Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất các giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 87 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ................................................................................................................................... 3
I.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................ 3
I.1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt ................................................................. 3
I.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .................................................... 3
I.1.3. Lượng, thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt ........................... 4
I.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng và thành phần của CTR sinh hoạt................ 5
I.1.5. Tác động của CTR nói chung tới Môi trường và con người ............................ 6
I.1.6. Các văn bản pháp luật liên quan đến CTR tại Việt Nam. ................................ 9
I.2. Tổng quan về công tác quản lý CTR sinh hoạt ........................................................ 9
I.2.1. Các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................. 9
I.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn của một số nước trên Thế Giới ................... 15
I.2.3. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam ................. 18
CHƢƠNG II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................................... 23
2.1. Sơ lược về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội [13] ....................... 24
2.1.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên ............................................................................ 24
2.1.2 Hiện trạng kinh tế và xã hội .............................................................................. 25
2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại thành phố Hà Nội ............... 26
2.2.1. Nguồn phát sinh, lượng và thành phần ........................................................... 26
2.2.2 Hiện trạng thu gom và vận chuyển ................................................................... 29
2.2.3. Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội .................. 36
2.2.4. Hiện trạng các khu xử lý CTR sinh hoạt của Thành phố Hà Nội [13] ......... 38
2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các cơ quan quản lý Nhà nước. ....... 43



2.3.1. Công tác phân cấp quản lý và trách nhiệm của các Sở, Ban Ngành, UBND
các cấp. ........................................................................................................................ 43
2.3.2. Cơ chế, chính sách, quy định ........................................................................... 46
2.3.3. Công tác thu phí xử lý CTR sinh hoạt ............................................................. 50
2.3.4. Một số dự án đã, đang triển khai đối với CTR sinh hoạt tại Thành phố Hà Nội....... 52
CHƢƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................ 57
III.1. Dự báo lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Hà Nội đến 2050 ..... 58
III.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội .................. 60
III.2.1. Đề xuất các cơ chế chính sách ....................................................................... 60
III.2.1.1. Giải pháp về quản lý hành chính ............................................................. 60
III.2.1.2. Đề xuất một số giải pháp về kinh tế ....................................................... 62
III.2.1.3. Đề xuất tăng cường các hoạt động và trách nhiệm của các cơ quản quản lý ..... 64
III.2.1.4. Đề xuất tăng cường công tác truyền thông ............................................. 64
III.2.2. Đề uất mốt số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt........................... 64
III.2.2.1. Đề xuất các giải pháp phân loại chất thải rắn tại nguồn. ...................... 64
III.2.2.2. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. .... 66
III.2.2.3. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn....66
III.2.2.4. Đề xuất giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình thu gom, vận
chuyển. ...................................................................................................................... 69
III.2.2.5. Xây dựng các trạm trung chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố .................70
III.2.2.6. Đề xuất mô hình quản lý đối với người bới nhặt rác tại khu
LHXLCT Nam Sơn. ................................................................................................ 75
III.2.2.7. Đề xuất các giải pháp liên quan đến công nghệ xử lý CTR sinh hoạt.. 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 82
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU


BVMT

Bảo vệ Môi trường

CP

Cổ phần

CT

Chất thải

CTNH

Chất thải nguy hại

Cty

Công ty

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

LHXLCT


Liên hợp xử lý chất thải

MT

Môi trường

MTĐT

Môi trường đô thị

MTV

Một thành viên

NN

Nhà Nước

PLRTN

Phân loại rác tại nguồn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

URENCO

Công ty môi trường đô thị



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sự thay đổi thà.nh phần CTR sinh hoạt theo mùa ................................................ 6
Bảng 1.2. Tỷ lệ áp dụng biện pháp xử lý CTR các nước trên thế giới [7] .......................... 18
Bảng 1.3. Tỷ lệ áp dụng các phương pháp xử lý CTR ở Việt Nam [1]............................... 20
Bảng 1.4. Chất thải rắn đô thị phát sinh từ các năm 2007 - 2010 [1].................................. 21
Bảng 1.5. Thành phần CTR sinh hoạt ở bãi chôn lấp giai đoạn 2009 – 2010 [12] ............. 22
Bảng 2.1. Danh sách các Quận, Huyện, Thị xã của Hà Nội................................................ 24
Bảng 2.2. Tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn của Hà Nội......................................... 25
Bảng 2.3. Khối lượng phát sinh CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố qua các năm [2] ... 28
Bảng 2.4. Thành phần rác đến các cơ sở xử lý CTR ở Hà Nội [6] ..................................... 29
Bảng 2.5. Danh sách các đơn vị thu gom,vận chuyển CTR sinh hoạt [9]........................... 31
Bảng 2.6. Tỉ lệ thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố [2] ................. 32
Bảng 2.7. Khối lượng và chi phí vệ sinh môi trường tại các quận trung tâm ..................... 33
Bảng 2.8. Tỷ lệ xử lý CTR sinh hoạt với các công nghệ trên địa bàn thành phố [8] .......... 36
Bảng 2.9. Phân loại rác thải sinh hoạt theo vùng về xử lý theo các phương pháp tại Khu
liên hợp xử lý chất thải Xuân Sơn ....................................................................................... 40
Bảng 2.10. Bảng danh mục quy hoạch các khu vực xử lý trên địa bàn thành phố [13] ...... 49
Bảng 2.11. Mức phí đối với CTR công nghiệp thông thường trên địa bàn thành phố ........ 51
Bảng 3.1. Định hướng các phương pháp xử lý CTR tại Việt Nam ..................................... 58
Bảng 3.2. Dự báo dân số thành phố Hà Nội đến năm 2050 ................................................ 58
Bảng 3.3. Dự báo lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030 ...... 59
Bảng 3.4. Dự báo lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 ...... 59
Bảng 3.5. Dự báo lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Hà Nội đến năm 2050 ...... 60
Bảng 3.6. Bảng phân chia khu vực và thời gian thu gom.................................................... 61
Bảng 3.7. Tỷ lệ khối lượng thành phần của CTR sinh hoạt [12] ........................................ 67
Bảng 3.8. Số lượng xe cần để vận chuyển........................................................................... 68
Bảng 3.9. Bố trí thời gian làm việc của người phân loại rác ............................................... 75
Bảng 3.10. Dự báo tỷ lệ CTR sinh hoạt CTR sinh hoạt được xử lý theo các công nghệ .... 76



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Chất thải rắn sinh hoạt phân loại theo nguồn và theo tính chất nguy hại [3] ........ 3
Hình 1.2: Lượng CTR phát sinh tại một số nước ở Châu Á [3] ............................................ 4
Hình 1.3. Các tác động của chất thải rắn tới con người và môi trường................................. 6
Hình 1.4. Dây chuyền công nghệ xử lý CTRSH tại Xuân Sơn – Sơn Tây ......................... 14
Hình 1.5. Túi phân loại CTR sinh hoạt được sử dụng tại Nhật bản .................................... 16
Hình 1.6. Công nghệ ủ CTR sinh hoạt tại vùng nông thôn Nhật Bản để phát điện và
trồng trọt ................................................................................................................... 16
Hình 1.7. Hiện trạng phát sinh CTR trong các vùng kinh tế của nước ta và dự báo tình hình
thời gian tới [1] .................................................................................................................... 20
Hình 1.8. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi [1] ....................... 21
Hình 2.1: Bản đồ hành chính địa giới thành phố Hà Nội .................................................... 23
Hình 2.2. Sơ đồ thu gom CTR sinh hoạt đô thị của Hà Nội ................................................ 30
Hình 2.3. Bản đồ vị trí các khu xử lý CTR sinh hoạt .......................................................... 38
Hình 2.4. Bản đồ khu liên hợp xử lý CT Xuân Sơn ............................................................ 39
Hình 2.5. Mô hình quản lý CTR sinh hoạt của thành phố ................................................... 44
Hình 2.6. Sơ đồ quy hoạch vị trí các khu xử lý, điểm trung chuyển CTR của thành phố Hà
Nội [13]................................................................................................................................ 48
Hình 3.1: Sơ đồ về hệ hệ thống quản lý chất thải rắn [3] .................................................... 57
Hình 3.2. Mẫu thùng chứa rác thực hiện phân loại tại nhà ................................................. 65
Hình 3.3. Mẫu thùng chứa rác thực hiện phân loại tại khu vực trường học, bênh viện ...... 66
Hình 3.4. Khu trung chuyển CTR sinh hoạt tại Tây Mỗ ..................................................... 71
Hình 3.5. Mô hình Trạm trung chuyển nén ép rác theo chiều dọc ...................................... 73
Hình 3.6. Công nghệ chôn lấp bán hiếu khí ........................................................................ 77


MỞ ĐẦU


Trong thời gian qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,
việc phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, dịch vụ là
nguyên nhân phát sinh ngày càng lớn lượng chất thải. Cùng với quá trình phát sinh về khối
lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất của các loại chất thải.
Hiện nay, việc quản lý chất thải đô thị ở Việt Nam nói chung và quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại Hà Nội nói riêng cũng như trong thế giới phát triển đang đặt ra thách thức
lớn chưa từng có. Việc áp dụng các chính sách đặc thù cho mỗi quốc gia, mỗi thành phố
để quản lý chất thải là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để đối phó với tình trạng này. Tuy
nhiên, quản lý chất thải là vấn đề toàn cầu và là yếu tố quyết định để tạo ra các công nghệ
xử lý phù hợp mang lại hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là phải hướng tới xây dựng một
hệ thống chất thải chung, bao gồm từ khâu xử lý ban đầu đến khâu sử dụng cuối cùng.
Tổng lượng phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị
loại IV, các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5
triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh
doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy
hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng
chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị. Đô thị có
lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh khoảng 6.000 tấn/ngày, Hà Nội
khoảng 5.371 tấn/ngày [10].
Theo Dự báo của Bộ TN&MT, đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37 nghìn tấn/ngày và năm 2020 là 59 nghìn
tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay. Như vậy, với lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị gia
tăng nhanh chóng và các công nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng yêu cầu do điều
kiện Việt Nam mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc xác định địa điểm bãi chôn lấp
khó khăn, không đảm bảo môi trường và không tận dụng được nguồn tài nguyên từ rác
thải. Việc áp dụng các công nghệ mới hạn chế chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm quỹ
đất, đảm bảo môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải là cấp bách.
Thủ đô Hà Nội trong những năm qua cùng với việc mở rộng địa giới, dân số của Hà
Nội càng tăng lên gấp bội, cùng với các quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, lượng chất thải rắn

sinh hoạt ngày càng nhiều, gây ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi
trường sống và phát triển không bền vững.
Trong những năm qua, thủ đô đã phối hợp với các ngành, các cấp liên quan, xây dựng
các giải pháp giải quyết vấn đề rác thải, nhưng vấn đề về địa điểm tập kết rác thải sinh
1


hoạt, về công nghệ xử lý vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn. Với tư cách là một cán bộ
công tác tại công ty Môi trường đô thị URENCO Hà Nội, càng thấu hiểu hơn những vấn
đề bức xúc về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn
thạc sỹ: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất các giải pháp để
quản lý tốt hơn chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Hà Nội.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn :
- Đánh giá được hiện trạng, diễn biến tổng lượng, thành phần và nguồn phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt đô thị tại Hà Nội.
- Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, phân loại và vận chuyển, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt của thủ đô.
- Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn đối với chất thải rắn sinh hoạt cho
Thành phố Hà Nội.
Đối tƣợng và và phạm vi nghiên cứu :
Chất thải rắn sinh hoạt, tập trung vào chất thải rắn thông thường. Phạm vi trong điạ
bàn thành phố Hà Nội.
Phƣơng pháp nghiên cứu : Luận văn có sử dụng các phương pháp sau :
Phương pháp thu thập, thống kê, phương pháp phân tích đánh giá, phương pháp
điều tra khảo sát thực địa.
Kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng :
Chƣơng I : Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và công nghệ xử lý
Chƣơng II : Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hà Nội
Chƣơng III : Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.


2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

I.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
I.1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm
dịch vụ, thương mại.
I.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khác nhau
nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là từ các nguồn sau:
- Từ các khu dân cư;
- Từ các trung tâm thương mại;
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng;
- Từ các hoạt động dịch vụ;
Chất thải rắn được được phân loại theo các cơ sở sau:
NGUỒN
PHÁT SINH

TÍNH CHẤT

Thông
thƣờng
CTR


LOẠI CHẤT THẢI

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, Ion, kim loại,lá
cây…VLXD thải từ xây sửa nhà, đường giao thông, vật liệu thải từ công
trường.

Sinh
hoạt
Nguy
hại

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm lốp, sơn thừa, đền neon
hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi,...

Hình 1.1: Chất thải rắn sinh hoạt phân loại theo nguồn và theo tính chất nguy hại [3]

3


I.1.3. Lƣợng, thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
a. Lượng và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Lượng và thành phần chất thải rắn thay đổi bới các yếu tố như mức sống, mùa,
vùng, thói quen, tín ngưỡng, mức tăng trưởng kinh tế, tăng dân số và tốc độ đô thị hóa…ở
các nước có thu nhập cao các chất hữu cơ chiếm khoảng từ 25 đến 45%, thấp hơn so với
các nước thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Lƣợng, thành phần CTR
phát sinh năm 1999

Lƣợng, thành phần CTR
dự báo đến năm 2025


Nước có thu nhập cao

Nước có thu nhập cao

Tổng lượng CTR =85.000.000 tấn/năm

Tổng lượng CTR =86.000.000 tấn/năm

Nước có thu nhập thấp:

Nước có thu nhập thấp:

Tổng lượng CTR =158.000.000 tấn/năm

Tổng lượng CTR =480.000.000 tấn/năm

Hình 1.2: Lƣợng CTR phát sinh tại một số nƣớc ở Châu Á [3]

4


Theo biểu đồ trên đến năm 2025, các nước có thu nhập thấp sẽ tạo ra nhiều rác thải
đô thị cao gấp đôi so với các nước có thu nhập cao, khoảng 480 triệu tấn chất thải mỗi năm.
Sự gia tăng đáng kể như vậy sẽ là áp lực rất lớn về nguồn lực tài chính hạn chế và hệ
thống quản lý chất thải không đầy đủ.
b. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu gom
vận chuyển và xử lý chất thải. CTR sinh hoạt có các tính chất chủ yếu là: Tính chất vật lý,
tính chất hóa học và tính chất sinh học.

* Tính chất vật lý: Những tính chất vật lý của chất thải rắn sinh hoạt là khối lượng
riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp.
* Tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt:
- Thành phần nguyên tố tạo thành chất thải rắn: là phần trăm (%) của các nguyên tố
C, H, O, N, S, tro, ẩm, chất bốc.
- Các tính chất hóa học khác: oxy hóa khử, phản ứng trao đổi, kết tủa
* Tính chất sinh học của chất thải rắn sinh hoạt: Được thể hiện bởi hai quá trình
đó là phân hủy kỵ khí và phân hủy hiếu khí. Kết quả phân hủy yếm khí các thành phần
hữu cơ có trong rác là sự hình thành mùi.
I.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới lƣợng và thành phần của CTR sinh hoạt
a. Ảnh hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn
Việc giảm chất thải tại nguồn trở thành yếu tố quan trọng của việc giảm thiểu khối
lượng chất thải trong tương lai
b. Ảnh hưởng của luật pháp và quan điểm của quần chúng
Vai trò của quần chúng: Khối lượng chất thải sẽ giảm đáng kể nếu người dân hiểu
được những tác hại của việc không phân loại và lợi ích của việc phân loại.
Vai trò của luật pháp: Biện pháp như khuyến khích mua và bán vật liệu tái sinh
bằng cách giảm giá bán từ 5-10%, hay các chế tài xử phạt đối với người thải bỏ chất thải
cũng có vai trò rất lớn trong việc giảm lượng và thành phần chất thải.
c. Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên đến sự phát sinh chất thải
Các yếu tố địa lý tự nhiên như vị trí, mùa trong năm và đặc điểm của khu vực có thể
ảnh hưởng đến lượng chất thải sinh ra và lượng chất thải thu gom.

5


Bảng 1.1. Sự thay đổi thành phần CTR sinh hoạt theo mùa
Chất thải

%Khối lƣợng


%Thay đổi

Mùa đông

Mùa hè

Thực phẩm

11,1

13,5

Giấy

45,2

40,6

11,5

Nhựa dẻo

9,1

8,2

9,9

Chất hữu cơ khác


4,0

4,6

15,0

Chất thải vườn

18,7

4,0

28,3

Thủy tinh

3,5

2,5

28,6

Kim loại

4,1

3,1

24,4


Chất trơ và chất thải khác

4,3

4,1

4,7

Tổngcộng

100%

Giảm

Tăng
21,0

100%

Vào mùa hè thành phần rau, củ quả… phục vụ cho quá trình sinh hoạt của con
người là khác so với mùa đông, cũng là điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ ngoài trời là
một trong những nguyên nhân dẫn đến lượng thực thực phẩm loại bỏ tăng hơn. Hay vào
mùa đông thì con người cần có những trang phục nhiều hơn. Ngoài ra thành phần CTR
sinh hoạt khác nhau giữa hai mùa này cũng là do thói quen trong sinh hoạt về việc tích trữ
tiêu dùng của người dân tăng cao hơn vào mùa đông.
d. Ảnh hưởng của mức sống và ý thức cộng đồng [3]
Mức sống cao tương đồng với mức xả thải cao, tuy nhiên ý thức cộng đồng cao,
thì lượng CTR được tái chế, được phân loại sẽ cao, tỉ lệ rác thải phải chôn lấp ít.
I.1.5. Tác động của CTR nói chung tới Môi trƣờng và con ngƣời

Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường và con người được thể hiện trên hình sau:
Ô nhiễm môi
trƣờng không
khí:bụi, SO2,
NOX, CO,
H2S hơi khí
độc

CTR sinh hoạt
CTR công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại
CTR nông nghiệp

Thu gom, phân loại, vận chuyển, tái chế,
đốt, làm phân hữu cơ, chôn lấp CTR(Nước
rác: pH, kim loại nặng, chất hữu cơ hòa tan,
dầu mỡ, coliform, NO2-¸ NO3-…)

Con ngƣời, động
thực vật: ăn uống, hít
thở, tiếp xúc qua da
dẫn đến viêm nhiễm,
ung thư, quái thai…

Gây ô nhiễm
Gây ô nhiễm
Gây ô nhiễm
môi trƣờng đất
môi trƣờng
nguồnnƣớc
nƣớc mặt

ngầm
Hình 1.3. Các tác động của chất thải rắn tới con ngƣời và môi trƣờng

6


Chất thải rắn và nguy hại cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra những
sự cố môi trường nghiêm trọng và gây hậu quả lâu dài.
Tại Việt Nam: Rác xả thải tự do ra các kênh rạch, vệ đường, vỉ hè, các điểm tập kết
trung chuyển thường ở ngay trên đường trục giao thông chính gây cản trở giao thông, mất
mỹ quan đô thị. Bên cạnh đó ý thức người dân không cao cùng với công nghệ thu gom xử
lý chưa hiện đại và đồng bộ nên rác thải không được phân loại tại nguồn gây khó khăn cho
việc thu gom, vận chuyển và xử lý. Chính điều này đã gây lãng phí lớn đối với nguồn ngân
sách Quốc gia vì làm gia tăng chi phí xử lý CTR, lượng CTR được tái chế, tái sử dụng
thấp, lượng chất thải rắn cần chôn lấp cao nên tốn diện tích chôn lấp, tốn chi phí xử lý các
vấn đề liên quan, không tận dụng được nguồn tài nguyên từ CTR do chưa đặt CTR đúng vị
trí của nó; đó là coi CTR là một nguồn tài nguyên cần phải được coi trọng, sử dụng một
các hợp lý.
* Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng
Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức
khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công
nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng
đã đến mức báo động. Gây ra một số bênh như tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt,
bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da...
* Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất
- Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai
kháng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất,
tác động đến các hệ sinh thái đất.
+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước.

+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh
trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người
và động vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó
phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc...
những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi
đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm
7


nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không
còn khả năng sản xuất.Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
* Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh
tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương,
rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối
vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
* Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,...
gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4,
H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các
chất độc lẫn trong rác.
* Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận

chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức
của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương
rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.
* Đống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh
Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy
hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí. Chất thải rắn đã ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng
nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn
đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu
chảy, dịch tả, thương hàn,…do loại chất thải rắn gây ra. Hậu quả của tình trạng rác thải
sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác
thải lộ thiên mà không được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột,… là
nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải
hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm môi
trường không khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là
8


nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các
bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn...Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực
tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực
vật, chứa vi sinh vật gây hại...) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các
bệnh về đường hô hấp. Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối
loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư.
I.1.6. Các văn bản pháp luật liên quan đến CTR tại Việt Nam.
 Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 23/06/2014.
 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về việc bảo vệ môi
trường đối với chất thải rắn.

 Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia về Quảnlý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025,tầm
nhìn đến năm 2050.
 Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về định
hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn
đến năm 2050.
 Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về
Chiến lược quản lý chất thải rắn các đô thị và các khu công nghiệp Việt Nam đến
năm 2020.
 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHMT-BXD của liên Bộ Khoa học công
nghệ môi trường và Bộ Xây dựng “Hướng dẫn các qui định về bảo vệ môi trường
đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn”.
I.2. Tổng quan về công tác quản lý CTR sinh hoạt
I.2.1. Các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Theo Nghị định 59/ 2007/ NĐ - CP định nghĩa về quản lý chất thải rắn như
sau: Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có
hại đối với môi trường và sức khỏe con người.

9


Như vậy có thể thấy rằng mục đính của việc quản lý chất thải rắn nhằm giảmthiểu
lượng, thành phần chất thải từ nguồn phát sinh tới xử lý cuối cùng với việc thực hiện biện
pháp sau:
Xử lý
Phân loại tại nguồn
Thu gom, vận chuyển
a. Phân loại tại nguồn

Công tác phân loại rác tại nguồn với mục tiêu là phân loại rác phục vụ cho hoạt
động tái chế, và nâng cao trong việc áp dụng các giải pháp xử lý (ví dụ: phương pháp xử
lý vi sinh).
b. Thu gom và vận chuyển
Nhằm mục đích kiểm soát được toàn bộ lượng rác phát sinh.
c. Các phương pháp xử lý chất thải rắn [7]
Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý chất thải rắn, tại các nước phát triển việc xử
lý rác đang được tiếp cận với các biện pháp thân thiện bằng các phương pháp như giảm
thiểu tại nguồn (tuần hoàn tái sử dụng, tái chế) hay lựa chọn các công nghệ chuyển hóa rác
thải thành các nguồn năng lượng, nguyên liệu phục vụ lại cho con người. Đối với các nước
đang phát triển việc tiêu huỷ chất thải thường được thực hiện dựa trên yếu tố kinh tế: chí phí về
đất đai và vận chuyển rác càng ít càng tốt,các thông số môi trường thường rất ít được quan
tâm.Các công nghệ xử lý CTR được áp dụng phổ biến hiện nay được tóm tắt như sau:
 Tái chế và tận dụng
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến
thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
- Ưu điểm của phương pháp này là:
+ Hạn chế được lượng CTR phát sinh nên hạn chế được lượng rác cần xử lý
+ Giảm được chi phí xử lý
+ Giảm diện tích đất cần cho việc chôn lấp
+ Tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên do giảm được khối lượng nguyên
liệu ban đầu
- Nhược điểm:
Biện pháp này cần có sự phân loại tại nguồn tốt nếu không sẽ lại gây ra những tác
động đến môi trường do các hoạt động thu gom vật liệu tái chế gây ra.

10


 Chôn lấp hợp vệ sinh

Trong tất cả các phương pháp xử lý CTR, biện pháp chôn lấp là phổ biến và đơn giản
nhất chính vì thế chôn lấp là phương pháp không thể thiếu trong tất cả các phương pháp
xử lý.
-

Ưu điểm: Phương pháp này đầu tư không quá cao, dễ vận hành..
Nhược điểm:Yêu cầu diện tích khu chôn lấp lớn, kém mỹ quan, có nguy cơ ô
nhiễm môi trường nếu không kiểm soát được nước rỉ rác và có thể tạo ấn
tượng xấu đối với công chúng nếu việc quản lý khu xử lý không tốt.

 Thiêu đốt chất thải rắn
Thiêu và đốt rác là biện pháp xử lý CTR bằng cách oxy hoá ở nhiệt độ cao với sự có
mặt của oxy để chuyển hoá CTR thành các chất khí và tro. Nhiên liệu cung cấp có thể là
dầu, than hoặc khí gas. Các công nghệ thiêu đốt được áp dụng: thiêu đốt CTR trong lò đốt
ở nhiệt độ cao; chuyển rác thành năng lượng.
* Thiêu đốt trong lò ở nhiệt độ cao (incinerator) [7]
Là biện pháp xử lý CTR trong lò thiêu ở nhiệt độ >8500C. Lò thiêu này có thể được
chế tạo chuyên dụng hoặc có thể là lò nung của nhà máy xi măng.
Thiêu đốt CTR gồm các giai đoạn: gia nhiệt, nhiệt phân, khí hoá và sấy.
- Ưu điểm của phương pháp thiêu đốt
+ Xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong chất thải rắn, đặc biệt hiệu quả với CTR công
nghiệp, CTR nguy hại.
+ Giảm thể tích chất thải: Tro bã sau khi đốt chỉ bằng 20% lượng chất thải ban đầu về
trọng lượng, và 10% về thể tích.
+ Có thể thu hồi dung môi hữu cơ và một số hoá chất từ chất thải công nghiệp.
+ Tiết kiệm được diện tích chôn lấp CTR sau đốt.
- Nhƣợc điểm:
Công nghệ phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật. Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao
năng lượng và chi phí xử lý cao do ngoài việc đầu tư lò đốt thì cần phải lắp đặt thiết bị xử lý
khí tiên tiến để tránh ô nhiễm môi trường do khí thải. Tro còn lại, đặc biệt là tro bay chứa

nhiều chất độc như kim loại nặng.
 Chuyển rác thành năng lƣợng
Biện pháp chuyển rác thành năng lượng tốn kém hơn biện pháp thiêu đốt thông thường
do phải đầu tư thêm một trạm phát điện ngay cạnh lò đốt (thông thường trạm phát điện này có
11


chi phí bằng 20% chi phí đầu tư cho lò đốt). Tuy nhiên đây là phương pháp có hiệu quả kinh
tế cao do vậy nhiều nhà máy thiêu rác ở các nước công nghiệp (Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ…)
Ưu điểm:
+ Tạo ra một sản lượng điện
+ Chỉ cần sử dụng than đá chất lượng thấp
Nhược điểm:
+ Lượng điện sinh ra đôi lúc không ổn định
+ Chi phí lắp đặt cao hơn phương pháp thiêu đốt trong lò kín do cần phải lắp đặt thêm
turbin phát điện.
 Chế biến phân compost
- Hiện nay việc chế biến phân Compost với sự tham gia của các vi sinh vật hữu hiệu
đang được áp dụng vào việc xử lý chất thải rắn. Bản chất của việc chế biến phân compost từ
thành phần hữu cơ trong chất thải rắn là sử dụng các loại enzim khác nhau để phân hủy các
thành phần hữu cơ (xenlulo, tinh bột, cacbuahydro, protein...).
Ưu điểm:
+ Loại trừ được trên 50% lượng rác thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành
phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
+ Sử dụng lại được các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế biến làm
phân bón phục vụ nông nghiệp, hạn chế việc sử dụng phân bón hoá học.
+ Tiết kiệm đất cho chôn lấp chất thải
+ Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng, dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm
+ Giá thành có thể chấp nhận được
+ Phân loại rác thải có thể tái chế, tái sử dụng như kim loại, thuỷ tinh, nhựa, giấy…

Nhược điểm:
+ Cần phải phân loại rác thật kỹ trước khi ủ, nếu không phân loại tốt chất lượng
phân sẽ kém, khó tiêu thụ sản phẩm
+ Việc phân loại còn một số khâu vẫn phải tiến hành thủ công nên dễ ảnh hưởng
đến sức khoẻ của công nhân
+ Phát sinh mùi hôi thối trong các khâu ủ rác
+ Chất lượng phân phụ thuộc nhiều vào thành phần rác thải đầu vào

12


+ Phân sau sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ
 Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt tại khu LHXLCT Xuân Sơn – Sơn Tây (
Công ty Seraphin)
+ Là ứng dụng công nghệ vi sinh cơ khí hoá dây chuyền, tuyển từ, gió...là sự kết
hợp giữa 3 công nghệ chủ yếu:
+ Công nghệ xé, tách và tuyển rác.
+ Công nghệ ủ vi sinh.
+ Các loại chất thải khác không phải là chất hữu cơ (nhựa, kim loại…) được tận
dụng tối đa để tạo thành các sản phẩm nhựa (ống nước, xô, chậu…) và vật liệu xây dựng
(tấm cốt pha…).
- Ưu điểm:
+ Có thể xử lý đến 90% lượng rác thải sinh hoạt phát sinh.
+ Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ Seraphin có thể được coi là giải
pháp tương đối tổng hợp (giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, tiết kiệm đất, tái chế
chất thải).

13



Sân tập kết chất thải có hệ
thống phun vi sinh khử mùi

Máy xúc ủi

Băng tải tách lọc

Máy nghiền vỡ

Tuyển từ

Sàng quay

Băng tải chất thải hữu cơ

Băng tải chất thải vô cơ

Máy nạp liệu hữu cơ

Hệ thống sấy khô, tro bụi, gạch,
nhựa

Hệ thống trộn liệu hữu cơ có bổ
xung vi sinh

Phế thải nhựa đem
chế biến sản phẩm

Chôn lấp 12 – 15%


Máy nghiền sàng

Sản phẩm

Ủ 7 – 10 ngày

Hình 1.4. Dây chuyền công nghệ xử lý CTRSH tại Xuân Sơn – Sơn Tây
( Công ty Seraphin)
- Nhược điểm:
+ Chất lượng phân compost phụ thuộc nhiều vào việc phân loại tại nguồn các chất
thải sinh hoạt.

14


+ Quá trình xử lý rác và chế tạo sản phẩm seraphin còn thiếu đồng bộ cần nghiên
cứu cải thiện thêm.
+ Sử dụng nhiều lao động thủ công.
I.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn của một số nƣớc trên Thế Giới
Mức đô thị hóa cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số
nước hiện nay như sau: Canada là 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6 kg/người/ngày; Thụy
Sỹ là 1,3 kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày. Với sự gia tăng của rác thì
việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày nay,
trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng
nhiệt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ
tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các
nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở
các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; Ở các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày.
Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến 5% ngân sách hàng
năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải thường rất thiếu thốn. Khoảng 30 - 60% rác

thải đô thị không được cung cấp dịch vụ thu gom.
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải mang tính đặc thù
của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh, dân cư ở mỗi khu vực. Tuy
nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của thế giới là mức sống càng cao thì
lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB,2004),
tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày,
Singapore, Hồng Kông là 0,8 - 10 kg/người/ngày.
- Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom rác
thải rất hiệu quả:
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành nhiều loại riêng biệt
và cho vào các túi với màu sắc khác nhau rất dễ nhận biết theo quy định: rác hữu cơ, rác
vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải
để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,... đều được đưa
đến cơ sở tái chế hàng hóa. CTR không thể tái chế tái sử dụng sẽ được xử lý bằng các
phương pháp hiện đại; các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát
vỉa hè rất xốp, chúng còn có tác dụng hút nước khi trời mưa.

15


Hình 1.5. Túi phân loại CTR sinh hoạt đƣợc sử dụng tại Nhật bản
Từ trái qua phải:
-

Rác thải sinh hoạt: Rác thực phẩm, giấy nhựa (túi 1)

-

Nguyên liệu có thể tái chế: Lon, chai lọ, chai PEP, hộp đựng bao bì bằng nhựa (túi 2)


-

Rác là các chai, lọ thuỷ tinh màu không màu và có màu (túi 3,4)

Tận dụng rác thải ở vùng nông thôn để lên men khí metan đốt phát điện và trồng trọt.

Hình 1.6. Công nghệ ủ CTR sinh hoạt tại vùng nông thôn Nhật Bản
để phát điện và trồng trọt
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn. Tính
bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần các loại rác thải
trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành
phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến
38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là
16


việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn
gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim
loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử
lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh,
gốm, sứ chiếm khoảng 20%).
Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác
sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí
phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác nhau như: Khối lượng rác tăng
hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm
4,92 USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo
cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được
chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho
phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác.
Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay nguồn năng

lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu thành phần.
Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theo phương
pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các
vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó.
Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao của các tổ chức,
nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này.
Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có
được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng
thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải
tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có
thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về
nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và
xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên
thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy
phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi
trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom
và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu
gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại
các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng.
Bên cạnh đó Singapore áp dụng xử phạt tài chính rất nặng thậm chí bỏ tù đối với các
hành động xả rác bừa bãi một cách nghiêm minh, do đó Singapore là một đất nước sạch sẽ,
môi trường sinh thái tốt, là một điểm đến hấp dẫn trên thế giới.
17


Tỷ lệ rác thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới
được giới thiệu ở bảng sau:
Bảng 1.2. Tỷ lệ áp dụng biện pháp xử lý CTR các nƣớc trên thế giới [7]
TT


Tên nƣớc

Tỷ lệ xử lý
thu hồi (%)

Chất thải rắn
đốt (%)

Bằng chôn lấp hợp
vệ sinh (%)

1

Anh

7

10

83

2

Bỉ

8

50

42


3

Đức

9

34

57

4

Pháp

20

18

32

5

Hà Lan

23

14

63


6

Mỹ

13

20

67

7

Singapore

-

100

-

8

Nhật bản

38

44

18


9

Thái Lan

-

-

84

10

Thụy Điển

33

46

21

11

Đan Mạch

13

19

68


I.2.3. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam
a. Tình hình quản lý
Trong nhiều năm qua, công tác quản lý CTR đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước, thể hiện bằng các chính sách, pháp luật quản lý CTR đã được quy
định trong Luật BVMT 2014. Đã đề ra các chiến lược về quản lý CTR như Chiến lược
Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, và cụ thể là
trong Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN ở Việt Nam năm 1999, nay được
thay thế bằng Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn tới
năm 2050. Các chiến lược này đã đặt ra các mục tiêu cụ thể có ý nghĩa định hướng cho các
công tác quản lý CTR hiện nay.
Ở cấp Trung Ương, đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm đối với
các bộ, ngành có liên quan đến công tác quản lý CTR. Trong đó, có 5 Bộ có trách nhiệm tham
gia công tác quản lý CTR bao gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ở cấp địa phương, các đơn vị được giao chức năng nhiệm vụ về quản lý CTR bao
gồm: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường đô thị.

18


b. Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn
*Công tác thu gom và vận chuyển: Hầu hết rác thải không được phân loại tại
nguồn, được thu gom lẫn lộn và chuyển đến bãi chôn lấp. Tỉ lệ thu gom trung bình trên địa
bàn toàn quốc tăng từ 65% (năm 2003) lên 72% (năm 2004) và lên đến 80-82% năm 2008.
Công tác thu gom và lưu chứa CTR công nghiệp, CTR nguy hại hầu như không được quan
tâm tại các cơ sở vừa và nhỏ. Thực tế khảo sát tại các bệnh viện cho thấy có khoảng 95% bệnh
viện đã thực hiện phân loại chất thải (91% trong đó đã sử dụng tách riêng vật sắc nhọn); đến
90,9% các bệnh viện tiến hành thu gom CTR hàng ngày; 100% bệnh viện tuyến trung ương
xử lý CTR theo hình thức thuê Công ty Môi trường đô thị thu gom để tập trung hoặc đốt tại cơ

sở y tế bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn; 73% bệnh viện tuyến tỉnh và huyện xử lý CTR y tế bằng lò
đốt tại bệnh viện hoặc thuê Công ty Môi trường đô thị xử lý [1].
Ở hầu hết các địa phương, công ty môi trường đô thị (URENCO) là doanh nghiệp
nhà nước, chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý, thu gom và xử lý CTR đô thị của
địa phương. Ngoài URENCO, tham gia công tác thu gom, vận chuyển CTR ở các địa
phương còn có các đơn vị khác dưới hình thức là các công ty nhà nước (toàn phần hay cổ
phần), Công ty cổ phần, hay các hợp tác xã hoặc đội môi trường trực thuộc UBND huyện,
quận. Sự tham gia tích cực của khối các đơn vị tư nhân đã giúp cho công tác quản lý CTR
đạt được hiệu quả. Ví dụ như hiện nay tại Tp. Hà Nội phần lớn lượng CTR đô thị là các
đơn vị môi trường ở các quận, huyện và hợp tác xã vận tải công nông thu gom. Tỷ lệ các
đơn vị này tham gia vào công tác thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt đang dần cải thiện
và giảm sức ép đến URENCO.
*Công tác xử lý:
Công nghệ xử lý CTR còn nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu
trung chuyển, thu gom và xử lý chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường. Công tác xử lý
CTR đô thị chủ yếu vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình là 1 bãi chôn lấp/1 đô thị (Hà
Nội và Tp Hồ Chí Minh, mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn lấp/ khu xử lý). Trong đó có tới 85%
đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Thống
kê toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi thải được coi là
chôn lấp hợp vệ sinh (tập trung tại các thành phố lớn). Các bãi thải còn lại CTR phần lớn
được chôn lấp sơ sài [1].
Hiện trạng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ và một số quy trình công
nghệ xử lý chất thải rắn đang áp dụng ở Việt Nam như: Quy trình công nghệ Dano
System, Chế biến phân hữu cơ, xử lý rác kết hợp các công nghệ (mô hình của Công ty
Seraphin).

19


Bảng 1.3. Tỷ lệ áp dụng các phƣơng pháp xử lý CTR ở Việt Nam [1]

TT

Loại chất Phƣơng pháp áp dụng
thải
xử lý
- Chiế biến thành phân
hữu cơ

1

CTR sinh
- Đốt
hoạt
- Tái chế

% áp dụng
10
5
15

- Chôn lấp hợp vệ sinh

70

* Lượng và thành phần CTR ở Việt Nam
Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó khoảng
42 - 46% lượng CTR phát sinh là từ các đôthị, khoảng 17% CTR là từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp; số còn lại là CTR của nôngthôn, làng nghề và CTR y tế chỉ chiếm
phầnnhỏ. Từ năm 2003 đến năm 2008 lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150 -200%,
CTR sinh hoạt đô thị tăng lên 200%, CTR công nghiệp tăng 181%, và còn tiếp tục tăng

trong thời gian tới. Dự báo của Bộ xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đến năm
2015, khối lượng CTR phát sinh khoảng 44 triệu tấn/năm[1].

Hình 1.7. Hiện trạng phát sinh CTR trong các vùng kinh tế của nƣớc ta và dự báo
tình hình thời gian tới [1]

20


×