt động của bộ máy HTXVSMT và duy trì bảo dưỡng
vận hành công trình xử lý nước thải, rác thải ........................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................82
PHỤ LỤC .................................................................................................................85



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chế độ thời tiết tại các trạm khí tượng .....................................................21
Bảng 2.2. Mực nước lũ lớn nhất vùng dự án sông Phan ...........................................22
Bảng 2.3. Thống kê dân số tỉnh Vĩnh Phúc ..............................................................23
Bảng 2.4. Diện tích và dân số các xã trong lưu vực sông Phan ................................23
Bảng 2.5. Hệ thống trạm bơm tưới chính trong lưu vực sông Phan .........................27
Bảng 2.6. Hệ thống kênh mương thuộc sông Phan ...................................................27
Bảng 2.7. Thống kê các nguồn thải chính thuộc lưu vực sông Phan ........................29
Bảng 2.8. Ước tính tải lượng thải các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên lưu
vực sông Phan đến 2020 ...........................................................................................39
Bảng 2.9. Ước tính khối lượng nước thải từ khu đô thị, khu dân cư trên lưu vực
sông Phan đến năm 2020...........................................................................................40
Bảng 3.1. Tóm tắt các mô hình theo mức độ tăng dần quyền sở hữu của cộng đồng
...................................................................................................................................50
Bảng 3.2. Dân số tại khu vực xã Tề Lỗ - Đồng Văn .................................................58
Bảng 3.3. Tính toán mức tăng dân số và khối lượng nước thải tại thôn Nhân Lý ....71
Bảng 3.4. Hiện trạng phát sinh CTR trên khu vực Tề Lỗ - Đồng Văn .....................73


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các bước tham gia của cộng đồng trong mô hình quản lý bảo vệ môi
trường sông Phan.........................................................................................................9
Hình 1.2. Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng ............................................13
Hình 2.1. (a) Sơ đồ lưu vực sông Phan; (b) Phụ hệ Nam sông Phan ........................19
Hình 2.2. Bản đồ vị trí các điểm quan trắc môi trường nước mặt sông Phan ...........34
Hình 2.3. Giá trị nồng độ BOD5 nước sông Phan năm 2013 ....................................35
Hình 2.4. Giá trị hàm lượng TSS nước sông Phan năm 2013 ...................................35
Hình 2.5. Giá trị nồng độ tổng dầu mỡ nước sông Phan năm 2013 ..........................36

Hình 2.6. Giá trị nồng độ Colifrom nước sông Phan năm 2013 ...............................36
Hình 2.7. Diễn biến thông số BOD5 và COD nước mặt sông Phan ..........................36
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường sông Phan ...........................................42
Hình 3.2. So sánh “cộng đồng quản lý” hay “quản lý cho cộng đồng” ....................49
Hình 3.3. Mô hình đồng sở hữu qua ban đại diện (HTXVSMT) ..............................53
Hình 3.4. Quy trình các bước xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng .........56
Hình 3.5. Cơ cấu tổ chức mô hình bảo vệ môi trường sông Phan đối với xã Đồng
Văn và Tề Lỗ .............................................................................................................60
Hình 3.6. Quy trình XLNT cụm dân cư xã Tề Lỗ theo công nghệ Bastaf ................70
Hình 3.7. Vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải tại thôn Nhân Lý (Tề Lỗ) ...............72
Hình 3.8.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Tề Lỗ - Đồng Văn ...........74
Hình 3.9. Quy trình xử lý rác tại khu xử lý Đồng Văn .............................................74


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật


BXD

Bộ Xây dựng

CCN

Cụm công nghiệp

CLPT

Chiến lược phát triển

CN

Công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRSH


Chất thải rắn sinh hoạt

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

HTXVSMT

Hợp tác xã vệ sinh môi trường

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất


KH - ĐT

Kế hoạch đầu tư

KTXH

Kinh tế xã hội

LVS

Lưu vực sông

MTKK

Môi trường không khí

NN&PTNN

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép



TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vĩnh Phúc có một mạng lưới sông, suối khá dày đặc với hai hệthống sông
chính là sông Hồng và sông Cà Lồ. Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn có các sông khác như:
sông Phó Đáy, sông Lô, sông Tranh, sông Sau, sông Phan. Trong đó sông Phan là
sông nội tỉnh có lưu vực rộng nhất.
Nguồn nước cung cấp cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh
Phúc chủ yếu là nước mặt từ sông Hồng, sông Phó Đáy, sông Phan, nước mưa và
nước được tích trữ trong các đầm, hồ tự nhiên và nhân tạo. Sông Phan có lưu vực

rộng khoảng 800 km2, chiếm hơn 65% diện tích của tỉnh Vĩnh Phúc. Bắt nguồn từ
sườn Nam dãy núi Tam Đảo, chảy qua 24 xã thuộc các huyện Tam Đảo, Tam
Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Vĩnh Yên, Bình Xuyên. Con sông này có vai trò lớn
trong cấp thoát nước, ổn định môi trường nhằm duy trì cảnh quan sinh thái cho các
địa phương trên địa bàn Vĩnh Phúc. Nước sông Phan cũng là nguồn cung cấp nước
cho sông Cà Lồ, và đóng vai trò quan trọng tác động tới chất lượng nước sông Cầu nguồn cung cấp nước cho cộng đồng dân cư phía hạ lưu các tỉnh Bắc Ninh, Quảng
Ninh, Hải Dương.
Do tốc độquá trình đô thịhoá và công nghiệp hoá diễn ra khá nhanh trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tải lượng và sốlượng điểm xảchất thải (rắn, lỏng) vào lưu vực
sông Phan tăng nhanh chóng trong những năm gần đây làm suy giảm chất lượng
nước sông, ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái hai bên bờsông. Nếu không kịp thời
có những phương án quản lý bảo vệ môi trường sông Phan kịp thời, trong thời gian
tới dòng sông bị suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức
khỏe cộng đồng trong lưu vực.
Trong một thập kỷ gần đây công tác bảo vệ môi trường đã được toàn xã hội
quan tâm, nhất là bảo vệ môi trường các lưu vực sông. Chính phủ đã cho thành lập
các Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông như sông Cầu, sông Đồng Nai, sông
Nhuệ - Đáy, các kết quả thu được có nhiều chuyển biến tích cực.Tuy nhiên, việc
quản lý môi trường lưu vực sông còn nhiều hạn chế và chồng chéo giữa các Bộ,

1


Ngành, các vấn đề môi trường chưa được giải quyết ổn thỏa, người dân chưa nhận
thức sâu sắc về bảo vệ môi trường dòng sông đối sự phát triển bền vững, chưa thực
sự chủ động tích cực tham gia vào giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc tại
địa bàn sinh sống, vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ môi trường
còn mờ nhạt dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường còn yếu, xả rác thải, nước thải bừa
bãi, tự ý lấn chiếm dòng sông xây dựng, chăn nuôi gia cầm đang diễn ra phổ biến ở
nhiều vùng nông thôn làm chất lượng môi trường lưu vực sông ngày càng suy thoái

và ô nhiễm.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nghiên cứu xây
dựng mô hình quản lý môi trường sông Phan dựa vào cộng đồng”có ý nghĩa to
lớn cả về lý luận khoa học và thực tiễn nhằm cải thiện chất lượng môi trường sinh
thái và cảnh quan sông Phan nói riêng và cảnh quanVĩnh Phúc nói chung, đồng thời
nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường
lưu vực sông, nhằmphục vụmục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài
ra còn góp phần không nhỏvào bảo vệ cảnh quan môi trường lưu vực sông Cầu.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
1) Mục đích nghiên cứu
Bước đầu nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý môi trường lưu vực sông Phan
có sự tham gia của cộng đồng.
Dựa vào nguồn lực tại địa phương, tạo điều kiện cho công đồng tham gia
giám sát bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn và giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm
môi trường lưu vực sông Phan, đồng thời giải quyết các vấn đề môi trường được kịp
thời khi mới xuất hiện.
2) Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng
Đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng chính là những ảnh hưởng của
cộng đồng đến môi trường nước sông Phan, các yếu tố ảnh hưởng tác động đến chất
lượng nước như nước thải, chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động dân sinh, hoạt
động sản xuất ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan sinh thái sông Phan.

2


Phạm vi
Đề tài được triển khai thực hiện nghiên cứu trên phạm vi lưu vực sông Phan
thuộc địa bàn hành chính 24 xã thuộc các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch.
Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó đề xuất mô hình điểm quản lý chất thải trên phạm
vị hai xã Đồng Văn và Tề Lỗ thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
3) Phƣơng pháp nghiên cứu chính
Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu, số liệu đã có của các đề tài, dự án,
chương trình đã đang thực hiện;
Áp dụng mô hình DPSIR (D (Driving forces): Động lực –> P (Pressures): Áp
lực –> S (State): Hiện trạng –> I (Impacts): Tác động –> R (Response): Đáp ứng).
Tương ứng với các phần của mô hình được sử dụng nghiên cứu trong luận văn qua
sơ đồ sau:

3


Động lực(D)

Áp lực (P)

-

Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự gia tăng dân số, đô thị hóa

-

Các nguồn xả thải vào sông Phan
Hiện trạng chất lượng môi trường
nước sông Phan;
Lượng CTR, nước thải sinh hoạt,
công nghiệp, nông nghiệp chăn nuôi

chưa qua hệ thống xử lý của dân cư
thải trực tiếp hay gián tiếp vào sông
Phan
Gây ô nhiễm môi trường nước mặt,
nước ngầm hệ sinh thái, ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng

Hiện trạng(S)

-

Tác động (I)

-

Đề xuất mô hình quản lý sông Phan dựa
vào cộng đồng, huy động nguồn lực từ
Đáp ứng(R)

cộng đồng thu gom xử lý chất thải nhằm
cải thiện môi trường và chất lượng nước
sông Phan

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thức quản lý môi trƣờng dựa vào
cộng đồng

1.1.1. Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
1.1.1.1. Khái niệm về cộng đồng
Hiện nay thuật ngữ cộng đồng đã được sử dụng khá phổ biến trong đời sống
kinh tế xã hội,khái niệm về cộng đồng có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp [8].
- Những cộng đồng theo địa bàn sinh sống, địa lý hành chính như: cộng đồng
của vùng, miền, cộng đồng của dải dân cư theo lưu vực …
- Cộng đồng có những mối quan hệ đồng nhất quan tâm như cộng đồng
những người làm nghề sản xuất tái chế, cộng đồng những người nói tiêng Pháp hay
cộng đồng những người Việt ở nước ngoài…
- Cộng đồng có thể gọi là cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng sinh viên,
cộng đồng những người dân tộc thiểu số...
Trên thực tế, không có một cộng đồng thuần nhất, trong cộng đồng có nhiều
tầng lớp khác nhau, tầng lớp trí thức, nông dân, công nhân, có người giàu, người
nghèo, vì vậy tùy thuộc vào các nhóm tầng lớp trong cộng đồng mà họ có những
nhu cầu khác nhau, nhưng họ có cùng mối quan tâm chung và lợi ích chung.
Quản lý dựa vào cộng đồng cần tính đến sự tham gia đại diện của các nhóm
tầng lớp trong cộng đồngđể có những thỏa thuận và sự gắn kết nhất trí chung.
Như vậy có thể định nghĩa về cộng đồng một cách tổng quát như sau [8]:
Cộng đồng là các nhóm dân cư có cùng sở thích, có chung lợi ích và mối
quan tâm.
1.1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế- xã hội quốc gia [23].

5


Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng có bốn khía cạnh chính là trách
nhiệm,vai trò,chức năng nhiệm vụ và kiểm soát [6]:

Trách nhiệm: Cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa vụ
tham gia về tài chính và chia sẻ kinh nghiệm.
Vai trò: Cộng đồng đóng vai trò chủ đạo trong việc thành công hay thất bại
của mô hình.
Chức năng nhiện vụ: Với tư cách vừa là chủ thể gây ô nhiễm, vừa là người
tham gia vào quá trình quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường, cộng đồng có quyền
hợp pháp để có những quyết định liên quan đến kiểm soát ô nhiễm các nguồn thải,
duy trì các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường khu vực.
Kiểm soát: Cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả từ
những quyết định của mình. Đây chính là năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng
góp về kỹ thuật, nhân công, tài chính cũng như sự đóng góp cả về xây dựng thể chế
của cộng đồng trong việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường và thực hiện duy trì tính
bền vững của cộng đồng.
Có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh khái niệm “Quản lý môi trường dựa
vào cộng đồng”. Một số học giả cho rằng [5, 8, 9]“Tổ chức quản lý môi trường dựa
vào cộng đồng là tất cả các thành viên trong hệ thống quản lý đều do cộng đồng
bầu ra”, nhưng một số khác lại cho rằng “Một tổ chức quản lý môi trường đựa vào
cộng đồng là trong đó có đại diện của cộng đồng tham gia”. Như vậy, có hai mẫu
hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, tuy nhiên, dù theo mẫu hình nào thì
quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đều có quan điểm chung là quản lý môi
trường dựa vào cộng đồng là một tập hợp mô hình quản lý có sự tham gia của cộng
đồng, trong đó, cộng đồng là người đưa ra quyết định cuối cùng về tất cả các vấn đề
liên quan đến quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện của mô hình.
Xét về tổ chức quản lý dựa vào cộng đồng là một tổ chức tự nguyện, phi lợi
nhuận, hình thành ở một địa phương cụ thể, giữ vai trò, chức năng và nhiệm vụ
cung cấp dịch vụ xuất phát từ lợi ích chung của cộng đồng. Lợi ích ở đây bao gồm

6



lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm mục tiêu chính là cải thiện, nâng caochất
lượng môi trường sống cho chính bản thân cộng đồng.
Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng không có nghĩa là cộng đồng phải
tham gia và có trách nhiệm với tất cả các khía cạnh trong hệ thống bảo vệ môi
trường. Mức độ tham gia của cộng đồng là rất đa dạng, từ việc chia sẻ thông tin kế
hoạch bảo vệ môi trường cho đến thảo luận để đưa ra các ý tưởng, hoặc từ việc
tham gia như hình thức nhân công giá rẻ hoặc là chia sẻ chi phí, hoặc tham gia để
xây dựng quyết định dựa trên sự đồng thuận đến chuyển giao trách nhiệm và quyền
để kiểm soát tại địa phương.
1.1.1.3. Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường
Mục đích của cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường là nhằm huy động tối đa
các nguồn lực trong xã hội nhằm thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường từ việc
ra các quyết định, chính sách tới những hoạt động cụ thể nhằm giữ môi trường trong
sạch, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên tai gây ra cho môi
trường. Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sẽ làm cho mọi công dân sống ở
trong khu vực đều thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong giữ gìn, bảo vệ môi
trường. Từ đó tạo nên những chuyển biến trong thói quen, nếp sống theo hướng thân
thiện hơn với môi trường, góp phần duy trì môi trường xanh - sạch - đẹp.
Đối với công tác bảo vệ môi trường, cộng đồng có vai trò vô cùng quan
trọng. Cộng đồng chính là nguồn gốc nảy sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường từ
việc khai tác nguồn tài nguyên sẵn có cho đến ý thức chấp hành các quy định bảo vệ
môi trường, giữ gìn môi trường sống trong khu vực. Chất lượng môi trường phụ
thuộc vào nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng khu vực mà
họ sinh sống, ví dụ như việc khai thác các nguồn khoáng sản từ dòng sông, việc xả
thải bừa bãi các loại chất thải không qua xử lý ra môi trường đang diễn ra trên nhiều
miền quê nông thôn Việt Nam, nguyên nhân chính đều bắt nguồn từ sự thiếu trách
nhiệm của cộng đồng đối với môi trường.
Ngày nay, công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thách thức, khi
mà nhu cầu về một môi trường sống trong lành và an toàn luôn mâu thuẫn với nhu


7


cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc. Vì thế, bảo vệ môi trường đang phải
đối mặt với với các mâu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường giữa
các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa nhóm người này với người khác, giữa
người giàu và người nghèo. Để quản lý môi trường có hiệu quả, cần thiết phải dựa
vào cộng đồng. cần phải đưa vai trò của cộng đồng vào cuộc thực sự trong công tác
quản lý bảo vệ môi trường cấp địa phương, nhất là các khu vực ven sông tập trung
đông dân cư sinh sống, từng bước tuyên truyền, vận động để mỗi cá nhân trong
cộng đồng nhận thức được vai trò trách nhiệm đối với môi trường.
Việc bảo vệ môi trường ở các cấp cơ sở nhìn chung còn mới mẻ, nhưng có
tính chất bức bách và gắn liền với lợi ích của cộng đồng. Sự tham gia của cộng
đồng vào bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan trọng của công tác
quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương, vì qua các cấp hành chính từ trung ương
đến địa phương càng xuống thấp vai trò của người dân càng quan trọng. Sự tham
gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường không chỉ tạo thêm nguồn lực tại
chỗ cho sự nghiệp bảo vệ môi trường còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh
và hiệu quả giúp cho các cơ quan có trách nhiệm quản lý môi trường giải quyết kịp
thời các vấn đề môi trường tại địa phương khi mới xuất hiện.
Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường vừa là trách
nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng thì không
có khả năng thực hiện được sự nghiệp bảo vệ môi trường.
1.1.2. Mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý bảo vệ môi trường
Mức độ tham gia của người dân vào hệ thống quản lý môi trường phụ thuộc
vào quan hệ các đối tác như khung chính sách của Chính Phủ, các nguồn viện trợ,
các nhà đầu tư. Quan hệ đối tác gữa các bên phụ thuộc vào mối quan hệ và sự tin
tưởng gữa hai phía.
Trên thực tế sự tham gia của cộng đồng vào mô hình bảo vệ môi trường cũng
giống như sự tham gia của cộng đồng vào các mô hình khác đã thực hiện ở Việt

Nam trong những năm qua, nhằm phát huy quyền làm chủ và tiến bộ xã hội của
người dân, từ những năm 1960 Bác Hồ cũng đã đưa ra quy trình“Dân biết, dân bàn,

8


dân làm, dân kiểm tra” vào công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước,trên cơ sở
quy trình của Bác Hồ có thể đưa ra mô hình 1.1 dưới đây.

5. Quản lý, chủ trì

4. Đối tác chính

3. Các bên cùng thực hiện

2. Đƣợc bàn bạc

1. Thông báo

Hình 1.1. Các bƣớc tham gia của cộng đồng trong mô hình quản lý bảo vệ môi
trƣờng sông Phan [23]
(1)Thông báo: Nhà nước ra quyết định, thông báo và hướng dẫn cộng đồng
tham gia quản lý bảo vệ môi trường sông Phan.
(2) Được bàn bạc: Cộng đồng cung cấp thông tin, Nhà nước tham khảo ý
kiến của cộng đồng qua các cuộc họp, hội thảo để đưa ra quyết định, thông báo và
hướng dẫn cộng đồng tham gia quản lý.
(3) Các bên cùng thực hiện: Cộng đồng có cơ hội và được phép tham gia
thảo luận, góp ý kiến để đưa ra quyết định và được tham gia quản lý.

9



(4) Đối tác chính: Nhà nước và cộng đồng cùng quản lý, sự hợp tác và tin
tưởng giữa người dân và Nhà nước phát triển đến mức độ “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”.
(5) Quản lý,chủ trì: Cộng đồng được Nhà nước trao quyền quản lý, với
phương châm “Dân làm, nhà nước hỗ trợ” và Nhà nước chỉ thực hiện việc kiểm
soát.
Xét về góc độ hiệu quả quản lý, phát triển hình thức quản lý dựa vào cộng
đồng sẽ làm giảm gánh nặng cho các cơ quan quản lý nhà nước:
(1) Về mặt tài chính, quản lý dựa vào cộng đồng là một mô hình hiệu quả
nhất trong huy động vốn đầu tư xã hội, giúp giảm tải vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước;
(2) Về mặt quản lý, hình thức quản lý dựa vào cộng đồng giúp chuyển giao
trách nhiệm quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho cộng đồng, làm giảm tải
công tác quản lý hằng ngày của chính quyền địa phương;
(3) Về mặt kinh tế, hình thức quản lý dựa vào cộng đồng giúp cho việc khai
thác tài nguyên môi trường đạt được giá trị sử dụng cao hơn và bền vững hơn;
(4) Về mặt xã hội, áp dụng hình thức quản lý dựa vào cộng đồng sẽ giúp
người dân nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tăng
cường khối đoàn kết dân tộc tại các khu dân cư, mở đường cho các quy định pháp
luật của Nhà nước đi vào cuộc sống của người dân.
Theo nghiên cứu của một số học giả [6,8,9] , các cộng đồng sử dụng nguồn
lợi địa phương có thể tự mình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tốt hơn
chính quyền; bởi các nhà quản lý quan liêu, thường không có thông tin chính xác,
trong khi người sử dụng nguồn lợi lại nắm rõ thông tin hơn ai hết; nhiều quy định
hạn chế sử dụng để bảo vệ tài nguyên của Nhà nước không có tác dụng do sự hiểu
biết không đầy đủ về hoàn cảnh, tập quán của địa phương; trái lại, nhiều trường hợp
thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của cộng đồng tỏ ra có hiệu quả và
bền vững.


10


1.1.3. Tiến trình xây dựng mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng
Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng [7]:
(1) Xác định các thách thức của cộng đồng
Quá trình xác định các thách thức của cộng đồng là sự tham gia của nhiều
bên liên quan, các bên cùng thảo luận để đưa ra vấn đề môi trường cụ thể của khu
vực như các vấn đề về ô nhiễm nước, không khí, cải tạo cơ sở hạ tầng,… Từ đó xác
định các vấn đề ưu tiên, tìm kiếm các giải pháp để xây dựng sự đồng thuận rộng rãi
trong cộng đồng.
(2) Chỉ định người triệu tập
Việc bổ nhiệm người triệu tập có thể thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi
như là một hướng dẫn để lựa chọn được người triệu tập cho dự án.
(3) Xây dựng nhóm cộng đồng
Nhóm cộng đồng bao gồm các thành phần sau:
Nhà tài trợ
Người triệu tập/nhà lãnh đạo
Nhóm trung lập
Các nhóm trên chính là nhóm làm việc cộng đồng, trong quá trình thực hiện
dự án cần phải có sự phối hợp đồng bộ và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng cho
các nhóm.
(4) Xây dựng sự nhất trí
Sự nhất trí được duy trì trên nguyên tắc hoạt động là công bằng, cởi mở và tin
tưởng lẫn nhau. Tiến hành bằng cách tổ chức các cuộc họp, hội thảo để xác định các
thách thức và mục tiêu, xác định thông tin và các yếu tố cần thiết, đề ra hướng giải
quyết có thể. Sự nhất trí không phải thông qua hình thức biểu quyết trong các cuộc
hội thảo mà bằng các hình thức tìm hiểu, giải thích, cùng bàn bạc đi đến quyết định
cuối cùng.

(5) Đề ra các mục tiêu
Việc đề ra các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường nhằm giúp dự án xác
định rõ kết quả đạt được về từng lĩnh vực cụ thể là như thế nào, từ đó càng thấy rõ

11


tầm quan trọng của dự án cũng như của cộng đồng trong việc phối hợp giải quyết
các vấn đề môi trường. Có thể đề ra các mục tiêu trên thông qua việc xác định các
chỉ tiêu chính.
(6) Triển khai các giải pháp tích hợp
Việc xây dựng các giải pháp tích hợp được thực hiện thông qua việc lập kế
hoạch, bao gồm các bước chính sau:
Xác định các hoạt động của dự án
Trình tự các hoạt động
Lên khung thời gian
Phân công trách nhiệm
(7) Ký kết thỏa thuận
Việc ký kết thỏa thuận áp dụng sau hội thảo lập kế hoạch hành động nhằm
mục đích dẫn chứng bằng văn bản các vai trò và sự giao phó cho mỗi đối tác chủ
yếu có liên quan.
(8) Thực hiện dự án
Thực hiện dự án là quá trình triển khai các kế hoạch đã lập ra trong các hội
thảo trước đó dựa trên sự đóng góp của các bên theo thỏa thuận, bao gồm các hoạt
động phối hợp của nhiều bên nhằm đảm bảo sự tham gia của các lực lượng vào quá
trình triển khai mô hình.

12



Xác định các thách thức
của cộng đồng

Ô nhiễm không khí, nước, đất, cải
tạo cơ sở hạ tầng, tái định cư,…

Chỉ định người triệu tập

Cán bộ địa phương được lựa chọn,
lãnh đạo cộng đồng có uy tín khác

(Người đầu tàu)

Chính quyền
Xây dựng nhóm cộng

Tổ chức phi
chính phủ

đồng (nhóm CBEM)

Doanh nghiệp

Tổ chức các cuộc họp để xác định
các thách thức và mục tiêu, xác
định thông tin và các yếu tố cần
thiết, đề ra hướng giải quyết có thể
thực hiện được

Xây dựng sự nhất trí


Môi trường
Xã hội

Đề ra các mục tiêu

Kinh tế

Triển khai kế hoạch hành động

Triển khai các giải pháp
tích hợp

Các đối tác cam kết về:
 Hành động
 Nguồn lực
 Lịch trình
 Biện pháp thực hiện

Ký kết thỏa thuận

 Phục hồi lưu vực
 Cải thiện việc quản lý chất thải
 Các mối liên quan đến giáo dục,

Thực hiện dự án

kinh tế…

Hình 1.2. Tiến trình quản lý môi trƣờng dựa vào cộng [7]


13


×