BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------
NGUYỄN NGỌC VIỄN
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN
THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận v n
d n c a
t n n n
n t
P ntc c c
u t t c đ n đ n t n tr
n mại Vi t Nam” l b i n
n tn
iên cứu c a chính tôi.
Ngoại trừ những tài li u tham khảo đ ợc trích dẫn trong luận v n này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ c a luận v n n
hoặc đ ợc sử d n để nhận bằng cấp
a từn đ ợc công b
nhữn n i k c.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào c a n
n
c
ời k c đ ợc sử d ng trong luận v n
m k ôn đ ợc trích dẫn t eo đún qu định.
Luận v n n
c
a bao iờ đ ợc n p để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại c c tr ờng
đại học hoặc c s đ o tạo khác.
Thành ph Hồ C
Min , n m 2017.
N u n N ọc Vi n
i
LỜI CẢM ƠN
M c tiêu nghiên cứu đã o n t n . Bên cạnh nỗ lực c a bản thân, sự thành
công c a tôi đ ợc hình thành từ nhiều y u t . Những y u t gián ti p, trực ti p và
quan trọn
n
t là y u t con n
ời.
Tôi xin gửi lời c m n c n t n n ất đ n các Thầy - Cô K oa Đ o tạo sau đại
học (Đại Học M - TP. Hồ Chí Minh), nhữn n
ời đã trực ti p trang bị cho tôi ki n
thức làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu.
Thầy PGS.TS. Nguy n Minh Kiều, kính gửi lời c m n s u sắc nhất đ n Thầy.
Xin c m n sự nhi t tình c a Thầy xuyên su t quá trình nghiên cứu.
Và cu i cùng, xin gửi lời c m n đ n ia đìn , n i đã c ia sẽ, địn
viên tôi. Tôi cũn k ôn quên ửi lời c m n đ n nhữn n
Anh/Chị OU – MFB6” v đặc bi t l n
ời bạn đời, n
sự thành công này.
Xin chân thành cảm n v mãi mãi k ắc ghi!
ii
ớn , đ ng
ời bạn, nhữn n
ời có ản
ời
ng lớn trong
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, tác giả sử d ng các kỹ thuật ớc l ợng cho dữ li u bảng
bao gồm: mô hình hồi quy g p, mô ìn t c đ ng c địn , mô ìn t c đ ng ngẫu
n iên để nhận di n các nhân t t c đ n đ n t n tr
t
ng tín d ng c a các ngân hàng
n mại trên thị tr ờng Vi t Nam. K t quả nghiên cứu chỉ ra t c đ n có ý n
ĩa
th ng kê c a các nhân t : quy mô ngân hàng, tỷ l nợ xấu, tỷ l lãi cận biên, tính thanh
khoản, hi u quả hoạt đ ng về mặt lợi nhuận và tỷ l lạm phát. Bằn c c p
n p p
ớc l ợng cho dữ li u bảng, k t quả ớc l ợng thể hi n tính ổn định và bền vững khi
dấu c a các h s t c đ n có ý n
ĩa t
n kê k ôn đổi khi tác giả đ a t êm v o mô
hình nghiên cứu t c đ ng c a các y u t vĩ mô. Bên cạnh đó, k t quả nghiên cứu còn
thể hi n m t s bằng chứng cho thấ c c n n
Nam d ờn n
có xu
n t
n mại trên thị tr ờng Vi t
ớng kiểm soát cung tín d ng chặt chẽ
hoản t i c n . T êm v o đó, c c n n
n t
n mại d ờn n
vi kiểm hãm cung tín d n tr ớc các phản ứn t n lãi suất c a FED.
iii
n từ sau kh ng
có n ững hành
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Tóm tắt ............................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................. iv
Danh mục hình và đồ thị ................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................. viii
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................ x
Chƣơng 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................... 1
1.1.
Lý do n
1.2.
M c tiêu n
iên cứu. .............................................................................. 2
1.3.
C u ỏi n
iên cứu. ................................................................................ 2
1.4.
Đ i t ợn v p ạm vi n
1.5.
P
1.5.1. P
iên cứu. ................................................................................... 1
iên cứu. ......................................................... 2
n p p n iên cứu v dữ li u n
iên cứu. ................................... 3
n p p n iên cứu. ....................................................................... 3
1.5.2. Dữ li u n iên cứu. ................................................................................. 3
1.6.
Ýn
ĩa v đón
óp c a n
iên cứu. .................................................... 3
1.7.
K t cấu luận v n...................................................................................... 4
Chƣơng 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............ 6
2.1.
Lý t u t t n tr
n t n d n ............................................................... 6
2.2.
T ôn tin bất c n xứn tron
oạt đ n t n d n ................................... 8
2.2.1. K i ni m t ôn tin bất c n xứn . .......................................................... 8
2.2.2. H quả c a t ôn tin bất c n xứn ......................................................... 9
iv
2.2.3. Giải p p ạn c
2.3.
M ts n
t ôn tin bất c n xứn ............................................ 11
iên cứu t ực n i m. .......................................................... 13
Chƣơng 3:
MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 18
3.1.
T i tk n
iên cứu. ............................................................................. 18
3.2.
Mô ìn n
iên cứu. ............................................................................. 19
3.3.
Đo l ờn c c bi n tron mô ìn n
3.3.1. Bi n p
iên cứu. ..................................... 22
t u c. ..................................................................................... 22
3.3.2. C c bi n đ c lập. ................................................................................... 22
3.4.
C c
ớn ti p cận mô ìn n
3.4.1. Mô ìn
ồi qu
iên cứu. ............................................. 32
p. ............................................................................ 32
3.4.2. Mô ìn t c đ n c địn . .................................................................... 32
3.4.3. Mô ìn t c đ n n ẫu n iên. .............................................................. 33
3.4.4. Lựa c ọn mô ìn p ù ợp. .................................................................. 34
Chƣơng 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................ 35
4.1.
P ntc t
n kê mô tả....................................................................... 35
4.2.
P n t c ma trận
4.3.
P n t c v t ảo luận k t quả n
s t
n quan. ..................................................... 47
iên cứu. .......................................... 47
Chƣơng 5:
KẾT LUẬN VÀ NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 55
5.1.
K t luận. ................................................................................................ 55
5.2.
Gợi ý c n s c ................................................................................... 57
5.3.
Hạn c
c a đề t i n
iên cứu v đề xuất
ớn n
iên cứu ti p t eo 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 60
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 62
v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Sơ đồ 3.1:
Quy trình nghiên cứu luận v n ........................................................................ 19
Sơ đồ 3.2:
Tóm tắt mô hình nghiên cứu ................................................................... 21
Đồ thị 4.1:
Tổng tài sản bình quân c a các NHTM 2008-2015.............................................. 37
Đồ thị 4.2:
Tỷ l nợ xấu bình quân c a các NHTM nghiên cứu 2008-2015 .......................... 38
Đồ thị 4.3:
Tỷ l lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân c a các NHTM nghiên cứu ......... 40
Đồ thị 4.4:
Tỷ trọn c c n n
n đã niêm
t trên sàn chứng khoán Vi t Nam ............ 41
Đồ thị 4.5:
Tỷ l V n ch s hữu c a các NHTM ............................................................. 42
Đồ thị 4.6:
T c đ t n tr
ng v n u đ ng c a các NHTM .......................................... 43
Đồ thị 4.7:
Tỷ trọng các Ngân hàng thu c s hữu N
n ớc ............................................ 44
Đồ thị 4.8:
T c đ t n tr
ng kinh t Vi t Nam .............................................................. 45
Đồ thị 4.9:
vi
Tỷ l Lạm phát tại Vi t Nam ........................................................................... 46
Đồ thị 4.10:
T c đ t n tr
ng cung tiền c a Vi t Nam iai đoạn 2001 – 2016............... 50
Đồ thị 4.11:
T c đ t n tr
ng cung tín d ng c a c c n n
n t
n mại tại Vi t Nam
iai đoạn 2001 – 2015 .............................................................................................. 51
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:
K t quả c a nghiên cứu c a Tamirisa and Igan (2007) ................................... 13
Bảng 2.2:
K t quả c a nghiên cứu c a Aydin (2008) ...................................................... 14
Bảng 2.3:
K t quả c a nghiên cứu c a Stepanyan and Guo (2011): ................................ 15
Bảng 2.4:
K t quả nghiên cứu c a Nguy n T ù D
n and Trần Hải Y n (2011)....... 16
Bảng 3.1:
Tóm tắt các bi n và giả thuy t nghiên cứu ...................................................... 31
Bảng 4.1:
Th ng kê mô tả dữ li u nghiên cứu ................................................................. 35
Bảng 4.2:
Ma trân h s t
n quan ................................................................................ 47
Bảng 4.3:
K t quả ớc l ợng với mô hình hồi quy g p ................................................... 48
Bảng 4.4:
K t quả ớc l ợng với mô ìn t c đ ng c định ........................................... 48
Bảng 4.5:
K t quả ớc l ợng với mô ìn t c đ ng ngẫu nhiên...................................... 49
Bảng 4.6:
viii
Tổng hợp k t quả nghiên cứu và các kiểm định .............................................. 53
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CREDITGR
: T c đ t n tr
ng tín d ng
DEPGR
: T c đ t n tr
ng v n u đ ng
EQUITY
: Tỷ l v n ch s hữu
FEM
Mô ìn t c đ ng c định
GDP
T n tr
ng kinh t
HTNHTM
: H th n n n
INF
: Tỷ l lạm phát
LBANK
LIQ
N n
n t
n đã niêm
n mại
t trên sàn chứng khoán
: Tỷ l thanh khoản
NHNN
N n
n n
n ớc
NHTM
N n
n t
n mại
NPL
: Tỷ l nợ xấu
POLS
: Mô hình hồi quy g p
REM
Mô ìn t c đ ng ngẫu nhiên
ROA
: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
SIZE
: Quy mô ngân hàng
STATE
: Ngân hàng thu c s hữu n
WorldBank
: Ngân hàng Th giới
x
n ớc.
CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương mở đầu, luận văn trình bày tổng quan về nội dung nghiên cứu bao gồm
các vấn đề như lý do nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, cung như đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, các phương pháp và dữ liệu nghiên cứu và tóm lược ý nghĩa, đóng góp
của nghiên cứu.
1.1.
Lý do nghiên cứu.
Từ giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 - 2008 cho tới nay thì hầu hết
các nền kinh tế đều bị ảnh hưởng nặng nề và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh
hưởng này. Minh chứng rõ nét là trong khoảng thời gian này nền kinh tế Viêt Nam đã
gặp không ít những khó khăn, tồn tại như GDP tăng trưởng thấp, lạm phát cao, các
doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến phá sản ngày càng nhiều dẫn đến nợ xấu tăng cao ảnh
hưởng đến hệ thống ngân hàng. Và hệ thống ngân hàng thương mại (HTNHTM) như
một kênh trung gian luân chuyển vốn, huyết mạch của nền kinh tế, giúp luân chuyển
vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu, đồng thời hệ thống ngân hàng thương mại cũng
góp phần đẩy lùi, kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá, thúc đẩy hoạt động đầu tư
và sản xuất từ đó tác động lên sự tăng trưởng của cả nền kinh tế. Thực tế, giai đoạn
2008 – 2009 là giai đoạn tăng trưởng nóng tín dụng với tốc độ tăng trưởng ở mức
21%/năm. Sau đó, những khó khăn bắt đầu bộ lộ và cụ thể theo các số liệu của Ngân
hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ đạt 10.9% thấp hơn 2.9
lần so với năm 2010. Và tiếp theo đó, năm 2012 với 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín
dụng của toàn nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%, sau 11 tháng tín dụng mới nhích lên
được hơn 4% và bất ngờ tín dụng tăng mạnh cuối năm, kết quả cả năm tăng trưởng đạt
8.91%. Năm 2013 và 2014, tăng trưởng tín dụng lần lượt đạt 12.51% và 13%. Sau đó,
với những gói tín dụng kích cầu của Ngân hàng Nhà nước thì năm 2015 và 2016 lần
lượt tăng trưởng tín dụng đạt lần lượt 18% và 18.71%.
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng
trong việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước, mặt khác nguồn thu nhập từ hoạt
động tín dụng hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của hệ thống ngân
hàng thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc nếu tăng trưởng tín dụng không ổn
1
định như hiện tại thì sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của chính bản thân các ngân hàng
và rộng hơn nữa là cả nền kinh tế. Và để minh chứng cho vấn đề này, trong các năm
gần đây Chính phủ đã đưa ra hàng loạt giải pháp thúc đẩy tín dụng, tháo gỡ các thủ
tục hành chính, khó khăn trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất
kinh doanh và nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đây ta có thể thấy hoạt động tín dụng
của hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò cốt lõi trong sự phát triển chung của
nền kinh tế. Và mục tiêu tăng trưởng tín dụng là một trong những mục tiêu quan
trọng, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và hệ thống ngân hàng thương mại nhằm đạt
đặt những mục tiêu phát triển nền kinh tế. Nhưng để đưa ra các giải pháp nhằm góp
phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thì cần xác định được đâu là những yếu tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ những phân tích như trên, vấn đề nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là:
“Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng
Thương mại Việt Nam”.
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu.
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp, chính sách (nếu có) nhằm thúc đẩy
tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu.
Nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết những câu hỏi sau:
Những yếu tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam? Mức độ tác động ra sao?
Từ đó, có thể đề ra những giải pháp chính sách nào để thúc đẩy tăng trưởng tín
dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
1.4.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Để nghiên cứu tăng trưởng tín dụng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín
dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, luận văn đã sử dụng toàn bộ các
ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2015 để nghiên cứu, ngoại trừ
các ngân hàng có hoạt động sáp nhập, hợp nhất (tính đến ngày 31/12/2015); các ngân
2
hàng liên doanh, ngân hàng có 100% vốn nước ngoài hay văn phòng đại diện của các
ngân hàng nước ngoài cũng được bỏ qua vì luôn có những ràng buộc của Chính phủ
và các cơ quan quản lý đối với các loại hình ngân hàng này.
1.5.
Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.
1.5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Đầu tiên, luận văn khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trên thế
giới để dự đoán các yếu tố có thể tác động đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam. Sau đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và
kỹ thuật phân tích hồi quy bảng để xây dựng mô hình, kiểm định các giả thuyết đặt ra
nhằm tìm ra các yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng tín dụng của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu.
Dữ liệu được sử dụng trong luận văn là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo
tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên và các tài liệu liên quan của 21 ngân
hàng thương mại được công bố trên website của ngân hàng và các công ty chứng
khoán trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2015. Dữ liệu về các biến nghiên cứu bao gồm
tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng (CREDITGR), quy mô ngân hàng (SIZE),
tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ thanh khoản (LIQ), tăng trưởng vốn huy động (DEPGR), tỷ
lệ lãi cận biên (NIM), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EQUITY), tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA), hình thức sở hữu Nhà nước và khác (state và others); ngân hàng đã (chưa
được) niêm yết trên sàn chứng khoán.
1.6.
Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu.
Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 có ý nghĩa về mặt thực tiễn cũng
như khoa học.
Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần chỉ ra các mối quan hệ và
mức độ tác động của các yếu tố nội tại ngân hàng đến tăng trưởng tín dụng của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Qua đó, có thể giúp các nhà quản trị ngân
hàng có thêm một góc nhìn để thấy rõ những khuyết điểm trong quá trình điều hành từ
đó đề ra chiến lược, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mang lại
hiệu quả hoạt động và góp phần phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đó, luận văn là một
3
bằng chứng về mặt định lượng nhằm giải thích một phần nào đó sự biến động trong
hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thời gian
qua.
Về mặt khoa học, mặc dù trên thế giới có nhiều nghiên cứu về vấn đề tăng
trưởng tín dụng nhưng tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên
sâu về vấn đề này. Do đó từ kết quả nghiên cứu và những hạn chế của đề tài, luận văn
mở ra những hướng mới cho các nghiên cứu sau này.
1.7.
Kết cấu luận văn.
Luận văn được nghiên cứu và trình bày theo 5 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu.
Chương này trình bày tổng quan nghiên cứu, bao gồm lý do chọn đề tài, mục
tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng… Bên cạnh đó, ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu cũng được trình bày trong
chương này.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm.
Trình bày về cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề tín dụng và tăng trưởng tín
dụng của ngân hàng, đồng thời khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng
tín dụng của các tác giả trong và ngoài nước đã thực hiện qua các thời kỳ.
Chƣơng 3: Mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu.
Tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở các nghiên cứu
trước và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Ngoài ra, luận văn trình bày tóm tắt việc thu
thập và tính toán các biến, đặt ra các giả thuyết nghiên cứu và sau cùng là trình bày
phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Dựa vào kết quả thu được, chương 4 trình bày chi tiết bảng thống kê mô tả dữ
liệu, phân tích tương quan giữa các biến và phân tích kết quả nghiên cứu. Ngoài ra,
các kiểm định liên quan cũng được trình bày để xem xét sự tác động của các biến đến
tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Chƣơng 5: Kết luận và những gợi ý chính sách.
4
Chương cuối cùng của luận văn trình bày kết luận và các mặt hạn chế của đề tài
nghiên cứu. Từ những hạn chế đó, luận văn đề xuất các hướng nghiên cứu mới có khả
năng phát triển dựa trên nền tảng của nghiên cứu này.
5
CHƢƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Chương này, trình bày các cơ sở lý thuyết về tín dụng, tăng trưởng tín dụng…
cũng như khảo sát các nghiên cứu thực thực nghiệm trước đây ở Việt Nam và trên thế
giới đã thực hiện để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở các chương sau..
2.1 . Lý thuyết tăng trƣởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng được hiểu một cách đơn giản là tốc độ gia tăng tổng dư nợ
cho vay của các tổ chức tín dụng trong một thời kỳ nhất định.
Tăng trưởng tín dụng có vai trò rất quan trọng vì nó thể hiện được khả năng hoạt
động tín dụng của từng ngân hàng và toàn ngành ngân hàng. Đồng thời, tăng trưởng
tín dụng còn tác động trực tiếp nền kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tăng trưởng tín
dụng không phải là một công cụ để đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng.
Sự gia tăng (hay sụt giảm) trong tốc độ tăng trưởng tín dụng đều có thể có hai mặt tích
cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô và vị thế của từng ngân hàng.
Nhưng nhìn chung, các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đa phần đều hướng đến
các mục tiêu tăng trưởng tín dụng vì đây là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chủ
yếu cho ngân hàng.
Trước đây, mỗi tổ chức tín dụng, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại có thể
dựa trên môi trường kinh doanh và tiềm lực của mình để đề ra mục tiêu tăng trưởng
tín dụng hợp lý. Tuy nhiên, đến ngày 13/02/2012, NHNN đưa ra chỉ thị số 01/CTNHNN nhằm giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với 4 nhóm tổ chức tín dụng cho
phù hợp với diễn biến tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng và đảm bảo mục tiêu của
chính sách tiền tệ. Cụ thể như sau:
Nhóm I (hoạt động lành mạnh) tăng trưởng tối đa 17%.
Nhóm II (hoạt động trung bình) tăng trưởng tối đa 15%.
Nhóm III (hoạt động dưới trung bình) tăng trưởng tối đa 8%.
Nhóm IV (hoạt động yếu kém) không được tăng trưởng.
Dựa trên chỉ tiêu tín dụng được giao, từng ngân hàng sẽ lập kế hoạch tăng trưởng
tín dụng và triển khai hoạt động tín dụng theo kế hoạch được NHNN chấp thuận một
cách nghiêm túc và nhất quán. Tuy vậy, môi trường kinh tế vĩ mô vẫn thường xảy ra
6
nhiều biến động mà NHNN không thể kiểm soát được nên ngành ngân hàng cũng cần
phải linh hoạt trong nhiệm vụ cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Trên quan điểm chi phí đại diện
Stiglitz và Weiss (1981) cho rằng trong một hợp đồng tín dụng, ngân hàng
quan tâm đến hai khía cạnh: lãi suất nhận được từ khoản cho vay và rủi ro tìm ẩn
của khoản vay (khả năng khách hàng không thể thanh toán được lãi hay vốn gốc
hoặc cả hai). Tác giả cho rằng ngân hàng không thể trực tiếp giám sát quá trình sử
dụng vốn vay của doanh nghiệp, ngân hàng chỉ ràng buộc khách hàng bằng các
điều khoản được ký trên hợp đồng hoặc thông qua các nghiệp vụ khác ngân hàng
sàng lọc những khách hàng tốt. Người đại diện cho ngân hàng có thể ký những hợp
đồng cho vay không vì giá trị chung của ngân hàng mà vì lợi ích cá nhân từ đây
phát sinh những rủi ro (chi phí) mà ngân hàng phải gánh chịu, chi phí này còn gọi
là chi phí đại diện.
Trên quan điểm chi phí điều chỉnh
Cottarelli và Kourelis (1994), ngân hàng xác định lãi suất dựa trên cầu của thị
trường và khả năng cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng dựa trên
sự chênh lệch lãi suất huy động và cho vay. Với mục tiêu giảm những biến động
không mong đợi cho lợi nhuận, lãi suất của ngân hàng có xu hướng ít biến động
trước những tác động của chính sách vĩ mô nhằm giảm thiểu các chi phí gắn liền
với việc điều chỉnh chi phí như: chi phí in ấn, chi phí quảng cáo…
Trên quan điểm chi phí chuyển đổi
Trong hoạt động cho vay, các ngân hàng luôn quan tâm đến mức độ rủi ro và
lợi ích tiềm năng của khách hàng. Vì vậy, trước khi quyết định cho vay, các ngân
hàng cần bỏ ra một khoản chi phí để tìm hiểu những thông tin liên quan đến khách
hàng.
Theo Klemperer (1987), cho rằng chi phí chuyển đổi là chi phí ngân hàng gặp
phải khi cập nhật thông tin khách hàng mới. Sự tồn tại của chi phí chuyển đổi dẫn
đến phân khúc thị trường cho vay. Ngân hàng thường có xu hướng tạo mối quan hệ
lâu dài với khách hàng của mình và với những thỏa thuận ngầm trong chiến lược lãi
7
suất của ngân hàng dẫn đến sự kém linh hoạt của lãi suất dưới tác động của chính
sách.
Trên quan điểm chia s rủi ro
Fried và Howitt (1980) cho rằng để tránh những biến động của thị trường ảnh
hưởng đến lãi suất (rủi ro khi lãi suất thay đổi) ngân hàng thường có những hợp
đồng lãi suất ngầm với khách hàng nhằm chia s rủi ro lãi suất với khách hàng. Tác
giả cho rằng, khi chia s rủi ro thì cả hai cùng có lợi và duy trì được mối quan hệ
lâu dài.
2.2.
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng.
Lý thuyết về thông tin bất cân xứng được nghiên cứu bởi George Akerlof,
Michael Spence và Joseph Stiglitz và họ cùng được vinh dự nhận giải Nobel kinh tế
năm 2001 (Akerlof, Spence, & Stiglitz, 2001).
Trong giới hạn của luận văn thì bất cân xứng thông tin được hiểu ở góc độ bất
cân xứng thông tin giữa tổ chức tín dụng đối với khách hàng, hay nói chung về hoạt
động của ngân hàng thì bất cân xứng thông tin nằm ở góc độ giữa các cổ đông và các
nhà điều hành, quản trị, điều này đặc biệt càng rõ ràng hơn đối với các ngân hàng đã
niêm yết trên sàn chứng khoán và các ngân hàng chưa niêm yết.
2.2.1. Khái niệm thông tin bất cân xứng.
Theo Huỳnh Thế Du (2004), theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ nhiều
nghiên cứu, trừ những cú sốc bất ngờ như khủng hoảng kinh tế … nguyên nhân gây ra
tình trạng nợ xấu nhiều nhất là do các ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía
khách hàng của mình mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định. Nói một
cách đơn giản, là do cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu lực nên các ngân hàng đã để "lọt"
những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của kho trong giao dịch
vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao.
Nguyễn Trọng Hoài (2006) cho rằng thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên
giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác. Điển hình là người bán biết nhiều về
sản phẩm hơn đối với người mua và ngược lại. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một
bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin
ở mức nào.
8
Theo Mishkin (1991) thì thông tin không cân xứng là sự không ngang bằng về
thông tin mà mỗi bên tham gia vào một giao dịch biết được. Còn theo Villas-Boas và
Schmidt-Mohr (1999), thông tin bất cân xứng là tình trạng trong đó người mua và
người bán có thông tin khác nhau về cùng một giao dịch.
Thông tin bất cân xứng có thể được hiểu qua nhiều cách khác nhau, tuy nhiên
thông tin bất cân xứng có ba đặc điểm sau:
Có sự khác biệt về thông tin giữa các bên tham gia giao dịch.
Có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa hai bên.
Một trong hai bên có thông tin chính xác hơn.
2.2.2. Hệ quả của thông tin bất cân xứng
Hai biểu hiện chính của thông tin bất cân xứng là lựa chọn bất lợi (adverse
selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard). Lựa chọn bất lợi là vấn đề do thông tin
không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra cuộc giao dịch. Rủi ro đạo đức là vấn đề do
thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra.
Lựa ch n bất lợi: là vấn đề do thông tin bất cân xứng tạo ra trước khi tiến
hành giao dịch, xảy ra khi trong một giao dịch, bên bán hoặc bên mua biết rõ hơn
một hay vài tính chất của sản phẩm mà đối tượng kia không biết; điều này dẫn đến
lựa chọn bất lợi của bên giao dịch có ít thông tin hơn.
Theo Milgron và Roberts (1992), lựa chọn bất lợi phát sinh do thông tin riêng
mà người thực hiện “giao dịch” có trước khi họ ký hợp đồng, trong lúc đang tính
toán xem việc thực hiện giao dịch có lợi hay không.
Theo Huỳnh Thế Du (2004), đối với hoạt động tài chính ngân hàng, lựa chọn
bất lợi sẽ xuất hiện khi nguồn vốn khan hiếm, lãi suất cho vay bị đẩy lên cao. Theo
nguyên tắc “rủi ro cao - lợi nhuận cao” (high risk - high return) và nguyên tắc loại
trừ, khi nguồn cung tín dụng dồi dào, mức lãi suất cho vay thấp thì các dự án có
suất sinh lợi thấp - rủi ro thấp, đảm bảo khả năng trả nợ một cách chắc chắn và các
dự án có suất sinh lợi cao - rủi ro cao với khả năng trả nợ ít chắc chắn hơn đều được
cấp tín dụng để thực hiện. Khi đó các dự án an toàn không được cấp tín dụng mà
chỉ những dự án có mức độ rủi ro cao được vay vốn để thực hiện.
Trong hoạt động tín dụng, người đi vay tiềm ẩn rủi ro cao lại là người tích
cực trong việc tìm kiếm các khoản vay. Người cho vay không thể có toàn bộ thông
9
tin về khách hàng, về khả năng thu hồi vốn từ khách hàng. Vì vậy, với hiện tượng
thông tin bất cân xứng, ngân hàng rất khó phân biệt người đi vay tốt hay xấu, do đó
có thể lựa chọn sai các đối tượng có rủi ro cao để cho vay dẫn đến các khoản vay
không được hoàn trả đúng thời hạn, làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Do đó, để bù đắp rủi ro
ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp tài sản thế chấp và trả lãi cao hơn. Tuy
nhiên, theo Stiglitz và Weiss (1981), những khách hàng vay đáng tin cậy thường
không chấp nhận mức lãi suất cao, chỉ những khách hàng có rủi ro cao mới chấp
nhận mức lãi suất cao. Nên nếu ngân hàng liên tục tăng lãi suất do thông tin bất cân
xứng thì ngày càng bị lựa chọn ngược - những khách hàng uy tín không được vay
và ngân hàng chỉ còn những khách hàng rủi ro cao dẫn đến hậu quả là tỷ lệ vỡ nợ
cao.
Rủi ro đạo đức: là vấn đề do thông tin bất cân xứng gây ra sau khi tiến hành
giao dịch hay ký hợp đồng. Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin
hiểu được tình thế thông tin bất cân xứng giữa các bên giao dịch và hành động theo
hướng có lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế
thông tin.
Theo Milgron và Roberts (1992), rủi ro đạo đức phát sinh do các hành động
có tác động đến hiệu quả nhưng lại không dễ dàng quan sát được và vì thế những
người thực hiện các hành động này có thể chọn theo đuổi những lợi ích cá nhân của
mình trên cơ sở gây tổn hại cho người khác.
Theo Huỳnh Thế Du (2004), để có sự tồn tại của rủi ro đạo đức, phải thỏa
mãn ba điều kiện sau: Thứ nhất, phải có sự khác biệt về quyền lợi giữa các bên;
Thứ hai, phải có một cơ sở nào đó để tạo ra trao đổi có lợi hay một hình thức hợp
tác khác nhau giữa các cá nhân (tức là có lý do để đồng ý giao dịch) từ đó làm lộ ra
mâu thuẫn về quyền lợi; Thứ ba là phải tồn tại những khó khăn trong việc xác định
xem các điều kiện thỏa thuận có đúng là được tuân thủ và thực hiện hay không.
Trong hoạt động tín dụng, rủi ro đạo đức xảy ra sau cho vay dẫn đến việc
ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giám sát việc sử dụng các khoản tín
dụng. Những khách hàng được cấp tín dụng luôn muốn thực hiện đầu tư vào những
dự án có độ rủi ro cao nhằm tạo ra mức doanh thu mong đợi. Nếu dự án đó thành
công, khách hàng sẽ thu được lợi nhuận rất lớn, ngược lại nếu dự án thất bại thì
10
ngân hàng phải gánh chịu hậu quả do khách hàng thua lỗ, có thể bị mất một phần
hoặc toàn bộ vốn do không được hoàn trả đầy đủ.
2.2.3. Giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng
Theo Nguyễn Trọng Hoài (2006), các giải pháp thường được áp dụng để hạn
chế mức độ thông tin bất cân xứng là cơ chế phát tín hiệu, cơ chế sàng lọc và cơ
chế giám sát.
Cơ chế phát tín hiệu: là việc bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến
bên có ít thông tin một cách trung thực và tin cậy.
Đối với hoạt động tín dụng, để giao dịch được hiệu quả thì người đi vay có thể
vay được vốn với chi phí thấp, người cho vay chắc chắn khả năng thu hồi nợ; hay
nói cách khác, người cho vay và người đi vay phải nắm rõ và sẵn sàng thực hiện
quyền lợi và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, bên đi vay (người có đầy đủ thông
tin) biết rằng do thông tin bất cân xứng mà bên cho vay có khả năng sẽ nghi ngờ
mình thực hiện lựa chọn bất lợi. Tuy nhiên, bên cho vay sẽ không dễ dàng cấp tín
dụng nếu như họ không biết rõ về khách hàng của mình. Do đó, người đi vay phải
phát tín hiệu rằng mình là người có khả năng trả nợ tốt. Vấn đề phát tín hiệu trong
trường hợp này là: Uy tín, quy mô và danh tiếng công ty, năng lực tài chính, tài sản
đảm bảo,… Ngược lại, người cho vay cũng phải phát tín hiệu để người đi vay thực
hiện trách nhiệm của mình trong hợp đồng vay như cơ chế xử lý tài sản, lãi suất cho
vay,…(Huỳnh Thế Du, 2004).
Cơ chế sàng l c: là việc các ngân hàng áp dụng hạn mức tín dụng khác nhau
đối với mỗi đối tượng vay, dự án vay và thời hạn vay.
Theo Huỳnh Thế Du (2004), do biết chắc có lựa chọn bất lợi sẽ xảy ra trong
hoạt động tín dụng, bên cho vay (người không có thông tin) sẽ sử dụng cơ chế sàng
lọc nhằm lựa chọn dự án tốt, khách hàng tốt để cho vay. Các tiêu chí chính dùng để
sàng lọc, đánh giá, lựa chọn khách hàng gồm: mức độ tín nhiệm của khách hàng
(thể hiện qua thương hiệu, mối quan hệ lâu dài, kinh nghiệm, trình độ quản lý, khả
năng hiểu biết và thực hiện dự án...); năng lực tài chính (thể hiện qua kết quả kinh
doanh, tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, giá trị trên thị trường chứng khoán...); giá trị tài
sản hiện có (chủ yếu là các tài sản hữu hình có thể định giá và kiểm soát được).
11
Đây là các yếu tố quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụng. Đối với việc đánh
giá, thẩm định tính khả thi của dự án cũng là một yếu tố rất quan trọng, nhưng trên
thực tế không phải là yếu tố quyết định. Vì dù có sử dụng các công cụ thẩm định dự
án tinh vi và phức tạp như thế nào đi nữa thì cũng không thể loại bỏ được những
yếu tố rất chủ quan trong quá trình thẩm định. Việc đánh giá khách hàng là quan
trọng nhất vì đơn giản một người có tư cách và năng lực tốt thường sẽ làm những
điều tốt và rất ít khi làm điều xấu. Ngược lại, đối với người không đủ tư cách và
năng lực, rất khó đảm bảo họ sẽ làm những điều tốt và làm tốt một việc gì đó.
Cơ chế giám sát: được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát rủi ro đạo đức, cơ
chế bao gồm: giám sát trực tiếp (người chủ sở hữu bỏ ra nguồn lực để đạt được việc
kiểm soát thông tin) và giám sát gián tiếp (người chủ sở hữu thiết kế các điều khoản
của hợp đồng sao cho đối tác cảm thấy việc cố gắng bỏ ra công sức là có lợi cho
mình).
Trong thị trường tài chính, người cho vay thường thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn
vay sau khi giải ngân, và tổ chức kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng vay theo định kỳ. Trong các hợp đồng tín dụng, luôn có các điều khoản yêu cầu
bên vay cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tình hình hoạt động và những thay
đổi có ảnh hưởng đến bên vay. Ngoài ra, bên cho vay còn sử dụng các hệ thống giám
sát khác như: hệ thống thông tin tín dụng, hệ thống thông tin kinh tế phục vụ công tác
thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, hệ thống đăng ký tài sản, thông tin trên thị
trường chứng khoán, thông tin từ các cơ quan quản lý…Trong hệ thống giám sát nêu
trên, đối với các tổ chức tín dụng, quan trọng nhất là hệ thống thông tin tín dụng (hệ
thống này thường do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan giám sát hoạt động ngân
hàng thiết lập và tổ chức hoạt động). Hệ thống thông tin tín dụng làm nhiệm vụ thu
thập tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động của tất cả các đối tượng được cấp tín
dụng và sẽ cung cấp cho các thành viên trong hệ thống thông tin này hoặc cung cấp
(bán) cho những đối tượng khác có nhu cầu. Ngoài ra, ở các thị trường tài chính phát
triển, còn có một hệ thống giám sát khác rất hiệu quả đó là các tổ chức đánh giá, xếp
loại độc lập như S&P, Moody ... Vì kết quả xếp loại của các tổ chức độc lập này có
ảnh hưởng rất lớn đến ví trị của một doanh nghiệp trên thị trường (Huỳnh Thế Du,
2004).
12
Một số nghiên cứu thực nghiệm.
2.3.
Nghiên cứu của Tamirisa và Igan (2007):
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích dựa trên số liệu của 217 Ngân
hàng thương mại của các quốc gia tại Châu Âu trong giai đoạn từ 1995 – 2004. Trong
quá trình nghiên cứu, tác giả đã chia thành 3 mốc thời gian để xem xét sự tác động của
các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng: giai đoạn chính 1995 - 2004 và 2 giai đoạn phụ là
1995 - 2000 và 2001 - 2004.
Để đánh giá các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng, các tác giả đã đề xuất
mô hình:
Bankcreditgrowthij ,t 1 , GDPperCapita j ,t 1 , GDPgrowth j ,t 1 ,
Bankcreditgrowthijt ƒ RIR j ,t 1 , RER j ,t 1 , DistanceToDefaultij ,t 1 , CostToIncomeij ,t 1 ,
InterestMarginij ,t 1 , Liquidityij ,t 1 , Sizeij ,t 1 , Foreignijt , Publicijt
Trong đó, biến phụ thuộc là biến tăng trưởng tín dụng. Các biến biến giải thích
trong mô hình được chia làm hai nhóm là nhóm biến vi mô gồm: tăng trưởng tín dụng
năm trước, quy mô ngân hàng (đại diện là tổng tài sản), lợi nhuận ngân hàng (tỷ lệ lãi
cận biên - NIM), thanh khoản (tỷ lệ thanh khoản - Liquidity), và hiệu quả (tỷ lệ chi phí
trên thu nhập - InterestMarginij); nhóm biến vĩ mô gồm: GDP bình quân đầu người,
tăng trưởng GDP thực, lãi suất thực và tỷ giá thực. Ngoài ra tác giả còn xem xét sự tác
động của hình thức sở hữu nhà nước và nước ngoài đến tăng trưởng tín dụng.
Bảng 2.1: Kết quả của nghiên cứu của Tamirisa và Igan (2007)
Các biến giải thích
Tác động đến Tốc độ tăng trƣởng Tín dụng
1995 - 2004
1995 - 2000
2001 - 2004
GDP
+
+
+
NIM
+
+
+
Liquidity
+
+
+
Interest Margin
N/A
-
N/A
Size
N/A
-
N/A
Foreign
N/A
N/A
N/A
-
-
-
Public
(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu trước)
13
Nghiên cứu của Aydin (2008):
Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích dựa trên số liệu của 72 ngân hàng lớn
nhất của 10 quốc gia thuộc khu vực Trung và Đông Âu từ giai đoạn 1988 – 2005 và
dữ liệu kinh tế vĩ mô của 10 quốc gia này. Các giai đoạn nghiên cứu chính gồm: 1988
– 2000 và 2001 – 2005.
Bảng 2.2: Kết quả của nghiên cứu của Aydin (2008)
Các biến giải thích
Tác động đến Tốc độ tăng trƣởng Tín dụng
1988 - 2000
2001 - 2005
-
-
ROA
-
-
ROE
N/A
N/A
Tiền gửi khách hàng
N/A
N/A
Tổng tài sản trên GDP
-
-
Nợ liên ngân hàng
-
-
-
-
Chênh lệch lãi suất
cho vay và huy động
trên tổng tài sản
trên tổng tài sản
Sở hữu nhà nƣớc
(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu trước)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng được tác giả chọn làm biến phụ thuộc, biến này
được đo bằng phần trăm tốc độ tăng trưởng trong khoản vay ròng của ngân hàng. Các
biến được chọn để đưa vào mô hình nhằm giải thích cho tăng trưởng tín dụng là:
chênh lệch lãi suất cho vay và huy động, ROA, ROE, tiền gửi khách hàng trên tổng tài
sản, tổng tài sản trên GDP, nợ liên ngân hàng trên tổng tài sản, chênh lệch lãi suất
giữa đồng nội tệ và Euro. Cấu trúc sở hữu nhà nước và nước ngoài cũng được sử dụng
để nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chênh lệch lãi suất cho vay và huy động, lợi
nhuận trên tổng tài sản, tổng tài sản trên GDP, nợ liên ngân hàng trên tổng tài sản
càng cao và ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước thì có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng tín dụng. Trong khi đó, tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản và lợi nhuận
14