Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TÚ LINH

ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ
ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TÚ LINH

ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ
ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT

Tp. Hồ Chí Minh - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Đo lường tác động của các
nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Mộng Tuyết.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi trình bày trong luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Tú Linh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...........................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................
MỤC LỤC ........................................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1
1.1. Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu ..........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ..............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
1.6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................5
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ......................................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG

ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ............. 7
2.1. Nền tảng lý thuyết về vấn đề nghiên cứu ............................................................7
2.1.1.

Khái niệm, đặc tính cơ bản và chức năng của vàng .................................7

2.1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................7
2.1.1.2. Đặc tính cơ bản .........................................................................................7
2.1.1.3. Chức năng trao đổi tiền tệ .........................................................................8
2.1.1.4. Vàng là công cụ đầu tư tài chính ...............................................................8
2.1.2.

Khái quát về thị trường vàng ......................................................................9

2.1.2.1. Khái niệm ...................................................................................................9
2.1.2.2. Đặc điểm của thị trường vàng .................................................................10
2.1.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường vàng .....................................................10
2.1.3.

Cơ sở lý thuyết về giá vàng và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng ......11

2.1.3.1. Cơ sở lý thuyết về giá vàng ......................................................................11
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng ........................................................13


2.2. Ý nghĩa của việc bình ổn thị trường vàng Việt Nam ....................................... 16
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tác động của các yếu tố vĩ mô đến
biến động giá vàng ....................................................................................................... 17
2.3.1.


Các nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 17

2.3.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... 19

2.4. Lý luận các nhân tố tác động đến giá vàng ...................................................... 21
2.4.1.

Tỷ giá hối đoái và giá vàng ........................................................................ 21

2.4.2.

Chỉ số giá tiêu dùng và giá vàng ............................................................... 23

2.4.3.

Lãi suất và giá vàng ................................................................................... 24

2.4.4.

Giá vàng thế giới và giá vàng trong nước ................................................ 26

2.4.5.

Giá vàng và giá dầu ................................................................................... 27

2.5. Đề xuất hướng nghiên cứu của luận văn .......................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 28
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG VIỆT NAM ........................................... 29
3.1. Đặc điểm thị trường vàng Việt Nam ................................................................. 29
3.2. Diễn biến của giá vàng Việt Nam và các yếu tố vĩ mô giai đoạn 1996-2015.. 33
3.2.1.

Diễn biến giá vàng Việt Nam giai đoạn 1996-2015 ................................. 33

3.2.2.

Diễn biến giá vàng thế giới ........................................................................ 36

3.2.3.

Diễn biến giá dầu thế giới .......................................................................... 38

3.2.4.

Diễn biến lãi suất trong nước .................................................................... 42

3.2.5.

Diễn biến chỉ số lạm phát .......................................................................... 45

3.2.5.1. Diễn biến chỉ số lạm phát Việt Nam ............................................................ 45
3.2.5.2. Diễn biến chỉ số lạm phát Mỹ ...................................................................... 47
3.2.6.

Diễn biến tỷ giá USD/ VND ....................................................................... 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 54

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG Ở
VIỆT NAM................................................................................................................... 55
4.1 Khung phân tích ................................................................................................. 55
4.1.1

Khung phân tích về mô hình ARDL ........................................................ 55

4.1.1.1. Khái quát về mô hình ARDL.................................................................... 55


4.1.1.2. Lý thuyết ước lượng mô hình ARDL ........................................................56
4.1.1.3. Diễn giải chi tiết 8 bước ước lượng mô hình ARDL ...............................58
4.1.2

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................60

4.1.2.1. Thu thập dữ liệu. ......................................................................................61
4.1.2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu trên của khung phân tích về ARDL ...........64
4.1.2.4. Kiểm định đường bao ..............................................................................65
4.1.2.5. Lựa chọn mô hình ARDL phù hợp nhất ...................................................67
4.1.2.6. Kiểm định độ tin cậy của mô hình ...........................................................68
4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................................70
4.2.1.

Kết quả tính toán mô hình ARDL ................................................................70

4.2.2.

Kết quả tính toán tác động dài hạn: .............................................................71


4.2.3.

Kết quả tính toán mô hình ECM dựa trên cách tiếp cận ARDL ..................72

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 76
5.1. Tóm tắt các kết quả chính của mô hình ............................................................76
5.1.1.

Tác động trong dài hạn ..............................................................................76

5.1.2.

Tác động trong ngắn hạn...........................................................................76

5.2. Kết luận và dự báo giá vàng trong nước cho giai đoạn sắp tới (Qúy 4/2016 –
Qúy 1/2017) ..................................................................................................................77
5.3. Giải pháp và kiến nghị để góp phần bình ổn thị trường vàng Việt Nam ......81
5.4. Những điểm hạn chế của luận văn ....................................................................85
5.5. Những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 86
PHỤ LỤC .........................................................................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cách viết tắt đầy đủ

Chữ viết tắt
I.


DANH MỤC TIẾNG ANH
ARCH

AutoRegressive Conditional Heteroskedasticity

ARDL

Autoregressive Distributed Lag

ARIMA
ECM

Error components model

FEVD

Forecast error variance decomposition

IMF

International Monetary Fund - Qũy tiền tệ quốc tế

IRF

Impulse. Response Function

ML

Model Estimation


QE3

Quantitative Easing

VAR

Vector autoregression,

VECM
II.

Autoregressive integrated moving average

Vector error correction model

DANH MỤC TIẾNG VIỆT
AUD

Đô la Úc

CAD

Đô la Canada

CPI

Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng

COP


Đồng Peso Colombia

FED

Cục dự trữ liên bang Mỹ


HKD

Đô la Hồng Công

IRN

Đồng Rupee Ấn Độ

JPY

Đồng Yên Nhật

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa


OTC

Thị trường phi tập trung

PEN

Đồng Peru Nuevo Sol

SGD

Đồng đô la Singapore

TCTD
THB
TTNTLNH

Tổ chức tín dụng
Bạt Thái Lan
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

TTV

Thị trường vàng

USD

Đồng Đôla Mỹ

VJC


Công Ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá Quý TP. Hồ Chí Minh

VND

Đồng Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình lãi suất cho vay qua các năm 2001-2004 .....................................43
Bảng 4.1: Thống kê mô tả cho các biến ........................................................................62
Bảng 4.2: Kết quả tính dừng của 7 biến theo kiểm định Dickey-Fuller........................64
Bảng 4.3: Bảng kết quả kiểm định đường bao (bound test) .........................................67
Bảng 4.4: Bảng kết quả kiểm định tự tương quan ........................................................68
Bảng 4.5: Bảng kết quả kiểm định dạng hàm ...............................................................69
Bảng 4.6: Bảng kết quả kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy ...............................70
Bảng 4.7: Kết quả tính toán mô hình ARDL ................................................................70
Bảng 4.8: Kết quả tính toán tác động dài hạn ..............................................................71
Bảng 4.9: Kết quả tính toán tác động ngắn hạn bằng mô hình ECM dựa trên cách tiếp
cận ARDL .....................................................................................................................73


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu vàng thế giới.....................................14
Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu vàng Việt Nam .................................15
Hình 3.1: Chính sách quản lý thị trường vàng từ sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP .......32
Hình 3.2: Diễn biến giá vàng Việt Nam giai đoạn 1996 – 2006 ..................................33
Hình 3.3: Diễn biến giá vàng Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 ...................................34
Hình 3.4: Diễn biến giá vàng Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 ....................................35
Hình 3.5: Diễn biến giá vàng Việt Nam và thế giới giai đoạn 1996 – 2006 .................36

Hình 3.6: Diễn biến giá vàng Việt Nam và thế giới giai đoạn 2007 - 2011 .................38
Hình 3.7: Diễn biến giá vàng Việt Nam và thế giới giai đoạn 2012 – 2015 .................38
Hình 3.8: Diễn biến giá dầu thế giới và giá vàng Việt Nam giai đoạn 1996 - 2007 .....40
Hình 3.9: Diễn biến giá dầu thế giới và giá vàng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 ....41
Hình 3.10: Diễn biến lãi suất huy động – cho vay Việt Nam và giá vàng Việt Nam giai
đoạn 1996 – 2005 ..........................................................................................................43
Hình 3.11: Diễn biến lãi suất huy động – cho vay Việt Nam và giá vàng Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2015 ..........................................................................................................45
Hình 3.12: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 1996 – 2015 ...............47
Hình 3.13: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam và giá vàng Việt Nam giai đoạn
1996 – 2015 ...................................................................................................................47
Hình 3.14: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1996 – 2015 .........................48
Hình 3.15: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng Mỹ và giá vàng Việt Nam giai đoạn 1996 –
2015 ...............................................................................................................................48
Hình 3.16: Diễn biến tỷ giá VND/USD và giá vàng VN giai đoạn 1996 – 2015 .........51
Hình 4.1: Tiêu chuẩn Akaike’s information criterion (AIC) ........................................67


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu
Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây chúng ta có thể thấy rằng
mặc dù nền kinh tế đã có xu hướng phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2008-2009, tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi
những khó khăn. Từ trước đến nay, mỗi khi nền kinh tế có những biến động xấu gây ra
sự mất giá của đồng tiền, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển từ nắm giữ tiền, cổ phiếu…
sang nắm giữ các dạng kim loại quý, đặc biệt là vàng.
Trong những năm gần đây, giá vàng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2010, thị trường
vàng (TTV) biến động bất thường với những mức giá kỷ lục liên tiếp được thiết lập.

Tháng 11/2010 người dân đã chứng kiến giá vàng trong nước đạt mức giá 38 triệu
đồng/lượng. Từ cuối năm 2009 đến ngày 21/12/2010 giá vàng quốc tế tăng 26%, giá
vàng trong nước tăng 46%.
Tại Việt Nam, việc giữ vàng là hiện tượng rất phổ biến trong dân do truyền thống
giữ vàng để làm của, thừa kế, hồi môn. Bên cạnh đó, lạm phát Việt Nam ở mức cao
trong khu vực và trên thế giới. Các sản phẩm tài chính khác như chứng khoán, công cụ
phái sinh thì chưa phát triển, thị trường đầu tư tài chính còn thiếu minh bạch, người dân
chưa đủ kiến thức để tiếp cận kênh đầu tư hiện đại.
2012 được xem là một năm với nhiều xáo trộn của thị trường vàng, chênh lệch
giữa giá vàng trong nước và thế giới có lúc đạt 6.5 triệu đồng/lượng. Trước thực trạng
trên, để lặp lại trật tự trên thị trường vàng trong nước nên Chính phủ đã ban hành quyết
định số 16/2013/QĐ-TTg ngày 04/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định việc
mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”,
bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành ban hành Thông tư số 06/2013/TTNHNN nhằm hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước
ngày 12 tháng 03 năm 2013 và Quyết định số 563/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 03 năm
2013 với mục tiêu lớn nhất là để bình ổn thị trường vàng.
Cho đến thời điểm cuối năm 2013, chính sách này đã đi vào thực hiện được hơn 9
tháng. Tuy nhiên, hiệu quả mà chính sách này mang lại vẫn chưa thực sự rõ ràng. Trong
khoảng hơn 20 phiên đấu thầu đầu tiên, giá vàng trong nước tương đối ổn định nhưng


2
mức chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng thế giới vẫn không giảm mà có thời
điểm khoảng cách còn lên 6,5 triệu/lượng (ngày 17/05/2013).
Từ cuối tháng 05/2013 trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm mạnh và khoảng
cách quy đổi so với giá thế giới cũng dần được thu hẹp nhưng vẫn chưa sát với giá thế
giới, sự bất ổn giá vàng trong thời gian qua do tác động của nhiều nhân tố khác nhau,
trong đó không thể không kể đến tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô như giá USD,
lạm phát, giá dầu thế giới, cung cầu vàng và nền chính trị bất ổn…
Vấn đề này cũng có khá nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó nổi bật nhất

là nghiên cứu của Thái Thị Hạnh Nhi (2011): Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng biến
động của giá vàng trong nước không chỉ được giải thích bởi giá vàng thế giới, tỷ giá mà
còn được giải thích thông qua các biến trễ của chính nó và biến trễ của sai số. Tác giả
sử dụng mô hình TGARCH để xem xét tính chất bất cân xứng giữa các tin tức tốt và các
tin tức xấu đối với giá vàng. Kết quả cho rằng sự ảnh hưởng của tin tức đối với giá vàng
có tính chất đối xứng, nghĩa là không có sự khác biệt giữa sự tác động của tin tốt và tin
xấu đối với giá vàng.
Hay nghiên cứu của Bùi Kim Yến, Nguyễn Khánh Hoàng (2014) “Quản lý giá
vàng từ góc độ kinh tế vĩ mô”: Bài nghiên cứu được đặt dưới góc nhìn của nhà quản lý
đối với thị trường vàng trong nước. Thông qua việc xác nhận các nhân tố tác động đến
giá vàng trong nước sẽ giúp đưa ra được các giải pháp quản lý sự biến động của giá vàng
và đưa thị trường vàng đi vào hoạt động ổn định góp phần vào sự phát triển ổn định của
thị trường tài chính Việt Nam. Từ kết quả chạy ra của mô hình với phạm vi dữ liệu 10
năm (từ 08/2003 đến 07/2013) bài báo chỉ ra rằng giá vàng không phản ánh đầy đủ ảnh
hưởng của các biến kinh tế như lãi suất, tỷ giá, CPI. Tác động của các biến này đến giá
vàng là rất yếu. Các biến động xảy ra đối với các biến trên tác động đến giá vàng tức thì
nhưng thời gian kéo dài chỉ từ 2-3 tháng, trong khi đó tác động của biến động giá vàng
trong nước lên các biến này lại khá mạnh và thường kéo dài có khi đến 8 tháng.
Một nghiên cứu khác liên quan đến kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và giá
vàng của Thân Thị Thu Thủy và các cộng sự (2014). Tác giả đưa ra kết quả kiểm định
quan hệ nhân quả Granger giữa giá vàng và lạm phát cho thấy giá vàng và lạm phát có
tác động qua lại, lạm phát tăng làm giá vàng tăng, hay giá vàng tăng cũng sẽ làm cho
lạm phát tăng với độ tin cậy 95%.


3
Nhìn chung các nghiên cứu về giá vàng và thị trường vàng dưới nhiều góc độ khác
nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu trên chủ yếu kiểm định mối quan hệ của các nhân tố
riêng lẻ và chưa có nghiên cứu nào phân tích, đo lường và kiểm định tác động ngắn hạn
và dài hạn của các nhân tố vĩ mô đến giá vàng trong giai đoạn 1996 – 2015.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế cũng như lổ hổng trong nghiên cứu về vấn đề này tác
giả quyết định chọn đề tài “Đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá
vàng tại Việt Nam” để làm luận văn cao học.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô:
giá USD, giá dầu, cung cầu vàng, lạm phát,… đến biến động giá vàng tại Việt
Nam.



Dựa vào kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động giá vàng
trong nước và phương pháp phân tích, dự đoán xu hướng giá vàng trong thời
gian tới nhằm cung cấp cơ sở cho các nhà đầu tư Việt Nam, tổ chức kinh doanh
vàng và ngân hàng Thương mại Việt Nam có biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro
biến động giá vàng trong hoạt động đầu tư vàng miếng.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu:


Thứ nhất, có những nhân tố vĩ mô nào ảnh hưởng đáng kể đến biến động giá
vàng Việt Nam?



Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng như
thế nào?




Thứ ba, sau khi đã có kết quả nghiên cứu, dự đoán xu hướng giá vàng trong
tương lai tăng, giảm hay bình ổn? Mức độ như thế nào?



Thứ tư, với những kết luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến
giá vàng và xu hướng giá vàng trong tương lai, các tổ chức kinh doanh và nhà
đầu tư vàng nên có những biện pháp như thế nào để phòng chống rủi ro?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố vĩ mô tác động đến biến động giá vàng
Việt Nam.


4


Phạm vi nghiên cứu:
-

Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Việt Nam.

-

Thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2015.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1.

Phương pháp phân tích định tính

Tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu trên cơ sở dữ liệu thu thập
về biến động giá vàng trong giai đoạn tháng 01 năm 1996 đến tháng 12 năm 2015 cụ thể
như sau:


Giá vàng trong nước tác giả thu thập từ giá vàng bình quân tháng của công ty vàng
bạc SJC với cỡ mẫu từ tháng 01 năm 1996 đến tháng 12 năm 2015.



Các chỉ số đại diện cho các biến giải thích như: giá vàng thế giới, tỷ giá, giá dầu,
lãi suất cho vay, chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ được
cung cấp bởi thư viện dữ liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Dữ liệu cung cấp
được tính trung bình theo tháng với cỡ mẫu từ tháng 01 năm 1996 đến tháng 12
năm 2015.

1.5.2.

Phương pháp phân tích định lượng

Dựa trên khung phân tích về mô hình VAR và đồng tích hợp tác giả sẽ tiến hành
xây dựng mô hình thực nghiệm theo các bước sau:


Bước 1: Thu thập dữ liệu




Bước 2: Kiểm tra tính dừng của các biến trong mô hình bằng việc kiểm định
nghiệm đơn vị theo phương pháp Dickey-Fuller (1979). Sau khi kiểm định tính
dừng ta xét hai trường hợp:



Dừng cùng bậc sai phân



Bước 3: Xác định độ trễ tối ưu.



Bước 4: Nếu các biến dừng ở cùng bậc sai phân có mối quan hệ đồng liên kết (kiểm
định số quan hệ đồng tích hợp theo phương pháp ước lượng ML của Jonhansen
(1991) bằng kiểm định Trace) ta sẽ xây dựng mô hình thực nghiệm theo phương
pháp VECM, nếu không, sử dụng phương pháp VAR.


5


Bước 5: Kiểm định độ tin cậy của mô hình thông qua các kiểm định: tính ổn định,
độ tin cậy của mô hình, kiểm định hiện tượng tự tương quan, mối quan hệ nhân
quả.




Bước 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu và dự báo bằng phương pháp hàm phản ứng
đẩy (IRF), phân tích phân rả phương sai (FEVD)



Dừng không cùng bậc sai phân



Bước 3: Nếu các biến dừng ở khác bậc sai phân có mối quan hệ đồng liên kết (kiểm
định đường bao Bound Test) ta sẽ xây dựng mô hình thực nghiệm theo phương
pháp ARDL, nếu không, sử dụng phương pháp VAR. Nếu sử dụng mô hình VAR,
phân tích tương tự mô hình VECM. Nếu sử dụng mô hình ARDL ta tiếp tục thực
hiện các bước tiếp theo.



Bước 4: Chọn mô hình ARDL phù hợp nhất.



Bước 5: Kiểm định độ tin cậy của mô hình thông qua các kiểm định: Kiểm định tự
tương quan phần dư; kiểm định dạng hàm, kiểm định độ tin cậy của mô hình.



Bước 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu.

1.6. Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn sẽ bao gồm năm chương với cấu trúc như sau:


Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.



Chương 2: Tổng quan lý luận về các nhân tố vĩ mô tác động đến biến động giá
vàng trong nền kinh tế thị trường



Chương 3: Thực trạng tác động của các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến biến động
giá vàng Việt Nam.

 Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu về tác động của các nhân tố
vĩ mô đến biến động giá vàng ở Việt Nam


Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị.


6
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Thứ nhất, từ kết quả phân tích tác động trong ngắn hạn và dài hạn của các nhân tố
vĩ mô bao gồm giá vàng thế giới, giá dầu, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam, chỉ số giá
tiêu dùng của Mỹ, lãi suất cho vay và tỷ giá VND/USD đến biến động giá vàng Việt
Nam, tác giả đã tiến hành dự báo xu hướng biến động giá vàng trong giai đoạn Quý
4/2016 và Quý 1/2017. Điều này nhằm bổ sung lổ hổng của giai đoạn trước về vấn đề
nghiên cứu.

Thứ hai, từ những kết quả đạt được của mô hình nghiên cứu tác động của các nhân
tố vĩ mô đến biến động giá vàng Việt Nam, tác giả đã có đề xuất một số kiến nghị và
giải pháp liên quan nhằm kiểm soát các nhân tố có ảnh hưởng đến giá vàng và bình ổn
thị trường vàng Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, sau khi nêu sơ lược tổng quan về tình hình biến động giá vàng và
các nghiên cứu trước đây liên quan đến giá vàng Việt Nam, tác giả đã đề xuất đề tài “Đo
lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại Việt Nam” để tiến hành
nghiên cứu, từ đó đem lại ý nghĩa thực tiễn và khoa học của bài luận văn là đề xuất các
giải pháp nhằm góp phần bình ổn giá vàng và thị trường vàng Việt Nam trên cơ sở kết
quả phân tích từ mô hình nghiên cứu trên.


7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG
ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1. Nền tảng lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
2.1.1.

Khái niệm, đặc tính cơ bản và chức năng của vàng

2.1.1.1.

Khái niệm

Vàng là một nguyên tố hóa học với ký hiệu Au (tiếng Latinh là aurum nghĩa là mặt
trời, tỏa sáng). Vàng là một kim loại khá mềm, dễ uốn dát nhất được biết cho tới hiện
tại. Thực tế, 1 gram vàng có thể được dập thành tấm 1 m², hoặc 1 ounce1 vàng thành
300 feet2.
2.1.1.2.


Đặc tính cơ bản

Là một kim loại mềm nên vàng thường tạo hợp kim với các kim loại khác để làm
cho nó cứng thêm để đạt được những tiện ích khác khi sử dụng. Khi ở dạng khối thì
vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng và có thể tạo hợp kim với nhiều kim loại khác,
mỗi hợp kim cho một màu khác nhau; hợp kim với đồng cho màu đỏ hơn, hợp kim với
sắt màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng, bismuth
tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen. Màu của vàng rắn cũng như của dung dịch keo
từ vàng (có màu đậm, thường tía) được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm
trong khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sáng xanh khi
hấp thụ. Vàng nguyên thuỷ có chứa khoảng 8 đến 10% bạc, nhưng thường nhiều hơn
thế. Hợp kim tự nhiên với thành phần bạc cao (hơn 20%) được gọi là electrum. Khi
lượng bạc tăng, màu trở nên trắng hơn và trọng lượng riêng giảm.
Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn
hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn). Vàng không bị ảnh hưởng
về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích hợp để tạo
tiền kim loại và trang sức. Các halogen có tác dụng hoá học với vàng, còn nước cường
toan thì hoà tan nó. Vàng không phản ứng với hầu hết hóa chất.
Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được sử dụng
trong các ngành trang sức, nha khoa, điện tử. Mã tiền tệ ISO của vàng là XAU (ISO

1
2

1 ounce = 1 troy ounce = 31.1034768 gam = 0.833 lượng vàng. 1 lượng vàng = 1.20556 ounce
1 feet = 1 foot = 0,3048 m met = 30.48 cm = 12 inch


8

4217 là tiêu chuẩn quốc tế gồm những mã ba ký tự hay còn gọi là mã tiền tệ để định
nghĩa cho tên tiền tệ và kim loại quý bằng cách định nghĩa theo một troy ounce. Tất cả
những mã cho tên của kim loại quý đề bắt đầu với ký tự “X” cộng với ký hiệu hóa học
của kim loại đó – trong trường hợp của vàng sẽ là XAU).
2.1.1.3.

Chức năng trao đổi tiền tệ

Vàng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi
tiền tệ, hoặc bằng cách phát hành và công nhận các đồng xu vàng hay các số lượng kim
loại khác, hay thông qua các công cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng bằng cách lập
ra bản vị vàng theo đó tổng giá trị tiền được phát hành được đại diện bởi một lượng vàng
dự trữ.
Tuy nhiên, số lượng vàng trên thế giới là hữu hạn và việc sản xuất không gia tăng
so với nền kinh tế thế giới. Ngày nay, sản lượng khai thác vàng đang sụt giảm3. Với sự
tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế trong thế kỷ 20, và sự gia tăng trao đổi quốc tế,
dự trữ vàng thế giới và thị trường của nó đã trở thành một nhánh nhỏ của toàn bộ các thị
trường và các tỷ lệ trao đổi tiền tệ cố định với vàng đã trở nên không thể duy trì. Ở đầu
Thế chiến I các quốc gia tham gia chiến tranh đã chuyển sang một bản vị vàng nhỏ, gây
lạm phát cho đồng tiền tệ của mình để có tiền phục vụ chiến tranh. Sau Thế chiến II
vàng bị thay thế bởi một hệ thống tiền tệ có thể chuyển đổi theo hệ thống Bretton Woods.
Bản vị vàng và tính chuyển đổi trực tiếp của các đồng tiền sang vàng đã bị các chính
phủ trên thế giới huỷ bỏ, bị thay thế bằng tiền giấy. Thụy Sĩ là quốc gia cuối cùng gắn
đồng tiền của mình với vàng; vàng hỗ trợ 40% giá trị của tiền cho tới khi Thụy Sĩ gia
nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 19994. Hàm lượng vàng trong hợp kim được xác định
bằng kara (k). Vàng nguyên chất được định danh là 24k. Các đồng xu vàng được đưa
vào lưu thông từ năm 1526 tới thập niên 1930 đều là hợp chất vàng tiêu chuẩn 22k được
gọi là vàng hoàng gia, vì độ cứng.
2.1.1.4.


Vàng là công cụ đầu tư tài chính

Các công cụ đầu tư ngày càng tăng mạnh cùng với sự bùng phát của thị trường tài
chính, thị trường hàng hóa cả về quy mô và tốc độ luân chuyển. Một mặt tiền dấu hiệu
King, Byron (ngày 20 tháng 7 năm 2009). “Gold mining decline”. BullionVault.com. Truy cập ngày 23 tháng 11
năm 2009.
4
“Gold Backed Currency - MoneyTec.com Traders Community Forum”. Moneytec.com. Truy cập ngày 5 tháng
4 năm 2009.
3


9
thiếu cơ sở ổn định vững chắc và thực tế luôn chịu áp lực giảm giá do thâm hụt ngân
sách của các Chính phủ và các vấn đề chính trị, xã hội tiêu cực. Mặt khác tốc độ lưu
chuyển tiền tệ ngoài ngân hàng nhanh, cộng với sự tinh vi, phức tạp của các sản phẩm
đầu tư đi kèm với các rủi ro tiềm ẩn, khó lường. Do đó trong bối cảnh khủng hoảng, vai
trò của vàng với tư cách một công cụ đầu tư đã phát triển mạnh mẽ, thay thế các kênh
đầu tư khác.
Ngoài ra vàng còn được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp để sản xuất mạch
tích hợp, vi xử lý, tráng mạ trong các ngành công nghiệp công nghệ cao. Trong y tế vàng
được sử dụng trong nghiên cứu y khoa, sinh học và khoa học vật liệu. Với đặc tính không
ăn mòn, có màu sắc đẹp, dễ gia công thành đồ trang sức nên nữ trang bằng vàng từ lâu
đã rất được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ, sang trọng và độ bền của nó. Bên cạnh đó
vàng được thừa nhận giá trị và có giá trị tương đối ổn định so với các hàng hóa khác nên
nó rất được ưa chuộng làm phương tiện cất giữ của cải và tiết kiệm.
2.1.2.
2.1.2.1.

Khái quát về thị trường vàng

Khái niệm

Thị trường vàng là nơi diễn ra các giao dịch mua bán vàng và các sản phẩm từ vàng
bao gồm vàng vật chất, vàng nguyên liệu, vàng trang sức, vàng tài khoản và các công
cụ phái sinh vàng. Cũng giống các thị trường hàng hóa khác, thị trường vàng được vận
hành tại mức giá điều chỉnh theo các điều kiện của thị trường.
Hai trung tâm giao dịch vàng quan trọng nhất trên thế giới là thị trường vàng
London và New York. Thị trường vàng London là một trong những thị trường lâu đời
nhất và là thị trường giao dịch vàng vật chất lớn nhất. Hầu hết những thành viên của sàn
này đều là các ngân hàng quốc tế lớn, thương gia và những nhà chế tạo vàng. Chi nhánh
Conex của Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch vàng tương lai dành cho
những thương gia Mỹ. Sàn giao dịch này bắt đầu giao dịch các hợp đồng tương lai vào
ngày 31/12/1974. Ngoài ra còn phải kể đến một số thị trường vàng quan trọng khác trên
thế giới nằm ở Tokyo, Sydney, Hong Kong, Thượng Hải, Singapore, Dubai và Zurich.
Giao dịch toàn cầu về vàng được diễn ra chủ yếu trên thị trường OTC với khối
lượng lớn. Cho đến nay, London vẫn là trung tâm lớn nhất thế giới xét trên khía cạnh
OTC, xếp sau đó là thị trường New York, Zurich và Tokyo. Hầu hết các giao dịch bán


10
buôn OTC đều được thanh toán qua London. Khối lượng vàng trung bình trong ngày
được thanh toán thông qua Hiệp hội thị trường vàng London vào 12/2004 là 15.4 triệu
ounce (tương đương với 480,000 kg, trị giá 6.8 tỷ USD).
2.1.2.2.

Đặc điểm của thị trường vàng

Thị trường vàng được gọi là thị trường không ngủ bởi đặc điểm giao dịch 24/24h,
từ 6h sáng thứ 2 đến 3h sáng thứ 7. Do sự chênh lệch múi giờ giữa các thị trường nên
hoạt động giao dịch diễn ra liên tục, bắt đầu ở thị trường châu Á, đến thị trường châu

Âu và châu Mỹ…
Thị trường vàng có tính thanh khoản cao và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Người tham gia vào thị trường này có thể thực hiện giao dịch dễ dàng qua điện thoại
hay internet một cách trực tiếp mà không cần thông qua trung gian. Ngoài ra, người
dùng có thể thiết lập chế độ tự động cho giao dịch: take profit hay stop loss5.
Thị trường vàng tồn tại hình thức kinh doanh hai chiều. Người kinh doanh đầu tư
vàng để kiếm lợi thường mua vào với giá thấp và bán ra với giá cao. Khi giá hiện tại
đang tăng cao, người kinh doanh có thể bán khống, đợi khi giá giảm sẽ mua trả và thu
lợi nhuận từ khoản chênh lệch này.
2.1.2.3.

Các chủ thể tham gia thị trường vàng

Ngân hàng trung ương là một thành viên lớn nhất của thị trường vàng thực hiện
giao dịch nhằm quản lý danh mục Dự trữ ngoại hối. Vàng có vai trò quan trọng trong
Dự trữ ngoại hối quốc gia, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời giám sát hoạt
động của thị trường và thu lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại sử dụng hiệu quả nguồn vốn
dự trữ vàng từ người dân, đồng thời cung cấp các dịch vụ và tự doanh kiếm lời thông
qua mua bán chênh lệch giá.
Nhà đầu tư tổ chức và cá nhân: Nhà đầu tư trên thị trường vàng có thể là các công
ty khai thác, chế tác vàng hoặc những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Họ tham gia vào thị trường

Stop loss và Take profit (giới hạn thua lỗ và chốt lời) là công cụ vô cùng hữu dụng trong thị trường Forex, các
công cụ này giúp nhà đầu tư có thể thực hiện chốt lời và giới hạn thua lỗ. Các công cụ này sẽ được duy trì trên
server cho tới khi lệnh được thanh khoản hoặc do Quý NĐT cancel
5


11

nhằm mục đích kiếm lời dựa trên việc đầu cơ, ăn chênh lệch giá hoặc phòng vệ dựa vào
các công cụ phái sinh.
2.1.3.
2.1.3.1.

Cơ sở lý thuyết về giá vàng và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng
Cơ sở lý thuyết về giá vàng

Theo học thuyết K.MARX, bản chất kinh tế của phạm trù giá cả như sau:


Giá cả và giá trị hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Giá trị là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị là

bản chất của giá cả, giá cả là hình thức biểu hiện của giá trị. Trong nền kinh tế thị trường,
cung và cầu là những lực lượng hoạt động trên thị trường. Cung và cầu không chỉ có
mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá trị của thị trường. Khi cung lớn hơn cầu
thì giá của thị trường thấp hơn giá trị, còn khi cung nhỏ hơn cầu thì giá thị trường cao
hơn giá trị. Như vậy, cung và cầu thay đổi, dẫn đến thay đổi giá cả thị trường của hàng
hóa.
Trên thị trường, giá cả thị trường chịu tác động của các quy luật kinh tế của thị
trường (quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu) nên mức giá của từng
hàng hóa lên hoặc xuống theo quan hệ cung - cầu, tức là giá cả tách rời giá trị của nó.


Giá cả và tiền tệ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
Tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm

vật ngang giá cho tất cả hàng hóa đem trao đổi, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện
quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Do đó giá cả là hình thức biểu hiện bằng

tiền của giá trị hàng hóa và do các yếu tố sau quyết định: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền
và ảnh hưởng của quan hệ cung cầu hàng hóa.
Giá cả thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường của hàng hóa và tỷ lệ nghịch với
giá trị của tiền. Bởi vậy ngay cả khi giá trị thị trường của hàng hóa không đổi thì giá cả
hàng hóa vẫn có thể biến đổi do giá trị của tiền tăng lên hay giảm xuống. Giá cả quyết
định sức mua của tiền tệ và ngược lại tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá cả thị trường.
Giá cả là yếu tố quyết định lượng tiền tệ trong lưu thông và ảnh hưởng tới tốc độ
lưu thông tiền tệ. Ở mỗi thời kì nhất định, lưu thông hàng hóa bao giờ cũng đòi hỏi một
lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông.


12


Giá cả có mối quan hệ khăng khít với giá trị sử dụng
Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau,

nhưng hàng hóa đều có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Hai thuộc tính này
thống nhất với nhau, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Đối với người sản xuất hàng hóa, họ tạo ra giá trị sử dụng nhưng mục đích của họ
không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được
mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với giới tiêu dùng (người mua), cái mà họ quan
tâm là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình, nhưng muốn có giá trị
sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị
sử dụng, phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực
hiện được giá trị sử dụng.
Giá cả không những biểu hiện bằng tiền của giá trị, mà còn phản ảnh giá trị sử
dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng được biểu hiện ra là: Chất lượng hàng hóa, chi phí
sử dụng và tính thay thế lẫn nhau của hàng hóa trong sản xuất và tiêu dùng.



Giá cả và các quan hệ kinh tế - xã hội
Giá cả thị trường chịu tác động của các quy luật kinh tế của thị trường như quy

luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu. Các quy luật này tồn tại khách quan.
Nhà nước cần vận dụng các quy luật để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Điều này có nghĩa là Nhà nước phải sử dụng công cụ giá cả để giải quyết các quan hệ
kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển hài hòa, ổn định
chính trị và xây dựng công bằng trong xã hội.
Giá cả phản ảnh tổng hợp và đồng bộ các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội. Trong
nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần đảm bảo sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội và
thiết lập khuôn khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế. Kinh tế
phát triển, hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn, giá cả sẽ ổn định
hơn.
Ngược lại, giá cả cũng tác động trở lại các quan hệ chính trị - kinh tế - xã hội. Khi
giá cả thị trường ổn định, sức mua của đồng tiền được giữ vững, thu nhập của người lao
động ổn định và dần dần tăng lên, thì các quan hệ chính trị - kinh tế - xã hội cũng được
ổn định.


13


Sự hình thành giá trong các hình thái thị trường
Chính sách giá cả của người bán phụ thuộc vào hình thái thị trường. Theo các nhà

kinh tế thì có bốn kiểu hình thái thị trường, mỗi hình thái hình thành giá cả theo cách
riêng của nó.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo bao gồm nhiều người mua. Người bán cùng một
loại sản phẩm giống nhau. Trong loại thị trường này, doanh nghiệp là người chấp nhận

giá và các doanh nghiệp đều phải hoạt động theo sự dẫn dắt của bàn tay vô hình của thị
trường. Không một người mua hay người bán nào có ảnh hưởng lớn đến mức giá thị
trường hiện hành của hàng hóa.
Thị trường cạnh tranh độc quyền gồm rất nhiều người mua và người bán không
tuân theo giá thị trường thống nhất mà dao động trong khoảng rộng. Người mua có thể
thấy sự chênh lệch về giá chào bán và sẵn sàng mua ở các giá khác nhau. Chính sách giá
trong thị trường này đặc biệt phát huy tác dụng, ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng
các biện pháp yểm trợ bán hàng khác.
Thị trường độc quyền tập đoàn là thị trường bao gồm một số ít người bán rất nhạy
cảm với chính sách hình thành giá cả và chiến lược tiêu thụ của nhau, hàng hóa có xu
hướng giống hoặc không giống nhau. Trong thị trường này, các doanh nghiệp đều có xu
hướng chấp nhận mức giá của ngành và của các tập đoàn thường có xu hướng liên kết
để xác định mức giá phù hợp cho sự phát triển của toàn ngành.
Thị trường độc quyền tuyệt đối là thị trường chỉ có một người bán một loại sản
phẩm. Sự hình thành giá cả ở từng trường hợp diễn ra rất khác nhau. Tổ chức độc quyền
nhà nước có thể dùng chính sách giá cả để đạt được những mục tiêu nhất định. Trong
các tổ chức độc quyền tư nhân, doanh nghiệp thường tự xác định giá để thu lợi nhuận
phù hợp.
2.1.3.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới, trong đó có những yếu tố ảnh

hưởng trực tiếp như giá dầu mỏ, giá USD, nguồn cung – cầu trên thị trường vàng, tâm
lý của nhà đầu tư, ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên giá vàng thông qua
việc ảnh hưởng trực tiếp lên các yếu tố trên.



14
Yếu tố cung cầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên bất kỳ hàng hóa nào trong đó có
giá vàng. Xu hướng vàng trên thế giới tăng kể từ khi ra đời đến nay cho thấy nguồn cung
vàng ngày càng giảm đi trong đó nhu cầu vàng lại tăng lên. Nguồn cung phụ thuộc vào
sản lượng khai thác, vàng phế liệu và lượng vàng bán của các tổ chức, ngân hàng trung
ương. Nguồn cầu phụ thuộc vào nhu cầu về vàng trang sức, vàng trong công nghiệp, nha
khoa, đầu tư.
Cung vàng thế
giới

Cầu vàng thế
giới

Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu vàng thế giới
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Biến động của USD tác động lên giá vàng: do USD là đồng tiền mạnh, các nước
hầu hết đều dự trữ USD để giao dịch xuất nhập khẩu và giá vàng thường tính bằng USD.
Khi nền kinh tế Mỹ không ổn định, đồng USD mất giá, thế giới mua vàng để bảo toàn
vốn của mình (lấy USD mua vàng, đợi đến khi vàng tăng giá, bán ra để thu lại USD),
do đó nhu cầu vàng tăng và vàng tăng giá.
Lãi suất tiền gửi USD: khi yếu tố này tăng, nhà đầu tư sẽ gửi USD để hưởng lãi
suất tiết kiệm thay vì dùng USD để mua vàng do đó nhu cầu vàng giảm, giá vàng giảm.
Ngược lại, nhà đầu tư sẽ dùng USD để đầu tư vào các kênh sinh lợi khác (trong đó có
đầu tư vàng) thay vì gửi USD để hưởng lãi suất tiết kiệm, nhu cầu vàng theo đó tăng lên
và vàng tăng giá.
Giá dầu: dầu mỏ là một loại hàng hóa thiết yếu, là tác nhân chính của phát triển
kinh tế, ảnh hưởng đến các ngành dịch vụ, công nghiệp… Khi giá dầu tăng do ảnh hưởng
của thiên tai, tình hình bất ổn của kinh tế chính trị, lạm phát tăng cao, chính phủ sẽ đưa
ra các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, tăng lượng dự trữ vàng nhằm dùng vàng



15
thanh toán các khoản nợ quốc gia thay vì dùng USD, nhằm đảm bảo giá trị cho đồng
tiền quốc gia, từ đó nguồn cung vàng giảm kéo theo giá vàng tăng.
Lạm phát Mỹ: khi chỉ số lạm phát của Mỹ tăng, đồng USD mất giá, như phân tích
trên, nhu cầu vàng sẽ tăng kéo theo vàng tăng giá.
Chỉ số nền kinh tế Mỹ: Chỉ số không tốt, đồng USD mất giá, giá vàng tăng.
Ngoài ra, còn có các yếu tố khác cũng tác động gián tiếp đến giá vàng thế giới như:
chỉ số Dini chỉ sức mạnh của đồng USD (tỷ lệ nghịch với giá vàng), giá EUR và giá dầu
tỷ lệ thuận với giá vàng và tỷ lệ nghịch với giá USD.


Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam
Theo quy ước trên thị trường vàng thế giới, đơn vị yết giá thông thường là

USD/ounce, 1 ounce = 1 troy ounce = 0.833 lượng vàng, 1 lượng vàng = 1.20556 ounce.
Thị trường vàng trong nước, đơn vị yết giá thông thường là VND/lượng, với công
thức quy đổi từ giá vàng thế giới như sau:
Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/ounce) * 1.20556* Tỷ
giá VND/USD
Từ công thức trên, có thể thấy, giá vàng Việt Nam phụ thuộc trực tiếp vào giá vàng
thế giới, tỷ giá VND/USD, ngoài ra còn phụ thuộc cung cầu tại thị trường vàng Việt
Nam, ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán và các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước như:
lãi

suất

cho


vay,

chỉ

số

giá

Cung vàng Việt
Nam

tiêu

dùng,

tỷ

giá

hối

Cầu vàng Việt Nam

Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến cung-cầu vàng Việt Nam
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

đoái…



×