Tải bản đầy đủ (.pdf) (250 trang)

Những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 250 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện; Các số liệu thông tin được trích
dẫn đúng quy định, trung thực và có căn cứ; Các kết quả nghiên cứu chính trong luận án
là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu được trích dẫn đầy đủ và
ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng
Tác giả

LÊ BÁ TRỰC

năm


ii

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................... x
TÓM TẮT ................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 2
1.1. Giới thiệu ............................................................................................................................ 2
1.2. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................................... 2
1.2.1. Rủi ro vĩ mô.............................................................................................................. 4
1.2.2. Rủi ro đặc trưng hoạt động ngân hàng ....................................................................... 6
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 12
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 13


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 13
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 13
1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 13
1.5.1. Dữ liệu.................................................................................................................... 13
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 14
1.6. Những đóng góp và hạn chế của luận án ............................................................................ 15
1.6.1. Những đóng góp ..................................................................................................... 15
1.6.2. Những hạn chế ........................................................................................................ 16
1.7. Kết cấu luận án .................................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................... 18
2.1 Giới thiệu ........................................................................................................................... 18
2.2 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................... 18
2.2.1 . Rủi ro và bản chất của rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ........................... 18
2.2.2 . Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng ...................................................................... 20
2.2.2.1 . Tỷ lệ Nợ xấu ................................................................................................ 20
2.2.2.2 . Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ..................................................................... 23
2.2.2.3 . Độ lệch chuẩn tỷ lệ lãi biên (NIM)............................................................... 24
2.2.3 . Nền tảng lý thuyết gắn liền với rủi ro tín dụng ....................................................... 25
2.2.3.1 . Chu kỳ kinh tế và rủi ro tín dụng ................................................................. 27
2.2.3.2 . Rủi ro tiền tệ và rủi ro tín dụng ................................................................... 28
2.2.3.3 . Rủi ro thị trường bất động sản và rủi ro tín dụng ........................................ 29
2.2.3.4 . Tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng ...................................................... 31


iii

2.2.3.5 . Năng lực tài chính và rủi ro tín dụng ........................................................... 31
2.2.3.6 . Năng lực quản trị và rủi ro tín dụng ............................................................ 32
2.2.3.7 . Khuôn mẫu hạch toán dự phòng rủi ro tín dụng .......................................... 33
2.3 Các nghiên cứu trước đây ................................................................................................... 35

2.3.1 Các nghiên cứu tác động của nhóm nhân tố vĩ mô .................................................... 35
2.3.2 Các nghiên cứu tác động của nhóm nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng ............. 40
2.4 Tóm tắt chương .................................................................................................................. 49
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ................................................ 54
3.1. Giới thiệu .......................................................................................................................... 54
3.2. Xây dựng biến phụ thuộc ................................................................................................... 54
3.2.1. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ................................................................................ 54
3.2.1.1. Công thức tính: ............................................................................................ 54
3.2.1.2. Lý do chọn lựa ............................................................................................. 54
3.2.2. Độ lệch chuẩn của NIM .......................................................................................... 55
3.2.2.1. Công thức tính.............................................................................................. 55
3.2.2.2. Lý do chọn lựa ............................................................................................. 56
3.3. Xây dựng biến độc lập ....................................................................................................... 56
3.3.1. Các nhân tố vĩ mô ................................................................................................... 56
3.3.1.1. Biến giải thích .............................................................................................. 56
3.3.1.2. Biến kiểm soát .............................................................................................. 56
3.3.2. Các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng ............................................................ 57
3.3.2.1. Biến giải thích .............................................................................................. 57
3.3.2.2. Biến kiểm soát .............................................................................................. 58
3.4. Dữ liệu .............................................................................................................................. 62
3.4.1. Dữ liệu để xây dựng các biến độc lập và biến phụ thuộc LLR .................................. 62
3.4.2. Dữ liệu để xây dựng biến phụ thuộc SigNIM ........................................................... 64
3.5. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................................... 64
3.5.1. Kiểm định các nhân tố vĩ mô .................................................................................. 64
3.5.1.1. Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là LLR (Mô hình LLR1) .................... 65
3.5.1.2. Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là SigNIM (Mô hình SigNIM1) .......... 65
3.5.2. Kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng ............................................ 65
3.5.2.1. Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là LLR (Mô hình LLR2) .................... 65
3.5.2.2. Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là SigNIM (Mô hình SigNIM2) .......... 65
3.5.3. Mô tả dữ liệu .......................................................................................................... 66

3.5.3.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 66
3.5.3.2. Tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập ............................. 67


iv

3.6. Kiểm định tính vững của dữ liệu trong các mô hình ........................................................... 73
3.6.1. Kiểm định tính đồng thời của các biến .................................................................... 73
3.6.1.1. Kiểm định các nhân tố vĩ mô ........................................................................ 73
3.6.1.2. Kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng ................................ 74
3.6.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ....................................................................... 75
3.6.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến trong các mô hình kiểm định các nhân tố vĩ mô ..... 76
3.6.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến trong các mô hình kiểm định các nhân tố đặc trưng
hoạt động ngân hàng ............................................................................................... 77
3.6.3. Kiểm định phương sai thay đổi ............................................................................... 78
3.6.3.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong các mô hình kiểm định nhân tố vĩ
mô ............................................................................................................................ 79
3.6.3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong các mô hình kiểm định nhân tố
đặc trưng hoạt động ngân hàng ................................................................................ 80
3.6.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan chuỗi. ............................................................ 82
3.6.4.1. Kiểm định tự tương quan chuỗi trong các mô hình kiểm định các nhân tố vĩ
mô ............................................................................................................................ 83
3.6.4.2. Kiểm định tự tương quan chuỗi trong các mô hình kiểm định các nhân tố đặc
trưng hoạt động ngân hàng ....................................................................................... 84
3.6.5. Kiểm định biến nội sinh ........................................................................................... 86
3.6.5.1. Kiểm định biến nội sinh trong các mô hình kiểm định các nhân tố vĩ mô ...... 87
3.6.5.2. Kiểm định biến nội sinh trong các mô hình kiểm định các nhân tố đặc trưng
hoạt động ngân hàng ................................................................................................ 88
3.7. Lựa chọn phương pháp ước lượng ..................................................................................... 90
3.7.1. Kiểm định các nhân tố vĩ mô.................................................................................... 92

3.7.1.1. Mô hình LLR1 ............................................................................................... 92
3.7.1.2. Mô hình SigNIM1 ......................................................................................... 92
3.7.2. Kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng ............................................ 92
3.7.2.1. Mô hình LLR2 .............................................................................................. 92
3.7.2.2. Mô hình SigNim2 ......................................................................................... 93
3.8. Tóm tắt chương ................................................................................................................. 93
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 94
4.1. Giới thiệu .......................................................................................................................... 94
4.2. Kết quả kiểm định ............................................................................................................. 94
4.2.1. Kết quả kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ nhất ....................................................... 94
4.2.1.1. Kết quả kiểm định mô hình LLR1.................................................................. 94
4.2.1.2. Kết quả kiểm định mô hình SigNIM1 ............................................................ 95
4.2.1.3. Kiểm định độ tin cậy của các mô hình LLR1 và SigNIM1 ............................. 95


v

4.2.1.4. Tổng hợp kết quả ước lượng của 2 mô hình LLR1 và SigNIM1 ..................... 97
4.2.1.5. Kết luận kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ nhất ........................................... 98
4.2.2. Kết quả kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ hai và thứ ba ......................................... 98
4.2.2.1. Kết quả kiểm định mô hình LLR2.................................................................. 99
4.2.2.2. Kết quả kiểm định mô hình SigNIM2 ............................................................ 99
4.2.2.3. Kiểm định độ tin cậy của các mô hình LLR2 và SigNIM2 ........................... 100
4.2.2.4. Tổng hợp kết quả ước lượng của mô hình LLR2 và SigNIM2 ...................... 101
4.2.2.5. Kết luận kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ hai ........................................... 103
4.2.2.6. Kết luận kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ ba ............................................ 104
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 104
4.4. Tóm tắt chương ............................................................................................................... 107
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, HÀM Ý VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP, HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN111
5.1 . Giới thiệu ....................................................................................................................... 111

5.2 . Kết luận .......................................................................................................................... 111
5.3 Những hàm ý chính sách .................................................................................................. 112
5.3.1 Một số hàm ý đối với Chính phủ, NHNNVN ......................................................... 112
5.3.1.1 Tăng trưởng GDP bền vững ........................................................................ 112
5.3.1.2 Phát triển thị trường bất động sản ổn định .................................................. 113
5.3.1.3 Tăng cường giám sát chặt chẽ quy định tỷ lệ giới hạn cho vay so với tiền gửi.115
5.3.1.4 Áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng chung cho từng nhóm ngân hàng có mức độ
rủi ro tín dụng khác nhau. ....................................................................................... 116
5.3.1.5 Hạn chế mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại ............. 117
5.3.2 Một số hàm ý đối với các ngân hàng thương mại ................................................... 119
5.3.2.1 Xây dựng hệ thống dự báo và quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả .................... 119
5.3.2.2 Nâng cao sức mạnh tài chính ...................................................................... 119
5.3.2.3 Tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô vốn ............................................ 120
5.3.2.4 Đa dạng hóa hoạt động ............................................................................... 120
5.3.2.5 Chính sách lãi suất cho vay linh hoạt .......................................................... 121
5.4 Những đóng góp của luận án ............................................................................................ 121
5.4.1 Đóng góp bổ sung vào khung lý thuyết .................................................................. 122
5.4.1.1 Đóng góp về phương pháp nghiên cứu ........................................................ 122
5.4.1.2 Đóng góp bổ sung một số nhân tố mới trong mô hình rủi ro tín dụng của các
NHTMVN ............................................................................................................... 122
5.4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn của nghiên cứu ............................................................. 123
5.5 Những hạn chế của luận án ............................................................................................... 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............. 128


vi

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 129



vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APEC:

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific
Economic Cooperation)

ASEAN:

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations))

BCBS:

Basel Committee on banking Supervision.

CIC:

Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

CPI:

Chỉ số giá tiêu dùng (Customer Price Index)

FEM:

Fixed Effect Model

GDP:


Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

GMM:

Generalized method of moments

HMTD:

Hạn mức tín dụng

HTXTD:

Hợp tác xã tín dụng

IMF:

Quỹ tiền tệ quốc tế (International Money Fund)

NHLD&NN:

Ngân hàng Liên doanh và nước ngoài

NHNNVN:

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

NHTMCP:

Ngân hàng thương mại cổ phần


NHTMNN:

Ngân hàng thương mại nhà nước

NHTMVN:

Ngân hàng thương mại Việt Nam

REM:

Random Effect Model

ROA:

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.

ROE:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có.

RRTD:

Rủi ro tín dụng

TCTD:

Tổ chức tín dụng

VAMC:


Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

WB:

Ngân hàng Thế giới (World Bank)

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Danh mục hình vẽ
Hình 2.1. Khối lượng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai
đoạn 2004 - 2015
Hình 2.2. Thực trạng GDP và tỷ lệ nợ xấu của các NHTMVN (2004 - 2015)
Hình 2.3. Thực trạng tỷ giá và tỷ lệ nợ xấu của các NHTMVN (2004 - 2015)
Hình 2.4. Thực trạng tỷ lệ nợ xấu của 2 nhóm quy mô NHTMVN (2004 - 2015)
Hình 2.5. Thực trạng tỷ lệ VCSH/TTS và tỷ lệ nợ xấucủa các NHTMVN (2004 2015)
Hình 2.6. Thực trạng lãi suất cho vay danh nghĩa và tỷ lệ nợ xấu của các NHTMVN
(2004 - 2015)
Hình 2.7. Thực trạng tỷ lệ cho vay so tiền gửi của các NHTMVN (2004 - 2015)
Hình 2.8. Thực trạng NIM và mạng lưới của các NHTMVN (2004 - 2015)
Hình 2.9. Thực trạng tỷ lệ dự phòng chung so tổng dư nợ với RRTD của các
NHTMVN (2004 - 2015)
Hình 3.1. Tương quan các biến phụ thuộc và biến GDP
Hình 3.2. Tương quan các biến phụ thuộc và biến ESI

Hình 3.3. Tương quan các biến phụ thuộc và biến EXI, CPI
Hình 3.4. Tương quan các biến phụ thuộc và biến LOAN
Hình 3.5. Tương quan các biến phụ thuộc và biến Log(SIZE)


ix

Hình 3.6. Tương quan các biến phụ thuộc và biến ETA
Hình 3.7. Tương quan các biến phụ thuộc và biến IIR, NIM
Hình 3.8. Tương quan các biến phụ thuộc và biến LDR
Hình 3.9. Tương quan các biến phụ thuộc và biến OEXPR, TTML
Hình 3.10. Tương quan các biến phụ thuộc và biến GPROV


x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1. Số lượng điểm giao dịch và số lượng nhân viên của các ngân hàng thương
mại Việt Nam
Bảng 2.1. Mức dự phòng đề nghị của WB
Bảng 2.2. Cán cân xuất nhập khẩu giai đoạn 2004– 2015
Bảng 2.3. Chính sách tiền tệ của NHNNVN
Bảng 2.4. Các nghiên cứu trước về sự tác động của các nhân tố đối với RRTD
Bảng 2.5. Tóm tắt 3 câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết liên quan
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
Bảng 3.2. Tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu xây dựng các biến độc lập và biến phụ
thuộc LLR
Bảng 3.3. Số liệu thống kê mô tả các biến
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định tính đồng thời của các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình

LLR
Bảng 3.5. Kết quả kiểm định tính đồng thời của các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình
SigNIM
Bảng 3.6. Kết quả kiểm định tính đồng thời của các biến đặc trưng hoạt động ngân
hàng trong mô hình LLR
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định tính đồng thời của các biến đặc trưng hoạt động ngân
hàng trong mô hình SigNIM


xi

Bảng 3.8. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các nhân tố vĩ mô trong mô hình LLR
Bảng 3.9. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các nhân tố vĩ mô trong mô hình
SigNIM
Bảng 3.10. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân
hàng trong mô hình LLR
Bảng 3.11. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân
hàng trong mô hìnhSigNIM
Bảng 3.12 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các biến vĩ mô trong mô hình
LLR
Bảng 3.13 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các biến vĩ mô trong mô hình
SigNIM
Bảng 3.14 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các biến đặc trưng hoạt động
ngân hàng trong mô hình LLR
Bảng 3.15 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các biến đặc trưng hoạt động
ngân hàng trong mô hình SigNIM
Bảng 3.16. Kiểm định tự tương quan chuỗi các biến vĩ mô và biến phụ thuộc LLR
Bảng 3.17. Kiểm định tự tương quan chuỗi các biến vĩ mô và biến phụ thuộc SigNIM
Bảng 3.18. Kiểm định tự tương quan chuỗi các biến đặc trưng hoạt động ngân hàng và
biến phụ thuộc LLR

Bảng 3.19. Kiểm định tự tương quan chuỗi các biến đặc trưng hoạt động ngân hàng và
biến phụ thuộc SigNIM
Bảng 3.20. Kết quả tương quan biến phụ thuộc LLR với số dư từng biến vĩ mô


xii

Bảng 3.21. Kết quả tương quan biến phụ thuộc SigNIM với số dư từng biến vĩ mô
Bảng 3.22. Kết quả tương quan biến phụ thuộc LLR với số dư của từng biến đặc trưng
hoạt động ngân hàng
Bảng 3.23. Kết quả tương quan biến phụ thuộc SigNIM với số dư của từng biến đặc
trưng hoạt động ngân hàng
Bảng 4.1. Kết quả kiểm địnhnhân tố vĩ mô trong mô hình LLR
Bảng 4.2. Kết quả kiểm địnhnhân tố vĩ mô trong mô hình SigNIM
Bảng 4.3. Tổng hợp kiểm định J và AR của mô hình LLR và SigNIM
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả ước lượng của mô hình LLR và SigNim
Bảng 4.5. Kết quả kiểm địnhnhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng trong mô hình
LLR
Bảng 4.6. Kết quả kiểm địnhnhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng trong mô hình
SigNIM
Bảng 4.7. Tổng hợp kiểm định J và AR của mô hình LLR và SigNIM
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả ước lượng mô hình LLR và SigNim
Bảng 4.9. So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây
Bảng 5.1. Tỷ lệ cho vay so tiền gửi của các nhóm TCTD Việt Nam


1

TÓM TẮT


Luận án đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến rủi ro tín
dụng ngân hàng. Từ cơ sở lý thuyết thông qua lược khảo các công trình nghiên cứu
trước đây, luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mối
tương quan giữa rủi ro tín dụng ngân hàng với các nhân tố vĩ mô và đặc trưng hoạt động
ngân hàng.
Luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM kiểm định các mô hình đo lường
rủi ro tín dụng. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng của các NHTMVN bị sự tác động tiêu
cực từ tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự bùng nổ thị trường bất động sản và bị sự tác
động tiêu cực từ sự tăng trưởng nhanh mạng lưới hoạt động, khi nó làm gia tăng hiệu
quả chi phí quản lý kém. Kết quả cũng cho thấy ngân hàng có quy mô tài sản và vốn nhỏ
thường có khuynh hướng mạo hiểm và chấp nhận rủi ro cao hơn những ngân hàng quy
mô lớn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một tỷ lệ dự phòng chung cao như là một
công cụ hạn chế tư tưởng mạo hiểm của các ông chủ ngân hàng.
Từ khóa: Rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng ngân hàng,các nhân tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng


2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Giới thiệu
Luận án này điều tra thực nghiệm tác động của hai nhóm nhân tố: Vĩ mô và đặc

trưng hoạt động ngân hàng, đối với rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam. Đối với nhóm nhân tố vĩ mô, luận án muốn kiểm định sự tác động của các nhân tố
liên quan đến đặc trưng kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá và yếu tố
biến động thị trường bất động sản. Đối với nhóm nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng,
luận án muốn kiểm định sự tác động của việc tăng trưởng tín dụng, năng lực tài chính,
năng lực quản trị, chính sách lãi suất và tuân thủ (bao gồm thanh khoản và dự phòng

chung).
Qua điều tra thực nghiệm, nghiên cứu này lần đầu kiểm định mối tương quan giữa
giá cả bất động sản, tăng trưởng mạng lưới và tỷ lệ dự phòng chung với rủi ro tín dụng
trong trường hợp tại Việt Nam.
Ngoài phần giới thiệu, chương này được cấu trúc như sau: Phần 1.2. thảo luận về
các vấn đề nghiên cứu, Phần 1.3. trình bày các mục tiêu nghiên cứu, Phần 1.4. trình bày
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Phần 1.5. tóm tắt dữ liệu, phương pháp và kết quả
nghiên cứu. Phần 1.6. thảo luận các đóng góp và hạn chế của luận án. Phần 1.7. trình bày
kết cấu của luận án.
1.2.

Vấn đề nghiên cứu
Việt nam sau khi trở thành thành viên của một số tổ chức quốc tế như ASEAN

năm 1995, APEC năm 1998 và WTO vào đầu năm 2007, xu hướng tự do hóa thương
mại, tự do hóa tài chính ngày càng mở rộng, mạnh mẽ đã và đang chi phối khuynh
hướng, cấu trúc vận động của hệ thống tài chính, ngân hàng thương mại Việt Nam. Điều
này cũng có nghĩa Việt Nam tiếp cận nhiều rủi ro hơn so với thời kỳ nền kinh tế kế
hoạch tập trung.
Qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị


3

trường. Tuy nhiên trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều
khó khăn khi nợ xấu ngày càng tăng và đỉnh điểm của nó vào những năm 2011 – 2012
tạo cho hệ thống ngân hàng mất an toàn khi tình hình thanh khoản vô cùng căng thẳng.
Mặc dù đã trải qua 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt
Nam, kinh tế đã có sự hồi phục và tăng trưởng, thị trường bất động sản đã ấm lên nhưng

đến nay nợ xấu vẫn chưa xử lý hiệu quả và bóng ma “nợ xấu” vẫn ám ảnh hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam. Có thể nói rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam hiện nay đang được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rất
quan tâm. Và vì vậy một câu hỏi đáng được xem xét là đâu là cách kiểm soát rủi ro tín
dụng phù hợp?
Xét trên phương diện học thuật, việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng trong bối cảnh bất ổn tài chính đặc trưng của từng quốc giasẽ giúp cho các nhà
quản lý, nhà điều hành ngân hàng có “phương thuốc hữu hiệu” hạn chế những rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
Về mặt lý thuyết,rủi ro tín dụng xảy ra khi tính hoàn trả trong quan hệ tín dụng bị
vi phạm. Khả năng hoàn trả của người vay phụ thuộc vào môi trườngvà ý muốn của bản
thân khách hàng.
Rủi ro môi trường ở đây gồm có hai khía cạnh. Thứ nhất: Rủi ro môi trường kinh
tế vĩ mô là những rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân như suy thoái kinh tế, lạm phát,
thay đổi năng lực thị trường, thay đổi chính sách của chính phủ. Thứ hai: Là những rủi ro
xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế.
Còn rủi ro từ ý muốn hoàn trả của người vay thường xuất phát từ việc khách hàng sử
dụng tiền vay không đúng mục đích và nghiêm trọng hơn là có những hành vi gian lận,
lừa đảo.
Mặc khác rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ những chọn lựa của bản thân mỗi
ngân hàng thông qua các nghiệp vụ giao dịch và lựa chọn danh mục cho vay của mình
(Hồ Diệu, 2002). Hay nói cách khác rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ những rủi ro đặc
trưng hoạt động của mỗi ngân hàng.


4

Trong phạm vi luận án chỉ tập trung kiểm định tác động của 2 nhóm nhân tố: Rủi
ro vĩ mô và rủi ro từ đặc trưng hoạt động của các ngân hàng thương mại – đây là những
nhân tố quan trọng quyết định rủi ro tín dụng trên phạm vi rộng lớn.

1.2.1. Rủi ro vĩ mô
Rủi ro vĩ mô là những rủi ro từ môi trường tổng quát có bao gồm ba nhóm rủi ro.
Thứ nhất, biến động các nhân tố đặc trưng của kinh tế quốc gia như tăng trưởng kinh tế,
lạm phát, thất nghiệp. Đây là những nhân tố cơ bản trong các mô hình lý thuyết chu kỳ
sống (Lawrence, 1995), thứ hai, biến động tỷ giá hối đoái và thứ ba là biến động ngành
kinh tế.
Lược khảo các nghiên cứu về nhân tố tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp
tại quốc gia, khu vực, thời gian khác nhau cho thấy sự tác động của các nhân tố này đến
rủi ro tín dụng cũng khác nhau. Ví dụ như:


Về nhân tố tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu của Pestova và Mamonov (2011),

Nkusu (2011), Trần Hoàng Ngân và các cộng sự (2014) minh chứng rằng một khi nền
kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và sẵn sàng đầu tư mở rộng sản
xuất, nhu cầu cấp tín dụng gia tăng, doanh số bán hàng, lợi tức của doanh nghiệp và thu
nhập cá nhân gia tăng góp phần làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay. Trong khi đó nghiên
cứu của Schechman và Gaglianone (2011) tìm thấy sự tác động cùng chiều của tăng
trưởng kinh tế năm trước đối với rủi ro tín dụng. Điều đó chứng minh một khi nền kinh
tế bùng nổ, xu hướng tâm lý phát sinh là các ngân hàng sẽ dễ dàng cấp tín dụng, kể cả
trong việc sàng lọc khách hàng và tài sản thế chấp. Lúc đó ngân hàng dễ bị tổn thương
bởi lựa chọn bất lợi về khách hàng vay.


Nhân tố lạm phát cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm điều tra lại mối

liên hệ với rủi ro tín dụng. Tuy nhiên qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu trước đây cho
thấy sự tương quan của lạm phát với rủi ro tín dụng không giống nhau. Nghiên cứu của
Nkusu (2011), Schechman và Gaglianone (2011), Poudel (2013), Trần Hoàng Ngân và
các cộng sự (2014), Nguyễn Quốc Anh (2016) kiểm định tác động cùng chiều của tỷ lệ

lạm phát với rủi ro tín dụng. Nghiên cứu của Pestova và Mamonov (2011), Vogiazas và


5

Nikolaidou (2011), Washington (2014) cho rằng trong ngắn hạn lạm phát không có ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng vì khi ngân hàng dự báo chính xác lạm phát, các nhà điều hành
ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất thích hợp để tăng doanh thu của họ nhanh hơn so với
chi phí mà xem nhẹ các tác động tiêu cực của lạm phát (Poudel, 2013)


Cũng như tăng trưởng kinh tế, yếu tố thất nghiệp liên quan trực tiếp đến khả

năng tạo dòng tiền trả nợ của cá nhân và doanh nghiệp. Do đó tỷ lệ thất nghiệp cũng
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm điều tra về mối liên hệ với rủi ro tín dụng. Tuy
nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương quan giữa tỷ lệ thất nghiệp với rủi ro tín
dụng không giống nhau. Ở một số nước có nền kinh tế mới nổi như Hy Lạp (Louzis ,
2010), Brazil (Schechman và Gaglianone, 2011), Nga (Pestova và Mamonov, 2011), tỷ
lệ thất nghiệp tương quan cùng chiều với rủi ro tín dụng. Trong khi đó tại nước Mỹ (Park
và Zhang, 2012) và Romania (Vogiazas và Nikolaidou, 2011) tỷ lệ thất nghiệp tương
quan ngược chiều với nợ xấu.
Nhân tố tỷ giá hối đoái được nhấn mạnh trong các công trình nghiên cứu tại các
nước nền kinh tế mới nổi, bởi vì tại đó ngoại tệ được xem trọng và có khối lượng vay
ngoại tệ gia tăng. Chất lượng các khoản vay này phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá.
(Nkusu (2011), Pestova và Mamonov (2011), Đinh Thị Nga (2010), Trần Hoàng Ngân và
cộng sự (2014), Nguyễn Quốc Anh (2016)). Tuy nhiên nghiên cứu của Poudel (2013),
Washington (2014) lại cho kết quả tương quan âm giữa tỷ giá và rủi ro tín dụng.
Liên quan đến rủi ro tập trung, thì có lẽ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn đặc biệt đến rủi ro từ thị trường bất động sản là
một nhân tố mới và rất quan trọng liên quan đến rủi ro tín dụng trên phạm vi rộng lớn

như nghiên cứu của Soros (2008),Nkusu (2011), Fainstein (2011) và Pestova và
Mamonov (2011). Tuy nhiên tại Việt Nam đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào
tiếp cận yếu tố của “Bong bóng” địa ốc để phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong khi đó thực tế hoạt động ngân
hàng Việt Nam trong những năm gần đây dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản
khá cao (bình quân khoảng 8%/tổng dư nợ, có những năm lớn hơn 10%/tổng dư nợ). Bên


6

cạnh đó các khoản vay ngân hàng phần lớn đều được đảm bảo bằng bất động sản. Nếu kể
cả khoản tín dụng kinh doanh, đầu tư bất động sản và khoản tín dụng thế chấp bằng bất
động sản thì dư nợ đối với bất động sản lớn hơn 50% tổng dư nợ (1). Khi giá cả thị
trường bất động sản trầm lắng đã làm nhiều doanh nghiệp bất động sản phá sản, tài sản
thế chấp sụt giá, ngân hàng không thể phát mãi thu hồi nợ từ đó gây nên nợ xấu lớn.
Chính vì thế theo báo cáo về thực trạng nợ xấu của NHTMVN tại phiên họp Quốc hội
ngày 07/07/2017, Thống đốc NHNNVN Lê Minh Hưng đã nhận định rằng một trong
những nguyên nhân gây nên nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là sự
trầm lắng của thị trường bất động sản (Ngọc Quang, 2017).
Tóm lại: Qua lược khảo các nghiên cứu tiếp cận các nhân tố đặc trưng kinh tế vĩ
mô, tỷ giá và biến động thị trường bất động sản cho thấy:
Thứ nhất: Mỗi quốc gia, khu vực có đặc thù chính sách kinh tế khác nhau và trong
thời gian khác nhau thì kết quả ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín
dụng cũng khác nhau.
Thứ hai: Yếu tố biến động của thị trường bất động sản được một số tác giả nước
ngoài quan tâm, nhưng ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến yếu tố này,
trong khi đó thời gian qua thực trạng thị trường bất động sản trầm lắng một thời gian dài
và nợ xấu của các ngân hàng thương mại ngày càng gia tăng.
1.2.2. Rủi ro đặc trưng hoạt động ngân hàng
Rủi ro đặc trưng hoạt động ngân hàng là những rủi ro từ chính bản thân ngân

hàng. Đó là những rủi ro xuất phát từ những mong muốn vượt mức an toàn và nguy cơ
đạo đức. Những rủi ro từ chính bản thân ngân hàng có thể tổng hợp thành những nhóm
nhân tố liên quan như sau:

1

Ủy ban kinh tế của Quốc hội, 2013 – 2014. Bản tin kinh tế số 8,9,10
< />

7

 Tăng trưởng cho vay
Tăng trưởng cho vay được nhiều công trình nghiên cứu đánh giá là một trong
những nhân tố quan trọng liên quan chặt chẽ với các chỉ số rủi ro tín dụng. Giải thích
hiện tượng này những tác giả nghiên cứu trước thời điểm khủng hoảng và sau khủng
hoảng như Das và Ghost (2007), Boudriga et al (2009), Espinoza và Prasad (2010)
Pestova và Mamono (2011), Castro (2012) cho rằng tăng trưởng cho vay nhanh chóng
phản ánh giảm tiêu chuẩn cho vay, suy giảm chất lượng giám sát và sau một thời gian
(thường trong suy giảm kinh tế) nó có thể dẫn đến sự gia tăng các khoản vay có vấn đề.
Một quan điểm khác lại cho rằng việc mở rộng cho vay như là một công cụ thúc
đẩy đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tích cực
đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình, không ảnh hưởng hoặc
giảm nguy cơ tăng nợ xấu (Schechman và Gaglianone(2011), Nkusu (2011), Vogiazas và
Nikolaidou (2011),Washington (2014), Trần Hoàng Ngân và các cộng sự (2014),
Nguyễn Thị Hoài Phương (2017))
 Năng lực tài chính
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu là hai chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động của một
ngân hàng thương mại, đồng thời nó cũng là hai chỉ tiêu giúp ngân hàng thể hiện được
tiềm năng phát triển và tiềm lực kinh tế (Nguyễn Mạnh Hùng và Tạ Thu Hồng Nhung,
2016).

Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực
tài chính của một định chế tài chính theo thông lệ quốc tế. Hai chỉ tiêu này là những chìa
khóa đối với hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Tuy nhiên nó cũng là những tác
nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của định chế tài chính đó.
Một ngân hàng quy mô lớn có lợi thế cạnh tranh và cơ hội đa dạng hóa hoạt động
của mình nên hạn chế rủi ro (Demset và Strahan,1997), (Nguyễn Quốc Anh, 2016), (Lê
Thị Thu Điềm, 2016). Nhưng Das và Ghost (2007) cho rằng quy mô càng lớn thì tâm lý
chấp nhận rủi ro cao hơn và kết quả nợ xấu cao hơn trong tương lai.


8

Một giải thích khác của Berger và De Young (1997), Park và Zhang (2012) liên
quan đến quy mô nhỏ của ngân hàng, đó làngân hàng nhỏ có thể chấp nhận rủi ro bằng
cách tăng mức độ rủi ro của danh mục cho vay và đầu tư của mình, và kết quả nợ xấu cao
hơn trung bình trong tương lai.
 Chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất thể hiện qua một số chỉ số tổng hợp như: Lãi suất cho vay
danh nghĩa hoặc lãi suất cho vay thực và tỷ lệ lãi biên (hay còn gọi là hệ số NIM).
Nghiên cứu của Louzis et al (2010), Pestova và Mamonov (2011), Park và Zhang (2012),
Castro (2012), Lê Văn Chí (2014), Nguyễn Quốc Anh (2016) minh chứng rằng lãi suất
cho vay hay tỷ lệ lãi biên cao của ngân hàng, thể hiện một dấu hiệu của chính sách tín
dụng mạo hiểm vào những lĩnh vực có rủi ro cao và qua đó có thể dẫn đến sự gia tăng
các khoản vay có vấn đề. Tuy nhiên, nghiên cứu của Fofack (2005), Das và Ghosh
(2007), Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2014) cho rằng trong giai đoạn ngắn hạn, khi ngân
hàng dự báo chính xác lạm phát, các nhà điều hành ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất
thích hợp để tăng doanh thu của họ nhanh hơn so với chi phí mà xem nhẹ các tác động
tiêu cực của lạm phát. Mặc khác trong giai đoạn lạm phát gia tăng, các ngân hàng cũng
không có ý định giải ngân dài hạn, họ chỉ tập trung cho vay những lĩnh vực quan trọng
của nền kinh tế. Quá trình này làm cho khối lượng tín dụng giảm, các ngân hàng giảm rủi

ro tín dụng (Poudel, 2013).
 Năng lực quản trị
Quản trị lành mạnh là chìa khóa đối với hiệu quả hoạt động của một ngân hàng.
Tuy nhiên, nó cũng là tác nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của định chế tài chính đó.
Năng lực quản trị thể hiện qua một số chỉ số tổng hợp như: Tỷ lệ chi phí và sự mở
rộng đơn vị trực thuộc (Nguyễn Thị Cành, 2015).
-

Tỷ lệ chi phí – Một tỷ lệ cao của chi phí so với kết quả “đầu ra” thể hiện ngân

hàng hoạt động không hiệu quả. Khi ngân hàng ít nỗ lực bỏ chi phí để đảm bảo chất
lượng cho vay sẽ có vẻ được nhiều hơn hiệu quả về chi phí trong ngắn hạn, tuy nhiên, sẽ


9

có phát triển của nợ xấu trong thời gian dài. Mặc khác ngân hàng bỏ chi phí nhiều hơn để
tuyển dụng nhân viên, nhưng các kỹ năng yếu kém trong khâu phê duyệt tín dụng, thẩm
định tài sản thế chấp cầm cố, quản lý và giám sát khoản vay cũng sẽ làm gia tăng các
khoản vay không hiệu quả trong tương lai (Berger và DeYoung, 1997).
-

Mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng – Một chỉ số có thể chấp nhận

về năng lực quản trị khi nó liên quan đến một hiệu quả chi phí kém. Việc mở rộng mạng
lưới nhanh dẫn đến mức chênh lệch lợi tức ngày càng giảm thì càng có nguy cơ cho vay
dưới chuẩn để mở rộng tín dụng. Mặc khác sự mở rộng mạng lưới nhanh, nhân viên thiếu
kinh nghiệm càng gia tăng thì nguy cơ cho vay dưới chuẩn càng lớn (Das và Ghosh,
2007).
Tiếp cận năng lực quản trị, nhiều công trình nghiên cứu đánh giá nhân tố hiệu quả

chi phí thể hiện qua các chỉ số Roa, Roe (Boudriga et al(2009), Louzis (2010), Park và
Zhang (2012), Pestova và Mamonov (2011), Trần Hoàng Ngân và các cộng sự (2014)),
hay tỷ lệ chi phí hoạt động so tổng thu nhập (Salad và Saurina (2002)) ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng. Trong khi đó ít công trình nghiên cứu phân tích nhân tố mở rộng mạng lưới
hoạt động của ngân hàng đối với rủi ro tín dụng, đặc biệt là không có nghiên cứu nào
trong nước quan tâm đến vấn đề này.
 Thanh khoản
Tỷ lệ cho vay so tiền gửi (LDR) là một chỉ số tổng hợp đo lường thanh khoản của
ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ cho vay so tiền gửi cũng là chỉ số đo lường sự gia tăng tín
dụng. Tăng trưởng tín dụng vượt quá so với tiền gửi sẽ thúc đẩy một chính sách lãi suất
huy động cao nhằm đảm bảo thanh khoản. Qua đó sẽ ảnh hưởng gia tăng lãi suất vay.
Yếu tố lãi suất vay tăng cao là một dấu hiệu tiềm ẩn mang lại rủi ro tín dụng sau đó cho
ngân hàng (Pestova và Mamonov, 2011). Nghiên cứu của Vogiazas và Nikolaidou
(2011), Poudel (2013) thì không thấy có sự ảnh hưởng của chỉ số thanh khoản LDR đến
rủi ro tín dụng.


10

 Dự phòng rủi ro
Quy định dự phòng rủi ro tín dụng nói lên sự chuẩn bị đầy đủ của một ngân hàng
cho các khoản tổn thất tín dụng dự kiến. Nghiên cứu của Hasan và Wall (2004),
Boudriga et al (2009) minh chứng rằng một tỷ lệ nợ xấu cao gắn liền với tỷ lệ dự phòng
rủi ro cao trước đó. Điều này phản ánh sự gia tăng một quỹ dự phòng rủi ro lớn (bao gồm
cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể) sẽ nảy sinh ý định mạo hiểm gia tăng các khoản
vay kém chất lượng sau đó.
Nghiên cứu Gabriel và Saurina (2006) cho thấy khi tăng trưởng tín dụng, dựa trên
những rủi ro dự kiến, các ngân hàng có xu hướng trích lập dự phòng nhiều hơn mặc dù
chưa xảy ra rủi ro và khi rủi ro xảy ra thì các ngân hàng sẽ sử dụng quỹ dự phòng để bù
đắp tổn thất. Sự lập luận của tác giả này cho rằng, theo quy định hạch toán dự phòng rủi

ro thì dự phòng cụ thể được thực hiện đối với khoản vay của từng khách hàng bị suy
giảm đáng kể và có bằng chứng khách quan của một sự tổn thất đã được phát sinh.Trong
khi đó dự phòng chung được thực hiện trên tổng dư nợkhông có bằng chứng khách quan
về sự suy giảm khoản vay của từng khách hàng nhưng tổng dư nợ vẫn được “đánh giá
chung” giảm giá do nguy cơ rủi ro tín dụng. Như vậy nếu bản thân các ngân hàng hạ
chuẩn tín dụng để gia tăng dư nợ vay không quan tâm rủi ro dự kiến thì dự phòng rủi ro
không tác dụng gì để ngăn chặn ý tưởng mạo hiểm của ngân hàng. Và qua kết quả nghiên
cứu của mình, tác giả này đã đề xuất một công cụ dự phòng mới để đối phó với rủi ro tín
dụng liên quan đến chính sách cho vay theo chu kỳ.
Với nền tảng nghiên cứu của Gabriel và Saurina (2006), tác giả quan tâm đến ý
nghĩa của dự phòng chung đối với rủi ro tín dụng, khi mà ở Việt Nam trải qua hơn 13
năm áp dụng một tỷ lệ trích lập dự phòng chung (0,75%) nhưng nợ xấu vẫn xảy ra.
Tóm lại: Lược khảo các nghiên cứu quan tâm đến các nhân tố đặc trưng hoạt động
ngân hàng, cho thấy:
Thứ nhất: Rất nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận các nhân tố liên quan về tăng
trưởng cho vay, chính sách lãi suất, năng lực tài chính, năng lực quản trị, thanh khoản và
yếu tố dự phòng. Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu không đồng nhất. Điều này minh


11

chứng rằng mỗi quốc gia có đặc thù riêng trong chính sách kinh tế và cơ chế quản lý,
giám sát ngân hàng riêng của mình sẽ có những nhân tố đặc trưng ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng.
Thứ hai: Có ít nghiên cứu nước ngoài quan tâm đến yếu tố mở rộng mạng lưới
hoạt động - một chỉ số tổng hợp về năng lực quản trị. Trong khi đó ở Việt Nam chưa có
công trình nào quan tâm yếu tố này mặc dù trong thực tế thời gian qua từ 2005 - 2012 tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam mạng lưới hoạt động gia tăng mạnh. Từ 2005 mạng
lưới hoạt động của các NHTMVN chỉ đạt 3.249 điểm giao dịch nhưng đến năm 2008
mạng lưới hoạt động của các NHTMVN tăng lên đến 5.252 điểm giao dịch, tăng gần

62% so với năm 2005 và đến năm 2011 chỉ sau 3 năm số điểm giao dịch đạt 7.922 điểm,
năm 2012 đạt 8.727điểm (bảng 1.1). Sự gia tăng mạnh về mạng lưới hoạt động liệu có
làm giảm năng lực quản trị của các ngân hàng hay không và qua đó có làm tăng nguy cơ
nợ xấu của các ngân hàng hay không?
Thứ ba: Dự phòng rủi ro được coi như là một cơ chế kiểm soát tốt hơn đối với tổn
thất cho vay dự kiến. Tuy nhiên theo quy định hạch toán dự phòng rủi ro của Việt Nam
(Từ Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 cho đến Thông tư 02/2013/TTNHNN ngày 21/01/2013)và của quốc tế (theo Khuôn mẫu lý thuyết của IMF và the
Financial Soundness Indicator Guide (2005)), các tiêu chuẩn đánh giá dự phòng cụ thể
được thực hiện đối với khoản vay của từng khách hàng bị suy giảm đáng kể và có bằng
chứng khách quan của một sự tổn thất đã được phát sinh. Trong khi đó quy định dự
phòng chung được thực hiện trên tổng dư nợ không có bằng chứng khách quan về sự suy
giảm khoản vay của từng khách hàng nhưng tổng dư nợ vẫn được “đánh giá chung” giảm
giá do nguy cơ rủi ro tín dụng
Tại Việt Nam, trong suốt thời gian hơn 13 năm kể từ khi ban hành Quy định
493/2005/QĐ-NHNN đến nay tỷ lệ trích lập dự phòng chung (0,75%) vẫn không thay
đổi mặc dù tỷ lệ nợ xấu của các NHTMVN ngày càng tăng. Một câu hỏi đặt ra liệu rằng
dự phòng chung có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng hay không? Nếu không thì NHNNVN


12

có cần phải duy trì mức trích lập dự phòng chung quá lâu như vậy không? Vấn đề này
cho đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam quan tâm.
Bảng 1.1. Số lượng điểm giao dịch và số lượng nhân viên của các ngân hàng
thương mại Việt Nam
SLNV (người)

Số lượng điểm giao dịch

2004


18.690

3.039

2005

28.596

3.249

2006

38.737

3.871

2007

44.736

4.388

2008

79.999

5.252

2009


88.243

6.070

2010

107.033

6.970

2011

116.693

7.922

2012

128.915

8.727

2013

137.426

8.892

2014


147.882

9.187

2015

201.514

9.285

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là tìm kiếm những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh từ 2004 - 2015, bao gồm
hai nhóm nhân tố vĩ mô và nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng.
Đối với việc kiểm định nhân tố vĩ mô, ngoài các yếu tố đặc trưng kinh tế vĩ mô của
Quốc gia, mục tiêu cụ thể thứ nhất của luận án là tìm trả lời câu hỏi (RQ1): Liệu có ảnh
hưởng của sự biến động thị trường bất động sản đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam hay không?


13

Đối với việc kiểm định nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng, ngoài các yếu tố
liên quan đến tăng trưởng tín dụng, năng lực tài chính, chính sách lãi suất, thanh khoản,
mục tiêu cụ thể thứ hai của luận án là tìm trả lời câu hỏi (RQ2): Liệu việc mở rộng mạng
lưới hoạt động liên quan đến năng lực quản trị ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?

Cũng liên quan đến kiểm định nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng, mục tiêu cụ
thể thứ ba của luận án là tìm trả lời câu hỏi (RQ3): Liệu có sự ảnh hưởng của dự phòng
chung đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô và đặc trưng hoạt
động ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Ở khía cạnh
vĩ mô, ngoài các yếu tố đặc trưng kinh tế vĩ mô, luận án đặc biệt nhấn mạnh tìm kiếm sự
tác động của yếu tố biến động thị trường bất động sản đến rủi ro tín dụng ngân hàng một yếu tố mới mà ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào quan tâm. Tương tự ở khía cạnh
đặc trưng hoạt động ngân hàng, khác với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam mang
tính rời rạc, luận án tiếp cận phân tích tổng hợp và đầy đủ các nhóm yếu tô liên quan đến
tăng trưởng tín dụng, năng lực tài chính, chính sách lãi suất, thanh khoản, năng lực quản
trị và dự phòng rủi ro, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tìm kiếm sự tác động của yếu tố tăng
trưởng nhanh mạng lưới hoạt động và dự phòng chung đến rủi ro tín dụng.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khộng gian: Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng của một nhóm các ngân hàng thương mại nội địa mà không nghiên cứu trên
phạm vi toàn ngành ngân hàng Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Từ 2004 đến 2015
1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Dữ liệu


×