Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khảo sát hoạt động marketing của công ty cổ phần sao thái dương giai đoạn 2014 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƢỢC

ĐINH THỊ NHUNG

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG MARKETING
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAO THÁI DƢƠNG
GIAI ĐOẠN 2014 – 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DƢỢC HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y – DƢỢC

ĐINH THỊ NHUNG

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG MARKETING
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAO THÁI DƢƠNG
GIAI ĐOẠN 2014 – 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DƢỢC HỌC

KHÓA: QH.2012.Y
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: ThS. BÙI THỊ XUÂN
PGS.TS. ĐẶNG ĐỨC NHU



HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Đặng Đức Nhu và ThS. Bùi Thị Xuân, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình chỉ
bảo giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dƣợc, các thầy cô Bộ môn khác, các cán bộ, các phòng ban Khoa Y Dƣợc – Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã trang bị cho tôi hành trang kiến thức, truyền cho tôi tình
yêu, lòng nhiệt huyết với nghề, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới toàn thể các cán bộ công nhân viên
Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài một
cách thuận lợi nhất.
Cuối cùng, xin dành những lời yêu thƣơng nhất để bày tỏ lòng biết ơn tới cha
mẹ và những ngƣời thân trong gia đình cùng bạn bè đã luôn quan tâm, chăm sóc,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt những năm tháng qua.
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Đinh Thị Nhung


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Bốn thành phần tạo nên Marketing – mix ......................................................4
Hình 2. Sơ đồ phân loại sản phẩm ..............................................................................5
Hình 3. Tóm tắt các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................17
Hình 4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Sao Thái Dương ............................20
Hình 5. Biểu đồ cơ cấu doanh thu 6 dòng sản phẩm của Công ty trong 2 năm .......33
Hình 6. Kiểu dáng, bao bì một số sản phẩm của Công ty .........................................34

Hình 7. Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối sản phẩm ....................................................39
Hình 8. Hội chợ triển lãm sản phẩm của Công ty tại Dubai....................................46


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trong ngành Dược .......................9
Bảng 2. Các chi nhánh của Công ty..........................................................................11
Bảng 3. Cơ cấu nhân sự của Công ty theo số lượng .................................................21
Bảng 4. Cơ cấu nhân sự của Công ty theo chất lượng .............................................22
Bảng 5. Nguồn vốn và tài sản của Công ty trong 3 năm 2014 – 2016 .....................23
Bảng 6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2014 – 2016 Error!
Bookmark not defined.
Bảng 7. Chỉ số ROS, ROA, ROE ...............................................................................26
Bảng 8. Doanh thu của Công ty theo thị trường tiêu thụ trong nước .......................28
Bảng 9. Bảng cơ cấu doanh thu 6 dòng sản phẩm của Công ty trong 2 năm ..........32
Bảng 10. Danh mục nhóm hàng theo chiều dài ........................................................35
Bảng 11. Danh mục một số sản phẩm theo chiều sâu...............................................36
Bảng 12. Mức chiết khấu một số sản phẩm của Công ty ..........................................36
Bảng 13. Mức giá một số sản phẩm của Công ty cho một số khách hàng ...............37
Bảng 14. Giá bán sản phẩm dầu gội của các hãng ..................................................37
Bảng 15. Giá bán sản phẩm Rocket và Rocket1H ....................................................38
Bảng 16. So sánh giá bán với các sản phẩm cùng loại trên thị trường ....................38
Bảng 17. Kết quả doanh thu hệ thống phân phối theo từng kênh .............................40


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
PHẦN 1. TỔNG QUAN .............................................................................................3
1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ MARKETING VÀ MARKETING DƢỢC ..........................3
1.1.1. Marketing ..........................................................................................................3

1.1.2. Marketing Dƣợc ................................................................................................3
1.2. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MARKETING ........................................3
1.2.1. Các thành phần cơ bản của Marketing ..............................................................3
1.2.2. Marketing hỗn hợp (Marketing – mix) .............................................................4
1.3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SAO THÁI
DƢƠNG ......................................................................................................................9
1.3.1. Thông tin về Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng ..............................................9
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty .....................................................10
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty ...................................................................11
1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý, điều hành Công ty .............................12
1.3.5. Quy trình sản xuất sản phẩm ...........................................................................15
PHẦN 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................17
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................17
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .........................................................17
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................17
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................18
2.4.1. Phƣơng pháp mô tả hồi cứu ............................................................................18
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích .................................................................18
2.5. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .....................................18
2.5.1. Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.5.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................20
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAO THÁI DƢƠNG ......................20
3.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức .......................................................................................20


3.1.2. Cơ cấu nhân sự ................................................................................................21
3.1.3. Nguồn vốn và tài sản của Công ty ..................................................................22
3.1.4. Đặc điểm về thị trƣờng tiêu thụ ......................................................................28
3.1.5. Đối thủ cạnh tranh ...........................................................................................29

3.2. PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƢỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SAO THÁI DƢƠNG.................................................................................................32
3.2.1. Chính sách sản phẩm.......................................................................................32
3.2.2. Chính sách giá .................................................................................................36
3.2.3. Chính sách phân phối ......................................................................................39
3.2.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh .......................................................41
3.3. PHÂN TÍCH SWOT ..........................................................................................45
PHẦN 4. BÀN LUẬN ..............................................................................................47
4.1. Bàn luận về đặc điểm của Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng ...........................47
4.2. Bàn luận về chính sách Marketing của Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng ......48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................53


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế Dƣợc Việt Nam nói riêng
qua mỗi thời kì lại có những bƣớc tiến mới, ngày càng mở rộng hội nhập với thế
giới. Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu – Phân tích Global Data, thị trƣờng
Dƣợc phẩm Việt Nam có mức tăng trƣởng cao nhất Đông Nam Á, trong vòng 6
năm tới, doanh số thuốc ở thị trƣờng Việt Nam sẽ tăng tới 5 tỉ USD, còn đến năm
2020 sẽ lên đến 8 tỉ USD với mức độ tăng trƣởng bình quân 15,5%/năm [15].
Sự kiện kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình
Dƣơng (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement –
viết tắt: TPP) vào ngày 04/02/2016 đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt
Nam, ngành Dƣợc đƣợc đánh giá là một trong những ngành chịu nhiều ảnh hƣởng
nhất. Có thể nói, Hiệp định TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành Dƣợc, các doanh
nghiệp Dƣợc trong nƣớc sẽ đƣợc liên kết đầu tƣ nhiều hơn với các doanh nghiệp
Dƣợc nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một trong những lĩnh vực chịu sự cạnh tranh lớn
nhất khi Việt Nam tham gia vào TPP. Giống nhƣ một số Hiệp định Thƣơng mại

khác, TPP sẽ làm tăng doanh số nhập khẩu thuốc của Việt Nam. Mở cửa đón TPP
đồng nghĩa với việc mở cửa cho thuốc ngoại ngày càng áp đảo hơn ở thị trƣờng
trong nƣớc. Cũng theo Hiệp định TPP, Dƣợc phẩm sẽ giảm thuế từ mức hiện tại
khoảng 2,5% về 0%. Điều này sẽ làm tăng xu hƣớng cạnh tranh từ các doanh
nghiệp nƣớc ngoài, buộc các doanh nghiệp trong nƣớc phải đối mặt với những cuộc
cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy, nếu không tạo ra năng lực cạnh tranh thì nguy cơ bị
mất đi thị phần của các doanh nghiệp Dƣợc nội địa sẽ rất cao.
Để tận dụng tốt các cơ hội mà TPP cũng nhƣ các Hiệp định Thƣơng mại
khác mang lại, bên cạnh việc đầu tƣ nâng cấp các nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế,
đổi mới công nghệ, dây chuyền hiện đại nhằm sản xuất thuốc chất lƣợng cao không
chỉ đáp ứng nhu cầu trong nƣớc mà còn xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài, các
doanh nghiệp Dƣợc phẩm còn phải đặc biệt quan tâm đến việc vận dụng các chiến
lƣợc Marketing linh hoạt và sáng tạo nhằm nắm bắt các cơ hội thị trƣờng, giành lợi
thế cạnh tranh. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế, Marketing
lại càng chứng tỏ đƣợc vai trò quan trọng của mình đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp bởi nó là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp nắm bắt và đáp ứng
tốt nhất nhu cầu của thị trƣờng, thực hiện thành công mục tiêu lợi nhuận.

1


Trong ngành Dƣợc, Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng đƣợc biết đến nhƣ là
một trong những doanh nghiệp năng động, sáng tạo và sử dụng vốn có hiệu quả
trong việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất, kinh doanh Dƣợc phẩm, Mỹ phẩm và
Thực phẩm chăm sóc sức khỏe với việc áp dụng thành công, linh hoạt các chính
sách Marketing.
Từ những thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng
giai đoạn 2014 – 2016”
Mục tiêu của đề tài:

1. Phân tích một số chính sách Marketing đƣợc vận dụng ở Công ty Cổ phần
Sao Thái Dƣơng giai đoạn 2014 – 2016.
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần Sao Thái
Dƣơng giai đoạn 2014 – 2016.

2


PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ MARKETING VÀ MARKETING DƢỢC
1.1.1. Marketing
- Theo hiệp hội Marketing Mỹ: “Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực
hiện các kế hoạch, định giá, khuyến mãi, phân phối hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự
trao đổi, từ đó thỏa mãn mục tiêu của các cá nhân và tổ chức.” [2]
- Theo viện Marketing của Anh: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý
toàn bộ các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Từ việc phát hiện ra và biến sức mua
của ngƣời tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản
xuất và đƣa các hàng hóa đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công
ty thu đƣợc lợi nhuận dự kiến.” [2]
- Theo giáo sƣ Mỹ - Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của
con ngƣời nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao
đổi.” [10]
Tóm lại, Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hƣớng tới
thỏa mãn, gợi mở những nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng để đạt đƣợc
mục tiêu lợi nhuận.
1.1.2. Marketing Dƣợc
Marketing trong lĩnh vực Dƣợc phẩm khác với những ngành khác. Ngoài các
quy luật kinh tế, nó còn chịu tác động bởi các quy luật đặc thù của ngành Dƣợc và
các văn bản pháp quy của ngành.
“Marketing Dƣợc thực chất là tổng hợp các chính sách, chiến lƣợc Marketing

của thuốc, nhằm thỏa mãn nhu cầu của bệnh nhân, phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Ngoài các mục tiêu, chức năng của Marketing thông thƣờng, do đặc thù riêng
của ngành yêu cầu Marketing Dƣợc có nhiệm vụ: Thuốc đƣợc bán ra đúng loại
thuốc, đúng giá, đúng số lƣợng, đúng lúc và đúng nơi.” [2]
1.2. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MARKETING
1.2.1. Các thành phần cơ bản của Marketing
Các thành phần cơ bản của Marketing là những phần tử tạo nên cấu trúc
Marketing. Những phần tử đó là: Sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh
doanh.

3


Từ những thành phần cơ bản này của Marketing, doanh nghiệp xây dựng
những chính sách kinh doanh thích hợp với thị trƣờng, bao gồm:
- Chính sách sản phẩm.
- Chính sách giá.
- Chính sách phân phối.
- Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
1.2.2. Marketing hỗn hợp (Marketing – mix)
Marketing hỗn hợp (Marketing – mix) là các chiến lƣợc, giải pháp, chiến
thuật tổng hợp từ sự nghiên cứu, tìm tòi áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn
chính sách của chiến lƣợc Marketing trong hoàn cảnh thực tiễn, thời gian, không
gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể để phát huy sức mạnh tổng hợp của bốn chính sách.

Hình 1. Bốn thành phần tạo nên Marketing – mix
Bốn thành phần cấu tạo nên Marketing hỗn hợp là sản phẩm (Product), giá cả
(Price), phân phối (Place), xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (Promotion) thƣờng đƣợc
gọi là 4P của Marketing. [4]
Nội dung cơ bản của 4P là:

- Chính sách sản phẩm: Bao gồm chủng loại, mẫu mã, chất lƣợng, đặc tính,
dịch vụ kèm theo...

4


- Chính sách giá: Xác định mức giá, mối quan hệ giữa chất lƣợng và giá, tầm
quan trọng của yếu tố giá đối với doanh nghiệp, mối tƣơng quan cần tính đến giữa
quảng cáo và giá...
- Chính sách phân phối: Bao gồm lựa chọn kênh, điều khiển và quản lý
kênh...
- Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh: Bao gồm các công cụ quảng cáo,
tuyên truyền, kích thích tiêu thụ và bán hàng cá nhân.
1.2.2.1. Chính sách sản phẩm
Theo Philip Kotler, sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho thị
trƣờng để tạo ra sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và
mong muốn của thị trƣờng. Sản phẩm có thể là vô hình hay hữu hình, hay nói cách
khác, nó bao gồm hàng hóa và dịch vụ [11].
- Hàng hoá: Bao gồm hai nhóm lớn: hàng hóa tiêu dùng và hàng tƣ liệu sản
xuất hay hàng công nghiệp.
- Dịch vụ: Bao gồm hai nhóm lớn: dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ kinh doanh
và công nghiệp.
Sản phẩm
Hàng hóa

Dịch vụ
Hàng công nghiệp

Hàng tiêu dùng
Hàng hóa


Hàng hóa

thông thƣờng

đặc biệt

Dịch vụ đối với
ngƣời tiêu dùng

Nguyên vật liệu
Dịch vụ kinh doanh
Các hạng mục
đầu tƣ

Hàng hóa

cao cấp

và công nghiệp

Hàng hóa khác
Nguồn cung ứng

Hình 2. Sơ đồ phân loại sản phẩm
Theo sơ đồ phân loại sản phẩm, thuốc thuộc nhóm hàng hóa đặc biệt.

5



Một số chiến lƣợc trong chính sách sản phẩm:
- Chiến lƣợc triển khai tiêu thụ sản phẩm theo chu kì sống của sản
phẩm:
Chu kì sống của sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị
trƣờng đƣợc khách hàng chấp nhận. Chu kì sống điển hình của một sản phẩm gồm 4
giai đoạn: giới thiệu sản phẩm, tăng trƣởng, chín muồi và suy thoái. Sản phẩm và
thị trƣờng đều có chu kì sống. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp muốn có nhiều lợi
nhuận phải nhận biết đƣợc sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào. Từ đó áp dụng
linh hoạt các chiến lƣợc Marketing cho phù hợp [8].
- Chiến lƣợc phát triển danh mục sản phẩm:
Danh mục sản phẩm bao gồm tất cả các mặt hàng doanh nghiệp có khả năng
cung cấp ra thị trƣờng. Một doanh mục sản phẩm có 3 chiều: chiều rộng, chiều dài
và chiều sâu.
+ Chiều rộng danh mục sản phẩm là tổng thể số lƣợng các chủng loại sản
phẩm doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng.
+ Chiều dài của danh mục sản phẩm là số lƣợng những mặt hàng thành
phần.
+ Chiều sâu của danh mục sản phẩm là số lƣợng sản phẩm cụ thể trong từng
mặt hàng riêng của một chủng loại.
Chiến lƣợc phát triển danh mục sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp đạt các
chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trƣờng, giúp doanh nghiệp chủ động
ứng phó với những biến động của thị trƣờng [2, 8].
1.2.2.2. Chính sách giá
Giá là một công cụ để thể hiện mục tiêu kinh doanh nhƣ phát triển doanh
nghiệp, tăng khả năng bán hàng và tăng lợi nhuận. Tùy theo từng điều kiện cụ thể
về đặc tính sản phẩm, đặc điểm của công ty, của đối thủ cạnh tranh mà công ty có
thể áp dụng các chiến lƣợc giá khác nhau [2].
Một số chiến lƣợc trong chính sách giá [2, 8, 13]:
- Chiến lƣợc một giá:
Trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng một khối lƣợng hàng, mức giá là

nhƣ nhau đối với tất cả các khách hàng. Chiến lƣợc này có ƣu điểm là giúp doanh

6


nghiệp đảm bảo đƣợc uy tín với khách hàng, định giá và quản lý giá dễ dàng. Tuy
nhiên, nhƣợc điểm của chiến lƣợc này là có thể dẫn đến tình trạng cứng nhắc về giá,
kém linh hoạt. Một trong những nhiệm vụ của Marketing Dƣợc là thuốc đƣợc bán ra
phải đúng giá. Do đó, chiến lƣợc một giá đƣợc các công ty Dƣợc phẩm ƣu tiên áp
dụng để luôn đảm bảo đƣợc uy tín.
- Chiến lƣợc giá linh hoạt:
Đƣa ra cho khách hàng khác nhau các mức giá khác nhau trong cùng các
điều kiện cơ bản và cùng khối lƣợng, dao động trong khung giá “trần – sàn”. Đối
với Dƣợc phẩm, chiến lƣợc này hay áp dụng cho các mặt hàng bán theo mùa vụ
hoặc những sản phẩm ít thông dụng, đắt tiền. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của chiến lƣợc
này là việc quản lý giá trở nên khó khăn, tạo tâm lý không hài lòng đối với một số
khách hàng.
- Chiến lƣợc giá “hớt váng”:
Dựa vào yếu tố thời cơ để đƣa ra mức giá tối đa cho sản phẩm hoàn toàn
mới, có kết cấu phức tạp nhƣ kĩ thuật bào chế cao, độc quyền trên thị trƣờng hoặc
khống chế đƣợc bằng phát minh sáng chế. Các công ty hàng đầu thế giới thƣờng áp
dụng chiến lƣợc này để thu đƣợc lợi nhuận tối đa, song chiến lƣợc này có một số
hạn chế đó là làm giảm số lƣợng khách hàng và tăng khả năng các doanh nghiệp
khác nhảy vào với mức giá thấp hơn.
- Chiến lƣợc giá xâm nhập:
Là chiến lƣợc định giá thấp trong thời gian lâu dài để có thể bán đƣợc hàng
hóa với khối lƣợng lớn, thƣờng áp dụng cho sản phẩm thay thế hoặc cải tiến.
- Chiến lƣợc định giá khuyến mãi:
Điều chỉnh giá tạm thời nhằm hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ
kinh doanh.

1.2.2.3. Chính sách phân phối
Phân phối là hoạt động tổ chức, điều hành, vận chuyển hàng hóa từ nơi sản
xuất đến ngƣời tiêu dùng. Chính sách phân phối đƣợc xây dựng với mục đích đƣa
hàng hóa và dịch vụ kịp thời từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, đảm bảo sự ăn khớp
giữa cung và cầu trên thị trƣờng, thỏa mãn nhu cầu ngƣời tiêu dùng và thiết lập
củng cố mối quan hệ với khách hàng thông qua tiếp xúc, từ đó tìm ra biện pháp để

7


giữ khách hàng và phát triển thị trƣờng. Các công ty có thể sử dụng phƣơng thức
phân phối trực tiếp hay gián tiếp [3, 8].
- Phƣơng thức phân phối trực tiếp: Hàng hóa đƣợc phân phối trực tiếp từ nhà
sản xuất tới ngƣời tiêu dùng không qua trung gian.
Ngƣời tiêu dùng

Nhà sản xuất

- Phƣơng thức phân phối gián tiếp: Là phƣơng pháp phân phối thông qua hệ
thống trung gian.
Nhà sản xuất

Trung gian

Ngƣời tiêu dùng

Một số chiến lƣợc trong chính sách phân phối:
- Chiến lƣợc phân phối mạnh:
Các sản phẩm đƣợc phân phối rộng khắp và tối đa trên thị trƣờng. Chiến
lƣợc này cần sử dụng hệ thống trung gian lớn để phân phối sản phẩm, do đó chi phí

phân phối lớn. Chiến lƣợc này chỉ áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu,
tần số sử dụng cao. Trong ngành Dƣợc, các sản phẩm phân phối mạnh thƣờng là các
thuốc OTC [8].
- Chiến lƣợc phân phối chọn lọc:
Doanh nghiệp lựa chọn một số trung gian có khả năng tốt nhất phục vụ cho
hoạt động phân phối của mình trên một khu vực thị trƣờng. Chiến lƣợc này giúp
doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, dễ kiểm soát thị trƣờng. Chiến lƣợc này
thƣờng áp dụng khi phân phối các mặt hàng chuyên biệt hoặc có nhiều cạnh tranh
khiến doanh nghiệp bắt buộc phải tiết kiệm chi phí. Các công ty Dƣợc phẩm thƣờng
áp dụng chiến lƣợc này cho thuốc chuyên khoa, thuốc kê đơn [8].
- Chiến lƣợc phân phối độc quyền:
Là chiến lƣợc chỉ chọn một trung gian duy nhất ở mỗi khu vực, độc quyền
phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Chiến lƣợc này giúp nhà sản xuất kiểm soát
đƣợc mức giá trên thị trƣờng, cách tiếp thị, dịch vụ bán hàng.

8


1.2.2.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Một số chiến lƣợc xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh [8]:
Bảng 1. Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trong ngành Dược
Chiến lƣợc kéo

Mục đích

Sản phẩm áp dụng
Đối tƣợng tác động

Nhằm kích thích nhu cầu


Chiến lƣợc đẩy
Nhằm đẩy hàng hóa ra thị

của ngƣời tiêu dùng

trƣờng một cách hiệu quả
nhất với số lƣợng lớn nhất

Thuốc chuyên khoa,

Thuốc không kê đơn,

thuốc kê đơn

thuốc thông thƣờng

Bác sỹ kê đơn

Trung gian

Để thực hiện chính sách này, doanh nghiệp thƣờng sử dụng các công cụ sau:
- Quảng cáo: Trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên ấn phẩm, vật
phẩm...
- Tuyên truyền: Hội chợ, triển lãm...
- Kích thích tiêu thụ: Giảm giá, khuyến mãi, hoa hồng, tặng quà...
- Bán hàng trực tiếp: Sử dụng đội ngũ trình dƣợc viên để tuyên truyền về sản
phẩm của công ty.
1.3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SAO
THÁI DƢƠNG
1.3.1. Thông tin về Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng.
- Tên tiếng Anh: Sunstar Join Stock Company.
- Tên viết tắt: Sunstar, JSC.
- Địa chỉ: Số 92, Vĩnh Hƣng, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Mã số thuế: 0101252356
- Tel/Fax: 04 36 444 219/ 04 36 431 653
- Website: www.thaiduong.com.vn

9


1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng (Sau đây gọi tắt là: Công ty) đƣợc thành
lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103001086 ngày 24/05/2002 do
Sở Kế Hoạch Đầu Tƣ – TP. Hà Nội cấp.
Năm 2002, khi mới thành lập, số vốn điều lệ của Công ty là 500.000.000
đồng với sự góp vốn của các cổ đông: Ông Nguyễn Hữu Thắng (51%), bà Nguyễn
Thị Hƣơng Liên (48%), bà Nguyễn Thị Yến (1%).
Tháng 09/2003, vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 2.000.000.000 đồng.
Tháng 02/2008, vốn điều lệ của Công ty tăng lên 5.000.000.000 đồng do có
sự tăng vốn và đầu tƣ vốn của các cổ đông mới: Ông Nguyễn Tiến Thành, ông Ngô
Văn Thiềm, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân nhằm mở rộng quy mô kinh doanh và đa
dạng hóa sản phẩm.
Đến tháng 04/2008, vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 10.000.000.000
đồng.
Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty là 100.000.000.000 đồng (một trăm tỉ
đồng).
Sau nhiều năm thành lập, ban đầu chỉ có 10 ngƣời, hiện nay, tổng số cán bộ
công nhân viên là trên 600 ngƣời. Trong đó, cán bộ có trình độ đại học, sau đại học
và 2 bằng đại học chiếm 16%; trung cấp chiếm 10%; sơ cấp, công nhân kĩ thuật

chiếm 50%.
Trụ sở chính của Công ty ở số 92, Vĩnh Hƣng, Hoàng Mai, Hà Nội.
Chi nhánh 1: Công ty đã tiến hành mở rộng thêm một nhà máy sản xuất tại
khu công nghiệp Đồng Văn – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam, với diện tích 5000m2
đạt tiêu chuẩn GMP. Cuối năm 2007, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của thị trƣờng đối với sản phẩm của Công ty.
Chi nhánh 2: Chi nhánh Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng tại TP. Hồ Chí
Minh phụ trách việc phân phối các sản phẩm của Công ty tại các tỉnh phía Nam.

10


Bảng 2. Các chi nhánh của Công ty
Các đơn vị trực thuộc

Địa chỉ

Hoạt động kinh doanh

Chi nhánh Công ty Cổ phần Sao KCN Đồng Văn, TT. Đồng Văn,
Thái Dƣơng tại Hà Nam
H. Duy Tiên, T. Hà Nam.

Sản xuất và thƣơng mại

Chi nhánh Công ty Cổ phần Sao 94-96 Đƣờng số 50, khu phố 9, P.
Thái Dƣơng tại TP. Hồ Chí Minh
Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. HCM.

Thƣơng mại


Là một Công ty trẻ trong hàng ngũ các công ty Dƣợc phẩm Việt Nam, trải
qua 10 năm xây dựng và phát triển, với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng khẳng
định thƣơng hiệu cùng với mức tăng trƣởng doanh thu ngày càng cao, thị trƣờng
ngày càng mở rộng, Công ty đã đạt đƣợc một số danh hiệu nhƣ:
- Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch nƣớc.
- Bằng khen Sáng tạo Trí tuệ Việt. Bằng Nghiên cứu độc quyền Sáng chế.
Chứng nhận giải thƣởng Khoa học Sáng tạo.
- Tám năm liên tục nhận Huy chƣơng Vàng hội trợ “Hàng hóa tiêu dùng ƣa
thích” do Hội ngƣời tiêu dùng Việt Nam tổ chức và bình chọn năm 2005 – 2012.
- Mƣời năm liên tục nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lƣợng cao” do
ngƣời tiêu dùng bình chọn.
Cùng nhiều giải thƣởng giá trị khác.
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng với khẩu hiệu “Chất lƣợng tạo thịnh
vƣợng” là cốt lõi, xuyên suốt để tập thể Sao Thái Dƣơng nhận thức, thực hành và
trải nghiệm, xây dựng một thƣơng hiệu Sao Thái Dƣơng gắn liền với tiêu chí: Sản
phẩm nội, chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp trong tâm trí khách hàng. Đây là nền tảng để
để Sao Thái Dƣơng phát triển bền vững.
Theo giấy phép đăng kí kinh doanh, Công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong các lĩnh vực:
- Sản xuất và buôn bán Dƣợc phẩm.
- Sản xuất và buôn bán Mỹ phẩm.
- Gieo trồng, chế biến, thu mua, buôn bán dƣợc liệu.

11


- Đại lý mua, đại lý bán, kí gửi hàng hóa.
- Sản xuất và buôn bán lƣơng thực, thực phẩm.

- Sản xuất và buôn bán hóa chất.
- Sản xuất và buôn bán thiết bị y tế, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và
phục hồi chức năng.
- Sản xuất và buôn bán rƣợu, bia, nƣớc giải khát, nƣớc tinh khiết.
- Kinh doanh vận tải hành khách, buôn bán ô tô và xe có động cơ khác.
- Kinh doanh bất động sản.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu trong lĩnh vực Dƣợc, Mỹ phẩm và bao bì, máy
móc, vật tƣ, thiết bị y tế.
- Chế biến, bảo quản thủy sản và các loại sản phẩm từ thủy sản.
Trong đó, lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm hóa Mỹ phẩm và Dƣợc phẩm có chất lƣợng tốt để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nƣớc. Ngoài ra còn hƣớng tới xuất khẩu đi một số nƣớc có thị
trƣờng tiêu thụ lớn.
Hƣớng đi của Công ty đã đƣợc các cơ quan quản lý chuyên ngành ủng hộ:
Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm, Viện Dƣợc liệu, Viện Da liễu, Viện Khoa học Việt
Nam, các Giáo sƣ, Tiến sỹ của các trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, Đại học Bách
khoa Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội cùng các Viện Nghiên cứu nhiệt tình đóng
góp để tạo nên những sản phẩm có giá trị phục vụ ngƣời tiêu dùng.
1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý, điều hành Công ty
- Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị
thƣờng xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt
động quản lý rủi ro của Công ty.

12


Hội đồng quản trị bao gồm 5 thành viên giữ số cổ phần nhiều nhất:

+ Ông Nguyễn Hữu Thắng: Chủ tịch Hội đồng quản trị là ngƣời lập ra
chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị và theo dõi quá trình tổ
chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
+ Ông Nguyễn Tiến Thành.
+ Bà Nguyễn Thị Hƣơng Liên.
+ Ông Ngô Văn Thiêm.
+ Bà Nguyễn Thị Yến.
- Ban Giám đốc:
+ Giám đốc: Là ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty. Giám đốc là
ngƣời điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng chính sách và pháp luật của
nhà nƣớc, chịu trách nhiệm về đời sống của cán bộ nhân viên trong Công ty, chịu
trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao.
Giám đốc hiện tại của Công ty Sao Thái Dƣơng là ông Nguyễn Hữu Thắng –
Trực tiếp phụ trách khối kinh doanh, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
+ Phó Giám đốc: Phó Giám đốc đƣợc Giám đốc ủy quyền điều hành một số
lĩnh vực hoạt động của Công ty và thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi
Giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm về công việc đƣợc giao trƣớc pháp luật và
trƣớc Giám đốc Công ty.
+ Kế toán trƣởng: Kế toán trƣởng giúp Giám đốc Công ty công việc quản lý
tài chính và là ngƣời điều hành chỉ đạo, tổ chức công tác hoạch toán thống kê của
Công ty.
- Các phòng ban chức năng: Các phòng ban phối hợp hoạt động cùng với
Giám đốc thực hiện tốt mục tiêu và triết lý kinh doanh, bảo đảm cho Công ty phát
triển bền vững.
+ Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm hiểu và khảo sát thị trƣờng để nắm
bắt nhu cầu thị trƣờng, tìm kiếm đối tác, giao dịch, kí kết hợp đồng. Xây dựng chiến
lƣợc kinh doanh cũng nhƣ hƣớng phát triển lâu dài cho Công ty. Tham mƣu cho
Giám đốc lập kế hoạch kinh doanh quý và năm cho toàn Công ty, đề xuất các biện
pháp điều hành, chỉ đạo kinh doanh, đồng thời thu mua nguyên vật liệu, hóa chất.


13


+ Phòng Tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn tài sản của
Công ty, tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách kinh tế, tài chính, thống kê tài sản,
tình hình tài sản, nguồn vốn một cách chính xác và kịp thời. Cố vấn cho Giám đốc
về cách tổ chức huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
+ Phòng Tổ chức Hành chính: Phụ trách công tác nhân sự và tổ chức hành
chính nhƣ tuyển dụng, tuyển chọn, chế độ lao động, bảo hiểm, chế độ lƣơng thƣởng,
kỉ luật, đào tạo lao động, tổ chức công tác và điều động nhân sự theo sự chỉ đạo của
Giám đốc Công ty.
+ Phòng Marketing: Có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thị trƣờng, đƣa
hình ảnh các sản phẩm của Công ty đến với ngƣời tiêu dùng. Tƣ vấn cho khách
hàng, gây dựng, củng cố vị thế thƣơng hiệu cho Công ty.
- Hệ thống kho: Tổ chức thực hiện các công tác bao gồm xuất – nhập, kiểm
soát về chất lƣợng, số lƣợng, bảo quản, đóng gói, giao nhận vận chuyển các mặt
hàng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vật tƣ, thiết bị y tế... đáp ứng nhu cầu kinh
doanh, phục vụ của Công ty.
Hệ thống kho gồm có một kho thành phẩm và một kho nguyên vật liệu.
+ Kho thành phẩm: Sau khi sản xuất, kiểm tra, đóng kiện thành phẩm đƣợc
tập kết vào dƣới sự quản lý của thủ kho thành phẩm. Thủ kho còn có nhiệm vụ xuất
hàng khi có phiếu xuất cho khách hàng, cho nội bộ để nghiên cứu và kiểm kê
thƣờng xuyên số lƣợng thành phẩm báo cáo cho phòng Kế toán. Ngoài ra, thủ kho
còn có nhiệm vụ nhận và quản lý hàng trả về từ các tỉnh.
+ Kho nguyên vật liệu: Dƣới sự quản lý của thủ kho nguyên vật liệu, các
nguyên liệu khi về Công ty đƣợc tập kết, phân loại và sắp xếp, khoa học. Khi có
lệnh yêu cầu xuất vật tƣ từ bộ phận sản xuất, thủ kho xuất nguyên vật liệu với đúng
chủng loại và số lƣợng.
Hiện nay, Công ty có 2 kho chính ở Hà Nội với tổng diện tích là 500m2. Hai
nhà kho này là 2 tòa nhà 5 tầng, đƣợc xây dựng và thiết kế phù hợp với công tác sắp

xếp và bảo quản hàng hóa lâu dài với số lƣợng lớn.
Ngoài ra, kho thành phẩm ở nhà máy tại Đồng Văn có diện tích 150m2. Tuy
nhiên, do khối lƣợng hàng hóa sản xuất nhiều nên kho này luôn trong tình trạng quá
tải. Công ty đang tiến hành hoàn thiện kho thành phẩm tại nhà máy thứ 2 ở khu
công nghiệp Châu Sơn để khắc phục tình trạng quá tải này.

14


Kho Sài Gòn diện tích là 230m2, có vai trò dự trữ và phân phối hàng hóa
chính cho cả khu vực miền Nam.
Nhƣ vậy, để đảm bảo cho kế hoạch phát triển dài hạn, Công ty đã xây dựng
các nhà kho của mình. Nhờ đó, Công ty thực sự chủ động trong việc sử dụng kho
bảo quản hàng hóa, đặc biệt, Công ty đã tạo nên một mạng lƣới nhà kho phủ kín thị
trƣờng, ngay gần thị trƣờng, sẵn sàng cung ứng cho thị trƣờng sản phẩm chất lƣợng
cao nhất, thời gian ngắn nhất với chi phí tối thiểu.
- Khối chi nhánh:
+ Chi nhánh Công ty tại Hà Nội: Phụ trách điều hành, quản lý toàn bộ hệ
thống Công ty, đồng thời thực hiện công tác phân phối tiêu thụ sản phẩm tại khu
vực miền Bắc.
+ Chi nhánh Công ty tại Hà Nam: Phụ trách toàn bộ khối sản xuất của Công
ty, thực hiện công tác sản xuất theo kế hoạch và chỉ đạo của Giám đốc, nghiên cứu
kế hoạch sản xuất giúp Giám đốc điều hành hoạt động của Công ty.
+ Chi nhánh Công ty tại TP.HCM: Phụ trách quản lý công tác phân phối và
tiêu thụ sản phẩm trong khu vực phía Nam.
1.3.5. Quy trình sản xuất sản phẩm
Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng chuyên sản xuất kinh doanh Dƣợc phẩm
và Mỹ phẩm. Trong mỗi phân xƣởng sản xuất đƣợc chia thành các tổ sản xuất với
chức năng, nhiệm vụ khác nhau, tạo ra tính chuyên môn hóa cao trong sản xuất. Ở
mỗi phân xƣởng lại đảm trách sản xuất các mặt hàng có cùng tính chất và thực hiện

theo cùng một dây chuyền sản xuất với quy trình công nghệ khép kín, sản phẩm
đƣợc sản xuất hàng loạt, chu kì ngắn và thay đổi liên tục.
Trƣớc đây, do chủng loại sản phẩm ít, hoạt động sản xuất đƣợc chia ra thành
các tổ sản xuất từng mặt hàng:
- Tổ sản xuất kem nghệ.
- Tổ sản xuất trà gừng.
- Tổ sản xuất búp sen.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2007, cùng với sự phát triển lớn mạnh của Công
ty dẫn đến số lƣợng sản phẩm ngày càng tăng, đòi hỏi sự phân công trách nhiệm
trong sản xuất. Do đó, để phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm Công ty, hoạt

15


động sản xuất lại đƣợc chia thành các tổ sản xuất với chức năng, nhiệm vụ khác
nhau, nhằm đảm bảo tính chuyên môn hóa trong sản xuất. Hiện nay, Công ty Cổ
phần Sao Thái Dƣơng có hai phân xƣởng sản xuất chính là phân xƣởng sản xuất
Dƣợc phẩm và phân xƣởng sản xuất Mỹ phẩm. Cụ thể, trong mỗi phân xƣởng sẽ
đƣợc chia thành các tổ sản xuất nhƣ sau:
- Phân xƣởng sản xuất Dƣợc phẩm: Sản xuất các loại Dƣợc phẩm nhƣ bổ tỳ
dƣỡng cốt, trà gừng Thái Dƣơng, thực phẩm chức năng...
Phân xƣởng này gồm các tổ sản xuất sau:
+ Tổ chiết xuất.
+ Tổ sơ chế dƣợc liệu.
+ Tổ chế biến.
+ Tổ đóng gói.
+ Tổ kiểm nghiệm.
- Phân xƣởng sản xuất Mỹ phẩm: Sản xuất các loại Mỹ phẩm nhƣ kem nghệ
Thái Dƣơng, kem gót sen, bộ sản phẩm Tây Thi...
Phân xƣởng này gồm các tổ sản xuất sau:

+ Tổ chiết xuất.
+ Tổ sơ chế dƣợc liệu.
+ Tổ chế biến.
+ Tổ đóng gói.
+ Tổ kiểm nghiệm.
Ngoài ra, Công ty còn có một phân xƣởng phụ là phân xƣởng cơ điện có
nhiệm vụ phục vụ cho các phân xƣởng chính. Trong phân xƣởng này là các tổ: tổ
bốc vác, tổ lò hơi, tổ vận hành máy.

16


PHẦN 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm
2014 – 2016.
- Danh mục sản phẩm và giá sản phẩm, danh mục đại lý phân phối qua các
năm 2014 – 2016.
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02/2017 đến tháng 05/2017.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phân tích các chiến lƣợc Marketing
của Công ty Cổ phần Sao Thái Dƣơng

Đặc điểm của Công ty

Phân tích các chính sách
Marketing:


Cổ phần Sao Thái Dƣơng:

- Chính sách sản phẩm

- Cơ cấu tổ chức, nhân sự

- Chính sách giá

- Nguồn vốn và tài sản

- Chính sách phân phối

- Thị trƣờng tiêu thụ

- Chính sách xúc tiến và
hỗ trợ kinh doanh

- Đối thủ cạnh tranh

Một số bàn luận về chính sách Marketing của Công ty

Kết luận và kiến nghị
Hình 3. Tóm tắt các chỉ tiêu nghiên cứu

17


2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phƣơng pháp mô tả hồi cứu
- Thu thập dữ liệu từ báo cáo, tài liệu của Công ty qua các năm 2014 – 2016.

2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích
- Phƣơng pháp so sánh: So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kì
trƣớc.
- Phƣơng pháp tỉ số: Tính toán các tỉ số tài chính.
- Phƣơng pháp phân tích tách đoạn: Phân tích ảnh hƣởng của các tỉ số (ROS,
ROA, ROE).
2.5. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.5.1. Phƣơng pháp phân tích
- Phương pháp phân tích SWOT:
Mô hình SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết
định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT là viết tắt
của 4 chữ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Oppoturnities (Cơ
hội), Threats (Nguy cơ). SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lƣợc, rà soát
và đánh giá vị trí, định hƣớng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.
SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, đƣợc sử dụng trong việc lập
kế hoạch, xây dựng chiến lƣợc, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản
phẩm và dịch vụ...
Mô hình SWOT sẽ đƣợc xây dựng với các chiến lƣợc cơ bản sau đây:
+ SO: Các chiến lƣợc phát triển dựa trên ƣu thế của công ty để tận dụng cơ
hội của thị trƣờng.
+ WO: Các chiến lƣợc dựa trên khả năng tận dụng cơ hội thị trƣờng để vƣợt
qua điểm yếu.
+ ST: Các chiến lƣợc dựa vào ƣu thế của công ty để đề phòng các nguy cơ
từ thị trƣờng.
+ WT: Các chiến lƣợc hạn chế điểm yếu và tránh các nguy cơ từ thị trƣờng.

18



×