Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Phân tích cơ cấu thành phần phụ tải trong đồ thị phụ tải hệ thống điện thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 122 trang )

Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này do tôi hoàn thành. Các kết quả phân tích và tính
toán có sử dụng số liệu của Điện lực Từ Sơn - Công ty Điện lực Bắc Ninh.

-1-


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 1
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................. 7
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 8
I. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 8
II. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 9
III. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 9
3.1 Mục đích của đề tài. ............................................................................................... 10
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. ............................................. 11
3.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. .............................................................. 11
CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................ 12
TỔNG QUAN VỀ CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHU CẦU DSM ............................ 12
(DEMAND SIDE MANAGEMENT) ............................................................................... 12


1.1 Khái niệm về DSM ................................................................................................... 12
1.2 Chiến lƣợc của DSM ................................................................................................ 12
1.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng của các hộ tiêu thụ ............................. 13
1.2.1.1 Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao ....................................................... 13
1.2.1.2 Hạn chế đến mức thấp sự tiêu hao điện năng vô ích. ...................................... 13
1.2.2 Điều khiển nhu cầu điện năng phù hợp với khả năng cung cấp điện ................. 17
1.2.2.1 Điều khiển trực tiếp dòng điện. ....................................................................... 17
1.2.2.1.1 Cắt giảm đỉnh. ............................................................................................... 19
1.2.2.1.2 Lấp thấp điểm ............................................................................................... 19
1.2.2.1.3 Chuyển dịch phụ tải ...................................................................................... 19
1.2.2.1.4 Biện pháp bảo tồn ......................................................................................... 19
1.2.2.1.5 Tăng trƣởng dòng điện.................................................................................. 20
1.2.2.1.6 Biểu đồ phụ tải linh hoạt ............................................................................... 20
1.2.2.2 Lƣu trữ nhiệt. ................................................................................................... 20
1.2.2.3 Điện khí hóa ..................................................................................................... 20
1.2.2.4 Đổi mới giá. ..................................................................................................... 20
1.3 DSM và các Công ty Điện lực ................................................................................. 22
1.4 Các bƣớc triển khai chƣơng trình DSM ................................................................ 23
1.5 Tổng quan các chƣơng trình DSM thực hiện tại Việt Nam ................................. 25
1.5.1 Giai đoạn I thực hiện 2000-2002 ........................................................................ 25
1.5.2 Giai đoạn II thực hiện 2004-2007 ....................................................................... 26
1.5.2.1 Chƣơng trình tiết kiệm năng lƣợng thƣơng mại thí điểm EE do bộ công thƣơng
quản lý ......................................................................................................................... 27
1.5.3 Giai đoạn thực hiện 2007 - 2015 ........................................................................ 28
1.6 Kinh nghiệm áp dụng DSM từ các nƣớc ............................................................... 28
1.6.1 Các tác động về giá do triển khai DSM .............................................................. 34
1.6.2 Quy hoạch nguồn ................................................................................................ 35
1.6.3 Vai trò của các công ty dịch vụ năng lƣợng (ESCO) ......................................... 38

-2-



Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

CHƢƠNG 2 ........................................................................................................................ 40
HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHƢƠNG TRÌNH DSM
CHO HỆ THỐNG ĐIỆN THỊ XÃ TỪ SƠN ................................................................... 40
2.1 Hiện trạng hệ thống điện thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh........................................ 40
2.1.1 Hiện trạng nguồn và lƣới điện ............................................................................ 40
2.1.2 Tình hình cung cấp điện ..................................................................................... 41
2.2 Một số giải pháp ứng dụng chƣơng trình DSM trên địa bàn thị xã Từ Sơn ...... 41
2.2.1 Các giải pháp giảm tổn thất điện năng ............................................................... 41
2.2.2 Các giải pháp thực hiện chƣơng trình tiết kiệm điện .......................................... 41
CHƢƠNG 3 ........................................................................................................................ 47
PHÂN TÍCH CƠ CẤU THÀNH PHẦN PHỤ TẢI......................................................... 47
TRONG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI HỆ THỐNG ĐIỆN ............................................................ 47
3.1 Phƣơng pháp luận nghiên cứu phụ tải................................................................... 47
3.1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................. 47
3.1.2 Các bƣớc tiến hành nghiên cứu phụ tải .............................................................. 47
3.1.3 Soạn thảo và phê chuẩn số liệu ........................................................................... 49
3.2 Phƣơng pháp phân tích cơ cấu thành phần phụ tải đỉnh trong ĐTPT của HTĐ
dựa trên cơ sở những đặc trƣng cơ bản của các ĐTPT thành phần ......................... 50
Để phân tích cơ cấu các thành phần phụ tải trong đồ thị phụ tải ngày của hệ thống
điện có thể dùng các phƣơng pháp sau: ....................................................................... 51
3.3 Nội dung phƣơng pháp ............................................................................................ 51
3.3.1 Phƣơng pháp luận ............................................................................................... 51
3.3.2 Cách lấy số liệu phụ tải ....................................................................................... 53
3.3.3 Thông tin đặc trƣng của đồ thị phụ tải ................................................................ 53

3.3.4 Các giả thiết ........................................................................................................ 54
3.3.5 Xác định các khoảng thời gian công suất cực đại, trung bình và cực tiểu .......... 55
CHƢƠNG 4 ........................................................................................................................ 59
PHÂN TÍCH CƠ CẤU THÀNH PHẦN PHỤ TẢI THỊ XÃ TỪ SƠN ......................... 59
XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PHỤ TẢI THỊ XÃ TỪ SƠN ..................................................... 59
4.1 Phân tích cơ cấu thành phần phụ tải của biểu đồ phụ tải hệ thống điện thị xã
Từ Sơn............................................................................................................................. 59
4.1.1 Số liệu thu thập và biểu đồ phụ tải ngày của các khu vực .................................. 59
4.2 Tính Tmax, Ttb, Tmin, Kmin của từng phụ tải khu vực ............................................. 88
4.2.1 Khu vực công nghiệp .......................................................................................... 88
4.2.2 Khu vực thƣơng mại ........................................................................................... 93
4.2.3 Khu vực công cộng ............................................................................................. 98
4.2.4 Khu vực nông nghiệp ........................................................................................ 104
4.2.5 Khu vực ánh sáng sinh hoạt .............................................................................. 107
CHƢƠNG 5 ...................................................................................................................... 113
CÁC GIẢI PHÁP SAN BẰNG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI ...................................................... 113
HỆ THỐNG ĐIỆN THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH ........................................... 113
5.1. Các giải pháp chung ............................................................................................. 113
5.1.1. Vào thời gian cao điểm sáng............................................................................ 113
5.1.2. Vào thời gian cao điểm chiều .......................................................................... 117
5.2. Kết luận và kiến nghị ............................................................................................ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 122

-3-


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Ý Nghĩa

1

ASSH

Ánh sáng sinh hoạt

2

ASD

Dẫn động điều tốc động cơ

3

CCN

Cụm công nghiệp

4

COP

Hệ số hiệu suất


5

CTĐLBN

Công ty Điện lực Bắc Ninh

6

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

7

CN-XD

Công nghiệp – Xây dựng

8

DVCC

Dịch vụ công cộng

9

DSM

Demand Side Management


10

DLC

Điều khiển phụ tải trực tiếp

11

ĐDTT

Đƣờng dây truyền tải

12

ĐLTS

Điện lực Từ Sơn

13

ĐTPT

Đồ thị phụ tải

14

EVN

Vietnam Electricity


15

ESCO

Energy Service Company

16

HTĐ

Hệ thống điện

17

IRP

Intergrated Resource Planning

Quy hoạch nguồn

18

ICE-BALL

ICE-BALL

Kho lạnh

19


LCD

Liquid Crystal Display

Màn hình tinh thể lỏng

20

LDC

Kiểm soát phụ tải trực tiếp

21

MBA

Máy Biến Áp

22

NMĐ

Nhà máy điện

23

NCĐN

Nhu cầu điện năng


24

NEMA.

Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc
gia
-4-

Chú thích

Quản lý nhu cầu

Tập đoàn Điện lực Việt
Nam
Công ty dịch vụ năng
lƣợng


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

25

SSM

Supply Side Management

26


SCT

Sở Công Thƣơng

27

TOU

Time Of Use

28

TM

29

TKNL

Tiết kiệm năng lƣợng

30

TBA

Trạm Biến Áp

31

FTL


Đèn huỳnh quang gầy

32

WB,ADB,
ODA

Thƣơng mại

Các tổ chức tài chính trên thế giới

-5-

Quản lý nguồn cung cấp
Thời gian sử dụng


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Công suất theo ngày điển hình khu vực công nghiệp - khối luyện kim.
Bảng 4.2: Công suất theo ngày điển hình khu vực công nghiệp - khối chế biến gỗ.
Bảng 4.3: Công suất theo ngày điển hình khu vực công nghiệp - khối dệt may.
Bảng 4.4: Công suất theo ngày điển hình khu vực công nghiệp - khối cơ khí chế tạo.
Bảng 4.5: Công suất theo ngày điển hình khu vực thương mại - khối khách sạn.
Bảng 4.6: Công suất theo ngày điển hình khu vực thương mại - khối nhà hàng.
Bảng 4.7: Công suất theo ngày điển hình khu vực công cộng - khối cơ quan chính

quyền.
Bảng 4.8: Công suất theo ngày điển hình khu vực công cộng - khối trường học.
Bảng 4.9: Công suất theo ngày điển hình khu vực công cộng - khối ánh sáng công
cộng.
Bảng 4.10: Công suất theo ngày điển hình khu vực công cộng - khối bệnh viện.
Bảng 4.11: Công suất theo ngày điển hình khu vực công cộng - khối ngân hàng.
Bảng 4.12: Công suất theo ngày điển hình khu vực nông nghiệp.
Bảng 4.13: Công suất theo ngày điển hình khu vực ánh sáng sinh hoạt.
Bảng 4.14: Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực đại của khu vực công nghiệp.
Bảng 4.15: Tần suất xuất hiện thời gian công suất trung bình của khu vực công
nghiệp.
Bảng 4.16: Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực đại của khu vực thương mại.
Bảng 4.17: Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực tiểu của khu vực thương mại.
Bảng 4.18: Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực đại của khu vực công cộng.
Bảng 4.19: Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực tiểu của khu vực công cộng.
Bảng 4.20: Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực đại, cực tiểu của khu vực
công cộng.
Bảng 4.21: Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực đại, cực tiểu của khu vực ánh
sáng sinh hoạt.
Bảng 5.1: Bảng tổng hợp các thành phần phụ tải sau khi đã chuyển một phần phụ
tải công nghiệp sang thấp điểm sáng
Bảng 5.2: Số lượng bóng đèn cần thay thế tại các phường - thị xã Từ Sơn
-6-


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 4.1: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực công nghiệp - khối luyện kim.
Hình 4.2: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực công nghiệp - khối chế biến gỗ.
Hình 4.3: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực công nghiệp - khối dệt may.
Hình 4.4: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực công nghiệp - khối cơ khí chế tạo.
Hình 4.5: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực công nghiệp.
Hình 4.6: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực thương mại - khối khách sạn, nhà nghỉ.
Hình 4.7: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực thương mại - khối nhà hàng.
Hình 4.8: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực thương mại.
Hình 4.9: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực công cộng - khối cơ quan, chính quyền.
Hình 4.10: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực công cộng - khối trường học.
Hình 4.11: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực công cộng - khối chiếu sáng công cộng.
Hình 4.12: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực công cộng - khối bệnh viện.
Hình 4.13: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực công cộng - khối ngân hàng.
Hình 4.14: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực công cộng.
Hình 4.15: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực nông nghiệp.
Hình 4.16: Biểu đồ phụ tải ngày khu vực ánh sáng sinh hoạt dân cư.
Hình 4.17: Biểu đồ phụ tải ngày hệ thống điện thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
Hình 4.18: Biểu đồ tỷ lệ các thành phần tham gia vào đồ thị phụ tải ngày hệ thống
điện thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
Hình 5.1: Biểu đồ phụ tải ngày hệ thống điện thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh hiện tại.
Hình 5.2: Biểu đồ phụ tải ngày hệ thống điện thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh sau khi
chuyển dịch đỉnh phụ tải.

-7-


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ
MỞ ĐẦU


I. Đặt vấn đề
Điện là một dạng năng lƣợng đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh
vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân,và chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống năng
lƣợng trên thế giới.Do vậy tiết kiệm và sử dụng điện năng hiệu quả là một vấn đề
quan trọng cũng dẫn đến tiết kiệm năng lƣợng nói chung.
Trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế ở Việt Nam,nhu
cầu sử dụng điện năng tăng lên một cách nhanh tróng.Vào giờ cao điểm các nguồn
điện phải phát hết công suất, nhiều bộ phận lƣới điện truyền tải và phân phối bị quá
tải,tổn thất điện năng vào giờ cao điểm tăng cao.Tuy nhiên vào thấp điểm đêm nhu
cầu điện năng giảm thấp thì hệ thống nguồn điện và truyền tải điện lại phải giảm
công suất dẫn đến vận hành không kinh tế HTĐ.
Trong một thời gian dài chúng ta áp dụng chính sách giá năng lƣợng bao cấp,
những mức giá không phản ánh thực chất chi phí của quá trình sản suất,và do vậy
vấn đề sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lƣợng thực tế rất ít đƣợc quan tâm mặc dù
trong các báo cáo và các phƣơng tiện thông tin vẫn thƣờng xuyên đề cập. Trong
những năm gần khi nhà nƣớc xóa bỏ chế độ bao cấp,các cơ sở sản suất kinh doanh
dần phải tự hạch toán lỗ lãi,vấn đề sử dụng năng lƣợng đã đƣợc quan tâm nhiều
hơn. Tuy nhiên do thiếu thông tin, kinh nghiệm và tổ chức kết quả đạt đƣợc rất hạn
chế. Từ những năm 1990 nhiều tổ chức nƣớc ngoài đã giúp đỡ ta những kinh
nghiệm, tài trợ kinh phí để tổ chức hội thảo đào tạo và thực hiện những dự án liên
quan đến lĩnh vùc sử dụng năng lƣợng hiệu quả và tiết kiệm.Tuy vậy mặc dù còn rất
nghèo chúng ta vẫn khai thác và sử dụng các nguồn năng lƣợng với hiệu quả thấp.
Từ đó dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách phát triển
và sử dụng điện năng một cách hợp lý sao cho nó thực sự là động lực thúc đẩy sự
phát triển toàn bộ nền kinh tế.
Theo kinh nghiệm của nhiều nƣớc,một trong những giải pháp kinh tế và hiệu
quả để giảm bớt nhu cầu phát triển nguồn và lƣới điện là áp dụng các chƣơng trình

-8-



Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

quản lý nhu cầu (DSM) kết hợp với quản lý nguồn cung cấp SSM (Supply Side
Management)
II. Lý do chọn đề tài
Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nhằm phát triển kinh tế và an sinh xã hội là
một trong những mục tiêu hàng đầu mà chính phủ đang nỗ lực thực hiện. Với nhu
cầu phụ tải của Việt Nam tăng khoảng ≥10%/năm đang là gánh nặng trong việc phát
triển mới nguồn, lƣới điện. Nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu nguồn vốn đầu tƣ
xây dựng mới các nhà máy điện và đƣờng dây truyền tải. Chính vì vậy giải pháp
đƣa ra là chúng ta nghiên cứu các biện pháp sử dụng năng lƣợng hiệu quả và tiết
kiệm.
Thị Xã Từ Sơn-Tỉnh Bắc Ninh là một trong những Thị Xã có tốc độ đô thị
hóa rất cao với nhiều khu công nghiệp nặng, nhẹ, nhiều làng nghề dẫn đến tốc độ
tăng trƣởng phụ tải trên địa bàn rất nhanh. Đặc biệt các tháng mùa hè nhu cầu sử
dụng điện năng đột biến làm tăng công suất truyền tải trên lƣới điện, dẫn đến quá tải
cục bộ nhiều MBA, đƣờng dây trung áp và lƣới điện hạ áp gây tổn thất điện năng
rất lớn và làm tăng khả năng xảy ra sự cố.Trong những năm qua Công ty Điện lực
Bắc Ninh đã liên tôc nâng công suất các TBA, phát triển thêm nhiều trạm mới tuy
nhiên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc tốc độ tăng trƣởng của phụ tải và đó cũng làm một
trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tổn thất điện năng. Để giảm sức ép về tài
chính và đáp ứng nhu cÇu sử dụng điện để phát triển kinh tế xã hội, Công Ty ĐLBN
đã và đang tập trung nghiên cứu để tìm ra giải pháp hữu hiệu. Muốn vậy cần phải
„biết đƣợc cơ cấu thành phần phụ tải trong đồ thị phụ tải hệ thống điện Thị xã Từ
Sơn‟ để lựa chọn các giải pháp của DSM phù hợp nhằm sử dông điện năng tiết kiệm
và hiệu quả.

III. Tính cấp thiết của đề tài
Với nhu cầu phụ tải và tốc độ tăng trƣởng điện năng trung bình hàng năm
của cả nƣớc vào khoảng 10-15%, trong hoàn cảnh nguồn vốn trong nƣớc còn hạn
chế, chủ yếu nguồn vốn đầu tƣ phát triển nguồn và lƣới điện là nguồn vốn vay của
các tổ chức tài chính trên thế giới (WB, ADB, ODA ...) đặt ra cho ngành điện phải
-9-


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

giải quyết một vấn đề hết sức khó khăn: phải đáp ứng nhu cầu điện năng theo tăng
trƣởng của nền kinh tế nhƣng lại rất hạn chế về nguồn vốn đầu tƣ.
Qua các kết quả nghiên cứu về tiềm năng và khả năng khai thác của các
nguồn năng lƣợng sơ cấp, trong tƣơng lai nguồn năng lƣợng sơ cấp không đủ cung
cấp cho nhu cầu năng lƣợng, nên trong định hƣớng chiến lƣợc về đầu tƣ phát triển,
EVN đã phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc và đang tiến hành đầu tƣ, liên kết mua
bán điện với Lào, Campuchia và liên kết mạng lƣới điện và trao đổi điện năng với
các nƣớc ASEAN, nghiên cứu triển khai dự án nhà máy điện nguyên tử,NMĐ gió,
NMĐ mặt trời và vận hành tối ƣu hệ thống điện.
Thực tế, qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thì tiềm năng tiết kiệm điện
năng trong các lĩnh vực kinh tế đời sống xã hội còn rất lớn vào khoảng 50% lƣợng
điện năng tiêu thụ.
3.1 Mục đích của đề tài.
Đề tài này sẽ đƣa ra các giải pháp hợp lý nhằm phân tích cơ cấu thành phần
phụ tải dựa trên cơ sở những đặc trƣng của các đồ thị phụ tải thành phần, kết hợp
các phƣơng pháp tính toán, các đặc trƣng của đồ thị phụ tải ngày với lý thuyết xác
suất và thống kê đồ thị phụ tải ngày.
Trong điều kiện thiếu nguồn thông tin về phụ tải điện, để phân tích cơ cấu

thành phần phụ tải đỉnh trong đồ thị phụ tải, ngƣời ta thƣờng sử dụng các phƣơng
pháp “So sánh đối chiếu” hoặc “Thống kê, điều tra, đo đạc trực tiếp” tại các nút phụ
tải của hệ thống điện. Tuy nhiên, độ tin cậy của những kết quả nhận đƣợc cũng rất
hạn chế.
Sau khi phân tích đƣợc các đặc điểm, cơ cấu thành phần phụ tải có thể phân
tích và đánh giá, tìm ra các giải pháp của các chƣơng trình quản lý nhu cầu điện
DSM trong quy hoạch phát triển, làm san bằng phẳng đồ thị phụ tải nhƣ: Chuyển
dịch phụ tải, cắt đỉnh đồ thị, lấp đầy phần trũng trong đồ thị phụ tải, san bằng đồ thị
phụ tải của hệ thống điện, tuy nhiên cần phải phân tích đƣợc cơ cấu thành phần phụ
tải đặc biệt là phụ tải đỉnh trong đồ thị phụ tải.

- 10 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

3.2 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn này là các thành phần khách hàng sử
dụng điện của thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh và đƣợc chia theo 5 thành phần theo
nhƣ quy định của Tổng cục thống kê;
Phƣơng pháp nghiên cứu là dựa vào những đặc trƣng của các đồ thị phụ tải
thành phần để xác định đƣợc các số liệu yêu cầu rồi thực hiện giải quyết các mục
tiêu nghiên cứu.
3.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Đề tài nghiên cứu phƣơng pháp phân tích cơ cấu thành phần phụ tải trong đồ thị
phụ tải thực tế của hệ thống điện thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh; qua đó sẽ đƣa ra
đƣợc các kiến nghị và giải pháp DSM nhằm nâng cao hiệu quả trong sử dụng và
tiêu thụ điện năng.

Việc nghiên cứu biểu đồ phụ tải các thành phần phụ tải tham gia đỉnh nhằm mục
đích phục vụ công tác quy hoạch phát triển hệ thống điện của thị xã Từ Sơn trong
tƣơng lai cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp DSM nhằm giảm vốn đầu tƣ cho nguồn
điện và phát triển hệ thống điện mới mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho
thị xã Từ Sơn.

- 11 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ
CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHU CẦU DSM
(DEMAND SIDE MANAGEMENT)
1.1 Khái niệm về DSM
DSM (Demand Side Management) “Chƣơng trình quản lý nhu cầu điện
năng” là một tập hợp của các giải pháp kỹ thuật - công nghệ - kinh tế - xã hội nhằm
sử dụng điện năng một cách hiệu quả và tiết kiệm. DSM nằm trong chƣơng trình
tổng thể Quản lý nguồn cung cấp (SSM) và Quản lý nhu cầu sử dụng điện năng
(DSM).
Hiệu quả kinh tế do thực hiện DSM một số nƣớc trên thế giới trong thời gian
qua đƣợc đánh giá là khá cao và bền vững. DSM giúp ngành Điện giảm nhẹ vốn
đầu tƣ xây dựng mới hệ thống điện, tiết kiệm nguồn năng lƣợng sơ cấp và giảm bớt
sự ô nhiễm môi trƣờng; DSM giúp khách hàng đƣợc cung cấp điện năng với giá rẻ,
đảm bảo chất lƣợng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện. Đây cũng là một trong
những mục tiêu quan trọng khi xây dựng thị trƣờng điện ở nƣớc ta để tiến tới thị
trƣờng bán lẻ điện cạnh tranh.
Trên thực tế hiệu quả thực hiện DSM tại các nƣớc trên thế giới là rất rõ ràng,

DSM làm giảm hơn 10% nhu cầu tiêu thụ điện với mức chi phí chỉ vào khoảng (0,3
 0,5) chi phí cần thiết xây dựng nguồn và lƣới điện để đáp ứng lƣợng điện năng
tƣơng ứng.
1.2 Chiến lƣợc của DSM
DSM đƣợc xây dựng dựa trên hai chiến lƣợc chủ yếu là nâng cao hiệu quả sử
dụng năng lƣợng của các hộ dùng điện và điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù
hợp với khả năng cung cấp một cách kinh tế nhằm giảm công suất tiêu thụ yêu cầu.
Ngoài ra còn có những biện pháp hỗ trợ mang tính kinh tế - xã hội đƣa ra các
giải pháp khác nhau nhằm khuyến khích khách hàng cải tiến cách tiêu thụ điện năng
- 12 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

mà vẫn đảm bảo yêu cầu và chất lƣợng phục vụ. Việc khuyến khích khách hàng sử
dụng hợp lý nguồn năng lƣợng hoặc giảm bớt nhu cầu sử dụng sẽ là giải pháp thuận
lợi hơn việc tăng cƣờng xây dựng thêm các nguồn năng lƣợng mới.
1.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng của các hộ tiêu thụ
Chiến lƣợc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng của các hộ tiêu thụ nhằm
giảm nhu cầu điện năng một cách hợp lý; vậy nên có thể làm giảm vốn đầu tƣ cho
việc phát triển nguồn điện và lƣới điện và giúp khách hàng sẽ tiết kiệm một khoản
chi phí đáng kể.
Dẫn đến ngành Điện có điều kiện nâng cấp thiết bị, đƣờng dây chủ động trong
việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và làm giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất
lƣợng điện năng.
Chiến lƣợc này bao gồm 2 nội dung chủ yếu sau:
1.2.1.1 Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao
Tại thời điểm hiện nay dựa vào các phát minh, các tiến bộ của khoa học và

công nghệ, các thiết bị dùng điện đã có hiệu suất cao với tuổi thọ lớn nhƣng lại có
giá thành tăng không đáng kể; bởi vậy một phần năng lƣợng điện năng đƣợc tiết
kiệm cho nền kinh tế.
- Dùng các thiết bị điện dân dụng với hiệu suất cao thay thế cho các thiết bị
đã lạc hậu, lỗi thời, hiệu suất thấp (thiết bị chiếu sáng, tivi, quạt, máy thu thanh, tủ
lạnh, máy điều hoà, bình đun nƣớc, tủ đá, máy giặt, bàn là, bếp điện...)
- Thay thế các thiết bị điện trong công nghiệp bằng các thiết bị có hiệu quả
sử dụng năng lƣợng cao.
- Thay thế các dây chuyền sản xuất cũ với công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều
năng lƣợng bằng các dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới hiện đại tiêu hao ít
năng lƣợng.
1.2.1.2 Hạn chế đến mức thấp sự tiêu hao điện năng vô ích.
Việc sử dụng hiệu quả nguồn điện năng của Việt Nam còn rất thấp, trong khi
đó tổn thất điện năng trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối còn cao.

- 13 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

Các biện pháp để tiết kiệm điện năng thuộc chiến lƣợc này chia làm 5 khu
vực chủ yếu :
- Khu vực nhà ở dân dụng (các hộ gia đình);
- Khu vực công cộng: Các trung tâm thƣơng mại, chợ, các dịch vụ, các văn
phòng, các công sở, các trƣờng học và các dịch vụ du lịch, khách sạn;
- Khu vực công nghiệp;
- Khu vực sản xuất nông nghiệp
- Khu vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Các giải pháp với khu vực nhà ở dân dụng:
Với khu vực nhà ở điện năng đƣợc sử dụng chủ yếu cho các thiết bị chiếu
sáng và các thiết bị phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Thực hiện việc lựa chọn các thiết bị
có hiệu suất cao phù hợp với yêu cầu sử dụng, thay thế các bóng đèn sợi đốt, huỳnh
quang, thay thế các thiết bị nhƣ bình nƣớc nóng, ti vi không có ống phóng sử dụng
công nghệ LCD, LED, tủ lạnh nanô, máy giặt, máy điều hoà tiết kiệm điện.
Giải pháp với khu vực công cộng: Các trung tâm thương mại, chợ, các dịch
vụ, các văn phòng, các công sở, các trường học và các dịch vụ du lịch, khách
sạn…
Với khu vực này việc quan tâm đến khâu thiết kế công trình phù hợp nhằm
hạn chế việc tiêu tốn năng lƣợng trong các khâu chính nhƣ: chiếu sáng, làm mát,
sƣởi ấm sẽ đạt hiệu quả rất cao.
Việc tuân thủ các qui định của luật xây dựng, luật môi trƣờng, luật sử dụng
năng lƣợng hiệu quả và tiết kiệm.., công tác thiết kế xây dựng, thẩm định, quyết
định đầu tƣ, cấp phép xây dựng sẽ là mục tiêu làm giảm chi phí cho khối này.
Tích cực tham gia vào công tác giáo dục, tuyên truyền tại các công sở, nơi
công cộng về tiết kiệm điện tránh lãng phí .., tiết giảm chi phí công sẽ làm giảm nhu
cầu năng lƣợng tại khu vực công cộng.
Thực hiện nghiêm chỉnh việc lắp đặt rơ le thời gian chiếu sáng công cộng,
bơm nƣớc nông nghiệp, thực hiện giảm tiêu thụ điện cho máy điều hoà không khí,

- 14 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

ánh sáng tại các cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, công viên, nhà văn hoá, khu vui chơi
giải trí…

Thực hiện việc sử dụng các thiết bị đun nƣớc nóng bằng cách sử dụng năng
lƣợng mặt trời, sƣởi ấm bằng năng lƣợng mặt trời giúp chi tiêu kinh tế tốt hơn.
Giải pháp với khu vực sản xuất công nghiệp:
Cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hoá căn cứ các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lƣợng để lựa chọn, áp dụng biện
pháp công nghệ và quản lý sau đây:
1. Đầu tƣ hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm
hàng hóa; thay thế thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lƣợng thấp để tiết
kiệm năng lƣợng và bảo vệ môi trƣờng;
2. Cải tiến, hợp lý hoá các quá trình:
a) Đốt nhiên liệu trong lò hơi, lò luyện, lò nung, lò sấy;
b) Trao đổi nhiệt trong thiết bị gia nhiệt, làm lạnh;
c) Chuyển hóa nhiệt năng thành điện năng, điện năng thành nhiệt năng, cơ
năng và các dạng chuyển hóa năng lƣợng khác;
3. Tận dụng nhiệt thừa của lò hơi, lò luyện, lò nung, hơi nƣớc thải nóng cho
mục đích sản xuất và đời sống;
4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm tổn hao năng lƣợng trong hệ
thống cung cấp điện và cung cấp nhiệt;
5. Sử dụng động cơ điện, lò hơi, máy bơm có hiệu suất cao, thiết bị biến tần,
thiết bị điều chỉnh tốc độ động cơ cho công trình xây lắp mới hoặc thay thế, sửa
chữa;
6. Áp dụng công nghệ đồng phát nhiệt điện đối với cơ sở chế biến, gia công,
sản xuất sản phẩm hàng hoá có tiềm năng phát triển phụ tải điện và nhiệt.
7. Bù công suất phản kháng để cải thiện cos.
8. Thiết kế, vận hành kinh tế các TBA.
Với các động cơ điện.
-Giữ đúng lịch bảo hành.

- 15 -



Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

-Giảm hoặc tránh chạy non tải.
-Sử dụng động cơ có công suất phù hợp.
-Lắp đặt thêm ASD cho các động cơ lớn có phụ tải luôn thay đổi.
-Lắp tụ bù cho động cơ công suất lớn.
Với hệ thống nước lạnh.
-Bảo hành đúng quy định.
-Vận hành thiết bị ở COP cực đại.
-Sử dụng thiết bị có hiệu quả cao (COP cao).
-Bảo ôn mạng nƣớc lạnh.
-Sử dụng nƣớc lạnh hợp lý.
-Cân bằng hệ thống phụ tải điều hòa không khí.
-Tích trữ nƣớc lạnh.
-Sử dụng máy nƣớc lạnh hấp thụ thay máy lạnh thông thƣờng.
-Điều chỉnh theo Entanpi.
Hệ Thống Nén Khí.
-Chọn máy nén khí thích hợp.
-Thiết kế, lựa chọn kích thƣớc đƣờng ống hợp lý.
-Hạn chế dò rỉ,vận hành tối ƣu (giảm áp suất đầu ra, giảm nhiệt độ đầu vào)
-Sử dụng máy nén khí nhiều cấp.
Hệ thống Chiếu Sáng.
-Sử dụng thiết bị đặt giờ và khống chế cƣờng độ sáng.
-Dùng chao đèn có hiệu quả cao.
-Cải thiện thông số phòng (giảm mức hấp thụ ánh sáng,giảm độ treo cao
đèn).
-Dùng phƣơng pháp chiếu sáng không đồng đều.

-Tận dụng ánh sáng tự nhiên.
-Thƣờng xuyên bảo dƣỡng các hệ thống chiếu sáng.

- 16 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

1.2.2 Điều khiển nhu cầu điện năng phù hợp với khả năng cung cấp điện
Về phần nhu cầu có thể đƣợc nhận định nhƣ là một phần của hệ thống năng
lƣợng liên quan trực tiếp đến ngƣời sử dụng năng lƣợng cuối cùng. Đây là phần mà
không do nhà cung cấp dịch vụ năng lƣợng quản lý đến và có yếu tố ngẫu nhiên.
Mục tiêu của một hệ thống điện khi thực hiện chƣơng trình DSM là thay đổi
hình dáng đồ thị phụ tải; điều hoà nhu cầu tối đa và tối thiểu hàng ngày của năng
lƣợng điện để sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lƣợng sơ cấp. Hƣớng dẫn các
khách hàng tránh giờ cao điểm, chỉ sử dụng điện vào những giờ bình thƣờng và
khuyến khích vào giờ thấp điểm.
Thực hiện các chƣơng trình giảm sử dụng điện, cả giờ cao điểm và giờ bình
thƣờng, đặc biệt không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ cung cấp điện cho
khách hàng. DSM thay thế về mặt công nghệ các thiết bị hiện đại để tạo ra các dịch
vụ với mức tƣơng tự (hoặc cao hơn) cho ngƣời sử dụng điện (ví dụ : chiếu sáng,
sƣởi ấm, làm mát ...) mà lại tiêu thụ ít điện năng hơn.
Thực hiện các chƣơng trình xây dựng phụ tải điện đƣợc thiết kế để tăng sử
dụng các thiết bị điện hoặc chuyển tiêu thụ điện từ giờ cao điểm sang giờ bình
thƣờng để qua đó tăng tổng doanh số bán điện. Các chƣơng trình này bao gồm việc
tăng sử dụng điện trong giờ bình thƣờng. Các chƣơng trình DSM giới thiệu các quy
trình và công nghệ mới về tiêu thụ điện năng.
Thực hiện các chƣơng trình thay đổi giá điện, chu kỳ thiết bị hoặc cắt điện để

đáp lại những thay đổi cụ thể về chi phí năng lƣợng hoặc nguồn năng lƣợng có thể
đạt đƣợc tính linh hoạt về hình dạng của đồ thị phụ tải. Các chƣơng trình này bao
gồm tính giá tức thời và tính giá theo tỷ lệ thời gian sử dụng điện.
1.2.2.1 Điều khiển trực tiếp dòng điện.
Thực hiện phƣơng pháp này có tác dụng giảm sử dụng điện tối đa vào các
giờ cao điểm tối và cao điểm ngày. Chƣơng trình DSM giảm sử dụng điện tối đa
thƣờng là các chƣơng trình thực hiện tiết kiệm do khách hàng dùng điện và ngành
điện kiểm soát các thiết bị điện nhƣ máy điều hoà nhiệt độ, chiếu sáng hay bình

- 17 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

nƣớc nóng. Phƣơng pháp khống chế nhiệt độ của máy điều hoà nhiệt độ hay rơ le
thời gian cho các thiết bị điện là hiệu quả.

( kWh)

( kWh)

(t)

(t)

Cắt giảm đỉnh

Lấp thấp điểm


( kWh)

( kWh)

……
…………..
….

……

(t)

(t)

Chuyển dịch phụ tải

Biện pháp bảo tồn

( kWh)

( kWh)
……
……….
………….
…………….
(t)

( t)


Tăng trƣởng dòng điện

Biểu đồ phụ tải linh hoạt
- 18 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

1.2.2.1.1 Cắt giảm đỉnh.
Đây là biện pháp khá thông dụng để giảm phụ tải đỉnh trong các giờ cao
điểm của hệ thống điện nhằm làm giảm nhu cầu gia tăng công suất phát và tổn thất
điện năng.Có thể điều khiển dòng điện của khách hàng để giảm đỉnh bằng các tín
hiệu điều khiển từ xa hoặc trực tiếp tại hộ tiêu thụ.Ngoài ra bằng chính sách giá điện
cũng có thể đạt đƣợc mục tiêu này,tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này các khách
hàng thƣờng đƣợc thỏa thuận hoặc thông báo trƣớc để tránh những thiệt hại do
ngừng cung cấp điện.
1.2.2.1.2 Lấp thấp đểm
Đây là biện pháp truyền thống thứ 2. Để điều khiển dòng điện lấp thấp điểm
là tạo thêm các phụ tải vào thời gian thấp điểm, điều này đặc biệt hấp dẫn nếu nhƣ
giá điện cho các phụ tải dƣới đáy nhỏ hơn giá điện trung bình. Thƣờng áp dụng biện
pháp này khi công suất thừa đƣợc sản xuất bằng nhiên liệu rẻ tiền, kết quả là gia
tăng tổng điện năng thƣơng phẩm nhƣng không làm tăng công suất đỉnh. Tránh
đƣợc hiện tƣợng xả nƣớc (thủy điện) hoặc hơi (nhiệt điện) thừa,có thể lấp thấp điểm
bằng các kho nhiệt (nóng, lạnh). Xây dựng các nhà máy thủy điện tích năng, nạp
điện cho ắc quy, ô tô điện…
1.2.2.1.3 Chuyển dịch phụ tải
Chuyển dịch phụ tải từ thời gian cao điểm sang thời gian thấp điểm,kết quả
giảm đƣợc công suất đỉnh song không làm thay đổi điện năng tiêu thụ tổng.Các ứng

dụng trong trƣờng hợp này là các kho nhiệt, các thiết bị tích năng lƣợng và thiết lËp
hÖ thống giá điện thật hợp lý.
1.2.2.1.4 Biện pháp bảo tồn
Đây là biện pháp giảm tiêu thụ cuối cùng dẫn tới giảm tiêu thụ điện năng
tổng nhờ việc nâng cao hiệu năng của các thiết bị dùng điện.Biện pháp này giúp bảo
tồn năng lƣợng bền vững nó liên quan đến việc giảm tải trọng năng lƣợng tổng thể,
chính sách năng lƣợng, chính sách phát triển kinh tế và chính sách quản lý kinh tế.

- 19 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

1.2.2.1.5 Tăng trưởng dòng điện
Tăng thêm các khách hàng mới (Chƣơng trình điện khí hóa nông thôn) dẫn
tới tăng cả công suất đỉnh và tổng điện năng tiêu thụ.
1.2.2.1.6 Biểu đồ phụ tải linh hoạt
Biện pháp này xem độ tin cậy cung cấp điện nhƣ một biến số trong bài toán
lập kế hoạch tiêu dùng và do vậy đƣơng nhiên có thể cắt điện khi cần thiết. Kết quả
là công suất đỉnh và cả điện năng tiêu thụ tổng có thể suy giảm.
1.2.2.2 Lưu trữ nhiệt.
Đây là giải pháp hiệu quả để nâng cao phụ tải trong giai đoạn thấp điểm
nhằm san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống, nó thƣờng đƣợc áp dụng với các thiết bị
có khả năng thay đổi thời điểm cung cấp điện năng ở đầu vào mà vẫn đảm bảo lịch
trình cung cấp năng lƣợng ở đầu ra theo yêu cầu sử dụng. Đun nƣớc nóng và dịch
vụ điều hòa không khí đƣợc xem là hai đối tƣợng chủ yếu của giải pháp này. Trong
khoảng thời gian thấp điểm điện năng đƣợc sử dụng để đun nƣớc cung cấp cho kho
lƣu trữ nóng, điện năng đƣợc nạp vào ắc quy. Trong khoảng thời gian cao điểm các

nhu cầu sử dụng sẽ đƣợc cung cấp từ các kho này. Cũng tƣơng tự đối với các kho
lạnh (ICE-BALL) sẽ đáp ứng mọi nhu cầu điều hòa không khí trong thời gian cao
điểm mà không cần cung cấp điện năng.
1.2.2.3 Điện khí hóa
Mở rộng điện khí hóa nông thôn, điện khí hóa hệ thống giao thông hoặc dùng
điện thay thế việc đốt xăng, dầu trong các thiết bị động lực làm gia tăng dòng ®iện
đỉnh và điện năng tổng của hệ thống. Song đó là việc làm cần thiết bởi nó sẽ thúc
đấy sự phát triển của kinh tế - xã hội và giảm thiểu sự hủy hoại môi trƣờng.
1.2.2.4 Đổi mới giá.
Nhu cầu sử dụng điện của các khách hàng thƣờng phân bố không đều theo
thời gian một cách tự nhiên, theo tập quán sinh hoạt, làm việc và sản suất sẽ xuất
hiện các cao điểm và thấp điểm trong đồ thị phụ tải của hệ thống. Tại thời gian cao
điểm hệ thống phải huy động mọi khả năng phát điện để đáp ứng nhu cầu của phụ
tải, đôi khi vẫn phải xa thải phụ tải, cắt khống chế, luân phiên, nếu không xây dựng
- 20 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

thêm các nguồn điện cũng nhƣ hệ thống truyền tải mới. Nên chi phí thực để đáp ứng
nhu cầu điện năng trong thời điểm này sẽ rất cao. Nhƣng trong thời gian thấp điểm
thì ngƣợc lại với cao điểm nên xảy ra tình trạng:
+ Thủy điện phải xả nƣớc vô ích vào mùa mƣa
+ Nhiệt điện phải xả bớt hơi quá nhiệt, đôi khi phải ngừng phát và chạy với
công suất hạn chế theo điều kiện kỹ thuật, dẫn đến:
+ Vốn đầu tƣ xây dựng không đƣợc khai thác hợp lý.
+ Vận hành MBA non tải gây tổn thất cho hệ thống.
+ Tại một số nƣớc giá bán điện không đƣợc thay đổi trong suốt thời gian

cung cấp đã t¹o nên những hạn chế đáng kể đối với việc khuyến khích sử dụng điện
năng thật hiệu quả.Ở các nƣớc phát triển, giá bán điện sử dụng nhƣ một công cụ rất
hiệu quả để điều hòa nhu cầu dùng điện, biểu giá đƣợc thay đổi một cách linh hoạt
phụ thuộc vào từng mùa, từng thời ®iÓm cấp điện. Khả năng đáp ứng của hệ thống
trị số công suất và điện năng yêu cầu, địa điểm tiếp nhận, đối tƣợng khách hàng…
Nhờ vậy điện năng đã đƣợc sử dụng một cách hiệu quả đem lại lợi ích cho cả ngƣời
cung cấp lẫn ngƣời sử dụng.Giá điện mà nhà cung cấp mua lại của khách hàng
thƣờng rất cao để khuyến khích khách hàng sử dụng những nguồn năng lƣợng rẻ và
sạch và bán lại cho khách hàng với giá rất rẻ.
1.Giá tính theo thời điểm sử dụng (Lắp đặt công tơ 3 giá).
2.Giá cho phép cắt điện khi cần thiết.
Biểu giá này đƣợc áp dụng để khuyến khích các khách hàng cho phép cắt
điện trong các trƣờng hợp cần thiết phù hợp với khả năng cung cấp điện.Số lần cắt
điện và thời gian cắt phụ thuộc vào sự thỏa thuận với khách hàng và số tiền khách
hàng đƣợc nhận thêm từ dịch vụ này.
Để thƣc hiện DSM hoặc thực hiện mục tiêu của Chính Phủ, để phát triển
kinh tế.Nếu các khách hàng có hệ thống lƣu nhiệt hoặc đặt các thiết bị sử dụng các
nguồn năng lƣợng khác nhƣ mặt trời,gió,thủy điện nhỏ,pin năng lƣợng…để giảm
dòng điện trong suốt thời gian cao điểm sẽ đƣợc hƣởng mức giá đặc biệt theo công
suất của nguồn năng lƣợng mà khách hàng hiện có.

- 21 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

Tuy nhiên cũng cần tính toán và thực hiện các biểu giá đặc biệt sao cho thực
sự có tính thuyết phục, hợp lý, có lợi cho cả hai bên, nếu không khoản tiền trả cho

khách hàng khi cho phép cắt điện hoặc tham gia tích cực vào chƣơng trình DSM lớn
hơn những gì do DSM mang lại có thể làm tăng giá cả cho những khách hàng không
tham gia vào chƣơng trình.
1.3 DSM và các Công ty Điện lực
Với các Công ty Điện lực thì chƣơng trình DSM chính lại là một phƣơng
pháp hệ thống nhằm phối hợp kiểm soát các biện pháp cung cấp và sử dụng năng
lƣợng cho đạt hiệu quả cao. Phƣơng pháp này đƣợc phát triển tại Mỹ cùng với khái
niệm phụ trợ về lập kế hoạch cho chi phí tối thiểu hay quan trọng hơn là chính sách
về lập kế hoạch an ninh năng lƣợng cho cả quốc gia.
Việc sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm vẫn còn mới mẻ do nếp nghĩ cũ lạc
hậu, chƣa phát triển tƣơng xứng với những kinh nghiệm mà ngành công nghiệp sản
xuất và tiêu thụ điện năng có đƣợc; mà bản chất của vấn đề này là:
- Khách hàng đang thiếu thông tin hiểu biết về các biện pháp tiết kiệm năng
lƣợng, không thực sự hiểu về an ninh năng lƣợng, một vấn đề toàn cầu mới.
- Thiếu vốn cho các khoản đầu tƣ trang thiết bị công nghệ mới, xử lý các thiết
bị cũ lạc hậu.
- Với khách hàng dùng điện đang thiếu trách nhiệm trong việc tiết kiệm điện
năng, an ninh năng lƣợng.
- Thông tin về đơn giá năng lƣợng chƣa thực sự đƣợc khách hàng quan tâm.
- Về giá điện các biểu giá điện chƣa thực sự phản ánh đúng theo thị trƣờng,
vẫn có sự điều tiết, bao cấp.
- Thiếu các cơ sở pháp lý cho các pháp lệnh, các luật về các chính sách tiết
kiệm năng lƣợng, các biện pháp thực hiện thực hiện cụ thể.
Trách nhiệm và nhiệm vụ chính với ngành điện và các công ty điện lực là rất
quan trọng trong chiến lƣợc này, việc tuyên truyền, hƣớng dẫn khách hàng, đƣa
thông tin chính xác cho khách hàng nhiệm vụ lâu dài.

- 22 -



Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

Qua các nhận xét trên có thể thấy các chƣơng trình DSM thực sự sẽ mang lại
nhiều lợi ích cho ngành Điện cũng nhƣ Công ty Điện lực, đồng thời giúp khách
hàng đạt đƣợc các yêu cầu mong muốn.
1.4 Các bƣớc triển khai chƣơng trình DSM
- Thiết kế các chƣơng trình thí điểm:bao gồm cách tiếp thị, quảng cáo cho
chƣơng trình, các chế độ khuyến khích đối với khách hàng, cơ chế chuyển giao, kế
hoạch theo dõi, quản lý và có đánh giá về các yếu tố bất ổn về kỹ thuật, kinh tế và
thị trƣờng; ngoài ra cần xác định các cách tiến hành thế nào để giảm rủi ro và tăng
nhanh khả năng thành công của chƣơng trình. Cuối cùng là tiến hành phân tích về
tài chính để tạo ra một chƣơng trình có thể sinh lợi để các khách hàng chấp nhận
đầu tƣ.
- Thực hiện các chƣơng trình thí điểm.
- Lựa chọn mục tiêu chƣơng trình căn cứ trên các yêu cầu của các Công Ty
Điện Lực.Các mục tiêu về biểu đồ phụ tải nói chung và các thành phần phụ tải nói
riêng.
- Thu nhập dữ liệu.
- Tiếp thị DSM phải xác định rõ từng loại khách hàng, điện năng tiêu thụ
hiện tại,thói quen tiêu dùng,công nghệ của thiết bị sử dụng điện, quan niệm sử dụng
điện của họ…
- Trên cơ sở các dữ liệu cần thiết có thể đánh giá tiềm năng DSM với khách
hàng,các biện pháp DSM khác nhau đối với từng khách hàng khác nhau dẫn đến lợi
ích về kinh tế đƣợc đề cập đến để các công ty Điện Lực và khách hàng cùng tham
gia.
- Đánh giá các chƣơng trình DSM.
- Khi DSM đƣợc sử dụng nhƣ các nguồn lực thực sự của ngành điện,do đó có
thể giảm việc xây dựng các NMĐ mới,ĐD truyền tải,TBA mới.


- 23 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

- Các đánh giá về tác động của chƣơng trình quyết định sự thay đổi về
phƣơng thức tiêu thụ năng lƣợng.Việc đánh giá chƣơng trình cũng kịp thời cung cấp
thông tin phản hồi quan trọng cùng những đề xuất điều chỉnh chƣơng trình giữa
chừng.
- Triển khai các chƣơng trình tổng thể: Các Công Ty Điện Lực sẽ đƣa ra các
chƣơng trình DSM thiết kế để sinh lợi nhiều hơn.Các Điện lực triển khai dựa trên sự
tổ chức đồng bộ của toàn xã hội.
Việc triển khai thành công các chƣơng trình DSM tại các Công ty điện lực,
cần phải tuân theo các bƣớc sau trƣớc khi mở rộng các chƣơng trình DSM:
- Thực hiện phát triển cơ cấu tổ chức;
- Thu thập các dữ liệu thị trƣờng tại thời điểm;
- Phân tích nhu cầu và xác định các biện pháp cụ thể;
- Chuẩn bị dự báo nhu cầu cơ sở trong tƣơng lai;
- Đánh giá tiềm năng kỹ thuật và kinh tế tối ƣu;
- Thiết kế các cơ chế phân phối cụ thể;
- Đánh giá tiềm năng thị trƣờng;
- Thực hiện đánh giá rủi ro gặp phải;
- Ban hành các chƣơng trình thí điểm;
- Thiết kế các kế hoạch đánh giá theo dõi và quản lý;
- Thực hiện phân tích IRP;
- Cụ thể hoá lịch trình thực hiện và vấn đề vay vốn sản xuất;
Nội dung rất quan trọng trong nghiên cứu ứng dụng DSM là nghiên cứu đánh

giá tiềm năng và tác động của DSM đối với xã hội.
Các chƣơng trình quản lý phụ tải đƣợc thiết kế nhằm mục đích cắt giảm phụ
tải đỉnh và thƣờng ít có ảnh hƣởng đến tổng năng lƣợng tiêu thụ và mang lại nhiều
lợi nhuận cho các công ty điện lực cũng nhƣ toàn hệ thống.
- 24 -


Hà Văn Nghĩa

Lớp cao học 2013B-KTĐ-HTĐ

1.5 Tổng quan các chƣơng trình DSM thực hiện tại Việt Nam
DSM tại Việt Nam đang ở mức sơ khai ban đầu. Chính phủ và Bộ Công
thƣơng đang chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức thực hiện tốt các giai
đoạn của chƣơng trình DSM.
1.5.1 Giai đoạn I thực hiện 2000-2002
Với mục tiêu cắt giảm một lƣợng công suất khoảng 130 MW công suất hệ thống
điện vào giờ cao điểm bằng các biện pháp.
- Lắp đặt công tơ điện tử theo biểu giá thời gian áp dụng đối với khách hàng
sử dụng điện có trạm biến áp chuyên dùng từ 50kVA trở lên và có điện tiêu thụ bình
quân tháng từ 2.000kWh trở lên;
- Chƣơng trình điều khiển phụ tải trực tiếp bằng sóng tự động cắt các thiết bị
sử dụng năng lƣợng điện (nhƣ điều hoà nhiệt độ, hệ thống đun nƣớc nóng ...) vào
giờ cao điểm;
- Chƣơng trình quảng bá và đẩy mạnh sử dụng đèn huỳnh quang bóng gầy,
bóng đèn compact.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện với nhiều hình thức nhƣ:
+ Phát trên các phƣơng tiện thông tin, in hình tiết kiệm điện sau tờ hóa đơn.
+ Phát hành các tờ rơi hay in những dòng chữ chạy trên màn hình ti vi vào
giờ cao điểm.

- Nâng cao năng lực điều hành DSM và thực hiện giám sát và đánh giá các
biện pháp DSM trong EVN.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu phụ tải của EVN.
- Thiết kế và thực hiện chƣơng trình nghiên cứu quản lý phụ tải thí điểm
trong khoảng 100 đơn vị thƣơng mại và công nghiệp lớn.
- Chuẩn bị và thực hiện một luật xây dựng mang tính thƣơng mại liên quan
đến hiệu quả năng lƣợng.

- 25 -


×