Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

CHUYÊN đề THỰC tập QUẢN lý tài NGUYÊN RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.28 KB, 60 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
“Quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu,
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”

PHẦN MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu đang bị lấn chiếm vê
diện tích. Cụ thể năm 2010 diện tích rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu là
trên 4.000ha, đến năm 2016 diện tích rừng nguyên sinh theo thống kê của
UBND xã là 3.960ha trên tổng diện tích đất tự nhiên là 5.640,36ha, điêu này ảnh
hưởng đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và biến đổi môi trường nói chung.
Nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng trong
giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước, giảm phát thải CO2. Cùng với đó
một vấn đê mà tỉnh Yên Bái đặt ra là sinh kế cho người dân tộc thiểu số thi
UBND phải xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát diện tích rừng; tuyên truyên nhân dân biết lợi ích của rừng đối với môi
trường sống.
Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa xóa đói
giảm nghèo và bảo tồn rừng, bằng việc đặt kế hoạch sẽ giảm tỉ lệ nghèo của toàn
quốc xuống dưới 40% và phục hồi tỉ lệ che phủ rừng tới trong tương lai. Một số
tiêm năng được xác định bao gồm: (a) chi trả các dịch vụ môi trường đã được
xem xét ở trong các chính sách. Việc phát triển các cơ chế hỗ trợ người nghèo
thông qua việc đên đáp các dịch vụ môi trường mà họ cung cấp đang diễn ra; (b)
quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) được khuyến khích phát triển dựa trên
nhận định rằng cộng động chính là chủ thể quản lý đất rừng; (c) hợp tác công tư
theo định hướng thị trường trong việc trồng mới rừng, phòng tránh phá rừng và
suy thoái rừng, tạo thu nhập thay thế đảm bảo an toàn lương thực đang được các
nhà tài trợ và chính phủ khuyến khích và hỗ trợ. Đáng khuyến khích hơn, các dự
án thí điểm ở tỉnh Yên Bái đã cho thấy các cơ hội và giải pháp đôi bên cùng có
1



lợi trong việc giải quyết các vấn đê nghèo đói và môi trường, đặc biệt với các
trường hợp rất khó giải quyết trong nhiêu năm. Ngoài ra, các đên đáp như một
động lực cho việc quản lý môi trường đang ngày càng trở nên phổ biến dưới sự
tác động và hỗ trợ của việc thực hiện các cơ chế thị trường mới và phức tạp.
Quá trinh thực hiện chính sách kinh tế nhiêu thành phần và chuyển hướng
chiến lược lâm nghiệp, từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân đã
xuất hiện nhiêu nhân tố mới, đặc biệt là đa dạng hoá các phương thức quản lý tài
nguyên rừng.
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một trong những mô hinh quản lý rừng
đang thu hút sự quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương. Xét vê mặt lịch sử, ở
Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liên với sự sinh tồn và tín
ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Đặc biệt xã Nà Hẩu dân
cư sinh sống chủ yếu là dân tộc Mông chiếm trên 97% tổng dân số trong toàn
xã. Xuất phát từ yêu cầu quản lý rừng, một số thôn bản đã triển khai giao đất,
giao rừng cho cộng đồng (làng bản , nhóm hộ...) quản lý, sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp, theo đó, cộng đồng với tư cách như một chủ rừng.
Ngoài ra, các cộng đồng còn tham gia nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh
và trồng mới rừng của các tổ chức Nhà nước. Thực tiễn một số nơi đã chỉ rõ
quản lý rừng dựa vào cộng đồng địa phương sống gần rừng là mô hinh quản lý
rừng có tính khả thi vê kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyên
thống của nhiêu dân tộc ở Việt Nam.
Xã Nà Hẩu là nơi có diện tích đất rừng nguyên sinh lớn nhất của huyện
Văn Yên cùng với đó là vai trò của rừng và đất rừng đối với đồng bào dân tộc
Mông không chỉ đơn thuần là tư liệu sản xuất mà nó còn mang ý nghĩa vê văn
hóa, tâm linh; Hàng năm theo phong tục tập quán người Mông xã Nà Hẩu vào
ngày cuối tháng 1 Âm lịch sẽ tổ chức “Lễ hội Tết rừng”, hiện nay Lễ hội này
được UBND xã quan tâm tổ chức hàng năm cho các thôn bản, bên cạnh việc tổ
chức Lễ hội Tết rừng theo phong tục tập quán người Mông họ thờ Thần rừng,
mong sẽ gặp mùa màng bội thu, có đủ ăn, đủ mặc, đoàn kết gắn bó với nhau,

2


bên cạnh đó UBND xã tuyên truyên nhân dân cần biết cách gin giữ, chăm sóc và
bảo vệ rừng lâu dài.
Theo thống kê trong những năm gần đây. Tài nguyên rừng xã Nà Hẩu đang
bị lấn chiếm vê diện tích, khai thác lâm sản vẫn còn sảy ra tại các thôn bản. Đặc
biệt ở những vùng giáp danh các xã bên cạnh. Trong khi đó lực lượng bảo vệ
rừng còn mỏng, sự hiểu biết của nhân dân vê chăm sóc và bảo vệ rừng còn nhiêu
hạn chế. Điêu này gây khó khăn cho cán bộ làm công tác quản lý rừng, ảnh
hưởng không ít đến khả năng sinh trưởng và phát triển tự nhiên của rừng, làm
mất đi sự đa dạng hóa sinh học của rừng Nà Hẩu. Trong khi đó rừng đóng vai trò
hết sức quan trọng đối với đời sống của người dân xã Nà Hẩu.
Đó chính là lý do Em lựa chọn đê tài:“Quản lý rừng nguyên sinh trên địa
bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Qua việc nghiên cứu mô hinh quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà
Hẩu, Em nhận thấy rừng tại đây là bị lấn chiếm ngày càng rộng, các diện tích đất
đồi gần rừng hàng năm người dân thường phát lân chiếm. Như vậy cần phải
nâng cao vai trò cộng đồng vào quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà
Hẩu, để từ đó xem xét mô hinh có được triển khai hiệu quả hay không, những
khó khăn trong việc áp dụng mô hinh này là gi và có thể đưa ra những giải pháp
nhằm khắc phục những khó khăn đó.
- Nhiệm vụ:
- Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hinh quản lý rừng dựa vào cộng
đồng tại xã Nà Hẩu. Từ đó đưa ra những khó khăn mà mô minh gặp phải và
những giải pháp, kiến nghị để giải quyết những khó khăn đó.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Vê không gian lãnh thổ: địa bàn nghiên cứu là rừng nguyên sinh trên địa
bàn xã Nà Hẩu quản lý.


3


- Vê giới hạn khoa học: chuyên đê chỉ đi sâu vào nghiên cứu mô hinh quản
lý rừng nguyên sinh tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên dựa vào cộng đồng được
thực bằng các hinh thức giao đất rừng cho tổ bảo vệ, nhân dân và thôn bản phụ
trách quản lý.
- Bố cục của báo cáo
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rừng nguyên sinh
Chương 2: Thực trạng quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà
Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý rừng nguyên sinh trên
địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

4


Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rừng nguyên sinh
1.1. nguyên sinh
1.1.1.Khái niệm rừng nguyên sinh.
Rừng nguyên sinh là rừng trong quá trinh phát sinh chưa bị tác động của
con người. Rừng nguyên sinh có thể là bao gồm rộng hơn của khái niệm rừng
nguyên thủy mà ở giới hạn hẹp hơn vê thời gian nguồn gốc thi rừng nguyên thủy
chính là những khu rừng được hinh thành có lịch sử cổ đại lâu đời mà chưa từng
bị tác động khai phá của con người.
1.1.2.Đặc điểm của rừng nguyên sinh.
Rừng nguyên sinh nói chung chính là rừng mà chưa có sự tác động của con
người, cây rừng mọc theo quy luật tự nhiên, tạo sự đa dạng hóa vê sinh học, chải
qua nhiêu năm tháng còn giữ được vẻ hoang sơ của rừng tự nhiên.

1.1.3.Vai trò của rừng nguyên sinh đối với địa phương.
* Rừng có giá trị về mặt kinh tế.
Rừng cho ta sản phẩm gỗ và vật liệu kiến trúc quan trọng để phục vụ trong
sản xuất và đời sống. Ngoài ra rừng còn có giá trị sản phẩm ngoài gỗ như các
sản phẩm động thực vật, thịt thú rừng,những cây dược liệu, những loại cỏ có
hương thơm, dầu thực vật, vỏ cây quý, hoa quả có giá trị thương mại. Những sản
phẩm này là nguồn thu nhập quan trọng của những người dân nông thôn ở vùng
rừng núi.
Ngoài ra rừng Nà Hẩu còn giữ được vẻ hoang sơ của tự nhiên, hàng năm
thu hút trên 1000 du khách thập phương đến tham quan, tạo điêu kiện phát triển
kinh tế cho các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng, giúp họ có thêm thu
nhập ổn định.
* Rừng có giá trị bảo vệ môi trường

5


Rừng có vai trò giữ nước, chống xói mòn, lũ lụt, điêu hoà khí hậu, chống
sự thiêu đốt của mặt trời, tạo ra môi trường sinh thái cho các loại đông thực vật
khác nhau.
Giá trị của việc bảo vệ môi trường rất quan trọng nhưng khó định lượng
hơn giá trị kinh tế. Hai mặt này thường có mâu thuẫn với nhau nhưng đêu rất
quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân.
Như vậy có thể nói Rừng nguyên sinh xã Nà Hẩu đóng vai trò hết sức to
lớn đối với đời sống của muôn loài, đặc biệt là đời sống của con người nơi đây.
Rừng có vai trò ngăn gió bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, vừa là nơi cung cấp
lương thực, nguyên liệu cho người dân; bên cạnh đó rừng còn có vai trò quan
trọng trong việc phát triển Du lịch sinh thái, Du lịch cộng đồng tại xã Nà Hẩu,
đem lại khí hậu mát mẻ, trong lành, còn nguyên vẻ hoang sơ mà du khách muốn
nghé thăm. Rừng không chỉ điêu hòa khí hậu mà còn là kho báu quý giá cho

những người lấy thuốc nam, bở rừng Nà Hẩu nơi đây còn giữ nguyên được theo
quy luật rừng mọc tự nhiên, đem lài nhiêu cảnh quan hùng vĩ, đẹp mãn nguyên
mỗi khi ai đến du chỉ một lần còn nhớ mãi.
Người dân nơi đây họ coi rừng là nguồn nguyên liệu vô giá, rừng cung
cấp nguyên liệu đốt, thực dược và nhiêu sản vật khác từ rừng mang lại; các loài
thú quý hiếm cũng nhờ rừng còn vẻ hoang sơ tự nhiên mà phát triển nhanh thành
bầy đàn, tăng thêm phần đa dạng hóa sinh học nơi đây.
* Giá trị vô hình: Là giá trị phi vật thể của rừng
- Môi trường (Khí hậu ) Rừng có tác dụng điêu hòa khí hậu toàn cầu thông
qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bê mặt trái đất do che
phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hinh sử dụng đất khác, đặc biệt là vai
trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy tri chu trinh carbon trên trái đất
mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Đất đai Rừng bảo vệ độ phi nhiêu và bồi dưỡng tiêm năng của đất: ở vùng
có đủ rừng thi dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên
đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi
6


đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phi nhiêu được
duy tri. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điêu này thể hiện ở qui luật phổ biến:
rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị
xói, quá trinh đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt.
Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng
10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trinh feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hinh thành
kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi
sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất
chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ
biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thi đất kiệt, và đất kiệt thi
rừng cũng bị suy vong, hinh thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm

cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô
hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi
đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên,
tức là rừng mất thi đất kiệt, và đất kiệt thi rừng cũng bị suy vong.
- Đa dạng sinh học Rừng nguyên sinh rất phong phú. Với đặc trưng vê khí
hậu, đất đai. Vi vậy, thảm thực vật rất phong phú. Một số loài cây trở nên hiếm.
Môi trường sống đa dạng và phong phú là điêu kiện để động vật rừng phát triển
mà còn là nguồn dự trữ các gen quí hiếm của động thực vật rừng.
- Tài nguyên khác Rừng điêu tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng
có vai trò điêu hòa nguồn nước giảm dòng chảy bê mặt chuyển nó vào lượng
nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn
chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điêu hòa được dòng chảy của các con sông,
con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông
suối vào mùa mưa).
* Giá trị hữu hình: giá trị các sản phẩm từ rừng mang tính chất hàng hóa.
-. Dược liệu Rừng là nguồn dược liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã
khai thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày
nay, nhiêu quốc gia đã phát triển ngành khoa học “dược liệu rừng” nhằm khai
7


thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tim
kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y
- Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng
một cách bên vững. Nhiêu dự án phát triển du lịch sinh thái được hinh thành. Du
lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu vê mặt tinh thần mà còn tăng them thu
nhập cho dân địa phương. Thông quá đó, người dân đã gắn bó với rừng hơn,
tham gia tích cực hơn trong công tác bảo vệ và xây dựng rừng. Thêm một vấn đê
đặt ra vê môi trường bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch và làm thế nào để quản
lí môi trường nói chung và của các loài động vật.

- Ổn định dân cư Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ kinh phí
để bảo vệ rừng, hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu
nhập cho người dân từ rừng. Giúp dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó với
rừng hơn. Từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở, sinh sống.
- Tạo nguồn thu nhập Rừng và sản phẩm từ rừng mang lại thu nhập cho
người dân, hoạt động du lịch được mở rộng cũng là nguồn thu nhập mới cho dân
rừng mang lại thực phẩm, dược liệu tự nhiên có giá trị cho con người.
1.2.Quản lý rừng nguyên sinh
1.2.1.Khái niệm quản lý rừng nguyên sinh.
Khoa học vê quản lý rừng đã được hinh thành từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế
kỷ 19. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục;
khi gỗ có giá trị thương mại trao đổi lớn. Chủ rừng muốn có nhiêu lãi suất bằng
cách nâng cao năng suất, sản lượng gỗ trên một đơn vị diện tích; trên cơ sở các
giải pháp kỹ thuật tạo rừng, nuôi dưỡng, khai thác, thương mại dần dần trở thành
các môn khoa học được nghiên cứu áp dụng. Suốt thế kỷ XIX và gần hết thế kỷ
XX, khoa học quản lý rừng luôn nhằm mục tiêu sản lượng ổn định, nghĩa là năm
sau không ít hơn năm trước; từ đó các lý thuyết vê điêu chỉnh sản lượng theo
diện tích, theo cấp năng suất để hàng năm có thu hoạch gỗ, thu nhập đồng đêu
đã được xây dựng, phát triển cho môn quản lý quy hoạch rừng

(Forest

management). Việt Nam, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Chính
8


phủ đã chỉ đạo ngành lâm nghiệp tăng cường nghiên cứu và áp dụng các thành
tựu của khoa học quản lý rừng nhằm giữ vững sản lượng khai thác ổn định và
không lạm dụng vào nguồn tài nguyên rừng.
Như vậy công tác quản lý rừng đã được quan tâm từ lâu. Vậy khái niệm vê

quản lý rừng nguyên sinh có thể được nêu ngắn gọn như sau:
Quản lý rừng nguyên sinh là công tác quản lý của các cấp, các ngành
trực tiếp là của địa phương, người dân đều phải tham gia bảo vệ rừng, đưa ra
các giải pháp về công tác quản lý làm sao để giữ gìn, bảo vệ, và phát triển
rừng theo quy luật của tự nhiên, đảm bảo không có sự tác động của con
người.
1.2.2.Mục tiêu của quản lý rừng nguyên sinh.
Mục tiêu quản lý rừng nguyên sinh tại xã Nà Hẩu là dùng mọi biện pháp
ngăn chặn nạn phá rừng tại đây, bởi theo thống kê những năm gần đây rừng Nà
Hẩu đang bị lâm tặc khai thác vận chuyển gỗ trái phép, một số người dân còn lợi
dụng đất ven rừng lấn chiếm qua năm tháng sử dụng đất có diện tích giáp danh
với rừng. Điêu này cần phải ngăn chặn không để đất rừng nguyên sinh bị đe dọa
vê diện tích.
*Hiện nay rừng nguyên sinh xã Nà Hẩu được coi là tiêm năng để phát
triển du lịch cộng đồng giúp người dân nơi đây có hướng đi mới trong việc
phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Nơi đây có nhiêu
thế mạnh, tiêm năng để mở rộng mô hinh du lịch cộng đồng trong tương lai,
Vi hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đê cấp bách, trong khi đó đối với
xã Nà Hẩu còn giữ gin được rừng nên nơi đây có khí hậu trong lành, mát mẻ,
có các hang động, thác nước còn trong sạch thu hút nhiêu du khách đến thăm
quan nghỉ mát.
Người dân xã Nà Hẩu còn giữ gin được phong tục tập quán của người
Mông, các điệu múa, nhạc cụ dân tộc, bản sắc đặc trưng của người Mông thu
hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng. Với thế mạnh như vậy rừng
nguyên sinh xã Nà Hẩu phải được trông coi, giữ gin, chăm sóc và phát triển
9


mạnh có như vậy thi nên du lịch của xã mới thực sự phát triển được rộng rãi
trong tương lại.

* Đối với rừng Nà Hẩu không những chỉ có những thế mạnh vê du lịch đó,
còn có nhiêu lợi ích khác. Ở tại một số thôn bản bên cạnh rừng nguyên sinh còn
có các rừng Quế. Với thế mạnh của cây Quế nơi đây có trữ lượng tinh dầu lớn,
có hiệu quả kinh tế cao, điêu kiện đất đai, khí hậu nơi đây phù hợp cho cây Quế
sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện nay cây Quế không chỉ có thế mạnh vê khai
thác đem lại nguồn thu nhập cho gia đinh, mà cây Quế nơi đây còn có giá trị vê
tiêm năng du lịch. Số liệu thống kê số quế đến tuổi khai thác hàng năm của xã
Nà Hẩu trong giai đoạn 2010 – 2016 như sau:
ĐVT(Tấn)
STT

Thôn bản

1

Thôn 1 – Bản Tát

2

Thôn 2 – Khe Tát

3

Thôn 3 – Khe Cạn

4

Thôn 4 - Làng Thượng

5


Thôn 5 – Ba Khuy

Tổng cộng

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2

3

4

5

6

7


8

3

3

4

5

6

7

9

2

4

5

6

7

8

9


4

5

5

6

7

8

10

4

5

6

7

8

9

10

20


24

29

34

39

46

15

Bảng thống kê khai thác Quế vỏ giai đoạn 2010 - 2016
Vê cơ bản. Mục tiêu của quản lý rừng nguyên sinh đem lại nhiêu thế mạnh
cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở hiện tại và trong tương lai, nó không chỉ
đáp ứng nhu cầu vê vật chất mà còn cả vê tinh thần. Bởi nơi đây đồng bào dân
tộc sinh sống có trên 98% là dân tộc Mông. Họ có tập tục thờ cúng thần rừng.
Với họ thần rừng sẽ che trở cho họ, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, con
cái trong dòng họ khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.
1.2.3.Nội dung quản lý rừng nguyên sinh
1.2.3.1.Lập kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh.
Trên cơ sở xây dựng đê án “quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà
Hẩu” đã được Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái, phòng bảo tồn tỉnh, UBND huyện
và Hạt kiểm lâm huyện Văn Yên phê duyệt. Ủy ban nhân xã Nà Hẩu đã Xây
dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyên, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức toàn xã
10


hội vê rừng, khuyến khích các hộ gia đinh, cá nhân nhận và bảo vệ diện tích

rừng. Các chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn; miễn và giảm thuế cho các hộ bảo vệ
rừng. Tiến hành giao rừng cho người dân kinh doanh và hưởng thành quả lao
động từ đất rừng được giao. Nhà nước hỗ trợ vê mặt kỹ thuật và áp dụng các
nghiên cứu khoa học theo các dự án; quy hoạch, kế hoạch và chính sách Nhà
nước để bảo vệ và phát triển rừng cũng như mang lại lợi ích cho cá nhân.
- Thực hiện các chính sách cam kết để quản lý rừng. Các chính sách liên
quan đến quản lý rừng được hiểu là những chính sách điêu tiết, chi phối trực tiếp
và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý
rừng bên vững. Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo phát triển bên
vững vê kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương; tuân theo quy chế
quản lý rừng của Ủy ban nhân dân xã.
-Thường xuyên tổ chức điêu tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài
nguyên thiên nhiên; Bảo vệ thiên nhiên; Bảo vệ đa dạng sinh học; Bảo vệ và
phát triển cảnh quan thiên nhiên; Bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Phát triển năng lượng sạch.
- Lập kế hoạch chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020: vê
quản lý rừng bên vững. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nên
tảng quản lý bên vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng
nhằm không ngừng nâng cao chất lượngrừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và
phát triển với khai thác rừng hợp lý, đồng thời, trong Chiến lược cũng đã đê ra
chương trinh hành động, trong đó Chương trinh quản lý và phát triển rừng bên
vững là Chương trinh trọng tâm và ưu tiên số một. Trong Chiến lược này, nhiệm
vụ được đặt ra là: Quản lý bên vững và có hiệu quả rừng sản xuất.
- Hiệu quả Nhận thức vê rừng của xã hội được nâng cao. Hệ thống pháp
luật vê quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng hoàn thiện phù hợp
11



với thực tiễn, chủ trương đổi mới ; chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất là chính
sách vê đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp, chuyển hướng
phát triển lâm nghiệp sang mục tiêu “tích cực bảo vệ rừng tự nhiên hiện còn, đẩy
mạnh trồng rừng, khai thác sản phẩm từ rừng trồng và khai thác gỗ từ rừng tự
nhiên theo hướng bên vững”. Hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý rừng, nhất
là quản lý quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng rừng, giao đất, giao rừng, kiểm
kê, thống kê rừng đã được nâng cao một bước. kêu gọi đầu tư thông qua nhiêu
chương trinh, dự án đã làm cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
ngày càng chuyển biến tích cực.
1.2.3.2.Tổ chức bộ máy quản lý rừng nguyên sinh.
Căn cứ kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh của Ủy ban nhân dân xã Nà Hẩu
đã được Ủy ban nhân dân huyện, Hạt kiểm lâm huyện Văn Yên phê duyệt. Uỷ
ban nhân dân xã đã giao đất, giao rừng cụ thể cho từng thôn bản, hộ gia đinh,
hàng tháng, Quý và năm có báo cáo cụ thể vê diện tích rừng nguyên sinh, đồng
thời tập trung tuyên truyên nhân dân thông qua mọi hinh thức nhằm nâng cao
chất lượng của mô hinh này.
Quản lý rừng nguyên sinh cũng giống như bao cánh rừng khác. Đó là cách
quản lý chung, Có điêu trong Đê tài này em đi sâu vê vấn đê quản lý rừng
nguyên sinh dựa vào cộng đồng. Nhưng để diễn đạt theo tổ chức bộ máy quản lý
rừng, em xin trinh bày sơ đầu tổ chức bộ máy quản lý rừng nguyên sinh như
sau:

12


Chính phủ

Quản lý hành chính
Quản lý kỹ thuật

Bộ NN&PTNT
-Cục kiểm lâm(FPD)
-Cục lâm nghiệp (DoF)
-Vụ pháp chế
-Cục khuyến nông-khuyến lâm
-Cục chế biến thương mại nông lâm
thủy sản và nghê muối

UBND tỉnh
Sở NN&PTNT
-Phòng lâm nghiệp/Chi cục lâm
nghiệp;
-Trung tâm khuyến nông-khuyến lâm
-Phòng chế biến nông lâm, thủy sản
-Chi cục kiểm lâm
UBND Huyện
Bộ phân NN&PTNT (DARD)
-Cán bộ lâm nghiệp
-Trạm khuyến nông

Bộ phận BVR

UBND xã

Sơ đầu tổ chức bộ máy quản lý rừng
1.2.3.3.Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh.
Trước hết để thực hiện được công tác quản lý rừng nguyên sinh. Đảng ủy,
chính quyên địa phương phải có kế hoạch cụ thể, tuyên truyên bằng nhiêu hinh
thực đồng thời có những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển vê rừng. Để thực
hiện được điêu này. Trước hết Đảng ủy, Chính quyên địa phương đã tập trung

tuyên truyên nhân dân bằng nhiêu hinh thức:
- Hoàn thiện hệ thống các chính sách, chủ trương vê phát triển rừng và
nghê rừng như:
-Tuyên truyên giáo dục cho người dân thông qua phương tiện thông tin đại
13


chúng như phim, ảnh, báo chí,… vê tầm quan trọng của rừng và bảo vệ tài
nguyên rừng.
- Khuyến khích người dân, chủ sở hữu rừng,… tham gia các lớp khuyến
nông để có thêm kiến thức vê trồng và bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
Mở các khóa đào tạo cho nhân viên làm công tác quản lý rừng. Nguồn nhân lực
được yêu cầu chi phí cao để thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Tăng cường áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nghiên cứu và đưa vào áp dụng các mô
hinh rừng, mô hinh nông lâm kết hợp nhằm nâng cao chất lượng rừng, lợi ích
kinh tế,…
- Tuyên truyên vận động quần chúng và đào tạo, khuyên nông, khuyến lâm,
tuyên truyên giáo dục cho người dân vê quản lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao
nhận thức và kiến thức cho họ vê quản lý tài nguyên thiên nhiên và tác hại của
việc chặt phá rừng;
* Các chính sách hỗ trợ vê trồng rừng tại xã Nà Hẩu.
+Trong năm 2016 được sự quan tâm hỗ trợ của Phòng bảo tồn, Chi cục
kiểm lâm tỉnh Yên Bái hỗ trợ cho nhân dân 38.000 cây Sa mộc để trồng phủ
xanh đất trồng đồi núi trọc. Hiện nay cây đang trong thời kỳ sinh trưởng và phát
triển tốt. Cây Sa mộc là loài cây gỗ, phù hợp với điêu kiện khí hậu, đất đai thổ
nhưỡng, có nhiêu tác dụng trong các lĩnh vực như làm nhà, gỗ có thể xuất khẩu,
đem lại nguồn thu nhập cho nhân dân.
+ Hỗ trợ tiên trông coi bảo vệ rừng.
+ Tập huấn vê bảo vệ và phát triển rừng.
+ Hỗ trợ khoa học kỹ thuật vê trồng rừng.

+ Đối với rừng trồng còn được hỗ trợ cho rừng quế bảo tồn nguồn gien để
lấy giống.
+ Cấp các biển báo vê bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; bảo vệ
động thực vật rừng.

14


Đối với huyện Văn Yên nói trung và xã Nà Hẩu nói riêng. Hiện nay cây
Quế cũng là một trong những cây có thế mạnh vê kinh tế, phù hợp với điêu
kiện khí hậu, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Ủy ban nhân dân
huyện Văn Yên đã có kế hoạch hỗ trợ cho các hộ gia đinh có cây quế lâu năm
để làm cây giống, chính sách này nhằm phát huy và bảo tồn được các loại gen
quý hiếm của cây quế, giữ gin được gen không để thất lạc trong tương lai. Một
số diện tích đã các cấp, cành ngành đưa vào làm dịch vụ du lịch, bảo tồn và
phát triển, đưa cây quế là cây chủ lực cho việc phát triển kinh tế xã hội ở địa
phương.
Theo số liệu thống kê năm 2016. Diện tích quế của xã Nà Hẩu là 870ha.
Trong đó diện tích quế để phục vụ du lịch và duy tri giống là 20ha. Tuổi trồng có
trên 20 năm. Cụ thể diện tích quế các thôn bản trong xã như sau:
STT

Thôn

ĐVT

Diện tích quế

1


Thôn 1- Bản Tát

ha

210

2

Thôn 2 - Khe Tát

ha

170

3

Thôn 3 – Khe Cạn

ha

190

4

Thôn 4 - Làng Thượng

ha

150


5

Thôn 5 - Ba Khuy

ha

150

ha

870

Tổng cộng

1.2.3.4.Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng
nguyên sinh.
Công tác kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm phát luật vê quản lý rừng nguyên
sinh được dựa trên các thông tư, quyết định xử phạt của Nhà nước, Được Ủy ban
nhân dân cấp xã tiến hành kiểm tra, xử lý theo từng mức độ vụ việc vi phạm, để
có các biện pháp răn đe; không nên đi sâu vào xử phạt, chủ yếu ở đây mỗi khi
có những vụ việc xảy ra đêu được giải quyết theo chiêu hướng tích cực, để sao
cho những đối tượng vi phạm họ hiểu được những điêu sai trái mà cá nhân, tổ
chức gây ra. Có như vậy biện pháp xử lý kỷ luật mới thực sự mang lại hiệu quả
15


lâu dài, mà vẫn giữ gin được truyên thống tốt đẹp của người dân tộc Mông, đó là
sự đoàn kết, sống phải dựa vào rừng.
Công tác tuyên truyên được đảy mạnh; hàng năm thực hiện kế hoạch phòng
chống chữa cháy rừng, lực lượng kiểm lâm cũng thường xuyên có mặt tại các

buổi họp thôn bản đi tuyên truyên, động viên bà con nhân dân không nên phát
lương, làm rẫy trái phép, điêu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ mai sau của
chính những người sống tại vùng lõi của rừng nguyên sinh. Nhin chung qua các
buổi tuyên truyên bà con nhân dân đã phần nào ý thức được trách nhiệm, nghĩa
vụ của những người dân sống gần ven rừng, đó quả là một kết quả công lao to
lớn của cán bộ liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Vê dòng họ, các già làng, trưởng bản cũng thường xuyên hàng năm họp
dòng họ 1 lần để hỏi thăm sức khỏe, đưa những kiến thức mới phổ biến cho
dòng họ hiểu, biết và thực hiện những chế tài, quy định mới, chính sách mới để
cho con em trong dòng họ nắm bắt được. Bởi nơi đây cuộc sống người dân còn
lam lũ, vật vả, quanh năm đi làm ruộng, trồng ngô, đôi khi còn có những hộ gia
đinh không có điện lưới quốc gia, ty vi, đài còn không có, như vậy họ không
hiểu được xã hội đang cần gi ở họ, nên việc họp dòng họ cũng mang ý nghĩa to
lớn để tuyên truyên, nhắc nhở các thành viên trong dòng họ không được phát
phá rừng bừa bãi.
Vê tinh hinh xử lý vi phạm các quy định vê rừng trong giai đoạn 2010 –
2016 như sau:
* Năm 2010: xử lý vi phạm được 10 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái
phép, có 15 đối tượng, thu phạt xử lý hành chính, nộp ngân sách Nhà nước được
15 triệu đồng.
* Năm 2011: tổ chức được 23 đợt, với 115 dân quân, chủ rừng đi tuần tra
bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi khai thác gỗ rừng trái phép, săn bắt động vật
quý hiếm.
Năm 2011 đã bắt xử lý 8 vụ và phạt hành chính 6.000.000 đồng nộp vào
ngân sách. Trong đó:
16


- Xử lý nương rẫy 3 vụ.
+Diện tích : 600m2

+Thành tiên: 1000.000 đồng.
- Vận chuyển lâm sản trái phép là 4 vụ.
+Số tiên là: 5000.000 đồng.
- Thu giữ lâm sản trái phép là 4 vụ:
+Khối lượng là 2m3.
* Năm 2012:
-Tổng số đợt tuần tra bảo vệ rừng là: 50 đợt, với 230 công.
-Xử lý các vụ vi phạm vê Luật bảo vệ rừng. Có 5 vụ vi phạm. trong đó:
+ Có 03 vụ vận chuyển lâm sản trái phép. Xử phạt 3.000.000 đồng. (Khối
lượng gỗ là 0,98 tấc)
+Có 01 vụ săn bắn động vật rừng. Xử phạt số tiên 1.400.000 đồng.
+Có 01 vụ cất dấu lâm sản trái phép. Xử phạt 900.000 đồng.
* Năm 2013:
Kết hợp với kiểm lâm địa bàn, lực lượng Công an, dân quân tự vệ, chủ
rừng thường xuyên đi tuần tra bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi khai thác gỗ
rừng trái phép, săn bắt động vật quý hiếm. Tổng số đợt đi tuần tra bảo vệ rừng
là 1.220 công. Phát hiện 05 vụ vi phạm xử phạt vi phạm hành chính 4.300.000
đồng.
* Năm 2014:
Tổng số đợt đi tuần tra 40 lượt 300 công đã phát hiện 52 vụ phát phá rừng
làm nương rẫy trái phép, 01 vụ khai thác lân sản trái phép. Ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính 47 vụ, 06 vụ xử phạt cảnh cáo, tổng số tiên
75.980.000đ, trong đó đã thu được 50.850.000 đồng. còn lại 25.130.000đ do
người dân còn nghèo nên chưa nộp được hết số tiên vi phạm.

17


* Năm 2015:
Trong năm 2015 lực lượng tuần tra bảo vệ rừng 350 công, phát hiện 14 vụ

phát phá rừng làm nương rẫy trái phép, 01 vụ khai thác lâm sản trái phép, 01 vụ
vận chuyển lâm sản trái phép. Tổng số tiên thu phạt là 30.000.000đ
* Năm 2016:
Trong 6 tháng đầu năm 2016 qua tuần tra phát hiện và xử lý 02 trường vận
chuyển lâm sản trái phép. Xử phạt hành chính 3.000.000 đ (Ba triệu đồng chẵn).
Lập biên bản 05 mảnh nương, tổng diện tích là 900m 2, đang tiến hành kiểm tra
phát hiện đối tượng.
Như vậy có thể nhận thấy trong giai đoạn 2010 – 2016, công tác quản lý
rừng vẫn còn lỏng, hàng năm vẫn có các trường hợp vi phạm các quy định vê
chăm sóc, bảo vệ rừng, một phần do lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng, chưa
làm hết trách nhiệm được giao, phần nữa là do ý thức của người dân đối với
rừng chưa cao.
1.2.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng nguyên sinh
1.2.4.1.Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô.
Rừng nguyên sinh chứa đựng các hệ sinh thái căn bản cốt lõi lâu dài của hệ
thực vật trên cạn, nó góp phần bảo tồn và duy tri cân bằng sinh thái lâu năm, giữ
nước, điêu hòa khí hậu, làm sạch không khí. Rừng nguyên sinh chứa các hệ sinh
thái tổng hợp bao gồm nhiêu mạng lưới chuỗi thức ăn và tác động tương tác của
nhiêu loài hoang dã. Rừng nguyên sinh có ý nghĩa quan trọng phục vụ nghiên
cứu bảo tồn sinh học và hệ sinh thái.
Mỗi năm sinh vật quang hợp trên trái đất đồng hóa khoảng 170 tỷ tấn
dioxitcacbon (CO2) để tạo ra khoảng 100 tỷ tấn chất hữu cơ, 115 tỷ tấn O2 tự
do. Rừng cung cấp cho con người dưỡng khí, lương thực, thực phẩm. Mỗi năm,
mỗi người cần tới 4.000kg O2 để thở, toàn nhân loại sử dụng khoảng 0,6% sản
phẩm quang tổng hợp (tương đương 0,6 tỷ tấn) và khoảng 1 triệu tấn thực phẩm
có nguồn gốc từ rừng để phục vụ đời sống (Guering ).
Rừng cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiêu ngành công nghiệp cũng
như sinh hoạt hằng ngày. Trước hết phải kể đến gỗ. Gỗ để đóng tàu thuyên, để
18



đốt, làm trụ mỏ, sản xuất giấy, vải, đóng đồ dùng, các sản phẩm hóa học... ngoài
ra rừng là nguồn dược liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã khai thác các sản
phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiêu quốc
gia đã phát triển ngành khoa học “dược liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả
hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tim kiếm các phương
thuốc chữa bệnh.
Rừng trực tiếp ngăn gió bão, lũ lụt. Hàng năm, nhiêu tỷ tấn nước bốc hơi từ
sông, suối, hồ và đại dương tạo thành mây rồi lại mưa trở vê trái đất. Chính nhờ
thảm cây xanh và thảm thực bi của vỏ trái đất mà lượng nước khổng lồ đó được
hút vào bộ rễ để rồi bốc hơi qua tán lá, phần còn lại được ngấm từ từ vào đất tạo
ra các mạch nước ngầm. Sự xói mòn, rửa trôi, các quá trinh Feralite hóa, Potzon
hóa không những bị hạn chế mà cùng với sự mùn hóa các phế thải hữu cơ bởi
các vi sinh vật, động vật đất và nấm làm cho đất ngày càng màu mỡ, cơ sở cho
phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
Rừng cho ta sản phẩm gỗ và vật liệu kiến trúc quan trọng để phục vụ trong
sản xuất và đời sống. Ngoài ra rừng còn có giá trị sản phẩm ngoài gỗ như các
sản phẩm động thực vật, thịt thú rừng,những cây dược liệu, những loại cỏ có
hương thơm, dầu thực vật, vỏ cây quý, hoa quả có giá trị thương mại. Những sản
phẩm này là nguồn thu nhập quan trọng của những người dân nông thôn ở vùng
rừng núi.
Rừng có vai trò giữ nước, chống xói mòn, lũ lụt, điêu hoà khí hậu, chống
sự thiêu đốt của mặt trời, tạo ra môi trường sinh thái cho các loại đông thực vật
khác nhau.
Giá trị của việc bảo vệ môi trường rất quan trọng nhưng khó định lượng
hơn giá trị kinh tế. Hai mặt này thường có mâu thuẫn với nhau nhưng đêu rất
quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân.
Như vậy có thể nhận thấy rừng có tầm quan trọng trong đời sống con người
cũng như tất cả các loài động vật. Trong đó rừng Nà Hẩu được giữ theo môi


19


trường tự nhiên, cần phải quan tâm bảo vệ chăm sóc để rừng nguyên sinh nơi
đây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
1.2.4.2.Nhóm yếu tố thuộc về chính quyền địa phương.
Theo quyết định số 245/1998/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 12 năm 1998 của
Thủ tướng chính phủ vê thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp vê
rừng và đất lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã:
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch ủy ban
nhân dân cấp huyện trong việc bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp
trên địa bàn xã:
Quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã vê các mặt : Danh sách chủ
rừng; diện tích, ranh giới các khu rừng; các bản khế ước giao rừng; các hợp
đồng giao nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng giữa các tổ
chức, hộ gia đinh và cá nhân trong xã; Chỉ đạo các thôn, bản xây dựng và thực
hiện quy ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã
phù hợp với pháp luật hiện hành. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của huyện, lập
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp,
xây dựng phương án giao rừng và đất lâm nghiệp trinh Hội đồng nhân dân xã
thông qua trước khi trinh ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt; tổ chức thực
hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đinh và cá nhân theo sự
chỉ đạo của ủy ban nhân dân huyện, xác nhận ranh giới rừng và đất lâm nghiệp
của các chủ rừng trên thực địa. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, biến động
đất lâm nghiệp và báo cáo cơ quan cấp huyện; thường xuyên kiểm tra việc sử
dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đinh và cá nhân trên địa bàn
xã. Phối hợp với cán bộ kiểm lâm và các lực lượng công an, quân đội trên địa
bàn, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn xã, phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng. Tuyên truyên, vận
động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng,

huy động các lực lượng giúp chủ rừng chữa cháy rừng trên địa bàn xã. Xử phạt

20


vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo thẩm quyên. Hòa
giải các tranh chấp vê rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.
Rừng Nà Hẩu đang bị lấn chiếm vê diện tích do rất nhiêu tác động như sự
gia tăng dân số, việc mở rộng đất nông nghiệp, sự thay đổi chính sách quản lý
rừng đã làm cho các thể chế này ngày càng mất đi, hậu quả của sự thay đổi này
làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm trầm trọng không chỉ vê số lượng và chất
lượng mà còn tác động tiêu cực đến sự sinh trường của muôn loài sống trong
điêu kiện tự nhiên.
1.2.4.3.Nhóm yếu tố thuộc về người dân, doanh nghiệp
Rừng nước ta nói chung và rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu nói
riêng đang ngày càng suy giảm vê diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật
dưới ngưỡng cho phép vê mặt sinh thái, Tính đến năm 2016 Nà Hẩu có tổng
diện tích rừng là 3.960ha, trong đó rừng tự nhiên là 5.640.36ha. Độ che phủ
rừng toàn xã là chiếm trên 80%. Hiện nay, tinh trạng phát phá rừng trái phép tại
xã đến mức báo động, chủ yếu một số đối tượng khai thác để lấy gỗ. Hàng năm
cứ đến ngày 30 tháng Giêng (Âm lịch), người Mông ở xã Nà Hẩu lại tưng bừng
tổ chức lễ hội cúng rừng. Đây là một trong những nghi lễ lớn nhất, quan trọng
nhất trong năm đối với người dân Nà Hẩu. Lễ hội cúng rừng của đồng bào Mông
xã Nà Hẩu có từ lâu đời và là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian gắn liên
với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp. Trong đời sống tâm linh của người
Mông luôn tồn tại những truyên thuyết cổ xưa, những câu chuyện huyên bí kể vê
sự linh thiêng của những khu rừng cấm, rừng thiêng của tộc người minh, họ luôn
tin trong rừng có Thần rừng cai quản và che chở phù hộ cho dân làng trong
cuộc sống hàng ngày, vi vậy, Thần rừng được tôn thờ, sùng kính như đối với
ông bà tổ tiên. Tín ngưỡng thờ Thần rừng của người Mông như một sợi dây

tâm linh truyên qua nhiêu thế hệ, thế nên thôn bản nào của xã Nà Hẩu cũng có
một khu rừng cấm riêng với những qui định “bất khả xâm phạm” nằm ở địa thế
đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần
rừng. Tục cúng Thần rừng vào những ngày đầu xuân để cầu cho mưa thuận gió
21


hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm
yên vui, gắn với những qui định vê bảo vệ rừng đã trở thành ngày hội văn hóa
cộng đồng độc đáo của xã Nà Hẩu, trải qua nhiêu thế hệ, đến nay vẫn còn
nguyên giá trị.
Trong lễ hội Tết rừng của xã Nà Hẩu hàng năm, Lãnh đạo địa phương đã
lồng ghép trong đó công tác tuyên truyên vê bảo vệ rừng để nhân dân hiểu ý
nghĩa của rừng đối với môi trường sống để từ đó nhân dân biết lợi ích của rừng
để chăm sóc và bảo vệ rừng được tốt hơn.
Khu vực rừng nguyên sinh trên địa bàn xã có vai trò ý nghĩa rất to lớn đối
với đời sống của con người. Hiện nay diện tích rừng nguyên sinh đang bị lấn
chiếm, thu hẹp vê diện tích, buộc các ngành, các cơ quan phải vào cuộc quyết
liệt, để giữ được diện tích của rừng, khôi phục lại môi trường sinh thái tự nhiên
với quy mô trên địa bàn xã Nà Hẩu.
Công tác quản lý rừng tại xã Nà Hẩu được quan tâm quản lý bằng nhiêu
hinh thức:
* Các thành viên của cộng đồng cùng tham gia quản lý và kinh doanh
những khu rừng thuộc quyên sử dụng chung (được Ủy ban nhân dân cấp xã
giao và trông coi theo từng tổ bảo vệ rừng). Sự quản lý này mang ý nghĩa trực
tiếp.
* Nhân dân cùng tham gia quản lý các khu rừng thông qua các hợp đồng
khoán. Việc tham gia quản lý này có quan hệ trực tiếp đến đời sống cộng đồng
như: tạo việc làm (có hỗ trợ 60.000đ/ha) nhân dân có thể tham gia quản lý
chung đối với các khoảnh rừng được giao riêng cho từng hộ gia đinh nằm trong

cộng đồng để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý. Sự quản lý này
được coi là quản lý gián tiếp
Cuộc sống của người dân ở xã Nà Hẩu một xã vùng cao nhu cầu cơ bản cần phải
giải quyết là : Lương thực, chất đốt. Trước đây, trong điêu kiện mật độ dân số
còn thấp, nên kinh tế còn dựa vào tự nhiên, có tính chất tự cấp tự túc, quan hệ
cộng đồng tồn tại ở các thôn bản miên núi có tính đồng nhất và đơn giản, các
22


thành viên của cộng đồng đêu có quyên dựa vào các nguồn tài nguyên trên lãnh
thổ của minh để thỏa mãn các nhu cầu đó bằng những tục lệ và quy ước của làng
bản, nên không phát sinh nhiêu mâu thuẫn giữa các cộng đồng với bên ngoài vê
quyên sử dụng đất lâm nghiệp.
Theo thời gian, quan hệ cộng đồng ở miên núi đã có nhiêu thay đổi trong
những bối cảnh lịnh sử khác nhau như:
* Nhà nước quy định toàn bộ rừng và đất lâm nghiệp thuộc quyên sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Trong phát triển lâm nghiệp, Nhà
nước đã bố trí nhiêu tổ chức để quản lý các khu rừng đó ( như Kiểm lâm, các
ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ..). Theo quy định của các chính sách vê
quy hoạch, quyên hạn và lợi ích của cộng đồng chưa được đê cập rõ ràng,
còn chung chung trong khi đó thường nhấn mạnh bảo vệ rừng là sự nghiệp
của toàn dân.
* Thành phần và cơ cấu của các cộng đồng dân cư ở miên núi đã thay đổi
nhiêu, như nhiêu đầu dân tộc cư trú trên một địa bàn, tỷ lệ dân tộc địa bàn giảm
dần nên vê mặt tâm lý, làm cho các cộng đồng dân cư bản địa nhận thấy quyên
hưởng dụng của họ đối với rừng như bị tước đoạt. Nay già làng chỉ trông coi vê
mặt sinh hoạt và lễ hội còn việc quản lý mọi mặt đêu do chính quyên, các ban
phụ trách. Nhiêu nhu cầu cơ bản của họ đối với rừng trong điêu kiện thu nhập
còn thấp, kinh tế hàng hoá chưa phát triển… nếu như không có những khu rừng
mà mọi thành viên trong cộng đồng đêu được hưởng lợi, thi có nhiêu nhu cầu

trong đời sống của người dân ở địa phương không đáp ứng được.
* Theo thói quen truyên thống,những dân tộc sống gần rừng thường coi
toàn bộ cơ sở nguồn tài nguyên gồm : đất, rừng, nguồn nước, sông suối… là của
họ, nay giao khoán cho mỗi hộ một diện tích đất hạn định thi việc sử dụng đất
sai mục đích là điêu không thể tránh khỏi. Với diện tích đất hạn hẹp, qua điêu
tra đất sản xuất của toàn xã Nà Hẩu có tới 26 hộ dân thiếu đất sản xuất. Trong
điêu kiện đất dốc vùng cao, phương thứ canh tác truyên thống làm cho người
sân bỡ ngỡ, không biết làm gi và làm thế nào để bảo đảm cuộc sống, dẫn đến
23


tinh trạng càng thiếu đói lương thực, vi vậy nạn khai thác, khai hoang đất
rừng đang bị lấn chiếm.
Trong tinh hinh lợi ích của cộng đồng đối với những khu rừng ở xung
quanh cộng đồng gần như không có gi hoặc chưa rõ ràng thi thật khó lòng vận
động họ tham gia bảo vệ rừng. Làm rõ quyên hưởng dụng của người cộng đồng
dân cư tại địa phương có rừng là tiên đê cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
trong thời gian tới.
Giải đáp được lợi ích từ rừng đem lại cho dân cư tại địa phương trong quá
trinh đáp ứng các nhu cầu nói trên sẽ tạo điêu kiện nâng cao đời sống của người
dân ở các vùng rừng núi, và sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ rừng. Tuyên
truyên phân tích cho người dân hiểu và đưa khu rừng nguyên sinh tại xã Nà Hẩu
thành khu du lịch sinh thái của huyện Văn Yên, tạo thành mũi nhọn hàng đầu vê
thu nhập ổn định cuộc sống lâu dài, bên vững.

24


Chương 2: Thực trạng quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn
xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2.1.Giới thiệu về xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
2.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái
Khu vực Nà Hẩu như một lòng chảo được tạo nên từ thung lũng hẹp,
xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao. Địa hinh ở đây bị chia cắt
mạnh tạo thành nhiêu khe suối và các hợp thủy. Độ cao trung binh từ 600 700m so với mặt biển. Nơi cao nhất 1.788m, nơi thấp nhất 200m. Nhiệt độ
binh quân 23,20C, lượng mưa binh quân 1.458,0 mm/năm, độ ẩm 85%.
Hàng năm thường xuất hiện gió mùa Đông - Bắc vào tháng 11 và 12 kèm
theo sương muối. Những ngày ít nắng, trời âm u, ở những nơi núi cao sương
mù bao phủ cả ngày, độ ẩm không khí trong rừng rất lớn. Với điêu kiện khí
hậu như vậy rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển và khả năng tái sinh
tự nhiên của cây rừng, thuận lợi cho các loài thực, động vật ở đây phát triển
đa dạng và phong phú, tạo nên cấu trúc rừng rậm, nhiêu tầng tán phù hợp
với tính năng phòng hộ đầu nguồn.
Xã Nà Hẩu được thành lập năm 1986, được tách ra từ xã Mỏ Vàng của
huyện Văn Yên; Nà Hẩu hiện nay là một xã đặc biệt khó khăn của huyện
Văn Yên, tỉnh Yên Bái, cách trung tâm huyện Văn Yên 30km vê phía Nam,
xã có duy nhất một tuyến đường trục chính đi vào trung tâm xã, hiện nay đã
được bê tông hóa 13km, còn lại 7km đường dải cấp phối, giao thông đi lại
các thôn bản còn gặp nhiêu khó khăn, địa hinh đồi núi phức tạp, có nhiêu
suối chảy qua địa bàn, dân cư tập trung không đồng đêu, trinh độ dân trí còn
thấp, nhân dân chủ yếu phát triển kinh tế từ nông – lâm nghiệp; xã Nà Hẩu
có tổng diện tích tự nhiên là 5.640.36ha, Trong đó diện tích rừng nguyên
sinh là 3.960ha, diện tích đất nông nghiệp 236,06ha, đất phi nông nghiệp là
56,52ha, đất lâm nghiệp là 5330,15ha, còn lại 17,63 là đất khác. Xã được

25



×