Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.26 KB, 11 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÁO CÁO KIẾN TẬP
Họ và tên sinh viên: ĐẶNG THỊ HÀ KHUYÊN
Lớp: KH14 Chính sách công
Niên khóa: 2013- 2017
Địa điểm kiến tập: Phòng Nội vụ, UBND huyện Thường Tín, TP. Hà Nội
Thời gian kiến tập: Từ ngày 06/6/2016 đến ngày 27/6/2016
Giảng viên hướng dẫn: Ths. LÊ HỒNG HẠNH

Tên đề tài:

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG
TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội, năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian 2 tuần kiến tập (từ ngày 06/6/2016 đến ngày
17/06/2016) tại phòng Nội vụ huyện Thường Tín, nhận được sự giúp đỡ và tạo
điều kiện của lãnh đạo Học viện, các thầy cô giáo và các anh chị phụ trách của
phòng Nội vụ, em đã hoàn thành bài báo cáo kiến tập. Hoàn thành bài báo cáo này,
cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn tới các anh chị công tác tại Phòng Nội vụ
huyện Thường Tín đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian kiến
tập. Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo Học viện
Hành chính Quốc gia đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình kiến
tập. Tuy vậy, do thời gian có hạn, cũng như kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế
của một sinh viên kiến tập nên trong bài báo cáo kiến tập này sẽ không tránh khỏi


những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo,
đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể bổ sung, nâng cao kiến thức của
mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tập sau này.

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2016
SINH VIÊN
Đặng Thị Hà Khuyên

MỤC LỤC


Nội dung

Trang

Lời mở đầu
I.

TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ UBND

HUYỆN THƯỜNG TÍN, TP. HÀ NỘI
1.
Địa điểm kiến tập
2.

Thời gian kiến tập

3.

Nhật kí kiến tập


4.

Giới thiệu về phòng Nội vụ huyện Thường Tín,

TP. Hà Nội
II.

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN

BỘ, CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG
TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
trên địa bàn huyện Thường Tín, TP. Hà Nội
2.
Một số kiến nghị, đề xuất

LỜI MỞ ĐẦU
Đối với sinh viên K14 chúng em, hoạt động kiến tập có vai trò quan trọng
không chỉ với quá trình học tập mà còn với cả sự nghiệp của sinh viên sau này. Kết
quả kiến tập được tính điểm tương đương 30 tiết( 2 trình) trong học kỳ, ảnh hưởng


đến kết quả xếp loại học tập của sinh viên K14. Nhưng điểm số chỉ đóng một vai
trò nhỏ, kỳ kiến tập này giúp chúng em được tiếp cận với nghề nghiệp mà chúng
em đã lựa chọn khi bước chân vào trường đại học. Các hoạt động thực tiễn thêm
một lần nữa giúp sinh viên chúng em hiểu được mình sẽ làm công việc như thế nào
sau khi ra trường và có những điều chỉnh kịp thời, cùng với kế hoạch rèn luyện phù
hợp hơn.

Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công
việc giúp chúng em nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần trang bị
thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc. Trong thực tế,
chương trình đào tạo hệ cử nhân hành chính của Học viện nói chung và của Khoa
Hành chính học nói riêng đã cung cấp hệ thống lý luận và lý thuyết hữu dụng về
ngành Quản lý nhà nước và nhất thiết cần được áp dụng vào thực tiễn sinh động
với đối tượng và môi trường hành chính nhà nước cụ thể. Vì thế, kỳ kiến tập càng
trở nên cần thiết đối với sinh viên. Những trải nghiệm ban đầu này giúp sinh viên
làm quen, quan sát trước với môi trường, là tiền đề để sau này đi thực tập được tự
tin và nắm vững, áp dụng kiến thức vào thực tiễn tốt hơn.
Một lần nữa, em xin được gửi lời cám ơn sâu sắc tới sự quan tâm của lãnh
đạo Học viện, của các thầy cô khoa Hành chính học. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm
ơn chân thành sự tận tính chỉ bảo của Ths. Lê Hồng Hạnh – giảng viên hướng dẫn
đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.

I.

TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ UBND HUYỆN THƯỜNG TÍN,
TP. HÀ NỘI
1. Địa điểm kiến tập: Phòng Nội vụ UBND huyện Thường Tín,
2.
3.

Thành phố Hà Nội
Thời gian kiến tập: 06/06- 17/06
Nhật kí kiến tập


Thời gian


Nội dung công việc

Từ ngày 06/6
Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cơ quan qua
đến 07/6
nghiên cứu tài liệu và qua hoạt động thực tế.
Tìm hiểu công việc của công chức Phòng Nội vụ
Từ ngày 08/6 (các công việc mà công chức thực hiện trong ngày)
đến 10/6
Lựa chọn đề tài báo cáo kiến tập
Ngày 13/6
Từ
đến 15/06

Từ
đến 17/6

Tham gia phục vụ Hội nghị tổng kết công tác bầu
cử

Thực hiện một số công việc do cơ quan giao
phó(chuẩn bị hồ sơ cho người đăng kí dự tuyển viên
ngày 14/06
chức)
Thu thập tài liệu liên quan phục vụ báo cáo kiến
tập
Tham gia chuẩn bị khen thưởng cho tập thể, cá
ngày 16/6 nhân xuất sắc trong công tác bầu cử
Xin ý kiến nhận xét của cơ quan kiến tập.
Kết thúc đợt kiến tập tại cơ quan

4.

Giới thiệu về phòng Nội vụ huyện Thường Tín, TP. Hà Nội
4.1.
Vị trí, chức năng

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà
nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, thị trấn, hội, tổ chức phi
chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đua khen thưởng. Phòng Nội vụ
có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
Nhiệm vụ, quyền hạn
Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa
4.2.

-

bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.


-

Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm

-


vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi
được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh

-

vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định về các vấn đề:

Về tổ chức, bộ máy

Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp

Về công tác xây dựng chính quyền

Về cán bộ, công chức, viên chức

Về cải cách hành chính

Về công tác văn thư, lưu trữ

Về công tác tôn giáo

Về công tác thi đua, khen thưởng
Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động

-

của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về công

-

tác nội vụ theo thẩm quyền.
Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và

-

Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn.
Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông

-

tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn.
Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen

-

thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy định của
-

pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo

-

phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
Giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được

-

giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
4.3.
Cơ cấu tổ chức
Trưởng phòng


Phó phòng

Chuyê
n viên

II.

Chuyê
n viên

Phó phòng

Chuyên
viên

Chuyên
viên

Phó phòng


Chuyên
viên

Chuyê
n viên

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn huyện
Thường Tín, TP. Hà Nội
Huyện Thường Tín mời giảng viên của trường Chính trị cấp tỉnh lãnh

đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh là người có phương pháp truyền đạt, có
thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo trên từng lĩnh vực công tác về dự và trực tiếp giới thiệu,
truyền đạt những nội dung cơ bản theo từng chuyên đề, tạo điều kiện cho học viên
nắm, vận dụng những kiến thức được trang bị vào thực tiễn công tác. Đi đôi với
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm, huyện
Thường Tín tiến hành phân bổ kinh phí đảm bảo hợp lý cho các lớp bồi dưỡng.
Được biết việc bố trí cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng được
quan tâm theo hướng đảm bảo về đối tượng và nội dung đào tạo, đồng thời gắn với
quy hoạch, sử dụng cán bộ, qua đó chất lượng cán bộ cơ sở đã từng bước được
củng cố; số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng trở về công tác cơ bản đã
phát huy năng lực, sở trường, tham mưu cho cấp Uỷ Đảng, chính quyền cơ sở thực


hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức,
nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiện tốt
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trình độ nhiều mặt và
năng lực hoạt động thực tiễn đã được nâng lên so với trước đây. Đội ngũ cán bộ

công chức cơ sở đã đóng góp quan trọng trông việc thực hiện và hoàn thành các
mục tiêu về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của huện trong thời gian qua.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ



Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tiến Sĩ
Thạc Sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp

Cán bộ, công chức huyện có trình độ tương đối cao, số lượng cán bộ, công
chức có số lượng bằng Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ cao (….%) là điều kiện quan
trọng để tiếp thu các kiến thức quản lý mới dễ dàng nhằm nâng cao chất lượng hiệu
quả công việc.


Trình độ
Cử nhân
Cao cấp
Trung cấp



Trình độ
Cử nhân
Chứng chỉ


Trình độ
Cử nhân
Chứng chỉ

Trình độ lý luận chính trị
Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trình độ tin học
Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trình độ ngoại ngữ
Số lượng

Tỷ lê (%)


Như vậy đội ngũ cán bộ, công chức phần lớn đã được đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng quản lý nhà nước. Điều này cho
thấy trong các năm qua, lãnh đạo huyện đã có sự quan tâm đối với công tác đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Phần lớn cán bộ, công
chức đã qua đào tạo tin học (….%), điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện

đại hóa và sử dụng trang thiết bị hiện đại trong quá trình giải quyết công việc, góp
phần nâng cao hiệu quả lao động của đội ngũ cán bộ, công chức.
-

Kết quả đạt được trong công tác đào tạo cán bộ- công chức

Thời gian qua huyện Thường Tín đã cố gắng trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức của huyện không ngừng trưởng thành

về cả chất

lẫn cả lượng. Kiến thức và năng lực thực tiễn không ngừng được nâng lên, hầu hết
có bản lĩnh chính trị, kiên định lập trường, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới
theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, có tâm huyết và hoài bão góp phần xây
dựng và phát triển vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của
huyện. cán bộ, công chức hiện nay, xét về mặt chất lượng và cơ cấu còn nhiều mặt
chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cho nên phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công
chức toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đực, trình đọ chuyên môn và
năng lực thực tiễn. Việc xây dựng kế hoạch và chính sách đào tạo bồi dưỡng cán
bộ, công chức trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực trong công tác đào
tạo, bồi dưỡng cũng chính là nhằm góp phần đạt được mục tiêu và các yêu cầu đã
đề ra trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong
thời kỳ mới mà Nghị quyết của Đảng đã đề ra.
Một số kiến nghị, đề xuất
Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đều ý
2.

thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc học tập, nâng cao trình độ.
Số cán bộ, công chức sau khi được đào tạo đã áp dụng kiến thức được học vào

trong thực tiễn công việc chuyên môn của mình khá tốt, chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn


mang nặng tính định hướng, tính tổng quan chung cho tất cả các ngành, các cấp.
Việc đào tạo, bồi dưỡng ký năng chuyên môn, khả năng thực thi những nhiệm vụ
theo vị trí trong hệ thống công vụ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu công việc thực tế.
Thực tế đã chứng minh, không phải cá nhân nào được đào tạo đúng chuyên môn
cũng hoàn thành tốt công việc được giao. Rất nhiều cá nhân dù làm trái ngành nghề
nhưng vẫn hoàn thành công việc mgột cách rất xuất sắc. Và then chốt của vấn đề nằm ở
khâu “ đào tạo” – đào tạo ngay từ bậc đại học. Có thể nói rằng, hệ thống đào tạo bậc đại
học của chúng ta hiện nay theo hướng chung chung, dàn trải, nặng về kiến thức và thiếu
về kĩ năng. Đa phần số sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện nay đều khó có một định hướng
nghề nghiệp rõ ràng hay nói chính xác là không biết mình có thể làm được những gì sau 4
năm ở môi trường đại học. Bởi vậy nên khi tuyển dụng, dù vị trí việc làm đúng với
chuyên ngành được đào tạo nhưng họ vẫn không thể cạnh tranh do thiếu năng lực hoặc
do nhiều yếu tố khách quan tác động. Bởi vậy, muốn giải quyết tình trạng này, cần thực
hiện một loạt các giải pháp như sau:
-

Đ

iều chỉnh, bổ sung chế độ, chính sách đãi ngộ đối với người dạy và người
học, ưu tiên đối với cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
-

Đ

ổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm,người
học tham gia tích cực vào quá trình đào tạo; giúp học viên tiếp tục tự học
tập, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện về phuong pháp tư
duy, khả năng vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn.
-

Đ

ổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo
bảo đảm thực chất. Hình thành hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng các
cơ sở đào tạo, các chương trình đào tạo, quy trình và tiêu chí đánh giá cán bộ
sau đào tạo.
Trên đây chỉ là một số ý kiến của bản thân em dựa trên quá trình em quan sát, học
hỏi trong hai tuần tại phòng Nội vụ UBND huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Thời gian


không dài nhưng bên cạnh những công việc về chuyên môn, có một điểm mà em rất ấn
tượng: đó là tác phong làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp, thực hiện văn hóa chào cờ
đầu tuần vào mỗi sáng thứ hai, đi làm đúng giờ(7h30), cởi mở với đồng nghiệp, ân cần,
gần gũi với người dân. Đây thực sự là những nét rất ấn tượng cho thấy môi trường làm
việc đang dần được đổi mới và cải thiện ngày càng tốt hơn trong nền hành chính Việt
Nam .

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ HỒNG HẠNH
Học viện Hành chính Quốc gia
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Hà Khuyên
Lớp: KH14 Chính sách công
Khóa: 2013 – 2017
NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP

1.
Về thái độ, ý thức tổ chức kỉ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………
Về chất lượng báo cáo kiến tập
………………………………………………………………………………
2.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………
Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
3.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



×