Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhi tại bệnh viện nhi hải dương từ tháng 4 2015 – 6 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ HẰNG

THỰC TRẠNG NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
Ở BỆNH NHI TẠI BỆNH VIỆN NHI HẢI DƯƠNG
TỪ THÁNG 4/2015 – 6/2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC

HẢI DƯƠNG, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ HẰNG

THỰC TRẠNG NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
Ở BỆNH NHI TẠI BỆNH VIỆN NHI HẢI DƯƠNG
TỪ THÁNG 4/2015 – 6/2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TH.S. NGUYỄN THỊ THANH HẢI

HẢI DƯƠNG, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do chính tơi
thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải - Trưởng bộ
môn Ký sinh trùng, khoa Xét nghiệm trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dương. Các số liệu, kết quả trong đề tài là hoàn toàn trung thực và đề tài này
không trùng với bất cứ đề tài nào đã cơng bố.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nội dung khoa học của đề tài này.
Hải Dương, ngày

tháng 7 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể Ban Giám hiệu,
phịng Đào tạo, khoa Xét nghiệm cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kỹ
thuật Y tế Hải Dương đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Giảng viên hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hải - người đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết và trách nhiệm của mình giúp đỡ em trong quá
trình học tập, nghiên cứu để em có thể hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.

Em xin cảm ơn Ban giám đốc, khoa Xét nghiệm cùng các khoa khám và
điều trị của bệnh viện Nhi Hải Dương đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi
cho em thực hiện đề tài này. Đồng thời tại đây em xin cảm ơn các phụ huynh
bệnh nhi đã đồng ý tham gia và giúp đỡ em thu thập số liệu thuận lợi.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lịng cảm ơn tới gia đình, bạn bè - những
người ln động viên, khích lệ và ủng hộ em trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ và
kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp của em
khơng thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của các
thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Dương, ngày tháng 7 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng


DANH MỤC VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

STT VIẾT TẮT

1

AIDS

Acquired Immuno Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

2


BN

Bệnh nhân

3

Cs

Cộng sự

4

E.histolytica

Entamoeba histolytica

5

ELISA

Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay

6

G.lamblia

Giardia lamblia

7


GTQĐ

Giun truyền qua đất

8

HIV

Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

9

KT

Kỹ thuật

10

KSTĐR

Ký sinh trùng đường ruột

11

SDB

Sán dây bò


12

SDL

Sán dây lợn

13

SL

Số lượng

14

SLGN

Sán lá gan nhỏ

15

SLGL

Sán lá gan lớn

16

SLP

Sán lá phổi


17

SLRN

Sán lá ruột nhỏ

18

SLRL

Sán lá ruột lớn

19

XN

Xét nghiệm

20

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
1.1. Ký sinh trùng đường ruột . ....................................................................... 3

1.1.1. Giun ký sinh đường ruột ....................................................................... 3
1.1.2. Sán ký sinh đường ruột . ....................................................................... 5
1.1.3. Đơn bào gây bệnh đường ruột .............................................................. 9
1.1.4. Nấm đường tiêu hóa ........................................................................... 11
1.2. Tình hình nghiên cứu về tình trạng nhiễm KSTĐR. .............................. 12
1.2.1. Trên thế giới ........................................................................................ 12
1.2.2. Tại Việt Nam ....................................................................................... 13
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 15
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 15
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: ........................................................................... 15
2.3.2. Cỡ mẫu: ............................................................................................... 15
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu: .................................................................... 16
2.3.4. Công cụ thu thập số liệu: .................................................................... 18
2.4. Biện pháp hạn chế sai số ........................................................................ 18
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ...................................................................... 18
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 18
2.7. Biến số .................................................................................................... 18
2.8. Bảng tóm tắt nội dung nghiên cứu ......................................................... 20
2.9. Một số khái niệm....................................................................................20
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 21
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................. 21
3.2. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở đối tượng nghiên cứu. ............ 24


3.3. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi ..................... 26
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN.......................................................................... 34
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ..................................................... 34
4.2. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi. ........................................................... 35

4.3. Một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi. ................ 37
4.3.1. Tuổi, giới tính và nơi ở của bệnh nhi. ................................................. 37
4.3.2. Mối liên quan với nghề nghiệp, trình độ văn hóa của cha/ mẹ. .......... 38
4.3.3. Mối liên quan với thói quen ăn uống và thói quen rửa tay. ................ 39
KẾT LUẬN ................................................................................................... 41
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 43
PHỤ LỤC ..........................................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Tuổi và giới tính của bệnh nhi. ...................................................... 21
Bảng 3.2. Nơi ở của gia đình và nghề nghiệp của cha/mẹ bệnh nhi. ............ 22
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của cha/ mẹ bệnh nhi........................................ 22
Bảng 3.4. Thói quen ăn uống của gia đình bệnh nhi..................................... 23
Bảng 3.5. Thói quen rửa tay của gia đình bệnh nhi. ..................................... 23
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm các loại KSTĐR theo từng thành phần ở bệnh nhi. . 25
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo nghề nghiệp của cha/ mẹ. . 30
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo thói quen ăn uống của gia
đình. ............................................................................................................... 32
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo thói quen rửa tay. ............. 33


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi............................................... 24
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo tuổi ............................... 26
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại KSTĐR ở bệnh nhi theo tuổi. ................. 27
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại KSTĐR ở bệnh nhi theo giới tính........... 28
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo nơi ở. ............................ 29
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhiễm KSTĐR ở bệnh nhi theo trình độ học vấn của cha/

mẹ. ................................................................................................................. 31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh do ký sinh trùng đã và đang lan rộng, gây ảnh hưởng lớn đến đời
sống sức khỏe con người. Ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân chính
gây ra các bệnh rối loạn tiêu hóa cũng như các vấn đề khác về sức khỏe. Nhiễm
ký sinh trùng đường ruột (KSTĐR), đặc biệt là nhiễm các loại giun sán còn rất
phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển. Theo tổ chức Y tế thế giới,
khoảng 1/4 dân số thế giới bị nhiễm giun sán tùy từng vùng, từng khu vực mà
tỷ lệ nhiễm có khác nhau, dao động từ 25 - 29% và phụ thuộc nhiều vào yếu tố
địa lý, khí hậu, tập quán vệ sinh, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế [1]. Ở các
nước khí hậu nhiệt đới rất thuận tiện cho sự sinh trưởng, phát triển của giun
truyền qua đất và các nước có kinh tế chậm phát triển, điều kiện vệ sinh môi
trường, hơn nữa là tập tục ăn uống sinh hoạt thì tỷ lệ nhiễm càng cao hơn.
Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền và
phát triển bệnh KST. Theo số liệu điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương năm 2006 có khoảng 34 triệu người nhiễm giun đũa
(44,4%), 18 triệu người nhiễm giun tóc (23,1%) và 22 triệu người nhiễm giun
móc (28,6%) [1] và năm 2007 có 95% người Việt Nam mắc bệnh giun sán
[12]. Khí hậu nhiệt đới cùng với ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
không đảm bảo và những thói quen sinh hoạt lạc hậu chính là điều kiện thuận
lợi cho bệnh nhiễm KST phát triển.
Nhiễm KSTĐR là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em tại các nước đang
phát triển trong vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Bệnh do giun
thường gặp như giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ; bệnh do đơn bào đường
ruột thường gặp như Entamoeba histolytica, Giardia instestinalis,…Hậu quả
của nhiễm KSTĐR là gây hại trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, làm cho trẻ biếng
ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ và
có thể tử vong do các biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, tắc ống mật chủ,
viêm đường tiêu hóa,...Như vậy, trẻ em - những mầm non của đất nước lại là

1


đối tượng dễ mắc những bệnh do ký sinh trùng nhất, mang mối nguy cơ đe
dọa sức khỏe cả về tinh thần lẫn thể chất, thậm chí cịn đe dọa tới tính mạng
của trẻ. Hiện cũng đã có nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu về nhiễm ký sinh
trùng đường ruột nhưng nghiên cứu ở đối tượng là trẻ em vẫn còn khá hạn chế.
Bệnh viện Nhi Hải Dương hàng ngày khám và điều trị cho nhiều bệnh nhi và
số lượng bệnh nhân vẫn đang tăng lên theo tình trạng bệnh lý rối loạn tiêu hóa
với nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, em thực hiện đề tài: “Thực trạng
nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhi tại bệnh viện Nhi Hải Dương
từ tháng 4/2015 - 6/2015” với mục tiêu:
1.

Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhi tại bệnh

viện Nhi Hải Dương từ tháng 4/2015 - 6/2015.
2.

Mô tả một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường

ruột ở bệnh nhi tại bệnh viện Nhi Hải Dương từ tháng 4/2015 - 6/2015.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bệnh ký sinh trùng đường ruột là bệnh do ký sinh trùng sống trong hệ
tiêu hóa gây ra, chủ yếu chúng chiếm các chất dinh dưỡng, gây tổn thương,
rối loạn chức phận hệ tiêu hóa và toàn thân. Các ký sinh trùng sống trong hệ

tiêu hóa rất đa dạng nhưng thường gặp hai nhóm là sán và giun. Ngồi ra hiện
nay nhóm đơn bào và nấm cũng có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở trẻ em.
1.1. Ký sinh trùng đường ruột [2], [3].
1.1.1. Giun ký sinh đường ruột.
1.1.1.1. Giun đũa
- Hình thể: Giun trưởng thành hình ống, màu trắng hoặc hồng. Con đực
dài 15 - 20 cm, con cái dài 20 - 25 cm. Trứng giun màu vàng, vỏ dày, xù xì,
hình bầu dục, kích thước 45 - 75 µm.
- Chu kỳ phát triển: Giun đũa sinh sản hữu tính. Sau khi thụ tinh giun cái
đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành
trứng có ấu trùng. Khi trứng có ấu trùng vào đường tiêu hóa, do tác dụng co
bóp của dạ dày và ruột, tác dụng của dịch vị, ấu trùng thoát vỏ xâm nhập vào
mao mạch ở ruột đến tĩnh mạch mạc treo, tới tĩnh mạch cửa vào gan, lên phổi,
thay vỏ và dần phát triển thành giun trưởng thành ở ruột. Thời gian hoàn
thành giai đoạn chu kỳ trong cơ thể khoảng 60 - 75 ngày. Tuổi thọ của giun
đũa khoảng 12 - 13 tháng.
-

Bệnh học: Giun đũa chiếm thức ăn kéo dài gây suy dinh dưỡng chậm

phát triển về thể chất và tinh thần. Khi ký sinh giun đũa tiết ra độc tố ascaridol
ức chế một số men tiêu hóa gây chán ăn rối loạn tiêu hóa. Ký sinh ở ruột non
giun đũa kích thích gây đau bụng rối loạn tiêu hóa. Tại phổi gây dị ứng quá
mẫn ở giai đoạn ở phổi gây tổn thương cơ học thành phế nang và phản ứng dị
ứng cục bộ làm xuất hiện hội chứng Loefler: người bệnh đau ngực, khạc đờm
lẫn máu, hình ảnh X.Quang thâm nhiễm phổi. Ở ruột có thể gây tắc ruột hoặc
3


giun phát tán ra ống mật chủ, lên gan gây viêm nhiễm đường mật, áp xe gan,

viêm ruột thừa. Đôi khi viêm phúc mạc, thủng ruột do giun đũa.
-

Chẩn đoán: xét nghiệm phân tìm trứng. XN phân trực tiếp, kỹ thuật

Kato và Kato – Katz, kỹ thuật phong phú Willis.
1.1.1.2. Giun móc, giun mỏ
- Hình thể: Giun móc trưởng thành có màu trắng sữa, hồng, đỏ nâu, tùy
theo tình trạng hút máu. Con đực dài 6 - 11 mm, con cái dài 10 - 13 cm.
Trứng giun móc/ mỏ hình bầu dục, kích thước 40 x 60 µm, màu xám, vỏ
mỏng bên trong là khối nhân có từ 2 - 4 múi nhân. Trứng nở sau 24 giờ trở
thành trứng có ấu trùng.
- Chu kỳ phát triển: Giun giao hợp rồi đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoài
với nhiệt độ, độ ẩm thích hợp và đủ oxy trứng sẽ phát triển thành trứng có ấu
trùng sau 24 giờ. Sau đó ấu trùng thoát vỏ trở thành ấu trùng sống trong đất.
Sau 3 - 8 ngày thành ấu trùng có khả năng lây nhiễm. Khi gặp vật chủ, ấu
trùng xâm nhập qua da theo đường tĩnh mạch về tim rồi tới phổi. Từ các phế
nang ấu trùng lên hầu họng và nuốt xuống ruột. Ấu trùng dừng lại ở tá tràng
ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành.
- Bệnh học: Ấu trùng xuyên qua da có thể gây ra hiện tượng viêm da, lở
loét da. Nhiễm giun móc/ mỏ mất máu gây thiếu máu, viêm loét hành tá tràng.
-

Chẩn đoán: Xét nghiệm phân tìm trứng. Với các kỹ thuật như xét

nghiệm phân trực tiếp, kỹ thuật Kato và Kato - Katz, kỹ thuật phong phú
Willis.
1.1.1.3. Giun tóc
- Hình thể: Giun đực dài 30 - 45 mm, giun cái dài 35 - 50 mm, màu trắng.
Trứng giun hình bầu dục, kích thước 22 x 50 µm, hai cực có hai nút trong, vỏ

dày hai lớp màu vàng sẫm hoặc màu vàng nhạt, khối nhân sẫm có hạt.
- Chu kỳ phát triển: Giun tóc sinh sản hữu tính. Sau khi thụ tinh, giun cái đẻ
trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành
4


trứng có ấu trùng từ 17 - 30 ngày. Nếu ăn phải trứng có ấu trùng vào ruột non, ấu
trùng thoát vỏ rồi di chuyển xuống đại tràng phát triển thành giun trưởng thành.
Thời gian phát triển ấu trùng đến giun trưởng thành khoảng 1 tháng.
- Bệnh học: Có thể gây hội chứng lỵ biểu hiện đau quặn, mót rặn, phân có
máu và nếu hội chứng trên kéo dài có thể gây trĩ ngoại. Với số lượng giun
nhiều có thể gây thiếu máu nhược sắc hoặc viêm ruột thừa.
- Chẩn đoán: Xét nghiệm phân trực tiếp, kỹ thuật Kato và Kato - Katz, kỹ
thuật phong phú Willis.
1.1.2. Sán ký sinh đường ruột [2], [3].
1.1.2.1. Sán lá gan nhỏ
- Hình thể: SLG C.sinensis có hình lá, thân dẹt, đỏ nhạt, dài 10 - 12 mm,
rộng 2 - 4 mm. Trứng sán rất nhỏ, kích thước 16 - 17 µm x 26 - 30 µm, hình
bầu dục, một cực có nắp, một cực phình to hơn, vàng sẫm, vỏ mỏng nhẵn, có
đường viền kép. Trong là khối nhân có thể có ấu trùng.
- Chu kỳ phát triển: Sán đẻ trứng tại các ống mật, trứng theo mật xuống
ruột và theo phân ra ngồi. Trong mơi trường nước trứng phát triển thành ấu
trùng lơng và tìm tới một số lồi ốc để ký sinh và phát triển thành ấu trùng
đuôi sau khi vào ốc từ 21 - 30 ngày. Sau đó ấu trùng đi rời khỏi ốc đến các
lồi cá nước ngọt để phát triển thành nang ấu trùng nằm trong thịt của cá, đây
là giai đoạn nhiễm bệnh. Khi ăn cá sống hoặc cá nấu chưa chín ấu trùng sẽ
theo thức ăn vào đường ruột sau 15 giờ chuyển tới ống mật lên gan và sau 24
ngày phát triển thành sán trưởng thành và gây bệnh.
- Bệnh học: Khởi phát với biểu hiện rối loạn dạ dày, chán ăn không tiêu,
đau âm ỉ vùng gan, có thể thấy phát ban nổi mẩn. Toàn phát với đau vùng gan

nhiều hơn kèm thiếu máu, vàng da và cổ chướng ở giai đoạn muộn, sốt.
- Chẩn đốn: Xét nghiệm phân, dịch tá tràng tìm trứng.

5


1.1.2.2. Sán lá gan lớn
- Hình thể: SLGL kích thước lớn 12 x 40 mm, hình lá, thân dẹt màu trắng
hoặc đỏ xám. Trứng sán có kích thước lớn 80 x 150 µm, một cực có nắp và
một cực trịn. Nhân là khối hạt chiết quang.
- Chu kỳ phát triển: Tại nơi ký sinh ống mật chủ, sán trưởng thành đẻ
trứng, trứng ra ngồi theo phân rồi rơi vào mơi trường nước. Trong môi
trường nước ở nhiệt độ 23 - 26 độ C, trứng nở thành trùng lơng rồi tìm đến ốc
Limnae để ký sinh và phát triển thành nhiều trùng đi. Trùng đi rồi ốc tìm
đếm một số thực vật sống dưới nước thích hợp để bám vào rồi phát triển
thành nang trùng. Nếu ăn sống thực vật này thì ấu trùng sẽ thốt khỏi vỏ rồi
chui qua ruột tìm đến ống dẫn mật của gan để ký sinh và phát triển thành sán
trưởng thành sau 3 tháng. Sán có thể di chuyển lạc chỗ nên có thể ký sinh
nhiều bộ phận.
-

Bệnh học: Thường gặp như viêm nhiễm gan, đường mật, dấu hiệu

nhiễm trùng nhiễm độc, vàng da, đau vùng gan, gan to, rối loạn tiêu hóa.
- Chẩn đốn: Xét nghiệm phân, dịch tá tràng tìm trứng sán, ELISA.
1.1.2.3. Sán lá phổi
- Hình thể: SLP hình giống như hạt cà phê, màu nâu đỏ. Kích thước dài 8
- 16 mm, rộng 4 - 8 mm, dầy 3 - 4 mm. Vỏ có những gai nhỏ. Trứng hình bầu
dục, kích thước 50 - 67 µm x 80 - 100 µm. Một cực có nắp màu vàng sẫm. Vỏ
mỏng có đường viền kép. Bên trong là khối nhân chiết quang.

-

Chu kỳ phát triển: SLP đẻ trứng trong các phế quản, trứng theo đờm

hoặc theo phân ra ngoài. Trong nước, ấu trùng lơng sau khi ra khỏi trứng tìm
đến những lồi ốc giống Melania rồi thành ấu trùng đuôi và rời ốc đến ký sinh
ở tôm, cua để phát triển thành nang trùng có khả năng lây nhiễm. Nếu ăn phải
nang trùng chưa chết ấu trùng sẽ tới ruột, nang trùng xuyên qua ruột lên phổi
ký sinh. Sau 26 ngày sẽ phát triển thành sán trưởng thành.
6


-

Bệnh học: Viêm phế quản, phổi (người bệnh ho khạc máu, đau

ngực, X quang hình ảnh thâm nhiễm phổi). Sán trưởng thành vào máu do vỡ
động mạch phổi, sán lên não gây động kinh, nhồi máu não, hơn mê, có thể tử
vong.
- Chẩn đốn: Xét nghiệm đờm, phân tìm trứng, ELISA.
1.1.2.4. Sán lá ruột nhỏ
-

Chu kỳ phát triển: Sán trưởng thành ký sinh ở ruột, đẻ trứng và trứng

theo phân ra ngồi. Khi trứng rơi vào mơi trường nước, trứng nở ra ấu trùng
đuôi. Ấu trùng đuôi xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành
nang trùng rồi ký sinh ở trong thịt hoặc mang cá. Người hoặc động vật ăn
phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín, ấu trùng này chui vào dạ dày,
đến ruột phát triển thành sán trưởng thành và ký sinh tại đây.

- Bệnh học: Chủ yếu sán lá ruột nhỏ chiếm thức ăn, gây rối loạn hấp thu
và rối loạn tiêu hóa.
-

Chẩn đốn: Xét nghiệm phân tìm trứng, chẩn đốn bằng huyết thanh

học.
1.1.2.5. Sán lá ruột lớn
- Hình thể: SLRL hình lá, dẹt, màu hồng đỏ, dài 30 - 70 mm, rộng 14 - 15
mm, dày 0,5 - 3 mm. Trứng hình bầu dục, có kích thước 75 - 90 µm x 125 140 µm. Một đầu có nắp nhỏ, màu vàng nhạt. Vỏ có đường viền đơn, bên
trong là khối nhân chiết quang.
-

Chu kỳ phát triển: SLRL đẻ trứng, trứng theo phân ra ngồi. Ở mơi

trường nước thích hợp, trứng phát triển thành trứng có ấu trùng rồi phá vỏ về
phía nắp trở thành tự do tìm các lồi ốc để ký sinh. Sau khi vào ốc, ấu trùng
chuyển thành bào ấu trùng, có hàng loạt ấu trùng đi. Ấu trùng đuôi rời ốc,
bám vào một số cây thủy sinh. Người ăn phải cây này đến tá tràng ấu trùng
mất vỏ và xuống ruột non phát triển thành SLRL trưởng thành.
7


- Bệnh học: Niêm mạc ruột non phù nề và viêm, có thể sùi. Có thể viêm
hạch mạc treo. Khởi phát có triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.
Giai đoạn tồn phát: rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc do độc tố sán.
- Chẩn đoán: Xét nghiệm phân tìm trứng, chẩn đốn bằng kháng ngun.
1.1.2.6. Sán dây lợn
- Hình thể: Sán dây lợn trưởng thành dài khoảng 1 - 3 m, có thể tới 8 m,
cơ thể có từ 700 - 1000 đốt. Trứng sán dây hình trịn đường kính 30 - 50 µm,

màu vàng xám. Vỏ dầy gồm có 2 lớp, giữa 2 lớp có những đường khía ngang.
Bên trong là khối nhân có hạt, có thể thấy 6 móc chiết quang. Ấu trùng sán
dây lợn cịn gọi là kén, nang. Ấu trùng trong tổ chức cơ có đường kính 0,7 0,8 cm và dài 1,5 cm. Hình dạng ấu trùng giống như hạt đu đủ, mọng nước,
bên trong nang là đầu sán non và lệch về 1 phía.
-

Chu kỳ phát triển: Trứng sán theo đốt già rụng ra khỏi cở thể sán ra

ngoài theo phân. Khi người hoặc lợn ăn phải trứng, trứng sẽ vào ruột nở thành
ấu trùng. Ấu trùng sán theo hệ bạch mạch hoặc xuyên qua các tổ chức để tìm
đến ký sinh ở cơ rồi phát triển thành nang ấu trùng sán. Lợn mang ấu trùng
sán gọi là lợn gạo. Sau 2,5 - 4 tháng phát triển ấu trùng có khả năng lây nhiễm.
Nếu người ăn phải kén sán chưa chết vào dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị,
ấu trùng thoát vỏ kén để phát triển thành sán trưởng thành.
- Bệnh học: Chủ yếu gây đau bụng vùng rốn, rối loạn tiêu hóa nhẹ, có thể
gây thiếu máu. Sán có thể gây tắc hoặc bán tắc ruột. Thể bệnh dưới da, bắp cơ
người bệnh đau cơ hoặc mệt mỏi hoặc co giật cơ. Ở mắt, kén sán gây lồi nhãn
cầu, giảm thị lực, có thể gây mù. Ở não, kén sán gây động kinh, rối loạn tâm
thần. Ở tim gây rối loạn nhịp tim, có thể suy tim.
- Chẩn đốn: Xét nghiệm phân tìm đốt sán, tìm trứng. Sinh thiết tìm kén
sán ở tổ chức dưới da, cơ nông. Xét nghiệm miễn dịch ELISA.

8


1.1.2.7. Sán dây bị
- Hình thể: Sán dây bị trưởng thành dài 4 - 12 m, phân sán gồm trên 1000
đốt, cấu tạo tương tự sán dây lợn. Đốt trưởng thành dài 20 - 30 mm. Trứng
sán giống sán dây lợn, hình gần giống bầu dục, kích thước 20 - 30 µm x 30 40 µm. Ấu trùng là một bọc chứa đầy chất lỏng, bên trong có đầu ấu trùng.
-


Chu kỳ phát triển: Đốt sán già sau khi rời khỏi thân sán tự bị ra hậu

mơn, phát tán ra ngoại cảnh hoặc theo phân ra ngoài. Các đốt sán rơi vào
ngoại cảnh và giải phóng hàng trăm ngàn trứng. Nếu trâu, bị ăn phải đốt sán
vào ruột thì trứng sán nở ra ấu trùng và xâm nhập hệ tuần hồn về tim, đến
các cơ vân để hình thành nang ấu trùng và gọi là gạo bò. Sau 4 tháng phát
triển, nang sán có khả năng lây nhiễm. Người ăn thịt trâu, bị có nang ấu trùng
sán dây bị chưa được nấu chín thì nang ấu trùng vào ruột người, ấu trùng sẽ
thoát ra khỏi nang, phát triển thành sán trưởng thành trong khoảng từ 8 - 10
tuần.
- Bệnh học: Rối loạn tiêu hóa, ỉa lỏng, suy nhược cơ thể, thiếu máu nhẹ;
cảm giác bứt rứt, khó chịu khi đốt sán bị ra ngồi.
- Chẩn đốn: Xét nghiệm phân tìm đốt sán, miễn dịch ELISA.
1.1.3. Đơn bào gây bệnh đường ruột [2], [4].
1.1.3.1. Amip gây bệnh
- Hình thể: Thể hoạt động ăn hồng cầu kích thước từ 20 - 40 µm, có chân
giả, cấu tạo gồm có nhân và nguyên sinh chất. Nguyên sinh chất có hồng cầu,
bạch cầu, vi khuẩn. Nhân có 1 - 2 nhân, nằm lệch về một bên. Thể hoạt động
khơng ăn hồng cầu kích thước 10 - 12 µm, nhân 2 - 4 µm có nhiễm sắc ngoại
vi dài. Nguyên sinh chất chỉ có vi khuẩn, cặn bã thức ăn, glycogen. Thể bào
nang: Hình trịn, màu trong, vỏ dày, đường kính 10 - 15 µm, có 1 - 4 nhân.
Bào nang non có 1 - 2 nhân.
-

Chu kỳ phát triển: Sau khi bào nang amip vào cơ thể, các dịch tiêu hóa

làm tan vỏ, 4 nhân của bào nang phân chia cùng nguyên sinh chất để tạo
9



thành 8 amip nhỏ, đó là thể minuta. Các amip này tiếp tục chia đơi hoặc có
thể trở lại thành bào nang. Các bào nang sẽ được ra ngoài theo phân. Đó là
những trường hợp nhiễm amip nhưng khơng mắc bệnh lỵ amip.
-

Chu kỳ gây bệnh: Những amip thể minuta khi gặp điều thuận lợi sẽ

chuyển sang giai đoạn ăn hồng cầu gây bệnh. Thể này có khả năng xâm nhập
vào thành ruột gây viêm hoại tử, chúng nhân lên rất nhanh bằng cách phân đôi,
tiết ra nhiều mem gây xuất huyết. Từ thể này, amip có thể trở thành minuta
rồi chuyển thành bào nang khi bệnh nhân được điều trị, khi môi trường ruột
thay đổi hoặc ngẫu nhiên. Thể này cũng có thể đi theo đường máu đến các cơ
quan và gây bệnh hoặc bị tống vào lòng ruột theo phân ra ngoài và chết rất
nhanh.
- Bệnh học: Amip ở đường tiêu hóa gây hội chứng lỵ (đau quặn, mót rặn,
phân nhầy máu mũi). Amip gây biến chứng thủng ruột, các u amip, viêm đại
tràng mãn tính. Bệnh amip ở gan, phổi, màng phổi và cơ quan khác.
- Chẩn đốn: Xét nghiệm tìm amip (soi tươi tìm amip hoạt động hoặc bào
nang), xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, ELISA.
1.1.3.2. Trùng roi đường tiêu hóa
- Hình thể: Thể hoạt động hình bầu dục đối xứng có hai nhân. Kích thước
dài 10 - 20 µm, rộng 6 - 10 µm, có 8 roi đi về phía sau, các roi xuất phát từ 2
hạt gốc roi. Có sống thân, nguyên sinh chất có nhiều hạt nhỏ. Bào nang hình
bầu dục, dài 8 - 12 µm, rộng 7 - 10 µm, thường có 2 - 4 nhân, hai lớp vỏ, có
thể thấy vệt roi dọc giữa bào nang.
- Chu kỳ phát triển: Trùng roi bám vào niêm mạc và có thể luồn sâu vào
cuống ruột, lớp dưới niêm mạc ruột. Sinh sản chủ yếu là vơ tính. Bào nang
được bào xuất ra ngồi theo phân. Người ăn phải bào nang vào cơ thể gặp
điều kiện thuận lợi phát triển thành thể hoạt động và ngược lại.

- Bệnh học: Viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, gây viêm túi mật hoặc gan, suy
dinh dưỡng ở trẻ em.
10


-

Chẩn đốn: Soi tươi phân tìm trùng roi thể hoạt động hoặc bào nang,

ELISA.
1.1.3.3. Cryptosporidum
-

Hình thể: Kén hợp tử hình trứng hoặc hình cầu, kích thước 5 - 6 µm.

Kén hợp tử mang 4 thoa trùng dạng thoi.
- Chu kỳ phát triển: Kén hợp tử chứa 4 thoi trùng được đào thải ra ngoài
vật chủ qua phân hoặc qua chất tiết đường hô hấp. Lây nhiễm chủ yếu của
Cryptosporidum thông qua tiếp xúc với nước và thực phẩm ô nhiễm. Sau khi
uống hoặc hít phải kén hợp tử vào đường tiêu hóa hoặc đường hơ hấp. Ở ruột,
các thoi trùng thoát khỏi bào nang xâm nhập vào tế bào ruột. Chúng nhân lên
vơ tính, phát sinh trở thành thể phân liệt. Khi thể phân liệt bị phá vỡ, cho ra
những mảnh trùng có hình dạng tự do trong lịng ruột. Sau 2 hoặc nhiều chu
kỳ vơ tính, mảnh trùng sẽ biệt hóa thành thể hữu giới là các giao bào. Sự phối
hợp giữa giao tử đực và cái cho ra 1 hợp tử. Hợp tử tiết ra 1 bao dày trở thành
kén hợp tử. Có 2 loại kén hợp tử được sản xuất. Kén hợp tử có thành dày
được đào thải ra ngồi từ vật chủ, kén hợp tử có thành mỏng tham gia vào quá
trình tự miễn.
- Bệnh học: Viêm dạ dày ruột với tiêu chảy 5 - 10 lần/ ngày, thường chảy
nước với chất nhầy. Người suy giảm miễn dịch (AIDS) biểu hiện tiêu chảy

nặng và kéo dài, xen kẽ táo hoặc bình thường.
- Chẩn đốn xét nghiệm phân, miễn dịch huỳnh quang,…
1.1.4. Nấm đường tiêu hóa [12].
Nấm đường tiêu hóa là sự phát triển của nấm trong hệ thống đường tiêu
hóa khi cơ thể có sức đề kháng yếu. Trẻ em bị nhiễm nấm tiêu hóa, theo các
chuyên gia tiêu hóa loại nấm gây bệnh trong đường tiêu hóa thường gặp nhất
hiện nay là nấm Candida.
- Hình dạng nấm: Nấm men hình bầu dục, có chồi, có thể có sợi nấm giả.
11


- Bệnh học: Khi sự cân bằng thay đổi thì nấm Candida có thể phát triển,
phát tán ra các độc tố trong cơ thể và dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu.
- Chẩn đốn: Soi phân trực tiếp, ni cấy định danh.
1.2. Tình hình nghiên cứu về tình trạng nhiễm KSTĐR.
1.2.1. Trên thế giới
Theo một báo cáo của tổ chức Y tế tế giới năm 1987, trên thế giới có
900 - 1000 triệu người nhiễm giun đũa, 500 - 700 triệu người nhiễm giun móc
và giun tóc, tình trạng nhiễm 3 loại giun trên cũng tăng đáng kể theo nhịp độ
tăng dân số của thế giới [22].
Ở các nước Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình nhiễm
giun cũng rất nghiêm trọng, đặc biệt là trẻ em. Kết quả điều tra ở Italia cho
thấy ở Rofrano tỷ lệ nhiễm là 75%, Naples 40%, Sanmarino 12%. Ở Bồ Đào
Nha tỷ lệ nhiễm là 40% - 80 %. Nam Tư tỷ lệ trẻ em nhiễm là 20%. Ở nông
thôn Hà Lan tỷ lệ trẻ nhiễm là 45%. Cộng hòa liên bang Đức tỷ lệ nhiễm là
52%. Ở pháp tỷ lệ nhiễm là 17,8%. Châu Á có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất,
khoảng 70%. Châu Phi có 480 triệu người thì có 155 triệu người nhiễm giun
đũa, chiếm tỷ lệ 32,3%. Trong đó có khảng 54 triệu trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm
giun, chiếm 11,3%. Các nước Châu Mỹ có tỷ lệ nhiễm khoảng 8%. Tình trạng
nhiễm giun đũa ở trẻ em tại một số nước Đông Nam Á. Thủ đơ Kuala Lumpur

có tỷ lệ nhiễm 15,5%, ở Sulawesi có tỷ lệ nhiễm 59,8%, Sukaraja có tỷ lệ
nhiễm 44%, Philippin có tỷ lệ nhiễm 70,6% [18].
Năm 1997 tại Ấn Độ, Awashi. S và cs đã nghiên cứu 1061 trẻ em từ 1,5
đến 3,5 tuổi thấy tỷ lệ nhiễm KSTĐR là 17,5%, trong đó giun đũa chiếm
68,1% [21]. Cùng thời điểm trên, Ananthakrian cũng nghiên cứu tại Ấn Độ
thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ em là 5% - 76% [16]; Hadijaja P nghiên cứu tại
Indonesia thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em là 60% - 90%, sau khi can thiệp
tỷ lệ này giảm còn 40,6% [17]. Tại Kenya, Olsel A và cs cho thấy 16% trẻ
nhiễm giun đũa, 63% nhiễm giun móc và 24% nhiễm giun tóc [20],
12


Kightlinger L.K. nghiên cứu tại Madagasca trên 667 trẻ em thấy tỷ lệ nhiễm
giun đũa là 93%, giun móc 27%, giun tóc 55% [19].
1.2.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu:“ Tình hình nhiễm giun sán đường ruột tại 4 tỉnh Nghệ An,
Thanh Hóa, Hịa Bình và Bắc Giang năm 2013” của Nguyễn Mạnh Hùng và
cộng sự được tiến hành năm 2013 với điều tra ngang và chọn ngẫu nhiên mỗi
tỉnh 1 huyện, mỗi huyện 5 xã. Tổng số 4118 người tham gia nghiên cứu với
kết quả thu được là: Tỷ lệ nhiễm giun tại Thanh Hóa 41,2%, Nghệ An 37,6%,
Hịa Bình 35,6% và Bắc giang 30,8%. Tỷ lệ nhiễm sán tại Thanh Hóa 0,3%,
Nghệ An 0,3%, Hịa Bình 27,7% và Bắc Giang 16,5%. Tỷ lệ nhiễm sán ở nam
giới cao hơn nữ giới (47,7% so với 32,0%) [7].
Một điều tra ngang nhiễm giun đường ruột của Hán Đình Trọng và cs
được tiến hành vào tháng 4 và tháng 5 năm 2010 tại 4 xã thuộc 4 huyện của
tỉnh Lào Cai cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 56,41% trong đó tỷ lệ nhiễm
giun đũa là 36,7%, tỷ lệ nhiễm giun móc là 19,85%, tỷ lệ nhiễm giun tóc là
13,58%. Tỷ lệ này có liên quan với các yếu tố nguy cơ thuộc hành vi như: đi
chân đất ra đồng (đối với giun móc), khơng rửa tay trước khi ăn và sau khi đi
ngồi, tình trạng khơng có nhà vệ sinh và hiểu biết của người dân về bệnh

giun đường ruột và cách phịng tránh [15].
Một nghiên cứu cắt ngang mơ tả của Nguyễn Thị Hồng Liên và cs đã
tiến hành xác định nhiễm KSTĐR trên học sinh tiểu học tại một số quận,
huyện, thành phố Hà Nội, 2011 - 2012 với 1288 mẫu phân. Kết quả là đã phát
hiện 3 loài giun đường ruột là giun đũa (2,72%), giun tóc (3,57%) và giun
móc/mỏ (6,68%) và 5 lồi đơn bào E.coli (2,25%), E.histolytica (1,55%),
G.lamblia (1,16%), E.harmani (0,47%) và E.nana (0,08%) và không có ca
nào nhiễm sán. Tỷ lệ nhiễm đơn bào đường ruột chung là 5,12%, tỷ lệ nhiễm
giun đường ruột chung là 6,68% [10].
13


“Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường
mầm non tại Thái Nguyên và kết quả tẩy giun bằng thuốc Albendazol” của
Khúc Thị Tuyết Hường năm 2009 cho kết quả tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ
em 2 trường mầm non Hóa Thượng và Hồng Văn Thụ là 59,5%. Tất cả
những trẻ XN phân (+) đều bị nhiễm giun đũa (59,5%), tỷ lệ nhiễm giun tóc là
22,6% và giun móc là 3,3%. Trẻ ở nhóm tuổi 37 - 60 tháng bị nhiễm giun cao
hơn nhóm trẻ 18 - 36 tháng (47,9%). Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm
các loại giun giữa trẻ trai và trẻ gái, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số [9].
Lê Quốc Hùng và cs đã tiến hành “Kiểm soát nhiễm Ký sinh trùng đường ruột
ở trẻ em dưới 15 tuổi tại một xã dân tộc miền núi tỉnh Bình Thuận, miền Nam
Việt Nam”, cho kết quả tháng 4/1997 trong đợt đầu tiên trong tổng số 230
mẫu phân xét nghiệm có 65 trẻ em (28,3%) nhiễm KSTĐR gồm 4 loại giun
móc 22,6%; giun đũa 0,4%; giun kim 0,8%; giun tóc 2,2% và sán dải lùn
2,2% [8].
Tỷ lệ nhiễm cao bệnh sán lá gan đã được thông báo tại một số tỉnh ở Việt
Nam. Trong điều tra về tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, các yếu tố nguy cơ nhiễm
bệnh sán lá gan nhỏ tại miền Bắc Việt Nam của Đặng Thị Cẩm Thạch và cs có
1155 người dân ở 2 xã thuộc miền Bắc đã được phỏng vấn và xét nghiệm phân

để xác định sự có mặt của trứng sán lá gan nhỏ. Tỷ lệ nhiễm là 26%, và nam giới
gấp 3,6 lần nữ giới [13].
Vũ Thị Bình Phương và cs đã tiến hành đề tài nghiên cứu:“Thực trạng
nhiễm Ký sinh trùng đường ruột trên bệnh nhân xét nghiệm tại khoa Vi - Ký
sinh trùng bệnh viện đại học Y Thái Bình từ 2008 - 2010”. Khi tiến hành nghiên
cứu 6570 bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng đến khám và điều trị tại bệnh viện,
cho kết quả tỷ lệ nhiễm KSTĐR là 44,2%. Trong đó, nhiễm nấm ĐR cao nhất
21,2%, tiếp theo là E.histolytica 20,7%, nhiễm giun với 2,4% và thấp nhất là
nhiễm sán và trùng roi với 0,6% và 0,8%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở trẻ em <6 tuổi
với 14,3% và thấp nhất là nhóm tuổi từ 6 - 15 với tỷ lệ nhiễm 1,9% [11].
14


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhi (dưới 15 tuổi) được chỉ định xét

nghiệm phân tại bệnh viện Nhi Hải Dương từ tháng 4/2015 - 6/2015 và cha/
mẹ bệnh nhi.
- Tiêu chuẩn chọn mẫu :
+ Bệnh nhi dưới 15 tuổi được chỉ định xét nghiệm phân bằng XN trực tiếp
(soi tươi, nhuộm soi và XN phân phong phú) tìm Ký sinh trùng tại bệnh viện.
+ Cha mẹ BN đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời câu hỏi theo mẫu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh phẩm của BN không đạt yêu cầu (bệnh phẩm lẫn đất cát, nước
tiểu hoặc hóa chất hoặc để quá 2 giờ sau khi lấy mới chuyển tới phịng XN).
+ Đối tượng khơng đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Xét nghiệm bệnh viện Nhi Hải Dương.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2015 đến tháng 6/2015.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích.
2.3.2. Cỡ mẫu: Tồn bộ bệnh nhi được chỉ định xét nghiệm phân tại bệnh
viện Nhi Hải Dương kèm theo một số thông tin cha/ mẹ bệnh nhi từ tháng
4/2015 đến 6/2015.

15


2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu:
Thu thập thông tin liên quan đến bệnh nhi từ cha/ mẹ bằng phương
pháp phỏng vấn với bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
Xác định tỷ lệ nhiễm KST bằng thực hiện các XN trực tiếp (soi tươi,
nhuộm soi và XN phân phong phú) tìm ký sinh trùng trong bệnh phẩm phân
của bệnh nhi.
 Kỹ thuật lấy bệnh phẩm phân [5].
 Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Lọ đựng phân bằng thủy tinh hoặc nhựa hình trụ cao 5 - 6
cm, đường kính miệng lọ 2,5 - 3 cm, đáy bằng; que tre hoặc que gỗ dài 15 20 cm,…
 Cách lấy bệnh phẩm phân:
- Hướng dẫn bệnh nhân đi ngồi vào bơ sạch, dùng que lấy phân ngay sau
khi được bài xuất và tránh lẫn nước tiểu.
- Vị trí lấy bệnh phẩm: Nếu là phân khuân lấy ở đầu khuân, nếu phân bất
thường thì ưu tiên lấy chỗ bất thường.
- Khối lượng phân lấy thường từ 5 - 7 g (bằng đầu ngón tay út người lớn)
để làm được nhiều phương pháp.
-


Sau khi lấy phân vào lọ, cần phải dán nhãn ghi rõ tên, tuổi và địa chỉ

của bệnh nhân và thời gian lấy bệnh phẩm.
- Thời gian làm xét nghiệm: Nên làm xét nghiệm càng sớm càng tốt. Làm
XN trong vòng 2 giờ sau khi lấy mẫu.
 Kỹ thuật xét nghiệm phân phong phú Willis [5]
 Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Lọ thủy tinh sạch, que tre hoặc que thủy tinh, lam kính, lamen
sạch, pipet nhỏ giọt, bút ghi kính.
- Hóa chất: Dung dịch nước muối bão hòa tỷ trọng 1,150.
- Bệnh phẩm: Lấy khoảng 2 - 3 gam phân
16


×