Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Nghiên cứu sức khỏe tâm thần của học sinh bằng thang đo SDQ tại 2 trường THCS huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.43 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO Y HỌC DỰ PHÒNG VÀ Y TẾ CÔNG CỘNG

HOÀNG QUỲNH LIÊN

NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC SINH
BẰNG THANG ĐO SDQ TẠI HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM HỌC 2015 - 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO Y HỌC DỰ PHÒNG VÀ Y TẾ CÔNG CỘNG

HOÀNG QUỲNH LIÊN
NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC SINH
BẰNG THANG ĐO SDQ TẠI HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM HỌC 2015 - 2016

Chuyên ngành



: Y tế công cộng

Mã số

: 60720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. VŨ DIỄN


HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
của mình tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Y học dự phòng
và y tế công cộng, Bộ môn Sức khỏe môi trường, các phòng ban chức năng, các thầy
cô trường Đại học Y Hà Nội và đặc biệt là TS. Vũ Diễn – người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài luận văn này.
Em xin trân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng xét duyệt để cương, hội
đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã góp ý, sửa chữa để em hoàn thiện được nghiên
cứu này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu Sức khỏe tâm
thần học sinh THCS” và lãnh đạo, cán bộ Bộ môn Sức khỏe môi trường đã giúp đỡ
em rất nhiều trong quá trình làm nghiên cứu viết luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các em học sinh của 2 trường THCS Hương Canh và THCS Thanh Lãng
của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hợp tác
cho chúng em tiến hành điều tra thu thập số liệu

Cuối cùng em xin cảm ơn các thành viên trong gia đình em, bạn bè đã tạo mọi
điều kiện về vật chất và tinh thần để em hoàn thành nhiệm vụ học tập này.
Học Viên

Hoàng Quỳnh Liên


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Phòng đào tạo Sau đại học
Bộ môn Sức khỏe môi trường
Tên em là Hoàng Quỳnh Liên, học viên lớp cao học Y tế công cộng – 24 – Viện
Đào tạo y học dự phòng và Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà em đã tự thu thập số liệu,
nhập và phân tích số liệu, các số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực,
khách quan và chưa từng được đăng trên bất kì tài liệu khoa học nào.
Hà Nội , ngày 20 tháng 6 năm 2017
Học Viên

Hoàng Quỳnh Liên


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CANS-MH:

Child and adolesdent Needs and Strengths – Mental health (Bảng

CBCL:

CSSK:
ĐTV:
GVCN:
PHHS:
RTCCD:

hỏi nhu cầu sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên)
Child behavior checklist (Bảng kiểm hành vi)
Chăm sóc sức khỏe
Điều tra viên
Giáo viên chủ nhiệm
Phụ huynh học sinh
Research and Trainning Center for Community Development

SDQ:

(Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng)
Strength and Difficult questionaire (Bộ câu hỏi sàng lọc về sức

SKTT:
THCS:
THPT:
TRF:
VTN:
WHO:
YSR:

khỏe tâm thần)
Sức khỏe tâm thần
Trung học cơ sở

Trung học phổ thông
Teacher report form (Bảng hỏi dành cho giáo viên)
Vị thành niên
World heallth organization (Tổ chức y tế thế giới)
Youth self report (Bảng tự thuật)


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................6
PHỤ LỤC................................................................................................................. 6
DANH MỤC BẢNG................................................................................................7
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................32
BÀN LUẬN............................................................................................................56
KẾT LUẬN............................................................................................................72
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số đặc điểm học sinh.....................................................................32
Bảng 3.2. Điều kiện hoàn cảnh gia đình của học sinh........................................34
Bảng 3.3. Tự nhận xét của học sinh về nhà trường.............................................35
Bảng 3.4.Các biểu hiện của vấn đề SKTT theo khối lớp.....................................40
Bảng 3.5.Tỷ lệ các biểu hiện vấn đề SKTT theo giới...........................................40
Bảng 3.6. Vấn đề SKTT của học sinh theo đặc trưng của học sinh....................41

Bảng 3.7. Liên quan giữa tình trạng SKTT và các yếu tố đặc trưng học sinh. .41
Khối........................................................................................................................ 41
Bảng 3.8. Vấn đề SKTT theo kết quả và điều kiện học tập của học sinh...........43
Bảng 3.9. Liên quan giữa vấn đề SKTT học sinh và các yếu tố kết quả............43
và điều kiện học tập...............................................................................................43
Bảng 3.10. Vấn đề SKTT học sinh theo yếu tố gia đình......................................45
Bảng 3.11. Liên quan giữa vấn đề SKTT học sinh và các yếu tố môi trường gia
đình.........................................................................................................................46
Bảng 3.12. Vấn đề SKTT học sinh theo yếu tố nhà trường, xã hội....................48
Bảng 3.13. Liên quan giữa vấn đề SKTT và các yếu tố môi trường nhà trường,
xã hội....................................................................................................................... 48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là con người gặp rất nhiều áp
lực trong cuộc sống, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng
đến sức khỏe tinh thần. Theo báo cáo năm 2011 của Tổ chức Y tế Thế giới, trên
25% dân số thế giới có vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) và hành vi tại một thời
điểm nào đó trong cuộc đời [1]. Tỷ lệ vị thành niên có các dấu hiêu trầm cảm và rối
loạn cảm xúc vào khoảng 13-15% [1]. Trong hơn 20 năm qua, các nghiên cứu trên
thế giới đã quan sát và ghi nhận được sự gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần bao
gồm chứng trầm cảm, tự gây thương tích và tự tử. Tự tử ở thanh thiếu niên là mối
quan tâm về sức khỏe hàng đầu tại các nước New Zealand, Australia, Hà Lan và
Nhật Bản từ những năm 90. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần vẫn ít
được quan tâm. Nước ta ghi nhận trong giai đoạn 2001-2010, SKTT là một trong số

nguyên nhân chính trong gánh nặng bệnh tật, khi ở nam giới là 14% và ở nữ giới là
22% [2]. Một dự án năm 2013 của PGS.TS Đặng Hoàng Minh chỉ ra rằng có gần
2,7 triệu trẻ em đang có những biểu hiện và nguy cơ có vấn đề về SKTT [ 3]. Sức
khỏe tâm thần của trẻ nếu không được quan tâm đúng mực sẽ dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng đối với cá nhân trẻ và gia đình. Một trọng những hậu quả nghiêm
trọng là trẻ có ý định và thực hiện hành vi tự tử. Điều tra toàn quốc vị thành niên và
thanh thiếu niên lần thứ 2, Việt Nam có 2,8% thanh thiếu niên đã tự gây thương tích
cho bản thân và có 3,4% trả lời là đã từng có ý định tự tử. [4]
Sức khỏe tâm thần của học sinh ở cả học sinh nam và nữ có mối liên quan
đến nhiều yếu tố khác nhau. Gắn kết tốt với nhà trường và được bố mẹ quan tâm,
thân thiện đối với bạn bè, trẻ sẽ luôn có tinh thần khỏe mạnh. Ngược lại, bị bạn bè
bắt nạt/ trêu ghẹo hay sự quan tâm quá mức hoặc vô tâm của cha mẹ và nhà trường
có thể làm trẻ dẫn đến các vấn đề về SKTT [2, 3, 5].
Sức khỏe tâm thần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khả năng trí
tuệ và phát triển về mặt xã hội, tạo sự cân bằng về tâm lý tình cảm, giúp xây dựng,
hình thành một nhân cách lành mạnh, sáng tạo và chủ động. Để giúp lứa tuổi vị
thành niên được phát triển toàn diện các em cần được chăm sóc về cả thể chất lẫn


2

tinh thần. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở hay lứa tuổi vị thành niên giai đoạn đầu
là lứa tuổi có nhiều biến đổi, đang phát triển mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần để
dần hoàn thiện. Không những thế tuổi dậy thì của VTN đang ngày càng sớm, sự
biến đối về tinh thần đối với những yếu tố xung quanh đã tác động mạnh hơn và
sớm hơn. Trước những tác động không thuận lợi của môi trường trẻ chưa dần thích
nghi được, dễ dẫn đến phản ứng, cảm xúc, hành vi lệch lạc [6].
Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng phát triển về kinh tế - xã
hội. Huyện có trên 400 công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ đóng trên địa bàn, giao thông
thuận tiện có đường quốc lộ 2 chạy qua gần sân bay Nội Bài, cách thủ đô Hà Nội 40

km. Năm 2016, huyện đạt chuẩn nông thôn mới tuyến huyện, Bình Xuyên được tỉnh
Vĩnh Phúc xác định là đơn vị trọng điểm phát triển về công nghiệp và đô thị, phấn
đấu đến năm 2020 huyện Bình Xuyên trở thành đô thị loại IV. Cùng với điều kiện
kinh tế gia đình ngày càng cao là sự kì vọng lớn từ phía gia đình và nhà trường đối
với các em trong học tập và ứng xử. Đòi hỏi sự trưởng thành sớm về cả thể chất lẫn
tinh thần. Như vậy, SKTT đang là vấn đề cần được quan tâm, chăm sóc ở lứa tuổi vị
thành niên, nhất là ở học sinh trung học cơ sở tại huyện Bình Xuyên. Chúng tôi đã
chọn huyện Bình Xuyên vào nghiên cứu để nói lên được thực trạng SKTT của học
sinh tại một vùng nông thôn đang trên đà phát triển. Để giúp các em tăng cường cả
sức khỏe thể chất và SKTT, đảm bảo học tập và vui chơi một cách lành mạnh, tích
cực, chúng tôi thực hiện: “Nghiên cứu sức khỏe tâm thần của học sinh bằng
thang đo SDQ tại 2 trường THCS huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm học
2015 - 2016”. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với những mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh bằng thang đo SDQ tại 2
trường trung học cơ sở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

2.

Mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh tại 2 trường
trung học cơ sở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016.


3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niện liên quan đến sức khỏe tâm thần
1.1.1. Sức khỏe và sức khỏe tâm thần
Theo tuyên ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1982 tại Alma Ata: “Sức

khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ
không chỉ là tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Sức khỏe toàn diện trong
mỗi con người đều bao gồm 3 thành phần: khỏe về thể chất, khỏe về tâm thần và
khỏe về xã hội.
Sức khỏe thể chất
Sức khỏe thể chất được biểu hiện ở thể lực khỏe mạnh, có thể làm việc mang
vác nặng, đi lại nhanh nhẹn thoải mái, có tính dẻo dai, bền bỉ không cảm thấy mệt
mỏi. Sức khỏe thể chất còn thể hiện khi không có bệnh tật, không ốm đau, hay có
sức đề kháng tốt, khi ốm thì có thể nhanh hồi phục hoặc có thể chống đỡ được môi
trường khắc nghiệt hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.
Sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật
tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, vui tươi yêu đời. Sức
khoẻ tâm thần là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh. Cơ sở của sức khoẻ là
trạng thái thăng bằng và hài hoà giữa lý trí và tình cảm. SKTT còn là một cuộc sống
năng động có khả năng chống đỡ được những thử thách trong cuộc sống. [7]
Sức khỏe xã hội
Sức khỏe xã hội là sự hoà nhập của những cá nhân với cộng đồng, gia đình,
người thân và xã hội, như câu nói của Mác: "Con người là sự tổng hoà các mối quan
hệ xã hội". Sức khỏe xã hội còn là sự đóng góp tích cực của cá nhân vào việc phát
triển của xã hội. Xã hội và cá nhân có sự tương tác hỗ trợ cho nhau. Nếu xã hội phát
triển ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội thì sẽ tạo điều kiện cho cá nhân
phát huy được khả năng với một tâm lý thoải mái và ngược lại. [8]


4

1.1.2. Vị thành niên và những biến đổi tâm sinh lý ở vị thành niên
1.1.2.1. Vị thành niên
Vị thành niên: từ này trong tiếng Anh “adolescence” có nghĩa là "lớn lên"

hay "phát triển". Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và
phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người. Là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang
người lớn đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ phát triển. Có sự thay đổi đồng lọat từ đơn
giản đến phức tạp bao gồm: sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các quan hệ xã hội,
sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, bước đầu hình thành nhân cách nên nảy sinh
nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác. Cá nhân phải có những thay
đổi để thích nghi. VTN có rất nhiều những mâu thuẫn, những sự kiện xã hội liên
quan đến nhu cầu và nhiệm vụ phát triển đòi hỏi đứa trẻ phải đáp ứng như: chúng
vừa muốn là trẻ con (muốn nũng nịu, muốn được bố mẹ quan tâm, muốn được nhận
quà…) vừa muốn là người lớn (đòi thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của bố mẹ, đòi
được quyền tự quyết định, đòi được tôn trọng các vấn đề riêng tư, đòi mọi người
phải đối xử với mình như người lớn…). Các em thường hay có ý nghĩ cực đoan cho
rằng mình đã là người lớn có quyền và có thể làm được mọi việc như người lớn,
nhưng mặt khác các em cũng thấy rõ một thực tế rằng mình vẫn chưa thực sự được
thừa nhận là người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn này, thiếu niên lớn thường mô
phỏng bắt chước những hành vi được các em gán cho là của người lớn. Tuổi vị
thành niên trải nghiệm những lớp hành vi hay các điều kiện xã hội liên quan đến sự
chín muồi xã hội ở lứa tuổi này, là giai đoạn có những mối quan hệ khác giới, nhu
cầu giao tiếp với xã hội bạn bè nhiều hơn, các em có xu hướng theo bạn bè hơn là
cha mẹ. Những hành vi này không những thay đổi tùy theo giới tính và sự trưởng
thành về thể lực, trí tuệ và những quan hệ xã hội của các cá nhân VTN mà còn tùy
thuộc vào môi trường xã hội, văn hóa, chính trị, vật chất, kinh tế nơi họ sống. Theo
kết quả tổng điều tra dân số năm 2012 ở Việt Nam, trẻ VTN có khoảng 23.165.631
trẻ, chiếm khoảng 26,2% dân số cả nước .
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi từ 10 -19 tuổi là tuổi vị thành
niên. Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Tuổi vị thành niên chia


5


làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu từ 10-14 tuổi, giai đoạn 2 từ 15-19 tuổi, phù hợp với
sự phát triển thể chất và tâm lý xã hội từng thời kỳ, sự phân chia này cũng chỉ có
tính chất tương đối. Vì trong thực tế, yếu tố tâm sinh lý, phát triển thể lực của mỗi
em có những đặc điểm riêng biệt không hoàn toàn theo đúng như sự phân định.
1.1.2.2. Những biến đổi về thể chất, tâm lý, xã hội ở tuổi vị thành niên
∗ Biến đổi về thể chất
Dậy thì là giai đoạn quan trọng ở lứa tuổi vị thành niên, dùng để xác định sự
chín muồi rõ nét về mặt cơ thể. Sự chín muồi sinh học này xảy ra trên hầu hết các
hệ thống cơ thể ở cả nam lẫn nữ và thường bắt đầu ở khoảng 10-11 tuổi và kết thúc
ở khoảng 15-17 tuổi. Ở tuổi dậy thì không phải tất cả các em cùng tuổi hoặc cùng
giới đều phát triển như nhau. Có một số em biểu hiện thay đổi sớm hơn một số em
khác và một số em biểu hiện thay đổi chậm hơn các em khác.
Ở em gái ngay khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 13 tuổi), cơ thể các em bắt
đầu phát triển nhanh hơn mức bình thường. Các em gái cao rất nhanh và khi 18 tuổi
các em có thể cao bằng một người phụ nữ trưởng thành. Ngoài thay đổi về cân
nặng, chiều cao, vú bắt đầu phát triển, mọc lông ở bộ phận sinh dục, thay đổi giọng
nói, tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi và xuất hiện mụn trứng cá ở
mặt. Thay đổi hình dạng cơ thể từ thon mảnh của đứa trẻ sang dáng vẻ duyên dáng
của phụ nữ. Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu bằng lần hành kinh đầu
tiên, báo hiệu trứng đã bắt đầu rụng và có khả năng có thai. Giai đoạn này diễn ra
những biến đổi quan trọng cho việc chuẩn bị làm mẹ sau này: Tử cung lớn và dày
hơn, tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra [10].
Ở em trai bước vào tuổi dậy thì (khoảng 15-17 tuổi), đặc điểm rõ rệt nhất là
sự phát triển mạnh mẽ về cân nặng, chiều cao và đến 17- 18 tuổi hầu hết các em đã đạt
chiều cao tối đa. Cùng với sự phát triển chiều cao, dần dần xuất hiện lông mu, ria mép
và mọc mụn trứng cá, tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi. Đồng thời dương
vật và tinh hoàn cũng bắt đầu phát triển về kích thước, xuất hiện phóng tinh không chủ
đích. Thanh quản mở rộng, vỡ giọng nói. Tiếp đó là sự phát triển của các cơ bắp ở
ngực, vai và đùi, bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới [10].



6

∗ Những nhạy cảm về giới và cảm xúc giới tính
Dậy thì là sự báo hiệu chuyển giai đoạn, được xem như là cái mốc khởi đầu
tuổi vị thành niên, những trẻ gái bắt đầu và kết thúc dậy thì sớm hơn trẻ trai khoảng
1-2 năm. Trong giai đoạn phát triển này, những thay đổi của các yếu tố sinh học có
ảnh hưởng đến các yếu tố tâm lý. Và ngược lại, các sự kiện xã hội, sự trải nghiệm
tâm lý đến lượt nó cũng ảnh hưởng lên hệ thống sinh học. Trẻ dễ bị kích động và có
những cảm xúc hỗn loạn [10]. Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu
ảnh hưởng của nhóm bạn đó, đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn
tình bạn với tình yêu. Các em thường muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động tình
dục của mình. Cơ thể và chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể các em đã
gần như hoàn chỉnh. Việc tăng cường hoạt động của hệ thống tiết các hoocmon tình
dục (tuổi dậy thì) đã kích thích các ý nghĩ tình dục, tạo ra sự lơ đãng mơ màng, nảy
sinh nhu cầu hấp dẫn quyến rũ tình dục ở hầu hết thiếu niên lớn. Ảo tưởng tình dục
cũng thường thấy ở lứa tuổi này. Các em nam trong giấc ngủ có thể mơ thấy những
chuyện ân ái và tự tiết tinh dịch, đây là điều hoàn toàn bình thường. Cả nam và nữ ở
tuổi thiếu niên lớn đều trải nghiệm hứng thú tình dục. Xúc cảm giới tính hay những
rung động đầu đời thường dễ xảy ra và đơn giản là với những ai gây cho chúng ấn
tượng, những người gần gũi, những người hay giúp đỡ quan tâm, những người có
biểu hiện bên ngoài hấp dẫn… Đại bộ phận các em ở tuổi thiếu niên lớn không hiểu
được rằng những cảm xúc này chỉ là những tình cảm mang bản chất tình dục mà
chúng thường lầm tưởng là tình yêu.
∗ Biến đổi về tâm lý
Vị thành niên là những người không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là
người lớn dù là con trai hay con gái, diễn biến tình cảm và tâm lý cũng có những
điểm giống nhau do lứa tuổi, tất nhiên ở mỗi giới có thể có các biểu hiện ít nhiều
khác nhau. Về mặt tâm lý và tình cảm, các em bắt đầu có tư duy trìu tượng, các em
ý thức được mình không còn là trẻ con nữa. Trong hành động, các em muốn thử sức

mình và muốn khám phá những điều mới lạ. Các em thường quan tâm, đến những
thay đổi của cơ thể, nhất là các em gái. Do những biến đổi sinh học đã tạo nên sự


7

mất cân bằng tạm thời về tâm lý. Trong giai đoạn phát triển này các em có những
thay đổi thường xuyên về tâm tư. Sự quan tâm thái quá đến hình ảnh cơ thể, sự
không hài lòng về những đặc điểm nào đó của cơ thể có thể biến thành nỗi khổ tâm,
sự khó ở… và những tình cảm này có thể gây stress tiêu cực cho trẻ làm nảy sinh sự
lo âu, trầm cảm và cả những ý nghĩ tự sát.
Ở tuổi này có tính không ổn định về mặt xúc cảm, tình cảm – thoắt vui, thoắt
buồn, kém hài lòng về hình ảnh cơ thể, dễ thân mật mà cũng dễ giận dữ… Hiện
tượng dễ xúc động, dễ tổn thương, dễ bị kích động, hay khóc hay tự ái, tủi thân vì
những chuyện nhỏ nhặt, dễ băn khoăn, lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm ở cơ
thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa là những hiện tượng thường xảy ra, đặc
biệt ở các em gái. Các em cũng bắt đầu quan tâm đến bè bạn, muốn tách khỏi sự
bảo hộ của bố mẹ, tuy nhiên các em vẫn còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm và vẫn
phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình. Các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách
khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm
những mối quan hệ bạn bè cùng lứa. Phát triển mạnh về tư duy trìu tượng, tuy vậy
các em lại thường thay đổi tình cảm một cách dễ dàng, khi vui, khi buồn. Khi mong
muốn điều gì, các em muốn được thoả mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất
chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự
phê phán [10].
∗ Biến đổi về xã hội
Trẻ vị thành niên thường tò mò khám phá môi trường bên ngoài, các em có
hiểu biết về môi trường xã hội rộng lớn hơn so với môi trường gia đình và trường
học, vì vậy việc hình thành các mối quan hệ xã hội luôn thôi thúc các em phát triển
các kỹ năng giao tiếp, ứng xử mới theo cách riêng, theo trào lưu của bạn bè, để hòa

nhập với môi trường xã hội rộng lớn hơn [10]. Trong xã hội hiên đại các em được
tiếp cận với xã hội một cách dễ dàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
như: sách báo, internet, phim ảnh, điện thoại di động...


8

1.1.3. Những rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần
1.1.3.1. Rối loạn cảm xúc
Do biến đổi đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi dậy thì nên trẻ VTN thường có những
rối loạn cảm xúc, mất cân bằng tâm lý, các biểu hiện như tim đập nhanh, chóng mặt,
hoa mắt, dễ nổi nóng, khó hiểu thậm chí còn không hiểu được chính cả bản thân. Có
rất nhiều biểu hiện của rối loạn cảm xúc: rối loạn lo âu như sợ hãi một cái gì đó quá
mức hoặc lo lắng những vấn đề không có thật. Các em có biểu hiện hoang mang, lo
lắng triền miên mà không biết lý do hoặc suy nghĩ viển vông tưởng tượng ra những câu
chuyện ám ảnh không có thật rồi tự đặt mình vào tình huống rồi lại đau khổ . Ngoài ra
thì những sang chấn hay những sự kiện xảy đến với các em khiến tâm thần luôn bị
hoảng loạn như tai nạn, lạm dụng tình dục, bị bạo lực…Rối loạn cảm xúc còn có biểu
hiện như trầm cảm hay buồn rầu khóc lóc, tự ti, chán nản, biểu hiện chán ăn, hay quên,
không chăm sóc đến bản thân như trước, học tập giảm sút, hoạt động chậm chạp. Đặc
biệt hơn rối loạn cảm xúc lưỡng cực khá phổ biến với tỷ lệ 0,5% dân số. Đây là một
bệnh tâm thần nội sinh xuất hiện có tính chất chu kỳ với các cơn hưng cảm và trầm
cảm xen lẫn. Theo BS. Nguyễn Văn Dũng - Viện Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch
Mai) cho hay: tuổi teen là độ tuổi phát bệnh rối loạn cảm xúc cao nhất trong tổng số ca
mắc chứng bệnh này. Trẻ có lúc thì lầm lì, buồn rầu, ức chế chán nản, bi quan, tuyệt
vọng, dễ mủi lòng khóc lóc, than vãn rên rỉ, lúc lại hưng cảm đọc thơ ca, ví von hóm
hỉnh, nói luôn miệng, tự đánh giá cao bản thân, thậm chí coi thường người khác. Bệnh
mang tính chu kỳ tức là người bệnh có thể chuyển từ cảm xúc hưng phấn (vui vẻ tột
độ) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm) và ngược lại một cách nhanh chóng.
1.1.3.2. Rối loạn hành vi

Những dấu hiệu cho thấy trẻ rối loạn hành vi như càn quấy, cư xử hung hãn
đối với người khác hoặc động vật, phá hoại tài sản, nói dối, ăn cắp vặt, bỏ học, hỗn
láo với người lớn, bỏ nhà đi.
1.1.3.3. Rối loạn tăng động
Đặc trưng cơ bản của bệnh rối loạn tăng động là kém tập trung, giảm chú ý,
tăng động. Theo Bác sĩ Ngô Văn Lương, Khoa Tâm thần, Bệnh viện trung ương


9

Huế: đặc trưng của rối loạn tăng động là sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá
mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý, thiếu kiên trì trong mọi công việc.
1.1.3.4. Rối loạn ứng xử.
− Ít quan tâm đến người khác, xâm phạm thô bạo đến bạn bè, người thân hoặc
súc vật.
− Không tuân thủ các quy tắc xã hội hay có các hành động quá đáng và quá
mức, vi phạm trật tự, chống đối
− Ngoài ra còn có các biểu hiện: nói dối, ăn cắp, trốn học, gây gổ…
1.2. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở vị thành niên
1.2.1. Phương pháp đo lường vấn đề sức khỏe tâm thần ở cộng đồng
Có nhiều thang đo để đánh giá SKTT ở trẻ em như Bảng kiểm hành vi trẻ em
CBCL, Bảng hỏi YSR, Bảng hỏi CANS_MH, Bảng hỏi SDQ 25.
Một trong những công cụ đánh giá các vấn đề SKTT trẻ em được biết đến
nhiều là Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL (Child and Adolescent Needs and
Strengths-Mental Health) do Thomas Achenbach nghiên cứu và phát triển từ những
năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ 20 và được báo cáo lần đầu tiên trong một
nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em năm 1965. Trên thế giới, đã có nhiều tác giả
nghiên cứu về tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần sử dụng Bảng kiểm hành vi
trẻ em CBCL ở nhiều phiên bản khác nhau, như là một công cụ đánh giá tốt nhất để
sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần dùng để đánh giá hành hành vi trẻ em ở các

lứa tuổi (1,5 -5 tuổi, 6 -18 tuổi), dành cho cha mẹ tự điền [13].
Bảng YSR (Youth Self Report) của Thomas Achenbach được việt hóa và thích
nghi ở Việt Nam. Bảng hỏi YSR dành cho trẻ từ 11 đến 18 tuổi. YSR được thiết kế
để trẻ có khả năng đọc hiểu từ lớp 5 trở lên tự báo cáo về khả năng cũng như các
vấn đề của bản thân. Phần đầu của YSR ghi lại những thông tin về khả năng thích
ứng của trẻ trong các mặt khác nhau: thể thao, sở thích, bạn bè, công việc nhà, học
tập. Trẻ cũng tự đánh giá các năng lực và kết quả học tập cũng như quan hệ gia
đình, bạn bè của trẻ. Phần thứ hai của YSR bao gồm 112 vấn đề xuất hiện trong
vòng 6 tháng đến thời điểm hiện tại. Các vấn đề này được phân thành 8 trục hội


10

chứng chính của các hành vi và cảm xúc thường gặp ở trẻ em và vị thành niên (theo
Bảng phân loại bệnh lần thứ 4 của Hoa kỳ - DSM-IV) là thu mình, biểu hiện lo
âu/trầm cảm, các vấn đề xã hội, vấn đề về suy nghĩ/tư duy, các vấn đề về sự hiếu
động, hành vi hung bạo, hành vi sai phạm. Mỗi biểu hiện này được đánh giá ở 3
mức độ (0= hoàn toàn không có, 1= phần nào hoặc thỉnh thoảng có, 2= hoàn toàn
hoặc thường xuyên có). Trên cơ sở tự đánh giá của trẻ, sẽ tính tổng điểm chung,
điểm từng hội chứng, tổng điểm của nhóm hướng nội (các triệu chứng thu mình-né
tránh; Lo âu- trầm cảm; rối loạn dạng cơ thể), nhóm hướng ngoại (các triệu chứng
của hành vi hung bạo, các hành vi sai phạm, sự hiếu động giảm chú ý). Sau đó, so
sánh với thang điểm chuẩn quốc tế mà tác giả thang đo đã xây dựng để xác định
từng trẻ có vấn đề gì và ở mức độ nào: bình thường, ở mức ranh giới, mức bệnh lý
(có dấu hiệu lâm sàng) [13].
Bảng TRF (Teacher’s Report Form-TRF) dành cho giáo viên, được thiết kế để
ghi lại những báo cáo của giáo viên về việc học tập, khả năng thích ứng và các vấn
đề hành vi/cảm xúc của một học sinh. TRF cũng gồm 2 phần. Ở phần 1, giáo viên
đưa ra nhận xét của mình về học tập của trẻ. Giáo viên đánh giá học tập của trẻ ở
từng môn theo 5 mức độ 1 (kém xa so với mức độ yêu cầu của lớp) đến 5 (tốt hơn

mức yêu cầu). Về khả năng thích ứng, giáo viên dùng 7 mức độ để đánh giá trẻ so
với một đứa trẻ phát triển bình thường ở độ tuổi đó: trẻ chăm chỉ, chú tâm như thế
nào, hành xử như thế nào, học tập như thế nào, cảm xúc như thế nào. Phần 2 có 112
biểu hiện vấn đề trong đó có 93 biểu hiện giống như ở bảng YSR. Các biểu hiện còn
lại quan tâm đến các hành vi ở trường mà cha mẹ khó có thể quan sát được ví dụ
như trêu chọc bạn, khó làm theo hướng dẫn, phá kỉ luật, v.v [13].
Bảng hỏi CANS – MH (Child and Adolescent Needs and Strengths – Mental
Health) của John Lyons đánh giá toàn diện các yếu tố tâm lý và xã hội để sử dụng
trong kế hoạch điều trị. Bảng hỏi gồm 41 câu hỏi với các lĩnh vực bao gồm tâm lý
chung, các hành vi nguy cơ, mối liên quan giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với
gia đình. Bảng hỏi được thiết kế để hỗ trợ trường lập kế hoạch và đánh giá các hệ
thống dịch vụ [14].


11

Bảng hỏi SDQ25 (Strengths and Difficulties Questionnaire 25 items) do tác
giả Robert Goodman thuộc Viện tâm thần London đưa ra vào thập niên 90, SDQ25
là một bảng hỏi khoa học dùng cho phát hiện có vấn đề về SKTT ở trẻ từ 4-16 tuổi,
có tỷ lệ phát hiện bệnh đúng và tỷ lệ loại trừ bệnh đúng đạt từ 70 đến 95% khi so
sánh với kết quả khám chuẩn của chuyên gia tâm thần nhi khoa quốc tế. SDQ25
gồm 25 câu hỏi sàng lọc và đánh giá vấn đề SKTT thuộc 5 vấn đề: vấn đề về cảm
xúc, vấn đề về hành vi, vấn đề về sự hiếu động, vấn đề về quan hệ bạn bè, vấn đề về
quan hệ xã hội. Các câu hỏi được thiết kế và cấu trúc theo dạng thích hợp cho hình
thức phỏng vấn hoặc để bố mẹ, thầy cô giáo của học sinh tự điền trong khoảng thời
gian 5 phút. Hệ thống điểm được xác định cho từng câu hỏi, ở ba trạng thái trả lời
chính: Không đúng, Đúng một phần, và Chắc chắn đúng [15]. Cụ thể, điểm tính cho
mỗi câu hỏi như sau: Các câu 7, 11, 14, 21, 25 điền “Không đúng”: 2 điểm, “Đúng
một phần”: 1 điểm, và “Chắc chắn đúng”: 0 điểm. Các câu còn lại “Không đúng”: 0
điểm, “Đúng một phần”: 1 điểm, và “Chắc chắn đúng”: 2 điểm.

Bảng hỏi SDQ25 đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu dịch tễ học trên thế
giới và Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng SDQ cùng với các cuộc phỏng vấn nghiên cứu và
xếp hạng lâm sàng đã chỉ ra rằng SDQ nhạy cảm với hiệu quả điều trị [16].
Tại Ý năm 2008 Achenbach và cộng sự đã sử dụng bảng hỏi SDQ để thực hiện
nghiên cứu thí điểm SKTT trên 1394 trẻ em trong độ tuổi 8-10 [17].
Nghiên cứu tại Anh với 101 em và ở Bangladesh có 89 em là những bệnh nhân
đến khám SKTT đã được áp dụng bảng hỏi SDQ25, kết quả dự đoán của SDQ25 và
chẩn đoán lâm sàng độc lập rất có ý nghĩa [18].
Tổng điểm để xét các ngưỡng sàng lọc: trẻ bình thường, nghi ngờ có vấn đề
SKTT và bệnh thay đổi theo hình thức thu thập thông tin (trẻ tự điền hoặc đánh giá
của bố mẹ, thầy cô giáo). Ngưỡng để đánh giá một trẻ bị nghi ngờ có vấn đề SKTT
trong điều kiện của Việt Nam khi sử dụng bộ câu hỏi này là: tổng điểm từ 16 trở lên
đối với thầy cô giáo và 20 điểm trở lên đối với học sinh hoặc cha mẹ điền.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, việc theo dõi phát hiện các vấn đề SKTT ở
lứa tuổi học đường phải được bắt đầu từ gia đình và trường học. Trước những biểu


12

hiện bất thường về hành vi ứng xử, tâm lý, tình cảm, thói quen sinh hoạt hoặc kết
quả học tập của trẻ sút kém, cha mẹ, thầy cô giáo cần bình tĩnh theo dõi và tâm sự
với trẻ, cùng phân tích tìm căn nguyên. Khi không có lý do hay giải thích xác đáng
nào được đưa ra, phải nghĩ đến có vấn đề về SKTT và sử dụng bộ công cụ sàng lọc
SDQ25.
Khảo sát về sức khỏe tâm thần ở học sinh của Bệnh viện Tâm thần ban ngày
Mai Hương trên địa bàn Hà Nội bằng bộ công cụ SDQ Tổ chức Y tế Thế giới ở
1202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở (10-16 tuổi) cho thấy tỷ lệ học sinh có các
vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46% [7], không khác biệt về nam, nữ, học
sinh tiểu học hay trung học cơ sở.
Nghiên cứu của Lê Thu Phương cũng có sử dụng bộ công cụ SDQ trên 506

học sinh ở hai trường THPT Kim Liên, Hà Nội và THPT Ba Vì, huyện Ba Vì cho
thấy tỷ lệ có vấn đề SKTT là 6,1% [19].
Do vậy trong nghiên cứu này, bảng hỏi SDQ được sử dụng cho thầy cô giáo
điền và xác định học sinh có vấn đề về SKTT ngưỡng điểm >16.
Ở Việt Nam, trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng đã tiến
hành dịch thuật và đưa vào đánh giá thử nghiệm trên cộng đồng. Trên các kết quả
nghiên cứu đã khuyến cáo rằng sử dụng bộ công cụ SDQ-25 sẽ nhanh chóng giúp
các bậc cha mẹ hoặc nhà trường định hướng tình trạng SKTT của trẻ. Nếu trẻ có số
điểm trên ngưỡng, cần đưa trẻ đến khám tư vấn ở phòng khám về dự phòng và
chống các vấn đề SKTT. Tại đó, một nhóm các nhà tâm thần học, tâm lý học, bác sĩ
nhi khoa sẽ tiến hành phối hợp đánh giá để đưa ra chẩn đoán chắc chắn và cùng gia
đình, nhà trường phân tích, xác định yếu tố nguy cơ gây các vấn đề SKTT cho trẻ,
từ đó tìm biện pháp khắc phục. [20]
1.2.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần ở vị thành niên thế giới
Nhiều năm qua, trên thế giới vấn đề trẻ bị mắc các biểu hiện của vấn đề SKTT
như: Tự kỷ, sự hiếu động giảm tập trung, giảm chú ý đang trở thành một vấn nạn.
Những năm gần đây vấn đề SKTT trẻ em đang được quan tâm chú trọng đặc biệt.
Theo WHO có khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên đang gặp các vấn đề về


13

SKTT như: các vấn đề về cảm xúc, stress, rối loạn ứng xử [21]. Nhiều nghiên cứu
cho thấy, chỉ có khoảng 30% trẻ này có thể hòa nhập xã hội, 70% còn lại không hòa
nhập được xã hội và có nguy cơ cao trở thành người tâm thần.
Ở Anh, nghiên cứu của Howard Meltzer và cộng sự năm 2000 trên 12.529 trẻ
từ 5-15 tuổi cho thấy có 10 % trẻ em có một rối loạn tâm thần; 5% có rối loạn hành
vi lâm sàng; 4% được đánh giá là có rối loạn cảm xúc - sự lo lắng, trầm cảm và 1%
hiếu động. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về SKTT giữa các giới
ở nhóm tuổi từ 11-15 tuổi, tỷ lệ trẻ em có vấn đề SKTT là 13% cho nam và 10%

cho nữ.[3, 4]
Sức khỏe tâm thần ở trẻ em là một vấn đề y tế công cộng quan trọng vì sự ảnh
hưởng nghiêm trọng đến trẻ em, gia đình và cộng đồng. Có tổng cộng 13% - 20%
trẻ em đang sống tại Hoa Kỳ trải qua một vấn đề SKTT trong một năm [22, 23, 21].
Tự tử, có thể là kết quả của sự kết hợp của vấn đề SKTT và các yếu tố khác, là
nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong ở trẻ em tuổi từ 12-17 tuổi trong năm 2010
[24]. Tại Hoa Kỳ, các chi phí (bao gồm chăm sóc y tế, sử dụng các dịch vụ giáo dục
đặc biệt) của vấn đề SKTT ở những người trong độ tuổi < 24 ước đạt 24,7 tỉ USD
mỗi năm [22, 25, 26]. Năm 2006, có vấn đề về sức khỏe tâm thần là một trong số
các chi phí tốn kém nhất để điều trị ở trẻ em [27].
Theo một nghiên cứu SKTT của trẻ em ở Mỹ từ 2005-2011 cho thấy kết quả:
biểu hiện hiếu động (6,8%) đã được cha mẹ chẩn đoán hiện tại và báo cáo ở trẻ em
tuổi từ 3-17, tiếp theo là biểu hiện vấn đề về hành vi bất thường (3,5%), biểu hiện
cảm xúc bất thường (3,0%), trầm cảm (2,1%), tự kỷ (1,1%). Ước tính có khoảng
4,7% số thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi báo cáo có sử dụng ma túy bất hợp pháp
trong các năm qua, 4,2% có lạm dụng rượu trong năm qua và 2,8% có sự phụ thuộc
thuốc lá trong tháng vừa qua. Tỷ lệ tự tử tổng thể cho những người từ 10-19 tuổi là
4,5 vụ tự tử/100.000 người trong năm 2010. Khoảng 8% thanh thiếu niên trong độ
tuổi 12-17 tuổi báo cáo ≥ 14 ngày tinh thần lành mạnh trong tháng qua. [28]
Ở các nước phát triển, mặc dù có hệ thống cơ sở hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức
khoẻ thể chất và tâm thần lâu đời và phong phú, nhưng hầu hết các trẻ em có nhu


14

cầu hỗ trợ SKTT đều không được đáp ứng thoả đáng. Trong số những trẻ được đáp
ứng thì phần lớn là thông qua hệ thống trường học. Lý do là: 1/3 thời gian trong
ngày của trẻ diễn ra ở nhà trường. Nhà trường vốn từ trước đến nay luôn thực hiện
vai trò nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tức là đảm bảo cho trẻ một sự phát triển toàn diện
và hoàn thiện nhân cách. Do vậy, nhà trường luôn sẵn sàng tổ chức các hoạt động

trợ giúp, hỗ trợ các em khi gặp những khó khăn. Trên thực tế, trẻ cũng có thể đến
các phòng khám, trung tâm tư vấn để nhận được sự hỗ trợ này nhưng thông thường
khi đó, những khó khăn đã trở nên trầm trọng hơn, có thể đã trở thành bệnh lý và
nhiều người rất ngại đến các phòng khám chăm sóc SKTT vì sợ bị định kiến, kỳ thị.
Ngoài ra, lợi thế trường học là khi thực hiện các hoạt động này cũng dễ dàng tiếp
cận đến số đông. Chính vì thế, ở nhiều nước, chính sách tăng cường cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ SKTT đã quan tâm đến việc chuyển dịch và hướng các hình thức
chăm sóc, hỗ trợ truyền thống vào cơ cấu nhà trường.
1.2.3. Thực trạng sực khỏe tâm thần ở vị thành niên ở Việt Nam
Sức khỏe tâm thần ở VTN đang là vấn đề được quan tâm ở Việt Nam, khi mà
các em đang ngày càng có những biểu hiện từ khá sớm. Dựa trên những nghiên cứu
trước đây tỷ lệ thanh thiếu niên có vấn đề SKTT dao động từ 10-20%. Việt Nam có
dân số xấp xỉ 78 triệu người, trong đó trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 50%. Tuy nhiên
gia đình và nhà trường lại chưa có sự quan tâm rõ rệt đến chăm sóc SKTT của trẻ
VTN nên tỷ lệ này có xu hướng tăng cao. Theo nghiên cứu “Sức khỏe tinh thần của
trẻ em Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố nguy cơ” của nhóm tác giả: PGS.TS
Đặng Hoàng Minh, Trường ĐH Giáo dục, Ths Nguyễn Cao Minh, Phòng Tâm lý
học lâm sàng, Viện Tâm lý học, có từ 12 - 13% trẻ em Việt Nam (trong độ tuổi 6 16), tức là có khoảng 2,7 triệu trẻ em và vị thành niên trên toàn quốc có những biểu
hiện về sức khỏe tinh thần một cách rõ rệt [3]. Tại tỉnh Lâm Đồng của Nguyễn Đình
Chắt năm 2015, nghiên cứu về rối loạn sức khỏe tinh thần ảnh hưởng đến vi phạm
nội qui của trường học trên đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học từ lớp 8 - 12
năm 2015, có kết quả 28,2% các em có vấn đề về SKTT và 17,3% các em có nguy
cơ có vấn đề về SKTT [29]. Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2000) báo cáo tỉ lệ học


15

sinh 6-14 tuổi có vấn đề về SKTT ở các dạng khác nhau là từ 10,38% đến 24,29%
trên 1.166 học sinh THCS tại tỉnh Đồng Nai [30]. Nghiên cứu của TS.BS.Lê Thị
Kim Dung, PGS.Nguyễn Võ Kỳ Anh, TS.BSCKII.Lã Thị Bưởi và cộng sự đã chỉ ra

thực trạng SKTT ở các tỉnh Miền Bắc, nghiên cứu trên 2549 đối tượng là học sinh
trung học cơ sở tuổi từ 11-15 (48% nam và 52% nữ), được lựa chọn ngẫu nhiên ở
08 trường THCS đại diện cho các nền văn hóa, mức phát triển xã hội và kinh tế
khác nhau [31]. Các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần có tỷ lệ giao động từ
4,2% - 12,3%. Thành phố Thái Nguyên năm 2009 của Đàm Thị Bảo Hoa có tỷ lệ là
26,73% học sinh THCS có nghi ngờ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần được
sàng lọc bằng thang đo SDQ-25 [32].
Hà Nội là một trong 2 thành phố lớn nhất của nước ta, đứng thứ 2 về thành
phố phát triển kinh tế nhanh nhất. Học sinh thuộc các thành phố lớn luôn bị ảnh
hưởng bởi nhiều tác động đến tâm lý, đối mặt với những áp lực lớn hơn từ phía nhà
trường. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại Hà Nội, tỷ lệ VTN có các vấn đề về
SKTT khá cao, giao động từ 15-25% theo các quận/ huyện của thành phố. Như
nghiên cứu của Mc.Kelvay và cộng sự (1999) sử dụng thang đo đánh giá hành vi
của Thomas Achenbach (CBCL) điều tra 1500 trẻ tuổi từ 4-18 tại cộng đồng 2
phường Đống Đa và Trung Tự ở Hà nội năm 1997, cho tỷ lệ trẻ có biểu hiện có vấn
đề về SKTT ở các dạng khác nhau là 18,56% đến 24,29%. [53]
Nghiên cứu đánh giá thực trạng về sức khỏe tâm thần (SKTT) ở 1727 học sinh
THCS ở nội thành Hà Nội và Thường Tín của Đặng Minh Hoàng và Hoàng Cẩm
Tú. Kết quả cho thấy số học sinh có vấn đề về SKTT chiếm 1/4 , trong đó 50% có
biểu hiện bất thường bệnh lý cần hỗ trợ thuộc các vấn đề hướng nội, biểu hiện dưới
dạng rối loạn cảm xúc lo âu - buồn chán (trầm cảm) dạng cơ thể và hướng ngoại
như có hành vi hung bạo công kích hoặc làm sai quy tắc xã hội. Có nhiều yếu tố
(môi trường gia đình, chấn thương thể chất, tâm thần) tác động đến các vấn đề liên
quan đến SKTT của trẻ, trong đó 1/3 các em có trải qua các biến cố stress. Như vậy,
tỷ lệ học sinh được điều tra có biểu hiện có vấn đề tâm thần khó khăn là 25,76%
trong đó có 10,94% là ở mức độ có rối nhiễu, bệnh lý lâm sàng. [33]


16


Khảo sát về sức khỏe tâm thần ở học sinh trên địa bàn Hà Nội bằng bộ công
cụ SDQ của Tổ chức Y tế Thế giới ở 1202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở (1016 tuổi) cho thấy tỷ lệ học sinh có các vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là
19,46%, không khác biệt về nam, nữ, học sinh tiểu học hay trung học cơ sở [34].
Những khó khăn về ứng xử của học sinh trong nghiên cứu của Bệnh viện Mai
Hương chiếm 9,23%. Lứa tuổi từ 10-11 có tỷ lệ cao nhất từ 42 - 46% gặp khó khăn
về ứng xử. Đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về khó khăn trong ứng xử giữa học
sinh nam (84.6%) và học sinh nữ (15,4%) [7].
Theo Lâm sàng, Nghiên cứu của Cao Vũ Hùng năm 2010 trên 80 trẻ vị thành
niên (từ 10-19 tuổi) tại khoa thần kinh bệnh viên nhi trung ương chỉ ra rằng: Tuổi
trung bình mắc bệnh là 14,15±1,74, nữ gặp nhiều hơn nam. Cho thấy rằng đoạn đầu
của tuổi VTN (từ 10-14 tuổi) là giai đoạn tâm lý các em bị ảnh hưởng nhiều nhất kể
cả từ khía cạnh gia đình đến xã hội của nước ta. Việt Nam đang trong giai đoạn
thuận lợi phát triển mạnh mẽ về cả kinh tế - văn hóa – xã hội, nên việc CSSK kể cả
về thể chất lẫn tâm thần cho người dân cần được chú ý với thực trạng tỷ lệ SKTT
trên gắp cả nước đang ngày càng tăng cao.
1.2.4. Các biểu hiện hình thái các vấn đề sức khỏe tâm thần ở vị thành niên
Do kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, tuổi dậy thì ngày càng sớm ở trẻ em,
các vấn đề về SKTT của VTN không còn là vấn đê hiếm gặp. Các áp lực từ gia đình
và nhà trường khiến các em thường có những biểu hiện cáu giận, chán nản, ít nói,
thiếu tự tin. Nhiều khi biểu hiện dẫn đến tiêu cực như cãi lời cha mẹ, giáo viên,
đánh bạn, nói dối. Sức khỏe tâm thần ở VTN đươc biểu hiện qua rất nhiêu hình thái
khác nhau, cũng thùy thuộc vào đặc điểm của bản thân từng trẻ. Theo thang đo
SDQ, các biểu hiện vấn đề SKTT ở VTN được chia ra là năm nhóm chính. Qua các
nghiên cứu trong nước và quốc tế, ta có thể thấy biểu hiện hay gặp ở VTN là gặp
các vấn đề rối loạn về cảm xúc. Các em có biểu hiện ra bên ngoài như hay lo lắng,
thiếu tự tin, buồn rầu, thường có xu hường ngại giao tiếp, ít nói chiếm 85,2% theo
nghiên cứu tại Thành phố Thái Nguyên năm 2009 của Đàm Thị Bảo Hoa [32], Cao
Vũ Hùng trên 80 trẻ có biểu hiện bệnh lý là 63,75% [35], tại tỉnh Lâm Đồng là



17

47,5% của Nguyễn Đình Chắt năm 2015 [29]. Các vấn đề rối loạn về hành vi thường
có các biểu hiện ra bên ngoài như không tuân thủ nguyên tắc xã hội, hay nổi cáu không
nghe lời người lớn, hay nói dối có khi là quậy phá đồ đạc. Tỷ lệ này là từ 8,9% - 47,3%
trên tổng số các em có vấn đề về SKTT tùy từng nghiên cứu [32,29]. Hiếu động giảm
chú ý là các biểu hiện về trẻ có dấu hiệu hay bồn chồn, không thể ngồi yên, không tập
trung làm việc hay học tập thường không thể hoàn thành hết các công việc được yêu
cầu, thường làm người khác mệt mỏi. Biểu hiện này thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn
trẻ nữ. Trên nhiều nghiên cứu tỷ lệ chiếm từ 16,2% - 28,1%. Biểu hiện rối loạn trong
quan hệ bạn bè cũng rất phổ biến, như trẻ thường có xu hướng thích làm một mình,
không tham gia vào các hoạt động chung, ít bạn thân, hoặc có khi thích chơi với người
hơn tuổi, ít chơi với người bằng tuổi, theo nghiên cứu của Bệnh viện Mai Hương tỷ lệ
này là 42-46% [7]. Biểu hiện này cũng chiếm cao nhất trong nghiên cứu ở Lâm Đồng
(59%) [29]. Biểu hiện giao tiếp xã hội thường là các biểu hiện trong đối xử với mọi
người xung quanh như ích kỉ, không thích chia sẻ đồ, không thường tự nguyện giúp đỡ
ai. Tỷ lệ biểu hiện này qua từng nghiên cứu dao động là 37%. [29]
Ngoài ra còn các biểu hiện khác như có ý tưởng và thực hiện tự sát chiếm
42,5% hay rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, mất ngủ chiếm 93,75% trên trẻ
có vấn đề về SKTT [35], một số em có các biểu hiện ám ảnh sợ hãi là 2,2%. [32]
1.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần học sinh
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng nhanh, vị thành niên là lứa
tuổi chịu nhiều tác động trong cộng đồng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rối
nhiễu tâm trí của trẻ em, nhưng vẫn chịu sự tác động đến từ 3 yếu tố chính là gia
đình - xã hội (nhà trường) – bản thân trẻ. Điều đó đã được chứng minh trong nghiên
cứu của Nguyễn Thanh Hương và cộng sư năm 2007, nghiên cứu về mối nguy cơ và
bảo vệ về vấn đề trầm cảm, lo âu của 974 học sinh [5]. Sự gắn kết gia đình và nhà
trường là yếu tố bảo vệ làm giảm sự lo âu trầm cảm của trẻ em. Trong đó sự quan
tâm của cha có ảnh hưởng nhiều đến các em nam và sự quan tâm của mẹ có ảnh
hưởng đến các em nữ. Ngoài ra nghiên cứu cũng chứng minh được các em học sinh

có sự gắn kết với nhà trường có sức khỏe tâm thần khỏe mạnh.


×