Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Điều tra, đánh giá và dự báo các nguồn chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 84 trang )

Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai được thực hiện trên cơ sở
nghiên cứu lý thuyết. Nội dung trong luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu
theo danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về các thông
tin, số liệu trong đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Ngƣời viết cam đoan

Phạm Xuân Đức

Học viên: Phạm Xuân Đức

i

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

LỜI CẢM ƠN


Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô giáo trong trường Đại
học Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Khoa học và Công nghệ
môi trường nói riêng, những thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em kiến
thức quý báu về chuyên môn và đạo đức trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS. Nguyễn Đức Quảng Giảng viên Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa
Hà Nội đã luôn tận tình chỉ bảo, cung cấp tài liệu, định hướng và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình làm luận văn. Thầy đã cho những lời khuyên ý nghĩa và quan
trọng trong việc nghiên cứu. Trong quá trình hoàn thành luận văn dưới sự hướng
dẫn của thầy, đã học được tinh thần làm việc nghiêm túc, cách nghiên cứu khoa học
hiệu quả, và đó là hành trang, là định hướng trong quá trình làm việc sau này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn
bè, đồng nghiệp đã luôn có những lời động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Trong thời gian thực hiện luận văn, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng luận văn
không khỏi tránh những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo trong Viện Khoa học
&Công nghệ Môi trường cùng các bạn bè đồng nghiệp, Ban Giám đốc Sở TN&MT
và Lãnh đạo Chi cục BVMT Hà Tĩnh nơi tôi công tác đã tạo điều kiện để tôi hoàn
thành công việc của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015.
Tác giả luận văn

Phạm Xuân Đức

Học viên: Phạm Xuân Đức

ii

Lớp QLTN&MT 2012B



Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG ..................................................................... 6
1.1. Các khái niệm .....................................................................................................6
1.1.1. Tổng quan chất thải rắn công nghiệp .............................................................6
1.2.1.1. Chất thải rắn công nghiệp ....................................................................6
1.2.1.2. Nguồn gốc phát sinh CTRCN và phân loại .........................................7
1.2.1.3. Ảnh hưởng của CTRCN đến con người và môi trường .......................8
1.1.2. Tổng quan về chất thải nguy hại ....................................................................9
1.1.2.1. Một số khái niệm về chất thải nguy hại: ..............................................9
1.1.2.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại ........................................11
1.2. Tình hình phát sinh ..........................................................................................13
1.2.1. Tình hình phát sinh trên thế giới ..................................................................13
1.2.2. Tình hình phát sinh tại Việt Nam.................................................................14
1.2.2.1. Tình hình phát sinh CTRCN ..............................................................14
1.2.2.2. Tình hình phát sinh CTRNH ..............................................................15
1.3. Hiện trạng quản lý và xử lý CTRCN và CTRNH .........................................18
1.3.1. Hiện trạng quản lý và xử lý CTRCN và CTRNH trên thế giới ...................18
1.3.2. Hiện trạng quản lý và xứ lý CTRCN&CTRNH ở Việt Nam .......................20

CHƢƠNG II. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN NGUY HẠI VÀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ TĨNH ............................................................................................. 22
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về tỉnh Hà Tĩnh .................................................................22
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................22
2.1.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................23
2.1.3. Điều kiện khí tượng – thủy văn ...................................................................23
2.1.4. Các nguồn tài nguyên ..................................................................................25

Học viên: Phạm Xuân Đức

iii

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................27
2.2.1. Dân số và lao động .......................................................................................27
2.2.2. Kết cấu hạ tầng ............................................................................................28
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế ..........................................................................28
2.2.4.Tổng quan về phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh ......................................30
2.3. Các nguồn phát sinh CTR và CTRNH công nghiệp trên địa bàn ...............30
2.3.1.Hiện trạng CTR và CTRNH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ................................30
2.3.1.1.Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp ...........................................30
2.3.1.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp.........................................32
2.3.1.3. Tình hình phát sinh CTR và CTRNH công nghiệp ...........................33

2.3.2. Tình hình phát sinh CTRCN và CTRNH tại các KCN và CCN trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh. .....................................................................................................34
2.3.3.Tình hình phát sinh chất thải công nghiệp theo từng nhóm ngành ...............35
2.4. Hiện trạng quản lý CTR&CTRNHCN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh .............39
2.4.1. Quản lý hành chính ......................................................................................39
2.4.1.1 Cơ cấu và tổ chức quản lý ...................................................................39
2.4.1.2.Chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTR công
nghiệp ..............................................................................................................39
2.4.2. Quản lý CTR&CTNH công nghiệp tại các cơ sở sản xuất, các đơn vị thu
gom, vận chuyển, xử lý ....................................................................................41
2.4.3.Quản lý CTR và CTRNH công nghiệp tại các KCN ....................................43
2.4.4. Những khó khăn trong công tác quản lý CTR&CTRNH Công nghiệp trên
địa bàn tỉnh .......................................................................................................44
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 45
3.1. Xác định khối lƣợng CTR và CTRNH công nghiệp phát sinh hiện tại - Hệ
số phát thải và dự báo đến năm 2020 ....................................................................45
3.1.1. Hệ số phát thải và phương pháp dự báo khối lượng chất thải .....................45
3.1.1.1. Hệ số phát thải ...................................................................................45
3.1.1.2.Tính lượng CTR&CTRNH phát sinh và dự báo khối lượng ..............46
3.1.2. Khối lượng CTRCN và CTRNH phát sinh hiện tại và dự báo đến năm 2020 .47
3.1.2.1.Khối lượng CTRCN và CTRNH phát sinh hiện tại ............................47
3.1.2.2.Dự báo khối lượng CTR&CTRNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
đến năm 2020 ..................................................................................................49
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý CTR&CTRNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh 54
Học viên: Phạm Xuân Đức

iv

Lớp QLTN&MT 2012B



Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

3.2.1. Kế hoạch quản lý CTR&CTRNH công nghiệp ...........................................54
3.2.2. Đề xuất quy trình quản lý CTR&CTRNH ...................................................54
3.2.3. Tái sử dụng chất thải, tái chế CTNH ...........................................................56
3.2.4. Xử lý sơ bộ chất thải trong mỗi cơ sở sản xuất ...........................................57
3.2.5. Phân công trách nhiệm .................................................................................57
3.2.6. Đề xuất các biện pháp an toàn thu gom, lưu giữ, vận chuyển và quản lý
CTR - CTRNH .................................................................................................59
3.2.7. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý
CTRCN- CTRNH .............................................................................................60
3.2.7.1.Ban hành các văn bản pháp lý về quản lý CTNH ...............................60
3.2.7.2.Xây dựng quy chế quản lý CTNH ......................................................61
3.2.7.3.Các giải pháp về quy hoạch ................................................................62
3.2.7.4. Khuyến khích hỗ trợ vốn thay đổi công nghệ sản xuất......................64
3.2.7.5. Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý CTNH .................65
3.2.8. Đề xuất biện pháp kinh tế hỗ trợ ..................................................................66
3.2.9. Ứng dụng Tin học để quản lý cơ sở dữ liệu CTNH .....................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 69
1. Kết luận ................................................................................................................69
2. Kiến nghị ..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 74

Học viên: Phạm Xuân Đức

v


Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

: Ban quản lý

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CHXHCN

: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CCN

: Cụm công nghiệp

CSMT

: Cảnh sát môi trường

CN


: Công nghiệp

CTR

: Chất thải rắn

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTRCN

: Chất thải rắn công nghiệp

CTRCNNH

: Chất thải rắn công nghiệp nguy hại

ĐTM

: Báo cáo đánh giá tác động môi trường

HSPT

: Hệ số phát thải

KCN

: Khu công nghiệp


NĐ - CP

: Nghị định - Chính phủ

UNEP

: The United Nations Environmet Programme

RCRA

: Resource Conservation & Recovery Act

QĐ - BTNMT : Quyết định - Bộ Tài nguyên và Môi trường
TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

UBND

: Uỷ ban nhân dân


XLNT

: Xử lý nước thải

ÔNMT

: Ô nhiễm môi trường

KKT

: Khu kinh tế

WHO

: World Health Organization

Học viên: Phạm Xuân Đức

vi

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. CTNH phát sinh tại một số tỉnh, thành phố ..............................................16
Bảng 2.1: Nhiệt độ TB năm từ 2009 đến 2013 của tỉnh Hà Tĩnh .............................24

Bảng 2.2: Thống kê tình hình lũ giai đoạn 2009 - 2013 ..........................................24
Bảng 2.3: Số giờ nắng trong các năm giai đoạn 2009 - 2013 ..................................25
Bảng 2.4: Thành phần chính trong CTR của một số ngành CN ở Hà Tĩnh ..............34
Bảng 2.5: Tình hình phát sinh CTRCN và CTRNH tại các KKT, KCN, CCN trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2013. ................................................................................35
Bảng 3.1: Hệ số phát thải CTRCN và CTRNH ........................................................46
Bảng 3.2. Giá trị sản lượng của một số ngành công nghiệp trên địa bàn .................47
Bảng 3.3: Lượng CTRCN phát sinh từ năm 2009 - 2013 .........................................48
Bảng 3.4. Lượng CTRNH phát sinh từ năm 2009 - 2013 .........................................49
Bảng 3.5: Giá trị sản lượng công nghiệp dự báo của một số ngành công nghiệp từ
năm 2014 – 2020 .......................................................................................................51
Bảng 3.6: Kết quả tính toán, ước lượng khối lượng CTRCN dự báo phát sinh từ năm
2014 - 2020 ..............................................................................................................52
Bảng 3.7: Kết quả tính toán, ước lượng khối lượng CTNH dự báo phát sinh từ năm
2014 - 2020 ...............................................................................................................53
Bảng 3.8. Quy hoạch khu xử lý chất thải công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030
...................................................................................................................................63

Học viên: Phạm Xuân Đức

vii

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh ...............................................................22
Hình 2.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh, năm 2013.......................................25
Hình 2.3. Biểu đồ thành phần CTNH ngành Khai thác quặng kim loại từ năm 20092013 ..........................................................................................................................36
Hình 2.4. Biểu đồ Thành phần CTNH ngành Khai thác vật liệu xây dựng từ năm
2009-2013 ................................................................................................................37
Hình 2.5. Biểu đồ Thành phần CTNH ngành Sản xuất bia và nước giải khát có gas
từ năm 2009-2013 ....................................................................................................37
Hình 2.6. Biểu đồ Thành phần CTNH ngành chế biến thực phẩm từ năm 2009-2013
...................................................................................................................................38
Hình 2.7. Quy trình cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH ...................................................42
Hình 3.1: Thứ tự ưu tiên trong quản lý CTR ............................................................55
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống thu, nộp và sử dụng phí chất thải nguy hại ......................67

Học viên: Phạm Xuân Đức

viii

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm môi trường là một thách thức của toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.
Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiện ở dưới
nhiều hình thức khác nhau như ô nhiễm đất, nước, không khí,… Một trong những

vấn đề ô nhiễm môi trường phổ biến hiện nay ở các khu đô thị, cụm dân cư, cơ sở
sản xuất… của Việt Nam cũng như trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là do chất thải rắn gây
ra. Chất thải rắn công nghiệp đang ngày càng trở thành một trong những vấn đề bức
xúc nhất đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng tại các đô thị của hầu hết các
tỉnh thành trên toàn quốc, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
như hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do hiện nay chưa có một hệ
thống quản lý, thu gom, và xử lý thích hợp đối với chất thải rắn nói chung và chất
thải rắn công nghiệp nói riêng. Hà Tĩnh là một tỉnh đang trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Công nghiệp, dịch
vụ ngày càng phát triển kéo theo những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng
cao. Hiện nay toàn tỉnh có 02 Khu kinh tế (KKT), 03 Khu công nghiệp (KCN), 12
Cụm công nghiệp (CCN) - tiểu thủ công nghiệp, 30 làng nghề truyền thống, gần
200 đơn vị khai thác khoáng sản, khoảng 1.500 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
có phát sinh chất thải và khoảng 10.000 cơ sở, hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ.
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp, nông lâm ngư,
dịch vụ… ngày càng gia tăng, đặc biệt có 02 KKT lớn như: KKT Vũng Áng và
KKT cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo đến nay đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư trong
và ngoài nước vào đầu tư và xây dựng. Song, khi kinh tế - xã hội và dân số càng
phát triển, thì các nguồn thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn...) ngày càng gia
tăng, nếu không kiểm soát được sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí và tác động bất lợi đến Tài nguyên, Môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Trong khi đó, năng lực thu gom và xử lý nước thải, khí thải, CTR ở địa phương vẫn
còn nhiều hạn chế, nên áp lực gây ô nhiễm môi trường càng lớn. Trong những năm
qua, được sự quan tâm của Nhà nước và UBND tỉnh, đã có nhiều dự án đầu tư tăng

Học viên: Phạm Xuân Đức

1

Lớp QLTN&MT 2012B



Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

cường năng lực về quản lý môi trường, quan trắc môi trường, thu gom và xử lý chất
thải (nước thải, CTR…).
Nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTR và CTNH công nghiệp gây ra đã và
đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở tỉnh Hà
Tĩnh hiện nay. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng phát sinh
CTR cũng như chất thải rắn nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các loại CTNH
không được xử lý an toàn sẽ tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước
mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe con người. Xuất phát từ những vấn đề trên đề tài “Điều tra, đánh
giá và dự báo các nguồn chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại công nghiệp phục
vụ công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh” được lựa
chọn nhằm điều tra, đánh giá và dự báo về các nguồn CTR và CTRNH công nghiệp
trong tương lai gần, đảm bảo đủ tin cậy để hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý chất
thải rắn nói riêng, kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung ở tỉnh Hà Tĩnh.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục tiêu tổng quát của luận văn
Điều tra, đánh giá và dự báo các nguồn CTR công nghiệp và CTRNH phục vụ
công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Hà Tĩnh và đề ra các giải pháp
quản lý bền vững CTR và CTRNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể của luận văn
- Tìm hiểu, lựa chọn phương pháp đánh giá lượng phát sinh CTR&CTNH trên
địa bàn và cách thức quản lý hiện nay của tỉnh Hà Tĩnh.
- Tìm hiểu công tác quản lý CTR và CTRNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh.

- Phân tích các bên liên quan đến việc quản lý CTR và CTRNH công nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
- Tính toán và dự báo khối lượng CTR và CTRNH công nghiệp phát sinh trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
- Căn cứ trên lượng chất thải phát sinh đề xuất các phương pháp quản lý CTR
và CTRNH công nghiệp phù hợp tình hình thực tế hiện nay.

Học viên: Phạm Xuân Đức

2

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các KCN, CCN-TTCN, các nhà máy trên địa bàn, dự
báo khối lượng CTR và CTRNH công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng: hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTR
và CTRNH công nghiệp.
- Phạm vi về không gian: các KCN, CCN, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2015.
5. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nói trên, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Điều tra khảo sát các nguồn CTR và CTRNH công nghiệp phát sinh trên địa

bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Lựa chọn phương pháp đánh giá và dự báo lượng phát sinh CTR &CTRNH
công nghiệp.
- Đánh giá và dự báo các nguồn phát sinh CTR và CTRNH công nghiệp.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và kiểm soát các nguồn chất thải góp phần
kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp kế thừa số liệu
- Thu thập các tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên ngành liên quan đến đề tài.
- Thu thập tổng hợp các tài liệu, các đề tài nghiên cứu liên quan đến CTR và
CTRNH công nghiệp.
- Thu thập các tài liệu về tỉnh Hà Tĩnh:
+ Bản đồ phân bố dân cư và các KCN.
+ Các đặc điểm về địa hình, kinh tế, xã hội, các hoạt động công nghiệp…
+ Tài liệu về những định hướng phát triển, các chính sách về CTR và CTRNH
công nghiệp trong tương lai của tỉnh.
+ Các dự án hiện tại và tương lai của tỉnh.

Học viên: Phạm Xuân Đức

3

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

+ Các thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực.

+ Tình trạng phát sinh CTR và CTRNH công nghiệp hiện nay ở Hà Tĩnh.
+ Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR và CTRNH công
nghiệp.
+ Danh mục các công ty, xí nghiệp, các ngành nghề hoạt động trong khu kinh
tế của tỉnh.
+ Các cơ quan, đối tượng liên quan đến chất thải rắn nguy hại.
6.2. Phương pháp điều tra hiện trường
Khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, quan sát, đo đạc các số
liệu thực tế phát sinh tại cơ sở, theo đặc thù của từng loại hình sản xuất, tính toán
nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý, quản lý có ý nghĩa khoa học,
mang tính thực tế cao. Các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp và xử lý trên phần
mềm Excel, xử lý thống kê trên phần mềm thống kê mô tả.
6.3. Phương pháp đánh giá nhanh
Dựa trên cơ sở công nghệ sản xuất của từng loại hình cụ thể, kết hợp các số
liệu dữ liệu được điều tra đã được phân tích đánh giá từ trước sử dụng để tính toán
dự báo lượng chất thải phát sinh đề xuất các giải pháp xử lý, quản lý thích hợp.
6.4. Phương pháp xây dựng hệ số phát thải, tính toán dự báo lượng CTR và
CTRNH công nghiệp dựa trên hệ số phát thải
+ Phương pháp xây dựng hệ số phát thải: thu thập tài liệu, tìm kiếm các hệ số
phát thải CTR trung bình dựa trên lượng phát sinh chất thải công nghiệp hàng năm
dựa trên đơn vị sản phẩm của các đơn vị trong cùng ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh
(theo báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của các đơn vị) và Hệ số phát thải chất
thải rắn nguy hại công nghiệp được tính trung bình dựa trên lượng phát sinh chất
thải nguy hại hàng năm trên đơn vị sản phẩm của các đơn vị trong cùng ngành sản
xuất trên địa bàn tỉnh (dựa theo sổ đăng ký quản lý CTNH và báo cáo công tác quản
lý CTNH tại Sở Tài nguyên và Môi trường).

Học viên: Phạm Xuân Đức

4


Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

+ Phương pháp tính toán lượng CTR và CTRNH công nghiệp: Sử dụng mô
hình toán để dự báo tốc độ phát sinh CTR và CTRNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh. Dựa vào mô hình dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên
hoàn xấp xỉ nhau qua các năm. (Sẽ được nêu rõ tại chương III trong phần. Tính
lượng CTR&CTRNH phát sinh và dự báo khối lượng)

Học viên: Phạm Xuân Đức

5

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CHUNG
Chất thải công nghiệp đang ngày càng trở thành một trong những vấn đề bức
xúc nhất đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng tại các đô thị của hầu hết các

tỉnh thành trên toàn quốc, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
như hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do chúng ta chưa có một hệ
thống quản lý, thu gom, và xử lý thích hợp đối với CTR nói chung và CTRCN nói
riêng đặc biệt là CTRNH. Hà Tĩnh hiện nay khi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ đang diễn ra mạnh mẽ, ngành CN
đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao và đóng góp một phần quan trọng đối với ngân
sách của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển CN không đi kèm với sự đầu tư phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng môi trường. Hầu hết các KCN, CCN, các làng nghề và các cơ
sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu
gom, quản lý và xử lý CTRCN hiệu quả. Do đó, nguy cơ ô nhiễm môi trường do sản
xuất công nghiệp nói chung và do CTRCN nói riêng đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người dân.
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Tổng quan chất thải rắn công nghiệp
1.2.1.1. Chất thải rắn công nghiệp
CTRCN là chất thải ở dạng rắn bị loại bỏ ra khỏi quá trình sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Chúng phải được thu gom để tiến hành xử lý hoặc
có thể tái chế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do đó, CTRCN được coi
không phải là phần loại bỏ cuối cùng của vòng đời sản phẩm, mà có thể được tái sử
dụng hoặc làm nguyên liệu cho ngành CN khác.
Thành phần và tính chất của CTRCN rất đa dạng tùy thuộc vào từng loại công
nghệ sản xuất. CTRCN có đủ các loại thành phần, có thể là các chất hữu cơ, vô cơ
hay lẫn cả hai loại. Từ việc nghiên cứu tính chất và thành phần của CTRCN chúng
ta mới có thể áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Từ nguồn gốc phát sinh, có thể tiếp
Học viên: Phạm Xuân Đức

6

Lớp QLTN&MT 2012B



Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

tục phân loại kỹ hơn về thành phần, tính chất, mức độ độc hại của chất thải. Mục
đích của sự phân loại là nhằm tái sử dụng CTR và xác định các biện pháp xử lý an
toàn CTRCN.
CTRCN được chia thành hai loại là CTRCN không nguy hại và CTRCN nguy
hại. CTRCN nguy hại là chất thải công nghiệp ở dạng rắn và có một trong các đặc
tính nguy hại như: tính cháy; tính ăn mòn; tính phản ứng và tính độc.
1.2.1.2. Nguồn gốc phát sinh CTRCN và phân loại
Chất thải công nghiệp phát sinh phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất khác
nhau mà nguồn phát sinh chất thải khác nhau, CTRCN được chia ra làm 2 loại:
CTRCN thông thường và CTRCN nguy hại. Lượng CTRCN này hầu hết được thải
ra từ các quá trình sản xuất công nghiệp.
Trong quá trình sản xuất, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh
chất thải rắn, bao gồm cả phế liệu và phế phẩm. Thực tế cho thấy rằng:
Công nghệ càng phát triển thì tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên càng nhiều và
thải ra môi trường càng nhiều về số lượng và thành phần chất thải. Công nghệ càng
lạc hậu thì tỷ lệ lượng chất thải rắn tính trên đầu sản phẩm càng lớn.
Nguồn gốc phát sinh CTRCN được chia làm 3 ngành công nghiệp chính sau:
- Ngành công nghiệp khai khoáng: Các chất thải rắn phát sinh trong ngành
công nghiệp này chính là các thành phần vật chất nằm trong các nguyên liệu tự
nhiên. Các ngành công nghiệp khai thác mỏ than, khai thác đá, khai thác gỗ và nông
nghiệp là những nguồn phát sinh chất thải rắn với lượng đáng kể. Ngoài ra công
nghiệp dầu mỏ cũng phát sinh đáng kể vào khối lượng CTRCN.
- Ngành công nghiệp cơ bản: sử dụng các nguyên vật liệu thô cơ bản từ công
nghiệp khai khoáng để sản xuất thành các nguyên vật liệu tinh chế làm nguyên vật
liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hàng

hóa. Các sản phẩm của ngành công nghiệp cơ bản những vật liệu như là các thỏi,
tấm, ống, dây kim loại, các hóa chất công nghiệp, than, giấy, vật liệu nhựa thủy
tinh, sợi tự nhiên, công nghiệp, gỗ tự nhiên, gỗ dán…, so với CTR phát sinh từ công
nghiệp khai khoáng, các chất thải rắn phát sinh từ các nhành công nghiệp cơ bản có

Học viên: Phạm Xuân Đức

7

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

thành phần đa dạng hơn và có tính chất khác biệt rõ rệt so với các nguyên liệu thô
ban đầu. Tám ngành công nghiệp cơ bản được coi là nguồn chủ yếu phát sinh
CTRCN bao gồm công nghiệp khai thác xử lý, chế biến quặng kim loại, công
nghiệp hóa chất, giấy, nhựa, thủy tinh, dệt, sản phẩm gỗ và năng lượng.
- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là các
sản phẩm của công nghiệp cơ bản sản xuất ra các sản phẩm vô cùng đa dạng phục
vụ cuộc sống của con người. Có thể kể ra các ngành công nghiệp chính như công
nghiệp đóng gói, công nghiệp ô tô, điện tử, chế tạo máy móc, hàng gia dụng, thực
phẩm và xây dựng. Trong các ngành công nghiệp này, giá trị đầu tư cho công nghệ
là cao nhất so với hai ngành công nghiệp trên, với giây chuyền và các quá trình sản
xuất thường vô cùng phức tạp, nhiều công đoạn. Một đặc điểm quan trọng là trong
sản phẩm đầu ra của một loại hình công nghiệp ngoài phần nguyên vật liệu chính
còn có phần vật liệu không được sử dụng (vỏ hộp, bao bì, giá đỡ…), thành phần này
sẽ trở thành CTR đối với ngành công nghiệp khác. Một đặc điểm khác đối với CTR

phát sinh từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là các vật liệu dư thừa của các
nguyên vật liệu cơ bản thường chiếm phần lớn nhất trong tổng khối lượng CTR phát
sinh.
1.2.1.3. Ảnh hưởng của CTRCN đến con người và môi trường
CTRCN có thể gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, môi trường
và hệ sinh thái ở nhiều mức độ khác nhau khó có thể lường trước được. Đồng thời
CTRCN là nguồn gây ô nhiễm trực tiếp và tiềm tàng đến môi trường sống và sức
khỏe cộng đồng. Trong CTRCN thường tồn tại hai loại chất cực kỳ nguy hiểm là
kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh
học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong các mô tế bào động vật, nguồn nước
và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm cho con
người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh, tác động lên hệ miễn dịch gây ra
các bệnh tim mạch, tê liệt thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung
thư và có thể di chứng dị tật sang cả thế hệ thứ ba...

Học viên: Phạm Xuân Đức

8

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

a, Ảnh hưởng đến môi trường đất
Đối với các loại CTR khó phân hủy nếu không có các biện pháp xử lý thích
hợp thì sẽ gây nguy cơ thoái hóa và giảm độ phì của đất. Hàm lượng kim loại nặng
như Al, Fe, Zn, Cu có trong CTRCN có thể tích lũy cao trong đất và là một trong

những nguyên nhân gây ô nhiễm nặng cho môi trường đất và nguy hiểm cho tất cả
vi sinh vật trong môi trường đất.
b, Ảnh hưởng đến môi trường nước
CTRCN có chứa các đặc tính nguy hại khi không được lưu giữ đúng cách sẽ
sinh ra các chất ô nhiễm, các chất này sẽ thấm sâu vào đất và gây ô nhiễm cho tầng
nước ngầm. Nguồn nước ngầm có thể bị ô nhiễm do các hợp chất hữu cơ độc hại
như: chất hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocacbon đa vòng thơm... chúng có thể gây
đột biến gen, ung thư.
c, Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Các CTR thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm
không khí như: CH4, CO2, NH3...Cũng như những chất thải có khả năng thăng hoa,
phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp.
1.1.2. Tổng quan về chất thải nguy hại
1.1.2.1. Một số khái niệm về chất thải nguy hại:
Khái niệm về thuật ngữ “Chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên
xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu - Mỹ, sau đó mở rộng
ra nhiều quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự
phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước hiện nay
trên thế giới mà CTNH được định nghĩa khác nhau theo nhiều cách trong luật và
các văn bản dưới luật về môi trường. Chẳng hạn như:
- Theo UNEP (The United Nations Environmet Programme): CTNH là chất
thải ở dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình khí do hoạt tính hoá học, độc tính, nổ, ăn
mòn, hoặc các đặc tính khác gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức
khoẻ con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được tiếp xúc
với chất khác.

Học viên: Phạm Xuân Đức

9


Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

- Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ RCRA (Resource
Conservation & Recovery Act) thì CTNH là:
+ Chất thải được liệt kê trong quy chế của EPA
+ Chất thải được phân tích và có 1 trong 4 đặc tính do EPA đưa ra gồm: cháy
– nổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính,
+ Chất thải được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là CTNH
- Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US - EPA): Chất thải được cho là
nguy hại theo quy định của pháp luật nếu có một hoặc một số tính chất sau:
+ Thể hiện đặc tính dễ bắt lửa, ăn mòn, phản ứng, và/hoặc độc hại.
+ Là chất thải xuất phát từ nguồn không đặc trưng (chất thải nói chung
từ qui trình công nghệ).
+ Là chất thải xuất phát từ nguồn đặc trưng (từ các ngành công nghiệp độc
hại).
+ Là các hóa chất thương phẩm độc hại hoặc sản phẩm trung gian.
+ Là hỗn hợp có chứa một chất thải nguy hại đã được liệt kê.
+ Là một chất được qui định trong RCRA.
+ Phụ phẩm của quá trình xử lý CTNH cũng được coi là chất thải
nguy hại trừ khi chúng được loại bỏ hết tính nguy hại.
- Theo định nghĩa của Philipine: CTNH là chất có độc tính, ăn mòn, gây kích
thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật.
So sánh các định nghĩa nêu trên, định nghĩa về CTNH của Việt Nam với định
nghĩa của các quốc gia khác cho thấy định nghĩa của nước ta có nhiều điểm tương
đồng với định nghĩa của UNEP và của Mỹ. Qua đó, đã nhấn mạnh đến tính chất

nguy hại của một số loại chất thải, cho dù được thải ra với khối lượng nhỏ thì
CTNH cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Theo Luật BVMT năm 2014: Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc
hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nghộ độc hoặc có đặc
tính nguy hại khác.

Học viên: Phạm Xuân Đức

10

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

Qua các định nghĩa được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa đều đề
cập đến các đặc tính (cháy - nổ, ăn mòn, hoạt tính và độc tính) của chất thải nguy
hại. Có định nghĩa đề cập đến trạng thái của chất thải (rắn, lỏng, bán rắn, khí), gây
tác haijdo bản thân chúng hay khi tương tác với các chất khác, nhìn chung nội dung
của các định nghĩa thường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng phát triển khoa học
– xã hội của mỗi quốc gia.
1.1.2.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại
a, Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu
dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động nông nghiệp mà CTNH có
thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất công
nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể vô tình hay cố ý. Có
thể chia các nguồn phát sinh CTNH thành 4 nguồn chính như sau: [5]

- Từ các hoạt động công nghiệp (sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi
toluene hay xelyene…);
- Từ hoạt động nông nghiệp (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại…);
- Thương mại (quá trình xuất nhập các hàng độc hại không đạt yêu cầu sản
xuất, hàng quá hạn sử dụng…);
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (như việc sử dụng pin, dầu nhớt bôi trơn,
acqui các loại, các hoạt đông nghiên cứu khoa học ở các phòng thí nghiệm, sử dụng
dầu nhớt bôi trơn, ắc quy các loại…).
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh
CTNH lớn nhất và phụ thuộc vào rất nhiều vào loại ngành công nghiệp.
b, Phân loại chất thải nguy hại
Có nhiều cách để phân loại CTNH, nhưng nhìn chung điều theo 2 cách như
sau:


Theo đặc tính (dựa vào định nghĩa trên cơ sở 4 đặc tính).



Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật.

Học viên: Phạm Xuân Đức

11

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT


Trường ĐHBK Hà Nội

1) Theo đặc tính:
 Tính cháy (Ignitability);
 Tính ăn mòn (Corossivity);
 Tính phản ứng (Reactivity);
 Tính độc hại (Toxicity).
Để xác định tính độc của chất thải sử dụng bảng liệt kê danh sách các chất độc
hại được ban hành kèm theo Luật của mỗi nước và được xác định qua các bước
kiểm tra. Chất độc hại gồm; các kim loại nặng như thuỷ ngân (Hg), cadmium (Cd),
asenic (As), chì (Pd) và các muối của chúng; dung môi hữu cơ như toluen
(C6H5CH3), benzen (C6H6), axeton (CH3COCH3), cloroform…; các chất có hoạt
tính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất nông dược…); các chất hữu cơ rất
bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích luỹ đến một nồng độ nhất định thì sẽ gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người (PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls).
Ngoài ra có một cách phân loại CTNH theo đặc tính khác được thể hiện như
sau dựa trên quan điểm những mối nguy hại tiềm tàng và các tính chất chung của
chúng, chia ra thành 9 nhóm:
− Chất gây nổ;
− Các chất khí nén, hóa lỏng hay hòa tan có áp;
− Các chất lỏng dễ gây cháy;
− Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất gặp
nước sẽ sinh ra khí dễ cháy;
− Những tác nhân oxy hóa và các peoxit hữu cơ;
− Chất gây độc và chất gây nhiễm bệnh;
− Những chất phóng xạ;
− Những chất ăn mòn;
− Những chất nguy hại khác.
2) Theo luật định:
Ở Việt Nam, để xác định chất thải có phải là CTNH hay không, được quy định

theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi

Học viên: Phạm Xuân Đức

12

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại. Danh mục nhóm thải được phân
theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính bao gồm 19 nhóm nguồn/dòng thải,
thông qua danh mục này, các chất thải được tra cứu nhanh theo các nhóm dòng thải
tương ứng.
Tóm lại, ở nước ta hiện nay có hai cách xác định CTNH, đó là:
- Xác định CTNH theo 19 nhóm nguồn và dòng thải chính trong danh mục
CTNH ban hành (Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại);
- Xác định CTNH thông qua phân tích các tính chất và thành phần nguy hại
đối với những chất thải rơi vào cột ngưỡng nguy hại (*), (**) theo Thông tư
12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
về Quản lý CTNH hoặc một số chất thải, phân loại CTNH theo quy định tại Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT để phân định có phải là CTNH
không. Trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật đối với một số tính chất và
thành phần nguy hại nhất định thì áp dụng theo các tiêu chuẩn của quốc tế theo
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về môi trường.
Ngoài ra, trong thực tế, có một số CTNH do chủ nguồn thải tự kê khai và công

bố cũng được cơ quan quản lý môi trường chấp nhận khi đăng ký cấp Sổ chủ nguồn
thải CTNH.
1.2. Tình hình phát sinh
1.2.1. Tình hình phát sinh trên thế giới [5]:
Trên thế giới việc quản lý CTNH đã hình thành và có những thay đổi mạnh
mẽ trong thập niên 60 và đã trở thành một vấn đề môi trường được quan tâm hàng
đầu trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Điều này có thể thấy đây là hệ quả của của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia
trên toàn cầu. Sự phát triển của loại hình công nghiệp, sự gia tăng nhu cầu tiêu
dùng, hưởng thụ vật chất… đã dẫn đến một lượng lớn chất thải được thải ra môi
trường trong đó có chất thải nguy hại. Ngoài ra bên cạnh đó các cuộc chiến tranh
nhằm giải quyết các mâu thuẫn khu vực hay các cuộc nội chiến cũng góp phần đưa

Học viên: Phạm Xuân Đức

13

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

một lượng lớn chất độc hại vào môi trường. Từ các nguyên nhân trên làm phát sinh
sự gia tăng của các loại hình CTNH có thể kể đến như: sự phát triển của khoa học
kỹ thuật (khoa học phân tích, y học, độc chất học…), nhận thức của chủ thải và
cộng đồng, hành vi cố tình, sự yếu kém của của bộ máy quản lý… đã dẫn đến các
hậu quả bi thảm do chất thải nguy hại gây ra như: thuỷ ngân, PCB (polyclorinated
biphenyl), PBB (polybrominated biphenyl), Cd, DDT (gây ung thư)…

Từ những thực tế như vậy, trên thế giới các quốc gia đặc biệt là các nước tiên
tiến như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc … ngày càng hoàn thiện bộ Luật bảo vệ môi
trường của mình, và trong đó các quy chế quản lý các chất thải nguy hại là các
thành phần không thể thiếu được của bộ Luật. Mặc dù vẫn còn nhiều khác biệt trong
nội dung các điều khoản của các bộ Luật giữa những quốc gia khác nhau, nhưng
nhìn chung các bộ Luật đều đã chỉ rõ được mối quan tâm của nhà nước đối với công
tác quản lý chất thải nguy hại. Vượt ra ngoài biên giới quốc gia, những công ước
Quốc tế có liên quan đến việc quản lý chất thải nguy hại cũng đã lần lượt ra đời, nói
lên được sự cảnh báo cùng các mối quan tâm sâu sắc của toàn nhân loại đối với các
chất thải nguy hại đang tồn tại và đe doạ cuộc sống xung quanh chúng ta và cần
phải có sự phối hợp hành động của nhiều quốc gia trong việc quản lý các chất thải
này.
1.2.2. Tình hình phát sinh tại Việt Nam [5]:
1.2.2.1. Tình hình phát sinh CTRCN:
Nguồn phát sinh CTRCN tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp lớn
ở miền Bắc và miền Nam (chiếm khoảng 80%). Trong đó 50% lượng chất thải công
nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30%
còn lại phát sinh ở vùng đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Ở miền Bắc
nguồn phát sinh CTRCN chủ yếu từ các cơ sở sản xuất nhỏ, gần 1500 làng nghề tập
trung chủ yếu ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh khoảng 800.000
tấn chất thải công nghiệp.
Xử lý chất thải bao gồm các hoạt động tái sử dụng, tái chế, thu gom, xử lý,
tiêu hủy, là khâu rất qua trọng có tính quyết định đối với việc tạo lập một hệ thống

Học viên: Phạm Xuân Đức

14

Lớp QLTN&MT 2012B



Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

quản lý chất thải hiệu quả để giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khỏe
con người. Mặc dù những năm gần đây hoạt động của các công ty môi trường đô thị
tại các địa phương đã có những tiến bộ đáng kể. Hiện tại, phần lớn chất thải rắn ở
Việt Nam không được quản lý và xử lý một cách an toàn, hình thức xử lý phổ biến
vẫn là đổ ở các bãi rác lộ thiên và đã có những bãi rác bị xếp vào những địa chỉ gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, có khả năng gây ra những rủi ro đối với môi
trường và sức khỏe con người.
Việc quản lý chất thải rắn chưa đáp ứng tình hình thực tế do những tồn tại
chủ quan sau đây: Công tác quy hoạch, xây dựng các bãi rác hợp vệ sinh ở một số
tỉnh thành phố còn gặp khó khăn về quỹ đất, vốn đầu tư xây dựng, sự đồng tình ửng
hộ của người dân ở vùng dự kiến quy hoạch xây dựng bãi, việc phân loại rác thải từ
các đô thị làm khó khăn thêm cho việc tái chế, xử lý chất thải; chưa có mức phí hợp
lý cho việc xử lý chất thải.
1.2.2.2. Tình hình phát sinh CTRNH:
Hàng năm theo số liệu điều tra thống kê của Cục Môi trường thì tổng lượng
CTRNH phát sinh hàng năm trên toàn quốc khoảng 152.000 tấn bao gồm CTRNH
của các ngành: Công nghiệp nhẹ, Hoá chất, Cơ khí luyện kim, Y tế, Từ chất thải
sinh hoạt đô thị, Chế biến thực phẩm, Điện, điện tử. Trong đó ngành Công nghiệp
nhẹ, hoá chất và cơ khí luyện kim là ngành phát sinh nhiều CTRNH nhất. Ngành
Điện và Điện tử phát sinh ít CTNH nhất. Tuy nhiên, chất thải của ngành điện và
điện tử lại có chứa những chất như PCB và kim loại nặng rất nguy hại tới sức khoẻ
con người và môi trường.
Mức độ phát sinh CTRNH trong các khu công nghiệp tùy thuộc vào loại hình
sản xuất chủ yếu. Theo báo cáo của Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
tại Đồng Nai, mức độ phát thải CTRNH một số ngành nghề chính được phân bổ

như sau: ngành Giày da (35%), dêt nhuộm (25%), điện, điện tử (25%), dược phẩm
(5%) và ngành nghề khác là 10%.
Theo số liệu điều tra CTNH chiếm khoảng 15-20% lượng CTR công nghiệp,
CTRCN phát sinh chủ yếu tại các KCN, CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực

Học viên: Phạm Xuân Đức

15

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

phía Nam khoảng 82.000 -134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác. Gần một
nửa số lượng CTRCN phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tại
TPHCM, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương.
Bảng 1.1. CTNH phát sinh tại một số tỉnh, thành phố
TT

Tỉnh/thành phố

Lƣợng CTNH (tấn/ngày)

1

TP Hồ Chí Minh


4.606,12

2

Đà Nẵng

3

Khánh Hòa

441,80

4

Bình Định

121,53

5

Đồng Nai

990,07

6

Bình Thuân

102,25


7

Bà Rịa Vũng Tàu

274,01

8

Quảng Ngãi

159,31

9

Bình Dương

830,38

10

Bình Phước

664,20

11

Tây Ninh

202,69


8,07

Nguồn: Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, TCMT, 2011
Vấn đề quản lý chất thải nói chung và quản lý CTNH nói riêng ở nước ta và
một số nước trên thế giới là vấn đề rất nhạy cảm. Bởi vì chất thải sinh ra ngày càng
nhiều, trong đó lượng CTNH là đáng kể. Các hoá chất độc hại tồn lưu trong chiến
tranh, các loại thuốc bảo vệ thực vật không còn giá trị sử dụng hiện còn tồn đọng
khá nhiều buộc chúng ta phải xử lý, trong khi đó năng lực quản lý chất thải nói
chung và xử lý CTNH nói riêng của chúng ta chưa đáp ứng yêu cầu.
Chúng ta cần có thêm nhiều những văn bản cụ thể hơn nữa cho từng khâu
trong quản lý chất thải nguy hại từ việc phân loại tại nguồn thu gom, lưu trữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế cho đến khâu xử lý cuối cùng. Mặt khác chúng ta chưa
có tiêu chuẩn cụ thể để xác định thế nào là chất thải rắn nguy hại, vấn đề này rất
quan trọng bởi vì chi phí cho xử lý chất thải nguy hại tốn kém hơn nhiều so với xử
lý chất thải thông thường, cho nên phải xác định một cách chính xác chất thải nguy
Học viên: Phạm Xuân Đức

16

Lớp QLTN&MT 2012B


Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành QLTN&MT

Trường ĐHBK Hà Nội

hại để xử lý. Trong tiêu chuẩn về CTNH, nồng độ chất nguy hại giữ vai trò then
chốt, nếu quy định nồng độ quá thấp thì có khi gây thiệt hại lớn về kinh tế, ngược
lại, nếu quy định nồng độ quá cao thì sẽ bỏ lọt nhiều loại chất thải nguy hại không
được xử lý theo yêu cầu và sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Về

mặt cơ chế, chính sách, chúng ta hoàn toàn chưa có gì cụ thể để khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư, tham gia vào việc quản lý CTNH.
Thực tiễn công tác quản lý CTNH trong nước cho thấy việc từng cơ sở sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại tự đầu tư trang thiết bị
hệ thống xử lý CTNH cho đơn vị mình trong nhiều trường hợp không phải là sự lựa
chọn hợp lý về mặt kinh tế kỹ thuật và môi trường. Các nước muốn tiến hành công
nghiệp hoá đều phải đầu tư các trung tâm xử lý tập trung các chất thải nguy hại. Các
cơ sở phát sinh CTNH sẽ chuyển CTNH của mình đến trung tâm này để xử lý và trả
chi phí cho việc xử lý. Việt Nam cũng đi theo một hướng nói trên để giải quyết vấn
đề xử lý CTNH phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cho
đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được các khu xử lý tập trung CTNH. Trong
khi chờ đợi các khu xử lý tập trung CTNH, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh
phát sinh CTNH đều phải tạm thời tồn trữ CTNH tại các nhà kho, đây chỉ là giải
pháp tình thế, vì vậy việc xây dựng các khu xử lý tập trung các CTNH đã và đang
trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác quản lý chất thải.
Việc xử lý CTNH có thể bằng nhiều phương pháp như: xử lý cơ học, xử lý
hoá lý, xử lý nhiệt, chôn lấp… Hiện nay một số nước như Na Uy, Thuỷ Điển, Nhật
Bản, Hàn Quốc… ngoài việc áp dụng các phương pháp trên được nghiên cứu áp
dụng phương pháp thiêu đốt chất thải bằng lò nung clinker. Qua khảo sát của Cục
Môi trường và dự án VCEP cùng một số cơ quan liên quan, đây là một phương
pháp có một số ưu điểm về mặt kinh tế kỹ thuật. Phương pháp này tận dụng được
nhiệt độ rất cao và thời gian lưu cháy dài của lò nung clinker để phá vỡ cấu trúc bền
vững của CTNH. Lò nung tận dụng được nhiệt năng từ các chất thải hữu cơ để thay
thế tiết kiệm một phần nhiên liệu. Theo phương pháp này cũng có thể đưa vào lò
nung một lượng nhất định các chất thải nguy hại dạng vô cơ để tiêu huỷ chất thải

Học viên: Phạm Xuân Đức

17


Lớp QLTN&MT 2012B


×