Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng giải phóng đối với chất thải rắn chợ khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 72 trang )

Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết. Nội dung trong luận văn
có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu
có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong các công trình nghiên cứu khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Đặng Quốc Dũng

Học viên: Đặng Quốc Dũng

i

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô giáo Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Khoa học và Công nghệ môi
trường nói riêng, những thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em kiến
thức quý báu về chuyên môn và cuộc sống trong suốt thời gian học đại học cũng


như cao học tại trường. Xin cám ơn lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường Nghệ An
đã tạo điều kiện về thời gian trong suốt quá trình học cũng như thời gian làm luận
văn này.
Bên cạnh đó, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Huỳnh
Trung Hải, thầy đã luôn tận tình chỉ bảo, định hướng và hướng dẫn em trong suốt
quá trình làm luận văn. Thầy đã cho em những lời khuyên ý nghĩa và quan trọng
trong việc nghiên cứu. Trong quá trình hoàn thành luận văn dưới sự hướng dẫn của
thầy, em đã học được tinh thần làm việc nghiêm túc, cách tiếp cận nghiên cứu khoa
học hiệu quả và đó là hành trang, là định hướng giúp em trong quá trình làm việc.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và
bạn bè đã luôn có những lời động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Trong thời gian thực hiện luận văn, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo trong Viện cùng
các bạn tận tình giúp đỡ và góp ý kiến để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Học viên: Đặng Quốc Dũng

ii

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

CTR

Chất thải rắn

3

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

4

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

5


CP

Chính Phủ

6

CTĐT

Công trình đô thị

7

CV

Công văn

8

ĐV HC

Đơn vị hành chính

9

MTV

Một thành viên

10


MT

Môi trường

11



Nghị định

12

UBND

Ủy ban nhân dân

13

TB

Trung bình

14

TNMT

Tài nguyên môi trường

15


TC

Tài chính

16

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

17

HTMT

Hiện trạng môi trường

18

WHO

Tổ chức y tế Thế giới

19

TP

Thành phố

20


OECD

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

21

TĂGS

Thức ăn gia súc

22

PGS.TS

Phó Giáo sư, tiến sĩ

Học viên: Đặng Quốc Dũng

iii

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


1

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
NÔNG THÔN VIỆT NAM

3

1.1. Nguồn phát sinh, lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt

4

1.1.1. Nguồn phát sinh

4

1.1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

5

1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt

8

1.3. Một số chính sách về quản lý CTR nông thôn hiện nay

12

1.4. Việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020 tại Nghệ An


13

1.5. Phương pháp nghiên cứu

14

1.5.1. Phương pháp kế thừa số liệu

15

1.5.2. Phương pháp điều tra

15

1.5.3. Thu thập số liệu

16

1.5.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

16

1.5.5. Phương pháp xử lý số liệu

18

CHƢƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TẠI CÁC CHỢ KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN


19

2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An

19

2.1.1. Vị trí địa lý

19

2.1.2. Địa hình, địa mạo

19

2.1.3. Quy hoạch mạng lưới chợ

20

2.2. Giới thiệu chung về các khu vực nghiên cứu

21

2.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp

21

2.2.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu

23


2.2.3. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã Đại Sơn, huyện Đô Lương

24

2.3. Hiện trạng phát sinh CTR các khu chợ nông thôn trên địa bàn khu vực nghiên
cứu
2.3.1. Vị trí, quy mô, hoạt động các chợ
Học viên: Đặng Quốc Dũng
iv

27
27
Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

2.2.2. Hiện trạng quản lý CTR phát sinh tại các chợ khu vực nghiên cứu

50

CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN CHỢ KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

55

3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp


55

3.2. Đề xuất giải pháp về quản lý CTR chợ

56

3.2.1. Nâng cao ý thức, thái độ của các hộ kinh doanh, khách hàng và Ban quản
lý chợ

56

3.2.2. Xây dựng quy định về quản lý CTR chợ khu vực nông thôn

59

3.3. Trang thiết bị thu gom, vận chuyển

60

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

62

Học viên: Đặng Quốc Dũng

v

Trƣờng Đại học BKHN



Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần của CTR sinh hoạt ở một số đô thị

6

Bảng 1.2. Thành phần của CTRSH

6

Bảng 1.3. Tỷ lệ và thành phần chất thải rắn nông thôn ở Việt Nam

8

Bảng 1.4. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở một số thị trấn và các xã

9

Bảng 1.5. Các biện pháp xử lý chất thải ở cấp xã, thị trấn

10

Bảng 2.1. Thành phần chất thải và lượng chất thải trung bình của các hộ kinh doanh
trong một phiên tại chợ Bãi

28


Bảng 2.2: Nguồn phát sinh CTR chợ Bãi

31

Bảng 2.3: Thành phần CTR chợ Bãi

32

Bảng 2.4. Chất lượng môi trường không khí chợ Bãi

32

Bảng 2.5. Chất lượng nước tại mương thoát nước khu vực chợ Bãi

33

Bảng 2.6. Thành phần chất thải và lượng chất thải trung bình của các hộ kinh doanh
trong một phiên tại Chợ Ú

36

Bảng 2.7: Nguồn phát sinh CTR chợ Ú

39

Bảng 2.8: Thành phần CTR chợ Ú

40

Bảng 2.8. Chất lượng không khí khu vực chợ Ú


41

Bảng 2.9. Chất lượng môi trường nước tại mương thoát nước khu vực chợ Ú

42

Bảng 2.10. Thành phần chất thải và lượng chất thải trung bình của các hộ kinh
doanh trong một phiên tại Chợ Nồi

44

Bảng 2.11: Nguồn phát sinh CTR chợ Nồi

47

Bảng 2.12: Thành phần CTR chợ Nồi

48

Bảng 2.13. Chất lượng môi trường không khí khu vực chợ Nồi

48

Bảng 2.14. Chất lượng môi trường nước tại mương thoát nước khu vực chợ Nồi 49

Học viên: Đặng Quốc Dũng

vi


Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thành phần chất thải rắn toàn quốc và xu hướng thay đổi trong thời … 5
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

20

Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Quỳ Hợp

22

Hình 2.4. Bản đồ hành chính huyện xã Đại Sơn

24

Hình 3.1. Mô hình thu gom, phân loại và xử lý CTR chợ nông thôn

57

Hình 3.2. Tờ rơi cách phân loại chất thải rắn tại hộ kinh doanh và khách hàng

58

Hình 3.3. Sơ đồ hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại hộ kinh doanh


59

Hình 3.5. Hình ảnh minh hoạt một số loại phương tiện thu gom, vận chuyển …

61

Học viên: Đặng Quốc Dũng

vii

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự gia tăng về dân số thì lượng CTRSH phát sinh ngày
một tăng đang trở thành mối hiểm họa đối với môi trường và sức khỏe con nguời. Ở
nước ta việc xử lý CTRSH chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và
không hợp vệ sinh, thải bỏ vào các ao hồ, khe suối, vệ đường,…
Tỉnh Nghệ An hiện có khoảng 3.200.000 người, trong đó dân số thành thị
chỉ chiếm khoảng 20% tổng dân số, còn lại 80% là dân số nông thôn [20]. Như vậy
có thể thấy, phần lớn dân số của Nghệ An sinh sống tại các làng, xóm truyền thống.
Theo số liệu thống kê, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trung bình từ người dân ở
khu vực nông thôn vào khoảng 0,3 kg/người/ngày [2] thì tổng lượng CTR khu vực
nông thôn Nghệ An thải ra vào khoảng 768 tấn/ngày.
Chợ nông thôn đã hình thành và tồn tại hàng trăm năm nay với nhiều tên

gọi khác nhau như xóm chợ, bến chợ, đò chợ…Chợ không chỉ là nơi diễn ra các
hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, giao lưu gặp gỡ của người dân nông thôn mà
còn phản ánh nét văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc của cư dân bản địa. Hiện nay
trên địa bàn khu vực nông thôn Nghệ An cứ cụm 2-3 xã thường hình thành một khu
chợ để giao thương, buôn bán, trao đổi hàng hóa, dụng cụ, lương thực, thực phẩm…
phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của người dân điạ phương. Tuy nhiên, hầu
hết các chợ nông thôn chủ yếu là tự phát, chưa được quản lý đồng bộ, cơ sở hạ tầng
chưa được đảm bảo nên hoạt động của các khu chợ gây ô nhiễm môi trường. Sau
mỗi phiên chợ, CTR, nước thải các loại được thải ra môi trường. Tuy nhiên, việc
thu gom, xử lý chưa triệt để khiến môi trường nông thôn phải đối mặt với nguy cơ ô
nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân xung quanh khu vực chợ
và khu vực.
Xuất phát từ cơ sở lý luận thực tiễn trên, đề tài Ng iên
ôi trường và
trên

y

àn t n Ng

ng giải p

p

iv i

t t ải r n

uv


u i n trạng
nông t ôn

n” được thực hiện nhằm tìm ra biện pháp quản lý chất

thải rắn khu vực chợ nông thôn một cách hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Luận văn đƣợc thực hiện với mục tiêu: Nhằm xác định được thực trạng ô
nhiễm môi trường do chất thải rắn chợ khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ
Học viên: Đặng Quốc Dũng
1
Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

An, xác định được nguyên nhân gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường, dự báo được
các vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động của các chợ khu vực nông thôn; Từ
đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường, trong đó có các giải
pháp thu gom, quản lý, xử lý đối với chất thải rắn phát sinh từ các chợ ở vùng nông
thôn trên địa bàn tỉnh. Dựa trên các kết quả đánh giá, dự báo, các giải pháp đối với
CTR chợ khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An góp phần phục vụ việc triển
khai và hoàn thiện các tiêu chí về nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh theo Quyết
định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
Nội dung chính của luận văn:
1 . Hiện trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn của các chợ khu vực
nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
2.


nhiễm môi trường do chất thải rắn của các chợ khu vực nông thôn

trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
3 . Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn do hoạt động của các chợ khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Học viên: Đặng Quốc Dũng

2

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
NÔNG THÔN VIỆT NAM
Như ta đã biết, công tác quản lý CTR sinh hoạt đô thị ở các nước phát triển
trên thế giới và trong khu vực có tính xã hội hóa rất cao. Công tác này thường được
thực hiện bởi các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù vậy, hoạt động này có
tính xã hội, công ích cao nên phần lớn ở các nước vẫn có sự quan tâm đầu tư của
Nhà nước từ các khâu quy định các chính sách vĩ mô đến các vấn đề quy hoạch tổng
thể hoặc lộ trình phát triển các mô hình quản lý CTR sinh hoạt cho các đô thị.
Muốn quản lý tốt chất thải rắn cần phân loại, thu gom, vận chuyển đến nơi
xử lý. Xu thế chung công tác quản lý CTR sinh hoạt của các nước là: giảm dần tỷ lệ
chôn lấp, từng bước đi đến việc cấm chôn lấp chất thải; tăng cường việc giảm thiểu
chất thải tại nguồn, phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải hoặc kết hợp

việc thiêu đốt chất thải khai thác năng lượng. Xu thế này đã và đang trở thành mục
tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới.
Việc phân loại chất thải tại nguồn có ý nghĩa quyết định và góp phần to lớn
trong việc phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Vấn đề tái chế, tái sử dụng CTR
sinh hoạt phải được nhận thức sâu rộng từ các cấp lãnh đạo tới từng người dân. Ý
thức cộng động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý CTR sinh hoạt nói
chung và trong công tác phân loại chất thải tại nguồn nói riêng.
Việc thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt ở mỗi một đô
thị không phải chỉ do một Công ty nào đó phụ trách hoặc chịu trách nhiệm mà có
thể do nhiều công ty khác nhau thực hiện. Có như vậy mới tạo sức cạnh tranh và tìm
ra được những công ty hợp lý nhất, tốt nhất.
Đối với bất cứ một quốc gia nào, việc lựa chọn vị trí cho khu xử lý chất thải
cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản từ cộng đồng dân cư. Song, các dự án xử lý chất
thải vẫn thành công, thậm chí nằm ngay trung tâm các đô thị là nhờ một phần không
nhỏ trong khâu đảm bảo không ô nhiễm môi trường xung quanh.
Học viên: Đặng Quốc Dũng

3

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Một mô hình ở các nước phát triển này áp dụng là các nhà máy sản xuất
phân vi sinh được đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, các loại phân sản xuất ra ngoài mục
đích sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp còn hỗ trợ cho các địa phương phục vụ

mục đích cải tạo đất, những nơi đất khô cằn, bạc màu.
Để có được công tác quản lý chất thải một cách hiệu quả, từng bước ở các
nước đã ban hành các luật và cơ chế chính sách đi kèm, như luật cấm chôn lấp chất
thải, hoặc đốt chất thải…Đây chính là những bài học quý giá có thể áp dụng phù
hợp trong điều kiện nước ta hiện nay.
1.1. Nguồn phát sinh, lƣợng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Nguồn phát sinh
Theo các số liệu thống kê thì tổng lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta
năm 2010 là 26,224 tấn/ngày và tại các khu vực nông thôn là 18,21 tấn/ngày [5], lần
lượt chiếm 45,9% và 32,6% tổng lượng CTR của cả nước (Hình 1.1). Như vậy có
thể thấy CTRSH chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng lượng CTR phát sinh hàng năm của
cả nước với một khối lượng rất lớn. Theo dự báo của các chuyên gia thì lượng
CTRSH của nước ta trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng nên do sự gia tăng dân số,
do đời sống người dân được nâng cao và do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Tuy nhiên, tỷ lệ CTRSH sẽ có xu hướng giảm do các hoạt động phát triển kinh tế xã
hội ở nước ta diễn ra nhanh. Điều này khiến cho các loại CTR ở các khu vực khác
như: khu công nghiệp, làng nghề... tăng lên đáng kể. Dự báo tỷ lệ CTRSH tại khu
vực đô thị và khu vực nông thôn ở nước ta được chỉ ra trong hình 1.1.

Học viên: Đặng Quốc Dũng

4

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng


Hình 1.1. Thành phần chất thải rắn toàn quốc và
xu hƣớng thay đổi trong thời gian tới [2]
Về tốc độ phát sinh CTRSH bình quân trên người/ngày ở nước ta cũng có
xu hướng tăng lên trong những năm qua. Năm 2003, tốc độ phát sinh CTRSH ở khu
vực đô thị là 0,8 kg/người/ngày; ở khu vực nông thôn là 0,3kg/người/ngày. Đến
năm 2008 tỷ lệ này đã tăng lên là 1,45kg/người/ngày ở khu vực đô thị và 0,4
kg/người/ngày ở khu vực nông thôn. Xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục kéo
dài trong những năm tới. Theo các kết quả nghiên cứu về CTR ở các đô thị cho thấy
tỷ lệ CTRSH đô thị có xu hướng tăng đều khoảng 10 – 16% mỗi năm [2].
1.1.2. Thành phần ch t thải r n sinh hoạt
Về thành phần chất thải sinh hoạt của đô thị và nông thôn có sự khác biệt
nhau về tỷ lệ các chất thải hữu cơ, vô cơ: Các chất thải rắn hữu cơ ở vùng nông thôn
chiếm 55- 69% tổng lượng chất thải (Bảng 1.3), còn ở các khu đô thị thì tỷ lệ này
thấp hơn. Số liệu trong bảng 1.1 cho thấy thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở các
đô thị đều có đặc điểm là không ổn định, thay đổi theo từng đô thị. Tỷ lệ phần trăm
các chất hữu cơ chiếm 40÷65% tổng lượng chất thải, ví dụ: Nam Định là 65%, tiếp
theo là Thành phố Vinh là 52,58%, thấp nhất là Hải Phòng (40,48%). Các chất cháy
được chiếm trung bình khoảng 69%, như: Nam Định cao nhất là 65,5%, tiếp theo là
Thành phố Vinh (76,46%), thấp nhất là Hải Phòng (52%). Các phế liệu có thể thu
hồi tái chế chiếm từ 8÷23% phụ thuộc vào từng hoạt động tái chế của từng đô thị.

Học viên: Đặng Quốc Dũng

5

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ


Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Bảng 1.1. Thành phần của CTR sinh hoạt ở một số đô thị [6]
Đơn vị: % trọng lượng
STT

Thành phần

Hà Nội

Hải Phòng Nam Định

Thành phố
Vinh

Các ch t dễ cháy

69,9

52,0

80,5

76,46

1

Các chất hữu cơ

51,9


40,48

65,0

52,58

2

Nhựa, cao su

9,8

4,2

9,2

10,23

Giấy vụn, vải, catton,

8,2

7,52

6,3

13,65

Các ch t không cháy


29,1

48,0

19,5

23,54

4

Kim loại

6,4

5,6

4,2

4,67

5

Thuỷ tinh

5,1

7,4

2,0


7,83

6

Chất trơ

17,6

35,0

13,3

11,04

3

sợi nolon

Phân loại theo thành phần lý học, CTRSH có thể được phân thành các loại
như bảng 1.2.
Bảng 1.2. Thành phần của CTRSH [11]
Thành phần

Ví dụ

1. Các chất cháy đƣợc
a Giấy: Các vật liệu làm từ giấy và bột giấy

Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy

vệ sinh …

b Hàng dệt: Có nguồn gốc từ các sợi

Vải , len , nylon …

c Thực phẩm: Các chất thải ra từ đồ ăn thực

Các cọng rau , vỏ quả, thân cây,

phẩm

lõi ngô …

Học viên: Đặng Quốc Dũng

6

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

d Cỏ, gỗ củi, rơm rạ…: Các vật liệu và sản

Đồ dùng bằng gô như bàn ghế,

phẩm được chế tạo từ gỗ, tre và rơm…


thang, giường, đồ chơi…

e Chất dẻo: Các vật liệu và sản phẩm được

Phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ

chế tạo từ chất dẻo

chất dẻo, các đầu vòi bằng chất
dẻo, dây bện …

f) Da và cao su: Các vật liệu và sản phâm

Bóng, dày, ví, băng cao su …

được chế tạo từ da và cao su
2. Các chất không cháy
a Các kim loại sắt: Các loại vật liệu và sản

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao,

phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm

nắp lọ …

hút.
b) Các kim loại phi sắt: Các loai vật liệu

Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói, đồ


không bị nam châm hút

đựng …

c Thủy tinh: Các loại vật liệu và sản phẩm

Chai lọ , đồ đựng bằng thủy tinh,

chế tạo từ thủy tinh

bóng đèn …

d Đá và sành sứ: Bất kỳ các lọai vật liệu

Vỏ trai, ốc , xương, gạch đá,

không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh

gốm..

3. Các chất hỗn hợp: Tất cả các loại vật liệu

Đá cuội, cát, đất, tóc …

khác không phân loại ở bảng này. Loại này có
thể được chia thành 2 phần: Kích thước lớn
hơn 5 và loại nhỏ hơn 5mm

Học viên: Đặng Quốc Dũng


7

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Như vậy, CTRSH là một hỗn hợp không đồng nhất và thành phần khác
nhau. Do đó việc xử lý chúng cũng sẽ rất khác nhau, bởi vậy mà công việc phân loại
CTRSH là một khâu rất quan trọng để quản lý một cách thích hợp. Chất thải rắn
sinh hoạt nếu không được quản lý, xử lý tốt thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là
không thể tránh khỏi.
Bảng 1.3. Tỷ lệ và thành phần chất thải rắn nông thôn ở Việt Nam [4]
TT Thành phần

Khoảng biến động (%)

Giá trị trung bình (%)

1

Rác hữu cơ

55-69

61,26


2

Rác có thể tái chế

7-16

12,34

3

Thành phần trơ

12-36

26,05

4

Rác nguy hại

0,02-1,72

0,46

Qua bảng 1.3 nhận thấy, tại các vùng nông thôn chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ
lớn nhất 61,26% còn chất thải có thể tái chế chiếm 12,34%, so với các thị trấn, thị
tứ chất trơ ở vùng nông thôn chiếm 26,05% cao hơn đô thị ở các thành phố Hà Nội,
Hải Phòng là 13,05% và 20,55%, còn các chất thải nguy hại ở khu vực nông thôn
dao động 0.02-1,72%. Vì vậy, việc tái chế CTR nông thôn để làm thức ăn gia súc, ủ
phân vi sinh là có cơ sở.

1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay, ở nước ta phần lớn người dân chưa có thói quen để riêng chất thải
rắn hữu cơ và chất thải rắn vô cơ. Một phần CTR có thể tái chế đã được hộ gia đình
và những người đi thu mua phế liệu phân loại để bán cho cơ sở tái chế. Sự phân loại
tự phát CTR tái chế được thực hiện liên tục trên đường đi của chất thải từ nơi phát
sinh đến các điểm tập kết và cuối cùng là các bãi chôn lấp.
Theo số liệu của Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện như huyện Quỳ
Hợp, huyện Đô Lương, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đã có 100% số thị trấn và
50% số xã đã có tổ thu gom CTR sinh hoạt. Hoạt động của các tổ thu gom không
thường xuyên, số lần thu gom ở thị trấn từ 2÷6 lần/tuần, đối với cấp xã 1÷2 lần/tuần là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứ đọng CTRSH trong khu dân cư. Tại một số địa
Học viên: Đặng Quốc Dũng

8

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

phương, việc thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư và trung
tâm cụm, xã chủ yếu là do các đơn vị tư nhân, tổ tự quản thực hiện.
Bảng 1.4. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở một số thị trấn và các xã
trên địa bàn tỉnh Nghệ An [19]
Tỷ lệ thu gom CTR

Tỷ lệ thu gom CTR


sinh hoạt tại thị

sinh hoạt tại các xã

trấn (%)

(%)

Quỳ Hợp – Nghệ An

95

40

Anh Sơn – Nghệ An

92

50

Quỳnh Lưu – Nghệ An

90

60

Huyện

Đối với khu vực nông thôn, trong một vài năm trở lại đây, khi điều kiện
kinh tế phát triển, lượng chất thải rắn khu vực nông thôn tăng mạnh, cùng với đó là

sự xuất hiện của túi ni lông chất lượng thấp, là chất không phân hủy hay tái chế
được, khiến tình hình CTR ở nông thôn trở thành vấn đề quan tâm của mọi người.
Việc thu gom và vận chuyển CTRSH chủ yếu do tổ vệ sinh môi trường của thôn,
xóm tổ chức thu gom và tự thu phí để hoạt động tùy từng điều kiện địa phương. Tỷ
lệ thu gom chất thải rắn bình quân tại các điểm dân cư nông thôn đạt 40÷60%. Theo
thống kê, hiện có khoảng 30% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh làng xóm theo định
kỳ. Tại Nghệ An, tỷ lệ thu gom CTRSH tại một số xã thuộc huyện Quỳ Hợp, Đô
Lương và Quỳnh Lưu trung bình đạt 50%. Đã có trên 50% số thôn, xã hình thành
các tổ thu gom chất thải tự quản với kinh phí hoạt động do dân đóng góp [19]. Thiết
bị thu gom ở nông thôn do người lao động tự trang bị, thiếu về số lượng và không
đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường. Theo số liệu điều tra nghiên cứu có tới
70% số thị trấn và 100% thiếu phương tiện thu gom, 30% số xã chưa có phương
tiện thu gom, 100% số xã, thị trấn chưa có phương tiện vận chuyển đúng quy cách.
Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn đang đóng vai trò quan trọng trong công
tác quản lý chất thải rắn hiện nay ở nước ta. Việc tái chế đang do lợi ích kinh tế chứ
chưa phải là ý thức để giảm thiểu ô nhiễm từ CTRSH. Phần lớn người dân có thói
Học viên: Đặng Quốc Dũng

9

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

quen phân loại tự phát theo lợi ích kinh tế như các loại chất thải có thể tái chế:
nhựa, giấy, kim loại để bán cho những người thu mua phế liệu. Thông qua hệ thống
này, các vật liệu có khả năng tái chế được thu gom riêng và chuyển đến các cơ sở

tái chế ở các làng nghề. Theo đánh giá chung, các hoạt động này đã góp phần làm
giảm 15÷20% khối lượng chất thải rắn phát sinh. Một số làng nghề tái chế về giấy,
nhựa, kim loại, v.v… đã phát triển mạnh trong thời gian qua, góp phần tạo công ăn
việc làm, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên tình trạng công nghệ
tái chế cũ, lạc hậu, không có các thiết bị xử lý chất thải đã gây ô nhiễm nặng nề tại
các làng nghề tái chế nhựa, giấy và kim loại, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống
của nhân dân.
Hiện nay, công nghệ xử lý chất thải rắn ở khu vực nông thôn chỉ là một
hình thức chuyển chất thải rắn đi xa khu dân cư, một hình thức chuyển chất ô nhiễm
từ nơi này sang nơi khác mà chưa có biện pháp xử lý chất thải rắn phù hợp. Hầu hết,
chất thải rắn không được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn sau đó vận
chuyển đến bãi chôn lấp chất thải lộ thiên.
Bảng 1.5. Các biện pháp xử lý chất thải ở cấp xã, thị trấn (%) [7]
STT

Biện pháp xử lý

Cấp thị trấn

Cấp xã

Cấp thị tứ

1

Thu gom

43,57

38,57


32,5

2

Đổ bừa bãi ven đường

36,43

32,86

43,33

3

Gia đình tự xử lý

23,33

35,71

19,17

4

Bãi rác tạm lộ thiên

42,86

30,43


35,83

5

Chôn lấp hợp vệ sinh

0

0

0

6

Làm phân vi sinh

0

0

0

7

Tái chế chất thải vô cơ

0

0


0

Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn mang tính tự phát, chưa
đúng quy định về quy trình, kỹ thuật dẫn đến môi trường khu vực nông thôn ngày
càng bị ô nhiễm. Biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn: đổ ven đường
làng, bãi rác tạm lộ thiên, khu ruộng trũng, kênh mương, ao hồ... và một số nơi chất
Học viên: Đặng Quốc Dũng

10

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

thải được xử lý tại hộ gia đình. Theo số liệu bảng 1.5, chất thải rắn chưa có giải
pháp xử l‎ý thích hợp như: chôn lấp vệ sinh; sản xuất phân vi sinh..., chủ yếu người
dân đổ chất thải ra các bãi chất thải lộ thiên, cấp thị trấn cao nhất là 42,8% - nơi đây
tập trung đông dân cư, tiếp theo là cấp thị tứ 35,83%, cuối cùng là cấp xã 30,43%.
Với các hoạt động chế biến phân hữu cơ từ chất thải rắn sinh hoạt, số lượng các nhà
máy chế biến phân hữu cơ còn quá ít, chỉ lẻ tẻ ở một số thành phố lớn do thị trường
phân hữu cơ chưa thực sự phát triển và người dân vẫn còn ưa dùng các loại phân
hóa học trong nông nghiệp.
Trên thực tế, phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn đang
được áp dụng rộng rãi là phương pháp chôn lấp hoặc đốt tự nhiên không kiểm soát.
Chôn lấp không hợp vệ sinh: Chất thải chôn lấp không có kiểm soát, không
quản lý và không có biện pháp xử lý sau chôn lấp, tận dụng các khu vực trũng hay

ao hồ để đổ trực tiếp và không cần chi phí đầu tư ban đầu, thường gọi là các bãi chôn lấp
chất thải lộ thiên. Phương pháp này hiện nay đang áp dụng rộng rãi tại các địa phương
nhất là các vùng nông thôn.
Chôn lấp hợp vệ sinh: Việc chôn lấp chất thải được thực hiện tại các bãi
được chuẩn bị trước (có thể được lót thành và đáy bằng các loại vật liệu như sét,
chất dẻo), có sự kiểm soát của đơn vị tư nhân hoặc tổ vệ sinh/xí nghiệp môi trường
của xã hoặc huyện, CTR sau khi chôn lấp được xử lý bằng chế phẩm sinh học và
được lớp đất che phủ. Thông thường các bãi chôn lấp hợp vệ sinh chỉ được xây
dựng cho các Khu đô thị lớn. Phương pháp này hầu như chưa được áp dụng tại các
vùng nông thôn do điều kiện về đầu tư và vận hành cũng như khó khăn trong việc
xử lý ô nhiễm thứ cấp.
Đốt: Hiện nay tại các vùng nông thôn có sử dụng biện pháp đốt sơ sài như
chất đống để khô rồi đốt gây ô nhiễm môi trường không khí. Hoặc tại một số địa
phương Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,… đang thử nghiệm các loại lò đốt công
suất nhỏ (120kg/h). Tuy nhiên, để vận hành các lò đốt này đúng quy trình không
đơn giản đòi hỏi người vận hành phải có kiến thức tương đối cao, mặt khác chi phí
đốt và chi phí vận hành cao (việc thu phí của cac hộ gia đình không đủ để vận hành
mà ngân sách nhà nước đang phải bổ sung), việc kiểm soát khí thải đang là vấn đề
Học viên: Đặng Quốc Dũng
11
Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

khó khăn. Vì vậy phương pháp này khó có thể áp dụng tại các khu vực nông thôn để
xử lý chất thải sinh hoạt một cách triệt để.
Nhìn chung, tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy đã tăng song vẫn còn ở

mức thấp, xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tuy đã được phát
triển nhưng chưa rộng và chưa sâu. Năng lực trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn
yếu và thiếu, dẫn tới tình trạng tại một số địa phương đã thực hiện phân loại chất
thải rắn tại nguồn nhưng khi thu gom, vận chuyển lại đem đổ chung làm giảm hiệu
quả của việc phân loại. Trong khi đó tái sử dụng và tái chế chất thải mới chỉ được
thực hiện ở quy mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển một cách tự phát, không đồng
bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhân kiểm soát. Tình trạng đổ
chất thải không đúng nơi quy định còn xảy ra gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng
đến sức khỏe của cộng đồng. Số lượng bãi chôn lấp không hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ
lớn, việc phục hồi môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn còn nhiều hạn
chế. Còn tại khu vực nông thôn, lượng chất thải phát sinh tính theo đầu người chỉ
bằng một nửa đô thị nhưng chất thải rắn nông thôn có ảnh hưởng to lớn tới môi
trường sống trên diện rộng. Nhà nước đã có khung pháp lý phù hợp cho các hoạt
động bảo vệ môi trường, trong đó có các hướng dẫn về quản lý và xử lý‎‎ chất thải‎
rắn nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn thu gom, xử lý‎ chất thải cho
các vùng nông thôn, các quy định về sử dụng đất để chôn lấp và xây dựng các công
trình xử lý chất thải rắn nông thôn. Các địa phương chưa dành đủ ngân sách cho
việc thu gom, xử lý‎ chất thải; đã có sự phân công trách nhiệm giữa các cấp trong
quản l‎ý môi trường và thu gom. Tuy nhiên việc thực hiện chưa hiệu quả và triệt để,
nên việc thu gom, xử lý chất thải ở nông thôn hầu hết mang tính tự phát, không có
quy hoạch. Việc nhanh chóng xây dựng các mô hình thu gom, xử lý chất thải cho
khu vực nông thôn và đặc biệt cho các khu vực chợ vì thế trở nên cấp bách và cần
thiết.
1.3. Một số chính sách về quản lý CTR nông thôn hiện nay
.C

quy

nh chung


- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014;
Học viên: Đặng Quốc Dũng

12

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

- Nghi định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn;
- Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn
b. Một s quy

nh tại t nh Ngh An

- Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 về việc ban hành quy
định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 86/2009/QĐ-UBND ngày 05/9/2009 của UBND tỉnh Nghệ
An quy định đối tượng, mức thu, tỉ lệ trích nộp vệ sinh môi trường và phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Quyết định số 494/QĐ-UBND.ĐTXD ngày 04/2/2013 của UBND tỉnh
Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ
An giai đoạn đến năm 2020;
- Chỉ thị số 17/2013/CT-UBND ngày 08/7/2013 về việc tăng cường công
tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên việc triển khai thực hiện chưa nghiêm túc do thiếu kinh phí và
chưa thực hiện đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương; nhận thức của người dân
chưa cao; chế tài xử lý đã có nhưng khó thực hiện nhất là tại các khu vực nông thôn.
1.4. Việc triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tại Nghệ An
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020, Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, trong đó tiêu chí số 7 (chợ
nông thôn) và tiêu chí số 17 môi trường đã nêu rõ các yêu cầu đối với việc xây
Học viên: Đặng Quốc Dũng
13
Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

dựng chợ và đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực nông thôn. Cụ thể: Tiêu chí 7:
Chợ nông thôn “Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng”; Tiêu chí 17: Môi trường “Tỷ lệ
hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia”, “Các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn về môi trường”, “Không có các hoạt động gây suy giảm môi
trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp”, “Nghĩa trang
được xây dựng theo quy hoạch” và “Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý
theo quy định”.

Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 3875/QĐUBND.NN ngày 31/8/2010 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2010 – 2020; Quyết
định số 3724/QĐ.UBND.ĐC ngày 01/10/2012 về việc phê duyệt danh mục đề án,
dự án bảo vệ môi trường năm 2013 trong đó có đề án “Điều tra đánh giá hiện trạng
môi trường và đề xuất giải pháp đối với rác thải, chợ, nghĩa trang khu vực nông
thôn, hỗ trợ trang thiết bị cho một số xã được lựa chọn”.
Tại Nghệ An, đã thành lập Ban chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới và đã
triển khai chỉ đạo quyết liệt để thực hiện, theo đó đến ngày 31/12/2014 đã có 24 xã
đã được công nhận đạt chuẩn trong tổng số 431 xã được quy hoạch (Phụ lục 2).
Tuy đã có nhiều cố gắng để thực hiện song tại các địa phương còn gặp
không ít khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình nhất là tiêu chí số 7 (Chợ
nông thôn) về tiêu chí số 17 Môi trường) do các nguyên nhân sau:
- Quỹ đất để xây dựng chợ, khu lưu chứa chất thải tạm thời chưa được thực
hiện khi quy hoạch sử dụng đất của địa phương;
- Nguồn ngân sách còn hạn hẹp chỉ đủ để thực hiện mô hình tại một số xã;
- Nguồn nhân lực chưa đủ để đáp ứng.
Tóm lại, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn cũng như
CTR chợ đang là vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu để có biện pháp phù hợp,
đảm bảo về môi trường sống của người dân cũng như thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia về nông thôn mới.

Học viên: Đặng Quốc Dũng

14

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ


Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. P ương p

p ế t ừ s li u

Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định, phân tích, đánh giá điều
kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội – môi trường và tổng hợp các dữ liệu có liên quan
đến khu vực chợ Chúc Sơn thông qua các thông tin, số liệu đã thu thập được từ các
nguồn khác nhau. Từ đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã thực hiện
trước đây tại khu vực nghiên cứu và các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài
nghiên cứu, như:
+ Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu.
+ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội – môi trường khu vực nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện, đã sử dụng các giáo trình có nội dung về quản lý
CTRSH, các đề tài đã nghiên cứu về quản lý CTR. Ngoài ra, còn sử dụng những
thông tin trên các trang Web về việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của CTR. Bên
cạnh đó, các nguôn thông tin khác liên quan đến CTR nói chung cũng như CTRSH
được tham khảo và sử dụng.
1.5.2. P ương p

p iều tr

Sử dụng phiếu điều tra được thiết kế theo bảng hỏi với nội dung đề cập đến
vấn đề quản lý CTR của các cơ quan chức năng có liên quan và vấn đề về nhận
thức, thói quen của các hộ kinh doanh đối với CTR chợ khu vực nghiên cứu. Nội
dung phiếu điều tra, số lượng phiếu điều tra, các nhóm đối tượng được phát phiếu
được thiết lập trên cơ sở các thông tin đã thu thập được từ quá trình điều tra, khảo
sát thực địa và thu thập các nguồn thông tin, cụ thể: Tại mỗi chợ đã tiến hành điều

tra các hộ kinh doanh các mặt hàng khác nhau trong chợ, trong đó: Hàng rau 5
phiếu ; hàng cá, tôm 5 phiếu ; hàng gà, vịt, chim 5 phiếu ; hàng tạp hóa 5 phiếu ;
hàng nhôm, nhựa, đồ điện, gốm sứ 5 phiếu ; hàng bánh, bún 5 phiếu . Mỗi phiếu
12 câu hỏi, nội dung câu hỏi được thể hiện trong phần phụ lục 4.
Số phiếu thu được chiếm 100%, cụ thể là phát ra 30 phiếu và đã thu về
được 30 phiếu.

Học viên: Đặng Quốc Dũng

15

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện khảo sát còn tiến hành phỏng vấn
trực tiếp người dân tham gia vào hoạt động của chợ và ban quản lý chợ để thu thập
thêm các thông tin liên quan.
1.5.3. T u t ập s li u
Trực tiếp đi thực tế trên địa bàn nghiên cứu để kiểm tra tính xác thực từ các
nguồn thông tin đã thu thập được, đồng thời cập nhật những sự thay đổi có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu theo thời gian.
Khảo sát, đánh giá sơ bộ về các gian hàng khu vực tham gia hoạt động trao
đổi mua bán với chỉ tiêu về lượng CTR hàng ngày và mức độ ô nhiễm của nó. Đồng
thời bằng các giác quan đánh giá môi trường chợ, cụ thể là môi trường nước, môi
trường không khí.
1.5.4. P ương p


p ng iên

ut

ng i

Phương pháp được áp dụng để phân tích các mẫu nước, không khí. Để đánh
giá sự ô nhiễm đã tiến hành lấy mẫu, phân tích theo đối chiếu với Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia và phân tích theo các tiêu chuẩn tương ứng.
Địa điểm lấy mẫu Cụ thể tại phụ lục 3):
* Mẫu nư : L y tại

ương t o t nư



.

Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của
các tiêu chuẩn quốc gia:
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667 - 2:1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667 - 3:1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667- 4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667 - 6:1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước mặt thực

hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương
ứng của các tổ chức quốc tế:
Học viên: Đặng Quốc Dũng

16

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

- TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) - Chất lượng nước – Xác định pH.
- TCVN 5499-1995. Chất lượng nước – Xác định oxy hoà tan - Phương
pháp Winkler.
- TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước- Xác định chất
rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.
- TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu
oxi sinh hoá sau 5 ngày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng.
- TCVN 6491-1999 (ISO 6060-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu
oxy hoá học.
* Mẫu

ông

í: L y tại trung t

.


Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực
hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 5978:1995 ISO 4221:1980 . Chất lượng không khí. Xác định
nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit trong không khí xung quanh, Phương
pháp trắc quang dùng thorin.
- TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) Không khí xung quanh. Xác định
nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit. Phương pháp Tetrachloromercurat
(TCM)/Pararosanilin.
- TCVN 7726:2007 ISO 10498:2004 Không khí xung quanh. Xác định
Sunfua điôxit. Phương pháp huỳnh quang cực tím.
- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh. Xác định
nồng độ khối lượng của carbon monoxit CO . Phương pháp sắc ký khí.
- TCVN 7725:2007 ISO 4224:2000 Không khí xung quanh. Xác định
carbon monoxit.
Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán.
- TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng xác
định hàm lượng bụi.
- TCVN 6137:2009 ISO 6768:1998 Không khí xung quanh. Xác định
nồng độ khối lượng của nitơ điôxit. Phương pháp Griess-Saltzman cải biên. khí
xung quanh. Phương pháp trắc quang tia cực tím.
Học viên: Đặng Quốc Dũng
17

Trƣờng Đại học BKHN


Luận văn Thạc sỹ

1.5.5. P ương p


Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

p ử lý s li u

Phương pháp này được dùng sau khi đã thu thập được toàn bộ số liệu, thông
tin cần thiết từ các phương pháp được tiến hành trước đó. Mục đích là để xử lý
thông tin, hoàn thiện bản báo cáo.
Xử lý các thông tin định lượng bằng toán học, biểu diễn các số liệu trên đồ
thị, biểu đồ để tìm mối liên quan giữa các con số, chỉ tiêu, từ đó rút ra các luận cứ
khoa học.

Học viên: Đặng Quốc Dũng

18

Trƣờng Đại học BKHN


×