Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiện trạng triển khai sản xuất sạch hơn và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy chiến lược sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.47 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Lê Thu Hà

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ THỊ NGA

Hà Nội – Năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô Ngô Thị Nga,
người đã chỉ bảo hướng dẫn em rất chu đáo và nhiệt tình trong quá trình làm luận
văn này. Bên cạnh đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Khoa học và
Công nghệ môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như
trong quá trình làm luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Phòng An toàn công nghiệp, Phòng Quản lý
công nghiệp, Trung tâm Khuyến Công thuộc Sở Công Thương Thái Nguyên, Sở Kế
hoạch Đầu tư, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên và một số công ty,


nhà máy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đặc biệt là công ty CP Luyện cán thép Gia
sàng Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các bạn học viên lớp Kỹ thuật Môi trường khoá 2008-2010 đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong gia đình đã động
viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2011
Học viên

Lê Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê Thu Hà, học viên cao học lớp KTMT 2008-2010, đã thực hiện đề
tài “Đánh giá hiện trạng triển khai sản xuất sạch hơn và đề xuất biện pháp
nhằm thúc đẩy chiến lược sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở Thái
Nguyên” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Ngô Thị Nga. Tôi xin cam đoan đây là
công trình của riêng tôi, những kết quả nghiên cứu và thảo luận trong luận văn này
là đúng sự thật, một số số liệu và kết quả nghiên cứu đã sử dụng trong luận văn
được các tác giả cho phép sử dụng.
Tác giả

Lê Thu Hà


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN SẢN XUẤT SẠCH HƠN........................................1

1.1.Tổng quan về Sản xuất sạch hơn....................................................................1
1.1.1. Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn ............................................................. 1
1.1.2. Sản xuất sạch hơn và lợi ích của sản xuất sạch hơn ................................ 1
1.1.2.1. Định nghĩa về Sản xuất sạch hơn ....................................................1
1.1.2.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan .............................................2
1.1.2.3. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn ...................................................3
1.1.3. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở một số nước trên thế giới ..........4
1.1.4. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam ..................................6
1.2. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn ............................................ 11
1.3. Các kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch hơn ..................................................... 17
1.4. Xu hướng áp dụng sản xuất sạch hơn hiện nay............................................ 18
1.5. Lộ trình sản xuất sạch hơn ở Việt Nam trong thời gian tới .......................... 18
CHƯƠNG II: THÁI NGUYÊN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN ..............................................................................20
2. 1. Đặc điểm tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 20
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính...................................................... 20
2.1.2. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên................................................... 20
2.1.2.1. Đất đai .......................................................................................... 20
2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản.................................................................. 21
2.2. Tổng quan ngành công nghiệp ở Thái Nguyên ............................................ 21
2.2.1. Cơ cấu ngành nghề............................................................................... 21
2.2.2. Đặc điểm và hiện trạng công nghệ ....................................................... 23
2.2.3. Hiện trạng môi trường.......................................................................... 23
2.2.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất công
nghiệp............................................................................................................ 28


CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG SẢN XUẤT
SẠCH HƠN ĐEM LẠI CHO CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở
THÁI NGUYÊN ..................................................................................................30

3.1. Các hoạt động về sản xuất sạch hơn ở Thái Nguyên.................................... 30
3.1.1.Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Thái Nguyên ............................ 30
3.1.2. Các hoạt động khác về sản xuất sạch hơn............................................. 33
3.2. Tính hiệu quả các dự án tham gia hợp phần đã hoàn thành và kết quả các dự
án đang thực hiện............................................................................................... 34
3.2.1. Các giải pháp đơn giản đơn vị tự thực hiện (34 giải pháp).................... 34
3.2.2. Các giải pháp đơn vị đã thực hiện và hiệu quả đem lại ......................... 34
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN VÀ THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG
SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở THÁI
NGUYÊN .............................................................................................................61
4.1. Vấn đề quan điểm, nhận thức tại các doanh nghiệp sản xuất ....................... 61
4.2. Vấn đề về mặt tổ chức ................................................................................ 63
4.3. Vấn đề về mặt kỹ thuật ............................................................................... 63
4.4. Vấn đề về mặt kinh tế ................................................................................. 64
4.5. Vấn đề từ phía chính sách và cơ quan quản lý............................................. 66
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CÁC CƠ SỞ
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT SẠCH
HƠN Ở THÁI NGUYÊN.....................................................................................67
5.1. Đối với các doanh nghiệp ........................................................................... 67
5.2. Đối với các cơ quan quản lý........................................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................74


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số kết quả trình diễn SXSH ở các nước ............................................6
Bảng 2.1. Danh mục các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên ................................ 23
Bảng 3.1. Các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn qua các năm .................... 32
Bảng 3.2. Lợi ích SXSH đem lại cho công ty CP Giấy xuất khẩu Thái Nguyên ..... 37
Bảng 3.3. Một số giải pháp SXSH điển hình được áp dụng Công ty CP Giấy xuất

khẩu Thái Nguyên ................................................................................................. 38
Bảng 3.4. Lợi ích SXSH đem lại cho Nhà máy Xi măng Lưu Xá........................... 41
Bảng 3.5. Một số giải pháp điểm hình áp dụng tại nhà máy Xi măng Lưu Xá........ 42
Bảng 3.6. Lợi ích SXSH đem lại cho xí nghiệp Tấm lợp ....................................... 45
Bảng 3.7. Giải pháp SXSH điển hình cho xí nghiệp tấm lợp.................................. 45
Bảng 3.8. Đề xuất cải tiến áp dụng SXSH và tiến độ triển khai.............................. 47
Bảng 3.9. Các giải pháp SXSH đã được thực hiện ................................................. 52
Bảng 3.10. Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH còn lại .................................. 56
Bảng 3.11. Các kết quả đạt được ........................................................................... 58
Bảng 3.12. Các lợi ích SXSH mang lại trong giai đoạn I ....................................... 59
Bảng 3.13. Một số giải pháp điển hình: ................................................................. 59


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chương trình đánh giá giảm thiểu chất thải của EPA ............................. 13
Hình 1.2. Phương pháp luận kiểm toán chất thải do UNEP/UNIDO đề xuất, 1991 14
Hình 1.3. Sơ đồ các bước kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE ................ 16
Hình 1.4. Kỹ thuật đánh giá SXSH ........................................................................ 17


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BAT
:
BVMT
:
CH
:
CLB
:
CN

:
CP
:
CPI
:
CTCN
:
CTTB
:
DN
:
ĐTM
:
EOP
:
GTCT
:
HTX
:
QLNV
:
KCN
:
KHCN&MT :
KSQT
:
MTV
:
NCT
:

SXSH
:
TCVN
:
TDNL
:
THN
:
TN&MT
:
TNHH
:
TP
:
TX
:
UNEP
:
XLMT
:

Công nghệ tốt nhất hiện có
Bảo vệ môi trường
Cộng hòa
Câu lạc bộ
Công nghiệp
Cổ phần
Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
Cải tiến công nghệ
Cải tiến thiết bị

Doanh nghiệp
Đánh giá tác động môi trường
Phương pháp tiếp cận cuối đường ống
Giảm thiểu chất thải
Hợp tác xã
Quản lý nội vi
Khu công nghiệp
Khoa học công nghệ và môi trường
Kiểm soát quá trình
Một thành viên
Nghiên cứu tiếp
Sản xuất sạch hơn
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thay đổi công nghệ
Thực hiện
Tài nguyên và môi trường
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Thị xã
Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc
Xử lý môi trường


MỞ ĐẦU
Theo một khảo sát thực tế ở Việt Nam, tính hiệu quả của việc khai thác sử
dụng năng lượng đang ở mức khá thấp. Để tạo ra 1.000 USD GDP, Việt Nam phải
tiêu tốn khoảng 600 kg dầu quy đổi, cao gấp 1,5 lần so với Thái Lan và gấp 2 lần
mức bình quân của thế giới.
Chỉ tính riêng ngành công nghiệp ở Việt Nam, lĩnh vực có mức sử dụng năng
lượng chiếm khoảng trên dưới 40% tổng nhu cầu năng lượng thương mại hiện nay,

suất tiêu hao năng lượng (kg OE/ USD) vẫn cao hơn từ 2,4 đến 3,6 lần so với các
nước trong khu vực. Đã có nhiều biện pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong đó
sản xuất sạch hơn (SXSH) đang là biện pháp lạc quan, có cơ hội ứng dụng rộng rãi
trong nhiều ngành công nghiệp.
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, nếu áp dụng
SXSH thì hàng năm nước ta sẽ có tiềm năng giảm tiêu hao năng lượng đáng kể bao
gồm 40 - 70% tiêu hao nước, 20-50% tiêu hao năng lượng, 50-100% chất thải nguy
hại và khoảng 20 - 50% khí thải nhà kính. Chỉ tính riêng tại Hà Nội, tiềm năng
SXSH đã chiếm 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tập trung tại 5 lĩnh vực
chính: Kim - cơ khí, điện - điện tử, dệt-may-giày, chế biến thực phẩm - đồ uống,
công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, SXSH giúp cải thiện hình ảnh công ty, nâng cao
năng suất và ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời cải thiện
được môi trường, tạo sự phát triển bền vững. Thực tế trong khoảng 10 năm (từ 1999
đến 2008) tổng lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp tham gia trình diễn SXSH ở
các ngành cơ bản như dệt, giấy, kim khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm và đồ uống
là khoảng 10 triệu USD nhờ tiết kiệm 63 nghìn MWh điện, 42 nghìn tấn than, gần 9
nghìn tấn dầu FO, 7,5 triệu m3 nước... Ở ngành dệt, giải pháp SXSH áp dụng tại 8
công ty dệt may đã giúp tiết kiệm hàng năm hơn 1 triệu m3 nước, 1,9 nghìn tấn dầu
FO, 530 nghìn Kwh điện và hơn 1.000 kg hóa chất, thuốc nhuộm. Theo tính toán
của các nhà nghiên cứu, thời gian hoàn vốn của các doanh nghiệp khi áp dụng
SXSH chỉ từ 1 đến 17 tháng.


Nhận thức rõ tiềm năng cùng những lợi ích SXSH mang lại, Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt đề án “Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020”. Theo
đó, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 mục tiêu 50% cơ sở sản xuất công nghiệp
nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH, 25% áp dụng SXSH với mức tiết
kiệm từ 5 đến 8% mức tiêu thụ năng lượng, 70% các sở công thương có cán bộ
chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất.
Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển đa dạng các ngành

công nghiệp như luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, cơ
khí, động cơ diezel... Tính đến tháng 12/2008, toàn Tỉnh có trên 11.000 doanh
nghiệp đang hoạt động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn đạt 11,47%.
Kinh tế càng phát triển thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường cũng đặt ra nhiều thách
thức đối với cả nước cũng như Thái Nguyên. Một trong những điều kiện góp phần
làm tốt hơn việc bảo vệ môi trường là áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong
công nghiệp. Nhận thức rõ vấn đề này, Thái Nguyên đã tiếp cận SXSH từ những
năm 2001 thông qua các chương trình của DANIDA-MPI- Sở KH&CN... Từ những
chương trình này làm nền tảng, năm 2006, Thái Nguyên là một trong 5 tỉnh được
lựa chọn thực hiện chương trình SXSH của Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp (CPI). Những kết quả đạt được đã tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong việc
thực hiện SXSH, góp phần làm giảm tác động đến môi trường xung quanh và thúc
đẩy phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.
Với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp,
Thái Nguyên đã đưa ra kế hoạch đến năm 2013 giảm nguyên liệu đầu vào (nguyên
liệu, năng lượng và nước) từ 3-5%, đồng thời giảm 5-10% tổng lượng phát thải tính
trên đơn vị sản phẩm, giảm chất thải trên 5% trong một số ngành công nghiệp...Với
những lý do trên thì việc ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn vào sản xuất là
rất phù hợp, ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc,
nó còn góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường, đảm bảo phát triển bền vững.


Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng
triển khai sản xuất sạch hơn và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy chiến lược sản
xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở Thái Nguyên”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá hiện trạng triển khai sản xuất sạch hơn ở Thái Nguyên.
- Kết quả của quá trình áp dụng mô hình SXSH.
- Khó khăn và thuận lợi khi áp dụng chiến lược.

- Đề xuất các biện pháp triển khai để đáp ứng các mục tiêu của chiến lược.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Một số nhà máy đã áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn ở Thái Nguyên
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong luận văn gồm:
-

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát thực địa tại một số

công ty đã áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
-

Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu đã được xử lý, đưa ra những nhận

xét thuận lợi, khó khăn và các rào cản khi áp dụng SXSH và từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm thúc đẩy chiến lược sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở Thái
Nguyên.
 Nội dung chính của đề tài:
Đề tài gồm 05 nội dung chính:
- Tổng quan về SXSH.
- Thái Nguyên và tình hình phát triển công nghiệp ở Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng SXSH đem lại cho các cơ sở sản xuất
công nghiệp ở Thái Nguyên.
- Đánh giá các rào cản và thuận lợi khi áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản
xuất công nghiệp ở Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng
chiến lược sản xuất sạch hơn ở Thái Nguyên.


 Tính thực tiễn của đề tài:

Áp dụng các phương pháp nghiên cứu vào đánh giá sản xuất sạch hơn nhằm giải
quyết các vấn đề môi trường trong sản xuất công nghiệp; Thúc đẩy chiến lược sản
xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp ở Thái Nguyên.


Luận văn thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ môi trường

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN SẢN XUẤT SẠCH HƠN
1.1.Tổng quan về Sản xuất sạch hơn
1.1.1. Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn
Quá trình công nghiệp hóa nhanh và rộng sẽ đóng góp rất lớn vào sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên sự phát triển bùng nổ các ngành công
nghiệp thường đi kèm với vấn đề môi trường. Trước đây để giải quyết vấn đề này
chúng ta thường áp dụng phương pháp tiếp cận “cuối đường ống (EOP)”, tức là xử
lý phát thải/chất thải sau khi chúng đã phát sinh. Về thực tiễn, điều này đồng nghĩa
với việc xây dựng và vận hành các cơ sở xử lý nước thải, các thiết bị kiểm soát ô
nhiễm không khí và các bãi chôn lấp an toàn. Đây là những công việc rất tốn kém.
Đối với một quy trình công nghiệp thì bất cứ giai đoạn hay hoạt động nào
cũng không bao giờ đạt hiệu suất 100%[1], luôn có tổn hao nào đó vào môi trường
và không thể chuyển thành sản phẩm hữu dụng. Tổn hao này chính là sự lãng phí
hay còn gọi là sự ô nhiễm, nó luôn gắn liền với sản xuất công nghiệp. Yếu tố này
thường được nhắc đến như “cơ hội bị mất đi trong quá trình sản xuất”. Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy rằng: Tỷ lệ phát sinh chất thải thường rất cao và có một
thực tế là rất ít nhà sản xuất công nghiệp nhận ra điều này. Hiện nay tiếp cận xử lý
cuối đường ống vẫn đang được áp dụng phổ biến trong các cơ sở sản xuất công
nghiệp, nhưng khả năng tiếp nhận ô nhiễm của môi trường đang gần như cạn kiệt.
Các đơn vị sản xuất công nghiệp dần nhận thức được sự cần thiết phải xem xét lại
các công đoạn sản xuất của mình theo thứ tự ngược lại. Điều này đã dẫn đến sự xuất

hiện khái niệm về một tiếp cận mang tính chủ động để giảm chất thải ngay tại
nguồn thải. Tiếp cận chủ động này được gọi là Sản xuất sạch hơn.
1.1.2. Sản xuất sạch hơn và lợi ích của sản xuất sạch hơn
1.1.2.1. Định nghĩa về Sản xuất sạch hơn [2]

Theo định nghĩa của Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc
(UNEP,1994): “SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về
môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu
suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

Lê Thu Hà

1

CH KTMT C08-10


Luận văn thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ môi trường

Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước
và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm khối lượng, độc tính của
các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm tất cả các
tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác
nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Đối với dịch vụ: SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào
việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.”

1.1.2.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan [2]

- Công nghệ sạch (Clean technology): Bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào được các
ngành công nghiệp áp dụng để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải
hay ô nhiễm tại nguồn và tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng đều được gọi là
công nghệ sạch.
- Công nghệ tốt nhất hiện có (Best available technology - BAT): Là việc áp
dụng công nghệ tốt nhất hiện có trong việc bảo vệ môi trường nói chung, có khả
năng triển khai trong các điều kiện thực tiễn về kinh tế, kỹ thuật, có quan tâm đến
chi phí trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai bao gồm thiết kế, xây dựng,
bảo dưỡng, vận hành và loại bỏ công nghệ. BAT giúp đánh giá tiềm năng SXSH.
- Hiệu quả sinh thái (Eco-eficiency): Là sự phân phối hàng hóa và dịch vụ có
giá cả rẻ hơn trong khi giảm được nguyên liệu, năng lượng và các tác động đến môi
trường trong suốt cả quá trình của sản phẩm và dịch vụ.
Hai khái niệm SXSH và hiệu quả sinh thái được xem như là đồng nghĩa.
- Phòng ngừa ô nhiễm (Pollution prevention): Khái niệm SXSH và phòng
ngừa ô nhiễm được sử dụng thay thế nhau.
- Giảm thiểu rác thải (Waste minimisation): Hai khái niệm này cũng dùng để
thay thế nhau nhưng giảm thiểu rác thải tập trung vào việc tái chế chất thải và sử
dụng nguyên tắc 3P (Polluter Pay Principle ) và 3R (Reduction Reuse Recycle).

Lê Thu Hà

2

CH KTMT C08-10


Luận văn thạc sĩ


Viện khoa học và công nghệ môi trường

- Năng suất xanh (Green productivity): Là một chiến lược vừa nâng cao năng
suất vừa thân thiện với môi trường cho sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung.
- Sinh thái công nghiệp (Industrial ecology): Tiếp cận và giải quyết các vấn đề
liên quan tới mối quan hệ giữa “con người – môi trường”.
Thực tế, tất cả đều mang ý nghĩa như nhau với mục tiêu cao nhất vẫn là nhằm
giảm thiểu việc phát sinh ra chất thải, khí thải.
Sự khác biệt căn bản giữa EOP hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm cuối đường
ống và SXSH là ở thời điểm. Kiểm soát ô nhiễm là phương pháp tiếp cận sau khi
vấn đề đã phát sinh, “phản ứng và xử lý”; Trong khi đó, SXSH lại mang tính chủ
động, theo “triết lý dự đoán và phòng ngừa”.
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay
nhỏ, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Hiện nay, hầu hết các
doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15% .
Khi áp dụng SXSH, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu các tổn thất về nguyên vật
liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, thu nhập
kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn.
1.1.2.3. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn [7]

SXSH vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường và
cũng là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm. SXSH giúp:
+ Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu suất sản xuất do tiết kiệm chi phí cho
sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn.
+ Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các biện pháp thu hồi và tái
sử dụng chất thải.
+ Chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm tốt hơn.
+ Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị.
+ Giảm ô nhiễm.
+ Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải.

+ Tạo nên hình ảnh của công ty tốt hơn.

Lê Thu Hà

3

CH KTMT C08-10


Luận văn thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ môi trường

+ Cải thiện môi trường làm việc có liên quan tới sức khoẻ nghề nghiệp và an
toàn lao động.
+ Tiếp cận với các nguồn tài chính dễ dàng hơn.
+ Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường.
1.1.3. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở một số nước trên thế giới [3]
SXSH bắt đầu được áp dụng từ năm 1980 do Tổ chức Phát triển công nghiệp của
Liên Hiệp quốc (UNIDO), UNEP đã phối hợp xây dựng các trung tâm SXSH ở 26
quốc gia. Các trung tâm được thành lập với mục đích thúc đẩy quá trình SXSH thông
qua việc cung cấp các thông tin và tư vấn kỹ thuật, thiết lập cách trình diễn kỹ thuật và
đào tạo SXSH.
Tại châu Á, hầu hết các nước có các chương trình trình diễn SXSH trong các
ngành công nghiệp khác nhau. Các chương trình này được hỗ trợ bởi Chính phủ, ngành
công nghiệp và có sự hỗ trợ từ tổ chức nước ngoài cho nhiều chương trình khác nhau.
- Ngày nay, SXSH đã được áp dụng thành công ở cả các nước đang phát triển
như Ấn Độ, CH Séc, Tanzania, Mêhicô, v.v... và đang được công nhận là một cách
tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp.
- Một nhà máy xi măng ở Inđonêxia bằng việc áp dụng sản xuất sạch đã tiết

kiệm 35.000 USD một năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho sản xuất sạch không
đến một năm.
Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến SXSH là rất cao đối với
nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở châu Á. Đơn cử trong ngành giấy có thể lên tới
50USD trên một tấn giấy. Bên cạnh đó, chi phí xử lý nước thải trong nhiều nhà máy
có thể giảm đi 15-20USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng cụ thể giảm khoảng
50-100KWh/tấn giấy ở các nhà máy qui mô nhỏ thông qua việc nâng cao hiệu suất,
giảm thiểu rò rỉ và tăng cường tái chế. Không chỉ trong ngành giấy mà các ngành
hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, dược phẩm, xi măng... cũng đạt được các
kết quả tương tự. Đương nhiên, các tiềm năng này thay đổi tùy theo hiện trạng và
qui mô sản xuất của từng nhà máy.

Lê Thu Hà

4

CH KTMT C08-10


Luận văn thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ môi trường

Tại Trung Quốc, SXSH đã được đưa thành luật vào tháng 6/2002. Luật Thúc
đẩy SXSH của Trung Quốc khuyến khích thúc đẩy SXSH, tăng cường hiệu quả sử
dụng các tài nguyên quí hiếm, giảm và tránh thải các chất ô nhiễm, bảo vệ và cải
thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe con người và thúc đẩy phát triển bền vững
trong xã hội và kinh tế.
Tại Thái Lan, kế hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng và thông qua năm
2000, với mục tiêu chung là đưa SXSH vào thực tiễn và áp dụng hiệu quả tại tất cả

các ngành nhằm ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng
cường bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường song song với phát triển kinh tế.
Tại Australia, một chiến lược của Hội đồng Bảo tồn và môi trường Australia
và New Zealand (ANZECC) đã được xây dựng để thúc đẩy SXSH. Hầu hết các
bang đều có chương trình SXSH với sự hỗ trợ của chính quyền, các hoạt động khá
thành công.
Tại Nhật Bản, công nghệ SXSH được chia thành hai loại hình chính, loại
hình công nghệ thông thường cho mỗi biện pháp hay còn gọi là “công nghệ cứng”
và công nghệ quản lý “công nghệ mềm”, dựa trên các ý tưởng về giảm tác động môi
trường của tất cả các công đoạn từ khai thác nguyên liệu đầu vào đến thải bỏ hoặc
tái chế các sản phẩm sau sử dụng.
Như vậy, các kết quả áp dụng SXSH ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan,
Canada,... cũng như ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc,... và các
nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Ba Lan, CH Séc, Hungary,... đều cho thấy
tính ưu việt của SXSH: vừa mang lại hiệu quả về môi trường vừa mang lại lợi ích
về kinh tế. Một số ví dụ trình diễn SXSH ở các nước được cho trong bảng 1.1.

Lê Thu Hà

5

CH KTMT C08-10


Luận văn thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ môi trường

Bảng 1.1. Một số kết quả trình diễn SXSH ở các nước
Ngành CN


Nước

Công ty

Sản phẩm

Lợi ích kinh tế từ SXSH
Tổng tiết kiệm: 193.000 US/năm

Mạ điện

Ba Lan

FSM Sosnowiec

Đèn, khóa, cửa ô tô

Vốn đầu tư : 36.000 US/năm
Hoàn vốn sau 2 tháng

Hy Lạp

Thuộc da

Germanakos SA

Các loại da thuộc chất

Tổng tiết kiệm: 43.550 US/năm


lượng cao từ da trâu,

Vốn đầu tư: 40.000 US/năm



Hoàn vốn sau 11 tháng
Khâu nhuộm tiết kiệm 50% lượng
nước

Đan Mạch

Dệt

Novotex AS

Vải, nhuộm và gia
công vải

Khâu giặt nước nóng tiết kiệm 1/3
lượng nước
Máy sấy tuần hoàn 75% khí nóng
Tăng năng suất 9%; tiết kiệm 3%
năng lượng; giảm 40% sản phẩm kém

Indonesia

Xi măng


PT Semen
Cibinong

chất lượng.
Xi măng

Tổng tiết kiệm : 350.000 US/năm
Đầu tư: 375.000 US/năm
Hoàn vốn: ~ 1 năm

(Nguồn: Cleaner Production Worldwide - UNEP, 1993)
1.1.4. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam
Từ giữa những năm 80, Chính phủ Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh công cuộc
"công nghiệp hóa và hiện đại hóa", đem lại những chuyển biến quan trọng cho nền
kinh tế và hệ thống xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp
và đô thị hóa đang có khuynh hướng tác động xấu đến môi trường. Nước thải, khí
thải và chất thải rắn đã đang làm ô nhiễm thành phố và các khu vực tập trung công
nghiệp. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực vừa qua giúp chúng ta rút ra được
những bài học bổ ích, đó là các hoạt động bảo vệ môi trường cần được xem xét
ngay ở giai đoạn đầu tiên của sự hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở

Lê Thu Hà

6

CH KTMT C08-10


Luận văn thạc sĩ


Viện khoa học và công nghệ môi trường

cấp Trung ương. Vì vậy cần sớm có các giải pháp nghiêm túc để bảo vệ môi trường,
trong đó bao gồm cả việc ban hành các chính sách về thuế, tín dụng và đặc biệt là
sự tăng cường và khuyến khích áp dụng SXSH.
Ngày 25 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 36-CT/TW về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước. Chỉ thị đã được xây dựng trên các nguyên tắc của Chương trình nghị sự
21 áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó phòng ngừa và ngăn chặn ô
nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo trong quản lý môi trường công nghiệp.
Khái niệm SXSH đã được giới thiệu và thử nghiệm áp dụng trong công
nghiệp đầu tiên ở nước ta từ năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài trợ là "SXSH
trong công nghiệp giấy" (1995 - 1997) và “Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp
dệt” ở Hà Nội (1995 - 1996). Hai dự án này mới dừng ở mức giới thiệu khái niệm
và xác định tiềm năng giảm thiểu chất thải. Tiếp đó, các khái niệm "Phòng ngừa ô
nhiễm", "Hiệu suất sinh thái", "Sản xuất không phế thải" và "Năng suất xanh" cũng
được giới thiệu vào nước ta. Mặc dù dưới các tên gọi khác nhau, song bản chất của
các khái niệm trên hoàn toàn tương tự nhau với mục đích: "Nâng cao hiệu quả sử
dụng nguyên liệu, năng lượng và chủ động ngăn chặn sự tạo thành chất thải ngay tại
nguồn phát sinh ra chúng, giảm thiểu chất ô nhiễm đi vào môi trường". Vào ngày 22
tháng 9 năm 1999, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT (trước đây) Chu Tuấn Nhạ đã ký
Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam với
chiến lược phát triển bền vững.
Năm 2005, hợp phần SXSH trong công nghiệp chính thức hoạt động ở Việt
Nam. Hợp phần SXSH trong Công nghiệp là một trong năm hợp phần của chương
trình mới về Hợp tác Phát triển trong Ngành Môi trường (DCE) giữa hai chính phủ
Việt Nam và Đan Mạch giai đoạn 2005 - 2010. Các hợp phần khác bao gồm: Phát
triển Môi trường Bền vững các Khu vực Đô thị nghèo (SDU) thuộc Bộ Xây dựng;
Kiểm soát Ô nhiễm tại các Khu vực Đông dân Nghèo (PCDA) thuộc Bộ Tài nguyên
Môi trường; Sinh kế Bền vững bên trong và xung quanh các Khu Bảo tồn Biển


Lê Thu Hà

7

CH KTMT C08-10


Luận văn thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ môi trường

(LMPA) thuộc Bộ Thuỷ sản và Hỗ trợ Phát triển Năng lực cho Quản lý và Qui
hoạch Môi trường (CDS) – thuộc Bộ Kế Hoạch Đầu tư.
Hợp phần cung cấp một chiến lược Sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp
gây ô nhiễm lớn, trong đó có phương hướng giải quyết những bất cập của các hoạt
động sản xuất sạch hơn trước kia tại Việt Nam, củng cố các cam kết đối của chính
phủ đối với sản xuất sạch hơn, và thiết lập một phương pháp luận và hạ tầng Sản
xuất sạch hơn đã khắc phục những các rào cản đưa Kế hoạch Hành động Quốc gia
về Sản xuất sạch hơn vào hoạt động.
Hợp phần đã khảo sát, nghiên cứu các điều kiện An toàn và Sức khỏe Nghề
nghiệp bên trong và xung quanh các Cơ sở sản xuất hộ gia đình, HTX và Doanh
nghiệp nhỏ và vừa (SME) ở các vùng đông dân cư. Khảo sát, nghiên cứu việc cấp
phép, thanh tra và các hoạt động thúc đẩy việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ hiện
hành. Xác định những bất cập trong các hoạt động hiện hành và nâng cao năng lực
để cải thiện điều kiện và hiệu quả sản xuất, và xúc tiến sự phát triển bền vững của
các doanh nghiệp nhỏ.
Hợp phần đề xuất các dự án trình diễn tại các “điểm nóng” ở bốn tỉnh, hai dự
án với các doanh nghiệp lớn và hai dự án với các doanh nghiệp nhỏ. Việc cải thiện
hiệu quả sản xuất, chất lượng môi trường và sức khỏe của cư dân và công nhân ở

trong và xung quanh các cơ sở công nghiệp (cả qui mô lớn và nhỏ) gây ô nhiễm sẽ
được trình diễn.
Trong những năm vừa qua, các hoạt động về SXSH ở nước ta chủ yếu tập trung
vào:
 Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức;
 Trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại doanh nghiệp nhằm thuyết phục giới
công nghiệp tiếp nhận tiếp cận SXSH vào hoạt động sản xuất kinh doanh;
 Đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng năng lực quốc gia về SXSH; và
 Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc xúc tiến SXSH.
Tính đến năm 2010, ngoài 5 tỉnh mục tiêu là Nghệ An, Thái Nguyên, Phú
Thọ, Quảng Nam, Bến Tre được hỗ trợ bởi hợp phần CPI thì hoạt động SXSH đã

Lê Thu Hà

8

CH KTMT C08-10


Luận văn thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ môi trường

được triển khai đến 38 tỉnh thành khác trên cả nước. Với những đơn vị đã hoàn
thành giai đoạn 2 của dự án, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu đã giảm đáng kể. Cụ
thể, mức tiêu thụ than đã giảm 23,2%, tương đương 22.722 tấn than/năm; Mức tiêu
thụ nước đã giảm 23,7%, tương đương 157.569m3/năm; Lượng điện tiêu thụ đã
giảm 9,1%, tương đương 5.736.663 kWh/năm; Lượng tiêu thụ dầu DO/FO đã giảm
87,6%, tương đương 1.428.272 lít/năm. Bên cạnh đó, lượng phát thải cũng giảm
đáng kể với 130.000 m3 nước thải/năm; 41.467 tấn CO2/năm (do giảm tiêu thụ

than); 4.182 tấn CO2/năm (do giảm tiêu thụ điện); 4.284 tấn CO2/năm (do giảm tiêu
thụ dầu FO).
Theo báo cáo của 60 doanh nghiệp thực hiện đánh giá SXSH dưới sự hướng
dẫn của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, các doanh nghiệp này đã tiết kiệm trên
6 triệu USD trong năm trình diễn, trong khi tổng vốn đầu tư thực hiện các giải pháp
SXSH là 1,15 triệu USD. Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp rất hạn chế về
vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc đánh giá SXSH cũng là một công
cụ hiệu quả trong giải quyết các vấn đề về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp trong
sản xuất công nghiệp.
Điều đáng chú ý là riêng Bộ Công nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2004 đã mở
20 lớp tập huấn về SXSH cho 800 lượt cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp và hỗ
trợ tài chính cho 78 doanh nghiệp áp dụng SXSH. Trong 5 năm qua, hoạt động đào
tạo nguồn nhân lực trong nước được chú ý đúng mức, mà điển hình là hoạt động
của dự án "Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam" đã đào tạo được trên 100 cán bộ
chuyên sâu về SXSH cho các ngành công nghiệp và cơ quan nghiên cứu, tư vấn,
trong đó có khoảng 30% số cán bộ này đã cung cấp tư vấn về lĩnh vực SXSH.
SXSH/Phòng ngừa ô nhiễm trong công nghiệp ngày nay đã trở thành 1 trong 36
chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm 2010
và định hướng đến 2020.
Ngày 07 tháng 9 năm 2009, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã
ký Quyết định số 1419/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp đến năm 2020” với mục tiêu phổ biến rộng rãi cách tiếp cận sản xuất

Lê Thu Hà

9

CH KTMT C08-10



Luận văn thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ môi trường

này cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng
thời hạn chế mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở đến môi trường, cũng như đảm bảo
điều kiện làm việc cho công nhân và môi trường sống cho cộng đồng.
Chiến lược được Bộ Công Thương soạn thảo dựa trên kinh nghiệm trình diễn
và phổ biến sản xuất sạch hơn (SXSH) thông qua Hợp phần sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp (CPI), là một trong 5 hợp phần của Chương trình hợp tác phát triển
Việt Nam Đan Mạch do DANIDA tài trợ. Hợp phần được thực hiện tại 5 tỉnh mục
tiêu là Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre.
Với việc Chính phủ phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp, kinh nghiệm của CPI sẽ được nhân rộng ra các tỉnh, thành trên cả nước với
mục tiêu cụ thể đến năm 2015 là 50% các doanh nghiệp công nghiệp trên cả nước
sẽ được phổ biến SXSH trong công nghiệp và 25% sẽ áp dụng SXSH tại cơ sở của
mình. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ là 90% và 50% theo thứ tự. Chiến lược
cũng đặt ra mục tiêu đối với các Sở Công Thương, năm 2015 sẽ có 70% các Sở có
cán bộ có trình độ chuyên môn về CPI, năm 2020 là 90%.
Để đạt được mục tiêu này, Chiến lược đã đề ra bốn nhóm giải pháp bao gồm:
Đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức về SXSH; Hoàn thiện tổ chức, tăng
cường các cơ chế chính sách hỗ trợ và hoạt động quản lý; Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật
và đào tạo nguồn nhân lực; Tăng cường đầu tư và hỗ trợ tài chính. Các giải pháp
này được thể hiện ở 05 đề án thành phần bao gồm:
- Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp;
- Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về SXSH
trong công nghiệp;
- Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp;
- Hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH trong công nghiệp;
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính thúc đẩy áp dụng SXSH

trong công nghiệp.
Chiến lược sẽ do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện, phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương liên quan. Đặc biệt Chiến lược

Lê Thu Hà

10

CH KTMT C08-10


Luận văn thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ môi trường

nhấn mạnh vai trò của các Sở Công Thương trong việc phổ biến SXSH tại các cơ sở
sản xuất tại các tỉnh, thành.
Để thực hiện được chiến lược này chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém
trong các trình diễn kỹ thuật và đề tài nghiên cứu về SXSH. Ví dụ như số giải pháp
về công nghệ chỉ chiếm 5% trong tổng số các giải pháp đã được đề xuất và hầu như
rất ít giải pháp trong số các giải pháp loại này được thực hiện. Thêm vào đó, nhiều
báo cáo đánh giá SXSH do các chuyên gia Việt Nam thực hiện còn mang đậm tính
giáo khoa. Những tồn tại này cho thấy sự cần thiết phải khẩn trương xây dựng đội
ngũ chuyên gia trong nước giỏi về kiến thức và kỹ năng thực hiện phương pháp
luận cùng với sự phong phú về kinh nghiệm thực hiện mới có thể đảm bảo chất
lượng dịch vụ về SXSH. Đây là yếu tố quan trọng trong phát triển thị trường dịch
vụ về lĩnh vực SXSH và đảm bảo tính bền vững của SXSH.
Ngoài ra, việc áp dụng SXSH tại Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn do các
nguyên nhân: nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của SXSH còn hạn chế;
Nhiều doanh nghiệp không có đủ vốn để đầu tư cho SXSH, trong khi việc tiếp cận

các nguồn tài chính còn gặp quá nhiều thủ tục phiền hà, rắc rối; Thiếu một cơ chế
chính sách khuyến khích công bằng và thoả đáng; Hơn nữa nguồn nhân lực về
SXSH vẫn còn rất hạn chế.
1.2. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn
Để áp dụng được SXSH cần phải có phân tích một cách chi tiết về trình tự
vận hành của quá trình sản xuất cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh giá
về SXSH (Cleaner Production Assessment: CPA). Đánh giá SXSH là một công cụ
hệ thống có thể giúp nhận ra việc sử dụng nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý
chất thải kém, và các rủi ro về bệnh nghề nghiệp bằng cách tập trung chú ý vào các
khía cạnh môi trường và các tác động của các quá trình sản xuất công nghiệp.
Hiện nay, có một số thuật ngữ tương đương hiện đang được sử dụng để thể
hiện phương pháp luận SXSH như: Kiểm toán giảm thiểu chất thải (Waste

Lê Thu Hà

11

CH KTMT C08-10


Luận văn thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ môi trường

Minimization Audit), Đánh giá giảm thiểu chất thải (Waste Minimization
Assessment), Hướng dẫn phòng ngừa ô nhiễm (Pollution Prevention Guide),...
 Phương pháp luận của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) [4]
Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (United State Environmental Protection Agency)
là cơ quan đầu tiên xây dựng phương pháp luận nghiên nghiên cứu về giảm thiểu
chất thải (GTCT) một cách có hệ thống bằng chương trình GTCT từ năm 1985. Quy

trình thực hiện được thể hiện trong hình 1.1.

Lê Thu Hà

12

CH KTMT C08-10


Luận văn thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ môi trường

NHẬN DẠNG NHU CẦU GIẢM THIỂU CHẤT

Lựa chọn mục
tiêu đánh giá mới
và đánh giá lại
lựa chọn trước đó

LẬP KẾ HOẠCH TỔ
CHỨC
Cam kết quản lý
Đặt mục tiêu cho chương trình
Tổ chức nhân sự

GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ
-

Lấy số liệu và công nghệ

Xác định mục tiêu ưu tiên
Thành lập nhóm SXSH
Kiểm tra hiện trạng và số liệu
Đưa ra các cơ hội
Lựa chọn các cơ hội và giải
pháp để liên tục nghiên cứu

Báo cáo đánh giá
của những cơ hội

Báo cáo cuối cùng
gồm những cơ hội
kiến nghị

-

PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ
THI
Đánh giá kỹ thuật
Đánh giá kinh tế
Chọn lựa các cơ hội thực hiện

-

THỰC HIỆN
Hiệu chỉnh dự án và góp vốn
Lắp đặt (thiết bị)
Thực hiện
Đánh giá


Lặp lại quy trình
DỰ ÁN GIẢM THIỂU CHẤT THẢI THỰC HIỆN THÀNH

Hình 1.1. Chương trình đánh giá giảm thiểu chất thải của EPA
 Phương pháp luận của UNEP [5]
Năm 1990, Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc đã bắt đầu chương
trình SXSH của mình bằng việc khuyến khích hỗ trợ thông qua các dự án “Những
chiến lược và cơ chế đầu tư cho SXSH tại các nước đang phát triển” nhằm giúp các

Lê Thu Hà

13

CH KTMT C08-10


×