Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----------

Nguyễn Hồ Chí Trung

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ
THÂM HỤT NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----------

Nguyễn Hồ Chí Trung

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ
THÂM HỤT NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DIỆP GIA LUẬT

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của TS. Diệp Gia Luật. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này
là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác
giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2016
Học viên

Nguyễn Hồ Chí Trung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG I:
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1

Lý do thực hiện đề tài ....................................................................................1


1.2

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................1

1.3

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu .......................................2

1.4

Phương pháp nghiêncứu ................................................................................2

1.5

Những đóng góp mới của luận văn................................................................3

1.6

Kết cấu của bài luận văn ................................................................................3

1.7

Dự báo kết quả nghiên cứu ............................................................................4

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ MỐI
QUAN HỆ LẠM PHÁT, THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CÁC CHỈ SỐ KINH
TẾ VĨ MÔ ................................................................................................................. 6
2.1 Tổng quan lý thuyết ...........................................................................................6
2.1.1. Mối quan hệ giữa lạm phát, thâm hụt ngân sách vớicung tiền và độ mở

thương mại ............................................................................................................6
2.1.2. Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách ....................................9
2.2 Các nghiên cứu trước đây liên quan vấn đề nghiên cứu ..................................10
2.2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát với cung tiền và độ mở
thương mại ..........................................................................................................10
2.2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt với độ mở thương mại ....11
2.2.3 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách ....12
CHƯƠNG III
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 15


3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................15
3.2 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................15
3.2.1 Đặc điểm kỹ thuật......................................................................................15
3.2.2 Vấn đề nhận dạng trong Hệ phương trình tác động đồng thời ..................17
3.3 Dữ liệu và đo lường các biến ...........................................................................21
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................22
3.4.1 Kiểm định tình nội sinh bằng Phương pháp Durbin – Wu Hausman .......22
3.4.2 Xây dựng hệ phương trình tác động đồng thời .........................................23
3.4.3 Phương pháp bình phương tối thiểu gián tiếp (ILS) .................................24
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 28
4.1 Tổng quát tình hình lạm phát và thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 1985
- 2016 .....................................................................................................................28
4.1.1

Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 1985 - 2016 .................................28

4.1.2


Thâm hụt ngân sách Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 2016 ...............35

4.1.3

Nhận định về tình hình lạm phát và thâm hụt ngân sách Việt Nam .....42

4.2 Kết quả kiểm định ............................................................................................43
4.2.1 Kết quả tham số kiểm định phương trình dạng rút gọn.............................43
4.2.2 Kết quả tham số kiểm định phương trình cấu trúc ....................................44
4.3 Thảo luận về kết quả kiểm định .......................................................................45
4.3.1 Mối quan hệ giữa lạm phát, thâm hụt ngân sách với cung tiền và độ mở
thương mại Việt Nam .........................................................................................45
4.3.2 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát Việt Nam ..................46
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................................... 48
5.1 Kết luận ............................................................................................................48
5.1.1 Mối quan hệ giữa lạm phát, thâm hụt ngân sách với cung tiền và độ mở
thương mại ..........................................................................................................48
5.1.2 Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách ...................................48
5.2 Gợi ý chính sách ..............................................................................................49


5.2.1 Kiểm soát thâm hụt ngân sách Việt Nam ..................................................49
5.2.2 Kiểm soát cung tiền ...................................................................................51
5.2.3 Kiểm soát độ mở thương mại ....................................................................52
KẾT LUẬN ..............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2SLS: Phương pháp Bình phương tối thiểu hai giai đoạn
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
BD: Thâm hụt ngân sách
DWH: Kiểm định nội sinh Durbin – Wu Hausman
GDP: Tổng sản phẩn quốc nội
GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam
IF: Tỷ lệ lạm phát
ILS: Phương pháp Bình phương tối thiểu gián tiếp
IMF: Quỹ tiền tệ Quốc tế
M: Mức cung tiền
OLS: Phương pháp Bình phương tối thiểu chuẩn tắt
SEM: Hệ phương trình tác động đồng thời
TO: Độ mở thương mại
WB: Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1: Công thức tính tham số tác động trong hệ phương trình đồng thời .........19
Bảng 3-2: Tổng kết các trường hợp nhận dạng và phương pháp ước lượng cho mô
hình SEM. .................................................................................................................20
Bảng 3-3: Mô tả dữ liệu nghiên cứu : .......................................................................21
Bảng 4-4: Tổng hợp tham số phương trình dạng rút gọn..........................................43


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4-1: Tình hình lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2016 (% năm). 29
Biểu đồ 4-2: Tình hình thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 1985 – 2016 (%
GDP)..........................................................................................................................35

Biểu đồ 4-3: Tình hình vay nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn
1990 – 2013. ..............................................................................................................41


1

CHƯƠNG I:
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do thực hiện đề tài
Việt Nam, cái tên không còn xa lạ đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trên các diễn
đàn kinh tế và hội nhập thế giới, một nền kinh tế đang phát triển với những thành
tựu đáng khích lệ sau hơn 30 năm Đổi mới, trở thành một trong những môi trường
thu hút các nhà đầu tư – kinh doanh đứng đầu. Bên cạnh những thành tựu đáng
khích lệ, vẫn tồn tại nhiều khó khăn và thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam, như
tỷ lệ lạm phát cao và diễn biến bất ổn, nợ công tăng cao, tình trạng thâm hụt ngân
sách dai dẳn, sự cạnh tranh gây gắc từ các yếu tố nước ngoài, sự lãng phí các nguồn
lực xã hội đặc biệt trong khu vực sử dụng vốn Nhà nước, môi trường tự nhiên bị tàn
phá... Trong đó tình trạng lạm phát được xem là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng
bậc nhất, vì nó tác động đến hầu hết tất cả các mặt, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Dưới
góc độ nghiên cứu về Tài chính Công, nhận thấy tầm quan trọng của việc xác định
mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách; mối quan hệ giữa thâm hụt ngân
sách, lạm phát với các biến kinh tế vĩ mô quan trọng tại Việt Nam. Đó là lý do tác
giả thực hiện nghiên cứu đề tài mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại
Việt Nam. Từ đó, bổ sung thêm nghiên cứu thực nghiệm và cơ sở biện luận các hiện
tượng kinh tế diễn ra trong nước. Hơn nữa, từ kết quả nghiên cứu này có thể đưa ra
những dự báo và gợi ý chính sách nhằm quản lý tốt hơn cả về tình trạng lạm phát,
thâm hụt ngân sách, cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam trong thời gian
tới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của bài luận văn là tìm ra mối quan hệ tương quan đồng thời

hai chiều giữa lạm phát với thâm hụt ngân sách, cũng như là với các chỉ số kinh tế
vĩ mô khác tại Việt Nam trong giai đoạn 1985 - 2016. Để đạt được mục tiêu nghiên


2
cứu này, cùng với định hướng mô hình nghiên cứu thích hợp, bài luận văn tiến hành
thực hiện lần lượt các nhiệm vụ nghiên cứu như sau. Trước tiên là tìm ra sự tác
động của cung tiền và độ mở thương mại lần lượt lên hai chỉ số kinh tế quan trọng
là lạm phát và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam. Cụ thể là:
 Tìm thấy sự tác động của cung tiền và độ mở thương mại lên lạm phát;
 Tìm thấy sự tác động của cung tiền và độ mở thương mại lên thâm hụt ngân
sách.
Từ những phát hiện về sự tác động của cung tiền và độ mở thương mại này sẽ làm
cơ sở để tìm ra mối quan hệ tương quan đồng thời hai chiều giữa lạm phát và thâm
hụt ngân sách, cụ thể thông qua hai nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo:
 Tìm thấy sự tác động cụ thể, rõ ràng của thâm hụt ngân sách lên lạm phát;
 Tìm thấy sự tác động cụ thể, rõ ràng của lạm phát lên thâm hụt ngân sách.
Đây chính là hai nhiệm vụ nghiên cứu chính của bài luận văn, góp phần giải quyết
mục tiêu quan trọng nhất mà tác giả đặt ra.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu
Đối tượng nghiên cứu chính của bài luận văn là mối quan hệ giữa các biến số lạm
phát, thâm hụt và các biến kinh tế vĩ mô khác tại Việt Nam trong giai đoạn 1985 2016. Trong quá trình xây dựng mô hình, nghiên cứu trước tiên xem xét đến sự tác
động của các biến số kinh tế vĩ mô ngoại sinh là cung tiền và độ mở thương mại tác
động lên lần lượt các biến nội sinh là lạm phát và thâm hụt ngân sách. Sau đó, dựa
trên những sự tác động này, tác giả tiến hành xem xét mục tiêu nghiên cứu chính là
mối quan hệ tương quan đồng thời giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách. Phạm vi
thu thập dữ liệu cụ thể được thực hiện với số liệu thu thập tại Việt Nam trong giai
đoạn 32 năm từ 1985 đến năm 2016.
1.4 Phương pháp nghiêncứu



3
Dựa trên những nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt, thông qua
việc áp dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp đã giúp bài luận văn xem xét bổ
sung các tác động của cung tiền và độ mở thương mại đến hai biến số này. Bài luận
văn áp dụng phương pháp kiểm định nội sinh Durbin – Wu Hausman, tiếp theo là
tiếp cận mô hình Hệ phương trình tác động đồng thời (Simultaneous Equations
Models – SEM), thông qua phương pháp Bình phương tối thiểu gián tiếp (Indirect
least squares – ILS). Bài luận văn với mục tiêu là tìm ra mối quan hệ giữa thâm hụt
ngân sách và lạm phát, bên cạnh đó là sự tác động của các biến cung tiền và độ mở
thương mại lên hai biến lạm phát và thâm hụt tại Việt Nam.
1.5 Những đóng góp mới của luận văn
Bài luận văn đi vào nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách,
một đề tài đã được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt
Nam. Thế nhưng, trong giới hạn tiếp cận kho dữ liệu của bản thân, tác giả nhận thấy
việc áp dụng hệ phương trình tác động đồng thới (SEM), cụ thể thông qua phương
pháp bình phương tối thiểu gián tiếp (ILS) để nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm
phát và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam là một đóng góp mới mang tính thực tiễn
của bài luận văn. Góp một phần nhỏ vào cơ sở dữ liệu phân tích chỉ số kinh tế vĩ mô
lạm phát và thâm hụt ngân sách nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam
nói chung.
1.6 Kết cấu của bài luận văn
Phần nội dung chính của bài luận văn được trình bày trong 5 chương, cụ thể:
Chương I là phần mở đầu trình bày các nội dung lý do thực hiện đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu, phương pháp nghiên cứu được
lựa chọn sử dụng, những đóng góp mới của luận văn, kết cấu và dự báo kết quả
nghiên cứu. Giúp hình thành nên cái nhìn tổng thể về quá trình thực hiện đề tài.


4

Chương II là tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa
lạm phát và thâm hụt ngân sách cũng như giữa lạm phát, thâm hụt ngân sách với hai
biến ngoại sinh là cung tiền và độ mở thương mại. Đây sẽ là chương nền tảng lý
thuyết chính của bài luận văn.
Chương III đề cập đến mô hình và phương pháp nghiên cứu bao gồm các thành
phần quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, dữ liệu và đo lường các biếncùng
và quan trọng là phần phương pháp nghiên cứu với bao gồm kiểm định nội sinh
Durbin – Wu Hausman, hệ phương trình tác động đồng thời và phương pháp bình
phương tối thiểu gián tiếp.
Chương IV là kết quả nghiên cứu và những bản luận từ kết quả này. Trình bày kết
quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu, chiều tác động và ý nghĩa thống kê của các
tham số, từ đó làm cơ sở bàn luận về mối quan hệ giữa lạm phát, thâm hụt với các
biến cung tiền và độ mở thương mạivà giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách, tại
Việt Nam.
Cuối cùng, Chương V là kết luận chung về kết quả nghiên cứu và đưa ra những gợi
ý chính sách trong việc kiểm soát thâm hụt ngân sách, cung tiền và độ mở thương
mại tại Việt Nam, bên cạnh đó là nêu ra những hạn chế của bài nghiên cứu và đề
xuất hướng giải quyết trong tương lai để hoàn thiện hơn.
1.7 Dự báo kết quả nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, bài luận văn kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ cho
thấy được mối quan hệ đồng thời, tương quan lẫn nhau giữa lạm phát và thâm hụt
ngân sách. Theo đó, thâm hụt ngân sách sẽ làm gia tăng lạm phát, và ngược lại sự
gia tăng lạm phát càng làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách thêm trầm trọng.
Cũng như tìm thấy được sự tác động rõ nét từ các biến số kinh tế vĩ mô là cung tiền
và độ mở thương mại lên lần lượt lạm phát và thâm hụt. Cụ thể đối với lạm phát,
cung tiền sẽ có mối quan hệ đồng biến, và độ mở thương mại sẽ có mối quan hệ
nghịch biến. Cùng với kỳ vọng về sự tác động của cung tiền làm gia tăng mức độ


5

thâm hụt và cuối cùng là sự tác động của độ mở thương mại làm sụt giảm mức độ
thâm hụt ngân sách Việt Nam.
 Như vậy, với nhưng nội dung nêu trên đã cho thấy tính cần thiết để thực hiện
một nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại Việt
Nam. Để có thể nghiên cứu chuyên sâu, phần tiếp theo đây tác giả đề cập đến
tổng quan cơ sở lý thuyết và lượt khảo qua các nghiên cứu trước đây có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu trong nước và trên thế giới.


6

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY VỀ MỐI QUAN HỆ LẠM PHÁT, THÂM HỤT NGÂN
SÁCH VÀ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ
2.1 Tổng quan lý thuyết
2.1.1. Mối quan hệ giữa lạm phát, thâm hụt ngân sách vớicung tiền và độ mở
thương mại
2.1.1.1 Giữa lạm phát với cung tiền và độ mở thương mại
Các chỉ số kinh tế vĩ mô đều có mối quan hệ, liên kết một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp với nhau. Để củng cố cho cơ sở lý thuyết về mối quan hệ của lạm phát, bài luận
văn nêu ra các cơ sở lý thuyết của lạm phát với cung tiền và độ mở thương mại.
Cung tiền và lạm phát
Ta cùng điểm qua trường phái trọng tiền mà tiêu biểu là Milton Friedman (1956),
theo lý thuyết về lượng tiền tệ, mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát được thể
hiện bằng công thức như sau:
MV=PY
Trong đó: M là lượng tiền, V là vòng quay của tiền, P là giá cả và Y là sản lượng
(GDP thực). Như vậy, với giả định sản lượng nền kinh tế và vòng quay tiền tệ
không thay đổi, cung tiền và mức giá cả có quan hệ đồng biến với nhau. Đây là cơ

sở lý thuyết vững chắc nhất giải thích sự tác động đồng biến của cung tiền lên tỷ lệ
lạm phát.
Độ mở thương mại và lạm phát


7
Theo như David Romer (1983), độ mở thương mại càng lớn thì lạm phát càng nhỏ.
Điều này là đúng với hầu hết các quốc gia, và đặc biệt là mối quan hệ này càng rõ
nét hơn ở những quốc gia có nền chính trị ít ổn định và Ngân hàng Trung ương phụ
thuộc nhiều vào Chính phủ. Tuy nhiên, mối quan hệ này lại không tồn tại ở những
quốc gia nhỏ nhưng có trình độ phát triển kinh tế cao. Có 02 hướng lý giải cho mối
quan hệ nghịch biến này là:
Độ mở thương mại có tính nội sinh: tỷ lệ nhập khẩu trong GDP không chỉ phụ thuộc
vào quy mô nền kinh tế mà còn phụ thuộc vào chính sách của quốc gia đó. Ví dụ
các quốc gia theo đuổi chính sách bảo hộ, lần lượt áp dụng các chính sách nhằm
phục vụ cho các nhóm nắm quyền, từ đó gây nền tình trạng thâm hụt ngân sách, tỷ
lệ lạm phát cao. Từ đó, có thể nhận thấy mối quan hệ nghịch biến giữa độ mở
thương mại và lạm phát suất phát từ sự lựa chọn trong chính sách mở cửa của mỗi
quốc gia.
Giải trình ngân sách: mối quan hệ nghịch biến giữa độ mở thương mại và lạm phát
phản ảnh liên quan đến việc ngân sách nhà nước vàquyền lực lãnh chúa1hơn là sự
thiếu thốn tự ràng buộc trong chính sách tiền tệ. Có hai hình thức cụ thể như
sau:Thứ nhất doanh thu từ hoạt động thuế quan ngày càng tăng đối với nền kinh tế
ngày càng mở cửa thương mại. Như thế các nước nhỏ có thể sẽ có cơ cấu nguồn thu
phần lớn đến từ thuế xuất nhập khẩu, và xem nhẹ các nguồn thu ngân sách khác,
bao gồm cả “quyền của lãnh chúa”. Kết quả này dẫn đến tỷ lệ lạm phát thấp
hơn.Thứ hai là độ co giản của cầu đồng nội tệ đối với lạm phát sẽ cao hơn trong nền
kinh tế mở cửa: khi thương mại được mở rộng, sẽ làm cho lượng ngoại tệ xuất hiện
nhiều hơn, từ đó làm cho đồng nội tệ dễ bị thay thế. Như thế tỷ lệ lạm phát sẽ thấp
hơn trong nền kinh tế mở cửa nhiều hơn.


Quyền lực lãnh chúa: là chênh lệch giữa giá trị đồng tiền phát hành và chi phí để tạo ra đồng tiền đó của
Chính phủ. Chính phủ Mỹ tiêu tốn 0,05 đô là để phát hành ra 1 đô la, như thế quyền của lãnh chúa là 0,95 đô
la.
1


8
2.1.1.2 Giữa thâm hụt ngân sách với cung tiền và độ mở thương mại
Cung tiền
Cơ sở lý thuyết về sự tác động của cung tiền lê thâm hụt ngân sách chủ yếu xuất
phát từ lập luận về sự tác động gián tiếp thông qua lạm phát. Cung tiền ở mức cao
và liên tục gây nên tình trạng dư thừa trong lưu thông và đẩy lãi suất tăng cao là
nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát. Một khi lạm phát gia tăng làm đe dọa đến
ngân sách của Chính phủ ở cả hai khía cạnh nguồn thu và chi tiêu. Cụ thể đối với
nguồn thu thuế thu nhập khi lạm phát đe dọa đến lợi nhuận doanh nghiệp, gây tổn
hại xã hội và tỷ lệ thất nghiệp. Còn đối với các khoản chi chủ yếu làm gia tăng chi
thường xuyên, chi đầu tư và các khoản chi phú lợi xã hội.
Độ mở thương mại
Khi độ mở thương mại quốc gia gia tăng - một tính hiệu trực tiếp từ việc quốc gia
đó thực hiện sâu rộng chính sách tự do thương mại, điều này đặt ra câu hỏi là nguồn
thu thuế của họ có bị đe dọa hay không khi hàng loạt những mức thuế suất xuất nhập khẩu phải bị cắt giảm hoặc bãi bỏ bởi các hiệp định thương mại song phương
và đa phương. Theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lý thuyết về lợi thế tương đối
của Adam Smith, tất cả đều ủng hộ quan điểm cho rằng tự do thương mại sẽ góp
phần thúc đẩy tăng trưởng tại quốc gia. Sau này lý thuyết được phát triển bởi Mô
hình Hechscher - Ohlin, thuyết chu kỳ sống sản phẩm, thuyết bảo hộ hợp lý đã
khẳng định thêm sức ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến nền kinh tế trong nước.
Từ đó gia tăng tỷ suất sinh lợi, sự giàu có cho nền kinh tế, thúc đẩy nguồn thu thuế
và hạn chết thâm hụt ngân sách ở các quốc gia đang rơi vô trường hợp này.
Hơn nữa, cũng xuất phát từ cơ sở phần tích của David Romer (1983), độ mở thương

mại sẽ tác động trực tiếp đến nguồn thu thuế quan, đặc biệt là các nước nhỏ, chưa
hội nhập nhiều và kinh tế chưa phát triển. Khi đó nguồn thu thuế quan sẽ trở thành
nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà nước, làm giảm mức độ thâm hụt ngân
sách nếu như nó diễn ra.


9
2.1.2. Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách
2.1.2.1 Thâm hụt ngân sách tác động đến lạm phát
Điểm qua cơ sở lý thuyết về lạm phát và thâm hụt ngân sách. Chúng ta có thể nhận
thấy phần lớn các nhận định xuất phát từ lập luận đến từ trường phái trọng tiền cho
rằng. Khi nền kinh tế đạt mứctăng trưởng nóng, nó đòi hỏi một lượng cung tiền lớn,
nếu số dư tiền quá lớn so với nhu cầu thực tế sẽ gây ra những hệ quả xấu đến nền
kinh tế như là đồng nội tệ mất giá đi kèm và tỷ lệ lạm phát tăng cao.
Bằng cách ổn định nền kinh tế, cơ quan phát hành tiền tệ có thể lựa chọn một lượng
cung tiền nhất định vừa đủ để kích thích tăng trưởng mà vẫn kiểm soát được lạm
phát Friedman (1968), Sargent và Wallace (1981) cùng dựa trên lập luận rằng chính
sách tài khóa sẽ là công cụ hữu hiệu giúp Chính phủ tài trợ cho các khoản thâm hụt,
tuy nhiên nó sẽ dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là lạm phát gia tăng.Thâm
hụt ngân sách là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến lạm phát, chủ yếu xuất phát từ trong
phạm vi các khoản tín dụng của Chính phủ, đến từ Hamburger và Zwick (1981).
Như vậy, có thể nhận thấy thâm hụt ngân sách tác động đến lạm phát chủ yếu thông
qua gián tiếp bởi các kênh tài trợ cho thâm hụtngân sách.
2.1.2.2 Lạm phát tác động đến thâm hụt ngân sách
Cở sở lý thuyết về sự tác động của lạm phát lên thâm hụt ngân sách được nêu ra từ
nghiên cứu Sự liên kết giữa chính sách tài khoán và chính sách tiền tệ. Thông qua
phân tích cơ sở lý thuyết mối quan hệ giữa lợi nhuận cổ phiếu, cung tiền và lãi suất
của Robert Geske và Richard Roll (1983). Tác giả đưa ra giải thích bổ sung các cú
sốc thực ngẫu nhiên tác động nghịch biến đến lợi nhuận cổ phiếu, lần lượt khiến cho
tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và lợi nhuận công ty giảm xuống. Từ đó dẫn đến nguồn

thu thuế từ cá nhân và doanh nghiệp sụt giảm.Các khoản chi tiêu của Chính phủ
không thay đổi tương xứng với sự thay đổi trong nguồn thu, theo chiều hướng tăng
cao hơn và do đó làm cho thâm hụt ngân sách gia tăng. Lãi phải trả từ các khoản
thâm hụt ngân sách khu vực công gia tăng.


10
Khi đó Chính phủ sẽ có những động thái nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt bằng
cách gia tăng cơ sở tiền. Tình trạng này tiếp tục sẽ khiến cho lạm phát gia tăng. Như
thế nó sẽ tạo ra một vòng xoay liên hồi giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách. Từ đó
khuyết đại tình trạng thâm hụt ngân sách nếu như lạm phát cao và liên tục kết hợp
với tình trạng thâm hụt không được cải thiện. Cũng như tình trạng lạm phát sẽ ngày
càng gia tăng nếu như thâm hụt ngân sách diễn ra trong nhiều năm và thường xuyên
ở mức báo động.
2.2 Các nghiên cứu trước đây liên quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát với cung tiền và độ mở
thương mại
Bên cạnh đó, để mở rộng nghiên cứu, bài luận văn cũng tìm được rất nhiều nghiêm
cứu thực nghiệm dự trên cơ sở của Friedman (1956), thực hiện đánh giá sự tác động
của cung tiền đến lạm phát, theo đó với mỗi sự gia tăng của cung tiền đều tạo ra một
sự gia tăng của lạm phát. Cụ thể như nghiên cứu được thực hiện tại 18 quốc gia
Châu Mỹ Latin trong giai đoạn 1958 – 1975 của Kenneth Holden và David A. Peel
(1979), kết quả đã chỉ ra rằng có tổng cộng 13/18 quốc gia cho thấy thông qua các
chính sách làm gia tăng cung tiền đã có tác động gia tăng lạm phát.Tiếp theo có thể
kể đến nghiên cứu của M. Golam Mortaza (2006) được thực hiện tại Bangladesh
trong giai đoạn 1989 – 2006 bằng mô hình VARs đã kết luận cung tiền, tỷ giá và lãi
suất đều có tác động đến lạm phát. Và cũng trong nghiên cứu của Vincent N.
Ezeabasili và cộng sự (2012) có đưa ra một kết luận là với sự gia tăng 1% trong
cung tiền sẽ dẫn đến tỷ lệ lạm phát gia tăng 2,4%.
Ngoài ra, bàiluận văn cũng phát hiện và điểm qua những nghiên cứu thực nghiệm

về sực tác động của độ mở thương mại lên biến số lạm phát. Dựa trên cơ sở lý
thuyết có được từ Rome (1983). Phần lớn các nghiên cứu đưa ra kết luận rằng các
quốc gia càng hội nhập về thương mại và tiền tệ sẽ có mức lạm phát trung bình thấp
hơn, song song với việc hiệu ứng đánh đổi giữa lạm phát và đầu ra lớn hơn. Theo


11
hai nhà kinh tế là Alfred V. Guender và Sharon McCaw (1999), sai lệch lạm phát có
mối quan hệ nghịch đảo với độ co giãn của sản lượng đầu ra của nền kinh tế dựa
trên tỷ giá thực tế. Hoặc nghiên cứu quy mô của Harald Badinger (2008) được thực
hiện tại 91 quốc gia trong giai đoạn 1985 – 2004, đã đưa ra kết luận việc mở rộng
ngoại thương và đón nhận các dòng vốn quốc tế sẽ làm sụt giảm lạm phát, cùng thời
điểm với nó là hiệu ứng đánh đổi đầu ra – lạm phát lớn hơn. Hơn thế nữa còn có
nhận định rằng sự gia tăng mở cửa hội nhập, được đo lường thông qua sản lượng
nhập khẩu, là nguyên nhân dẫn đến giá cả sụt giảm (Natalie Chen và cộng sự 2004). Cuối cùng, để củng cố hơn nữa lý luận, có thể điểm qua nghiên cứu của
Tahir Mukhtar (2010) được thực hiện tại Pakistan trong giai đoạn 1960 – 2007, đã
khẳng định mở cửa thương mại sâu rộng hơn sẽ giúp kéo giảm lạm phát, điều này là
làm thay đổi suy nghĩ của những người cho rằng tự do thương mại và tỷ giá thả nổi
sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế trong nước.
Ngoài ra, cũng có thể kể đến nghiên cứu tìm kiếm mối quan hệ giữa lạm phát và
thâm hụt ngân sách với các biến kinh tế vĩ mô khác như tăng trưởng, lãi suất, tỷ giá
và đều thu được các kết quả hữu ích của Majeed Ali Hussain và Afaf Abdull J.
Saaed (2014).
2.2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt với độ mở thương mại
Tiếp đó, bài nghiên cứu không chỉ đánh giá sự tác động của lạm phát, mà còn liên
hệ thêm yếu tố tác động là độ mở thương mại, chủ yếu thông qua công cụ thuế
quan, cơ cấu ngân sách và cầu nội tệ. Một vài nghiên cứu đã cho thấy kết quả độ mở
thương mại tác động làm giảm thâm hụt ngân sách thông qua kênh gián tiếp là thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó tạo ra nguồn thu thuế lớn hơn cho Chính phủ, hoặc
thông qua kênh tác động trực tiếp là nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu.

Thực tế kiểm nghiệm cho thấy điều này hầu như không đáng lo ngại vì Chính phủ
các quốc gia luôn có cách thức bảo đảm nguồn thu bằng cách gia tăng các loại thuế
nội địa, ví dụ như thuế tiêu thụ đặt biệt hoặc thuế giá trị gia tăng. Cụ thể nghiên cứu


12
của Thomas Baunsgaard và Michael Kean (2005) cho ra kết quả rằng doanh thu
thuế nội địa sẽ gia tăng từ 45 đến 60 cent với mỗi sự gia tăng của 1 đô la thuế xuất
nhập khẩu tại các quốc gia có thu nhập trung bình – thấp. Sự gia tăng hội nhập, tự
do giao thương hàng hóa còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vượt bậc (Frankel và
Romer - 1999) và gia tăng tỷ suất doanh lợi đặc biệt là ở các quốc gia đang phát
triển (Ramkishen S. Rajan - 2002). Thế nhưng vẫn có những ý kiến trái chiều khi
nhận định rằng tự do thương mại điển hình là độ mở thương mại sẽ đe dọa làm cho
nguồn thu thuế sụt giảm do tiến trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu và Chính phủ rất
khó khăn trong việc tìm nguồn thu khác bù đắp hoặc thay thế, đặc biết là ở các quốc
gia thu nhập thấp, năng lực quản lý tài chính công còn hạn chế.
Trong giới hạn về thời gian và tiếp cận cơ sở dữ liệu, tác giả chưa tìm thấy nghiên
cứu thể hiện sự tác động của cung tiền đối với thâm hụt ngân sách. Thế nhưng với
lập luận về sự tác động gián tiếp của cung tiền đến thâm hụt thông qua tác động
đồng biến với tỷ lệ lạm phát. Bài nghiên cứu tiếp tục dựa trên lập luận này để kiểm
định và đưa ra những ý kiến bàn luận ở phần sau rằng cung tiền tác động làm gia
tăng mức độ thâm hụt ngân sách.
2.2.3 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách
Cuối cùng, sau khi lượt khảo các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát, thâm
hụt ngân sách với lần lượt cung tiền và độ mở thương mại. Tác giả đề cập đến các
nghiên cứu thể hiện mối quan hệ được quan tâm nhất trong bài luận văn. Đã có rất
nhiều các nghiên cứu tập trung vào vấn đề lạm phát trên toàn thế giới, không chỉ ở
nhóm các quốc gia phát triển mà cũng có rất nhiều tại các quốc gia đang phát triển.
Từ đó các nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa lạm phát và các biến kinh tế vĩ mô
cũng phát triển theo, thâm hụt ngân sách cũng không là ngoại lệ.

Theo trường phái tiền tệ, sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát phụ thuộc chặt chẽ vào sự
thay đổi của cung tiền. Thâm hụt ngân sách không tác động trực tiếp đến lạm phát,
mà nó tác động thông qua tác động vào mức giá cả bằng công cụ tiền tệ và tâm lý


13
của người dân. Và thực tế đã có một số nghiên cứu trả lời câu hỏi về sự tác động
của thâm hụt ngân sách đến lạm phát, kết quả đã cho thấy rằng mức độ thâm hụt
càng cao sẽ tác động làm gia tăng tỷ lệ lạm phát. Nghiên cứu thực nghiệm tại
Pakistan trong giai đoạn 1973 – 1992 bằng phương pháp Bình phương gián tiếp hai
giai đoạn (2SLS) của Mohammad Aslam Chaudhary và Naved Ahmad (1995) đã
đưa ra nhận xét: để muốn kiểm soát lạm phát, Chính phủ cần cắt giảm thâm hụt
ngân sách. Tiếp đó, Muzafar Shah Habibullah và cộng sự (2011) thực hiện nghiên
cứu tại 13 quốc gia đang phát triển Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn
1950 – 1999, bằng phương pháp ECM, nghiên cứu này đã kết luận tồn tại mối quan
hệ tác động trong dài hạn của lạm phát và thâm hụt ngân sách. Và đặc biệt là nghiên
cứu thực nghiệm trong nước trong giai đoạn 25 năm từ 1985 – 2011 của Sử Đình
Thành (2012) nghiên cứu thâm hụt ngân sách và lạm phát tại Việt Nam cũng đã kết
luận thâm hụt ngân sách có tác động ý nghĩa thống kê lên lạm phát trong ngắn hạn.
Ngoài ra có thể kể đến các nghiên cứu khác cùng ủng hộ giả thuyết này như của
Kivilcim Metin (1998) và nghiên cứu của M Solomon và W.A de Wet (2004).
Tuy nhiên song song đó vẫn tồn tại không ít những nghiên cứu phủ nhận kết quả về
mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách khi không tìm thấy sự liên kết rõ
ràng giữa hai biến số này. Bằng việc sử dụng mô hình VARs, O.Cevdet Akcay và
cộng sự (1996) thực hiện nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1948 – 1994 đã
không tìm thấy mối quan hệ rõ ràng giữa thâm hụt ngân sách và cung tiền đối với
lạm phát. Một nghiên cứu khác cũng cho rằng thâm hụt ngân sách lũy kế không có
vai trò trong việc xác định lạm phát (Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thịnh
– 2010). Hay việc mặc dù tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa lạm phát và mức độ
thâm hụt ngân sách, tuy nhiên kết quả lại không mang ý nghĩa thống kê, cũng như

cho rằng thâm hụt ngân sách trong quá khứ không tác động lên lạm phát (Vincent
N. Ezeabasili và cộng sự - 2012).
Điều đáng chú ýlà sự xuất hiện của những nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tương
quan hai chiều, tác động qua lại đồng thời giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát.


14
Theo nghiên cứu của Aghevli và Khan (1978) được thực hiện tại bốn quốc gia đang
phát triển thời điểm đó là Brazil, Colombia, Cộng hòa Dominican và Thái Lan trong
giai đoạn 1961 - 1974, đã tìm thấy chiều tác động ngược lại rằng lạm phát làm gia
tăng thâm hụt ngân sách do các khoản doanh thu danh nghĩa tài trợ cho các khoản
chi tiêu từ thâm hụt bị sụt giảm giá trị, song song với đó việc tài trợ cho thâm hụt
ngân sách bằng cách gia tăng cung tiền lại gây áp lực làm gia tăng lạm phát. Một
nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến kinh tế vĩ mô
tại Ấn Độ, bằng phương phápVECM, kết hợp kiểm định Granger, kết quả nghiên
cứu cho thấy sự tác động qua lại đồng thời giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách với
cùng độ trễ từ 5 đến 10 năm (Vuyyuri Srivyal và Seshaiah S.Venkata - 2004).
Việc thu thập và tập hợp các lý thuyết cũng như nghiên cứu trước, đặc biệt là tập
trung chủ yếu vào các quốc gia đang phát triển, rất có ý nghĩa trong việc lập luận
các biến tham gia vào xây dựng mô hình nghiên cứu. Bài luận văn tập trung vào
phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô nói trên tại Việt Nam, một trong những quốc gia
đang phát triển khu vực Đông Nam Á.
 Kết thúc chương II đã góp phần xây dựng nền tảng nghiên cứu tương đối vững
chắc cho bài luận văn. Tiếp theo tác giả đi đến việc trình bày mô hình nghiên
cứu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhằm giải quyết mục tiêu
nghiên cứu đặt ra ban đầu.


15


CHƯƠNG III
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Bài luận văn tiến hành phần tích định lượng mối quan hệ tác động đồng thời giữa
lạm phát và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam giai đoạn 1985 - 2016. Dựa trên việc sử
dụng cơ sở lý thuyết từsự tác động của thâm hụt ngân sách lên lạm phát của
Friedman (1968), Sargent và Wallace (1981) và sự tác động của lạm phát lên mức
độ thâm hụt ngân sách củaRobert Geske và Richard Roll (1983). Bên cạnh các cơ
sở lý thuyết giữa hai chỉ số này với các biến kinh tế vĩ mô khác.
Kết hợp với áp dụng Hệ phương trình tác động đồng thời - SEM. Trước tiên cần
kiểm định tính nội sinh của các biến được cho là có mối quan hệ tác động đồng thời
với nhau là lạm phát và thâm hụt ngân sách, kiểm định tính nội sinh được thực hiện
bằng Phương pháp Durbin – Wu Hausman được đề xuất bởi Davidson và
MacKinnon (1993). Thông qua xây dựng các phương trình cấu trúc và biến đổi
thành các phương trình rút gọnvới lần lượt các biến phụ thuộc là các biến nội sinh.
Nhận dạng đây là trường hợp chính xác, bài luận văn áp dụng Phương pháp bình
phương tối thiểu gián tiếp ILS để cho ra kết quả nghiên cứu.
3.2 Mô hình nghiên cứu
3.2.1 Đặc điểm kỹ thuật
Mô hình hệ phương trình tác động đồng thời được các nhà kinh tế học xây dựng và
phát triển để giải quyết sự tác động ngược lại của biến phụ thuộc vào biến độc lập
trong mô hình hồi quy đơn. Ví dụ điển hình như mô hình cung – cầu, khi có hiện
tượng cả lượng và giá đều có tác động qua lại, tương quan hai chiều đồng thời lên
nhau.


16
Điểm quan trọng trong việc áp dụng SEM là xác định chính xác biến nội sinh và
ngoại sinh trong mô hình nghiên cứu. Điều này tương tự như việc xác định biến giải
thích và biến nghiên cứu trong mô hình hồi quy đơn.

Biến nội sinh (biến xác định đồng thời)2:
Những biến mà chúng được giải thích bởi chức năng của hệ phương trình và giá trị
của chúng được xác định bởi các mối quan hệ tương tác đồng thời trong mô hình
được gọi là các biến nội sinh hay những biến xác định đồng thời.
Biến ngoại sinh (biến đã được xác định trước)3:
Những biến góp phần cung cấp vào sự giải thích cho biến nội sinh và giá trị của
chúng được xác định bên ngoài mô hình được gọi là những biến ngoại sinh hay
những biến được xác định trước.
Thông thường các biến ngoại sinh là giá trị của các biến nội sinh trong quá khứ (độ
trễ) trong nhóm các giá trị đã được xác định. Ngoài ra, do các biến ngoại sinh được
xác định trước nên chúng độc lập với sai số trong mô hình. Các biến ngoại sinh tác
động lên các biến nội sinh nhưng bản thân chúng không tác động lẫn nhau, mối
quan hệ này là một chiều. Một biến là nội sinh trong mô hình này có thể là ngoại
sinh trong mô hình khác.
Giả sử ta có một hệ phương trình tác động đồng thời có G các biến phụ thuộc đồng
thời (biến nội sinh) từ y1, y2,…, yG và K biến được xác định trước (biến ngoại sinh)
x1, x2,…xK. Với mẫu số bao gồm n quan sát cho mỗi biến (bao gồm cả nội sinh và
ngoại sinh), ta có G phương trình cấu trúc được liên kết với các biến số tạo thành
một mô hình hệ phương trình hoàn chỉnh.

2 Shalabh & IIT Kanpur, Simultaneous Equations Models, Chapter 17, Econometrics.
3 Shalabh & IIT Kanpur, Simultaneous Equations Models, Chapter 17, Econometrics.


×