Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 68 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đã và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và
thế giới, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới. Trong bối cảnh đó, vấn đề hiệu quả
kinh tế luôn là mối quan tâm chung của mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có
hiệu quả mới có khả năng tồn tại được, trên cơ sở đó mới có vốn để đầu tư công nghệ
mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ là một doanh nghiệp lớn, có uy tín cao
trong lĩnh vực dệt may. Từ khi nước ta gia nhập WTO, sản xuất kinh doanh của công
ty có tăng trưởng đáng kể. Bên cạnh đó, công ty có những thách thức mới và yếu tố rủi
ro, sản phẩm chịu sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ về giá cả cũng như chất lượng.
Vì vậy vấn đề đặt ra là công ty phải tìm những biện pháp quản lý, điều hành, sử dụng
nguồn vốn một cách hợp lý. Để làm được điều đó việc quản lý vốn là một yêu cầu tất
yếu khách quan tránh thất thoát vốn. Trong đó phải kể đến công tác quản lý lượng vốn
lưu động trong doanh nghiệp, tăng cường các chính sách tín dụng, quản lý tiền mặt và
dự trữ hàng tồn kho. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động
có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, đồng thời được sự đồng ý của cô giáo
hướng dẫn Lê Thị Na và trong thời gian thực tập tại Tổng công ty cổ phần Dệt May
Hòa Thọ, em đã chọn đề tài “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA
THỌ” để làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài gồm những phần sau:
Phần I : Cơ sở lý luận về phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất
Phần II: Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ


Trong thời gian thực tập tại công ty, với sự giúp đỡ tận tình của cô hướng dẫn,
cùng các cô chú anh chị trong phòng kế toán, các CBNV trong công ty, em đã hoàn
thiện được đề tài của mình. Tuy nhiên với thời gian tiếp cận thực tế chưa nhiều, hiểu
biết chưa toàn diện, trình độ kiến thức còn hạn chế nên những điều em trình bày trong
đề tài này không tránh khỏi sự sai sót. Kính mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của
các thầy cô cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Tổng công ty cổ phần
Dệt May Hòa Thọ để đề tài được hoàn thiện hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
1. Khái niệm về vốn lưu động
Vốn lưu động là giá trị của toàn bộ tài sản lưu động, là những tài sản gắn liền
với chu kỳ kinh doanh của công ty. Tài sản lưu động là các loại tài sản có thời hạn sử
dụng một năm như: tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao, hàng tồn kho và các
khoản phải thu.
Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, nên đặc điểm vận động của vốn lưu
động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động qua các chu kỳ kinh doanh:

dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp
lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Qua
mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại được thay đổi hình thái biểu
hiện.
2. Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động luân chuyển với tốc độ nhanh. Vốn lưu động hoàn thành một
vòng tuần hoàn sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong
quá trình tuần hoàn, luân chuyển. Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất
mà không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn
bộ một lần vào giá trị sản phẩm.
Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái này
sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu
kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cố định
chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu động
chuyển toàn bộ một lần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm mới tạo ra, được thu hồi đầy
đủ một lần sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền.
3. Vai trò của vốn lưu động
Vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói
cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất, kinh doanh.
Vốn lưu động đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến
hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá
trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp.
Vốn lưu động là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc
điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.


SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

Tóm lại: Vốn lưu động có vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Hiệu quả
kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác và sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh phải xác định đúng đắn qui
mô, cơ cấu của lượng vốn này, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí. Mỗi doanh
nghiệp phải có kế hoạch cụ thể về sử dụng vốn lưu động trong thời gian khác nhau, có
như vậy quá trình sản xuất kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao nhất.
4. Phân loại vốn lưu động
4.1. Căn cứ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh
• Vốn lưu động trong khâu dự trữ: bao gồm giá trị các khoản vốn nguyên vật
liệu chính, phụ; vốn công cụ, dụng cụ; vốn phụ tùng thay thế; vốn nhiên liệu. Loại vốn
này cần thiết để đảm bảo sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục.
• Vốn lưu động trong khâu sản xuất: gồm các khoản vốn sản phẩm dở dang,
vốn về chi phí trả trước. Loại vốn này được sử dụng trong quá trình sản xuất, đảm bảo
cho quá trình sản xuất được liên tục, hợp lý.
• Vốn lưu động trong khâu lưu thông: gồm các khoản vốn thành phẩm, vốn
bằng tiền, vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác, những khoản phải thu
và tạm ứng.
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó, có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu
động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
4.2. Theo các hình thái biểu hiện

• Tiền và khoản tương đương tiền: gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn
quỹ, tiền gửi ngân hàng, khoản vốn trong thanh toán, khoản đầu tư chứng khoán ngắn
hạn..
• Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư có thời hạn dưới
1 năm hoặc trong một chu kì kinh doanh.
• Các khoản phải thu: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp cần phải thu của các
đối tượng khác như phải thu khách hàng, các khoản ứng trước cho người bán, thuế giá
trị gia tăng được khấu trừ, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác.... Trong đó
khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất vì trong nền kinh tế thị trường
việc mua bán chịu là không thể tránh khỏi, hết sức cần thiết và là một trong những
chính sách quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa.
Nghiên cứu các khoản phải thu giúp doanh nghiệp nắm bắt chặt chẽ và đưa ra
những chính sách tín dụng thương mại hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,
nâng cao doanh số bán cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
• Hàng tồn kho: là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vật như
nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng gửi đi
bán, hàng mua đang đi đường… Giá trị của hàng tồn kho trong đơn vị phụ thuộc vào
đặc điểm hoạt động cung ứng, sản xuất và tiêu thụ, chính sách dự trữ của doanh nghiệp
và đặc điểm của hàng tồn kho. Để cho quá trình kinh doanh diễn ra bình thường và
liên tục, tránh sự thiếu hụt cũng như sự ứ đọng vốn thì cần phải có một lượng hàng tồn
kho hợplý.
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na


• Tài sản lưu động khác: Vốn lưu động còn tồn tại trong các khoản tạm ứng,
chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn
hạn. Việc quản lý tốt các khoản này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động.
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem
xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác,
biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện, doanh nghiệp có định hướng
để điều chỉnh vốn lưu động một cách có hiệu quả, phát huy chức năng của các thành
phần vốn. Thông qua cách phân loại này có thể xác định kết cấu vốn lưu động tối ưu,
xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp.
4.3. Theo quan hệ sở hữu về vốn
• Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt.
• Nợ phải trả: là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương
mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các
khoản nợ khách hàng chưa thanh toán
Cách phân loại này cho thấy cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình
thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó, có các quyết
định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài
chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp, đảm bảo tính tự chủ tài chính của doanh
nghiệp.
4.4. Theo nguồn hình thành chia vốn lưu động thành các nguồn
• Nguồn vốn điều lệ: là số vốn được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu
khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
• Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung trong quá
trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp tái đầu tư.
• Nguồn vốn liên doanh, liên kết: là số vốn được hình thành từ vốn góp liên
doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng

tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hóa theo thoả thuận của các bên liên doanh.
• Nguồn vốn đi vay: vốn vay các ngân hành thương mại hoặc tổ chức tín dụng,
vốn vay người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác.
• Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn: bằng việc phát hành cổ phiếu, trái
phiếu.
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy
được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình.
Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó
doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng
vốn của mình.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG
1. Tài liệu sử dụng
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

1.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát và toàn diện tài sản, nợ phải trả và
nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập BCTC. Nó cung cấp thông
tin về tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và tổng giá trị nguồn hình thành tài
sản, cho biết quy mô hoạt dộng kinh doanh của công ty.
Bảng cân đối kế toán là một tài liệu cực kì quan trọng trong việc nghiên cứu
đánh giá một cách tổng quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
tại một thời điểm trong kì kế toán và kết quả kinh doanh của công ty sẽ phản ánh rõ
nét tình hình tài chính cảu công ty. Qua các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán thể hiện

trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh doanh, là cơ sở đưa ra nhận xét, đánh
giá chung về tình hình tài chính, cơ cấu tài sản và năng lực kinh doanh, cơ cấu nguồn
vốn và khả năng tự chủ tài chính của công ty tại thời điểm nhà phân tích cần xem xét
đánh giá.
1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tổng hợp về tình hình và các hoạt động
kinh doanh bình thường cũng như các hoạt động khác qua một thời kì kinh doanh của
công ty. Nó cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận hoặc (lỗ) phát sinh từ
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh cũng như các khoản
chi phí thuế và lợi nhuận thuần.
Báo cáo kết quả kinh doanh có tác dụng rất lớn trong việc quản lý, chỉ đạo sản
xuất kinh doạnh và là một trong những cơ sở đưa ra nhận xét, đánh giá về năng lực
kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử
dụng thong tin trên các báo cáo tài chính, là cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các
khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra như thế nào. Giải thích sự thay
đổi trong số dư tiền mặt của công ty trong một kì kinh doanh bình thường. Nó giải
thích các dòng tiền thu vào, dòng tiền chi ra trong một kì kinh doanh thong qua các
hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, góp phần
cung cấp thông tin để phân tích, đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài
chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng tạo
luồng tiền trong quá trình hoạt động. Là cơ sở đưa ra các dự đoán về số lượng, thời
gian về độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai cũng như xem xét các dự đoán
trước đây.
1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh BCTC cho biết phương pháp kế toán công ty áp dụng và bổ sung
các thông tin không được nêu trong BCTC, nó đưa ra thông tin chi tiết và mở rộng các
thông tin tóm tắt trong BCTC, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động thực
tế của công ty trong khoảng thời gian báo cáo.

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát gia tăng,… thông qua
thuyết minh BCTC, giúp cho các nhà đầu tư tìm hiểu sâu hơn về các khoản đầu tư tài
chính (ngắn hạn và dài hạn), tình trạng hàng tồn kho… của các công ty. Bởi nếu chỉ
nhìn vào bảng cân đối kế toán, có thể chúng ta hoàn toàn không biết hoặc hiểu sai lệch
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

về các thông tin này. Điều này, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ khi đọc thuyết minh BCTC, từ đó
đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất.
1.5. Các thông tin khác
Ngoài thông tin từ báo cáo tài chính, còn phải sử dụng nhiều thông tin khác để
các kết luận trong phân tích tài chính có tính thuyết phục hơn. ở đây các nguồn thông
tin khác được chia thành 3 nhóm sau:
a. Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu tác động bởi nhiều nhân tố
thuộc môi trường vĩ mô nên khi phân tích thì cần đặt trong bối cảnh chung của kinh tế
trong nước và khu vưc. Kết hợp những thông tin này sẽ giúp đánh giá có ý nghĩa hơn.
Những thông tin cần quan tâm có thể là: Thông tin về tăng trưởng, suy thoái kinh tế;
về lãi suất ngân hàng; tỷ lệ lạm phát cũng có thể là các chính sách kinh tế lớn của nhà
nước…
b. Thông tin ngành
Mỗi ngành sẽ có những đặc điểm riêng, nên ngoài việc quan tâm đến tình hình
kinh tế thì việc tìm hiểu thông tin ngành là cần thiết, đặc biệt là các chỉ tiêu tài chính
trong ngành.

c. Thông tin về đặc điểm hoạt động tại công ty
Mỗi công ty sẽ có những đặc điểm riêng trong việc tổ chức sản xuất kinh
doanh, phương hướng hoạt động nên để đánh giá hợp lý hiệu quả sử dụng vốn thì cần
quan tâm những vấn đề:
- Mục tiêu, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp
- Đặc điểm quá trình luân chuyển vốn
- Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng…
2. Phương pháp phân tích vốn lưu động
2.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kì kinh doanh, tình
hình thực hiện các kì kinh doanh đã qua, số liệu trung bình ngành, chỉ tiêu của các
doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành, các thông số thị trường, các chỉ tiêu có thể so sánh
khác.
Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không
gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy
mô và điều kiện kinh doanh.
Phương pháp so sánh có hai hình thức:
• So sánh tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ
phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
• So sánh tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc
để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc
để nói lên tốc độ tăng trưởng.
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Na

Thông thường trong khi phân tích báo cáo tài chính, chúng ta nên kết hợp cả hai
hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối.
2.2. Phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
2.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt thay thế theo một trình tự nhất
đinh để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tich
bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
Phương pháp thay thế liên hoàn có 2 dạng:
- Thay thế liên hoàn dạng tích số
- Thay thế liên hoàn dạng thương số
Với phương pháp này thì ta sẽ thấy được nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến
chỉ tiêu cần phân tích, qua đó phát hiện được những lợi thế (hay bất lợi) trong hoạt
động của doanh nghiệp để định hướng hoạt động trong kỳ tới
2.2.2. Phương pháp cân đối liên hệ
Là phương pháp để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng
sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi
trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng.
Trong các báo cáo tài chính thì tính cân đối thể hiện rất nhiều: cân đối giữa tài
sản với nguồn vốn, cân đối hàng tồn kho, nhu cầu vốn và sử dụng vốn, giữa doanh thu
với chi phí và kết quả, dòng tiền vào và dòng tiền ra….Cụ thể
Tổng tài sản= TSLĐ& ĐTNH + TSCĐ & ĐTDH
Tổng tài sản= Tổng nguồn vốn
Lợi nhuận = Doanh thu- Chi phí
Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
2.3. Phương pháp phân tích tương quan
Giữa các số liệu tài chính thường có mối tương quan với nhau. Mối tương quan
thể hiện doanh thu với các khoản phải thu khách hàng. Thông thường khi doanh thu

của đơn vị càng tăng thì số dư các khoản nợ cũng sẽ gia tăng.
Phân tích tương quan sẽ đánh giá được tính hợp lý về biến động giữa các chỉ
tiêu tài chính, để xây dựng các chỉ tiêu tài chính phù hợp hơn.
IV. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG
1. Phân tích kết cấu và tình hình biến động vốn lưu động
Thể hiện về mặt cơ cấu tài sản của doanh nghiệp để thấy được tình hình phân
bổ và sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Giá trị tài sản VLĐ i x 100%
Tỷ trọng TSLĐ i
=
Tổng giá trị TSNH
Để khái quát tình hình quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, ta lập bảng phân
tích việc phân bổ VLĐ sau:
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp
Tài sản

GVHD: ThS. Lê Thị Na
Năm N-2

Năm N-1

Năm N

Chênh lệch

Giá
%
trị

Chênh lệch
Giá
%
trị

1.Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Đầu tư ngắn hạn
3.Các khoản phải thu
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản lưu động khác
Tổng cộng

Việc lập bảng phân tích trên giúp ta biết được tình hình phân bổ vốn lưu động ở
doanh nghiệp như thế nào, tỷ trọng từng loại tài sản VLĐ cũng như xu hướng biến
động của các loại tài sản này qua các năm. Từ đó có cơ sở đi sâu phân tích sự biến
động của từng bộ phận VLĐ có xu hướng tốt hay xấu, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho
hoạt động kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn sẽ phụ thuộc một phần vào công tác sử dụng vốn là nên
đầu tư vào khoản mục nào vào thời điểm nào nên tăng hay giảm là hợp lý các khoản
phải thu khách hàng. Dự trữ hàng tồn kho ở mức nào là thích hợp…
2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng đến cân
bằng tài chính của công ty
Để đánh giá cân bằng tài chính ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
+ Vốn lưu động ròng (VLĐR):
VLĐR = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
+ Nhu cầu vốn lưu động ròng (NCVLĐR):

CVLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn (không
kể nợ vay)
+ Ngân quỹ ròng (NQR): NQR = VLĐR – NCVLĐR
Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng chịu ảnh hưởng trực tiếp của
tài sản lưu động và các yếu tố của tài sản lưu động. Do đó, ngân quỹ ròng cũng chịu
ảnh hưởng của các yếu tố này. Tuy nhiên, để đánh giá ngân quỹ ròng cần phải đánh giá
nhu cầu vốn lưu động ròng.
3. Phân tích tình hình quản lý các khoản mục của vốn lưu động
3.1 Quản lý vốn bằng tiền
Trong hoạt động kinh doanh luôn phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tiền
mặt nên nhà quản lý luôn tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả
năng thanh toán. Việc quản lý tiền mặt tại doanh nghiệp là kiểm soát lượng tiền thông
qua việc dự trữ tiền mặt. Mục tiêu quản trị tiền mặt là tối thiểu hóa lượng tiền mặt mà
doanh nghiệp cần sử dụng để nhằm duy trì cho hoạt động kinh doanh được bình
thường tức tăng hiệu quả sử dụng tiền mặt, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận
về tài chính trong nội bộ doanh nghiệp hoặc bên ngoài.
Công việc quản trị tiền mặt là một quá trình quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ
và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của
doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa thiếu tiền mặt
trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

Việc dự trữ tiền trong doanh nghiệp luôn thể hiện tính hai mặt là khả năng sinh

lợi và rủi ro. Do đó, nhà quản lý tài chính phải cân nhắc tính sinh lợi và rủi ro trong
việc dự trữ tiền sao cho hiệu quả nhất. Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng vốn
bằng tiền trong doanh nghiệp được coi là yếu tố cần thiết mà các doanh nghiệp cần
quan tâm.
Để khái quát tình hình quản lý vốn bằng tiền ta lập bảng phân tích sau:
Năm 2009
Chỉ tiêu

Giá trị

%

Năm 2010
Giá trị

%

Năm 2011
Giá trị

%

Tiền
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gởi ngân hàng
Khoản tương đương tiền

3.2. Quản lý các khoản phải thu
Ta lập bảng để xem các khoản mục phải thu biến động như thế nào qua các năm
Chỉ tiêu


Năm N
-2

Năm
N-1

Năm N

Chênh lệch
Mức
%

Phải thu khách hàng
Trả trước cho người bán
Các khoản phải thu khác
Dự phòng phải thu khó đòi

Doanh nghiệp đưa ra các quyết định tín dụng, xác định đúng thực trạng các
khoản phải thu và đánh giá hiệu quả các chính sách thu tiền của doanh nghiệp.
• Trong hoạt động kinh doanh sản xuất, các doanh nghiệp chuộng phương
thức bán hàng thu tiền ngay hơn là phương thức bán hàng tín dụng. Do vậy, việc quản
lý các khỏan phải thu khách hàng là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý tài chính
đảm bảo các yếu tố của chính sách tín dụng:
+ Tiêu chuẩn tín dụng: tùy theo từng ngành kinh doanh và tùy theo doanh
nghiệp mà quyết định cấp tín dụng khác nhau.
+ Chiết khấu thương mại: nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng thanh toán
sớm trước hạn
• Kỳ hạn tín dụng:là thời gian tín dụng thương mại sau khi đã thực hiện xong
các điều khách hàng nhận được sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp.

Việc phân tích như trên giúp ta thấy được những nguyên nhân dẫn đến biến
động của khoản phải thu từ đó ảnh hưởng đến sự biến động của VLĐ, mà cụ thể là
từng bộ phận trong khoản phải thu tăng, giảm như thế nào, và sự tăng, giảm này là tốt
hay xấu, từ đó ảnh hưởng đến VLĐ nói riêng và tình hình của doanh nghiệp nói chung
Tuy nhiên để phân tích một cách chính xác hơn cần phải xem xét đến các yếu tố
như chính sách tín dụng của doanh nghiệp hay đối tượng doanh nghiệp kinh doanh.
3.3. Quản lý hàng tồn kho
Một trong những vấn đề quan trọng quản lý hàng tồn kho để tăng tốc độ luân
chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là phải sử dụng tốt dự trữ. Việc quản lý
hàng dự trữ gồm hai mục tiêu:
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

- Tổ chức hợp lý việc dự trữ để đảm bảo cho quá trình SXKD diễn ra liên tục,
tránh sự gián đoạn trong việc dự trữ gây ra.
- Giảm tới mức thấp nhất có thể được số hàng cần thiết cho việc dự trữ.
Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp là tính lượng hàng tồn kho tối ưu sao
cho phí tồn kho là nhỏ nhất, phải bảo đảm mực dự trữ căn bản để đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh được liên tục. Từ đó, hạn chế được chi phí tổn thất do thiếu nguyên
liệu sản xuất, do nguồn sản xuất.
Phân tích hàng tồn kho là việc rất quan trọng bởi lẽ giá trị hàng tồn kho thường
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản lưu động nên sự biến động của chỉ tiêu này
ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của VLĐ. Để phân tích biến động của chỉ tiêu tồn
kho ta lập bảng sau :

Chỉ tiêu

Năm N-2

Năm N-1

Năm N

Chênh lệch (± )
Số tiền

(%)

1. NVL tồn kho
2. CCDC tồn kho
3. T.phẩm tồn kho
4. Hàng mua đang đi đường
5. Sản phẩm dở dang
6. Hàng gửi đi bán
7. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Từ bảng phân tích trên thì ta sẽ thấy được sự biến động của hàng tồn kho như
thế nào và biết được nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó, cụ thể là do bộ phận nào
trong hàng tồn kho chủ yếu gây nên sự biến động đó và sự biến động này tốt hay xấu.
Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp mà các nhà
quản lý cần có một lượng tồn kho thích hợp cho doanh nghiệp của mình, chẳng hạn
trong ngành sản xuất như các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị có lượng tồn
kho rất cao vì thời gian hoàn thành sản phẩm lâu nên không thể đánh giá là không tốt.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường tỉ lệ tồn kho
thấp vì không cần nguyên vật liệu tồn kho, hay sản phẩm dở dang tồn kho, do đó cũng

không thể đánh giá là tốt được.
3.4. Quản lý tài sản ngắn hạn khác
Là việc xem xét kiểm tra hợp lý của tài sản chi phí, TSNH khác hoạt động cho
phục vụ SXKD để nhận định như thế nào, tác động ra sao trong tổng TSNH và được
chấp nhận ở mức khả dĩ là bao nhiêu?
Phân tích tình hình dự trữ TSNH của doanh nghiệp: Trong SXKD vấn đề dự trữ
TSNH cho quá trình SXKD của doanh nghiệp phải đảm bảo theo yêu cầu vừa đủ về số
lượng. Nếu dự trữ quá lớn dẫn đến ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Mặt
khác, nếu dự trữ quá thấp có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt, làm gián đoạn quá trình
SXKD, giảm năng suất lao động và thiết bị, dẫn đến hiệu quả SXKD sẽ bị giảm thấp.
Bởi vậy, việc dự trữ TSNH của doanh nghiệp phải được điều hoà theo yêu cầu, vừa
đảm bảo tiết kiệm vốn, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
Việc phân tích tình hình dự trữ TSNH của doanh nghiệp có thể tiến hành trên
các mặt sau: Phân tích sự thay đổi về kết cấu các loại TSNH dự trữ, phân tích sự biến
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 10


Lun vn tt nghip

GVHD: ThS. Lờ Th Na

ng ca tng loi TSNH d tr, so sỏnh d tr TSNH thc t vi d tr TSNH hp
lý, phự hp vi tớnh cht v quy mụ SXKD ca doanh nghip.
4. Phõn tớch hiu qu s dng vn lu ng
4.1. Phõn tớch tc lu chuyn vn lu ng
4.1.1. S vũng quay vn lu ng
Doanh thu thun


S vũng quay VL =

VL bỡnh quõn
Trong ú: DT thun = DT thun bỏn hng v cung cp dch v + DT ti chớnh
Thụng thng kỡ phõn tớch l nm nờn vn lu ng bỡnh quõn c tớnh nh
sau:
- Vn lu ng bỡnh quõn trong k (VLBQk) c tớnh nh sau:
VLẹBQ kyứ=

VLẹ ủaukyứ+ VLẹ cuoỏikyứ
2

- Vn lu ng bỡnh quõn nm:

VLẹ ủauthaựng
VLẹ cuoỏithaựng
1
12
+ VLẹ ủauthaựng
+ . . . + VLẹ ủauthaựng
+
2
12
2
2
VLẹBQ naờm=
12
n gin trong tớnh toỏn ta s dng cụng thc tớnh VLBQ gn ỳng:


VLẹBQ naờm=

VLẹ ủaunaờm+ VLẹ cuoỏinaờm
2

Ch tiờu ny cho chỳng ta bit s vn lu ng quay c my vũng trong mt
chu k kinh doanh. V phng din hiu qu s dng vn lu ng ch tiờu ny cng
cao cng tt. iu ú cú ngha l vũng quay vn lu ng cng nhiu cho thy doanh
nghip cn ớt vn lu ng cn thit cho kinh doanh, do ú cú th lm gim vn lu
ng i vay nu doanh nghip phi i vay vn lu ng tin hnh sn xut kinh
doanh
4.1.2. S ngy mt vũng quay vn lu ng
S ngy mt vũng quay VL

Tg kỡ phõn tớch (360 ngy)
=

S vũng quay VL
Ch tiờu ny cho bit di ca vũng quay vn lu ng, tc l s ngy cn
thit ca mt vũng quay vn lu ng. Ch tiờu ny cú ý ngha ngc vi ch tiờu vũng
quay vn lu ng cú ngha l s ngy luõn chuyn vn lu ng m cng ngn chng
t vn lu ng c luõn chuyn ngy cng nhiu trong k phõn tớch, doanh nghip
s dng vn lu ng hiu qu.
V mt bn cht nhúm ch tiờu ny phn ỏnh s phỏt trin ca trỡnh kinh
doanh, ca cụng tỏc qun lý, ca k hoch v tỡnh hỡnh ti chớnh ca doanh nghip. T
s phõn tớch tc luõn chuyn vn lu ng v k luõn chuyn vn lu ng, ta cú
th xem xột nh hng ca chỳng ti mc tit kim hay lóng phớ vn lu ng s
dng trong k. Cụng thc tớnh nh sau:
SVTH: Nguyn Th Ti_Lp: 34K06.2


Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

VLĐ tiết kệm (-)
Doanh thu thuần
VLĐ lãng phí (+) = bình quân 1 ngày

x

Số ngày 1 vòng Số ngày 1
quay
- vòng quay
VLĐ kỳ gốc
VLĐ kỳ phân
tích

4.1.3. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm VLĐ

VLĐ bình quân

=

Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho ta biết để có được một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn
lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết

kiệm được càng nhiều.
4.2. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động
Hệ số sinh lời VLĐ

=

Lợi nhuận sau thuế
VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn.
Doanh nghiệp được đánh giá là sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hay không là chỉ
tiêu này phản ánh một phần.
5. Phân tích hiệu quả quản lý hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay HTK =
Giá trị HTK bình quân
Tỉ số này thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ, hế số
này càng cao thể hiện tình hình bán ra càng tốt và ngược lại. Tuy nhiên với số vòng
quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp cung
ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ số này
còn thể hiện tốc độ luân chuyến vốn hàng hoá của doanh nghiệp. Nếu tốc độ nhanh thì
cùng một mức doanh thu như vậy, doanh nghiệp đầu tư cho hàng tồn kho thấp hơn
hoặc cùng số vốn như vậy doanh thu của doanh nghiệp sẽ đạt mức cao hơn. Ngoài ra
ta có thể dùng chỉ tiêu sau:
TG kỳ phân tích (360 ngày)
Số ngày dự trữ HTK =
Số vòng quay HTK
Chỉ tiêu trên cho biết số ngày hàng tồn kho nằm trong kho. Nếu chỉ tiêu này lớn
chứng tỏ hàng tiêu thụ chậm khả năng hoán chuyển hàng tồn kho thành tiền là thấp.

Công việc kinh doanh được đánh giá là thấp và ngược lại.
6. Phân tích hiệu quả quản lý các khoản phải thu
Doanh thu bán hàng thuần + Thuế VAT đầu
ra
Số vòng quay nợ phải thu =
Nợ phải thu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả
của việc đi thu hồi công nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng

TG kỳ phân tích (360 ngày)
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2
Vòng quay NPThu
=
Số vòng quay nợ phải thu

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngoài ra
ta có thể dùng chỉ tiêu:

Tỉ số này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá
trình thanh toán.
7. Phân tích khả năng thanh toán cảu doanh nghiệp
7.1. Khả năng thanh toán hiện hành
Là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức

độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn, đồng thời phản ánh toàn bộ tiền và
các loại tài sản lưu động có thể chuyển thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.
Tài sản ngắn hạn
Khả năng TTHH
=
Nợ ngắn hạn
Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được thanh toán bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng
cao, rủi ro phá sản thấp. Hệ số này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh
giá là tốt.
7.2. Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là hệ số trả nợ ngay không dựa vào việc phải
bán các vật tư, hàng hóa. Hệ số này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có
thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn và được xác định theo công
thức:
Tài sản ngắn hạn – HTK- TSNH khác
Khả năng thanh toán nhanh
=
Nợ ngắn hạn
Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 tức doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng
thanh toán nhanh. Ngược lại, khi trị số này nhỏ thua một thể hiện doanh nghiệp đang
gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ phải trả khi đến hạn, có thể
gây ra tình trạng mất cân đối vốn lưu động.
7.3. Khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng để
thanh toán nhanh nhất đó là vốn bằng tiền.
Tiền và tương đương tiền
Khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn
7.4. Khả năng thanh toán lãi vay
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận
của cả ba hoạt động ( hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính )
sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh.
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

Khả năng thanh toán lãi vay

GVHD: ThS. Lê Thị Na
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
=

Chi phí lãi vay
vay
Khả năng thanh toán lãi vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn vay càng
cao, lợi nhuận tạo ra được sử dụng để trả nợ vay và tạo phần tích lũy cho doanh
nghiệp.Chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng một chứng tỏ vốn sử dụng không có hiệu quả.
Ngoài ra chỉ tiêu này còn là nhân tố đánh giá khả năng sinh lời hoạt động kinh
doanh và xem xét hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Kết luận:
Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả tối đa thu
được với một chi phí vốn lưu động nhỏ nhất. Kết quả thu được ngày càng cao so với
chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Vậy nâng cao vốn như thế nào để có

hiệu quả? Một doanh nghiệp đã quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của mình ra sao? Chúng ta cùng phân tích điều đó tại Tổng công ty cổ phần dệt may
Hòa Thọ trong phần 2 để biết được điều đó.

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA
THỌ

SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HÒA THỌ
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1. Giới thiệu về tổng CTCP dệt may Hòa Thọ
- Tên doanh nghiệp phát hành: Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ
- Tên giao dịch: HOATHO TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: HOA THO CORPORATION
- Giấy phép đăng ký kinh doanh: số 3203001300 do Sở Kế hoạch và đầu tư
TP.Đà Nẵng cấp ngày 30/01/2007
- Vốn điều lệ tính đến 31/12/2011: 150.000.000.000 đồng
- Địa chỉ: 36-36 Ông Ích Đường, Hòa Thọ Đông, Q.Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
- Điện thoại: 84.511.367.1011
- Fax: 84.511.384.6216

- Email:
- Website: www.hoatho.com.vn
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Hoà Thọ được thành lập năm 1962 là đơn vị
thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) và hiệp hội Dệt may việt nam
(VITAS) thuộc bộ công nghiệp, có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng - Việt Nam.
Tổng diện tích là 145.000 m2, với diện tích nhà xưởng, kho khoảng 72.000m2
và hơn 6000 công nhân trong đó bộ phận nghiệp vụ trên 250 cán bộ và nhân viên.
- Giai đoạn trước 1975: Thành lập năm 1962, bắt đầu đi vào hoạt động năm
1963. Ngay từ giai đoạn đầu mới thành lâp công ty lấy tên là “công ty dệt
SICOVINA” thuộc xã Hoà Thọ, Huỵện Hoà Vang, Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng là một
trong 4 công ty thuộc Công ty kỹ nghệ Bông vải Việt Nam
- Giai đoạn 1975 – 1988: công ty sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh trong suốt
thời kỳ bao cấp, nguyên liệu cấp phát từ trên xuống.
- Giai đoạn 1989 - 1997: công ty đầu tư thêm dây chuyền dệt khăn (Liên Xô).
Năm 1997: thành lập nhà máy may Hoà ThọI, diện tích: 4.000 m2
- Giai đoạn 1999 – 2000: do sản phẩm dệt may có chất lượng kém nên bị mất
thị trường cũ và không tìm được thị trường mới nên công ty quyết định giải thể ngành
dệt. Năm 1999: thành lập nhà máy may Hoà Thọ II, diện tích: 3.500m2, gồm: 12 dây
chuyền sản xuất.
- Giai đoạn 2000 – 2006: công ty không ngừng mở rộng đầu tư, sản phẩm tiêu
thụ ngày càng nhiều đặc biệt là việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Cụ thể:
Năm 2001: thành lập công ty may Hoà Thọ- Điện Bàn, diện tích:10.000m2,
gồm 15 dây chuyền.
Năm 2002: thành lập nhà máy may III, diện tích: 2.000m2, gồm 9 dây chuyền
và công ty may Hoà Thọ - Quảng nam.
Năm 2003: thành lập công ty may Hoà Thọ - Hội An, diện tích: 30.528m2, gồm
9 dây chuyền sản xuất.
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2


Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

Ngày 15/11/2006: công ty tiến hành cổ phần hoá có tên là tổng công ty cổ phần
dệt may Hoà Thọ.
- Năm 2007: Tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ chính thức hoạt động ngày
01/02/2007 . Trong năm tổng công ty đã đầu tư mới 2 công ty là công ty may Hoà Thọ
– Duy Xuyên và công ty may Hoà Thọ - Đông Hà.
Trải qua 49 năm hoạt động (1962 - 2011) kể từ khi thành lập,cùng với sự phát
triển chung của nền kinh tế, Hoa Tho Corp ngày càng lớn mạnh, trở thành một đơn vị
hàng đầu trong ngành may mặc ở địa phương và trên cả nước.
II. Chức năng nhiệm vụ của công ty
1. Chức năng của Tổng Công ty
- Chuyên sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may gồm: Các loại
nguyên liệu bông, xơ, sợi, vải dệt kim và sản phẩm may mặc dệt kim, vải denim và các
sản phẩm may mặc dệt thoi; các loại khăn bông, thiết bị phụ tùng, động cơ, vật liệu,
ĐẠImặt
HỘIhàng
ĐỒNG
điện tử, hoá chất, thuốc nhuộm, các
tiêu dùng khác.
CỔ ĐÔNG
- Sản phẩm may mặc: Jacket, Sơmi, T-shirt, Polo-shirt, Đồ bảo hộ lao động,
BAN KIỂM
quần âu.
- Công ty đã sản xuất cho các nhãn hiệu thương mại nổiSOÁT

tiếng thế giới như:
HĐ QUẢN TRỊ
Puma, Haggar, Ping, Target, Perrry Ellis, Nike,…
2. Nhiệm vụ của Tổng Công ty
- Tổng Công ty được thành lập
đểTGĐ
huy động và sử dụng nguồn vốn trong việc
BAN
sản xuất kinh doanh các sản phẩm theo ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
- Xây dựng, phát triển Tổng Công ty thành một doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh
ngành,BAN
có tiềm lực tàiVĂN
chínhPHÒNG
và trìnhĐẠI
độ kỹ thuậtCÁC
- công
nghệ
tiên tiến đáp
CÁCđa
PHÒNG
ĐƠN
VỊ TRỰC
ứng yêu
cầuNĂNG
phát triển ngành Dệt May DIỆN
hiện đại.
CHỨC
THUỘC

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận có được của Tổng
Công ty cho các cổ đông, nâng cao giá trị Tổng Công ty và không ngừng cải thiện đời
sống, điều kiện làm việc, thu nhập
cho
người
lao động và làm tròn nghĩa vụ với ngân
CÁC
ĐƠN
VỊ HẠCH
sách Nhà nước.
TOÁN PHỤ THUỘC
- Xây dựng Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ trở thành một trong
những Trung tâm dệt may của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Phát triển bền
vững,
hiệu Nhà
quả trên cơNhà
sở công nghệ
hiện đại,
hệ thống
quản lýCông
chất lượng,
quản
lý lao
Công
Cty
Cty
Công ty
ty
Cty
Công

động,
lý môi trường
quốc tế: xanh,
và cổ
ty
Sợi quảnmáy
máy theo tiêu
Maychuẩn May
Maysạch, công
Maykhai minh
Maybạch ty
thân
Hòa thiện với
maymôi trường.
May
Hòa
Hòa
Hòa
Hòa
Hòa
phần
Thọ

Thọ lý tại công
Thọ ty
III. Hòa
Đặc điểm Hòa
tổ chức quản
Thọ 1


Thọ 2

Điện
Hội
1. Mô hình tổ chức bộ máy
quản

Bàn
An

Thọ
Quảng
Nam

Thọ
Duy
Xuyên

Thọ
Đông


thời
trang

CÁC CÔNG TY LIÊN
KẾT

Công ty
Công ty

cổ phần
TNHH
SVTH: Nguyễn
34K06.2
ThêuThị Tươi_Lớp:
May
Thiên
Tuấn
Tín
Đạt

Công ty
TNHH
May Bình
Phương

Công ty
cổ phần
Bao Bì
Hòa
Thọ

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy tổng CTCP dệt may Hòa Thọ

2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất, có các quyết định liên
quan đến cơ cấu vốn, thông qua các chính sách đầu tư dài hạn.
Hội đồng quán trị: Xây dựng định hướng chính sách tồn tại và phát triển của
công ty, họạch định chiến lược, ra quyết định trong hoạt động của công ty.
Ban kiểm soát: Kiểm soát mọi hoạt động của công ty, đảm bảo mọi hoạt động
của công ty thực hiện đúng mục tiêu định hướng đề ra.
Tổng giám đốc: Quyết định mọi vấn đề hằng ngày của công ty.Có quyền bổ
nhiệm các bộ ban quản lý,sản cuất của công ty.
Các nhà máy, công ty trực thuộc: Có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng
của tổng công ty, quá trình hoạt động sản xuất phải phù hợp với ngành nghề lĩnh vực
hoạt động của công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

Văn phòng đại diện: Xây dựng và triển khai thực hiện các nội quy, quy chế,
phương án liên quan đến quản lý lao động, quản lý chung và các chính sách nội bộ của
công ty.
Các phòng ban chức năng:
Văn phòng: Có chức năng quản lý hành chính, công tác tiền lương của toàn bộ
cán bộ công nhân trong công ty, thực hiện chính sách khen thưởng và đề bạc cán bộ.
Tham mưu cho lãnh đạo công ty việc tuyển dụng, sắp xếp bố trí đào tạo lao động, chế
độ lương, thưởng
Phòng tài chính kế toán: Thực hiện các công tác

- Công tác tài chính
- Công tác kế toán
Phòng kỹ thuật đầu tư và quản lý chất lượng sản phẩm: Xây dựng, ban hành,
kiểm tra báo cáo tình hình thực hiện các định mức, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sử
dụng nguyên vật liệu, tiêu thụ điện, năng suất, hiệu suất vận hành của các thiết bị…
Phòng quản lý chất lượng may: Tổ chức kiểm tra và hướng dẫn các nhà máy,
các XN may kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng may theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
của khách hàng và công ty ban hành, đồng thời cũng kiểm tra nhập kho NVL đầu vào
cho các đơn vị sản xuất.
Phòng kỹ thuật Công nghệ May: Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật sử
dụng nguyên vật liệu sản xuất, gia công các loại sản phẩm may; xây dựng quy trình,
vận hành và bảo trì, bảo dưỡng các loại thiết bị may.
Phòng kinh doanh Sợi: Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, tìm chọn
khách hàng kí kết hợp đồng tiệu thụ sản phẩm sợi; nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ…
Phòng kinh doanh May: Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, tìm chọn
khách hàng kí kết hợp đồng gia công may.
Phòng đời sống: Thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, sơ cấp cứu, khám
- cấp phát thuốc chữa bệnh cho người lao đông theo quy định của Bảo hiểm y tế.
Phòng kế hoạch thị trường: Chịu trách nhiệm làm các thủ tục hải quan xuất
nhập khẩu hàng hóa và bố trí phương tiện để nhận NPL về nhập kho và chuẩn bị
phương tiện để vận chuyển hàng giao cho khách hàng, lập PNK.
Trưởng phòng kế toán
Nhận xét: Tổng công ty công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ lựa chọn cơ cấu tổ
chức vừa tập trung vừa phân tán. Đó là sự phân công công việc, chức năng rõ ràng,
minh
bạch
giữakếcác
phòng ban, chính điều này đã nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất
Phó
phòng

toán
của Tổng công ty. Bộ máy tổ chức có sự phân cấp thống nhất từ trên xuống không
những giúp cho mỗi phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình mà còn tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giám sát kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, và giữa các bộ phận
với nhau.
Kế
Thủ
Kế
Kế toán
Kế
Kế toán
Kế toán
Kế
toán
quỹ
nguyên vật
toán
công
toán
tiền mặt,
toán
thuế,
nguyên
công
nợ ty liệu chính,
tổng
IV.
Đặc điểmnợ
tổ phải
chức bộ tiền

máy kế toán
tại công
TSCĐ,
giá thành,
vật liệu
trả,
gửi
phải thu
hợp
1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
CCDC
phụ và
phải
ngân
tiền lương
viết
thu phải
hàng
trả khác
hóa
đơn BH

SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2
Bộ phận kế toán các đơn vị phụ thuộc

Trang 18


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Na

Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Tổng CTCP dệt may Hòa Thọ
Chức năng nhiệm vụ các bộ phận trong bộ máy kế toán:
Căn cứ luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ- CP của chính phủ “ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật kế toán trong lĩnh vực kinh doanh” bộ máy
kế toán của Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ được tổ chức là phòng Tài chínhkế toán;
- Kế toán trưởng: là người trực tiếp chỉ đạo công tác hạch toán kế toán tại Công
ty, tham mưu cho Giám Đốc về vấn đề tài chính trong Công ty xây dựng kế hoạch tài
chính của đơn vị, tham mưu và ra quyết định tài chính như vay vốn, xây dựng phương
án kinh doanh ... Đồng thời kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm trước pháp luật, Giám
Đốc và các cơ quan tài chính cấp cấp trên về mọi hoạt động tài chính kế toán của Công
ty.
- Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo các nhân viên kế toán
theo nội quy và quy trình hoạch toán của công ty từ việc lập và luân chuyển chứng từ
đến báo cáo kế toán. Là người đứng sau kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra hoạch
toán ở từng bộ phận, tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán. Hỗ trợ
cho kế toán trưởng trong việc vay vốn.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu của từng bộ phận kế toán,
kiểm tra đối chiếu, xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo kế toán cho toàn Công
ty định kỳ theo quy định.
- Kế toán tiền mặt, phải thu khách hàng: Thường xuyên theo dõi tình hình biến
động của lượng tiền mặt trong kỳ. Lập phiếu thu, trong các nghiệp vụ thu tiền, thanh
toán chiết khấu cho khách hàng v.v... Theo dõi, hoạch toán các khoản phải thu.
- Kế toán CCDC, TSCĐ, thuế: theo dõi quản lý tình hình TSCĐ, CCDC trong
Công ty về số lượng, chất lượng, hiệu năng sử dụng của từng loại TSCĐ, hạch toán
tăng giảm TSCĐ trong kỳ, trích khấu hao TSCĐ, theo dõi sửa chữa lớn TSCĐ. Ghi
chép, theo dõi các khoản thuế trong kỳ.

SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2


Trang 19


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

- Kế toán phụ liệu, chi phí, viết hóa đơn: có nhiệm vụ theo dõi hàng bán ra, xác
định doanh thu, lập bảng kê nộp thuế, theo dõi, hoạch toán tình hình nhập xuất phụ
liệu, theo dõi các khoản tạm ứng.
- Kế toán TGNH: theo dõi tình hình thanh toán và các khoản công nợ liên quan
đến TGNH, theo dõi số dư tiền gởi của công ty ở các ngân hàng khác nhau.
- Kế toán nợ phải trả, phải thu phải trả khác: theo dõi các khoản nợ phải trả
người bán khi mua vật tư, tài sản cố định và nhận cung cấp dịch vụ cùng với kế toán
vật tư, kế toán tiền theo dõi tình hình thanh toán các khoản phải trả.
- Kế toán vật liệu chính, tính giá thành, tiền lương: Theo dõi tình hình nhập,
xuất, tồn vật liệu. Lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn cho các đối tượng tập hợp chi phí.
có nhiệm vụ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, xác định giá trị cũng như về mặt
số lượng sản phẩm dở dang. Theo dõi tình hình xuất nhập kho thành phẩm, tình hình
tiêu thụ thành phẩm. Căn cứ vào bảng chấm công để tính tiền lương trong tháng.
- Thủ quỹ: phụ trách công tác thu chi và quản lý tiền mặt tại công ty. Hàng ngày
tiến hành kiểm quỹ so sánh số liệu thực tế với kế toán để báo cáo lên kế toán trưởng và
Giám đốc Công ty.
Nhận xét: Bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty,
đồng thời có bảng mô tả công việc cụ thể gửi cho từng kế toán viên, điều này thúc đẩy
mỗi nhân viên kế toán làm đúng nhiệm vụ của mình và phát huy hết năng lực của mỗi
cá nhân.
2. Hình thức sổ kế toán tại công ty
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán mà công ty áp dụng là vừa tập trung vừa

phân tán. Các đơn vị sản xuất của công ty đều có bộ phận kế toán tại cơ sở, thực hiện
phần lớn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đó. Các nghiệp vụ kinh tế thường xuyên
phát sinh, khối lượng công việc nhiều, phức tạp do đó để phù hợp với đặc điểm kinh
doanh của công ty. Tổng công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là: Chứng từ ghi sổ.
Tại công ty làm công tác kế toán bằng kế toán máy nên trình tự ghi sổ sẽ được
thực hiện như sau:
Chứng từ kế
toán

Bảng tổng
hợp chứng từ
kế toán cùng
loại.

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính
MÁY VI TÍNH

- Báo cáo kế toán
quản trị
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy
Trình tự ghi sổ:
- Hằng ngày kế toán từng phần hành căn cứ các chứng từ gốc dùng làm căn cứ
ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính

theo các bảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình phần
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 20


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ thẻ kế toán: chứng từ ghi sổ,
bảng tổng hợp chi tiết tài khoản, Sổ Cái, bảng cân đối số phát sinh.
- Cuối tháng ( hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khoá sổ và lập các báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu
chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực các thông tin đã
được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo
cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
- Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán
ghi bằng tay.
3. Chế độ kế toán được áp dụng tại TCTCP Dệt May Hòa Thọ
TCTCP đang áp dụng niên độ kế toán theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01
tháng 01 đến hết ngàu 31 tháng 12.
TCTCP áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số:
15/2006/QD – BTC ngày 20/03/2006 về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các
quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của Bộ Tài chính.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kế toán tổng hợp: Phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao phù
hợp với Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính.

B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CTCP DỆT MAY HÒA THỌ
I. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng CTCP dệt
may Hòa Thọ
Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty ta cần
có cái nhìn khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm
gần đây, thông qua các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 1: Phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009-2011:

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011
Tăng so

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá trị
956.136.164.169

SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

giá trị
1.280.879.324.606

với 2009
33,96%


Tăng so
giá trị
1.643.474.126.490

với 2010
28,31%

Trang 21


Luận văn tốt nghiệp
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần về bán hàng và CC dịch vụ
Giá vốn hàng bán

GVHD: ThS. Lê Thị Na
-348.511.389

-389.603.443

11,79%

-7.001.006.157

1696,96%

955.787.652.780

1.280.489.721.163


33,97%

1.636.473.120.333

27,80%
29,93%

-864.543.539.098

-1.149.295.434.626

32,94%

-1.493.279.696.580

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cc dịch vụ

91.244.113.682

131.194.286.537

43,78%

143.193.423.753

9,15%

Doanh thu hoạt động tài chính

33.532.066.446


33.662.001.670

0,39%

26.924.919.547

-20,01%

Chi phí hoạt động tài chính

-47.035.877.448

-62.961.929.977

33,86%

-46.138.311.778

-26,72%

Chi phí bán hàng

-24.400.955.241

-28.851.971.013

18,24%

-29.926.103.514


3,72%

Chi phí quản lý doanh nghiệp

-40.298.523.135

-44.163.317.326

9,59%

-53.399.756.108

20,91%

13.040.824.304

28.879.069.891

121,45%

40.654.171.900

40,77%

2.758.177.110

16.284.753.519

490,42%


3.453.745.214

-78,79%

-1.391.155.620

-10.127.351.116

627,98%

-1.020.060.167

-89,93%

1.038.553.825

1.610.972.619

55,12%

2.433.685.047

51,07%

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

14.407.845.794

35.036.472.294


143,18%

43.087.856.947

22,98%

Chi phí thuế TNDN hiện hành

-1.635.044.822

-354.698.903

-78,31%

-1.807.085.615

409,47%

Lợi nhuận sau thuế TNDN

12.772.800.972

34.681.773.391

171,53%

41.280.771.332

19,03%


Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác

( ĐVT: 1 triệu đồng)

Biểu đồ 1: Doanh thu – Giá vốn – Lợi nhuận
Doanh thu của công ty không ngừng tăng cao trong 3 năm. Năm 2009 doanh
thu đạt 956.136 triệu đồng, thì đến năm 2010 doanh thu đã tăng lên đến 1.280.879 đạt
mức tăng khoảng 33,96% so với năm 2009. Sang đến năm 2011 doanh thu tiếp tục
tăng và đạt 1.643.474 triệu đồng và tăng so với năm 2010 là 28,31%. Đây là dấu hiệu
khả quan đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Các khoản giảm trừ qua 2
năm 2009, 2010 tuy có giá trị nhỏ so với doanh thu nhưng cũng đã ảnh hưởng làm
giảm doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Cụ thể năm 2010
khoản giảm trừ đã tăng so với năm 2009 11,79%. Nhưng đến năm 2011 ta mới thấy sự
thay đổi đáng kể của các khoản giảm trừ này khi mà giá trị của nó lên tới 7.001 triệu
đồng, tăng 1696,96% so với năm 2010. Các khoản giảm trừ này tăng lên chủ yếu do
hàng bán trong năm bị trả lại quá nhiều với 6.944 triệu động trong khi năm 2010 chỉ có
301 triệu đồng. Nguyên nhân chính mà hàng bán ra lại bị trả lại nhiều như vậy là do
dây chuyền công nghệ đã quá cũ, không còn đảm bảo được hiệu suất sản xuất và chất
lượng sản phẩm khiến hàng sản xuất ra bị lỗi kỹ thuật nhiều, công tác kiểm tra chất
lượng sản phẩm chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng sản phẩm xuất đi vướng lỗi kỹ thuật
nên bị trả lại. Năm 2011 tuy các khoản giảm trừ cũng khá nhiều nhưng tốc độ tăng
doanh thu thuần cũng vẫn chiếm tỉ trọng 99,57% trong tổng doanh thu bán hàng và
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 22



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

cung cấp dịch vụ. Các khoản giảm trừ qua các năm không đáng kể so với tổng doanh
thu bán hàng nên tình hình tăng trưởng của doanh thu thuần gần như giống với tình
hình tăng trưởng của doanh thu.
Giá trị giá vốn hàng bán của năm 2010 đạt 1.149.295 triệu đồng gần tăng
32,94% so với năm 2009 chiếm tỉ trọng 89,75% trong tổng doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ. Đến năm 2011 giá vốn đạt 1.493.279 triệu đồng chiếm 91,25%
trên tổng doanh thu thuần. Ta thấy tuy tốc độ tăng giá vốn hàng bán của năm 2011 với
năm 2010 giảm so với tốc độ tăng của năm 2010 với năm 2009 nhưng bên cạnh đó tốc
độ tăng doanh thu thuần của năm 2011 với năm 2010 lại giảm so với năm 2010 với
năm 2009. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng giá vốn hàng bán năm 2011 tuy có giảm so
với năm trước nhưng vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nguyên nhân làm
cho giá vốn hàng bán tăng trước hết do dây chuyền công nghệ sản xuất đã lạc hậu, làm
cho định mức nguyên vật liệu tăng lên so với kế hoạch dẫn đến chi phí sản xuất tăng
lên. Mặt khác do lạm phát, giá nguyên liệu đầu vào tăng lên, giá cả của các yếu tố liên
quan đến sản xuất cũng tăng, điều này làm cho chi phí giá vốn hàng bán tăng lên.
Chính điều này làm cho tỉ trọng giá vốn hàng bán tăng lên qua các năm. Đây là vấn đề
cần phải quan tâm của các nhà quản trị sản xuất.
Ta thấy lợi nhuận gộp năm 2010 tăng 43,78% so với năm 2009 nhưng đến năm
2011 tốc độ tăng so với năm 2010 lại giảm đáng kể chỉ còn 9.15 %. Chính việc tốc độ
tăng giá vốn hàng bán nhanh hơn mà trong khi tốc độ doanh thu bán hàng lại giảm so
với năm 2010 cùng với việc các khoản giảm trừ lớn làm cho tốc độ tăng lợi nhuận gộp
trong năm 2011 với năm 2010 giảm đáng kể so với tốc độ tăng lơi nhuận gộp của năm
2010 với năm 2009. Doanh thu bán hàng tăng chậm hơn do nhiều nguyên nhân như
chi phí sản xuất tăng làm tốc độ tăng của giá bán chậm hơn tốc độ tăng của giá thành.
Năm 2011 việc các doanh nghiệp dệt may lớn trong nước và một số nước trên thế giới

có sự thâm nhập vào thị trường Mỹ, EU, thị trường tiêu thụ sản phẩm các đơn hàng
FOB của công ty làm cho tính cạnh tranh càng mạnh mẽ. Công tác tiêu thụ sản phẩm
trở nên khó khăn hơn. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa được cải thiện nhiều dẫn
đến một số mặt hàng khó tiêu thụ.
Trong giai đoạn từ năm 2009-2010 doanh thu hoạt động tài chính tăng chậm chỉ
đạt mức 0,39% trong khi chi phí tài chính tăng khá nhiều lên đến 33,86% cũng đã ảnh
hưởng làm giảm đáng kể lợi nhuận. Nguyên nhân chính là do lỗ chênh lệch tỷ giá đã
thực hiện lên tăng 11.139 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 doanh thu tài chính
giảm chỉ còn 26.924 triệu đồng. Khoản chi phí tài chính lại giảm ở tốc độ lớn xuống
chỉ còn 46.138 triệu đồng với mức giảm 26,72% so với năm 2010. Chi phí tài chính
giảm chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện giảm, có được điều này là do
trong năm 2011 tỷ giá ngoại tệ như USD, EUR tăng. Chi phí bán hàng giảm mạnh so
với tổng doanh thu đã cải thiện được phần nào lợi nhuận thuần, trong khi đó chi phí
quản lý doanh nghiệp lại tăng lên đến 20,91%. Công ty cần có biện pháp giảm bớt các
khoản chi phí này để tăng thêm lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Tóm lại, tuy tốc độ lợi nhuận năm 2011 có giảm mạnh so với năm 2010 nhưng
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn được xem là khá tốt. Hàng năm, tổng
lợi nhuận trước thuế có sự biến động tăng, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng.
Kết quả này cho thấy sự thành công trong quản lý của ban lãnh đạo và sự năng động
sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong công ty trong điều kiện nền kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 23


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na


II. Phân tích kết cấu và tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty
1. Phân tích cơ cấu vốn lưu động
1.1 Phân tích chung
Sự biến động của vốn lưu động và sự tăng giảm các yếu tố cấu thành có thể cho
ta thấy được tình trạng sản xuất kinh doanh của đơn vị. Sự biến động của vốn lưu động
của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Biến động vốn lưu động giai đoạn 2009- 2011
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

1. Vốn lưu động

303.572.751.800

309.275.266.529

376.176.576.442

2. Tổng tài sản

574.634.218.245

570.258.298.509

709.577.664.841


52,83%

54,23%

53,01%

5.702.514.729

66.901.309.913

1,88%

21,63%

-4.375.919.736

139.319.366.332

-0,76%

24,43%

3. Tỉ trọng vốn lưu đông
4. Mức tăng vốn lưu động
5. Tốc độ tăng vốn lưu động
6. Mức tăng tài sản
7. Tốc độ tăng tài sản

(ĐVT: 1 triệu đồng)


Biểu đồ 2: Biến động tăng tổng tài sản – vốn lưu động giai đoạn 2009- 2011
Qua bảng phân tích trên ta thấy, vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng
tài sản của công ty. Qua 3 năm đều chiếm trên 50%, tỷ trọng này đối với công ty một
doanh nghiệp sản xuất thì không có gì là bất hợp lý. Năm 2010, tổng tài sản giảm so
với năm 2009 là 4.375 triệu đồng (tương ứng giảm 0,76%) trong khi vốn lưu động lại
tăng 5.702 triệu đồng tương ứng với mức tăng 1,88%. Tuy tổng tài sản có giảm nhưng
năm 2010 vốn lưu động lại tăng cùng với chính sách sản xuất và bán hàng hợp lý nên
doanh thu của công ty vẫn tăng mạnh. Điều này chứng tỏ công ty đã có nhiều nỗ lực
trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kì nên kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đến
năm 2011 nguồn vốn lưu động tăng thêm 66.901 triệu đồng với mức tăng là 21,63%.
Đây là một mức tăng đáng kể so với năm 2010. Đồng thời thì tổng tài sản trong năm
2011 cũng tăng mạnh lên thêm 139.319 triệu đồng với mức tăng là 24,43%. Ta thấy
mức tăng tài sản lưu động gần như tương ứng với mức tăng của tổng tài sản. Năm
2011 công ty băt đầu triển khai dự án xây dựng nhà máy Veston tại Hòa Thọ với tổng
vốn đầu tư lên đến 85.852 triệu đồng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị
trường, nhằm mục đích phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Chính việc được bổ sung
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2

Trang 24


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Na

thêm vốn từ 2 dự án đầu tư trên đã làm cho vốn lưu động trong năm 2011 tăng lên
nhiều. Bên cạnh đó việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh với việc được đầu tư
dây chuyền sản xuất mới làm cho lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng nhiều
hơn trong năm tăng lên cũng ảnh hưởng lớn làm cho ngốn vốn lưu động tăng lên đáng

kể. Cụ thể điều này là do đâu, tốt hay xấu chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn ở phần phân
tích cụ thể các khoản mục của vốn lưu động.
1.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty
Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động để thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động
và tình trạng của từng khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó phát hiện những
tồn tại hay trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại công ty. Cơ cấu của vốn lưu động và sự thay đổi qua các năm được thể hiện
cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu vốn lưu động
Năm 2009
Chỉ tiêu
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền
2. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
ngắn hạn

giá trị

năm 2010
Tỉ trọng

giá trị

tỉ trọng

15.730.054.126

5,18%


5.519.774.518

1,78%

0

0,00%

0

0,00%

năm 2011
tăng so
với
2009
-64,91%

giá trị

tỉ trọng

33.917.373.280

9,02%

0

0,00%


tăng so
với 2010
514,47%

139.593.717.156

45,98%

88.533.324.255

28,63%

-36,58%

82.893.187.814

22,04%

-6,37%

4. Hàng tồn kho
5. Tài sản ngắn hạn
khác

138.282.055.197

45,55%

206.303.493.791


66,71%

49,19%

233.418.039.503

62,05%

13,14%

9.966.925.321

3,28%

8.918.673.965

2,88%

-10,52%

25.947.975.845

6,90%

190,94%

TÀI SẢN NGẮN HẠN

303.572.751.800


100,00%

309.275.266.529

100,00%

1,88%

376.176.576.442

100,00%

21,63%

Chú thích:

Hàng tồn kho
Phải thu khách hàng
Tiền và tương đương tiền
Tài sản ngắn hạn khác
Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn lưu động năm 2009 – 2011
Là một doanh nghiệp sản xuất nên lượng tiền tại quỹ luôn chỉ chiếm một tỉ lệ
nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động ở cả 3 năm. Đây là một điều hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên trong năm 2011 trong khoản mục tiền có sự tăng lên đáng kể lên đến
33.917.373.280, chiếm tới gần 1/10 trong tổng vốn lưu động.
Nhìn tổng thể ta thấy trong cơ cấu vốn lưu động, hàng tồn kho và các khoản
phải thu qua các năm luôn chiếm tỷ trọng lớn, hàng tồn kho trong năm 2009 chiếm
SVTH: Nguyễn Thị Tươi_Lớp: 34K06.2


Trang 25


×