Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại các khu vực làng nghề tái chế kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 88 trang )

Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ khoa học:“Nghiên cứu mức độ tích
lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại các khu
vực các làng nghề tái chế kim loại” là do tôi thực hiện với sự hƣớng dẫn của TS.
Hoàng Thu Hƣơng và TS. Trần Thị Thúy. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ
một cá nhân, tổ chức nào. Các số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tôi điều tra,
trích dẫn, tính toán và đánh giá.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong
luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng

HỌC VIÊN

Trần Thị Mai Hƣơng

năm 2012


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thu Hƣơng đã luôn động
viên, hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin cảm ơn
TS. Trần Thị Thúy đã hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình làm thí nghiệm. Sự tận


tình của các cô đã giúp em hoàn thành tốt nghiên cứu của mình.
Em xin cảm ơn Chƣơng trình hợp tác Đại học Bách khoa Hà Nội - Đại học
Kyoto trong nghiên cứu và đào tạo về môi trƣờng đã cho em tham gia một khóa học bổ
ích và hỗ trợ em những hóa chất cần thiết trong quá trình làm thí nghiệm.
Xin cảm ơn chị Tô Lệ Thu, bạn Phạm Thị Tuyết Nhung và các cán bộ Phòng thí
nghiệm phân tích chất lƣợng môi trƣờng Viện KH&CN Môi trƣờng đã hƣớng dẫn và
tạo điều kiện để em đƣợc nghiên cứu và hoàn thành các nội dung trong luận văn một
cách tốt nhất.
Em xin cảm ơn cô Nguyễn Ngọc Lý, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi
trƣờng và Cộng đồng nơi em làm việc đã động viên và tạo điều kiện để em hoàn thành
chƣơng trình đào tạo thạc sĩ.
Xin cảm ơn anh Nguyễn Tuấn Anh, các bạn Phạm Ngọc Hậu, Đào Thị Hiền, Đỗ
Mạnh Linh, Đinh Thị Hồng và Ngô Hồng Nghĩa đã giúp em trong suốt quá trình lấy
mẫu, làm thí nghiệm cũng nhƣ viết bài. Cảm ơn bạn Đỗ Thành Cao đã đồng hành cùng
em suốt 2 năm học thạc sĩ vừa qua.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên em
trong quá trình học tập để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012

HỌC VIÊN

Trần Thị Mai Hƣơng


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIM LOẠI NẶNG VÀ HIỆN TRẠNG Ô
NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TẠI VIỆT NAM………………………………….
I.1.Giới thiệu về kim loại nặng …………………………………………………

1

I.2. Giới thiệu về một số kim loại …… ………………………………………..

2

I.2.1. Chì (Pb)……………………………………………………………….

2

I.2.2. Cadimi (Cd) …………………………………………………………..

4

I.2.3. Asen (As) ……………………………………………………………... 5
I.2.4. Thủy ngân (Hg) ……………………………………………………….
I.3. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng do hoạt động công nghiệp tại Việt Nam

6
7

I.3.1. Môi trƣờng nƣớc ……………………………………………………...


10

I.3.2. Môi trƣờng không khí ………………………………………………..

16

I.3.3. Chất thải rắn ………………………………………………………….

17

I.3.4. Vi khí hậu …………………………………………………………….

17

I.3.5. Tác động tới môi trƣờng sống do hoạt động sản xuất tại làng nghề tái
chế kim loại …………………………………………………………………. 18
I.3.6. Tác động tới sức khỏe cộng đồng do hoạt động sản xuất tại làng nghề
tái chế kim loại ……………………………………………………………… 20
CHƢƠNG II: MỐI QUAN HỆ ĐẤT - KIM LOẠI NẶNG - CÂY TRỒNG
II.1. Sự tích lũy và chuyển hóa kim loại nặng trong đất ………………………

21

II.1.1. Sự hòa tan/kết tủa các ion hòa tan và tự do trong dung dịch ………...

21

II.1.2. Hấp phụ và trao đổ ion ………………………………………………

22


II.1.3. Quá trình tạo phức với chất hữu cơ ………………………………….

23


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

II.2. Mối quan hệ kim loại nặng-thực vật ………………………………………

24

II.3. Nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về tích tụ KLN và đánh giá rủi ro………

28

CHƢƠNG III: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
III.1. Mục tiêu …………………………………………………………………..

34

III.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………..

34

III.1.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................

34


III.2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………………

40

III.3.Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích hàm lƣợng KLN trong nƣớc, đất, hạt

40

II.3.1. Lấy mẫu hiện trƣờng ………………………………………………… 40
III.3.2. Phân tích trong phòng thí nghiệm ………………………………….

41

III.3.3. Xử lý số liệu ………………………………………………………… 44
III.4. Đánh giá rủi ro từ ô nhiễm Pb và Cd tại khu vực nghiên cứu …………

44

III.4.1. Nhân tố tích lũy sinh học (BAF) ……………………………………

44

III.4.2. Tính toán lƣợng kim loại nặng hàng ngày vào cơ thể ………………

45

CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
IV.1. Hiện trạng môi trƣờng các địa điểm nghiên cứu …………………………


46

IV.1.1. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc ………………………………………..

46

IV.1.2. Hiện trạng ô nhiễm KLN trong môi trƣờng đất …………………….. 49
IV.2. Hàm lƣợng kim loại nặng trong hạt ……………………………………...

52

IV.2.1. Hàm lƣợng Pb ………………………………………………………. 52
IV.2.2. Hàm lƣợng Cd ………………………………………………………

54

IV.2.3. Hàm lƣợng As ………………………………………………………

56

IV.2.4. Hàm lƣợng Hg ……………………………………………………… 58
IV.3. Đánh giá rủi ro do phơi nhiễm kim loại nặng đối với ngƣời dân trong
vùng làng nghề…………………………………………………………………
IV.3.1. Nhân tố tích lũy sinh học của kim loại nặng ………………………..

58
58


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại

các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

IV.3.2. Ƣớc tính lƣợng kim loại nặng hàng ngày vào cơ thể qua gạo ……… 60
IV.4. Đề xuất giải pháp ………………………………………………………… 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………….

64


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BAF

Bio – Accumulation Factor

Nhân tố tích lũy sinh học

BTY

Bộ Y tế



Chỉ Đạo

ĐH

Đa Hội


Đông Thọ

Đông Thọ

EDI

Lƣợng kim loại nặng hàng ngày

Estimated Daily Intake

vào cơ thể
FAO

Food and Agriculture Organization

Tổ chức nông lƣơng quốc tế

FAOSTAT Food and Agriculture Organization Số liệu thống kể của Tổ chức
nông lƣơng quốc tế

Statistic
ICP-MS

Inductively

Coupled

Plasma


Spectrometry

Mass Thiết bị khối phổ plasma cảm
ứng

KLN

Kim loại nặng



Lạc Đạo

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TX

Trịnh Xá

VM

Văn Môn

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới



Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kim loại nặng và các ảnh hƣởng tới sinh vật

1

Bảng 1.2. Hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc thải một số cơ sở mạ điện phía

11

Bắc
Bảng 1.3. Đặc tính nƣớc thải công ty KYB qua 3 đợt quan trắc

11

Bảng 1.4. Hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc tƣới tại một số khu vực trồng rau

12

Thái Nguyên
Bảng 1.5. Hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc thải tại làng nghề tỉnh Thái Bình

13

Bảng 1.6. Hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc tại làng nghề Vĩnh Lộc, Hà Tây


13

Bảng 1.7. Hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc mặt hệ thống sông Kim Ngƣu-Tô

14

Lịch
Bảng 1.8. Hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc mặt vùng Thanh Trì và Gia lâm,

15

HN
Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa khả năng di động của các kim loại với độ chua và thế

22

oxy hóa – khử của đất
Bảng 2.2. Hàm lƣợng Cd2+ tích lũy trong các bộ phận của cây lúa

27

Bảng 2.3. Hàm lƣợng Pb2+ tích lũy trong các bộ phận của cây lúa

27

Bảng 2.4. Hàm lƣợng Hg2+ tích lũy trong các bộ phận của cây lúa

28

Bảng 4.1. Hàm lƣợng As, Hg trong nƣớc kênh


48

Bảng 4.2. Hàm lƣợng Hg trong gạo, lac, đậu

58

Bảng 4.3. Nhân tố tích lũy sinh học của kim loại nặng trong gạo

59

Bảng 4.4. Ƣớc tính lƣợng kim loại nặng hàng ngày vào cơ thể qua gạo

61

1


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

2


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ quá trình mạ và các dòng thải kèm theo


8

Hình 1.2. Sơ đồ xử lý kim loại màu kèm dòng thải

9

Hình 1.3. Hàm lƣợng SO2 và bụi tại một số làng chế tái chế kim loại

16

Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất nhôm kèm dòng thải

35

Hình 3.2. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

36

Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ tái chế và gia công sắt thép kèm dòng thải

37

Hình 3.4. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

38

Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ tái chế chì từ ắc quy thải kèm dòng thải

39


Hình 3.6. Thiết bị khối phổ plasma cảm ứng (ICP-MS)

42

Hình 4.1. Hàm lƣợng Pb trong nƣớc

47

Hình 4.2. Hàm lƣợng Cd trong nƣớc

48

Hình 4.3. Hàm lƣợng Pb trong đất

50

Hình 4.4. Hàm lƣợng Cd trong đất

51

Hình 4.5. Hàm lƣợng As, Hg trong đất

52

Hình 4.6. Hàm lƣợng Pb trong gạo

53

Hình 4.7. Hàm lƣợng Pb trong lạc, đậu


54

Hình 4.8. Hàm lƣợng Cd trong gạo

55

Hình 4.9. Hàm lƣợng Cd trong lạc, đậu

55

Hình 4.10. Hàm lƣợng As trong gạo

56

Hình 4.11. Hàm lƣợng As trong lạc, đậu

57

3


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam có rất nhiều làng nghề tái chế kim loại. Đặc trƣng của các làng nghề
này là công nghệ lạc hậu, quy mô phân tán, nhỏ lẻ, mang tính chất hộ gia đình, hoạt động
không có kế hoạch và hầu nhƣ không áp dụng các giải pháp quản lý và xử lý chất thải.
Nguy hiểm hơn, các làng nghề thƣờng nằm trong khu dân cƣ có hoạt động song song với

hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chất thải chƣa đƣợc xử lý, đặc biệt là các kim loại nặng
đƣợc cây lƣơng thực hấp thụ và đi vào bữa ăn hàng ngày của ngƣời dân, tích tụ trong cơ
thể gây nguy hại không nhỏ đến sức khỏe. Việc nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá
nguy cơ phơi nhiễm kim loại nặng tại các làng nghề đã đƣợc thực hiện nhiều trên các loại
thực phẩm nhƣ rau, củ, quả, các loại thủy sinh nhƣ nhuyễn thể, tôm, cá…nhƣng đối với
cây lƣợng thực còn rất hạn chế. Vì thế việc tiến hành “Nghiên cứu mức độ tích lũy và
đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại các khu vực các
làng nghề tái chế kim loại” là thực sự cần thiết. Thông qua nghiên cứu mức độ tích lũy
của kim loại nặng trong đất và trong các loại cây lƣơng thực có thể đánh giá mức độ rủi ro
đối với sức khỏe của ngƣời dân sống và sử dụng thực phẩm trồng tại các làng nghề tái chế
kim loại. Phƣơng pháp có thể áp dụng để đánh giá rủi ro ô nhiễm KLN ở các vùng công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong cả nƣớc, đặc biệt là các làng nghề ở đồng bằng sông
Hồng.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu đƣợc triển khai nhằm mục đích đánh giá ô nhiễm KLN trong đất và
nƣớc, đồng thời đánh giá mức độ tích lũy kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg) trong gạo và
ngũ cốc (lạc, đậu) tại 3 xã có làng nghề tái chế kim loại là Chỉ Đạo (tỉnh Hƣng Yên), Đa
Hội (tỉnh Bắc Ninh) và Văn Môn (tỉnh Bắc Ninh).

4


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

Trên cơ sở các kết quả đạt đƣợc, đánh giá rủi ro và nguy cơ phơi nhiễm các kim
loại nặng này đối với dân cƣ trong vùng.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hàm lƣợng Pb, Cd, As, Hg trong đất, trong
nƣớc và tích lũy trong gạo, lạc, đậu.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 3 xã có làng nghề tái chế kim
loại là Chỉ Đạo (tỉnh Hƣng Yên), Đa Hội (tỉnh Bắc Ninh) và Văn Môn (tỉnh Bắc Ninh).
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Phƣơng pháp luận nghiên cứu có thể đƣợc áp dụng để đánh
giá rủi ro ô nhiễm KLN ở các vùng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong cả nƣớc,
đặc biệt là các làng nghề ở đồng bằng sông Hồng có điều kiện khí hậu và thổ nhƣỡng
tƣơng tự nhƣ các làng nghiên cứu. Từ đó có thể cảnh báo nguy cơ phơi nhiễm kim loại
nặng cho cƣ dân quanh vùng.
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo tốt cho cấp có
thẩm quyền để cùng với những hộ hoạt động tái chế kim loại, những hộ sản xuất nông
nghiệp đƣa ra hƣớng giải quyết tốt nhất để việc sử dụng lƣơng thực nhiễm kim loại nặng
cũng nhƣ ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề tái chế kim loại ảnh hƣởng ít nhất tới sức
khỏe cộng đồng.

5


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

1


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIM LOẠI NẶNG VÀ HIỆN
TRẠNG Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TẠI VIỆT NAM
I.1.Tổng quan về kim loại nặng
Định nghĩa

Kim loại nặng là các kim loại có khối lƣợng riêng lớn hơn 5g/cm3[1, 2]
Theo định nghĩa này có khoảng 70 kim loại nặng trong bảng tuần hoàn hóa học,
những kim loại nặng thƣờng đƣợc biết đến trong các vấn đề liên quan đến môi trƣờng.
Đặc điểm-tính độc của kim loại nặng
Các kim loại nặng thuộc nhóm các nguyên tố có chu trình địa hóa thủy văn
chịu tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động của con ngƣời [3]. Chúng có thể tồn tại
trong khí quyển (dạng hơi), thủy quyển (muối hòa tan), địa quyển (khoáng, quặng),
sinh quyển (cơ thể ngƣời và động thực vật). Một số kim loại nặng cần thiết cho cơ thể
sinh vật ở một hàm lƣợng nhất định, nếu vƣợt quá hoặc ít hơn sẽ gây ảnh xấu tới cơ
thể. Những kim loại nặng không cần thiết cho cơ thể, hàm lƣợng ở dạng vết cũng gây
nguy hại cho cơ thể, chúng đƣợc xếp vào loại độc chất.
Kim loại nặng có đặc tính không bị phân hủy sinh học trong môi trƣờng mà có
xu hƣớng tích tụ trong tế bào sinh vật qua các chu trình chuyển hóa sinh học. Sự
chuyển hóa này tạo thành các phức kim loại-protein bền trong cơ thể sinh vật tác động
tới quá trình chuyển hóa của cơ thể do protein bị mất chức năng chuyển hóa.
Bảng 1.1. Kim loại nặng và các ảnh hưởng tới sinh vật [1, 2]
Kim
loại

Khối lƣợng
riêng
3
(g/cm )

Ảnh
hƣởng
thực vật

Ảnh
hƣởng động

vật

Hàm lƣợng
trong cơ thể
ngƣời (mg)

Nhiễm độc
nghề
nghiệp

Các bệnh
liên quan

Hg

13,59

Đ

Đ

13

+

B, C

Pb

11,34


Đ

Đ

120

+

F, G

1


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

Kim
loại

Khối lƣợng
riêng
(g/cm3)

Ảnh
hƣởng
thực vật

Ảnh
hƣởng động

vật

Hàm lƣợng
trong cơ thể
ngƣời (mg)

Nhiễm độc
nghề
nghiệp

Các bệnh
liên quan

Mo

10,2

X

X, Đ

9

+

H, I

Cu

8,92


X, Đ

X, Đ

100

+

-

Co

8,9

-

X

1,2

+

J

Ni

8,9

Đ


X

10

+

-

Cd

8,65

Đ

Đ

9-40

+

A

Sn

7,82

-

X


17

+

D, E

Cr

7,2

X, Đ

X

6

+

-

Mn

7,2

X, Đ

X

12


+

-

Chú thích:
Đ: Độc
X: Cần thiết
A: Bệnh itai-itai (tổn thƣơng thận, nhũn xƣơng, loãng xƣơng)
B: Nhiễm độc do ăn phải ngũ cốc phun thuốc diệt nấm chứa thủy ngân
C: Nhiễm độc do ăn cá chứa thủy ngân
D: Nhiễm độc cấp tính do ăn phải thực phẩm chứa trong hộp làm bằng thiếc (trên 50mg)
E: Nhiễm độc hợp chất hữu cơ thiếc
F: Chứng nhiễm độc chì ở trẻ em, suy giảm chức năng hệ thần kinh trung ƣơng
G: Nhiễm độc chì do thực phẩm, đồ uống
H: Nhiễm độc ở thú nuôi
I: Bệnh gút ở ngƣời
J: Bệnh tim ở những ngƣời uống nhiều bia do Coban đƣợc dùng làm chất phụ gia để giữ bọt
cho bia

I.2. Giới thiệu về một số kim loại gây độc
I.2.1. Chì (Pb)
Định nghĩa và tính chất
Chì là nguyên tố kim loại, thuộc ô 82, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn hóa học.
Kim loại chì màu xám xanh, mềm, dẻo, dễ kéo sợi. Khối lƣợng riêng 11,35g/cm3 ,

2


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại

các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

nhiệt độ nóng chảy 327,4oC. Chì không tan trong axit HCl, H2SO4 loãng, tan trong
HNO3 loãng, trong các hợp chất chì tồn tại hai số oxi hóa +2, và +4. [4]
Chì đƣợc ứng dụng sản xuất pin-acquy, bọc dây cáp, cầu chì, hợp kim hàn.
Trong mạ điện, chì đƣợc mạ từ các dung dịch floborat, flosilicat, phenolsunfonat. [5]
Nguồn gốc phát sinh [1, 2]
Trong tự nhiên chì tồn tại trong các loại quặng PbS, PbCO 3, PbSO4 và dạng
vết ở một số loại quặng khác. Hàm lƣợng chì trong nƣớc tự nhiên và địa quyển
thƣờng rất nhỏ do hợp chất chì có độ hòa tan thấp nên ở thủy quyển chì nằm trong
các lớp bùn đáy. Với pH <4 chì tồn tại dạng ion trong nƣớc, pH cao hơn tồn tại dạng
cặn lơ lửng.
Chì có mặt trong môi trƣờng chủ yếu do hoạt động nhân tạo. Ở dạng nguyên
chất Pb đƣợc sử dụng phổ biến nhiều thứ 5 sau Fe, Cu, Al, Zn. Ở dạng hợp chất
bao gồm axetat chì, borat chì, chì amoni, chì có trong dòng thải của các ngành sản xuất
sành sứ, tạo chất màu cho sơn, thuốc trừ sâu, thủy tinh…Ở dạng đơn chất và ion chì có
trong nƣớc thải của ngành sản xuất pin acquy, mạ điện.
Độc tính của chì [2, 6]
Chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng hô hấp và đƣờng tiêu hóa. Khi đi
vào cơ thể chì tác động tới hệ thần kinh trung ƣơng, suy giảm hoạt động của não
do sự thay thế nhóm –SH trong enzyme dẫn tới rối loạn và tê liệt hệ thần kinh
trung ƣơng. Chì trong máu gây suy giảm hồng cầu, viêm thận mãn tính, phá vỡ cơ chế
trao đổi chất của canxi.
Biểu hiện nhiễm độc chì cấp tính: đau bụng, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, cơ thể
suy sụp nhanh chóng. Tiếp xúc lƣợng Pb>10mg/ngày liên tục sau vài tuần sẽ dẫn tới
nhiễm độc nặng. Ăn phải chì 1g/lần sẽ tử vong ngay lập tức.
Nhiễm độc chì mãn tính: mất ngủ, thiếu máu, xạm da, vận động khó khăn. Trẻ
em nhiễm độc chì qua mẹ sẽ suy giảm chức năng não, chậm phát triển trí não, suy thận.

3



Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

I.2.2. Cadimi (Cd) [4,5]
Định nghĩa và tính chất
Cadimi là nguyên tố kim loại ô số 48, nhóm IIB trong bảng hệ thống tuần
hoàn, là kim loại mềm, màu trắng xanh, dễ dát mỏng. Khối lƣợng riêng 8,6 g/cm3,
o
nhiệt độ nóng chảy 321 C. Cd hòa tan mạng trong HNO3, không tan trong kiềm. Số
oxi hóa phổ biến của Cd là +2.
Trong công nghiệp Cd ứng dụng phổ biến trong ngành mạ, dùng để mạ ngoài
lớp vỏ ô tô, máy bay, tàu biển hoặc chế tạo hợp kim đồng-cadimi làm dây điện.
Cadimi thƣờng đƣợc mạ từ các dung dịch sunfat, floborat hay các phức amoniacat.
Nguồn gốc phát sinh [1, 2]
Trong tự nhiên Cd không tồn tại ở dạng nguyên tố mà chỉ ở dạng hợp chất:
CdO, CdS, CdCl2, CdSO4. Cadimi có trong vỏ trái đất, nằm trong cặn lắng ở sông.
Cadimi cũng là nguyên tố vết có trong nƣớc ngầm, nƣớc biển và là nguyên tố hoàn
toàn không cần thiết cho cơ thể sống.
Trong công nghiệp Cadimi là sản phẩm phụ của quá trình luyện Zn, Pb, Cu.
Cadimi ở dạng linh động có trong nƣớc thải của ngành mạ, sản xuất pin-acquy. Ở dạng
hợp chất Cd sử dụng trong các chất tạo sơn màu, thuốc nhuộm, thuốc diệt nấm hoặc
thuốc hợp kim hàn.
Độc tính của Cd [2, 6]
Cadimi xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng tiêu hóa hoặc đƣờng hô hấp, Cd khó xâm
nhập vào cơ thể nhƣng khi đã xâm nhập đƣợc thì khả năng tích tụ trong các tế bào là
rất lớn. Cd có khả năng thay thế canxi trong xƣơng, thận gây loãng xƣơng, suy thận. Cd
thay thế Zn trong các enzym gây rối loạn và mất chức năng enzym.
Biểu hiện nhiễm độc Cd cấp tính bắt đầu xuất hiện khi cơ thể hấp thụ từ 1020mg/kg cơ thể. Biểu hiện: khô họng, đau đầu, đau ngực, khó thở, nôn liên tục, tiêu chảy

và có thể ngất. Nhiễm độc Cd mãn tính: phổi bị phù nề, xuất hiện sỏi thận, đau khớp

4


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

xƣơng, còi xƣơng, loãng xƣơng nặng hơn có thể ung thƣ thận và xƣơng. Nếu nhiễm độc
di truyền từ mẹ sang con có thể sinh con dị tật, thiếu dinh dƣỡng.

I.2.3. Asen (As) [6]
Định nghĩa và tính chất
Asen là nguyên tố á kim ô số 33 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Asen
có màu vàng và một vài dạng màu đen và xám. Trạng thái ôxi hóa phổ biến nhất của nó là
-3 (asenua: thông thƣờng trong các hợp chất liên kim loại tƣơng tự nhƣ hợp kim), +3
(asenat (III) hay asenit và phần lớn các hợp chất asen hữu cơ), +5 (asenat (V): phần lớn
các hợp chất vô cơ chứa ôxy của asen ổn định).
Nguồn gốc phát sinh [1, 2]
Asen là nguyên tố khá phổ biến trên trái đất. Nó có mặt khắp nơi, tồn tại trong đất
đá, nƣớc, không khí, ở dạng vô cơ và hữu cơ. Trữ lƣợng asen trong lớp vỏ trái đất khoảng
0,001%, tồn tại chủ yếu dƣới dạng các loại quặng nhƣ: quặng asenit của Cu, Pb, Ag hoặc
quặng sunfua: As2S2 , As2S; As2S3,... Asen cũng có thể có trong than đá với hàm lƣợng
cao. Trong khí quyển tồn tại cả asen vô cơ và hữu cơ, asen trong nƣớc mƣa dƣới dạng
asenit. Ngoài ra asen còn tồn tại trong cơ thể động thực vật. Dƣới tác động của các quá
trình tự nhiên và nhân sinh khác nhau Asen có thể di chuyển từ các hợp phần môi trƣờng
này sang hợp phần môi trƣờng khác dẫn đến sự phân bố phức tạp của nguyên tố này trong
tự nhiên.
Bên cạnh tồn tại tự nhiên As còn đƣợc sinh ra do các hoạt động của con ngƣời nhƣ:
Khai thác quặng mỏ (Cu, Ni, Pb, Zn), luyện kim; đốt các nhiên liệu hóa thạch; sử dụng

thuốc diệt nấm, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng.
Độc tính của Asen [2, 6]
Tính độc của asen phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của các hợp chất mà nó hình
thành đặc biệt là hóa trị. Asen hóa trị 3 độc hơn nhiều so với asen hóa trị 5. Những biểu
hiện của ngộ độc asen mãn tính bao gồm: sậm màu da, tăng sừng hóa và ung thƣ, tác động

5


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

đến hệ thần kinh ngoại biên và ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe nhƣ chứng to chƣớng gan,
bệnh đái tháo đƣờng, cao huyết áp, bệnh tim, viêm cuống phổi, các bệnh về đƣờng hô
hấp. Ngộ độc asen cấp tính có thể gây buồn nôn, khô miệng, khô họng, rút cơ, đau bụng,
ngứa tay chân, rối loạn tuần hoàn máu…

I.2.4. Thủy ngân (Hg)
Định nghĩa và tính chất
Thủy ngân là nguyên tố kim loại ở ô 80 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học. Là một kim loại chuyển tiếp nặng có ánh bạc, thủy ngân là một nguyên tố kim loại
đƣợc biết có dạng lỏng ở nhiệt độ thƣờng. Thủy ngân có tính dẫn nhiệt kém nhƣng dẫn
điện tốt. Kim loại này hoạt động hóa học kém Zn và Cd. Trạng thái ôxi hóa phổ biến của
nó là +1 và +2. Rất ít hợp chất trong đó thủy ngân có hóa trị +3 tồn tại.
Thủy ngân đƣợc sử dụng trong các nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác.
Nguồn gốc phát sinh [1, 2]
Thuỷ ngân (Hg) là một trong những kim loại nặng tƣơng đối điển hình. Trong tự
nhiên, Hg tồn tại nhiều trong các loại quặng. Trung bình hàm lƣợng Hg trong quặng là 80
ppb, tồn tại chủ yếu ở dạng HgS có lẫn trong quặng, là thành phần vết của nhiều loại
quặng và đá, đặc biệt là các loại nhiên liệu rắn ví dụ nhƣ than. Đối với nguồn nhân tạo:

Hg tồn tại trong rất nhiều vật dụng sinh hoạt và công nghiệp nhƣ:
 Trong công nghiệp: điện cực thuỷ ngân, các tụ điện, bóng đèn, công tắc điện, pin
Hg.
 Trong nông nghiệp: thuốc diệt nấm trong bảo quản giống (VD: CH3HgCN: Metyl
thủy ngân xyanua).
 Trong sinh hoạt: nhiệt kế Hg, sơn chống hà, tồn tại nhiều trong nƣớc thải sinh hoạt
do việc sử dụng các vật dụng chứa Hg.
 Khí thải quá trình đốt nhiên liệu cũng chứa Hg.
Tính độc của thủy ngân [2, 6]
6


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

Thủy ngân đi vào cơ thể chủ yếu qua con đƣờng thực phẩm. Nhiễm độc cấp tính
khi tiếp xúc với Hg ở nhiệt độ cao, không gian kín biểu hiện là ho, khó thở, tim đập
nhanh, nếu liều lƣợng Hg tăng dần  nhiệt độ cơ thể tăng, choáng váng, nôn mửa, hôn
mê, tức ngực, một số ngƣời da tím tái, rét. Quá trình khó thở có thể kéo dài đến vài tuần.
Ngộ độc cấp tính do ăn uống phải một lƣợng lớn Hg. Ngộ độc cấp tính có thể là bị ngất,
hôn mê.
Nhiễm độc mãn tính khi tiếp xúc với Hg trong một thời gian dài. Nhiễm độc ở hệ
thần kinh, thận, chủ yếu do Hg hữu cơ và một số Hg vô cơ. Triệu trứng sớm nhất của
nhiễm độc Hg là lơ đãng, da xanh tái, ăn khó tiêu, hay đau đầu, có thể kèm theo viêm lợi,
chảy nƣớc bọt, sau đó răng rụng, mòn, thủng, và có vết đen ở răng, gây tổ thƣơng da.
Triệu chứng điển hình của nhiễm độc mãn tính Hg biểu hiện ở thần kinh: liệt, run, liệt mí
mắt, môi, lƣỡi, cánh tay, bàn chân... Ngƣời nhiễm độc khó có khả năng điều khiển vận
động, hành vi thay đổi, nói khó, nói lắp. Đối với trẻ em khi bị nhiễm độc Hg dễ dẫn đến
thiểu năng trí tuệ.
I.3. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng do hoạt động công nghiệp tại Việt Nam.

Công nghiệp cơ khí, gia công, tái chế kim loại và xử lý bề mặt là một ví dụ điển hình
cho ngành sản xuất có các dòng thải chứa hàm lƣợng kim loại nặng cao.

7


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ quá trình mạ và các dòng thải kèm theo [7]

8


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

Vỏ lon bia, nƣớc giải khát,
đồng, chì,…

Than

Phân loại

Tiếng ồn, bụi

Nấu chảy

Khí thải: CO, SO2, Nox, bụi
Xỉ than, xỉ kim loại


Phôi đúc

Đúc sản
phẩm

Nƣớc làm mát
Khí thải, tro

Cắt bavia

Kim loại vụn
Tiếng ồn
Bụi

Sản phẩm
(xoong, nồi,
mâm,…)

Hình 1.2. Sơ đồ xử lý bề mặt kim loại màu kèm dòng thải [8]

9


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

Quá trình mạ (hình 1.1) và xử lý bề mặt kim loại (hình 1.2) đều phát thải KLN ở
dạng bụi, dạng ion hòa tan trong nƣớc thải. Bên cạnh đó hoạt động tái chế tự phát tại các
làng nghề là một nguồn gây ô nhiễm KLN rất lớn.

Do công nghệ sản xuất lạc hậu, cơ sở hạ tầng, trình độ lao động, dân trí còn hạn chế
cộng với sự yếu kém trong quản lý môi trƣờng tại các làng nghề nên hoạt động của các làng
nghề tái chế kim loại ở đồng bằng sông Hồng đã và đang làm tăng mức phát thải chất ô
nhiễm, gây tác động tiêu cực đến môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng.
I.3.1. Tác động đến môi trƣờng nƣớc và đất [8]
Nƣớc thải từ các quá trình tái chế kim loại chủ yếu là nƣớc sử dụng trong quá trình
sản xuất các sản phẩm kim loại tái chế từ sắt thép phế liệu, nƣớc để làm mát và vệ sinh
máy móc thiết bị.
 Nƣớc làm mát: nguồn nƣớc thải này chứa nhiều bụi bẩn, gỉ sắt và dầu mỡ.
 Nƣớc từ quá trình tẩy rửa và mạ kim loại: nƣớc thải này có chứa hóa chất HCl,
NaOH, CN, Cr, Ni,…
 Nƣớc vệ sinh thiết bị, nhà xƣởng: nƣớc thải này chứa dầu mỡ bụi bẩn và một
lƣợng nhỏ hóa chất.
Khu vực đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 11 tỉnh phía Bắc bao gồm nhiều khu
công nghiệp và nhiều làng nghề tập trung tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên. Nhìn
chung hoạt động sản xuất tại các làng nghề ở vùng ĐBSH đã có ảnh hƣởng nghiêm trọng
tới chất lƣợng thủy vực ở khu vực này.
Nƣớc thải mạ của các cơ sở sản xuất phía Bắc nêu trên hầu hết đều chứa hàm
lƣợng kim loại nặng và các hóa chất khác vƣợt gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép theo
QCVN 40:2011 đối với nƣớc thải công nghiệp xả vào nguồn nƣớc mặt [9].

10


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

Bảng 1.2. Hàm lượng kim loại nặng trong nước thải một số cơ sở mạ điện phía Bắc
năm 2000 [9]
Nồng độ kim loại nặng (mg/l)


Tên cơ sở
Công ty dụng cụ cơ
khí xuất khẩu
Công ty khóa Minh
Khai
Nhà máy mạ điện
Nam Định
Xƣởng cơ khí Yên
Thƣờng
Nhà máy đèn hình
Oron-Hanel
QCVN(B) 40:2011

Pb

Cr (VI)

Ni

Zn

∑Fe

-

0,4-1,5

0,5-8


-

3,5-12

-

0,9-20

54-123

0,55-0,68

0,6-1,3

-

0,51-9,75

35-51

779,2

218

0,05-1,16

-

-


1,5-43,8

10-15,8

0,76-2,1

-

-

0,9-1,2

0,18-1,59

0,5

0,1

0,5

3

5

Công ty KYB nằm trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long chuyên sản xuất các
loại giảm xóc. Đặc tính nƣớc thải của loại hình sản xuất này là có hàm lƣợng kim loại
nặng cao.
Bảng 1.3. Đặc tính nước thải công ty KYB Việt Nam qua 3 đợt quan trắc năm 2006 [10]
Chỉ tiêu


pH

Niken

Kẽm

Chì

Flo

Clo

Xianua

Phenol Dầu mỡ

(mg/l)

khoáng

Đợt 1

2,05

23,7

5,33

0,385


0,995

40,975

0,86

5,51

11,258

Đợt 2

1,275

24,45

24,9

0,210

1,275

53,95

0,94

6,575

12,214


Đợt 3

1,545

0,0445

386,5

0,385

1,885

26,1

0,045

7,893

12,562

QCVN(B)

5,5-9

0,5

3

0,5


10

1000

0,1

0,5

10

40:2011

Theo nghiên cứu đánh giá chất lƣợng đất và nƣớc tại một số vùng trồng rau xung
quanh khu công nghiệp Thái Nguyên, nơi có trên 20 doanh nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản [11], nguồn nƣớc mặt dùng để tƣới rau cho các khu vực này đã có dấu hiệu ô
nhiễm kim loại nặng (Pb, Cd). Chất lƣợng nƣớc sông Cầu ở mức ô nhiễm nhẹ As, Pb tại

11


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

nơi tiếp nhận nƣớc thải của các cơ sở nhƣ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, mỏ than Khánh
Hòa, khu khai khoáng Sơn Dƣơng, Đại Từ…Hàm lƣợng các kim loại ô nhiễm tại đây có
sự thay đổi theo mùa. Đặc biệt đất trồng rau tại một số khu vực ô nhiễm Zn ở mức cao
vƣợt nhiều lần so với QCVN 08:2008. Điều này tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc
ngầm và nguy hại tới động vật và con ngƣời do các loại rau xanh có khả năng tích tụ các
kim loại nặng.
Bảng 1.4. Hàm lượng kim loại nặng trong nước tưới tại một số khu vực trồng rau Thái

Nguyên (2005) [11]
KL(mg/l)

Làng Đông

Xóm Chùa

Bến Oánh

QCVN 08:2008

Pb

0,02-0,09

0,024-0,180

0,025 - 0,127

0,05

Cd

0,12 - 0,385

0,009 - 0,035

0,014 - 0,172

0,01


As

0, 030 - 1, 010

0,05 - 0,12

0,021 - 0,875

0,05

Zn

0,175 - 2,404

0,274 - 2,600

0,716 - 2,180

1,5

Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong môi trƣờng nƣớc không chỉ xảy ra phổ
biến ở các khu công nghiệp và nhà máy lớn mà đây còn là vấn đề đáng quan tâm tại
nhiều cơ sở sản xuất nhỏ và làng nghề truyền thống. Theo số liệu thống kê, hiện có trên
200 làng nghề thuộc 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng [12]. Kết quả phân tích nƣớc thải tại
làng nghề chạm bạc Đồng Xâm và làng dệt nhuộm Nam Cao tỉnh Thái Bình cho thấy
nƣớc thải tại đây đều không đạt tiêu chuẩn cho phép, bị ô nhiễm bởi axit, chất hữu cơ và
kim loại nặng [13]. Đặc biệt tại làng nghề tái chế chì tại xã Chỉ Đạo tỉnh Hƣng Yên, tất cả
các mẫu nƣớc đƣợc lấy phân tích tại các mƣơng, ao và giếng đều có hàm lƣợng chì vƣợt
QCVN nhiều lần (dao động từ 0,07-10,83mg/l) so với QCVN là 0,05 mg/l áp dụng

với chất lƣợng nƣớc mặt dùng cho cấp nƣớc sinh hoạt [14]. Ngoài ra tại làng nghề tái
chế sắt Vĩnh Lộc thuộc tỉnh Hà Tây, các kết quả phân tích cũng cho thấy nguồn nƣớc
mặt tại đây bị ô nhiễm As và KLN nghiêm trọng.

12


Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại
các khu vực các làng nghề tái chế kim loại – Trần Thị Mai Hương – Cao học CNMT 2010

Bảng 1.5. Hàm lượng kim loại nặng trong nước thải tại làng nghề tỉnh Thái Bình năm
2006 [13]
KLN (mg/l)

Đồng Xâm

Nam Cao

QCVN(B) 40:2011

Cd

0,005

0,018

0,1

Cr (VI)


0,74

0,071

0,1

Cu

178,8

0,23

2

Pb

2,75

0,167

0,5

Zn

48,4

2,56

3


Vĩnh Lộc là làng cơ kim khí lớn nhất tỉnh Hà Tây (cũ). Nghề này có từ lâu đời
trƣớc đây chủ yếu là sản xuất cày, bừa, cuốc, xẻng, phát triển lên làm xe vận chuyển, xe
cải tiến, bản lề, cửa xếp, cửa hoa. Mấy năm trở lại đây làng nghề Vĩnh Lộc nấu cả thép,
cán thép, làm ống nƣớc, thậm chí có tới 40 bể mạ, nghĩa là sản xuất khép kín từ tạo
nguyên liệu ra sản phẩm. Hiện tại làng nghề Vĩnh Lộc đã đƣợc quy hoạch thành cụm công
nghiệp.
Bảng 1.6. Hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt tại làng nghề Vĩnh Lộc, Hà
Tây(mg/l) (2000) [14]
Mẫu

Fe

Zn

Cu

Pb

Nƣớc giếng khoan

18,3

0,14

1,1

0,09

Nƣớc thải sau bể mạ


16,8

3,0

0,9

0,3

Nƣớc ao thôn

14,2

1,0

0,6

0,34

Nƣớc mƣơng tƣới ruộng

130

3,1

1,2

1,5

QCVN 08:2008


1,5

1,5

0,5

0,05

Năm 2006 thành phố Hà Nội (chƣa mở rộng) có khoảng 274 nhà máy lớn, 540
doanh nghiệp dịch vụ, 450 hợp tác xã thủ công và hơn 3350 doanh nghiệp nhỏ [15]. Nƣớc
thải từ các cở sở này là tác nhân chính gây suy giảm chất lƣợng và ô nhiễm nguồn nƣớc
của Hà Nội. Hàng ngày có hơn 100.000m3 nƣớc thải công nghiệp chƣa qua xử lý với

13


×