Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG HADUCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.75 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG HADUCO

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn
Đơn vị công tác
Giáo viên hướng
dẫn
Đơn vị công tác
Sinh viên thực hiện
Lớp

: Công ty cổ phần dinh dưỡng HADUCO.
: Nguyễn Văn Duy
: Giám đốc công ty cổ phần dinh dưỡng
Haduco.
Ths. Hoàng Thị Huê
Khoa Môi Trường – Đại học Tài nguyên
Môi trường Hà Nội.
: Đào Thị Kiều Oanh
: ĐH3QM3

Hải Dương, tháng 3 năm 2017

1




LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin
gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ
này, nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô thì em nghĩ bài báo
cáo thực tập này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân
thành cảm ơn thầy cô. Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu
sắc đối với cô Hoàng Thị Huê đã nhiệt tình chỉ bảo, có những lời khuyên và hướng
dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập này.
Quá trình thực tập và viết báo cáo thực hiện trong khoảng thời gian 10 tuần.
Thời gian không quá ngắn cũng không quá dài nhưng chính là những bước đầu đi vào
thực tế còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ của em. Khoảng thời gian này em đã được làm
việc tại công ty cổ phần dinh dưỡng HADUCO, được các cô, các bác và các anh chị
trong công ty đã tận tình chỉ bảo, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn em. Em xin gửi
lời cảm ơn chân thành và sự biết ơn sâu sắc đến các cô, các bác, các anh, chị trong
công ty cổ phần dinh dưỡng HADUCO và đặc biệt anh Nguyễn Văn Duy đã nhiệt tình
chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập,
rất khó tránh khỏi sai sót, rất mong các quý Thầy, Cô thông cảm và bỏ qua. Đồng thời
do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không
thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô
để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài luận văn tốt
nghiệp sắp tới.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Dương, ngày 05 tháng 03 năm 2017
Sinh viên
Đào Thị Kiều Oanh
2


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn chuyên đề thực tập

Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi từ lâu đã là một trong những ngành tương
đối quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Với nhiệm vụ sản xuất chế biến thức ăn chăn
nuôi, đá ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp nói chung.
Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp khác chế biến thức ăn
chăn nuôi cũng không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi là ngành
sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống và tồn tại rất lâu đời ở nước ta. Tuy
nhiên so với mặt bằng phát triển các nước trong ngành sản xuất chăn nuôi Việt Nam
đang có sự tụt hậu rõ rệt. Sản phẩm chăn nuôi cơ bản chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước chưa thể hiện sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đánh giá tiềm năng
phát triển có thể khẳng định rằng Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên, địa lý
rất thuận lợi cho sản xuất chăn nuôi, như vậy sự tụt hậu của ngành suy cho cùng là do
hình tức và phương pháp chăn nuôi chưa được cải thiện, chưa khai thác hết được tiềm
năng và lợi thế vốn có cho nhu cầu phát triển.
Điều đó đòi hỏi ngành sản xuất chăn nuôi trong nước phải có bước nhảy vọt.

Trong đó hình thức chăn nuôi quảng canh, bám thâm canh truyền thống sang hình thức
chăn nuôi công nghiệp được coi trọng hành đầu là một bước thay đổi tất yếu. Với xu
hướng trên, sự phát triển đồng bộ của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là một điều
kiện không thể thiếu đối với tiêu chí phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành
sản xuất chăn nuôi nói riêng.Bởi sản phẩm thức ăn công nghiệp là nguyên liệu cho sản
xuất chính của ngành chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp tới lượng chất lượng sản phẩm
chăn nuôi và hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Hiện tại cả nước có 225 nhà máy
chế biến thức ăn gia súc gia cầm và 89 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản .
Bên cạnh doanh thu mà ngành đem lại,ngành công nghiệp sản xuất thức ăn
chăn nuôi đang thải ra ngoài môi trường một lượng chất thải tương đối lớn làm ô
nhiễm môi trường như: bụi, mùi, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Để
nắm bắt tình hình thực tế sản xuất thức ăn gia súc trong nước, hiện trạng môi trường
khu vực nhà máy và củng cố kiến thức đã được học trên nhà trường chúng em xin
chọn đề tài thực tập tốt nghiệp “ Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực công ty cổ
phần dinh dưỡng Haduco”
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
Đối tượng thực hiện: Nước thải, khí thải, chất thải rắn sinh ra từ hoạt động chế
biến thức ăn chăn nuôi của Công ty cổ phần dinh dưỡng Haduco
Phạm vi thực hiện:
- Về không gian: Công ty cổ phần dinh dưỡng Haduco.
4


- Về thời gian: Thưc hiện chuyên đề từ ngày 26 tháng 12 năm 2016 đến ngày 05
tháng 03 năm 2017.
Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc
các số liệu của các cơ quan quản lý, địa phương, các kết quả nghiên cứu của các đề tài,

dự án có kết hợp điều tra, bổ sung, đánh giá tại hiện trường.
3. Mục tiêu
Đánh giá được hiện trạng môi trường tại khu vực Công ty cổ phần dinh dưỡng
Haduco và từ đó đề xuất biện pháp giảm thiếu tối ưu để công ty áp dụng.
Hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn quy trình chế biến thức ăn chăn nuôi và
nguồn thải của nhà máy.
4. Nội dung
Tìm hiêu dây chuyền công nghệ sản xuất, mức độ tiêu thụ nguyên liệu, hóa
chất, năng lượng,nước.
Xác định đánh giá các nguồn thải: nước thải, khí thải, chất thải rắn.
Tác động đến sức khỏe của công nhân trong nhà máy
Đề xuất biện pháp giảm thiểu.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
5


1. Các thông tin chung của cơ sở thực tập

Tên cơ quan

Công ty cổ phần dinh dưỡng Haduco

Mã số thuế

0801144204

Địa chỉ

Thôn Vũ Thượng, Phường Ái Quốc, TP

Hải Dương, Hải Dương.

Tên giao dịch

HADUCO
NUTRITION
STOCK COMPANY

Giấy phép kinh doanh

0801144204

Giám đốc

Nguyễn Văn Duy

Điện thoại

0965150884

Ngành nghề hoạt động

Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và
thủy sản.

JOINT

Công ty cổ phần dinh dưỡng Haduco thuộc khu công nghiệp Nam Sách thôn Vũ
Thượng phường Ái Quốc thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Hướng từ Bắc vào
Nam thì nhà máy nằm phía trái sát ngay đường quốc lộ 5, cách trung tâm thành phố

10km về phía Bắc.Xung quanh nhà máy là cánh đồng lúa nên không ảnh hưởng đến
đời sốngsinh hoạt của nhân dân. Nằm sát ngay quốc lộ 5 thuận lợi cho việc vận chuyển
nguyên liệu và phân phối sản phẩm. Hải Dương là một tỉnh phần lớn đời sống nhân
dân là sản xuất nông nghiệp nông thôn ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi, đây là khâu
thuận lợi cho công ty..Công ty cổ phần dinh dưỡng Haduco được thành lập từ năm
2015 với công suất thiết kế 120 ngàn tấn/năm, sản xuất thức ăn gia súc cung cấp cho
bà con chăn nuôi khu vực. Là một doanh nghiệp mới thành lập nên bước đầu Công ty
gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh vô
cùng khắc nghiệt khi mà các Công ty sản xuất thức ăn gia súc lớn đang chiếm giữ thị
trường. Tuy nhiên nhờ phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết cần cù, chăm chỉ, tháo vát,
thông minh, ban giám đốc cùng cán bộ công nhân viên Công ty không ngừng học hỏi
nâng cao kỹ năng kiến thức của mình, từng bước đưa Công ty phát triển một cách bề
vững. Qua hơn 2 năm xây dựng và trưởng thành đến nay Công ty đã cho ra đời được
nhiều sản phẩm được đón nhận và tín nhiệm của bà con chăn nuôi với phương châm
“Chất lượng sản phẩm là sự sống, phồn vinh của Doanh nghiệp” nên trong quá trình
sản xuất chế biến nhà máy luôn coi trọng đến việc tuân thủ quy trình sản xuất đề ra,
đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát nguyên liệu thu mua theo tiêu chuẩn
của công ty và phù hợp với quy định của Bộ Nông Nghiệp các nguyên liệu đưa vào
sản xuất phải đảm bảo các chỉ tiêu dinh dưỡng, có xuất xứ rõ ràng và đặc biệt không
sử dụng các chất cấm do Bộ Nông Nghiệp quy định. Do làm tốt công tác sản xuất nên
6


sản phẩm luôn đảm bảo tính ổn định cao, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng
lên rõ rệt, giá thành cạnh tranh so với các hãng. Xác định công nghệ là một phần
không thể thiếu quyết định đến hiệu quả và chất lượng sản phẩm nên ngay từ ban đầu
Tổng công ty khoáng sản đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất thiết bị hiện đại
theo tiêu chuẩn công nghệ Mỹ - Hệ thống dây chuyền tự động hóa, điều khiển bằng
động cơ điện MMC, sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu xử lý sạch nguyên liệu
thô đến phối trộn bằng máy trộn hiện đại nhất, sau khi phối trộn tỷ lệ đồng đều của sản

phẩm dường như đạt 100%, chính nhờ vậy mà tính ổn định của chất lượng luôn được
duy trì tốt. Năm 2016, thực hiện chủ trương của Tỉnh, và Chỉ đạo của Tổng công ty về
tham gia mục tiêu xây dựng nông thôn mới Công ty cổ phần dinh dưỡng Haduco đã
thiết lập thêm nhiều kênh bán hàng trực tiếp đến người chăn nuôi không qua khâu
trung gian nhằm mục đích giảm thiểu tối đa giá thành sản phẩm,tăng hiệu quả cho
người chăn nuôi. Trong quá trình sản xuất, nhằm duy trì tính ổn định chất lượng nên
cuối năm 2016 Công ty quyết định đưa hệ thống quản lý chất lượng và kiểm soát mọi
rủi ro trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
nêu rõ chủ trương, chính sách, nguyên tắc và nội dung về quản lý chất lượng sản
phẩm, dịch vụ. Sản phẩm của công ty luôn đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước về quản
lý chất lượng sản phẩm áp dụng cho Gia súc, gia cầm như heo, gà, vịt... vì thế thức ăn
chăn nuôi của Công ty luôn đảm bảo là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối cung cấp
đầy đủ Protein và các acid amin thiết yếu phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của
vật nuôi.
2. Các sản phẩm của nhà máy

+ M-07 : Dùng cho lợn tập ăn
+ M-08 : Dùng cho lợn từ tập ăn đến 20kg
+ S-902 : Dùng cho lợn tập ăn đến 20kg
+ A-10 : Dùng cho lợn tập ăn đến 20kg
+ A-01 : Dùng cho lợn lai từ 15kg đến 30kg
+ A-11 : Dùng cho lợn siêu nạc từ 15kg đến 30kg
+ M-15 : Dùng cho lợn từ 15kg đến 30kg
+ S-998L : Dùng cho lợn từ 15kg đến 30kg
+ S-915 : Dùng cho lợn siêu nạc từ 15kg đến 30kg
+ TL-951L : Dùng cho lợn lai từ 15kg đến 30kg
+ M-30 : Dùng cho lợn từ 30kg đến 60kg
7



+ A-12 : Dùng cho lợn siêu nạc từ 30kg đến 60kg
+ S-930 : Dùng cho lợn siêu nạc từ 30kg đến 60kg
+ TL-952L : Dùng cho lợn lai từ 30kg đến xuất chuồng
+ A-02 : Dùng cho lợn lai từ 30kg đến xuất chuồng
+ S-999L : : Dùng cho lợn lai từ 30kg đến xuất chuồng
+ M-60 : Dùng cho lợn từ 60kg đến xuất chuồng
+ TL-954 : Dùng cho lợn nái mang thai
+ S-54 : Dùng cho lợn nái mang thai
+ TL-955 : Dùng cho lợn nái nuôi con
+ S-55 : Dùng cho lợn nái nuôi con
+ M-02 : Dùng cho lợn con từ tập ăn đến xuất chuồng
+ S-966 : Dùng cho lợn con từ tập ăn đến xuất chuồng
3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Công ty cổ phần dinh dưỡng Haduco là một doanh nghiệp trong lĩnh vực, sản
xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, trong hơn hai năm qua công ty đã từng bước hoàn
thiện mình đưa ra những thương hiệu uy tín và dành được chổ đứng trên thị trường,
người chăn nuôi. Năng suất nhà máyđạt 10T/h.
4. Nguồn cấp điện

Nguồn cung cấp điện Nhà máy cần phải sử dụng nguồn điện phục vụ sản xuất
và sinh hoạt có điện áp 220v/380v. Nguồn điện 380v dùng để cung cấp cho các loại
động cơ 3 pha như máy nghiền, máy ép viên, máy trộn. Còn nguồn điện 220v dùng
chủ yếu cho thiết bị chiếu sáng, thiết bị phục vụ sinh hoạt.

8


5. Sơ đồ tổ chức


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY
CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG HADUCO

Đại hội đồng cổ
đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát cổ
đông

Giám đốc

Phòng Giám
Đốc
Phòng kế
toán

Phòng kỹ thuật

Nhà máy
Vi
lượng

Cơ khí

9

Phòng hành
chính


Phòng kinh
doanh
Phòng kế
hoạch

Đóng
bao

Cơ điện

Điều
khiển

Cấp nguyên
liệu


Bảng 1: Số lượng lao động của công ty
Loại lao động

Số lượng

Cán bộ quản lý

10

Nhân viên kỹ thuật

16


Công nhân

299

Nhân viên văn phòng

60

6. Bố trí mặt bằng

10


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1 Tổng quan chung về ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
2.1.1 Đặc điểm thức ăn chăn nuôi
Thoạt đầu ngành chăn nuôi xuất hiện và phát triển một cách tự phát, sản phẩm
dùng cho chăn nuôi chủ yếu là tận dụng từ phụ phẩm của ngành sản xuất nông nghiệp
và các vi sinh vật tự nhiên sẵn có. Đến đầu thế kỷ 20 khoa học chế biến thức ăn chăn
nuôi mới hình thành mà phát triển một cách nhanh chóng cùng với sự phát triển không
ngừng của khoa học kỹ thuật. Mục tiêu của quá trình sản xuất là tạo ra những sản
phẩm có chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng cho vật nuôi mà thức ăn đơn không thể đáp
ứng được. Mặt khác mỗi loại vật nuôi trong từng giai đoạn phát triển sinh lý có những
nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, chính vì thế mà ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phải
tạo ra được nhiều sản phẩm phù hợp cho từng loại gia súc, phù hợp với từng thời kỳ
sinh lý của vật nuôi.
Phải nói rằng thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một tiến bộ kỹ thuật của ngành
chăn nuôi bởi chúng đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi giúp tăng
trưởng nhanh chóng, thức ăn được sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt hơn từ đó có thể

rút ngắn chu kỳ trong chăn nuôi, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi với qui mô lớn và
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là sản phẩm đã qua chế biến từ thức ăn, động
vật, vi sinh vật, hóa chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng để
đảm bảo hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Người ta thường phân
chia thức ăn công nghiệp thành 2 loại chính như sau
2.1.1.1. Thức ăn đậm đặc
Đây là thức ăn giàu đạm, có hàm lượng cao protein, khoáng, vitamin, axit
amin… nhằm bổ sung vào khẩu phần ăn cho phù hợp với từng loại vật nuôi qua từng
giai đoạn sinh trưởng. Quá trình sử dụng thức ăn đậm đặc thường được pha trộn với
thức ăn như bắp, tấm, cám hoặc các loại thức ăn tận dụng khác sẵn có tại địa phương
nên rất phù hợp với mô hình chăn nuôi bán công nghiệp ở nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên để sử dụng thức ăn đậm đặc một cách hiệu quả và hợp lý đòi hỏi
người chế biến thức ăn, đặc biệt người sử dụng thức ăn nắm rõ được một số ưu khuyết
điểm của thức ăn đậm đặc khi sử dụng thức ăn
2.1.1.2. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

11


Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp nhiều nguyên liệu đơn được phối hợp
chế theo công thức, đảm bảo chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho từng loại vật
nuôi qua từng giai đoạn tăng trưởng.
Khác với thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp dùng cho vật nuôi không cần pha
trộn với bất kỳ một loại thức ăn nào khác ngoài nước uống.
2.1.2 Đặc điểm ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm
mọi doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế khác nhau tự do kinh doanh, tự do cạnh
tranh một cách công bằng theo đúng pháp luật, vận hành theo quy chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước. Tuy nhiên mỗi ngành kinh tế khác nhau đều có những đặc trưng

khác nhau và đóng một vai trò, một vị trí khác nhau trong tổng thể nền kinh tế xã hội.
Đối với ngành chế biến thức ăn chăn nuôi chúng ta có thể nhìn nhận và khái quát
thông qua một số đặc điểm mang tính chất đặc trưng của ngành như sau:
- Sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại thức ăn
công nghiệp phục vụ cho ngành chăn nuôi và là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe vật nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất lượng dinh dưỡng của sản
phẩm chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.
- Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm quản lý
nhà nước đối với sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất, trong đó Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn và cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động của
ngành từ khâu phân cấp phép kinh doanh đến khâu quản lý chất lượng, phân phối và
tiêu thụ sản phẩm.
- Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành
chăn nuôi, nguồn nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ ngành sản xuất nông nghiệp,
ngành thủy sản, dược phẩm do vậy nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ các ngành sản xuất
khác nhau. Chính vì thế mà ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển gắn liền với
việc phát triển công nghiệp và kinh tế của các ngành sản xuất khác.
- Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất luôn
được các doanh nghiệp và Nhà nước thực hiện một cách đồng bộ trong mối quan hệ
tương hỗ. Đối với các doanh nghiệp quá trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các
công thức pha trộn và sản xuất thức ăn nhằm tạo ra các bí quyết riêng trong việc đổi
mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh
so với các đối thủ cùng ngành. Đối với Nhà nước quá trình nghiên cứu khoa học về
dinh dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi nhằm giúp các doanh nghiệp
trong nước bắt kịp xu hướng thế giới tiếp cận khoa học hiện đại. Đưa ra các giải pháp
khoa học phát triển chăn nuôi trong mối quan hệ phát triển bền vững. Với các ngành
12


khác nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả đảm bảo vệ sinh an

toàn thực phẩm, giảm bớt các di hại do ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gây nên. Từ
đó nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi phù hợp xu thế hội nhập và toàn
cầu hóa nền kinh tế.
2.1.3 Vai trò của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
Là một nước nông nghiệp (> 70% dân số sản xuất nông nghiệp) nước ta có
nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nguyên liệu phong phú, thời tiết khí hậu thuận lợi cho
phát triển ngành chăn nuôi. Xuất phát từ những thuận lợi trên Đảng và Nhà nước ta đã
khẳng định ngành chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng
phát triển và phù hợp điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, trong đó ngành chế
biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng thể hiện ở một số mặt sau:
Thứ nhất: sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tố quyết định hiệu quả sản
xuất chăn nuôi. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi chi phí thức ăn chiếm tỉ
trọng 65% - 70% giá thành sản phẩm và được xem là một nhân tố quyết định đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của ngành chăn nuôi. Ở một số nước
nông nghiệp phát triển ngành chăn nuôi được từng bước công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Thức ăn chính sử dụng cho vật nuôi là thức ăn công nghiệp chứa đựng đầy đủ
chất dinh dưỡng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Và một thực tế cho rằng trong
cùng một điều kiện nuôi tốt nhất, nếu tỉ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong ngành
chăn nuôi càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn bởi tốc độ tăng trọng vật nuôi nhanh
và thời gian chăn nuôi được rút ngắn.
Thứ hai: sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đó là
nhiệm vụ đòi hỏi ngành chăn nuôi không ngừng tăng gia sản xuất, nâng cao mức độ sử
dụng thức ăn công nghiệp trong sản xuất chăn nuôi. Như vậy ngoài nỗ lực của ngành
chăn nuôi, sự phát triển đột phá mang tích chất đồng bộ của ngành chế biến thức ăn
chăn nuôi là một đòi hỏi không thể thiếu trong mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp.
- Thứ ba: chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước với số lượng lớn. Ở nước ta hiện nay nhu cầu thức
ăn cần thiết cho ngành chăn nuôi khoảng 10 triệu tấn/năm, nhưng công suất của tất cả
các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi chỉ khoảng 5,5 triệu tấn/năm, phần còn lại do

các cơ sở sản xuất thủ công cung cấp hoặc tận dụng thức ăn có sẵn. Như vậy thị trường
tiềm năng thức ăn chăn nuôi công nghiệp là rất lớn và phát triển nhanh cùng với
phương pháp chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến. Điều đó cho thấy ngành chế
biến thức ăn chăn nuôi đang là ngành công nghiệp tiềm năng và có sức hút lớn đối với
13


các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đòi hỏi nhà nước phải có chính sách quản lý vĩ
mô phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và đồng bộ với tiến trình phát triển tổng
thể nền kinh tế quốc gia.
Thứ tư: sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng tới môi
trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Đi đôi với mục tiêu phát triển ngành chăn
nuôi trong tương lai, ngành công nghiệp chế biến thức ăn đóng vai trò quan trọng
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Ngoài ảnh hưởng
trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi còn là
nhân tố ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe
người sử dụng chăn nuôi. Chính vì thế đòi hỏi Nhà nước có chính sách hợp lý cho
công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. phải có cơ chế
quản lý vĩ mô phù hợp đảm bảo ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển một cách
bền vững phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Với vai trò vô cùng quan trọng như vậy ngành chế biến thức ăn chăn nuôi được
coi là một ngành mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Bên cạnh các chính sách
quản lý và phát triển thì việc quan tâm nâng cao sức khỏe cho công nhân ngành chế biến
thức ăn chăn nuôi là một việc không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, bởi đó là nhân tố
trực tiếp tác động tới quá trình sản xuất.

14


2.2 Quy trình công nghệ sản xuất


Nguyên liệu dạng hạt

Nguyên liệu dạng bột
Bụi, CTR

Bụi, CTR
Silô chứa

Hơi nhiệt

Silô chứa

Làm sạch

Bụi, tạp chất lẫn
Kim loại

Làm khô

Bụi, khí thải, hơi nhiệt

Nghiền, đập nhỏ

Bụi, mùi, nhiệt độ, tiếng ồn

Silô chứa

Hệ thống cân phối liệu


Máy trộn phối liệu

Máy tạo hạt

Tiếng ồn, nhiệt, mùi

Sấy khô

Hơi nóng, bụi

Bụi, mùi, tiếng ồn

SP rơi vãi,
bụi, mùi
SP rơi vãi,
bụi, mùi

Đóng gói
Hình 1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi
15

Sản phẩm dạng bột

Đóng gói

Tiêu thụ


- Thuyết minh dây chuyền sản xuất
Nhập nguyên liệu dự trữ: Để chuẩn bị cho quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

(TĂCN) được liên tục và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật, tất cả các loại
nguyên liệu khi mua về dạng hạt, dạng bột, loại đóng bao, ... đều được lấy mẫu kiểm
tra chặt chẽ tại khu vực lấy mẫu và phòng thí nghiệm nguyên vật liệu. Đối với nguyên
liệu không đảm bảo yêu cầu chất lượng Nhà máy sẽ không thu mua. Khi kiểm tra
nguyên liệu đảm bảo đủ yêu cầu chất lượng cho sản xuất, các nguyên vật liệu được
đưa vào bảo quản, dự trữ trong các bồn chứa (silo).
Khi đạt tiêu chuẩn về độ ẩm của chế độ bảo quản, nguyên liệu sẽ được chuyển
đến hầm nhập qua hệ thống băng tải và gầu tải đến các bồn chứa. Đối với nguyên liệu
dạng bao không chứa trong bồn silo được thì được chất cây theo đúng quy định về
chiều cao và khoảng cách. Đối với nguyên liệu lỏng (dầu, mỡ) thì được hệ thống bơm
chuyển đến các bồn chứa lưu trữ.
Quá trình phối chế nguyên liệu: Các loại nguyên liệu thô (ngô, sắn, đậu
tương...) được hệ thống băng tải chuyển đến máy nghiền để nghiền nhỏ nguyên liệu.
Sau khi nghiền nguyên liệu được các băng tải và gầu tải chuyển đến các bồn theo từng
loại riêng biệt. Khi các loại nguyên liệu được chuẩn bị sẵn sàng, thì quy trình cấp phối
sẽ được pha trộn theo một tỷ lệ thích ứng cho từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi
bằng hệ thống vít tải đến cân định lượng theo đúng tỷ lệ và quy trình cấp phối cho đến
khi hoàn thành thì tất cả các nguyên liệu được chuyển đến máy trộn để trộn đều tất cả
các nguyên liệu.
Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi có sử dụng nguyên liệu lỏng (dầu, mỡ) thì
nguyên liệu lỏng sẽ được bơm phun vào máy trộn theo đúng quy trình cấp phối của
từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Sau khi trộn xong sản phẩm sẽ được chuyển tới
các bồn chứa sản phẩm theo từng loại riêng biệt.
Đối với sản phẩm dạng bột sẽ được đóng gói có trọng lượng xác định: 5kg,
25kg, 50kg và được sắp xếp lên palet theo từng loại và từng trọng lượng thành từng
cây sau đó sắp xếp trong kho theo quy định.
Đối với sản phẩm dạng viên thì sau khi trộn sản phẩm sẽ được chuyển đến hệ
thống bồn chứa máy ép viên bằng vít tải và gầu tải sau khi có sản phẩm bột sẵn sàng
vít cấp liệu sẽ chuyển sản phẩm đến máy trộn nhão với hơi nóng làm cho cám chín và
mền sau đó đưa đến máy ép viên. Sau ép viên sản phẩm sẽ được làm nguội rồi chuyển

đến máy sàng phân loại để loại những viên không đạt yêu cầu. Sau phân loại sản phẩm
đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển đến bồn chứa và đóng gói tương tự như sản phẩm dạng
bột. Sản phẩm dạng viên không đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển đi ép lại
16


Quá trình nghiền, trộn phát sinh ra một lượng bụi, chính là bụi nguyên liệu.
Lượng bụi này sẽ được hút bằng quạt hút, qua ống dẫn rồi đưa vào thiết bị lọc bụi túi
để thu hồi bụi, lượng bụi trong quá trình nghiền này cũng chính là nguyên liệu dạng
bột nên sẽ được thu hồi và đưa lại dây chuyền sản xuất để đưa đi trộn.
Đóng bao và vận chuyển tới các cơ sở chăn nuôi: Thức ăn chăn nuôi sau khi
được phối chế theo công thức nhất định, được đóng bao ở dạng bột và viên trong các
loại bao bì có kích cỡ khác nhau hoặc để dưới dạng rời (để vận chuyển bằng silo) tùy
theo yêu cầu của khách hàng. Tất cả các loại nguyên liệu ở đầu vào đều được kiểm tra
chặt chẽ chất lượng, đặc biệt là về thành phần dinh dưỡng. Sản phẩm xuất xưởng cũng
được kiểm tra chất lượng như đối với nguyên liệu đầu vào để đảm bảo đúng chất
lượng theo các chỉ tiêu đã đăng ký. Sản phẩm sẽ được chuyển trực tiếp đến trại chăn
nuôi hoặc đại lý phân phối. Trại chăn nuôi và đại lý phân phối phải thực hiện đúng
cam kết với công ty về sắp xếp, lưu trữ và bảo quản theo tiêu chuẩn của Công ty đề ra.
2.3 Nhu cầu về nguyên nhiên liệu của quy trình sản xuất

a, Nhu cầu về nguyên liệu sản xuất
Bảng 2.3.1: Nguyên liệu phục vụ sản xuất
TT

Nguyên liệu

Đơn vị
tính


Khối lượng
Sử dụng

Dự trữ

Tổng

1

Khô đỗ tương

Tấn/nă
m

10110

6740

16850

2

Ngô sấy

Tấn/nă
m

11808

7872


19680

3

Sắn khô

Tấn/nă
m

17322

11548

28870

4

Khô dừa

Tấn/nă
m

3600

2400

6000

5


Gluten

Tấn/nă
m

4170

2780

6950

7

Cám gạo

Tấn/nă
m

7008

4672

11680

8

Bột xương thịt

Tấn/nă

m

1863

1863

9

Chất béo

Tấn/nă
m

1500

1500

17


TT

Đơn vị
tính

Nguyên liệu

Khối lượng
Sử dụng


Dự trữ

Tổng

10

Cám mì viên

Tấn/nă
m

7440

4960

12400

11

Cám gạo trích ly

Tấn/nă
m

4620

3080

7700


13

Đá vôi

Tấn/nă
m

500

500

14

Bột xương cá

Tấn/nă
m

500

500

Tấn/nă
m

400

400

- Mật rỉ

- Dầu cá
15

- Dầu đậu nành
- Dầu dừa
- Dầu cọ

18

LL 51% (Sulfate)

Tấn/nă
m

200

200

19

Muối

Tấn/nă
m

200

200

20


Chất khoáng

Tấn/nă
m

180

180

21

Bột sữa

Tấn/nă
m

150

150

22

DCP
23/16,
(AP85%)

Chn Tấn/nă
m


130

130

23

LS, F 38% (bột đá Tấn/nă
mịn)
m

130

130

24

Bột cá (66% protein)

Tấn/nă
m

100

100

25

LS, C 38% (bột đá Tấn/nă
thô)
m


100

100

26

L - lysine 78%

Tấn/nă
m

80

80

27

L - Threonine 78%

Tấn/nă

80

80

18


TT


Nguyên liệu

Đơn vị
tính

Khối lượng
Sử dụng

Dự trữ

Tổng

m
28

Mycocurb (chất chống Tấn/nă
mốc)
m

70

70

29

Choline
60%

Choloride Tấn/nă

m

70

70

30

Đường

Tấn/nă
m

50

50

31

Bao bì

Tấn/nă
m

300

300

Tổng cộng


19

Tấn/nă
m

116.733


b, Nhu cầu về nhiên liệu sản xuất
Bảng 2.3.2: Máy móc thiết bị sản xuất
Tên thiết bị

Nước

sản

Đặc tính

Số lượng

xuất
Máy ép

Hà Lan

Ép
thành phẩm

viên


1

Máy trộn

Việt Nam

Xay
thành phẩm

bột

2

Máy xay

Việt Nam

Xay nguyên

3

liệu
Cân xe

Việt Nam

Cân hàng

1


Máy vi tính

Việt Nam

Văn phòng

5

Máy sấy

Việt Nam

Sấy nguyên

1

liệu

Bảng 2.3.3: Nhiên liệu phục vụ sản xuất

20

Các loại nhiên liệu

Đơn vị

Số lượng

Điện


KW/năm

2.500.000

Nước cấp

m3/ngày

17

Gas

Tấn/năm

4

Than

Kg/ngày

3.200


2.4 Hiện trạng môi trường khu vực công ty cổ phần dinh dưỡng Haduco

+ Tiến hành đo 110 mẫu tại các vị trí sản xuất sản phẩm theo thường quy kỹ
thuật của viện YHLĐ và VSMT.
Bảng 2.4.1: Kết quả đo vi khí hậu môi trường lao động (n = 103)
TCCP
TCVN 3733-2002


Nhiệt
độ (oC)

Độ ẩm
(%)

≤ 32
Khu vực tháp cám cá: 15
mẫu

30,0

< 80
±

0,9
Khu vực đóng bao: 09

mẫu

29,8

±

mẫu

±

0,2


Khu vực lồng bao: 24

30,7

±

67,0 ±
11,7

31,6

±

67,0 ±
10,4

34,0
1,5

71,0 ±
1,0

1,1
Khu vực lò hơi: 40 mẫu

74,0 ±
3,4

31,6


Khu vực xưởng bảo trì:
13 mẫu
2,3

78,0 ±
1,9

2,0
Khu vực nạp liệu: 09 mẫu

Tốc độ gió
trung bình (m/s)

±

65,0 ±
2,9

0,5 – 1,5
0,46
0,85
0,69
0,85
0,32
0,72

Nhận xét: Nhiệt độ trung bình ở khu vực lò hơi cao nhất là 34,0 oC, ở khu vực
đóng bao thấp nhất là 29,8 oC. Độ ẩm ở khu vực đóng bao là cao nhất với 78,0% và
thất nhất là khu vực lò hơi 65,0%. Tốc độ gió trung bình ở khu vực đóng bao và

xưởng bảo trì là cao nhất với 0,85 m/s, thấp nhất ở khu vực lồng bao với 0,32 m/s.

Biểu đồ 2.4.1: Nhiệt độ tại các khu vực
Nhận xét:
Nhiệt độ trung bình không khí ở các vị trí đo dao động từ 29,8 – 34,00C.
Nhiệt độ cao nhất đo được là 34,0 0C tại khu vực lò hơi, cao hơn so với tiêu
chuẩn cho phép là 320C (TCCP theo TCVN 5508-1991). Khu vực có nhiệt độ thấp
nhất là khu vực đóng bao mẫu có nhiệt độ là 29,80C.

21


Biểu đồ 2.4.2: Độ ẩm tại các xưởng
Nhận xét: Độ ẩm của tất cả các khu vực trong nhà máy đều đảm bảo trong
tiêu chuẩn cho phép. Độ ẩm cao nhất đo được là 78% ở khu vực 1, là khu vực
tháp cám cá, thấp nhất là 65% ở khu vực 6, tương ứng với vị trí khu lò hơi.

Biểu đồ 2.4.3: Tốc độ gió trung bình tại các xưởng
Nhận xét: Tốc độ gió trung bình được duy trì ở mức thấp dao động từ từ 0,32
đến 0,85m/s và hầu hết các mẫu đo đều nằm thấp hơn TCCP. 2 khu vực có tốc độ gió
cao nhất là khu vực đóng bao và khu vực xưởng bảo trì.
- Các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi: ô
nhiễm không khí (mùi hôi, bụi từ quá trình chế biến, việc đốt nhiên liệu và phương
tiện giao thông), nước thải các loại, tiếng ồn nhiệt thừa, chất thải rắn.
2.4.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí


Mùi đặc trưng từ quá trình sản xuất
Mùi phát sinh từ nguyên liệu chưa chế biến nhưng lưu giữ không tốt. Quá trình
phát sinh mùi diễn ra rất nhanh do các enzim và các vi khuẩn trong bộ phận tiêu hóa

của cá nếu bảo quản và lưu trữ không tốt dễ bị phân hủy sinh ra NH 3, H2S.... gây nên
mùi hôi.
Trong quá trình chế biến sẽ có mùi phát sinh ở hầu hết các công đoạn, tuy nhiên
nguồn phát sinh mùi lớn nhất là từ hệ thống hấp, sấy khô. Ở các hệ thống này có sử
dụng một lượng lớn khí để tách ẩm trong nguyên liệu. Dòng khí thoát ra khỏi máy sấy
có nhiệt độ khoảng 95oC sẽ mang theo hơi nước và những mùi đặc trưng. Tham khảo
một số tài liệu cho nồng độ khí trong dây chuyền chế biến là tương đối cao ví dụ như
H2S: 2000 ppm, NH3: 1000ppm do đó mùi khí thải không thể tránh khỏi mặc dù có hệ
thống xử lý mùi.



Bụi phát sinh từ quá trình sản xuất
Bụi phát sinh chủ yếu công đoạn nghiền, vận chuyển, vỏ bao, đóng
gói,....Thành phần bụi là thức ăn dạng bột,theo một số tài liệu cho thấy một mẫu bụi
thu từ quá trình vận chuyển thức ăn khô dạng bột bằng khí nén có d b = 5 mm chiếm
0,6%, db < 10 mm chiếm 1,4%, db > 10mm chiếm hầu hết thành phần bụi.
+ Kết quả đo ánh sáng - bụi
Tiến hành đo ánh sáng bụi ở tất cả 6 khu vực khảo sát trong nhà máy.
22


Bảng 2.4.2: Kết quả đo ánh sáng môi trường lao động
Vị trí đo TCVN 3733

Ánh sáng 150 – 300 Lux

KV 1

552


KV 2

150

KV 3

265

KV 4

524

KV 5

212

KV 6

492

Nhận xét: Kết quả đo độ chiếu sáng cho thấy ở các khu vực làm việc cường độ
ánh sáng dao động từ 150 đến 552Lux . So với tiêu chuẩn cho phép (TCVN: 3733 2002) độ chiếu sáng ở các vị trí làm việc hầu hết đều nằm trên tiêu chuẩn cho phép.
Khu vực có độ chiếu sáng thấp nhất là khu vực đóng bao với độ chiếu sáng là 150Lux.
Khu vực có cường độ ánh sáng cao nhất là khu vực tháp cám cá có độ chiếu sáng
552Lux.

Biểu đồ 2.4.4: Kết quả đo bụi toàn phần môi trường lao động
Nhận xét: Về bụi, nhìn chung tại hầu hết các vị trí đo: nồng độ bụi toàn phần
đều thấp hơn nồng độ tối đa cho phép (theo Quyết định3733/2002/QĐ - BYT ngày

10/10/2002 của Bộ Y tế).


Khí thải phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu cho lò hơi
Hoạt động sản xuất của nhà máy có sử dụng nhiên liệu dầu FO để cấp cho lò
hơi. Với công suất 2 tấn/h, lượng dầu tiêu thụ khoảng 30l/h. Khi đốt cháy sẽ phát sinh
ra các khí nhà kính như: CO, CO2, SO2, NO2, hơi nước,..gây ô nhiễm môi trường
không khí.
+ Kết quả đo hơi khí độc
Bảng 2.4.3: Kết quả đo hơi khí độc môi trường lao động
Vị trí đo

23

CO

NH3

SO2

NO2

(≤ 20mg/m3)

(≤ 17mg/m3)

(≤ 5 mg/m3 )

(≤ 5mg/m3)


KV 1

0,83

0,34

0,093

0,038

KV 2

1,05

0,21

0,091

0,037


KV 3

0,69

0,23

0,090

0,034


KV 4

0,68

0,12

0,088

0,036

KV 5

0,64

0,15

0,083

0,035

KV 6

1,32

0,09

0,123

0,043


Nhận xét:
Nồng khí CO đo tại các vị trí đều thấp hơn nồng độ tối đa cho phép (theo Quyết
định 3733/2002/ QĐ - BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế). Nồng độ CO đo được thấp
nhất ở khu vực lồng bao là 0,64mg/m 3, cao nhất ở khu vực lò hơi với chỉ số trung bình
đo được là 1,32mg/m3.
Nồng độ khí SO2 đo được ở các vị trí đều thấp hơn nhiều so với TCCP (5
mg/m3). Cao nhất đo được là 0,123mg/m3 ở các mẫu đo nằm ở tất cả các khu vực phân
xưởng.
Nồng độ khí NO2 và NH3 đo được ở các vị trí đều thấp hơn nhiều so với TCCP
(5 mg/m3). Nồng độ cao nhất đo được là 0,012mg/m3.


Khí thải từ các phương tiện vận chuyển
Ngoài các nguồn khí thải đã được đề cập ở trên thì còn phát sinh khí thải từ các
phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm,...Các phương tiện vận tải với
nhiên liêu tiêu thụ chủ yếu là xăng dầu diezel sẽ thải ra ngoài môi 1 lượng lớn các khí
thải như: CO2, NOx, SOx, bụi,.. nguồn ô nhiễm này phân bố rải rác và khó thế kiểm
soát được.
Các chất ô nhiễm không khí có thể tác động lên sức khỏe cộng đồng trong vùng
chịu ảnh hưởng từ các nguồn thải từ nhà máy đặc biệt là những đối tượng chịu tác
động ở gần những khu vực gây ô nhiễm.
2.4.2 Nguồn gây ô nhiễm nước
Hoạt động sản xuất của nhà máy thải ra 1 lượng thải rất ít và hầu như không có
nên nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt.Nước thải sinh hoạt từ nhà bếp, nhà ăn, từ
khu sinh hoạt chung, nhà vệ sinh trong khu vực sản xuất có thể gây ô nhễm bởi các
chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan có thể chứa các vi trùng.
Bảng 2.4.4: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Tiêu chuẩn cho phép
Chất ô nhiễm


Nồng độ (mg/l)

TCVN 5945-1995
A

24

B


BOD5

100 – 120

20

50

COD

120 -140

50

100

SS

200 – 220


50

100

Dầu mỡ

40 – 120

Coliform
(MPN/100ml)

100000

1
5000

10000

Nguồn: Công ty cổ phần dinh dưỡng Haduco
Từ bảng trên ta thấy nước thải này vượt quá tiêu chuẩn quy định so với nguồn
tiếp nhận loại B, vì vậy cần phải xử lý trước khi thải ra cống chung của khu công
nghiệp.
2.4.3 Tiếng ồn và độ rung
Trong dây chuyền sản xuất có những máy gây tiếng ồn và rung lớn như các
máy nghiền, sàng, phối trộn và cả máy phát điện dự phòng

25



×