Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu nồng độ nt probnp của bệnh nhân suy tim mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương từ tháng 4 2015 6 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN TIẾN LONG

THỰC TRẠNG NHIỄM NẤM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA BỆNH NHÂN VIÊM ỐNG TAI NGOÀI ĐẾN KHÁM
TẠI PHÒNG KHÁM TAI – MŨI – HỌNG BỆNH VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KỸ THẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG TỪ 4/2015 – 6/2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TH.S. NGUYỄN THỊ THANH HẢI

HẢI DƯƠNG, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực, chưa được công bố ở
bất kỳ tác giả nào hay ở bất kỳ công trình nào khác.
Hải Dương, ngày…tháng…năm…..
Sinh viên

Nguyễn Tiến Long



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị
Thanh Hải, đã tận tâm hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
để hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, phòng Đào
tạo, khoa xét nghiệm trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, cùng các
thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, quan tâm, tạo điều kiện giúp em hoàn thành
đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn phòng khám Tai – Mũi – Họng Bệnh viện
trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương đã hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi cho em thực hiện đề tài này. Đồng thời em xin cảm ơn các bệnh
nhân đã đồng ý tham gia và giúp đỡ em thu thập số liệu thuận lợi.
Em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, cổ vũ tinh
thần, luôn giúp đỡ em lúc khó khăn để hoàn thành đề tài này.
Mặc dù em đã rất cố gắng hoàn thiện đề tài bằng sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian và còn ít
kinh nghiệm về nghề nghiệp chuyên môn nên không thể tránh được những
thiếu sót, rất mong thầy cô và bạn bè góp ý để những đề tài sau của chúng tôi
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Dương, ngày…tháng…năm….
Sinh viên

Nguyễn Tiến Long


DANH MỤC VIẾT TẮT

AIDS


: Acquired Immuno Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

Cs

: Cộng sự

HIV

: Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

VOTN

: Viêm ống tai ngoài



: Trung ương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Giải phẫu và sinh lý ống tai ngoài.............................................................. 3
1.1.1. Giải phẫu ống tai ngoài ........................................................................... 3
1.1.2. Sinh lý tai ngoài ...................................................................................... 5
1.2. Bệnh học nấm ống tai ngoài ....................................................................... 6
1.2.1. Đặc điểm chung của nấm gây bệnh ở người ........................................... 6
1.2.2. Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm .................................................................. 6

1.2.3. Đặc điểm cấu trúc và sinh sản của nấm. ................................................. 8
1.2.4 Phân loại nấm và bệnh học nấm............................................................... 9
1.2.5. Cơ chế gây bệnh của nấm. .................................................................... 11
1.2.6. Dịch tễ học ............................................................................................ 12
1.2.7. Biểu hiện lâm sàng ................................................................................ 13
1.2.8. Biến chứng. ........................................................................................... 15
1.2.9. Phòng ngừa viêm tai ngoài.................................................................... 15
1.2.10.Điều trị.................................................................................................. 16
1.3. Một số đề tài nghiên cứu liên quan .......................................................... 17
1.3.1. Những nghiên cứu tai Việt Nam ........................................................... 17
1.3.2. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 19
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân. ................................................................. 19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. ............................................................................... 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. .............................................................................. 20
2.3.2. Cỡ mẫu. ................................................................................................. 20


2.3.3. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................ 20
2.3.4. Các nội dung nghiên cứu....................................................................... 20
2.3.5. Kỹ thuật thu thập thông tin ................................................................... 26
2.4. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................................ 27
2.5. Biện pháp hạn chế sai số .......................................................................... 27
2.6. Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 27
2.7. Đạo đức nghiên cứu. ................................................................................ 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 29
3.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................... 29

3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ............................................................. 29
3.1.2. Giới tính của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 29
3.1.3. Nơi ở của đối tượng nghiên cứu............................................................ 30
3.1.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ................................................ 30
3.2. Tỷ lệ nhiễm nấm của bệnh nhân viêm ống tai ngoài ............................... 31
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm ống tai ngoài do nấm ........ 34
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 40
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................. 40
4.2. Tỷ lệ nhiễm nấm của đối tượng nghiên cứu.............................................41
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm ống tai ngoài do nấm ........ 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48
PHỤ LỤC ............................................................................................................


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Cấu tạo của tai ...................................................................................... 3
Hình 2. Giải phẫu loa tai và ống tai ngoài ....................................................... 4
Hình 3. Giải phẫu ống tai ngoài ........................................................................ 5
Hình 4: Hình ảnh sợi nấm Candida ................................................................. 22
Hình 5: Hình ảnh nấm Aspergillus ................................................................. 22
Hình 6: Ống mầm của tế bào nấm men. .......................................................... 25
Hình 7: Khuẩn lạc nấm Aspergillus. .............................................................. 25


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ phát hiện nấm bằng kỹ thuật soi tươi trên bệnh nhân VOTN
do nấm. ............................................................................................................ 32
Bảng 3.2. Tỷ lệ phát hiện nấm bằng phương pháp nuôi cấy trên bệnh nhân

VOTN do nấm ................................................................................................. 32
Bảng 3.3. Thành phần các loại nấm phát hiện được ở bệnh nhân VOTN do
nấm .................................................................................................................. 33
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm nấm của bệnh nhân theo giới...................................... 34
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm nấm của bệnh nhân theo tuổi...................................... 34
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm nấm của bệnh nhân theo nơi ở.................................... 36
Bảng 3.7. Thói quen vệ sinh tai của bệnh nhân .............................................. 37
Bảng 3.8. Tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân.................................................... 38
Bảng 3.9. Tiền sử sử dụng thuốc của bệnh nhân ............................................ 39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu................... 29
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu ..................... 29
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phân bố nơi ở của đối tượng nghiên cứu........................... 30
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ............... 30
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ viêm ống tai ngoài do nấm ................................................ 31
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhiễm nấm theo nghề nghiệp ............................................ 35


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuật ngữ nấm ống tai ngoài được chỉ tình trạng viêm bề mặt niêm mạc
ống tai ngoài do nấm, đôi khi tổn thương viêm gây thủng màng nhĩ lan vào tai
giữa. Bệnh có thể gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, hoặc có thể trên nền
một tổn thương của tai giữa có thủng màng nhĩ. Về dịch tễ học, nấm ống tai
ngoài có thể gặp trên toàn thế giới nhưng điều kiện thuận lợi để bệnh phát
triển là ở khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới nóng ẩm và điều kiện môi trường có
nhiều bụi [10]. Biểu hiện của nấm tai có thể cấp, bán cấp hoặc mạn tính và
thường biểu hiện với triệu chứng ngứa tai, đau tai, nghe kém và ù tai. Đôi khi
bội nhiễm vi khuẩn kèm theo nấm tai gây viêm ở bề mặt niêm mạc ống tai

ngoài tạo nên các khối chứa sợi nấm, rỉ tai xuất tiết nhiều, trong trường hợp
nặng có thể chảy mủ ở liên tục từ ổ viêm. Những trường hợp nhiễm nấm nặng
thường kèm theo rách màng nhĩ, viêm tai giữa hoặc toàn bộ xương thái
dương, những trường hợp này thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Các yếu tố liên quan đến nhiễm nấm tai bao gồm: sử dụng kháng sinh phổ
rộng kéo dài, chấn thương, chảy tai kéo dài, bơi lội ở nguồn nước ô nhiễm và
thói quen lấy dáy tai với dụng cụ không sạch [14].
Có nhiều chủng nấm gây bệnh ở tai: thường gặp nhất là nấm
Aspegillus, Candida và Mucor. Những loại nấm khác ít gặp hơn gồm
Penicillium, Rhizopus [13]. Nghiên cứu tại Nigeria năm 2001 trên 142 bệnh
nhân bị nấm ống tai ngoài có chủng nấm Aspergillus (63,2%), Candida
(35,5%), Mucor (0,7%) trong đó Chủng nấm Candida gồm: Candida albicans
(18,4%), Candida tropicalis (10,5%), Candida pseudotropicalis (6,6%).
Chủng nấm Aspegillus gồm: A. fumigatus (39,5%), A.niger (23,7%). Bệnh
nhân gặp ở nhiều lứa tuổi tuy nhiên khoảng 79% trên 21 tuổi, 9% bệnh nhân
nhiễm nấm hai tai, 38% nhiễm nấm ống tai ngoài trái, 53% nhiễm nấm tai
phải [16]. Ở Việt Nam, một nghiên cứu của bệnh viện Việt Nam - Cu Ba năm
2007 thấy có hai chủng nấm là Aspegillus và Candida với tỷ lệ gặp 62,8% và
1


37,2% [2].
Nhiễm nấm ống tai ngoài khá phổ biến ở nước ta do đặc điểm khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển. Trên thế giới
các nghiên cứu về nấm ống tai ngoài không nhiều, chỉ thấy một số nghiên cứu
ở châu Phi và châu Mỹ La tinh. Nghiên cứu về nấm tai ở nước ta cũng chưa
nhiều mặc dù loại bệnh này thường gặp. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng nhiễm nấm và một số yếu tố liên quan của bệnh
nhân viêm ống tai ngoài đến khám tại phòng khám Tai – Mũi – Họng
bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương từ 4/2015 – 6/2015”

với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm nấm của bệnh nhân viêm ống tai ngoài đến
khám tại phòng khám Tai – Mũi – Họng bệnh viện Trường Đại học Kỹ
thuật Y tế Hải Dương từ tháng 4/2015 – 6/2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm ống tai ngoài
của bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tai – Mũi - Họng Bệnh viện
trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương từ tháng 4/2015 – 6/2015.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu và sinh lý ống tai ngoài
1.1.1. Giải phẫu ống tai ngoài
Tai ngoài là một trong ba thành phần giải phẫu của tai cùng với tai giữa
và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa qua màng nhĩ. Về mặt phôi thai
học, tai ngoài và tai giữa xuất phát từ khe mang thứ nhất rãnh trong của khe
mang sinh ra hòm nhĩ và vòi Eustache, rãnh ngoài của khe mang sinh ra ống
tai ngoài và vành tai. Màng nhĩ hình thành do sự hàn dính của đáy rãnh trong
và rãnh ngoài. Mê nhĩ được phát triển từ túi thính giác tức là một bộ phận
thoát vị của trục thần kinh phôi thai. Cuống của túi này sẽ trở thành dây thần
kinh số VIII [1].

Hình 1: Cấu tạo của tai
Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai ngoài:
Vành tai: Vành tai là một cái loa bằng sụn, ngoài có da bao bọc. Vành
tai có những chỗ lồi và chỗ lõm. Những chỗ lồi, tính từ chu vi về trung tâm,
là: luân nhĩ (hélix), gờ đối luân (anthélix), đôi bình tai (antitragus) và bình tai
hay nắp tai (tragus). Những chỗ lõm là hố thuyền (fossette. Naviculaire), rãnh

luân nhĩ (scapha), loa tai (conque) và cửa tai (méal). Phần dưới của vành tai
không có sụn; chỉ có da và mỡ, được gọi là dái tai (lobule) (hình 2).
3


Hình 2. Giải phẫu loa tai và ống tai ngoài [5]
Ống tai ngoài: Ống tai ngoài là một cái ống tịt bắt đầu từ lỗ tai và tận
cùng ở màng nhĩ. Ống này gồm có hai đoạn: đoạn ngoài bằng sụn, đoạn trong
bằng xương. Trong tư thế bình thường giữa đoạn sụn và đoạn xương có một
cái khuỷu hơi cong hướng xuống dưới và ra trước. Thiết diện ngang của ống
tai hình bầu dục, dẹp theo chiều trước sau tạo thành hình phễu, qua đó sóng
âm đi qua ống tai ngoài sẽ được khuếch đại trước khi đập vào màng nhĩ. Các
liên quan của ống tai ngoài: Thành trước liên quan với khớp thái dương hàm.
Thành sau liên quan với đường dây thần kinh số VII và với xương chũm.
Thành trên với hố não giữa. Thành dưới với tuyến mang tai. Do những mối
liên quan đó nên tổn thương viêm ống tai ngoài ảnh hưởng đến chức năng
nhai, hoặc ảnh hưởng của tuyến mang tai đối với ống tai khi tuyến này bị
viêm [1].

4


Hình 3. Giải phẫu ống tai ngoài [5]
1. Phần xương; 2. Phần sụn của ống tai ngoài. 3. Loa tai;
4. Tuyến nước bọt mang tai; 5. Hố thái dương.
1.1.2. Sinh lý tai ngoài
Tai có hai chức năng nghe và thăng bằng, trong đó chức năng thăng bằng
thuộc các cơ quan của tai trong. Tai ngoài liên quan trực tiếp đến chức năng
nghe [8].
Sinh lý truyền âm:

 Tai ngoài: Vành tai thu và định h ớng sóng âm, ống tai truyền sóng âm
tới màng tai.
 Tai giữa: Dẫn truyền và khuyếch đại c ường độ âm thanh (vòi nhĩ,
màng nhĩ, chuỗi xương con)
Sinh lý tiếp âm
 Điện thế liên tục: Do có sự khác biệt về thành phần của Na+ và K+ trong
nội và ngoại dịch.
 Điện thế hoạt động: Do sự di chuyển của nội dịch, sự rung động của
các tế bào lông.
 Luồng thần kinh: Luồng thần kinh tập hợp các điện thế chuyển theo
dây VIII lên vỏ não.
5


1.2. Bệnh học nấm ống tai ngoài
1.2.1. Đặc điểm chung của nấm gây bệnh ở người
Nấm thuộc về giới thực vật, có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, không có
chất diệp lục nên cần sống trên các chất huỷ hoại của các sinh vật khác.,
chiếm chất dinh dưỡng của sinh vật đó. Nấm có đặc điểm chung sau:
- Phát triển không cần ánh sáng mặt trời nên nấm có thể sống ở mọi
nơi, mọi chỗ. Trong thiên nhiên nấm có ở khắp nơi và trong cơ thể vật chủ
nấm có thể xâm nhập vào tất cả các cơ quan, các mô ở sâu trong cơ thể.
- Để phát triển nấm cần hai điều kiện rất quan trọng không thể thiếu
không thể tách rời nhau là nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
- Nấm dễ dàng phát triển trong mọi môi trường ngay cả môi trường rất
nghèo dinh dưỡng, vì vậy vấn đề phòng chống nấm rất khó khăn.
- Nấm có thể sinh sản nhanh, nhiều và dễ dàng vì chỉ cần một phần tử
sinh sản là bào tử nấm có thể phát triển thành một quần thể rất nhiều nấm gọi
là khóm nấm (colonie), vì vậy phải điều trị triệt để tận gốc để loại trừ các bào
tử nấm còn sót lại.

- Nấm có khả năng gây rất nhiều bệnh tật cho người và động vật. Đặc
biệt với người, nấm có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm khó điều trị, có thể xâm
nhập vào tất cả các cơ quan, các mô bên trong cơ thể [3, 6].
1.2.2. Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm
Một số loại nấm có cấu tạo đơn bào (nấm men), nhưng phần đông các
chủng nấm có cấu tạo đa bào (nấm sợi). Nấm dạng sợi có những vách ngăn
chia bào tương thành từng ngăn hay đốt, có loại nấm có sợi nhưng không chia
đốt. Trong mỗi ngăn có một hay nhiều nhân.
Về phương diện sinh lý học, chúng là cộng bào (coenocyte) vì các vách
ngăn đều có lỗ thông đủ rộng để không chỉ nguyên sinh chất mà còn cho cả
nhân có thể di chuyển qua suốt trong lòng sợi nấm.Tế bào nấm có rất nhiều
điểm giống tế bào của sinh vật bậc cao. Chúng có kích thước thay đổi từ một
6


vài μm tới hàng trăm μm tuỳ thuộc vào từng chủng nấm hoặc môi trường thay
đổi khác nhau.
Đặc điểm nổi bật của tế bào nấm là có vỏ (màng) rất dày, bên trong vỏ
là nguyên sinh chất, bào tương. Mỗi tế bào nấm chứa một hoặc nhiều nhân.
Trong tế bào nấm còn có nguyên sinh chất, mạng lưới nội chất, các kho dự trữ
(không bào), ty thể và một số yếu tố khác.
Vỏ tế bào nấm là màng bảo vệ dày và rất chắc, được cấu tạo chủ yếu
bằng chitin (bản chất là polysarcharid được cấu tạo từ các phân tử N.acetylglucosamine nhờ các liên kết β-osid) hoặc glycan (chất trùng hợp mạch nhánh
của glucoapyranoza). Các enzym ở người không có khả năng thuỷ phân các
liên kết này. Do đó với những vật chủ khi bị nấm xâm nhập và gây bệnh, quá
trình thực bào gặp nhiều khó khăn.
Màng nguyên sinh chất: ở ngay dưới lớp vỏ, ngăn cách giữa màng tế
bào và nguyên sinh chất, cấu tạo chủ yếu bởi các phân tử lipid và protein.
Màng này thường tách khỏi tế bào ở vài chỗ, nếu có chứa các chất dạng bọng
gọi là Lomasom, có liên quan tới sự tạo thành tế bào của sợi nấm.

Nguyên sinh chất (bào tương): là một chất lỏng nhớt, có các thành phần
chủ yếu là protein, ribonucleoprotein, lipid, glucid và nước. Ở tế bào nấm còn
non thì bào tương tương đối thuần nhất, nhưng nếu tế bào càng già thì càng có
nhiều không bào dự trữ.
Ty thể: khác với vi khuẩn, tế bào nấm có ty thể giống như ở tế bào sinh
vật bậc cao, đó là cơ quan sinh năng lượng của tế bào. Ty thể cấu tạo bởi hai
lớp màng, cấu trúc của hai lớp màng này giống như cấu trúc màng nguyên
sinh chất. Trên mặt màng có những hạt nhỏ hình cầu (oxyxom) . Các hạt này
thực hiện chức năng sinh năng lượng (tổng hợp ATP) và giải phóng năng
lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào, ty thể còn tham gia vào
các quá trình tổng hợp protein, phospholipid, một số enzym...

7


Nhân: nhân của tế bào nấm là nhân điển hình tương tự như nhân tế bào
của động vật có vú, gồm có màng nhân,bên trong là chất dịch nhân có chứa
hạch nhân. Nhân tế bào hình cầu hoặc hình bầu dục, đặc. Số lượng nhân là
một đối với nấm men, nhưng ở những tế bào lớn thường có nhiều nhân như
các loại nấm sợi. Ngoài thành phần DNA, nhân của tế bào còn có protein và
nhiều loại enzym khác. Trong hạch nhân của tế bào nấm không chỉ gồm có
DNA như ở vi khuẩn) mà nó đã được tổ chức thành nhiễm sắc thể điển hình
và có quá trình phân bào nguyên nhiễm (mitosis). Số lượng nhiễm sắc thể
trong tế bào khác nhau tuỳ thuộc từng loại nấm.
Những yếu tố còn lại bên trong tế bào (không bào và các thể ẩn nhập
khác) chứa các chất như lipid, protein, glucid, enzym, muối vô cơ, các chất
điện phân và chất hữu cơ hoà tan.
Phần lớn các chủng nấm khi nuôi cấy sẽ phát triển thành các quần thể nấm
được gọi là khóm nấm (có tác giả gọi là khúm nấm hay vè nấm). Mỗi khóm nấm
thường có đặc tính riêng và dựa vào đó người ta phân biệt các chủng nấm với

nhau. Trong mỗi khóm nấm có các sợi nấm ăn sâu trong môi trường nuôi cấy để
hút chất dinh dưỡng, gọi là thân nấm dinh dưỡng, có những sợi nấm bò lan trên
bề mặt để sinh ra các bộ phận sinh sản, gọi là thân nấm phát triển. Thân nấm có
thể hình thành các cơ quan sinh sản hữu tính hay vô tính, chính nhờ hình thái các
cơ quan này để định loại các giống nấm [3, 5].
1.2.3. Đặc điểm cấu trúc và sinh sản của nấm.
Nhìn chung gồm hai bộ phận: bộ phận dinh dưỡng và bộ phận sinh sản.
1.1.1.1. Bộ phận dinh dưỡng của nấm.
Có thể là sợi nấm đối với nấm sợi hoặc là tế bào nấm đối với nấm men.
Sợi nấm chia nhánh chằng chịt, ken với nhau thành từng khóm nấm. Nấm
men cũng ken với nhau thành một khóm nấm. Sợi nấm có thể rất mảnh, chiều
ngang không dày quá 1 μm đặc và bắt màu đều như lớp Actinomycetes; hoặc

8


sợi nấm có thể dày, chiều ngang từ 1-5 μm hình ống, có vách ngăn hoặc
không có vách ngăn, trong ống có tế bào chất và nhân.
1.1.1.2. Bộ phận sinh sản của nấm.
Trừ lớp Actinomycetes không có bộ phận sinh sản, còn các lớp nấm
khác có những bộ phận sinh sản hữu tính hoặc vô tính tuỳ theo phương pháp
sinh sản.
 Phương thức sinh sản hữu tính:
Là sự phân chia có sự phối hợp nhân gồm các loại bào tử hữu tính như
là bào tử nang (ascospore), bào tử tiếp hợp (zygospore), bào tử noãn
(oospore), bào tử đảm (basidiospore).
 Phương thức sinh sản vô tính:
- Là sự phân chia không có sự phối hợp nhân, đó là các loại bào tử vô
tính, thường do sợi nấm sinh ra, làm nhiệm vụ phát triển hoặc dự trữ. Cũng có
khi một bào tử làm cả hai nhiệm vụ trên.

- Bào tử dự trữ thường có bào tương đặc và giầu chất dinh dưỡng. Bào
tử dự trữ gồm: bào tử màng dày, bào tử phấn, bào tử hình thoi.
- Bào tử phát triển có hai loại:
+ Sinh ra chính từ thân nấm (thalic) gồm các bào tử mầm
(blastoconidium), bào tử đốt (arthroconidium), bào tử phấn (aleurioconidium).
Là bào tử dự trữ nhưng cũng có khi làm nhiệm vụ phát triển.
+ Sinh từ một thân nấm thành những tế bào riêng nhưng vẫn dính liền
với thân nấm gọi là bào tử dính (conidium). Bào tử loại này cũng khác nhau
nhiều về kích thước, hình dạng và màu sắc, chúng có thể tạo thành khối hoặc
chuỗi có hình chai, hình chổi hoặc hình hoa cúc [6].
1.2.4 Phân loại nấm và bệnh học nấm.
1.1.1.3. Phân loại nấm
Nấm được biết đến có hàng ngàn loài, trong đó có hàng trăm loài có thể
gây bệnh, nấm gây bệnh là các vi nấm.
9


Vi nấm gây bệnh được chia ra làm hai loại chính là nấm sợi (mould) và
nấm men (yeast), cũng có một số loại nấm lưỡng hình (dimorphic) là nấm
men gây bệnh ở người và nấm sợi trong môi trường nuôi cấy.
Các nấm gây bệnh được chia theo lớp, bộ, họ, giống và chủng. Hiện
nay được chia ra 5 lớp, có rất nhiều bộ, họ, giống và chủng.
1.1.1.4. Phân loại bệnh học nấm
Nấm có thể gây ra 4 loại bệnh học:
- Dị ứng với nấm (Hypersensitivity): Đó là phản ứng quá mẫn đối với
nấm mốc và bào tử nấm.
- Nhiễm độc nấm (Mycotoxicoses): Người và động vật ăn phải thức ăn
nhiễm nấm sinh ra các độc tố gây nhiễm độc.
- Ngộ độc nấm (Mycetismus): Ăn phải nấm độc gây ngộ độc cấp có thể
dẫn tới tử vong.

- Nhiễm nấm (Infection): Hầu hết các loại nấm gây ra nhiễm nấm
không sinh ra độc tố nhưng chúng có khả năng gây ra các rối loạn sinh lý như
là làm tăng tỷ lệ chuyển hoá, biến đổi con đường chuyển hoá và làm biến đổi
cấu trúc màng tế bào. Hầu hết nấm có thể chịu được nhiệt độ và có thể tồn tại
dưới ảnh hưởng của hoạt động oxy hoá khử, phân giải của đại thực bào, do đó
nấm có khả năng chịu đựng được sức đề kháng cơ thể vật chủ.
Nấm tồn tại trong tự nhiên ở khắp nơi trên thế giới và hầu hết mọi
người đều tiếp xúc với chúng. Xảy ra nhiễm nấm thường phụ thuộc vào số
lượng bào tử nấm bị nhiễm và sức đề kháng của cơ thể vật chủ.
Tỷ lệ nhiễm nấm gần đây tăng lên nhanh chóng do sự gia tăng tỷ lệ các
đối tượng cảm thụ bệnh, như bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch HIV/AIDS,
bệnh nhân điều trị các thuốc ức chế miễn dịch, điều trị kháng sinh phổ rộng,
corticoid kéo dài, sử dụng những thủ thuật chẩn đoán xâm lấn và điều trị
ngoại khoa (prosthetic implanr) cấy ghép tạng.

10


Nhiễm nấm kinh điển được chia làm hai loại:
- Nhiễm nấm sâu (deep mycoses) nấm xâm nhập vào các mô của cơ thể
như các loại nấm nội tạng, nấm tim, nấm não, nhiễm nấm máu...
- Nhiễm nấm nông (superficial mycoses) gồm các loại nấm da và niêm mạc.
Nhiễm nấm niêm mạc là những tổn thương do nấm gây ra ở các vùng
niêm mạc trong cơ thể. Có thể do căn nguyên nội sinh, thường là nấm
Candida sống hoại sinh trên đường tiêu hoá và âm đạo, do sức đề kháng cơ
thể giảm sút hoặc thay đổi điều kiện sống tại chỗ ( mất cân bằng vi khuẩn chí)
mà trở nên gây bệnh ở các vùng này . Có thể do căn nguyên ngoại sinh do hít
phải các bào tử nấm trong không khí hoặc do ăn phải các thức ăn có nhiễm
nấm, thường hay gặp các bệnh nấm đường hô hấp như nấm phổi, nấm xoang,
nấm mũi, nấm tai, nấm họng…

1.2.5. Cơ chế gây bệnh của nấm.
Bệnh nấm hiếm khi gặp ở người khoẻ mạnh, hầu hết các loại nấm
thường sống hoại sinh và phát triển trên thực vật hoặc trong đất mà ít khi
thích ứng trên cơ thể người. Cơ chế đề kháng của cơ thể vật chủ đóng vai trò
sống còn trong việc bảo vệ các cơ quan của cơ thể chống lại sự xâm nhập của
nấm. Khi xâm nhập vào cơ thể, nấm gây ra một sự thách thức với hệ thống
miễn dịch cơ thể vật chủ. Một quá trỉnh điển hình như sau: Khi một bào tử
nấm bị nhiễm vào cơ thể, ở trạng thái nghỉ không có hoạt động chuyển hoá
trong cơ thể vật chủ, sau đó bào tử nảy mầm lớn lên, dinh ra thể sợi xâm nhập
vào mô. Sợi nấm, bào tử, bào tử đính hoặc tế bào nấm men mỗi loại có một
đặc trung kháng nguyên khác nhau và mỗi lại được cơ thể vật chủ xác định
một kiểu đáp ứng miễn dịch khác nhau.
Vi nấm là một loại vi sinh phát triển nhanh và thường quá lớn nên tế
bào cơ thể vật chủ khó có thể nuốt được, do đó cơ chế đề kháng ngoài tế bào
đóng vai trò quan trọng. Mỗi giống nấm gây bệnh hay mỗi chủng của cùng
một giống nấm sẽ dẫn đến một cơ chế miễn dịch khác nhau. Hai hàng rào sinh
11


lý chủ yếu đối với sự phát triển của nấm trong cơ thể người là nhiệt độ và khả
năng oxy hoá khử. Hầu hết các loại vi nấm không có khả năng phát triển ở
nhiệt độ 37°C. Tương tự hầu hết các vi nấm có khả năng oxy hoá khử ở chất
nền không sống hiệu quả hơn là ở các tổ chức sống. Bình thường cơ thể người
có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập và gây bệnh của nấm nhờ vào:
- Khả năng đề kháng nấm không đặc hiệu bao gồm:
 Tính kháng nấm tự nhiên của các dịch tiết bề mặt như nước bọt và
mồ hôi.
 Hiệu lực bảo vệ của các chất nội tiết (thuộc hệ thực vật) của da và
niêm mạc trong việc cạnh tranh không gian và chất dinh dưỡng, do đó giới
hạn được khả năng gây bệnh của nấm.

 Da và niêm mạc đóng vai trò như một hàng rào cơ học để phòng
ngừa sự xâm nhập của nấm.
- Trong cơ thể người cũng có hàng loạt tế bào phòng ngự hoạt động với
hiệu quả cao để chống lại sự tăng sinh của nấm.
 Hệ thống viêm không đặc hiệu là sự chống đỡ đầu tiên của người
chưa được miễn dịch. Hoạt động viêm này nhờ vào bạch cầu đa nhân trung
tính, thực bào đơn nhân và các bạch cầu hạt khác.
 Miễn dịch đặc hiệu: bao gồm trước hết là miễn dịch trung gian tế
bào được điều chỉnh bởi tế bào lympho T. Nhưng miễn dịch trung giân tế bào
chỉ xuất hiện sau khi cơ thể đã có sự tiếp xúc đáng kể với nấm.
Do đó cơ chế cơ bản của bệnh sinh nấm là:
- Khả năng thích ứng của nấm đối với môi trường và tổ chức của vật chủ.
- Sức chịu đựng của nấm chống lại hoạt động phân giải của hệ thống
đề kháng của vật chủ.
1.2.6. Dịch tễ học
Bệnh lý nấm ống tai ngoài có thể thấy ở tất cả các nước trên thế giới

12


nhưng thường gặp ở khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới nóng ẩm [6].
Các chủng loại nấm: chủng nấm thường gặp nhất là Aspergillus, đặc
biệt là Aspergillus fumigatus, Aspergillus niger, Aspergillus nidulans và
Aspergillus flavus. Nấm Candida là chủng nấm thứ hai đứng sau Aspergillus
thường gặp họ nấm Candida albicans, Candida parapsillosis và Candida
tropicalis. Các loại nấm khác ít gặp hơn gồm Penicillium và Rhizopus. Nhiễm
vi khuẩn phối hợp với nấm thường gặp trong khoảng 50% số trường hợp viêm
ống tai ngoài do nấm.
Môi trường sống của các loại nấm tai có thể trong không khí cả trong
nhà lẫn ngoài trời, trong đất và bụi ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau

nhưng môi trường nấm dễ phát triển hơn cả là độ ẩm cao và nhiệt độ ấm. Với
điều kiện đó thì ống tai ngoài là môi trường lý tưởng để nấm phát triển. Ở
những nước nhiệt đới, nấm thấy ở ống tai ngoài trong 30% bệnh nhân bị bệnh
về tai trong khi con số này ở những nước ôn đới thấp hơn nhiều, khoảng 9%
các bệnh nhân bệnh tai ở Anh [9].
Nấm ống tai ngoài thường phát triển ở những cá nhân có bệnh lý về da
của ống tai ngoài trước đó như viêm da, bệnh vảy nến. Bội nhiễm vi khuẩn
cũng thường gặp trong các trường hợp này. Sử dụng kháng sinh và thuốc
chống viêm kéo dài cũng là một yếu tố nguy cơ nhiễm nấm tai. Tỷ lệ nhiễm
nấm ống tai ngoài ở trẻ tăng lên ở nhóm trẻ sử dụng kháng sinh quinolone
mới (fluoroquinolone) để điều trị viêm tai giữa hoặc tai ngoài cấp.
1.2.7. Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện đầu tiên của nấm ống tai ngoài là cảm giác ngứa trong ống
tai, ngứa tăng dần. Sau đó bệnh nhân bắt đầu thấy đau tai, cảm giác đầy tức
trong tai. Triệu chứng ban đầu của nhiễm khuẩn và nấm thường khó phân biệt
vì cả hai loại đều có triệu chứng tiết dịch và đau. Tiếp theo đó có thể xuất hiện
nghe kém, cảm giác căng ở tai và ù tai. Hơn 90% các trường hợp viêm ống tai
ngoài do nấm biểu hiện ở một bên.
13


Ngày nay nhờ có phương tiện nội soi với độ phóng đại lên tới 40 lần
chúng ta dễ dàng phát hiện được các loại nấm theo từng tổn thương và hình
thể của chúng có ba dạng tổn thương thường gặp là:
- Với nấm Aspergilus: cho thấy hình ảnh khối nấm màu đen, màu nâu
với các sợi nấm dài có đầu như một nụ hoa.
- Với nấm Mucoracae: cho thấy hình ảnh khối nấm màu nâu, các sợi
nấm không dài mà như hình ảnh các sợi bông quấn vào nhau.
- Với nấm Candida Albicans: thấy tổn thương dạng vẩy màu trắng
thành các mảng do thoái hóa biểu bì ống tai tạo thành.

Nếu nhiễm nấm A. niger có thể thấy được mảng tổn thương có chứa
bào tử nấm màu đen. Những mảng này lát ở bề mặt ống tai đôi khi bít tắc ống
tai ngoài tạo thành hình ảnh giống nút giấy thấm màu xám bít tắc ống tai
ngoài. Nấm ống tai ít gây biến chứng nhưng nếu xảy ra thường là viêm tai
giữa nặng, rách màng nhĩ.
Ở trẻ nhỏ viêm ống tai có thể điều trị hết các triệu chứng nhờ kháng
sinh thông thường trong hầu hết các trường hợp, tuy nhiên nếu triệu chứng
chảy dịch tai còn dai dẳng sau khi điều trị kháng sinh phải nghĩ đến viêm tai
do nấm.
Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh lý về máu hoặc bệnh nhân HIV
giai đoạn cuối, nhiễm nấm ống tai ngoài có thể tiến triển thành viêm hoại tử
ống tai ngoài. Bệnh nhân thường thấy đau, xuất hiện những vết loét và hồng
ban bề mặt niêm mạc ống tai cùng với chảy máu và dịch. Tình trạng viêm có
thể lan vào tai giữa và xương chũm. Màng nhĩ thường dày lên và xuất hiện
những chấm hoại tử.

14


1.2.8. Biến chứng.
Đa số những trường hợp viêm tai ngoài sẽ thuyên giảm với chữa trị,
thỉnh thoảng có trường hợp bệnh nặng hơn, gây biến chứng khiến da chung
quanh tai cũng bị nhiễm trùng lây (periauricular cellulitis), hoặc gây viêm tai
ngoài ác tính (necrotizing or malignant otitis externa).
Viêm tai ngoài ác tính là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa mạng sống,
do nhiễm trùng từ tai lan ra xương "mastoid" đằng sau tai, xương "temporal"
phía trước, hoặc xương sàn sọ bên trong. Viêm tai ngoài ác tính hay do vi
trùng P.aeruginosa, thường tấn công những vị cao tuổi mang bệnh tiểu
đường, và người có sức đề kháng cơ thể suy giảm vì bệnh (như bệnh AIDS)
hoặc thuốc dùng (thuốc Prednisone, thuốc chống ung thư, …).

Viêm tai ngoài ác tính khó chữa, gây tử vong cao. Ta nên nghi ngờ tình
trạng này khi đã dùng thuốc nhỏ tai đúng để chữa, tai vẫn đau dữ quá và tiếp
tục chảy mủ, lúc khám thì lại không thấy trong tai có gì nặng cho lắm, hoặc
khám thấy có mô hạt (granulation tissue) xuất hiện trong lòng ống tai.
1.2.9. Phòng ngừa viêm tai ngoài.
Viêm tai ngoài, xảy ra một lần đã khổ, nếu cứ tái phát, thực phiền vô
cùng, có khi còn nguy hiểm. Việc phòng ngừa để tránh tái phát rất cần thiết
cho những người có ráy tai dẻo đặc, có ống tai nhỏ hẹp, nhất là ở những người
có sức đề kháng cơ thể suy giảm. Phòng ngừa cũng quan trọng cho người
chảy mồ hôi nhiều, hoặc người lấy bơi lội làm thú vui, lẽ sống.
Sau khi tắm hay bơi, nên dùng máy sấy tóc thổi nhẹ để nếu nước vào
tai sẽ mau khô (dùng độ thổi nhẹ nhất của máy). Sau đó, nhỏ vào tai thuốc có
chứa chất acid, chẳng hạn như Star-Otic. Bạn tránh dùng que đầu quấn bông
gòn (Q-tip) cố ngoáy lau ống tai; làm vậy dễ gây tổn thương cho lòng ống tai,
đồng thời đẩy sâu vào trong các mảnh ráy đang di chuyển dần từ trong ra
ngoài (theo lộ trình bình thường của chúng để được tống xuất khỏi tai). Bạn

15


cũng đừng dùng móng tay móc gãi, vì có thể làm trầy lòng ống tai, đưa đến
hậu quả nhiễm trùng.
Thỉnh thoảng, nếu cần (ráy tai đóng chặt khiến bạn không nghe được),
bác sĩ sẽ súc rửa ống tai và lấy ráy ra giúp bạn. Việc cần làm ta làm, nhưng
khi xong việc, ta dùng thuốc nhỏ tai chứa chất acid trong có pha thêm
hydrocortisone để ngừa nhiễm trùng, vì việc súc rửa và lấy ráy có thể đưa đến
nhiễm trùng, do dễ gây tổn thương, và làm lòng ống tai ẩm ướt.
Trước lúc súc rửa, nhắm thấy ráy có vẻ khô đặc, khó lấy, ta dùng thuốc
tan ráy như Cerumenex, hoặc nước baking soda 4% cũng được, nhỏ vào tai,
giúp ráy mềm đi dễ lấy hơn.

Với những người thích bơi lội, tốt nhất, nên đội một mũ bơi hoặc mang
đồ bịt tai vừa vặn để che và bảo vệ tai. Dụng cụ chống nước dùng nhét vào tai
tạm được, song nên nhớ, dụng cụ này cũng có thể kích thích lòng ống tai
khiến nhiễm trùng dễ xảy ra.
Người đang viêm tai ngoài cấp tính, trong lúc chữa trị, nên tránh bơi lội
ít nhất 7 đến 10 ngày, mặc dầu cũng có bác sĩ để các vận động viên bơi lội
được bơi trở lại sớm, sau 2-3 ngày trị liệu, khi đã hết đau.
1.2.10. Điều trị.
Nói chung, hầu hết bệnh nhân nấm ống tai ngoài đáp ứng với điều trị.
Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị gồm điều trị tại chỗ làm thuốc tai dưới
nội soi trong 5-7 ngày: loại bỏ bào tử nấm, rửa tai bằng dung dịch Betadin,
lấy bỏ tổn thương, sau đó dùng thuốc kháng sinh chống nấm tại chỗ
ketoconazol (nizoral). Hầu hết bệnh nhân đáp ứng với một liều thuốc kem
chống nấm ketoconazole trong vòng dưới 2 tuần.
Liều điều trị thứ hai dùng đến khi còn nhiễm nấm. Các thuốc khác có
thể dùng chống nấm như nhóm Azol (Imidazol và Triazol ), Imidazol và
Triazol đều thuộc nhóm azol chống nấm, có cùng cơ chế và cùng phổ tác

16


×