Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Hệ thống đo đếm điện năng trong thị trường điện cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.63 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Hoàng Thị Thu Hà

HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
GS.VS.TSKH TRẦN ĐÌNH LONG

Hà Nội – Năm 2011


MỞ ĐẦU
Hiện nay, xu hướng đa dạng hóa, toàn cầu hóa và tự do hóa đã tác động mạnh
mẽ đến hoạt động của ngành điện trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ, trình độ quản lý vận hành hệ thống đã tạo nên một làn sóng cải
cách ngành điện của nhiều nước trên thế giới. Xu hướng chung là cải tổ lại mô hình
quản lý kinh doanh điện năng nhằm xóa bỏ dần sự độc quyền, tiến đến thị trường
điện cạnh tranh.
Ngành điện Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, hiện đang trong xu
thế đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động điện lực cùng với nhu
cầu về liên kết và hội nhập khu vực. Thị trường phát điện cạnh tranh đã chính thức
vận hành từ tháng 7 năm 2011. Đây là một bước ngoặt quan trọng, mở ra giai đoạn


phát triển mới cho hệ thống điện Việt Nam.
Để hệ thống điện và thị trường điện hoạt động hiệu quả đòi hỏi khâu đo đếm
điện năng phải chính xác, có độ tin cậy cao và tốc độ xử lý thông tin nhanh. So với
mô hình độc quyền, thị trường điện cạnh tranh lại có những yêu cầu kỹ thuật mới về
đo đếm điện năng đòi hỏi cần đáp ứng. Trên thế giới, với tốc độ phát triển nhanh
của trình độ khoa học kỹ thuật, nhiều công nghệ tiên tiến đã ra đời và góp phần
quan trọng trong việc cải tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động đo đếm điện năng phù
hợp với yêu cầu của thị trường.
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trong hệ thống điện, khâu đo đếm điện năng luôn đóng một vai trò vô cùng
quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường phát điện cạnh tranh đã
bắt đầu đi vào hoạt động. Để đáp ứng các yêu cầu của thị trường, hệ thống đo đếm
phải được đổi mới, cải tiến theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa và ứng dụng
những công nghệ tiên tiến vào từng khâu trong quá trình đo đếm. Xuất phát từ yêu
cầu đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Hệ thống đo đếm điện năng trong thị trường
điện cạnh tranh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích của luận văn

-1-


Tìm hiểu các tiêu chuẩn kỹ thuật về đo đếm điện năng trong thị trường điện
cạnh tranh theo quy định của Nhà nước. Thực hiện phân tích và đánh giá hiện trạng
và định hướng phát triển trong tương lai của hệ thống đo đếm điện năng nước ta để
phù hợp với yêu cầu của thị trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống đo đếm điện năng của Việt
Nam và phạm vi nghiên cứu là các tiêu chuẩn kỹ thuật về đo đếm theo quy định mới
phù hợp với thị trường điện cạnh tranh, từ đó giới thiệu và phân tích định hướng
phát triển.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn “Hệ thống đo đếm điện năng trong thị trường điện cạnh tranh” là đề
tài nghiên cứu vừa có tính lý thuyết vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, phù hợp
với yêu cầu của ngành điện ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày
trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường điện Việt Nam và hiện trạng hệ thống đo
đếm điện năng
Chương 2: Yêu cầu chức năng của hệ thống đo đếm điện năng và vị trí đo
đếm
Chương 3: Các tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống đo đếm điện năng
Chương 4: Một số công nghệ tiên tiến có tiềm năng ứng dụng cho hệ thống đo
đếm điện năng của Việt Nam

-2-


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM
VÀ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
1.1 Hiện trạng ngành điện Việt Nam
1.1.1. Cơ cấu tổ chức và điều tiết ngành điện ở Việt Nam
1.1.1.1. Cơ cấu tổ chức ngành điện [20]
Hiện nay ngành điện đang được vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền
thống. Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang sở hữu một phần lớn công suất các
nguồn phát điện (trừ một số nhà máy do các đơn vị bên ngoài sở hữu), nắm giữ toàn
bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống điện, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện.
Trong khâu phát điện, hiện nay EVN đang sở hữu hoặc nắm cổ phần chi phối
54% tổng công suất đặt toàn hệ thống, phần còn lại được sở hữu bởi các tổng công
ty và tập đoàn Nhà nước (Tập đoàn dầu khí Việt Nam - PVN, Tập đoàn than và

khoáng sản Việt Nam - TKV, tổng công ty Sông Đà…), các nhà đầu tư nước ngoài
theo hình thức Hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT) hoặc Nhà máy
điện độc lập (IPP) và các nhà đầu tư tư nhân trong nước khác (theo hình thức IPP).
Các nhà máy này bán điện cho EVN qua hợp đồng mua bán điện (PPA) dài hạn.
Mô hình tổ chức của EVN hiện nay gồm các khối chức năng chính sau:
- Khối phát điện: Gồm 16 công ty phát điện. Trong đó, 6 công ty đã cổ phần
hóa, 3 công ty đã chuyển sang mô hình công ty TNHH một thành viên, các công ty
phát điện còn lại hoạt động theo hình thức đơn vị hạch toán phụ thuộc.
- Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (NLDC): là đơn vị hạch toán phụ
thuộc trực thuộc EVN. Trong thị trường phát điện cạnh tranh, NLDC sẽ là đơn vị
chỉ huy điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ
thống điện quốc gia, điều hành giao dịch trong thị trường điện.
- Công ty Mua bán điện (EPTC): được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng
01/2008 dưới hình thức công ty hạch toán phụ thuộc, đại diện cho EVN đàm phán
mua điện từ các nhà máy điện lớn để bán lại cho các công ty điện lực. Trong thị

-3-


trường phát điện cạnh tranh, EPTC sẽ thực hiện chức năng của đơn vị mua buôn
duy nhất.
- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT): được thành lập và đi vào hoạt
động từ tháng 07/2008 dưới hình thức đơn vị hạch toán độc lập. Trong thị trường
phát điện cạnh tranh, NPT là đơn vị được hưởng phí truyền tải điện, có trách nhiệm
đầu tư, quản lý và vận hành lưới điện truyền tải quốc gia.
- Khối phân phối điện: 5 tổng công ty điện lực được thành lập từ tháng 02/2010.
Hiện nay hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, hạch toán độc
lập. Tại các thành phố lớn, các khách hàng sử dụng điện được mua điện trực tiếp từ
các công ty điện lực thuộc EVN. Ở các vùng sâu, vùng xa, hình thức kinh doanh
điện qua các hợp tác xã vẫn mang tính phổ biến, tạo nên một cấp kinh doanh điện

bán lẻ cho các hộ dân.
- Khối đầu tư nguồn điện: EVN đã thành lập 11 Ban Quản lý dự án (QLDA)
thuỷ điện, 4 Ban QLDA nhiệt điện và Ban chuẩn bị dự án đầu tư điện hạt nhân và
năng lượng tái tạo. Các Ban QLDA này là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thay mặt
EVN quản lý các dự án nguồn điện.
- Khối các đơn vị tư vấn, trường học: gồm 4 công ty cổ phần tư vấn xây dựng
điện 1, 2, 3, 4 có nhiệm vụ chính là tư vấn xây dựng các công trình nguồn và lưới
điện; trường đại học Điện lực đào tạo các cử nhân chuyên ngành điện.
Sơ đồ tổ chức quản lý ngành điện:
Chính phủ:
- Chủ sở hữu vốn đầu tư, tài sản Nhà nước tại các đơn vị điện lực
- Quyết định giá điện cho khách hàng cuối cùng
- Ban hành quyết định, nghị định, quy chế, cơ chế…
- Quyết định quy hoạch phát triển điện lực.
Bộ Công Thương (MOIT):
- Quản lý điều tiết hoạt động điện lực và sử dụng điện
- Hướng dẫn thực hiện các nghị định của Chính phủ

-4-


- Ban hành văn bản qui phạm pháp luật chuyên ngành
- Tổ chức lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực.
Cục Điều tiết Điện lực (ERAV):
- Cấp giấy phép hoat động điện lực
- Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện điều tiết các hoạt động của
thị trường điện cạnh tranh.
- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định khung giá phát
điện, bán buôn điện, phí truyền tải điện, phân phối điện và các dịch vụ
phụ trên thị trường điện lực cạnh tranh.


Hình 1.1 – Sơ đồ tổ chức quản lý ngành điện
Trong đó, các đơn vị điện lực ngoài EVN bao gồm:
i.

Các công ty phát điện BOT, IPP trong và ngoài nước: trong đó có các tập
đoàn, tổng công ty Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như PV Power, TKV,
Sông Đà, LILAMA;

ii.

Các công ty cổ phần phát điện: Công ty cổ phần do các doanh nghiệp nhà
nước đầu tư toàn bộ vốn; Công ty cổ phần do các doanh nghiệp nhà nước đầu
tư một phần vốn không chi phối; Công ty cổ phần do cổ phần hóa các nhà
máy điện của EVN, nhưng EVN chỉ giữ dưới 50% cổ phần;

-5-


iii.

Công ty phân phối điện: Ngoài Công ty Điện lực Khánh Hòa và các lưới
điện phân phối do các tổ chức bán điện tại địa phương, EVN nắm giữ hầu hết
lưới điện phân phối và kinh doanh bán lẻ.

1.1.1.2. Hệ thống điện
Đến cuối năm 2010, tổng công suất đặt các nguồn điện trong toàn hệ thống là
21.542MW, công suất khả dụng là 19.713MW, trong đó nguồn thuộc EVN là
11.643MW (chiếm 54%) và các nguồn ngoài EVN là 8.899 MW (chiếm 46%). Điện
sản xuất tăng từ 31.138 tỷ kWh (năm 2001) lên đến 100.070 tỷ kWh (năm 2010),

tốc độ tăng bình quân là 13,8%/ năm.
Tuy hệ thống hiện có tỷ lệ dự phòng khoảng trên 21% tổng công suất đặt toàn
hệ thống nhưng do tỷ lệ thuỷ điện cao, một số nhà máy thuỷ điện lớn phải ưu tiên
cho chống lũ nên vào cuối mùa khô tỷ lệ dự phòng còn rất thấp, hầu như không
đáng kể, một số khu vực cục bộ sẽ có khả năng thiếu nguồn. Từ năm 2010 trở đi, do
có hàng loạt nguồn lớn được đưa vào vận hành, Hệ thống điện Việt Nam sẽ có đủ
dự phòng công suất nguồn, đây sẽ là một thuận lợi cho sự ra đời thị trường phát
điện cạnh tranh.

Hình 1.2 – Cơ cấu nguồn phân theo chủ sở hữu [19]
(nguồn: “Tổng kết vận hành HTĐ quốc gia năm 2010-TTĐĐ Quốc gia)

-6-


EVN đang trong quá trình cải tổ để các đơn vị tham gia sản xuất truyền tải và
phân phối điện sẽ phải cạnh tranh với nhau để đem lại lợi ích, tiết kiệm chi phí cho
khách hàng dùng điện. Trong giai đoạn đầu của thị trường điện (giai đoạn một
người mua duy nhất – Single buyer) các đơn vị phát điện sẽ cạnh tranh về giá để
bán điện cho Công ty mua bán điện (EPTC). Việc này nếu thực hiện tốt sẽ khuyến
khích các nhà máy quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất để giảm giá thành sản xuất
điện, tăng tính cạnh tranh của nhà máy do đó làm giảm chi phí mua điện của EVN.
Với mục tiêu chuẩn bị tốt hơn cho các nhà máy điện giao dịch trên thị trường một
người mua, đồng thời tăng tính chủ động, tính cạnh tranh và chịu trách nhiệm của
các nhà máy điện, EVN đã thử nghiệm cơ chế chào giá bán điện cạnh tranh nội bộ
trong hệ thống điện quốc gia từ 1/7/2005-31/12/2008 với sự tham giá thử nghiệm
của 8 nhà máy: Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí, Bà Rịa, Thác Bà, Thác Mơ, Vĩnh
Sơn- Sông Hinh, Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi.
Việc đưa cơ chế chào giá cạnh tranh nội bộ vào hoạt động là một bước tập
dượt quan trọng nhằm trang bị cho các nhà máy điện, cơ quan điều độ hệ thống điện

và cơ quan vận hành thị trường điện các kinh nghiệm quản lý điều hành trong môi
trường cạnh tranh. Song song với việc đưa cơ chế chào giá cạnh tranh nội bộ vào
hoạt động, phần lớn các nhà máy điện trong EVN đã được cổ phần hoá từ năm 2006
và một số nhà máy khác đã được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên.
Đến nay chỉ còn 8 nhà máy (Hoà Bình, Trị An, Yaly, Sê San 3, Pleikrông,
Tuyên Quang, Quảng Trị, Đại Ninh) vẫn giữ cơ chế hạch toán giá nội bộ theo hình
thức doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc và EVN nắm giữ 100% vốn.
Các nhà máy đã cổ phần hóa hoặc các công ty TNHH một thành viên mới
được thành lập thực hiện hạch toán độc lập và ký hợp đồng mua bán điện với Công
ty mua bán điện. Giá và sản lượng mua bán điện được xác định dựa trên giá thành
sản xuất điện, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chỉ tiêu lợi nhuận của nhà máy và các
qui định về thị trường điện.
1.1.2. Những đánh giá về hiện trạng ngành điện
Mô hình tổ chức: Mô hình liên kết dọc truyền thống chưa tách bạch được chi

-7-


phí trong các khâu phát điện, truyền tải và phân phối; hiệu quả sản xuất-kinh doanh
chưa được xác định rõ ràng. Hiện nay, ngành điện đã tiến hành những bước cải tổ
và đạt được một số thành tựu nhất định.
Hệ thống điện: Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VI, trong giai đoạn
2006-2010 cần đưa vào vận hành 14.600MW nguồn điện, tuy nhiên do việc chậm
tiến độ đưa vào vận hành các nguồn mới, nên chỉ đưa được khoảng 74% công suất
nguồn mới theo kế hoạch vào vận hành. Theo đánh giá, trong những năm tới, với
tốc độ tăng trưởng phụ tải như hiện nay, tình hình đảm bảo cấp điện còn nhiều khó
khăn, đặc biệt vào các tháng cuối mùa khô, khi mực nước các hồ thuỷ điện xuống
thấp. Hiện nay do lưới điện truyền tải của Việt Nam chưa đáp ứng tiêu chí N-1
trong toàn hệ thống nên việc sự cố một số đường dây, đặc biệt là các đường dây
220kV trọng yếu, sẽ làm quá tải các đường dây còn lại. Trong các trường hợp này,

để tránh sụt điện áp và giảm nguy cơ tan rã hệ thống buộc phải áp dụng các biện
pháp sa thải phụ tải.
Cơ chế giá điện: Với cơ cấu tổ chức theo mô hình tích hợp dọc của ngành
điện, chi phí cho các khâu phát điện, truyền tải, phân phối không thể tách biệt rõ
ràng, vì vậy việc xác định chính xác chi phí và giá thành của từng khâu cho mục
đích điều chỉnh giá điện là không thể thực hiện đuợc. Mặt khác, theo quy định hiện
hành, trong phương pháp xây dựng giá bán lẻ không có cơ chế điều chỉnh giá theo
các yếu tố đầu vào hình thành giá. Giá bán lẻ bị ghìm trong một thời gian dài nên
không thể điều chỉnh ngay một lần để phản ánh đúng chi phí của từng khâu, gây
khó khăn cho sản xuất và thu hút đầu tư phát triển nguồn điện mới đặc biệt là các
nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài. Từ những đánh giá nêu trên để đảm bảo cho
ngành điện có thể phát triển bền vững, có khả năng thu hút vốn đầu tư từ mọi thành
phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, đảm bảo hệ thống
điện vận hành luôn ổn định, tin cậy, chất lượng ngày càng cao và tăng cường hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần thiết phải xây dựng một thị trường điện
phù hợp với Việt Nam.
1.2. Tổ chức và hoạt động của thị trường điện [18]

-8-


Luật Điện lực được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày 03/12/2004. Tại Điều 18 Chương IV của luật
đã quy định về việc hình thành và phát triển thị trường điện Việt Nam trong đó quy
định thị trường điện lực sẽ được hình thành và phát triển theo thứ tự các cấp độ sau
đây:
- Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh
- Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh
- Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Từ kinh nghiệm thực tế trong triển khai xây dựng thị trường điện cạnh tranh

tại các quốc gia trên thế giới, các nghiên cứu của EVN, các Bộ ngành và Luật Điện
lực đã ban hành, nước ta chủ trương sẽ xây dựng thị trường điện với mức độ từ thấp
đến cao tùy thuộc vào quy mô phát triển, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
pháp lý cho hoạt động của thị trường.
Chính phủ [16] đã phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển
các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam trong đó mỗi cấp độ có một bước thí
điểm và một bước hoàn chỉnh.
Giai đoạn 1 – Thị trường phát điện cạnh tranh: Đây là giai đoạn đầu tiên đưa
cạnh tranh vào khâu phát điện. Thị trường sẽ theo mô hình một đơn vị mua duy
nhất. Cho phép các nhà máy điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN tham
gia chào giá để bắt đầu thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Các đơn vị phát
điện sẽ bán điện lên thị trường thông qua các hợp đồng PPA và chào giá cạnh tranh
trên thị trường giao ngay. Các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện, các công ty
phân phối điện thuộc EVN sẽ được tổ chức lại dưới dạng các công ty hạch toán kinh
doanh độc lập.
Giai đoạn 2 – Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Đưa cạnh tranh vào khâu
phát điện ở mức cao hơn. Các đơn vị phân phối và các khách hàng mua điện lớn
tham gia mua điện trên thị trường và được quyền lựa chọn nhà cung cấp của mình.
Trong thị trường điện, các đơn vị bán buôn tham gia cạnh tranh để bán điện cho các
đơn vị phân phối và các khách hàng lớn.

-9-


Giai đoạn 3 – Thị trường bán lẻ cạnh tranh: Đây là giai đoạn phát triển cao
nhất của mô hình thị trường điện cạnh tranh. Ngoài các công ty phát điện, các công
ty phân phối, bán lẻ đều phải cạnh tranh để bán điện. Tất cả các khách hàng mua
điện kể cả các khách hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải, phân phối đều được
quyền tự do lựa chọn người bán. Các đơn vị bán lẻ điện sẽ cạnh tranh để bán điện
tới từng khách hàng sử dụng điện và cạnh tranh để mua điện từ các đơn vị bán buôn

điện.
1.3. Các loại hình mua bán điện năng trong thị trường điện cạnh tranh
Cơ cấu của thị trường bao gồm 2 thành phần chính:
- Thị trường hợp đồng: các đơn vị phát điện ký hợp đồng với Đơn vị mua buôn
duy nhất theo cơ chế hợp đồng.
- Thị trường điện giao ngay: áp dụng mô hình thị trường điều độ tập trung chào
giá theo chi phí.
1.3.1. Hợp đồng mua bán điện (PPA)
Hợp đồng mua bán điện là văn bản thỏa thuận mua bán điện giữa các Đơn vị
tham gia mua bán điện. Tùy từng cấp độ của thị trường mà các bên mua và bán điện
có thể khác nhau.
Hợp đồng mua bán điện (PPA – Power Purchase Agreement) sẽ quản lý và chi
phối các điều khoản và điều kiện về mua bán điện năng và công suất giữa các bên
tham gia. PPA phản ánh việc phân bố rủi ro giữa các đối tác và hình thành cơ sở
hợp đồng, một mặt cho cung ứng điện năng và công suất phát điện, mặt khác cho
dòng chảy của các chi trả tài chính.
Các nhà máy điện tham gia cạnh tranh trên thị trường (trừ các nhà máy điện
BOT, các nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu) ký hợp đồng mua bán điện
dưới dạng hợp đồng sai khác (CfD) với Đơn vị mua buôn duy nhất. Giá hợp đồng
được quy đổi từ giá công suất và giá điện năng do hai bên thoả thuận nhưng không
vượt quá khung giá cho nhà máy điện chuẩn do Bộ Công Thương ban hành. Sản

-10-


lượng hợp đồng hàng năm được xác định trước khi bắt đầu năm vận hành theo kết
quả tính toán tối ưu hệ thống điện của năm tiếp theo. Tỷ lệ sản lượng thanh toán
theo giá hợp đồng do Cục Điều tiết điện lực quy định hàng năm. Sản lượng thanh
toán theo giá hợp đồng của từng chu kỳ giao dịch được tính toán, phân bổ từ sản
lượng hợp đồng hàng năm.

Các nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu ký hợp đồng mua bán điện với
Đơn vị mua buôn duy nhất theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành, đảm bảo cho
các nhà máy này thu hồi đủ chi phí thực tế.
Các nhà máy điện cung cấp các dịch vụ phụ trợ (dự phòng khởi động nhanh,
dự phòng nguội và dự phòng vận hành phải phát do ràng buộc an ninh hệ thống
điện) ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hàng năm với Đơn vị điều hành hệ
thống điện và thị trường điện theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành.
Các nhà máy điện BOT không tham gia cạnh tranh trên thị trường phát điện,
và tiếp tục bán điện qua hợp đồng PPA-BOT đã ký với Đơn vị mua buôn duy nhất.
Đơn vị mua buôn duy nhất sẽ chào giá thay cho các nhà máy này để đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ bao tiêu trong các hợp đồng PPA và tối ưu chí phí mua điện.
1.3.2. Thị trường điện giao ngay (SMP)
Thị trường điện giao ngay có chu kỳ giao dịch là một giờ. Các đơn vị phát
điện công bố công suất sẵn sàng và chào giá phát điện của từng tổ máy cho từng chu
kỳ giao dịch của ngày tới.
Các nhà máy nhiệt điện chào giá theo chi phí biến đổi của từng tổ máy trong
giới hạn giá trần của nhà máy sử dụng công nghệ chuẩn. Các nhà máy thuỷ điện
chào giá phát điện trong phạm vi từ 80% đến 110% giá trị nước do Đơn vị điều
hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán và công bố cho từng nhà máy.
Lịch huy động các tổ máy được Đơn vị điều hành hệ thống điện và thị trường
điện lập cho từng chu kỳ giao dịch căn cứ trên bản chào giá của các tổ máy, dự báo
phụ tải hệ thống điện và khả năng tải của lưới điện truyền tải theo nguyên tắc tổng
chi phí mua điện là thấp nhất.

-11-


Giá điện năng thị trường giao ngay (SMP) được Đơn vị điều hành hệ thống
điện và thị trường điện xác định cho từng chu kỳ giao dịch theo nguyên tắc giá biên
hệ thống điện căn cứ trên phụ tải thực tế của hệ thống, các bản chào giá và công

suất sẵn sàng thực tế của các tổ máy.
Giá thị trường toàn phần cho từng chu kỳ giao dịch sử dụng trong tính toán
thanh toán hợp đồng CfD được xác định bằng tổng giá điện năng thị trường và giá
công suất thị trường.
Nhận xét:
Để giảm được các chi phí vận hành ngắn hạn, tăng mức độ cạnh tranh trong phát
điện, khuyến khích các nhà máy điện giảm chi phí và làm quen với hoạt động trong
môi trường cạnh tranh, có thể phát triển một mức độ nhất định thị trường ngắn hạn
(giao ngay) trong mô hình này. Để đảm bảo cân bằng cung cầu và ổn định giá điện thì
lượng điện giao dịch trên thị trường giao ngay cần được hạn chế ở một tỷ lệ nhất định
đồng thời phải được thực hiện thông qua các hợp đồng tài chính để quản lý rủi ro. Tỉ lệ
tham gia thị trường ngắn hạn sẽ được tính toán trong quá trình thiết kế thị trường. Thị
trường ngắn hạn là cơ hội để phát triển và kiểm chứng các hệ thống quy định cần thiết
cho vận hành thị trường ngắn hạn phục vụ cho giai đoạn cạnh tranh bán buôn.
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn đầu xây dựng thị trường phát điện
cạnh tranh (VCGM). Mục tiêu cuối cùng của VCGM là góp phần đảm bảo cho
khách hàng được sử dụng điện với chất lượng cao nhất và giá cả phù hợp nhất.
Trên cơ sở các điều kiện đã cơ bản được đáp ứng, Bộ Công Thương đã quyết
định vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 01/7/2011. Theo đó,
VCGM sẽ vận hành theo mô hình thị trường điện tập trung, chào giá theo chi phí để
đảm bảo các mục tiêu ổn định cung cấp điện, ổn định giá điện, tăng tính công khai
minh bạch trong vận hành các khâu trong ngành điện, tạo cơ chế thu hút đầu tư vào
nguồn điện.
Trong VCGM, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện
trên thị trường, việc điều độ các nhà máy điện sẽ hoàn toàn căn cứ theo bản chào giá

-12-


của nhà máy theo nguyên tác huy động các mức công suất của các nhà máy có giá

chào từ thấp đến cao đến khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của cả hệ thống.
Thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện sẽ được thực hiện theo hai cơ chế:
95% sản lượng điện năng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện giữa các
nhà máy điện với Công ty Mua bán điện (EPTC), 5% sản lượng còn lại sẽ thanh
toán theo giá thị trường từng giờ. Tỷ lệ sản lượng điện năng thanh toán theo hợp
đồng sẽ được xem xét, điều chỉnh hàng năm trên cơ sở đánh giá hiệu quả vận hành
của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phát điện.
Cũng trong VCGM, giá thị trường được xác định theo các bản chào giá của
các đơn vị phát điện, phản ánh đúng cân bằng “cung - cầu” của hệ thống điện trong
từng thời điểm trong ngày, trong mùa. Mức giá thị trường được áp dụng trong thị
trường giao ngay của khâu phát điện, còn biểu giá bán lẻ điện cho các khách hàng
vẫn tiếp tục do Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế cũng như an
sinh xã hội.
Việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm sẽ không ảnh hưởng
đến cơ chế quản lý, điều hành các nhà máy điện hiện nay. Nhà nước sẽ tiếp tục nắm
giữ các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh quốc
phòng. Các nhà máy điện còn lại thuộc sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ
được tổ chức lại thành các Tổng công ty Phát điện độc lập nhằm tăng quyền chủ
động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các đơn vị này khi tham gia vào thị trường,
đồng thời đảm bảo tính công bằng, minh bạch trên thị trường phát điện cạnh tranh.
Trước mắt, các Tổng công ty Phát điện này sẽ tiếp tục trực thuộc Tập đoàn Điện lực
Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị cho Thị trường phát điện cạnh
tranh đã được Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Đơn vị Điện
lực triển khai thực hiện và đã cơ bản hoàn thành.
Thị trường phát điện thí điểm sẽ kéo dài từ ngày 1/7 đến hết năm 2011 và
được dự kiến chia làm 3 giai đoạn.

-13-



Giai đoạn 1 sẽ vận hành theo thị trường ảo. Tất cả các nhà máy thuộc đối
tượng tham gia thị trường đều phải tham gia chào giá. Tuy nhiên, việc chào giá, lập
lịch và thanh toán chỉ thực hiện trên chương trình phần mềm để các đơn vị làm
quen. Việc điều độ và thanh toán thực tế vẫn thực hiện theo hợp đồng. Thời gian
này các nhà máy chưa bị bất kỳ ảnh hưởng nào đến chi phí phát điện.
Trong giai đoạn 2, việc chào giá, xếp lịch và huy động sẽ bắt đầu thực hiện
theo bản chào nhưng việc thanh toán vẫn thực hiện theo giá hợp đồng. Vì vậy, sẽ
ảnh hưởng một phần đến chi phí phát điện và doanh thu của các nhà máy điện.
Giai đoạn 3 sẽ thực hiện chào giá, xếp lịch và huy động theo bản chào, việc
tính toán thanh toán sẽ theo thị trường nhưng chỉ thực hiện thanh toán thực tế theo
thị trường với các đơn vị có đủ điều kiện tham gia thị trường. Khi đó, các nhà máy
tham gia thị trường điện sẽ chịu tác động trực tiếp đến giá điện và doanh thu (theo
Trang tin điện tử ngành điện [19] ).
Việc đưa thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm vào vận hành là bước phát
triển quan trọng của ngành điện Việt Nam. Thành công của thị trường thí điểm sẽ là
điều kiện cần thiết để chuyển sang vận hành thị trường phát điện cạnh tranh hoàn
chỉnh và tạo tiền đề cho việc phát triển lên thị trường bán buôn cạnh tranh và thị
trường bán lẻ cạnh tranh theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
Về lâu dài, khi thị trường điện được phát triển lên các cấp độ cao hơn, các
khách hàng tiêu thụ điện sẽ có cơ hội được lựa chọn nhà cung cấp điện, cũng như
được hưởng các lợi ích khác từ thị trường điện cạnh tranh (theo Trang tin điện tử
ngành điện [20] ).
1.4. Hiện trạng hệ thống đo đếm điện năng trong Hệ thống điện Việt Nam
Có thể nói, thiết bị đo đếm điện năng nói chung, công tơ đo đếm điện năng nói
riêng luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng không thể tách rời dây chuyền sản xuất
kinh doanh điện.

-14-



Tuy nhiên, từ những năm 90 của Thế kỷ 20 trở về trước, do hệ thống văn bản
pháp luật và quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng đối với các
thiết bị đo đếm phục vụ mua bán điện chưa đầy đủ, biểu giá điện còn đơn giản, cơ
sở hạ tầng và công nghệ sản xuất thiết bị đo lường còn yếu, vì vậy chất lượng quản
lý công tơ đo đếm để bán điện cho khách hàng trong giai đoạn này còn nhiều bất
cập. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ngành
điện, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến quan hệ mua bán giữa ngành điện với
khách hàng.
Từ năm 1990 trở lại đây, với sự chuyển đổi của hoạt động kinh tế sang cơ chế
thị trường, trước yêu cầu ngày càng cao về sự công bằng, công khai, minh bạch
trong hoạt động mua bán và quản lý kinh doanh của khách hàng đã buộc ngành điện
phải có sự chuyển biến một cách cơ bản. Có thể nói đây là giai đoạn ngành điện
phải thực hiện những công việc quan trọng nhất là hoàn thiện cơ sở pháp lý trong
hoạt động đo đếm, song song với việc củng cố, cải tiến cơ chế quản lý, đưa công tác
quản lý vào nền nếp, đồng thời chủ động, đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư để hiện đại
hóa, nâng cao chất lượng hệ thống đo đếm.
Bước đầu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tập trung đầu tư, thay thế
các công tơ cũ, không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật bằng các công tơ mới đạt yêu cầu; xóa
bỏ hoàn toàn tình trạng “khoán” trong sử dụng điện. Tiến tới tăng cường công tác
thay thế công tơ định kỳ đối với các công tơ đến hạn theo quy định; đồng thời
thường xuyên kiểm tra, phúc tra để phát hiện và xử lý kịp thời sự cố bất thường của
công tơ đo đếm. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của công tơ để phản
ảnh kịp thời với nhà chế tạo nhằm cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm và đáp ứng yêu cầu quản lý và đặc biệt là chống lấy cắp điện.
Từ cuối những năm 90, EVN đã từng bước nghiên cứu, triển khai ứng dụng
các công nghệ mới trong đo đếm điện năng và đọc chỉ số công tơ như lắp đặt công
tơ điện nhiều biểu giá cho khách hàng, sử dụng các thiết bị đọc chỉ số công tơ từ xa
để nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng công tác đọc chỉ số công tơ,

giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động trong công việc đọc chỉ số công tơ; đồng

-15-


thời, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng sử dụng điện của khách hàng để phát
hiện kịp thời hiện tượng đo đếm thiếu chính xác, đặc biệt là phát hiện hiện tượng có
can thiệp trái phép để trộm cắp điện.
Công tác kiểm định phương tiện đo đếm điện năng cũng được phân cấp và đầu
tư phát triển tại các Điện lực. Đến nay, 100% số công tơ lắp đặt cho khách hàng đều
được qua kiểm định ban đầu.
Việc nghiên cứu công tơ điện tử (công tơ kỹ thuật số) cũng đã được đặt ra
ngay từ năm 1995 (khi mới thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam). Năm 1997,
sau khi thử nghiệm thành công và xây dựng Quy trình kiểm định công tơ điện tử
tạm thời, hơn 2000 công tơ điện tử đầu tiên được mua, đăng ký mẫu và triển khai tại
các đơn vị của EVN.
Đến nay, tại tất cả các vị trí đo đếm ranh giới giao nhận điện năng giữa các
đơn vị Nhà máy điện, Tổng công ty Truyền tải điện, Công ty Điện lực của EVN và
trên 72.000 khách hàng thuộc đối tượng áp dụng 3 giá đã được lắp đặt công tơ điện
tử. Các công tơ này chủ yếu nhập khẩu từ các hãng sản xuất công tơ lớn trên thế
giới như Elster, Schlumberger, ADMI, Landis & Gyr... Đây là các chủng loại công
tơ có cấp chính xác cao, được tích hợp nhiều chức năng cho phép khai thác và nâng
cao độ tin cậy, tiện lợi cho trong quá trình quản lý điện năng của ngành cũng như về
phía khách hàng, đem lại hiệu quả thực sự cho xã hội, khách hàng và ngành điện.
Ngoài ra, nhằm hợp lý hóa công tác kinh doanh, nâng cao năng suất lao động,
các đơn vị thuộc EVN đã tiến hành nghiên cứu, chế tạo và triển khai ứng dụng công
tơ điện tử 1 pha để bán cho khách hàng như: Công ty Điện lực 1 (nay là Tổng công
ty Điện lực miền Bắc – EVN NPC)) liên doanh với Công ty Omni System Co. Ltd
sản xuất, lắp ráp công tơ điện tử 1 pha có chức năng đọc số liệu từ xa qua cáp RS
485 và đang triển khai lắp đặt các công tơ này để bán điện cho khách hàng; Công ty

điện lực 3 (nay là Tổng công ty Điện lực miền Trung – EVN CPC) sử dụng công tơ
điện tử 1 pha DT01P-RF do chính công ty nghiên cứu chế tạo. Các công tơ này có
chức năng đọc số liệu từ xa qua đường dây hạ áp hoặc tích hợp bo mạch đọc chỉ số

-16-


công tơ bằng sóng vô tuyến điện RF. Trường Đại học Điện lực cũng đã nghiên cứu
sản xuất thành công công tơ điện tử 1 pha và 3 pha kiểu SmartRF, hiện đang hoàn
tất thủ tục thương mại để đưa ra thị trường.
Hiện nay các công tơ điện tử 1 pha đã được lắp đặt và vận hành có hiệu quả
trên địa bàn một số tỉnh thành thuộc khu vực miền Trung như thành phố Đà Nẵng,
tỉnh Thừa Thiên – Huế (từ tháng 7/2009). EVN CPC đã giao cho công ty Viễn
thông – công nghệ thông tin sản xuất thêm 20.000 công tơ điện tử cung cấp cho các
điện lực, tiến dần từng bước thay thế toàn bộ công tơ cơ hiện nay ở miền Trung –
Tây Nguyên.
Có thể nói công tơ điện tử đã và đang khẳng định xu thế bằng các tính năng
nổi trội, đáp ứng được các yêu cầu mới trong hoạt động kinh doanh, đồng thời khắc
phục về cơ bản những khiếm khuyết của công tơ cơ khí về cấp chính xác và độ
nhạy, do đó đảm bảo đo đếm đầy đủ, chính xác điện năng sử dụng, kể cả trong
trường hợp công suất sử dụng thấp (thậm chí còn giảm tổn thất điện năng do công
suất công tơ tiêu thụ thấp). Có khả năng đọc số liệu công tơ từ xa, qua đó trợ giúp
quá trình theo dõi, cập nhật số lịêu và vận hành công tơ, giúp các đơn vị tăng năng
suất lao động, giảm tiêu cực, giảm thiểu tai nạn lao động, nâng cao chất lượng dịch
vụ khách hàng.
Tuy nhiên, để triển khai đồng loạt, hiện nay EVN gặp một số khó khăn về tài
chính do chi phí ban đầu cho công tơ điện tử cao hơn nhiều so với công tơ cơ truyền
thống; việc sử dụng công tơ số và hệ thống phục vụ thu thập, xử lý số liệu đo đếm
tương đối phức tạp, yêu cầu lực lượng quản lý vận hành phải qua đào tạo. Do đó,
công tơ cơ vẫn đang được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt trong lưới phân phối hạ

áp.
Một trong những khó khăn lớn của các đơn vị điện lực hiện nay là số lượng
công tơ đo đếm điện năng tăng lên rất nhanh do quá trình tiếp nhận lưới điện nông
thôn để bán lẻ đến tận hộ dân. Chỉ riêng việc đọc chỉ số công tơ để tính tiền điện
hàng tháng cũng là áp lực khá lớn. Ưu điểm của loại công tơ cơ là thích hợp trong

-17-


mọi điều kiện thời tiết và dễ sử dụng nhưng nhược điểm là độ chính xác hạn chế do
ảnh hưởng của quán tính cơ; không thể đo đếm theo nhiều biểu giá; khó tích hợp
các công nghệ mới để quản lý đo đếm điện năng. Đặc biệt, công nhân chốt số phải
đến từng hộ dân để đọc công tơ nên rất mất thời gian và khó tránh khỏi sai sót.
Trong giai đoạn hiện nay, khi phụ tải có xu hướng tăng nhanh và thị trường
điện được đưa vào hoạt động, việc thu thập thông số đo đếm theo phương pháp
truyền thống này sẽ không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Để khắc phục những khó khăn trên, ngành điện đã có những hoạt động tuyên
truyền, giải thích cho người dân hiểu rõ về ưu điểm và tác dụng của công tơ điện tử,
đồng thời tiếp tục tiến hành cải tạo, nâng cấp hệ thống đo đếm điện năng đặc biệt
trong lưới phân phối hạ áp nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Với xu thế tất yếu và để đáp ứng yêu cầu trong cơ chế thị trường, EVN cần
nghiên cứu triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ mới trong khâu đọc chỉ số
công tơ, trước mắt để nâng cao năng suất lao động, nâng cao độ chính xác, giảm
thiểu tiêu cực trong công tác ghi chỉ số và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng.
1.5. Vai trò của hệ thống đo đếm điện năng trong thị trường điện cạnh tranh
Trong thời điểm hiện nay, việc liên kết hệ thống lưới điện để trao đổi, xuất
nhập khẩu điện năng và tiến tới hình thành thị trường điện chung là xu thế tất yếu
của quá trình hợp tác và hội nhập khu vực, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong
đầu tư, phát triển, quản lý và vận hành hệ thống điện, góp phần đáp ứng yêu cầu
đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước.
Trong ngành điện nói chung và thị trường điện cạnh tranh nói riêng, đo đếm
điện năng luôn là một khâu rất quan trọng. Hệ thống đo đếm điện năng có nhiệm vụ
xác định lượng điện năng mua/bán, làm căn cứ lập hóa đơn và phục vụ thanh toán
tiền điện giữa bên mua và bên bán, đồng thời cung cấp các dữ liệu cần thiết cho quá
trình vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

-18-


Theo lộ trình đã được phê duyệt, thị trường điện lực tại Việt Nam được hình
thành và phát triển qua 3 cấp độ: i) thị trường phát điện; ii) thị trường bán buôn
điện; và iii) thị trường bán lẻ điện. Các đơn vị tham gia thị trường điện cũng thay
đổi theo từng cấp độ của thị trường. Để phục vụ quá trình trao đổi mua bán điện
năng trên thị trường điện yêu cầu việc đo đếm điện năng phải được diễn ra thường
xuyên, nhanh chóng, chính xác và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Dây chuyền sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp điện ở bất cứ quốc
gia nào cũng bao gồm 3 khâu liên hoàn: sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.
Trong mô hình liên kết dọc truyền thống, cả 3 chức năng nêu trên thường được tập
trung trong một công ty điện lực quốc gia thuộc sở hữu nhà nước. Trong mô hình
này, hệ thống đo đếm điện năng phục vụ cho quá trình mua bán điện giữa các khách
hàng và đơn vị bán điện duy nhất là công ty điện lực quốc gia.

Hình 1.3 - Mô hình độc quyền liên kết dọc của ngành điện
Trong xu thế mới, các mô hình thị trường điện cạnh tranh ra đời thay thế cho
mô hình độc quyền đã lỗi thời, lạc hậu. Với những đặc điểm mới, đòi hỏi hệ thống
đo đếm điện năng phải có những điều chỉnh, đổi mới để đáp ứng được các yêu cầu
của thị trường.

-19-



Trong thị trường điện cạnh tranh, bắt đầu với giai đoạn cạnh tranh phát điện
“mô hình cơ quan mua duy nhất”, tiếp theo là “mô hình cạnh tranh bán buôn” với
mức độ cạnh tranh ngày càng cao, cấp độ cao nhất là “cạnh tranh bán lẻ” khi đó tất
cả mọi khách hàng đều có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình. Trong thị
trường điện, các đơn vị bán điện luôn cạnh tranh nhau về giá và chất lượng dịch vụ
cung cấp. Khách hàng có thể lựa chọn đơn vị bán điện cho mình và do đó giá điện
có những diễn biến thay đổi khác nhau dưới sự điều tiết của cơ quan vận hành hệ
thống điện và thị trường điện. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận và hợp đồng mua bán
điện giữa các bên mà các thời đoạn đo đếm điện năng có thể dài ngắn rất khác nhau.
Điều đó đòi hỏi hệ thống đo đếm điện năng phải thực hiện các khâu thu thập, xử lý
và quản lý số liệu đo đếm một cách phù hợp.
Hiện nay, mạng lưới điện đang theo mô hình là dòng điện chảy một chiều từ
các nhà máy điện có công suất lớn chung cho cả khu vực, qua đường dây chính tới
khách hàng. Do vậy, không khó để hình dung ra một “mạng điện chằng chịt” với sự
tác động qua lại phức tạp giữa các điểm nút của mạng điện. Vào những khoảng thời
gian “cao điểm” trong đồ thị phụ tải, mạng điện theo mô hình cũ sẽ dễ bị quá tải và
gây mất điện, làm ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất cũng như sinh hoạt ngay trong
các hộ gia đình.
Trong thị trường điện cạnh tranh, khách hàng có các yêu cầu về chất lượng
điện năng và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao. Cùng với sự phát triển vượt
bậc về khoa học công nghệ, ngành điện cần áp dụng những thành tựu khoa học mới
và trang bị các thiết bị hiện đại vào phục vụ quá trình vận hành và điều khiển hệ
thống điện. Tạo ra một hệ thống lưới điện thông minh để phù hợp với xã hội hiện
đại ngày nay chính là một trong những triển vọng mới cho sự phát triển của ngành
năng lượng. Lưới điện thông minh sẽ đảm bảo an ninh trong cung cấp điện, độ tin
cậy của mạng lưới và chất lượng điện cung cấp. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng có
khả năng theo dõi các dao động và quản lý mạng lưới để ngăn ngừa mất điện và tối
đa hóa nguồn điện có trong mạng lưới.


-20-


Ngày nay khi mà kỹ thuật số và máy tính được ứng dụng rất rộng rãi trong các
ngành công nghiệp thì người ta có thể xây dựng được các hệ thống đo đếm và điều
khiển phức tạp hơn, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Khi
đó các thiết bị đo đếm và hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu đo đếm phải có độ
chính xác và tin cậy cao. Để đáp ứng được các yêu cầu mới của thị trường điện, hệ
thống đo đếm điện năng phải được tiến hành cải tiến và đổi mới không ngừng. Với
trình độ khoa học ngày càng phát triển, công nghệ đo đếm kỹ thuật số ra đời đã
khắc phục được các yếu điểm của hệ thống đo đếm cũ như cho kết quả đo chính xác
hơn, đảm bảo yêu cầu đồng bộ, có thể giám sát được các trạng thái làm việc của các
thiết bị đo, đặc biệt là khả năng ghép nối với máy tính, giảm được sức lao động của
con người, hạn chế được các sai số và sự cố trong quá trình đo và thu thập, xử lý dữ
liệu đo.
Hệ thống điện hiện đại có những yêu cầu đặc trưng riêng tùy theo từng bước
phát triển. Vấn đề chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng
được đặt lên hàng đầu và quyết định giá thành điền năng, những vi phạm hợp đồng
sẽ bị xử lý theo quy định. Theo đó, hệ thống đo đếm điện năng cũng phải được tự
động hóa, hiện đại hóa để đáp ứng được các yêu cầu theo dõi quá trình trao đổi mua
bán điện năng trên thị trường.
Cùng với sự phát triển của trình độ tự động hóa, các thông số đo đếm trong hệ
thống điện cũng được mở rộng. Bên cạnh các thông số đo truyền thống như: điện áp
U, dòng điện I, công suất tác dụng P, điện năng tác dụng AP ,công suất phản kháng
Q, điện năng phản kháng AQ, hệ số công suất cosϕ, tần số f…, tùy theo yêu cầu có
thể đo đếm các thông số khác, phục vụ cho công việc vận hành và thanh toán trong
thị trường điện.
Đo đếm điện năng là một yêu cầu quan trọng của ngành điện lực. Đối với bất
kì một điện lực nào, chỉ tiêu kinh doanh cũng được đặt ra hàng đầu. Trong đó, có

hai vấn đề chính cần quan tâm là giá thành và tổn thất. Các hệ thống đo đếm cũ
thường sử dụng các thiết bị cơ và thu thập dữ liệu phục vụ thanh toán tiền điện với
khách hàng một cách thủ công, dễ mắc phải sai số lớn. Điều đó sẽ dẫn tới kết quả đo

-21-


đếm không chính xác và gây tổn thất cho các bên tham gia mua bán điện. Hiện nay,
nhiều nơi đã ứng dụng các công nghệ cao vào quá trình quản lý điện năng, đo đếm
từ xa, truyền và xử lý dữ liệu đo đếm tự động, nhờ đó giảm được chi phí nhân công
và đặc biệt sẽ giảm được tổn thất thương mại trong quá trình truyền tải.
Tùy theo từng cấp độ khác nhau của thị trường điện, hệ thống đo đếm điện
năng lại có những yêu cầu mới cần đáp ứng. Việc áp dụng các thành tựu khoa học
công nghệ, thực hiện tự động hóa – hiện đại hóa quá trình thu thập, truyền và xử lý
dữ liệu đo đếm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận hành và mua bán điện
năng trong thị trường điện cạnh tranh, thông tin sẽ được lưu trữ xử lý và phân tích
đầy đủ, nhanh chóng. Ngoài ra, việc tin học hóa công tác quản lý đo đếm và giao
nhận điện năng của các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng cung cấp
cho các đơn vị một công cụ hữu ích để quản lý chỉ số, sản lượng điện năng giao
nhận và kiểm soát các trường hợp bất thường.

-22-


Chương 2
YÊU CẦU CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
VÀ VỊ TRÍ ĐO ĐẾM
2.1. Yêu cầu về đại lượng đo đếm [9]
Với mỗi cấp độ thị trường điện cạnh tranh cùng với sự phát triển nhanh chóng
của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tự động hóa, lại có thể có những yêu

cầu khác nhau về các đại lượng đo đếm.
Trong thị trường liên kết dọc truyền thống, các thông số cần đo để phục vụ
mua bán điện năng và theo dõi tình trạng vận hành thường là: điện áp U, dòng điện
I, công suất tác dụng P, công suất phản kháng Q, hệ số công suất cosϕ, tần số f…
Khi thị trường điện cạnh tranh ra đời và đưa vào vận hành, các đại lượng đo đếm có
thể mở rộng để phục vụ tốt hơn cho yêu cầu điều khiển hệ thống và phù hợp với các
đặc thù của thị trường điện.
Ở Việt Nam hiện nay, thực tế đòi hỏi việc tính cước sử dụng điện theo nhiều
mức giá, cùng với đó việc hình thành thị trường điện lực cạnh tranh cho phép một
khách hàng có thể mua điện vào thời điểm này nhưng lại bán điện vào thời điểm
kia. Do đó để phục vụ tốt hơn cho quá trình vận hành hệ thống điện, thị trường điện
và trao đổi mua bán điện năng trên thị trường, các thiết bị đo đếm cũ tại các ranh
giới đo đếm đang được thay thế dần bằng các thiết bị số hiện đại. Hiện nay, loại
công tơ số được dùng phổ biến tại các nhà máy điện, tại ranh giới đo đếm giữa đơn
vị truyền tải và các điện lực là công tơ 3 biểu giá Elster A1700. Loại công tơ này có
thể đo đếm được các đại lượng như điện áp pha và dây (Ua, Ub, Uc, Uab, Ubc, Uca),
dòng điện pha (Ia, Ib, Ic), hệ số công suất cosϕ, tần số f, công suất và điện năng tác
dụng, công suất và điện năng phản kháng theo 3 biểu giá tương ứng theo quy định
của ngành điện. Ngoài ra, công tơ A1700 còn thực hiện đo đếm và hiển thị góc lệch
pha giữa điện áp và dòng điện các pha, giữa điện áp các pha để từ đó đánh giá được
một số chỉ tiêu về chất lượng điện năng. Hiện nay, công tơ 3 biểu giá Elster A1700
đang được sử dụng phổ biến tại các ranh giới đo đếm trong hệ thống điện Việt Nam,

-23-


công tơ có thể làm việc một cách độc lập (trong các trạm điện chưa được trang bị hệ
thống đo đếm tự động) hoặc kết nối với hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu đo đếm
tự động. Dữ liệu đo đếm tự động được truyền về máy tính trung tâm hoặc Công ty
Mua Bán điện (EPTC) trong cấp độ phát điện cạnh tranh hiện nay.

Đối với lưới phân phối cấp điện cho tiêu dùng dân cư, hầu hết các công tơ
đang sử dụng đều là công tơ cơ và việc thu thập thông tin đo đếm được thực hiện
thủ công. Hàng tháng vào những ngày nhất định, nhân viên của các công ty điện
lực đến từng hộ gia đình để chốt công tơ và ghi lại lượng điện năng được tiêu thụ
trong tháng. Nhiệm vụ chính của các công tơ này là đo đếm lượng điện năng tác
dụng AP phục vụ thanh toán tiền điện hàng tháng của khách hàng cho công ty điện
lực quản lý khu vực đó. Trong xu thế chung hiện nay, với mức phụ tải ngày càng
tăng về số lượng và mức độ, việc thu thập thông số đo đếm sẽ gặp rất nhiều khó
khăn nếu như vẫn thực hiện một cách thủ công như hiện nay.
2.2. Yêu cầu về tính dự phòng
Để đảm bảo độ tin cậy của hệ thống đo đếm điện năng thì tại mỗi vị trí đo đếm
chính phải bố trí thêm hai hệ thống đo đếm dự phòng. Các hệ thống dự phòng này
phải đảm bảo có thể thay thế cho hệ thống đo đếm chính khi xảy ra sự cố.
Hệ thống đo đếm dự phòng làm việc song song với hệ thống chính nhằm đảo
bảo độ chính xác và tin cậy cao về các thông tin đo đếm phục vụ cho công tác mua
bán điện, vận hành hệ thống điện nói chung và vận hành nhà máy điện, trạm điện
nói riêng.
Hiện nay, các nhà máy điện và trạm điện được thiết kế xây dựng mới, khi các
Quyết định và Thông tư về Đo đếm điện năng phục vụ thị trường phát điện cạnh
tranh được ban hành, đều được trang bị hệ thống đo đếm đúng theo yêu cầu của thị
trường điện, tiến tới thực hiện tự động hóa và đo đếm từ xa hoàn toàn trong tương
lai. Tại mỗi vị trí đo đếm, ngoài hệ thống đo đếm chính còn bố trí thêm các hệ thống
dự phòng. Đối với các trạm điện cũ, theo chủ trương của EVN, hệ thống đo đếm
điện năng đang được cải tạo và nâng cấp song nhìn chung chưa đảm bảo được yêu

-24-


×