Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phân tích cơ cấu thành phần phụ tải trong đồ thị phụ tải hệ thống điện thị xã uông bí tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.89 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------- oOo ------

LÊ TRUNG THÀNH

Chuyên ngành: HỆ THỐNG ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

HÀ NỘI 2010


Lê Trung Thành Lớp cao học hệ thống điện 2008 - 2010

MC LC
MC LC...................................................................................................................1
DANH MC CC BNG..........................................................................................3
Danh mục các hình vẽ, đồ thị .....................................................................5
CHNG 1: M U ..............................................................................................6
1.1Tớnh cp thit ca ti. ....................................................................................6
1.2 Mc ớch ca ti............................................................................................7
1.3 i tng nghiờn cu v phng phỏp nghiờn cu. .........................................7
1.4 C s khoa hc v thc tin ca ti..............................................................8
CHNG 2: TNG QUAN V C S Lí THUYT DSM ..................................9
2.1.Khỏi nim v DSM :.........................................................................................9
2.2.Quy trỡnh xõy dng v thc hin d ỏn DSM .................................................10
2.3.Cỏc yu t nh hng n DSM .....................................................................11
2.4.Mc tiờu v chin lc ca DSM....................................................................12


2.4.1 Nõng cao hiu qu s dng in nng cỏc h dựng in.......................12
2.4.2 iu khin nhu cu s dng in nng phự hp vi kh nng cung cp
in.....................................................................................................................15
2.5 Gii thiu chng trỡnh DSM ca mt s nc trờn th gii..........................18
2.6 Tng quan cỏc chng trỡnh DSM ỏp dng Vit nam. ................................22
2.6.1
Gii thiu ............................................................................................22
2.6.2
Tỡnh hỡnh thc hin chng trỡnh DSM Vit Nam..........................23
2.6.2.1 . Giai on chun b cỏc chng trỡnh DSM trc nm 1998 ........23
2.6.2.2 . Giai on I ca chng trỡnh DSM 1998-2002.............................24
2.6.2.3 . Giai on II ca chng trỡnh DSM 2002-2006. ..........................25
2.6.2.4 . Chng trỡnh quc gia v qun lý nhu cu in nng giai on...29
Chơng 3: soạn thảo và phê chuẩn số liệu .......................................36
3.1 Phơng pháp luận nghiên cứu phụ tải..............................................................36
3.2 Các bớc tiến hành nghiên cứu phụ tải............................................................36
3.3 Soạn thảo và phê chuẩn số liệu ........................................................................38
Chơng 4: phân tích cơ cấu thành phần phụ tải trong đồ thị
phụ tải hệ thống..............................................................................................40
4.1 Phơng pháp phân tích cơ cấu thành phần phụ tải đỉnh trong ĐTPT của HTĐ
dựa trên cơ sở những đặc trng cơ bản của các ĐTPT thành phần........................40
4.2 Trình bày phơng pháp....................................................................................41
4.2.1 Phơng pháp luận......................................................................................41
4.2.2 Cách lấy số liệu phụ tải.............................................................................42
4.2.3 Thông tin đặc trng của đồ thị phụ tải ......................................................42
4.2.4 Các giả thiết ..............................................................................................43
4.2.5 Xác định các khoảng thời gian công suất đạt cực đại, trung bình và cực
tiểu: ....................................................................................................................44
4.2.5.1 Xác định các thời đoạn Tmax, Tmin và Ttb của đồ thị phụ tải các ngành
nhỏ .....................................................................................................................44

-1-


Lê Trung Thành Lớp cao học hệ thống điện 2008 - 2010

4.2.5.2 Tính toán Tmax, Ttb , Tmin của đồ thị phụ tải các khu vực.....................45
4.2.5.3 Tỷ số Pmin/Pmax, Ptb/Pmax của từng khu vực kinh tế ..............................46
4.2.5.4 Tính công suất cực đại, trung bình và cực tiểu cho các khu vực kinh tế
........................................................................................................................47
4.2.5.5 Tính toán thành phần công suất phụ tải của các khu vực tham gia vào
biểu đồ phụ tải tổng........................................................................................48
4.3 Phân tích cơ cấu thành phần phụ tải của biểu đồ phụ tải hệ thống điện Thị xã
Uông Bí-Tỉnh Quảng Ninh: ...................................................................................48
4.3.1 Số liệu thu thập và biểu đồ phụ tải ngày của các khu vực ........................48
4.3.1.1 Khu vực công nghiệp ..........................................................................48
4.3.1.2 Khu vực thơng mại ...........................................................................65
4.3.1.3 Khu vực công cộng .............................................................................71
4.3.1.4 Khu vực ánh sáng sinh hoạt ..............................................................83
4.3.2 Tính Tmax, Ttb, Tmin, Kmin của từng phụ tải khu vực....................................85
4.3.2.1 Khu vực công nghiệp ..........................................................................85
4.3.2.1 Khu vực thơng mại ...........................................................................90
4.3.2.3 Khu vực công cộng .............................................................................94
4.3.2.4 Khu vực ánh sáng sinh hoạt ..............................................................98
Chơng 5: kết luận và kiến nghị ...........................................................103
Tài liệu tham khảo.......................................................................................105

-2-


Lê Trung Thành Lớp cao học hệ thống điện 2008 - 2010


DANH MC CC BNG
Trang
Bảng 4.1 Công suất phụ tải Khu vực Công nghiệp - Khối khai thác

49

Bảng 4.2:Công suất phụ tải Khu vực Công Nghiệp: Khối xây dựng

51

Bảng 4.3: Công suất phụ tảiKhu vực Công nghiệp- Khối cơ khí chế
tạo

53

Bảng 4.4: Công suất phụ tải Khu vực Công nghiệp-Khối hóa chất,
xăng dầu

55

Bảng 4.5: Công suất phụ tải Khu vực Công nghiệp: Khối sản xuất
nớc, giải khát

57

Bảng 4.6: Công suất phụ tải khu vực Công nghiệp-Khối chế biến
Lâm sản

59


Bảng 4.7: Công suất phụ tải Khu vực Công nghiệp-Khối dệt may

61

Bảng 4.8: Công suất phụ tải khu vực công nghiệp

63

Bảng 4.9: Công suất phụ tải Khu vực thơng mại-Khối khách sạn

65

Bảng 4.10:Công suất phụ tải Khu vực thơng mại-Khối nhà hàng,
dịch vụ

67

Bảng 4.11:Công suất phụ tải Khu vực thơng mại

69

Bng 4.12Công suất phụ tải Khu vc cụng cng-Khi c quan
chớnh quyn
Bng 4.13: Cụng sut ph ti Khu vc Cụng cng-Khi trng
hc
Bng 4.14 Cụng sut ph ti Khu vc Cụng cng-nh sỏng cụng
cng

71

73
75

Bng 4.15 Cụng sut ph ti Khu vc Cụng cng-Khi Bnh vin

77

Bng 4.16 Cụng sut ph ti Khu vc Cụng cng-Khi ngõn hng

79

Bng 4.17 Cụng sut ph ti Khu vc Cụng cng

81

Bng 4.18 Cụng sut ph ti Khu vc nh sỏng sinh hot

83

Bảng 4.19 :Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực đại của khu
vực công nghiệp

85

-3-


Lê Trung Thành Lớp cao học hệ thống điện 2008 - 2010

Bảng 4.20 :Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực tiểu của khu

vực công nghiệp

86

Bảng 4.21 :Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực đại của khu
vực thơng mại

90

Bảng 4.22 :Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực tiểu của khu
vực thơng mại

91

Bảng 4.23 :Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực đại của khu
vực cụng cng

94

Bảng 4.24 :Tần suất xuất hiện thời gian công suất cực tiểu của khu
vực công cộng

95

Bảng 4.25 :Tần suất xuất hiện thời gian công suất cc i, cực tiểu
của khu vực ỏnh sỏng sinh hot

98

Bảng 4.26: Tổng hợp tất cả các thành phần phụ tải của đồ thị phụ

tải của Thị xã Uông Bí-Tỉnh Quảng Ninh

101

-4-


Lê Trung Thành Lớp cao học hệ thống điện 2008 - 2010

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Trang
Hình 4.1 Biểu đồ phụ tải ngày khối khai thác

50

Hình 4.2 Biểu đồ phụ tải ngày khối xây dựng

52

Hình 4.3 Biểu đồ phụ tải ngày khối cơ khí chế tạo

54

Hình 4.4 Biểu đồ phụ tải ngày khối hóa chất, xăng dầu

56

Hình 4.5: Biểu đồ phụ tải ngày Khối sản xuất nớc, giải khát

58


Hình 4.6: Biểu đồ phụ tải ngày khối chế biến Lâm sản

60

Hình 4.7 Biểu đồ phụ tải ngày Khối dệt may

62

Hình 4.8 Biểu đồ phụ tải ngày Khu vực Công nghiệp

64

Hình 4.9 Biểu đồ phụ tải ngày Khối khách sạn

66

Hỡnh 4.10: Biu ph ti ngy Khi nh hng, dch v

68

Hỡnh 4.11: Biu ph ti ngy Khu vc thng mi

70

Hỡnh 4.12 Biu ph ti ngy Khi c quan chớnh quyn

72

Hỡnh 4.13 Biu ph ti ngy: Khi trng hc


74

Hỡnh 4.14 Biu ph ti ngy-nh sỏng Cụng cng

76

Hỡnh 4.15 Biu ph ti ngy khi Bnh vin

78

Hỡnh 4.16 Biu ph ti ngy Khi Ngõn hng

80

Hỡnh 4.17: Biu ph ti ngy khu vc cụng cng

82

Hỡnh 4.18 Biu ph ti ngy khu vc ỏnh sỏng sinh hot

84

Hình 4.19 Biểu đồ phụ tải ngày thị xã Uông Bí-Quảng Ninh

102

-5-



Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Sự thiếu hụt năng lượng là tình trạng thường xẩy ra ở nước ta, cũng giống như
nhiều nước khác đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Mối quan tâm
hàng đầu của quốc gia là phải nhanh chóng bù đắp thiếu hụt năng lượng, nhanh
chóng cân bằng năng lượng. Những kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cung cấp
năng lượng được ưu tiên, năng lượng phải “đi trước một bước”, dẫn đến tỷ lệ so
sánh giữa mức tăng trưởng cung cấp năng lượng so với chỉ số mức tăng trưởng thu
nhập kinh tế quốc dân (GDP)- thường được gọi là hệ số đàn hồi năng lượng, luôn
lớn hơn 1, có khi đến 2 lần. Việt Nam từ khi gia nhập vào WTO, nền kinh tế phát
triển, đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế dẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế
luôn lớn hơn 7%/năm do vậy nhu cầu tăng trưởng điện năng 13%-15%/năm. Với tỷ
trọng tiêu thụ năng lượng cho ngành công nghiệp chiếm khoảng 41%, dùng cho
sinh hoạt đời sống chiếm khoảng 36% so với tổng nhu cầu năng lượng cung cấp cho
cả nước, mức độ phát triển công nghiệp hoá ngày càng cao, mức sống của nhân dân
ngày càng được cải thiện, đòi hỏi tăng nhu cầu năng lượng ngày càng lớn.
Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng ngày càng cao trong hoàn cảnh nguồn
vốn còn hạn chế đã đặt ra cho ngành điện phải giải quyết một vấn đề hết sức khó
khăn, mặc dù hiện nay các ngành kinh tế khác cũng đã bắt tay vào đầu tư xây dựng
nhà máy điện ( Tập đoàn than- khoáng sản, tập đoàn dầu khí) nhưng chỉ giải quyết
được một phần rất nhỏ khó khăn của ngành điện.
Với đà gia tăng nhu cầu năng lượng của nước ta, như dự báo vào năm 2005 cho
thấy, Việt Nam từ một quốc gia xuất khẩu năng lượng sẽ trở thành quốc gia nhập
tịnh năng lượng vào khoảng năm 2020. Ngoài sản phẩm dầu, Việt Nam sẽ phải
nhập cả than đá, khí đốt cho sản xuất điện và phải mua thêm điện của các nước láng
giềng.
Vấn đề nâng cao hiệu suất trong cung cấp năng lượng (khai thác, chuyển hoá,
vận chuyển và phân phối năng lượng) trên thế giới đã được chú ý trong đầu tư,

-6-


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
nghiên cứu và phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20, trong khi đó, hiệu suất trong
sử dụng năng lượng cuối cùng (sử dụng năng lượng trong công nghiệp, dịch vụ,
nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt đời sống …) chỉ mới được chú ý đúng
mức từ giữa những năm 70’ của thế kỷ trước. Tăng hiệu suất sử dụng năng lượng
đồng nghĩa với việc làm giảm bớt mức tiêu thụ năng lượng tính trung bình trên một
đơn vị giá trị của tổng sản phẩm sản xuất ra ở một quốc gia, giảm đòi hỏi tăng khai
thác và cung cấp nhiên liệu để sản xuất năng lượng. Sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả còn là giải pháp được đặc biệt chú trọng nhằm giảm lượng phát thải khí
cácboníc (CO2, một loại khí nhà kính), bảo vệ tầng ôzôn, giảm chất thải do sản xuất
năng lượng, góp phần tích cực bảo vệ môi trường.
1.2 Mục đích của đề tài
Đề tài đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm phân tích cơ cấu thành phần phụ tải dựa
trên cơ sở những đặc trưng của các đồ thị phụ tải thành phần, kết hợp các phương
pháp tính toán, các đặc trưng của đồ thị phụ tải ngày với lý thuyết xác suất và thống
kê đồ thị phụ tải ngày.
Trong điều kiện thiếu nguồn thông tin về phụ tải điện, để phân tích cơ cấu thành
phần phụ tải đỉnh trong đồ thị phụ tải, người ta thường sử dụng các phương pháp “
So sánh đối chiếu” hoặc “Thống kê, điều tra, đo đạc trực tiếp” tại các nút phụ tải
của hệ thống điện. Tuy nhiên, độ tin cậy của những kết quả nhận được rất hạn chế.
Sau khi phân tích được các đặc điểm, cơ cấu thành phần phụ tải để phân tích và
đánh giá, tìm ra các giải pháp của các chương trình quản lý nhu cầu điện DSM trong
quy hoạch phát triển , nhằm san bằng đồ thị phụ tải như: Chuyển dịch phụ tải, cắt
đỉnh đồ thị, lấp đầy phần trũng trong đồ thị phụ tải. Để san bằng đồ thị phụ tải của
hệ thống điện, một cách hiệu quả cần phải phân tích được cơ cấu thành phần phụ tải
đặc biệt là phụ tải đỉnh trong đồ thị phụ tải.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu trong đề án này là các khách hàng sử dụng điện của thị xã
Uông Bí-Tỉnh Quảng Ninh và được chia theo 5 thành phần theo như như quy định
-7-


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, tất cả khách hàng này đều được lắp đặt công
tơ điện tử 3 giá.
Phương pháp nghiên cứu là dựa vào những đặc trưng của các đồ thị phụ tải
thành phần để xác định được các số liệu yêu cầu rồi thực hiện giải quyết các mục
tiêu nghiên cứu.
1.4 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu đến việc phân tích cơ cấu thành phần phụ tải trong đồ thị phụ
tải thực tế của hệ thống điện Thị xã Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh; qua đó sẽ đưa ra
được các kiến nghị và giải pháp DSM ( Demand Side Management ) nhằm nâng cao
hiệu quả trong sử dụng và tiêu thụ điện năng.
Việc nghiên cứu biểu đồ phụ tải các thành phần phụ tải tham gia đỉnh nhằm mục
đích phục vụ công tác quy hoạch phát triển hệ thống điện của Thị xã Uông Bí –
Tỉnh Quảng Ninh

-8-


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT DSM
2.1.Khái niệm về DSM :
Những năm 70 , sau khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ xảy ra , Mỹ thiếu hụt năng
lượng nghiêm trọng , điều này dẫn đến việc cơ cấu lại thị trường năng lượng tại Mỹ
đã tạo ra những cơ hội mới cho khách hàng , tham gia thị trường năng lượng , hợp

tác với các nhà bán lẻ năng lượng nhằm tăng độ tin cậy của hệ thống năng lượng và
giảm giá năng lượng . Hàng năm tại Mỹ chi phí cho việc quản lý năng lượng được
tính bằng tỷ đô , việc tiết kiệm năng lượng đươc tính bằng tỷ KWh và giờ cao điểm
có thể giảm hàng ngàn MW .Ở Mỹ bắt đầu nghiên cứu lại thị trường năng lượng với
quan điểm chủ đạo là vấn đề tiết kiệm năng lượng mang tên Demand – Side
Management .
Nhu cầu quản lý ( DSM ) là lập kế hoạch , thực hiện , giám sát các hoạt động
nhằm gây ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng điện bằng nhiều cách khác nhau
nhằm làm thay đổi hình dạng biểu đồ phụ tải , nghĩa là thay đổi biểu đồ thời gian và
kích thước phụ tải . Chương trình quản lý nhu cầu ( DSM ) bao gồm : quản lý tải ,
khách hàng sử dụng mới , chiến lược bảo toàn năng lượng , điện khí hóa , khách
hàng tiềm năng , điều chỉnh thị phần.
Nhu cầu quản lý ( DSM ) bao gồm những thành phần quan trọng của kế hoạch
năng lượng :
-DSM sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng của khách hàng , bất kỳ chương trình nào
có dự định ảnh hưởng đến việc sử dụng điện năng của khách hàng đều được xem là
chương trình DSM .
-DSM phải đạt được những mục tiêu đã chọn . Để tạo thành “ Một sự thay đổi
hình dạng trong biểu đồ phụ tải ” chương trình phải đạt được những mục tiêu đã
chọn , nghĩa là phải cắt giảm tỷ giá bình quân , cải thiện sự hài lòng của khách hàng
, đạt được các mục tiêu có độ tin cậy cao .
-DSM đánh giá lại những chương trình nào không phải là DSM . Khái niệm này
cũng đòi hỏi việc chọn lựa các chương trình DSM , ngoài ra mục đích là làm giảm
sự thay thế của các chương trình không phải DSM như : các đơn vị sản xuất điện ,
-9-


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
cung cấp các thiết bị dự trữ năng lượng . Nói cách khác , DSM đòi hỏi xem xét thay
thế bằng các thiết bị cung cấp phụ , đó cũng là giai đoạn DSM trở thành một phần

của “ kế hoạch hóa nguồn lực tích hợp ” .
-DSM xác định nhu cầu khách hàng sẽ như thế nào . Dựa trên những định hướng
thực tế DSM sẽ xác định nhu cầu khách hàng sẽ ra sao .
-DSM chịu ảnh hưởng của hình dạng đồ thị phụ tải . Điều này có nghĩa cần đánh
giá xem chương trình DSM ảnh hưởng như thế nào đến chi phí và lợi nhuận tính
theo hằng ngày , hằng tháng và hàng năm.
2.2.Quy trình xây dựng và thực hiện dự án DSM
- Việc hoạch định kế hoạch DSM gồm 5 bước cơ bản sau đây:
1.Đặt mục tiêu :
Bước đầu tiên trong chương trình DSM là thành lập cơ cấu mục tiêu toàn cục .
Những mục tiêu chiến lược thì khá rộng và thường bao gồm các yếu tố sau : giảm
nhu cầu năng lượng , giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu , tăng luồng tiền mặt , cải
thiện quan hệ khách hàng và nhân viên , ….
Bước thứ hai trong chương trình này là mở rộng mục tiêu làm việc nhằm hướng
dẫn các nhà hoạch định chính sách có những hành động cụ thể . Đây là bước làm
việc giúp chương trình DSM lựa chọn và cân nhắc việc kiểm tra và đánh giá tình
hình .
2.Xác định các lựa chọn thay thế :
Khuôn khổ thứ nhất của bước này bao hàm việc xác định việc sử dụng có mức
tiêu thụ điện cao thích hợp và những đặc điểm phù hợp với đồ thị phụ tải .
Khuôn khổ thứ hai của bước thực hiện này cho phép lựa chọn những công nghệ
thích hợp . Quá trình này cần phải được xem xét kỹ lưỡng mức độ phù hợp của
công nghệ nhằm đáp ứng mục tiêu thay đổi hình dạng tải .
3.Đánh giá và chọn lựa chương trình :
Đây là bước cân đối việc cân nhắc về bên khách hàng , cân nhắc về bên nhà
cung cấp và phân tích lợi nhuận nhằm xác định nhu cầu khả thi nhất cho chương
trình DSM . Trong chương trình DSM , mặc dù có những lúc khách hàng và nhà
- 10 -



Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
cung cấp hoạt động độc lập với nhau nhưng mối quan hệ khách hàng và nhà cung
cấp khi thực hiện chương trình DSM được nâng cao nhằm tạo ra lợi ích chung . Để
đạt được lợi ích chung này thì nhà cung cấp cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố
như : cách thức hoạt động có thể ảnh hưởng đến việc thay đổi hình dạng tải, những
phương pháp có sẵn nhằm thu hút sự tham gia của khách hàng , chi phí và lợi nhuận
cho cả nhà cung cấp và khách hàng được ưu tiên thực hiện trước .
4.Thực hiện chương trình :
Nhóm dự án DSM bao gồm các đại diện từ các phòng ban , các tổ chức khác
nhau với sự điều hành và chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ quá trình thực hiện
chương trình DSM . Một điều rất quan trọng để thực hiện chương trình này là khi
thành lập nhóm dự án cần bao gồm những giấy tờ pháp lý và khoảng thời gian thực
hiện dự án và thời gian kết thúc dự án . Khi đã giới hạn lại các thông tin thì có thể
thực hiện thí điểm chương trình DSM . Chương trình thí điểm là bước đi tiên phong
nhằm xem xét những lợi ích , những hạn chế trước khi thực hiện chương trình . Nếu
chương trình thí điểm thành công cho một khu vực thì lúc đó sẽ xem xét , đánh giá
lại để thực hiện toàn bộ chương trình .
5.Giám sát chương trình :
Mục tiêu của việc giám sát này là xác định sự chênh lệch giữa số liệu hiện tại và
số liệu mong muốn đạt đến sau khi thực hiện chương trình nhằm đưa ra những dự
kiến cải thiện cho chương trình . Quá trình giám sát và đánh giá cũng đưa ra những
thông tin chính về nhu cầu khách hàng và các tác động lên hệ thống . Từ đó lập kế
hoạch bồi dưỡng nâng cao , quản lý , cung cấp các phương tiện thực hiện nhằm phát
triển chương trình .
2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến DSM
Một số yếu tố cần xét tới khi xây dựng chương trình DSM: Giá điện, Các yếu tố
khuyến khích của chính phủ, các tiêu chuẩn về tiết kiệm điện năng và những tiến bộ
của khoa học công nghệ.
-


Giá điện: Là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất xét tới khi tiến hành xây
dựng bất kỳ dự án DSM nào. Do việc xây dựng chiến lược DSM dựa trên
- 11 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
nguyên tắc hiệu quả kinh tế, vì vậy giá điện chính là thước đo việc sử dụng
năng lượng hợp lý.
-

Các yếu tố khuyến khích của chính phủ: Việc xây dựng các chương trình
DSM phải phù hợp với chính sách phát triển của ngành năng lượng. Mọi
thay đổi trong chính sách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ cũng như
loại hình các công ty điện lực có liên quan tới DSM.

-

Các tiêu chuẩn về tiết kiệm điện năng: Khi thực hiện chiến lược nâng cao
hiệu quả sử dụng năng lượng cần phải xây dựng được các cơ chế khuyến
khích nâng cao hiệu quả các thiết bị điện, xây dựng các tiêu chuẩn chặt chẽ
về hiệu quả sử dụng thiết bị điện. Khi áp dụng các tiêu chuẩn tiết kiệm năng
lượng các nhà sản xuất thiết bị điện sẽ phải có chiến lược nâng cao hiệu quả
của các sản phẩm đồng thời loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn tiết
kiệm điện.

-

Ảnh hưởng của những tiến bộ khoa học: Sử dụng những thiết bị dựa trên
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mang lại cả thuận lợi và khó khăn với
quá trình thực hiện các chương trình DSM. Khó khăn bắt nguồn từ những

thay đổi trong đồ thị phụ tải hệ thống gây khó khăn khi dự báo nhu cầu phụ
tải.

2.4.Mục tiêu và chiến lược của DSM.
Hai mục tiêu đồng thời cũng là hai chiến lược quan trọng của DSM là nâng cao
hiệu quả sử dụng điện năng ở các hộ dùng điện và điều khiển nhu cầu sử dụng điện
năng sao cho phù hợp với khả năng cấp điện của hệ thống . Ta sẽ lần lượt nghiên
cứu hai vấn đề đó:
2.4.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng ở các hộ dùng điện.
Mục tiêu của chiến lược này là nhằm giảm nhu cầu điện năng của các phụ tải
điện nhờ việc sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao, giảm tốn thất điện năng và
hạn chế sử dụng năng lượng một cách vô ích. Chiến lược này gồm hai nội dung chủ
yếu sau:
a. Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao.
- 12 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
Dựa vào việc áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ, các thiết bị
điện hiện nay đã có hiệu suất cao và tuổi thọ lớn. Vì vậy có thể tiết kiệm được một
phần điện năng lớn trong sản xuất và sinh hoạt.
Thay thế các thiết bị điện dân dụng, công nghiệp có hiệu suất cao thay thế cho
các thiết bị cũ , lạc hậu, hiệu suất thấp. Thay thế các các dây chuyền sản xuất cũ với
công nghệ lạc hậu , tiêu hao nhiều năng lượng bằng các dây chuyền sản xuất mới,
hiện đại tiêu tốn ít năng lượng.
b. Hạn chế tối đa việc sử dụng điện năng vô ích.
Sử dụng điện năng vô ích là việc sủ dụng điện năng lãng phí, không có mục
đích. Hiện nay tình trạng lãng phí trong sử dụng điện năng còn phổ biến, ý thức sử
dụng tiết kiệm điện năng còn bị xem nhẹ. Chi phí thực hiện giảm thấp nhất phần
điện năng này là không lớn nhưng hiệu quả nó mang lại là rất cao.

Giảm thiểu sự tiêu hao năng lượng điện vô ích:
Một số giải pháp tiêu biểu để giảm tiêu hao năng lượng điện vô ích thực hiện
cho từng khu vực như sau:
- Khu vực nhà ở: Ngoài biện pháp lựa chọn các thiết bị dùng điện có hiệu
suất cao, hạn chế thời gian làm việc vô ích có ý nghĩa rất lớn đến lượng điện năng
tiết kiệm được. Giải pháp cho mục tiêu này là sử dụng các thiết bất phụ trợ: tự động
cắt điện khỏi thiết bị dùng điện theo một chế độ định trước (định thời gian, định
không gian); lắp thêm các vỏ bọc để giảm thất thoát nhiệt từ các hệ thống trữ nhiệt;
sử dụng các mô hình kiến trúc với hệ thống thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên,
các lớp tường bao và cửa phải đủ kín để giảm thất thoát khi sử dụng hệ thống điều
hòa nhiệt độ; định chế độ đặt theo từng mùa thích hợp cho hệ thống điều hòa nhiệt
độ; hạn chế số lần đóng mở tủ lạnh, tủ đá, tủ kem; cắt bỏ thời gian chờ (stanby) của
tivi, video; chuyển từ sử dụng bếp điện sang bếp ga hóa lỏng; hệ thống chiếu sáng
thiết kế đủ độ rọi cần thiết v.v...
- Khu vực công cộng (công sở, trường học, bệnh viện, khách sạn, khu vui
chơi giải trí v.v...): Ngoài các biện pháp nêu trên, ở khu vực này cần chú trọng đến
khâu thiết kế công trình xây dựng sao cho tận dụng tối đa ánh sáng và gió tự nhiên;
- 13 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
thể chế hoá các qui định về xây dựng để hỗ trợ cho mục tiêu tiết kiệm năng lượng
điện; hệ thống điều hòa nhiệt độ hạn chế sử dụng loại điều hòa cục bộ, nên dùng
loại điều hòa trung tâm.

- Khu vực công nghiệp: Các biện pháp ở khu vực này rất đa dạng tùy vào
từng quá trình công nghệ, có thể kể điển hình một vài dạng như:
Đối với động cơ: Giữ đúng lịch bảo hành – Tránh chạy không tải, non tải,
thường xuyên khởi động - Lắp tụ bù.
Đối với hệ thống lạnh: Bảo trì đúng qui định - Bảo ôn - Tích trữ lạnh Cân bằng phụ tải trong hệ thống điều hòa không khí - Thay hệ thống điều hòa

cục bộ bằng hệ thống điều hòa trung tâm - Phân cấp máy lạnh.
Đối với hệ thống khí nén: Chọn máy nén thích hợp - Hạn chế rò rỉ - Vận hành tối
ưu.
Đối với hệ thống chiếu sáng: Sử dụng thiết bị định giờ, khống chế cường
độ sáng - Dùng chao đèn để phát huy khả năng phản xạ - Chiếu sáng không đồng
đều theo từng khu vực khác nhau nếu điều kiện cho phép- Tận dụng ánh sáng tự
nhiên - Thường xuyên bảo trì, chống bụi bặm.
- Khu vực sản xuất, truyền tải phân phối điện năng: Việc giảm tổn thất điện
năng là rất khó và phức tạp, cần phải đầu tư nâng cấp, cải tạo các thiết bị, vật tư rất
lớn dẫn tới nguồn vốn cần sử dụng là rất lớn
Đối với các nhà máy điện: Hầu hết các nhà máy điện nước ta đã vận hành lâu
năm, thiết bị đã cũ và lạc hậu tiêu hao nhiên liêu lớn, vì vậy để giảm bớt phần tiêu
tốn nhiên liệu cần đầu tư cải tạo lại các thiết bị, vật tư và cung cách sản xuất.
Đối với hệ thống truyền tải: còn thiếu đồng bộ, các hệ thống đường dây và
trạm biến áp cũ hiện đã lạc hậu, chắp vá nhiều. Một số trạm biến áp truyền tải,
đường dây truyền tải đã làm việc trong tình trạng quá tải tại các giờ cao điểm, độ tin
cậy thấp. Vì vậy việc áp dụng các giải pháp nhằm san bằng đồ thị phụ tải, lựa chọn
phương thức vận hành hợp lý cho lưới điện, nâng cấp cải tạo các trạm biến áp và
đường dây tải điện đồng thời áp dụng chế độ vận hành kinh tế sẽ cho phép giảm
được 2,5% lượng tổn thất điện năng cho toàn hệ thống.
- 14 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
2.4.2 Điều khiển nhu cầu sử dụng điện năng phù hợp với khả năng cung cấp
điện.
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất khi thực hiện chương trình DSM là
thay đổi hình dáng của đồ thị phụ tải, điều hòa nhu cầu tối đa và tối thiểu hàng ngày
của năng lượng điện để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn năng lượng, giảm bớt nhu
cầu xây dựng các nhà máy điện mới. Việc điều khiển các nhu cầu sử dụng điện cho

phù hợp với khả năng cung cấp điện được thực hiện bởi các nhà sản xuất và phân
phối điện năng. Các giải pháp để thực hiện chiến lược này bao gồm:
a. Thay đổi đồ thị phụ tải nhằm giảm chênh giữa phụ tải đỉnh và phụ tải thấp
nhất.
Có 6 phương pháp cơ bản trong việc làm thay đổ hình dạng đồ thị phụ tải
được sử dụng trong quá trình thực hiện DSM :
- Peak Clipping – giảm tải đỉnh của hệ thống , phương pháp này là một trong
những hình thức cổ điển trong việc quản lý tải , peak clipping được xem như là
giảm tải bằng cách kiểm soát tải trực tiếp . Kiểm soát tải trực tiếp là phương pháp
thông thường bằng cách kiểm soát trực tiếp các bộ phận dịch vụ khách hàng , hoặc
các thiết bị của khách hàng .Kiểm soát tải trực tiếp được dùng nhằm giảm chi phí
hoạt động và giảm chi phí cho nhiên liệu

- Valley filling – nâng cao phần thấp nhất của đồ thị phụ tải lên , thường giá
điện trong vùng này thấp hơn so với mức giá trung bình

- 15 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010

- Load shifting -bao gồm việc phân bố hợp lý tải đỉnh của đồ thị sang điểm
tải thấp nhất của đồ thị

- Strategic convervation – hình dạng tải thường thay đổi sau khi thực hiện
chương trình DSM . Sự thay đổi này phản ánh sự sụt giảm trong tiêu thụ . Trong
quá trình bảo tồn năng lượng , các nhà quy hoạch cần xem xét , đánh giá hiệu quả ,
từ đó đưa ra những hành động cụ thể cho chương trình .

- Strategic load growth – Phát triển tải chiến lược


- 16 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
- Flexible Load Shape – Đồ thị phụ tải linh hoạt

b.

Tích trữ năng lượng
Giải pháp này cũng cho phép dịch chuyển nhu cầu sử điện từ thời gian cao

điểm sang thời gian thấp điểm. Kết quả là giảm chi phí sử dụng điện cho các hộ tiêu
thụ trong khi nhà cung cấp điện cũng đạt được mục tiêu san bằng đồ thị phụ tải, tiết
kiệm vốn phát triển nguồn và lưới điện. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là
xây dựng các nhà máy thủy điện tích năng. Điện năng sẽ được phát ra vào giờ cao
điểm và được tiêu thụ vào giờ thấp điểm.
c.

Sử dụng nguồn năng lượng mới.
Đây là giải pháp áp dụng các công nghệ sử dụng năng lượng mới để bổ sung

và thay thế các dạng năng lượng cũ. Giải pháp này làm tăng khả năng đáp ứng của
hệ thống điện và mang lại nhiều lợi ích khác vì nó tận dụng được các dạng năng
lượng đang còn bỏ phí như: Mặt trời, gió, thủy triều...
d.

Chính sách đối với giá điện năng
Việc áp dụng biểu giá điện năng hợp lý sẽ tạo động lực làm thay đổi đặc


điểm tiêu dùng điện và san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống điện. Các giải pháp
DSM đều bị tác động bởi ba loại biểu giá sau:
-

Giá thời gian dùng điện: mục tiêu chính của biểu giá này là kích thích hộ tiêu

thụ thay đổi thời gian dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp điện.
-

Giá cho phép cắt điện khi cần thiết: Biểu giá này được áp dụng để khuyến

khích các khách hàng cho phép cắt điện trong thời gian cần thiết, phù hợp với khả
năng cung cấp điện kinh tế của ngành điện.

- 17 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
-

Giá điện cho những mục tiêu đặc biệt: Biểu giá đặc biệt nhằm khuyến khích

khách hàng áp dụng DSM hoặc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của nhà
nước.
2.5 Giới thiệu chương trình DSM của một số nước trên thế giới.
Đánh giá về DSM trên thế giới đã có rất nhiều nước áp dụng thành công để
nâng cao hiệu quả tiết kiệm năng lượng, việc thực hiện hiệu quả các chương trình
DSM đã làm giảm áp lực tăng thêm các nhà máy phát điện mới, cải thiện tính kinh
tế và độ vận hành ổn định hệ thống, kiểm soát được giá điện, tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên và cải thiện môi trường.

DSM đã trở thành một một chiến lược về năng lượng quan trọng, tuy nhiên
việc áp dụng và sự thành công của các chương trình DSM còn phụ thuộc vào điều
kiện hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia.
Một số chương trình DSM đã được áp dụng và thành công ở một số quốc gia sẽ
được tóm tắt sơ lược ở phần dưới đây:
a.

Tại Hoa Kỳ
Nhà nước liên bang Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về chính sách năng lượng,

đứng đầu là Bộ trưởng bộ năng lượng sẽ tiến hành xây dựng các chiến lược khung
cho ngành năng lượng quốc gia, bao gồm cả DSM. Phần lớn ngành công nghiệp ở
Hoa Kỳ đã được tư nhân hóa, nhà đầu tư đồng thời cũng là nhà sở hữu, quản lý các
công ty điện lực, và hiện nay họ đã sở hữu ¾ tổng công suất đặt của hệ thống.
Hầu hết các công ty điện lực ở Hoa Kỳ sử dụng các chương trình quy hoạch
nguồn tối ưu (IRP) và so sánh các lợi ích cho chương trình DSM với chi phí tăng
thêm khi xây dựng các tổ máy phát điện.
Ở Mỹ, trong một số luật điều chỉnh DSM, các Điện lực được pháp thu hồi lại
chi phí đầu tư DSM ở các mức khác nhau cũng như các khoản thất thu gây ra bởi
DSM. Các chi phí này được thu hồi từ khách hàng thông qua mức độ tiêu thụ điện
năng của họ. Nếu làm tốt các Điện lực còn được cấp một khoản thưởng dưới hình
thức lợi nhuận thêm vì đã thực hiện DSM với lý do là nguồn lực điện ít tốn kém
nhất. Tác động của cơ chế khuyến khích đối với DSM ở Hoa Kỳ là rất lớn. Nhiều
- 18 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
điện lực hiện đang đầu tư 1-2% doanh thu ròng vào DSM. Mức đầu tư và mức thu
lãi cao đã tạo ra một thị trường DSM ở Hoa Kỳ đạt 2 tỷ USD/năm và đã giảm được
nhu cầu sử dụng công suất xuống 5% tương đương 27000MW, cũng như tiết kiệm

được 1% tương đương 23000GWh mỗi năm.
b.

Tại các nước thuộc liên minh Châu Âu.
EU đang soạn thảo một hướng dẫn về hiệu suất năng lượng-quản lý nhu cầu

(EE-DSM). Hướng dẫn này đòi hỏi các nước là thành viên của EU phải đạt được
một lượng tối thiểu hiệu quả năng lượng nhất định thông qua các chương trình EEDSM.
Hướng dẫn về hiệu suất năng lượng-quản lý nhu cầu (EE-DSM) khuyến nghị
các nước thành viên EU mỗi năm phải giảm được tiêu thụ năng lượng mức dưới 1%
so với năm trước và phải dành tối thiểu 2% doanh thu của các công ty điện lực để
đầu tư vào chương trình DSM.
c.

Tại Trung Quốc.
Hiện không có một chính sách có hệ thống nào cho DSM ở Trung Quốc cũng

như thực tiễn triển khai. Một báo cáo năm 1998 đã phân tích các tiềm năng và hiệu
quả chi phí ở Thượng Hải và đánh giá tiềm năng có thể tiết kiệm 6TWh đến năm
2010 và chi phí đơn vị dưới 6 cent/kWh, tránh được lượng công suất mới 2450MW.
Các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu đã được ban hành, nhưng các tiêu
chuẩn này khá thấp so với Hoa Kỳ và Châu Âu.
d.

Tại Ấn Độ.
Ấn Độ hiện nay đang phải đối mặt với thiếu hụt công suất đỉnh 13% và xấp

xỉ 10% tổng nhu cầu không thể cung cấp. Hiện cũng chưa có chính sách DSM ở Ấn
Độ. Có nhiều phân tích về tiềm năng DSM, một số báo cáo đưa ra Ấn Độ có thể tiết
kiệm được 25GW công suất và 123TWh điện cho tới năm 2010. Vì vậy Ấn Độ xem

DSM như một động lực để có thêm công suất phát cho khách hàng. Một số công ty
điện lực ở Ấn Độ đã áp dụng DSM nhưng kinh nghiệm và khả năng thực hiện còn
hạn chế.
e.

Tại Malaysia
- 19 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
Các đơn vị hỗ trợ việc phân tích ở Malaysia đã gợi ý là một chương trình
DSM tập trung vào 12 mục tiêu về công nghệ có mức thu hồi vốn dưới 4 năm có thể
giảm nhu công suất đỉnh đến 10 đến 50MW trong 5 năm, việc tư nhân hóa và cải tổ
ngành điện cùng với thực tế dư thừa công suất đã được ưu tiên DSM hơn.
Đã có các chương trình hiệu suất năng lượng. Kiểm toán năng lượng trong
các tòa nhà bắt đầu tư năm 1980, bao gồm cả việc thiết kế vỏ tòa nhà, chiếu sáng,
điều hòa , phân phối điện và quản lý năng lượng. Hiện đang tiến hành các công việc
thành lập tiêu chuẩn sử dụng năng lượng.
f.

Một số kinh nghiệm quốc tế về DSM
- Đưa ra các tiêu chuẩn và dán tem năng lượng mang lại tác động đáng kể

nhất: Các hoạt động này có thể mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng cao nhất
trong tất cả chương trình DSM và tiết kiệm năng lượng, trong đó bao gồm:
• Các tiêu chuẩn thực hành năng lượng tối thiểu đối với các thiết bị điện,
đồ dùng điện.
• Xây dựng mã năng lượng.
• Dán tem năng lượng và cơ chế xếp hạng với các sản phẩm, tòa nhà.
- Cơ chế lập quỹ ổn định và thường xuyên đóng vai trò hết sức quan trọng

với thành công của chương trình DSM
- DSM và tiết kiệm năng lượng chỉ tách rời nhau về mặt hình thức: Ở một số
quốc gia, hai chương trình này được thực hiện bởi các đơn vị khác nhau, các
chương trình tiết kiệm năng lượng do các cơ quan của chính phủ thực hiện và các
chương trình DSM do các công ty Điện lực thực hiện. Sự phân tách chương trình
DSM làm cho việc thiết kế và các chính sách thực hiện trở nên phức tạp hơn và nhìn
chung đã tạo ra những “xung đột” dẫn tới khó có thể đưa ra một chương trình quốc
gia về DSM và tiết kiệm năng lượng tổng thể hiệu quả. Vì vậy Chính sách quốc gia
cần hợp nhất về DSM và tiết kiệm năng lượng.
g.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đang quan tâm, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành

điện và tự do cạnh tranh cùng với việc triển khai các chương trình DSM trên quy
- 20 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
mô rộng. Do đó cần có chính sách phù hợp cho cải tổ quy mô ngành điện và cũng
cần có những chính sách khuyến khích triển khai DSM. Kinh nghiệm ở các nước
thực hiện thành công DSM cho thấy việc xây dựng một chương trình quốc gia về
DSM phải gắn liền quy hoạch phát triển điện lực của quốc gia nhằm xác định giải
pháp cấp nguồn cho hệ thống điện bằng biện pháp điều chỉnh dịch chuyển biểu đồ
phụ tải điện.
Các chương trình DSM và tiết kiệm điện năng sẽ không thể triển khai thành
công nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền cùng với bộ khung pháp lý về DSM và tiết kiệm năng
lượng rõ ràng. Vì vậy các vấn đề về chính sách cần phải triển khai sớm là:
-


Hoàn thiện bộ khung pháp lý cho hoạt động quản lý nhu cầu điện DSM.

-

Xây dựng cơ chế, chính sách và biểu giá năng lượng phù hợp

-

Thành lập quỹ tài chính nhằm bảo đảm thực hiện thành công chương trình
DSM.

-

Ban hành các văn bản hướng dẫn Luật, Nghị định liên quan hoạt động nhu
cầu quản lý điện năng DSM.

-

Xây dựng ban hành các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho các loại thiết bị
sử dụng điện.

Cần tạo mối liên kết chặt chẽ hơn các chương trình DSM và các chương trình tiết
kiệm năng lượng: Ở nước ta hiện nay, các chương trình tiết kiệm năng lượng do Bộ
Công nghiệp quản lý thực hiện tập trung nhiều hơn về xây dựng và phát triển các cơ
chế khuyến khích thực hiện tiết kiệm năng lượng như hỗ trợ kiểm toán năng lượng,
quy định tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu và quy chế dán tem năng lượng,
nâng cao nhận thức chung. Còn chương trình DSM hiện nay do EVN thực hiện lại
tập trung chủ yếu vào mặt thiết bị-chủ yếu là thiết bị của khách hàng như các thiết
bị chiếu sáng và các thiết bị sử dụng điện. Sự thiếu đồng bộ giữa DSM và tiết kiệm

năng lượng có thể tạo ra một lỗ hổng với nhiều cơ hội DSM và tiết kiệm năng lượng
có thể bị bỏ qua.

- 21 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
Thiết lập thể chế cho các chương trình DSM và tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam:
Trước đây, chương trình DSM thường do các công ty điện lực thực hiện bởi các lợi
ích tài chính mang lại từ việc giảm nhu cầu phụ tải đỉnh thay cho việc phải thêm
nguồn cung mới. Giai đoạn hiện nay, khi ngành công nghiệp điện lực đang trong
qua trình cải tổ theo hướng phân tách mạnh mẽ các chức năng phát điện, truyền tải
và phân phối điện năng cùng với sự phát triển của thị trường điện, kinh nghiệm
quốc tế đã cho thấy một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm thực hiện các chương
trình DSM sẽ hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả cao.
2.6

Tổng quan các chương trình DSM áp dụng ở Việt nam.

2.6.1 Giới thiệu
Cung cấp năng lượng hiệu quả đang là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế,
nên việc tổ chức, gây quỹ thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM),
tiết kiệm điện năng ở các nước đang phát triển ngày càng được quan tâm .
Về vấn đề này, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã có Quyết định
số 2447/QĐ-BCN phê duyệt Chương trình quốc gia về DSM, với mục tiêu khuyến
khích cũng như đưa ra những biện pháp quản lý bắt buộc, nhằm thực hiện đồng bộ
các bước nâng cao nhận thức cộng đồng về DSM, góp phần bảo đảm việc cung cấp
điện .
DSM được nghiên cứu tại Việt Nam từ năm 1997, với sự trợ giúp của Cty Tư
vấn Hagler Bailley (Hoa Kỳ) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) đã hỗ trợ Tập

đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện dự án: Đánh giá tiềm năng DSM ở Việt
Nam, nhằm xác định tiềm năng DSM để hỗ trợ ngành Điện tìm giải pháp hiệu quả,
đáp ứng nhu cầu điện có xu hướng tăng trưởng cao trong tương lai. Kết quả dự án
cho thấy, DSM có tiềm năng lớn, góp phần giải quyết vấn đề tăng trưởng nhu cầu
điện ở Việt Nam. Dự án đã khuyến nghị Chính phủ Việt Nam triển khai chương
trình DSM tổng thể, gồm 2 đến 3 giai đoạn cho đến năm 2010 và có thể cắt giảm
được khoảng 770 MW công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia, tương ứng lượng
điện năng hơn 3,55 tỷ kWh .

- 22 -


Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
Chương trình DSM có 4 nhóm nội dung gồm:
-Hỗ trợ DSM .
-Các dự án trung và dài hạn .
-Nâng cao nhận thức về DSM .
-Hoàn thiện khung pháp lý về DSM .
2.6.2 Tình hình thực hiện chương trình DSM ở Việt Nam
Chương trình DSM đã được chính phủ Việt Nam quân tâm nghiên cứu từ rất
sớm, tuy nhiên các chương trình các chương trình được thực hiện bởi các nguồn vốn
khác nhau và nhiều đơn vị quản lý khác nhau nên các chương trình DSM được thực
hiện từ trước năm 2006 chỉ có tính chất đơn lẻ. Chính vì thế hiệu quả của các
chương trình này là không cao. Kết quả của từng chương trình không được đánh giá
cụ thể rõ ràng.
Các chương trình DSM đã được thực hiện cho tới nay có thể chia thành các
giai đoạn như sau:
-

Giai đoạn chuẩn bị ( trước năm 1998): Giai đoạn nghiên cứu đánh giá tiềm

năng DSM.

-

Giai đoạn 1 ( từ năm 1998-2002): Giai đoạn thử nghiệm và xây dựng các quy
định cơ bản của các chương trình DSM.

-

Giai đoạn 2 ( từ năm 2002-2006 ): Giai đoạn triển khai một số chương trình
DSM tiềm năng.

-

Giai đoạn tiếp theo ( từ năm 2006 đến 2015 ): Triển khai các chương trình
DSM quốc gia và chương trình tiết kiệm năng lượng mục tiêu quốc gia trên
phạm vi toàn quốc

2.6.2.1. Giai đoạn chuẩn bị các chương trình DSM trước năm 1998
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu cơ bản nhất là:
-

Nghiên cứu “đánh giá tiềm năng DSM ở Việt Nam” do tư vấn Hagler Bailley
( Hoa Kỳ) thực hiện dưới sự tài trợ của Ngân hàng thế giới.

-

Xây dựng chương trình “ Bảo tồn và hiệu suất năng lượng ” do bộ
KHCN&MT chủ trì thực hiện.
- 23 -



Lª Trung Thµnh – Líp cao häc hÖ thèng ®iÖn 2008 - 2010
Nghiên cứu “đánh giá tiềm năng DSM ở Việt Nam” do tư vấn Hagler Bailley
( Hoa Kỳ) thực hiện cho thấy DSM có tiềm năng rất lớn góp phần giải quyết vấn đề
tăng trưởng nhu cầu điện năng ở nước ta. Dự án khuyến nghị chính phủ Việt Nam
triển khai chương trình DSM tổng thể, gồm 2 đến 3 giai đoạn cho đến năm 2010 và
có thể cắt giảm được khoảng 770 MW công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia,
tương ứng lượng điện năng hơn 3,55 tỷ kWh .
Năm 1998 Bộ KHCN & MT đã tiến hành xây dựng “ Tổng sơ đồ phát triển
các chương trình bảo tồn và nâng cao hiệu suất năng lượng ”. Chương trình đã đề
xuất ra các chương trình hiệu quả năng lượng với sự hỗ trợ cơ bản từ các chính sách
và văn bản pháp luật và từ đó thực hiện các chương trình kiểm toán điện năng,
thành lập các trung tâm bảo tồn năng lượng ở các tỉnh, thành phố và xây dựng nột
quỹ công cộng nhằm tài trợ cho hoạt động của chương trình hiệu quả năng lượng
của các khách hàng tiêu thụ năng lượng. Các nghiên cứu trong dự án này chỉ ra rằng
chiếu sáng và các hoạt động công nghiệp đóng góp lớn nhất vào tiêu thụ điện và
phụ tải đỉnh, hầu hết các cơ sở công nghiệp là doanh nghiệp quốc doanh và làm việc
không hiệu quả. Nghiên cứu cũng đã đề xuất các thiết bị điện cần được ưu tiên
khuyến khích nhằm làm giảm phụ tải tại giờ cao điểm. Chương trình đã đóng góp
cho kế hoạch nhằm bảo toàn và sử dụng năng lượng hợp lý từ năm 1996-2000.
2.6.2.2 . Giai đoạn I của chương trình DSM 1998-2002.
Dự án được coi là giai đoạn đầu tiên của chương trình DSM, được thực hiện
dưới sự tài trợ không hoàn lại của quỹ SIDA ( Thụy Điển) giá trị 29 triệu Curon
Thụy Điển tương đương 2,8 triệu USD thông qua Ngân hàng thế giới.Các hoạt động
chủ yếu bao gồm:
-

Hỗ trợ đánh giá và xây dựng khung đánh giá đối với DSM.


-

Xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất sử dụng điện cho thiết bị chiếu sáng và động
cơ điện.

-

Nghiên cứu và quản lý phụ tải thí điểm trong khoảng 100 đơn vị thương mại
và công nghiệp lớn.

-

Xây dựng tiêu chuẩn hiệu hiệu suất sử dụng điện trong các tòa nhà công sở.
- 24 -


×