Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố hải dương và đề xuất mô hình hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở giết mổ tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.45 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------o0o-----------

NGUYỄN THẾ MẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC
CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HẢI DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CHO MỘT CƠ SỞ GIẾT MỔ TẬP TRUNG
CÔNG SUẤT 250M3/NGÀY ĐÊM

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGÔ THỊ NGA

HÀ NỘI – 2011


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thị Nga, Bà là
người thầy đã truyền đạt cho tôi những kiến thức từ khi còn là sinh viên đại học
Bách Khoa Hà Nội, cho đến quá trình học cao học tại trường và đặc biệt là Người
hướng dẫn tôi rất tận tình để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể cán bộ của Trung tâm
Quan trắc và Phân tích môi trường, nơi tôi công tác, đã vun đắp và chắp cánh cho tôi


thực hiện ước mơ có được cơ hội tiếp tục học tập và nghiên cứu khóa học này. Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm của Lãnh đạo trung tâm, sự giúp đỡ của các
đồng nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô của Viện Công nghệ môi trường,
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã dành nhiều tâm huyết để truyền đạt những
kiến thức quí báu về chuyên ngành kỹ thuật môi trường cho tôi và các học viên của
Viện.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bè bạn đã luôn giúp đỡ và động
viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi theo học chương trình cao học.

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 1 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC VIẾT TẮT
ABR

Thiết bị chia ngăn yếm khí - Anaerobic Baffled Reactor

ASTM

Hiệp hội Hoa Kỳ về thử nghiệm và vật liệu – American Society for
testing and materials

ATVSTP


An toàn vệ sinh thực phẩm

BNR

Phương pháp sinh học xử lý nitơ - Biological nitrogen removal

BOD

Nhu cầu ôxy hóa sinh học (mgO2/l)

COD

Nhu cầu ôxy hóa hóa học (mgO2/l)

DO

Ôxy hòa tan – Disolved oxygen.

EPA

Tiêu chuẩn phân tích của Cục quản lý môi trường Mỹ

GMGS

Giết mổ gia súc

GMGSGC

Giết mổ gia súc, gia cầm


HRT

Thời gian lưu thủy lực - Hydraulic Retention Time (hr)

MLE

Hệ Ludzack Etinger cải tiến - Modified Ludzack Etinger

MLSS

Hàm lượng sinh khối - Mixed liquid suspended solid (mg/L)

MLVSS

Hàm lượng sinh khối bay hơi - Mixed liquid volatile suspended solid
(mg/L)

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SBR

Thiết bị phản ứng dạng mẻ nối tiếp - Sequencing Batch Reactor

SCOD

Nhu cầu ôxy hóa hóa học của các chất tan


SS

Chất rắn lơ lửng

TCOD

Nhu cầu ôxy hóa hóa học tổng (cả cặn)

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 2 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKN

Tổng nitơ Kjeldahl

Tk


Tải trọng khối (kgCOD/m3/ngày)

TN

Tổng nitơ

TP

Tổng phospho

UASB

Thiết bị yếm khí chảy ngược qua tầng bùn

VFA

Axit béo bay hơi - Volatile fatty acid

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 3 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH GMGSGC TẠI HẢI DƯƠNG ...... 9
I.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của TP Hải Dương ...... 9
I.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 9
I.1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình .................................................. 9
1.1.1.2. Điều kiện thủy văn ...................................................................... 10
I.1.1.3. Đặc điểm địa chất ....................................................................... 11
I.1.1.4. Khí hậu ....................................................................................... 11
I.1.2. Điều kiện xã hội ................................................................................. 11
I.1.2.1. Dân số và phân bố dân cư ........................................................... 11
I.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế ......................................................... 12
I.2. Điều tra các cơ sở giết mổ GSGC trên đị bàn TP Hải Dương ............. 12
I.2.1. Loại hình giết mổ thủ công ................................................................ 13
I.3.1. Ô nhiễm nước thải .............................................................................. 20
I.3.2. Ô nhiễm phân và các phụ phẩm sau giết mổ....................................... 23
I.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải GMGSGC bằng hầm biogas. ........ 24
I.5. Quy hoạch Cơ sở GMGSGC tập trung của Thành Phố Hải Dương. .. 25

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI GMGSGC. 27
II.1. Các nghiên cứu về đặc tính nước thải GMGSGC ............................... 27
II.1.1.Nguồn phát sinh ................................................................................. 27
II.1.2. Lượng nước thải phát sinh................................................................. 27
II.1.3. Thành phần ô nhiễm.......................................................................... 27
II.2. Các nghiên cứu về xử lý nước thải GMGSGC..................................... 30
II.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới.............................................................. 30
Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 4 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

II.2.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................ 34
II.2.3. Tình hình phát triển công nghệ biogas trên thế giới và ở Việt Nam .. 36
II.2.3.1 Tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng khí sinh học...... 36
II.3.1. Lựa chọn phương pháp xử lý nước thải giết mổ ................................ 40
III.3.2. Các cơ chế của quá trình xử lý. ........................................................ 41
II.3.2.1. Cơ chế phản ứng xảy ra trong thiết bị hầm Biogas .................... 41
II.3.2.2. Cơ chế phản ứng xảy ra trong hệ thống bể thiếu khí và hiếu
khí ............................................................................................ 43

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MỘT HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CHO CƠ SỞ GMGSGC TẬP TRUNG THÍ ĐIỂM Ở THÀNH
PHỐ HẢI DƯƠNG..................................................................................................... 50
III.1. Giới thiệu về dự án trung tâm GMGSGC tại xã Thạch Khôi........... 50
III. 1.1. Quy mô của dự án thí điểm : ........................................................... 52
III. 1.2. Sơ đồ công nghệ giết mổ GSGC ..................................................... 53
III. 1.3. Tiến độ triển khai dự án .................................................................. 55
III.2. Xác định điều kiện để thiết kế hệ thống xử lý nước thải. .................. 56
III.3. Đề xuất sơ đồ hệ thống xử lý nước thải............................................... 57
III.4. Tính toán các thông số kỹ thuật cho hệ thống.................................... 60
III.4.1.Bể điều hòa ....................................................................................... 60
III.4.2. Tính toán Thiết bị biogas dạng hồ phủ bạt ....................................... 61
III.4.3. Tính toán cụm bể thiếu khí và hiếu khí ............................................ 63
III.4.4. Bể lắng đứng .................................................................................... 71
III.4.5. Bể tiếp xúc ....................................................................................... 73
II.4.6. Máy nén khí....................................................................................... 74
III.4.7. Bơm nước thải.................................................................................. 84
III.5. Tính toán hiệu quả thu hồi năng lượng từ khí sinh học. ................... 88


TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 91
Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 5 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC BẢNG BIÊU
Bảng 1.1: Lượng gia súc gia cầm tiêu thụ trên địa bàn thành phố .......... 13
Bảng 1.2: Tổng hợp số lượng điểm giết mổ nhỏ lẻ nằm rải rác trên địa
bàn các phường xã của thành phố. .......................................... 14
Bảng 1.3. Các cơ sở được lựa chọn để đánh giá...................................... 20
Bảng 1.4. Kết quả phân tích mẫu nước thải 6 cơ sở giết mổ điển hình .... 22
Bảng 1.5. Chất lượng nước thải giết mổ trước và sau hệ thống biogas
của một số cơ sở giết mổ.......................................................... 24
Bảng 2.1. Lượng nước sử dụng ................................................................ 27
Bảng 2.2. Đặc tính nước thải giết mổ ở một số nước trên thế giới ......... 28
Bảng 2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước thải giết mổ tại sáu cơ sở
giết mổ ở Quebec và Ontario .................................................. 29
Bảng 2.4. Kết quả xử lý nước thải giết mổ của một số thiết bị yếm khí ... 32
Bảng 2.5. Thành phần của khí sinh học .................................................. 37
Bảng 2.6. Hiệu suất sinh khí của các loại nguyên liệu, m3/ngày/tấn....... 37
Bảng 3.1. Các hạng mục công trình xây dựng ......................................... 52
Bảng 3.2. Số lượng gia súc, gia cầm........................................................ 52
Bảng 3.3. Khối lượng gia súc, gia cầm .................................................... 53
Bảng 3.5: Lượng phân gia súc phát sinh hàng ngày ................................ 57

Bảng 3.6. Thống kê các hạng mục công trình chính ................................ 88
Bảng 3.7. thành phần của khí sinh học thu từ hầm bigas......................... 88
Bảng .3.8. lượng nhiên liệu tiết kiệm được từ thu hồi khí sinh học .......... 89

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 6 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đất nước,
nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng, trong đó có sản phẩm thịt GSGC, cũng tăng
theo mức sống và thu nhập. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi GSGC đang phải đối đầu
với những thách thức về dịch bệnh có diễn biến phức tạp và vấn đề ô nhiễm môi
trường cần được quan tâm giải quyết triệt để.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương mức tiêu thụ thịt gia súc, gia
cầm của người dân trên địa bàn trong năm 2008 đạt 28kg/người. Như vậy, mỗi năm
trên địa bàn tỉnh tiêu thụ khoảng 48.000 tấn thịt gia súc, gia cầm. Trên thực tế, số
thực phẩm trên hầu hết được cung cấp từ nguồn GMGS-GC phân tán nên việc kiểm
dịch gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, việc GMGS-GC phân tán gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng trong các khu dân cư, là nguy cơ phát tán dịch bệnh trên vật
nuôi và truyền bệnh nguy hiểm cho người.
Trong những năm gần đây, tỉnh Hải Dương cũng như các tỉnh thành khác trong
cả nước phải gánh chịu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng do dịch bệnh trên đàn gia súc,
gia cầm như dịch cúm gia cầm H5N1 vào những năm 2004, 2005 và 2007; dịch lở
mồm long móng trên đàn bò và lợn; dịch tại xanh ở lợn gây hậu quả nghiêm trọng.

Vấn đề trên do rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do chưa kiểm soát được
công tác giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh dẫn đến dịch bệnh tiếp tục lây lan.
Thực trang đó đặt ra yêu cầu hết sức cấp bách cho tỉnh Hải Dương nói chung
và TP Hải Dương nói riêng phải khẩn trương tổ chức lại phương thức chăn nuôi
theo hướng tập trung quy mô công nghiệp. Đặc biệt phải khẩn trương tổ chức lại
công tác GMGSGC từ phân tán nhỏ lẻ thành các điểm tập trung giúp cho việc kiểm
soát dịch bệnh được tốt hơn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng, có điều kiện để thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách đồng bộ và
triệt để.

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 7 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

UBND tỉnh Hải Dương đã ra quyết định số 3828/QĐ-UBND ngày 03/11/2006
phê duyệt “ Đề án phát triển chăn nuôi – thủy sản theo hướng tập trung, nâng cao
chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 20062010”. Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương đã xây dựng và chỉ
đạo thực hiện Đề án số 345/ĐA-UBND ngày 30/5/2008 về việc “ xây dựng cơ sở
GMGSGC tập trung” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2008-2012.
Xây dựng cở sở GMGSGC tập trung không chỉ giải pháp của TP Hải Dương
trên con đường phát triển mà đây sẽ là xu thế chung của các tỉnh thành khác trong cả
nước. Tuy nhiên các cơ sở này sẽ phát sinh một lượng lớn nước thải ô nhiễm cần xử
lý để bảo vệ môi trường. Để góp phần giải quyết bài toán môi trường trong ngành
giết mổ một cách khoa học và đồng bộ, tôi chọn đề tài: “ Đánh giá hiện trạng môi
trường của các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố Hải

Dương và đề xuất mô hình hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở giết mổ tập
trung công suất 250m3 /ngày đêm” với mục tiêu điều tra và đánh giá công tác bảo
vệ môi trường tại các cơ sở GMGSGC trên địa bàn thành phố, nghiên cứu thiết kế
hệ thống xử lý nước thải phù hợp cho một cơ sở GM tập trung thí điểm của thành
phố đảm bảo phát triển bền vững.
Để đạt được những mục tiêu và các ý nghĩa nêu trên, nội dung của Luận văn
có bố cục gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình GMGSGC tại TP Hải Dương.
Điều tra và thống kê các cơ sở giết mổ GSGC trên địa bàn thành phố Hải
Dương. Khảo sát đặc tính nước thải của một số cơ sở điển hình trên địa bàn thành
phố làm cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết xử lý nước thải GMGSGC
Đưa ra các cơ sở pháp lý, nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải GMGSGC
Chương 3: Tính toán thiết kế một hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở
GMGSGC tập trung, công suất 250m3/ngày đêm.

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 8 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Tính toán thiết kế một hệ thống xử lý nước thải phù hợp cho dự án thí điểm
xây dựng cơ sở GMGSGC tập trung của thành phố Hải Dương tại xã Thạch Khôi.

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH GMGSGC TẠI HẢI DƯƠNG

I.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của TP Hải Dương [1]
Thành phố Hải Dương là đô thị nằm phía Đông của Thủ đô Hà Nội và trên
tuyến Quốc lộ 5A từ Hà Nội ra Cảng Hải Phòng. Thành phố là một trong đô thị phát
triển ở khu vực phía Bắc Việt Nam, năm 2009 thành phố đã được chính phủ công
nhận là thành phố loại II.
Thành phố Hải Dương có địa giới hành hành chính bao gồm 15 phường và 6
xã, cụ thể các phường là: Bình Hàn; Cẩm Thượng; Hải Tân; Lê Thanh Nghị; Nhị
Châu; Ngọc Châu; Nguyễn Trãi; Phạm Ngũ Lão; Quang Trung; Tân Bình; Thanh
Bình; Trần Hưng Đạo; Trần Phú; Tứ Minh; Việt Hòa; các xã là: Ái Quốc, An Châu,
Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch Khôi, Thượng Đạt.

I.1.1. Điều kiện tự nhiên
I.1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình [2]
* Vị trí địa lý
Thành phố Hải Dương là thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương, nằm trên
đường quốc lộ 5A cách thành phố Hải Phòng 46 km về phía Đông và cách thành
phố Hà Nội 58km về phía Tây. Diện tích toàn bộ thành phố theo địa giới hành chính
là 71,4ha.
Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía Bắc giáp huyện Nam
Sách, phía Đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía Tây giáp huyện
Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện Gia Lộc, phía Đông Nam giáp hai huyện Thanh
Hà và Tứ Kỳ.
Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 9 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


* Đặc điểm địa hình
Thành phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng, thấp trũng,
có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao +2,00 ÷ +2,40 m thấp
dần xuống +1,50 ÷ +1,00 m, có vùng thấp trũng cao độ từ +0,50 ÷ +0,80 m
Trong thành phố có nhiều ao hồ, kênh rạch nối liền với nhau thành 1 hệ thống
liên hoàn thông với các sông, chia cắt thành phố thành các lưu vực nhỏ.
1.1.1.2. Điều kiện thủy văn [3]
Thành phố Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của các sông
Thái Bình và sông Sặt.
- Sông Thái Bình là một sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, là hợp lưu của ba
sông: sông Cầu, sông Lục Nam và sông Thương vừa chịu ảnh hưởng nhật triều biển
Đông. Vì vậy, chế độ thủy văn của sông Thái Bình rất phức tạp. Theo các tài liệu đo
ở cầu Phú Lương mức nước sông Thái Bình như sau:
+ Mực nước cao nhất vào lúc đỉnh triều trung bình hàng tháng từ tháng 6 –
10 đều cao hơn nền thành phố: Tháng 6 là 2,60 m; tháng 8 là 3,54 m; tháng 9 là 3,14
m; tháng 10 là 3,54 m.
+ Mực nước cao nhất vào lúc chân triều trung bình hàng tháng từ tháng 7 đến
tháng 9 còng vẫn cao hơn mức nước cần khống chế trong các hồ điều hòa: Tháng 7:
1,93m; tháng 8: 2,34m; tháng 9: 2,10m.
+ Mực nước thấp nhất vào lúc chân triều: Tháng 7: 1,17m; tháng 8: 1,57m;
tháng 9: 1,34m.
+ Qua các số liệu trên có thể thấy rằng có thể lợi dụng xả nước mưa tự chảy
ra sông Thái Bình vào lúc mức nước thấp nhất lúc triều rút. Còn vào các thời điểm
khác không thể xả tự chảy được.
- Sông Sặt là 1 sông nội đồng, một phần của hệ thống thủy nông Bắc Hưng
Hải. Về mùa mưa, mực nước trên sông Sặt thường lớn hơn +2,00 m; mực nước lớn
nhất là 3m; mực nước trung bình là 2,4 m – 2, 8m.
Nguyễn Thế Mạnh 


‐ 10 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

I.1.1.3. Đặc điểm địa chất [4]
Thành phố Hải Dương là nơi phát triển các trầm tích Đệ tứ, đặc trưng cho vùng
đất yếu. Các tài liệu nghiên cứu địa chất của khu vực đã khẳng định thành phố Hải
Dương có các trầm tích Holocen lộ ra trên mặt, với sự có mặt của hệ tầng Thái Bình
và hệ tầng Hải Hưng.
Quy luật cấu trúc theo chiều đứng, từ trên xuống có:
- Hệ tầng Thái Bình, tuổi Holocen muộn (Q23tb)
- Hệ tầng Hải Hưng, tuổi Holocen sớm – giữa (Q21-2hh)
Quy luật cấu trúc theo chiều ngang, trầm tích hệ tầng Thái Bình chỉ phân bố
thành những dải hẹp ven các con sông, hồ nguyên thủy. Trầm tích hệ tầng Hải Hưng
phân bố rộng rãi ở nhiều nơi dưới dạng các vòm nâng tương đối tân kiến tạo, cục bộ.

I.1.1.4. Khí hậu [5]
Khí hậu của thành phố Hải Dương mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô.
- Nhiệt độ: Trung bình năm (từ năm 2003 – 2009) là 23,40C, dao động từ
21,00C đến 26,60C. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 12 (13 ÷ 15,00C), cao nhất
vào tháng 6, tháng 7 (30 ÷ 33,00C). Tổng bức xạ hơn 100 Kcal/cm2/năm, tổng số giờ
nắng trung bình năm đạt 1.600 ÷ 1.700 giờ/năm.
- Lượng mưa: Trung bình năm dao động từ 1.300 ÷ 1.700 mm/năm, tập trung
nhiều vào tháng 6, 7, 8. Lượng mưa mùa hè chiếm 75 ÷ 80%, tháng 8 là tháng nhiều
mưa nhất. Độ ẩm tương đối cao, dao động từ 85% đến 90%.
- Chế độ gió: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa khô) chịu ảnh hưởng của

gió mùa Đông Bắc và từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa) chịu ảnh hưởng của gió
Đông Nam. Tốc độ gió trung bình tại khu vực đạt 1,5 m/s.

I.1.2. Điều kiện xã hội [5]
I.1.2.1. Dân số và phân bố dân cư
Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 11 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

* Dân số
Theo niên giám thống kê của tỉnh Hải Dương năm 2009, dân số thành phố Hải
Dương là 213.693 người, mật độ dân số là 2.998 người/km2, trong đó dân số đô thị
là 171.412 người, số dân ngoại thành là 42.227 người.
* Phân bố dân cư
Mật độ phân bố dân cư khu vực thành phố Hải Dương không đồng đều, tập
trung cao nhất tại các phường ở trung tâm thành phố như phường Trần Phú, Nguyễn
Trãi, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung và Trần Hưng Đạo. Mật độ thấp nhất tập trung
tại một số phường và các xã ngoại thành như xã Việt Hòa, Tứ Minh, phường Cẩm
Thượng, Hải Tân, Ngọc Châu.

I.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế [5]
TP Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh.
Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt hơn 1.346 tỷ đồng,
tăng 52% so với năm 2007. Cũng năm này, thành phố có 1.700 doanh nghiệp hoạt
động trong các lĩnh vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Thu nhập bình quân đầu người một năm đạt 1.344 Usd/người..
Trong 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Hải
Dương đạt hơn 676 tỷ đồng, bằng 50,8% kế hoạch năm và tăng 14% so với cùng kỳ
năm ngoái. Trong đó, kinh tế tập thể đạt hơn 11 tỷ đồng, bằng 50,3% kế hoạch năm;
doanh nghiệp tư nhân gần 124 tỷ đồng, bằng 49,7%; công ty trách nhiệm hữu hạn
hơn 238 tỷ đồng, bằng 50,8%; công ty cổ phần hơn 206 tỷ đồng, bằng 50,9%; hộ cá
thể, gần 98 tỷ đồng, bằng 48,7% kế hoạch năm. Thành phố hiện có gần 2.000 doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có gần 1.000 doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp.
I.2. Điều tra các cơ sở giết mổ GSGC trên đị bàn TP Hải Dương [6]
Theo Trạm thú y thành phố Hải Dương Trong những năm đổi mới tốc độ đô
thị hóa rất nhanh cùng với sự phát triển các khu công nghiệp, hoạt động thương mại
Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 12 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

ngày một phát triển. TP có 13 chợ chính và một số chợ nhỏ, quầy bán lẻ rải rác. Mỗi
ngày trung bình TP tiêu thụ 20- 21 tấn thực phẩm là thịt gia súc gia cầm và hàng con
gia cầm sống, nhất là những ngày lễ tết mức tiêu thụ tăng cao.
Với tốc độ tăng dân số như hiện nay nhu cầu thực phẩm tươi sống như thịt
cũng tăng theo, có thể cho phép xác định số lượng gia súc gia cầm sẽ bị giết mổ tăng
qua các năm như sau:
Bảng 1.1: Ước tính lượng gia súc gia cầm tiêu thụ trên địa bàn thành phố
Loại GSGC


Đơn vị

2010

2011

2012

2013

2014

Trâu, bò

Con/năm

3.600

3.852

4.122

4.410

4.719

Lợn

Con/năm


172.800

179.712

192.292

205.752

220.155

Gia cầm

Con/năm

2.160.000

2.203.200

2.357.424

2.522.444

2.699.015

Thịt gia súc gia cầm cung cấp cho thành phố chủ yếu từ các hộ chăn nuôi trên
địa bàn và một số huyện lân cận. Nguồn thực phẩm đó qua giết mổ từ các hộ gia
đình nhỏ lẻ, phân tán từ nội và ngoại thành.

I.2.1. Loại hình giết mổ thủ công (hộ gia đình)
Loại hình giết mổ thủ công rất phổ biến ở Việt Nam nói chung và Hải Dương

nói riêng. Tại thành phố Hải Dương loại hình này đa phần là những lò mổ tự phát
quy mô hộ gia đình. Loại hình giết mổ có chi phí giết mổ thấp, giá thành giết mổ
một con lợn chỉ từ 20.000-30.000 đồng.
Số lượng các cơ sở giết mổ thủ công
Trên địa bàn thành phố có khoảng 100 điểm giết mổ lợn, 6 điểm giết mổ trâu
bò, 180 điểm giết mổ gia cầm (theo số liệu điều tra).

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 13 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.2: Tổng hợp số lượng điểm giết mổ nhỏ lẻ nằm rải rác trên địa bàn các phường xã của thành phố.
Nước tiêu

Số hộ có

Diện tích

thụ tại các

HTXLNT

(m2)

điểm GM


(hầm

(m3/ngày)

biogas)

Tổng công suất (con/ngày)
STT

Địa bàn phường xã

Số điểm GM
Lợn

Trâu, bò

Gia cầm

Số hộ
chưa có
HTXLNT

1

Phạm Ngũ Lão

15

15


0

500

5÷20

2÷5

0

15

2

Nguyễn Trãi

12

10

0

300

4÷20

2÷5

0


12

3

Lê Thanh Nghị

9

20

2

200

5÷25

2÷5

0

9

4

Trần Phú

12

20


0

500

5÷20

2÷5

0

12

5

Quang Trung

12

12

0

300

5÷20

2÷5

0


12

6

Trần Hưng Đạo

10

13

0

200

5÷20

2÷5

0

10

7

Cẩm Thượng

20

30


4

550

5÷20

2÷5

2

18

8

Bình Hàn

18

27

2

200

5÷20

2÷5

1


17

9

Ngọc Châu

15

15

2

200

5÷20

2÷5

3

12

10

Nhị Châu

10

30


0

200

5÷20

2÷5

2

8

11

Thanh Bình

17

30

0

150

5÷20

2÷5

2


15

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 14 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Nước tiêu

Số hộ có

Diện tích

thụ tại các

HTXLNT

(m2)

điểm GM

(hầm

(m3/ngày)


biogas)

Tổng công suất (con/ngày)
STT

Địa bàn phường xã

Số điểm GM
Lợn

Trâu, bò

Gia cầm

Số hộ
chưa có
HTXLNT

12

Tân Bình

8

7

0

100


5÷20

2÷5

0

8

13

Hải Tân

19

35

4

400

5÷20

2÷5

3

16

14


Việt Hòa

12

25

0

220

5÷20

2÷5

2

10

15

Tứ Minh

16

20

0

180


5÷20

2÷5

5

11

16

Nam Đồng

15

26

0

90

5÷20

2÷5

8

7

17


Ái Quốc

8

12

0

200

5÷20

2÷5

5

3

18

An Châu

9

9

0

80


5÷20

2÷5

7

2

19

Thượng Đạt

9

7

0

80

5÷20

2÷5

5

4

20


Tân Hưng

10

10

0

120

5÷20

2÷5

7

3

21

Thạch Khôi

30

100

4

500


5÷200

2÷30

3

27

286

473

18

5270

-

-

55

231

Tổng số

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 15 - 



Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Đặc điểm chung của các cơ sở giết mổ thủ công
- Cơ sở hạ tầng sơ sài.
- Thường nằm xen lẫn trong khu dân cư hoặc nằm trong các khu chợ (đối với
giết mổ gia cầm)
- Thực hiện về đêm vì hầu hết các lò mổ này đều không có kho trữ lạnh.
- Các công đoạn giết mổ, làm lòng được thực hiện trên sàn xi măng. Dụng cụ
giết mổ không đảm bảo vệ sinh.
- Nhiều hộ sử dụng nước giếng khoan không qua xử lý trong quá trình giết mổ.
- Không phân khu: khu nhốt lợn, khu giết mổ, khu làm lòng cùng nằm trên một
diện tích chật hẹp của lò mổ. Không có khu vực nhốt lợn bệnh để cách ly với các
con lợn khỏe mạnh.
- Toàn bộ chất thải từ hoạt động giết mổ không được thu gom triệt để mà thải
thẳng vào cống thải chung. Một số cơ sở có những bể biogas với mục đích xử lý sơ
bộ nước thải và thu khí sinh học là nhiên liệu đốt trước khi thải vào cống thoát nước
chung hoặc ao hồ.
- Hoạt động kiểm dịch thực hiện không nghiêm túc. Vi phạm nghiêm trọng các
qui định của pháp luật về hoạt động giết mổ như: Pháp lệnh Thú Y và Pháp lệnh vệ
sinh an toàn thực phẩm, quy định của thành phố trong việc vận chuyển gia súc đã
qua giết mổ.
- Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống
của những người dân sống xung quanh khu vực lò mổ.
Minh họa công nghệ giết mổ thủ công qua công đoạn giết mổ lợn
Qui trình giết mổ thủ công, phổ biến tại các điểm giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn
thành phố Hải Dương bao gồm các công đoạn sau:


Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 16 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Chuồng nhốt

Làm sạch sơ bộ bằng vòi
phun áp lực

phân, nước
tiểu, nước rửa
truồng (I)

Chọc tiết

Xẻ thịt

Dội nước sôi, cạo lông

nước rửa (II),
CTR (lông)

Mổ phanh


nước rửa (III)

Lọc xương

Làm lòng

nước rửa (IV)

sản phẩm nội tạng

Sơ đồ 1.1: Quy trình giết mổ lợn thủ công
Toàn bộ qui trình các thợ mổ thực hiện trên sàn xi măng với các công đoạn:
lợn được chọc tiết, dội nước sôi, sau đó được lôi ra sàn cạo lông và mổ phanh; bộ
lòng được lấy ra và chuyển cho bộ phận làm lòng. Phần nước thải giết mổ và các
chất thải từ công đoạn làm lòng như thức ăn vẫn còn trong dạ dày gia súc, các tuyến
nội tiết, các bộ phận không tiêu thụ được của phủ tạng, những bộ phận bị hư hỏng
Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 17 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

trong cơ thể như khối u v.v phần lớn được thải thẳng xuống cống hoặc được thu
gom một phần của những tư nhân làm nghề nuôi cá. Nước được dội thủ công bằng
xô hoặc bằng vòi để làm sạch phần tiết bám trên mình con lợn. Mùi hôi từ phân lợn
ở bộ phận làm lòng cũng như mùi xú uế của các cống thải quanh khu vực lò mổ bao
trùm cả không gian khu lò mổ cũng như các khu vực lân cận.

I.2.2. Loại hình giết mổ công nghiệp
Ngoài các điểm giết mổ phân tán cung cấp thịt GSGC cho tiêu thụ nội tỉnh,
trên địa bàn thành phố hiện có 2 cơ sở chế biến lợn sữa xuất khẩu với quy mô trung
bình là:
Công ty TNHH thực phẩm xuất khẩu Thắng Lợi, công suất 5 tấn/ngày, địa chỉ
Phường Hải Tân.
Công ty TNHH thực phẩm xuất khẩu Long Thành, công suất 3 tấn/ngày,
phường Cẩm Thượng.
Hai cơ sở này có đầu tư dây chuyền giết mổ công nghiệp như:
Có hệ thống giám sát, kiểm soát chất lượng từ khâu vận chuyển đến công đoạn
cuối cùng là xuất xưởng các sản phẩm thịt.
Qui trình giết mổ thực hiện theo dây chuyền bán tự động.
Tuy nhiên cả hai cơ sở này chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải triệt để, toàn
bộ phân đều thải cùng nước sau đó qua bể lắng xử lý sơ bộ rồi chảy vào cống thành
phố.
Sơ đồ dây chuyền giết mổ cũng qua các khâu như quá trình giết mổ thủ công,
nhưng thêm công đoạn gây choáng trước khi trọc tiết và sản phẩm được bảo quản
lạnh. Toàn bộ công đoạn được mô tả như sau:
Khâu tiếp nhận: Lợn sữa được nhập về từ các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn toàn
tỉnh. Sau quá trình vận chuyển về đến cơ sở, chúng được giữ trong 24 giờ để phục
hồi lại sức khỏe và các căng thẳng trong quá trình vận chuyển. Công đoạn chuẩn bị

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 18 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


cho lợn trước khi giết mổ là công đoạn quan trọng. Nó quyết định chất lượng thịt
lợn sau giết mổ.
Gây choáng: Có hai phương pháp gây choáng cho lợn. Phương pháp gây
choáng bằng điện và bằng khí CO2. . Cả hai cơ sở đều sử dụng phương pháp gây
choáng bằng điện sử dụng dòng điện có tần số cao 50Hz, hiệu điện thế thấp được
cấp cho hai điện cực nhúng trong dung dịch nước muối. Dòng điện làm cho tình
trạng động kinh tức thì trong bộ não và lợn bị ngất đi trong khoảng thời gian này.
Trong lúc này, lợn được nâng lên giàn treo chuẩn bị cho các công đoạn giết mổ tiếp
theo.
Lấy tiết: Trong trạng thái bị gây tê, lợn được xích lại và treo lên để lấy tiết.
Động mạch và tĩnh mạch cổ bị cắt đứt để máu chảy ra hết và để các bắp cơ được thả
lỏng, tạo thuận lợi cho quá trình cạo lông. Tiết được thu vào các phễu dẫn vào bể
chứa.
Nhúng nóng và cạo lông: Lợn sau khi được lấy tiết sẽ được trụng vào bể nước
nóng để làm giãn nở lỗ chân lông làm cho quá trình cạo lông được dễ dàng. Các con
lợn được di chuyển bằng băng truyền đi qua các bể nước nóng. Nhiệt độ của nước
nóng dao động từ 58-600C và thời gian nhúng nước nóng là khoảng 4-4,5 phút. Việc
kiểm soát thời gian nhúng nước nóng, nhiệt độ nước cũng như yếu tố thời tiết đều
ảnh hưởng đến kết quả của quá trình cạo lông. Công đoạn cạo lông được thực hiện
bằng tay. Trong quá trình cạo, nước nóng 600C được phun trên bề mặt da của con
lợn. Phần lông còn xót lại sẽ được hơ xém lửa.
Moi ruột: Sau khi nhúng nước sôi, cạo lông, hơ xém lửa, rửa sạch và gián tem
kiểm tra. Sau đó, tiến hành moi ruột.
Làm lạnh: thành phẩm được chuyển vào buồng lạnh ở nhiệt độ -10C đến -5 0 C.
I.3. Hiện trạng môi trường tại các điểm giết mổ trên địa bàn thành phố
Hải Dương.
Chất thải phát sinh từ các cơ sở giết mổ bao gồm chất thải rắn và nước thải

Nguyễn Thế Mạnh 


‐ 19 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

I.3.1. Ô nhiễm nước thải
Toàn bộ lượng nước thải của lò mổ và phần lớn lượng chất rắn phát sinh trong
hoạt động giết mổ và làm lòng đều thải vào hệ thống thoát nước hoặc chảy lênh láng
trên mặt sân. Một phần nhỏ chất thải rắn được thu gom để làm thức ăn cho cá. Nhiều
hộ dân sống quanh các lò mổ phàn nàn về cống thoát nước thải các cơ sở này hay bị
ứ đọng do chất thải rắn đã làm tăng thêm tình trạng mất vệ sinh của khu vực. Theo
điều tra có khoảng 10% các hộ này xây được hầm Biogas để xử lý nước thải còn lại
90% các lò mổ đều không có hệ thống thu gom xử lí nước thải, đặc biệt là 2 cơ sở
lớn là công ty Thắng Lợi và Long Thành mới chỉ có biện pháp hố gas lắng sơ bộ.
Nước thải của cả khu lò mổ chảy thẳng ra ao hồ, kênh mương, hệ thống thoát nước
của thành phố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải từ các cơ sở giết mổ trên địa bàn
thành phố, đồng thời làm căn cứ để tính toán thiết kế hệ thống XLNT, lựa chọn một
số dòng thải đặc trưng điển hình. Theo tiêu chí như vậy các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Lựa chọn cơ sở điển hình
Cơ sở điển hình là phải có công suất hoạt động lớn nhất trên địa bàn, các cơ sở
này có lưu lượng nước thải lớn hơn các cơ sở nhỏ vì vậy tính chất nước thải sẽ đặc
trưng hơn.
Về mặt phân bố, đảm bảo tính khách quan đánh giá lựa chọn các cơ sở tại
nhiều Phường, Xã khác nhau trong Thành phố.
Về loại hình, qua khảo sát cho thấy các cơ sở trên địa bàn có đặc điểm là chỉ
chuyên giết mổ một loại như: cơ sở giết mổ trâu bò thì không không giết mổ lợn và

gia cầm; cơ sở giết mổ lợn thì cũng không giết mổ loại khác, cơ sở giết mổ gia cầm
cũng tương tự như vậy. Do vậy lựa chọn 3 loại hình cơ sở khác nhau.
Bảng 1.3. Các cơ sở được lựa chọn để đánh giá
STT

Tên cơ sở GMGSGC,

Loại hình

địa chỉ.

giết mổ

Nguyễn Thế Mạnh 

Số con/ngày

Lưu lượng

Ký hiệu

nước thải

mẫu

‐ 20 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


1

Ông Nguyễn Văn Quý,

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Trâu bò

4÷5

6 m3/ngày

N1

Lợn sữa

5 tấn/ngày

25 m3/ngày

N2

Lợn sữa

3 tấn/ngày

18 m3/ngày

N3


Lợn thịt

100

12 m3/ngày

N4

Lợn thịt

5÷7

8 m3/ngày

N5

Gia cầm

100

5 m3/ngày

N6

Phường Hải Tân
2

Công Ty TNHH Thắng
Lợi, Phường Hải Tân


3

Công Ty Long Thành,
Phường Cẩm Thượng

4

Điểm Giết Mổ Xã
Thạch Khôi (Tại Công
Ty Nông Sản Thực
Phẩm XK Hải Dương
cho thuê)

5

Bà Nguyễn Thị Nga,
Phường Việt Hòa.

6

Bà Hoàng Thị Ngân,
Phường Phạm Ngũ Lão
.

Bước 2: lựa chọn phương thức lấy mẫu
Thời điểm lấy mẫu: Qua khảo sát các cơ sở có giờ hoạt động khác nhau, cơ sở
giết mổ trâu bò, lợn hoạt động 1 ca vào ban đêm từ 1 giờ đến 5 giờ. Các cơ sở giết
mổ gia cầm thì 2 ca, ca sáng từ 3giờ đến 7giờ, ca chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Do vậy
phải tiến hành lấy mẫu trong giờ hoạt động.
Cách lấy mẫu: Các cơ sở này đều không phân tách dòng thải, nước vệ sinh

truồng trại, rửa sàn, nước giết mổ chứa dịch tiết, nội tạng, phân thức ăn trong hệ tiêu
hóa của động vật đều thải trung một dòng ra hố ga rồi chảy qua cửa cống. Lưu lượng
và thành phần nước thải thay đổi trong thời gian ca làm việc, đầu ca tính chất khác
với giữa ca, đặc biệt là cuối ca khi có nhiều nước từ công đoạn làm lòng. Vậy cách
lấy mẫu là tiến hành lấy 3 mẫu đơn: đầu ca, giữa ca, cuối ca sau đó trộn vào để lấy
mẫu tổ hợp đi phân tích.
Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 21 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.4. Kết quả phân tích mẫu nước thải 6 cơ sở giết mổ điển hình
QCVN24:2009

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

N1

N2

N3


N4

N5

N6

1

pH

-

6,1

7,5

6,5

7

6,2

7,3

2

T oC

C


24

22

19

22

23

19

3

TSS

mg/l

2345

675

574

1299

642

510


100

4

COD

mg/l

5115

2030

2415

4250

1950

1509

100

5

BOD5

mg/l

2254


1200

1255

1898

1007

8503

50

6

NH4+

mg/l

150

127

109

144

36

97


10

7

Ntổng

mg/l

235

154

143

162

75

105

30

8

Ptổng

mg/l

15


22

9

13

17

9

6

9

Dầu mỡ

mg/l

266

127

98

159

281

66


20

10

Coliform

MPN/100ml

150.000

10.000

40.000

60.000

14.000

22.000

5000

o

Ghi chú: QCVN24:2009 /BTNMT là Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 22 - 


/BTNMT, mức B
5,5÷9


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Nhận xét kết quả phân tích chất lượng nước thải.
Nồng độ TSS cao hơn từ 5 lần đến 20 lần so với TCCP chứng tỏ thành phần
chất rắn phát sinh từ hoạt động giết mổ là rất lớn. Thành phần này chủ yếu là các
dạng chất thải trong nội tạng của lợn sinh ra từ công đoạn làm lòng.
Nồng độ COD vượt TCCP từ 15 đến 50 lần.
Nồng độ BOD5 vượt TCCP từ 20 đến 43 lần. Tỉ lệ BOD5/COD dao động từ
0,5 đến 0,6 chứng tỏ thành phần chất hữu cơ trong nước thải giết mổ dễ phân hủy
sinh học.
Nồng độ NH4+ vượt TCCP từ 3,6 đến 15 lần, nồng độ nito tổng cao hơn tiêu
chuẩn từ 2,5 đến 8 lần.
Nồng độ TP cao hơn tiêu chuẩn (1,3 lần).
Nồng độ dầu mỡ cao mang đặc trưng của nước thải giết mổ.

I.3.2. Ô nhiễm phân và các phụ phẩm sau giết mổ
Tại các lò mổ, phân từ chuồng nhốt gia súc, gia cầm trước mổ và từ khâu làm
sạch phụ tạng phát sinh khí thải bao gồm: H2S, CH4 và một số chất khí khác do quá
trình lên men thiếu oxy hoặc môi trường không thuận lợi cho sự hoạt động của vi
sinh vật.
Phân thải rắn → CH4↑+ H2S↑+ H2O (nước thải) + Compost
Ngoài các chất ô nhiễm khí trên, quá trình này còn làm phát tán các vi khuẩn
gây bệnh nếu chất thải không được xử lý và khử trùng tốt.
Ngoài ra phân có mùi thối chủ yếu là do phân bị phân hủy sẽ gây mùi. Trong

điều kiện đủ oxy thì protein bị chuyển hóa hoàn toàn thành CO2, NH3, H2S, H2O và
muối khoáng; trong điều kiện hiếm khí không xảy ra khoáng hóa protein mà tích tụ
các hợp chất hữu cơ vòng thơm gây độc, sản phẩm phân hủy các axit amin dãy thơm
là thenol krezol, skatol, indol… các chất có mùi khó chịu, còn sự phân hủy các axit
amin có chứa lưu huỳnh sẽ cho hydrosunfua (H2S) và phân hủy dẫn xuất của nó –

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 23 - 


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

mercaptan (ví dụ như metyl mercaptan CH3SH). Các mercaptan có mùi trứng thối,
thể hiện rõ thậm chí chỉ với nồng độ rất nhỏ.
Với địa điểm nằm xen kẽ trong khu dân cư, mặt bằng nhỏ hẹp, cơ sở hạ tầng
đầu tư kém, các cơ sở GM đang gây ra mùi hôi của phân gây khó chịu cho người
dân. Mùi hôi này càng nồng nặc hơn vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao. Vận chuyển
gia cầm và vận chuyển phân gây khó chịu cho các hộ xung quanh vì hoạt động này
làm phát tán mùi hôi nhiều hơn.
+ Các phụ tạng bỏ đi như: lông lợn, lông gà, da, móng... Các chất thải này
cũng chưa được thu gom triệt để nên gây mùi khó chịu và làm mất mỹ quan của khu
vực.
+ Da trâu, da bò, sừng, xương trâu, xương bò ... chưa được xử lý kịp thời, diễn
ra hiện tượng phân hủy gây mùi hôi thối, thu hút nhiều ruồi muỗi đến cư trú và sinh
sản.
I.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải GMGSGC bằng hầm biogas.
Qua điều tra cho thấy trên địa bàn Thành Phố Hải Dương đã có một số hộ giết

mổ GSGC ứng dụng hầm biogas vừa để xử lý nước thải vừa để thu hồi năng lượng
từ khí sinh học. Tuy mô hình này mới chỉ được áp dụng ở một số cơ sở có quy mô
nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả đáng kể về kinh tế và môi trường. Do vậy tác giả đã
tiến hành lựa chọn một số cơ sở để lấy nước mẫu dòng vào dòng ra để đánh giá hiệu
quả xử lý. Kết quả được tổng hợp trong bảng 1.5
Bảng 1.5. Chất lượng nước thải giết mổ trước và sau hệ thống biogas của
một số cơ sở giết mổ.
Kết quả
STT

Chỉ tiêu

QCVN24:2009

Đơn vị
Đầu vào

Đầu ra

/BTNMT, mức B

1

pH

-

6,2-7,5

5,6-8


5,5÷9

2

TSS

mg/l

600-2500

70-200

100

Nguyễn Thế Mạnh 

‐ 24 - 


×