SỞ GDĐT LÂM ĐỒNG
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ SỐ 1
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài. 50 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố. H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27;
S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.
Câu 1. Hợp chất X có công thức cấu tạo. CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat.
B. metyl propionat.
C. metyl axetat.
D. propyl axetat.
Câu 2. Cho các este. CH3COOC6H5 (1); CH3COOCH=CH2 (2); CH2=CHCOOCH3 (3);
HCOOCH2CH=CH2 (4); CH3COOCH2C6H5 (5). Những este bị thủy phân không tạo ra ancol là
A. 1, 2, 5.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 2, 4, 5.
D. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 3. Cacbohiđrat (Gluxit, Saccarit) là
A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
B. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.
C. hợp chất tạp chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
D. hợp chất chứa nhiều nhóm –OH và nhóm cacboxyl.
Câu 4. Glucozơ có thể tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với H 2 (Ni, to). Qua hai phản ứng
này chứng tỏ glucozơ
A. chỉ thể hiện tính khử.
B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá.
D. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
Câu 5. Số công thức cấu tạo của amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 7.
Câu 6. Axit nào sau đây thuộc loại aminoaxit?
A. Axit axetic.
B. Axit ađipic.
C. Axit glutamic.
D. Axit stearic.
Câu 7. Cho các chất sau NH3 (1), anilin (2), metyl amin (3), đimetyl amin (4). Thứ tự tăng dần lực
bazơ là
A. 4, 3, 1, 2.
B. 4, 3, 2, 1.
C. 2, 1, 3, 4.
D. 3, 4, 1, 2.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Alanin không có phản ứng với dung dịch Br2.
B. Dung dịch anilin có phản ứng với dung dịch HBr.
C. Có thể phân biệt metylamin và glyxin bằng quỳ tím.
D. Metylamin không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 9. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3.
B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 10. Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với H 2O (khi có mặt chất xúc tác trong điều
kiện thích hợp) là
A. saccarozơ, etylaxetat, glucozơ.
B. xenlulozơ, lòng trắng trứng, metylfomat.
C. glyxylalanin, fructozơ, triolein.
D. tinh bột, tristearin, valin.
Câu 11. Chỉ dùng Cu(OH)2/NaOH ở điều kiện thường có thể phân biệt được tất cả các dung dịch
riêng biệt
A. glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
B. lòng trắng trứng, glucozơ, glixerol.
C. saccarozơ, glixerol, ancol etylic.
D. glucozơ, lòng trắng trứng, ancol etylic.
Câu 12. Cho các ion kim loại. Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.
B. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.
D. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
1
Câu 13. Cho lần lượt các kim loại. Be; Na, K, Ba, Fe, Al, Cr vào nước. Số phản ứng xảy ra là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 14. Cho dãy các chất. NaOH, Fe(OH) 2, Cr2O3, Al2O3, CrO3, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong
dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 15. Cho nguyên tử Crom (Z = 24), số electron lớp ngoài cùng của crom là
A. 4.
B. 5.
C. 1.
D. 2.
Câu 16. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau. Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và
Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị
phá huỷ trước là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 17. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng
A. boxit.
B. đolomit.
C. manhetit.
D. criolit.
Câu 18. Các kim loại nhóm IIA được điều chế bằng cách
A. điện phân nóng chảy muối clorua của chúng.
B. điện phân dung dịch muối clorua của chúng.
C. khử oxit của chúng bằng khí CO ở nhiệt độ cao.
D. nhiệt phân muối cacbonat của chúng.
Câu 19. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H 2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và FeSO4.
B. MgSO4.
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.
Câu 20. Hỗn hợp X chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp X vào dung dịch Y
chỉ chứa một chất tan và khuấy kĩ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và
còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp X. Dung dịch Y chứa chất
A. FeSO4.
B. AgNO3.
C. Fe2(SO4)3.
D. Cu(NO3)2.
Câu 21. Thực hiện các thí nghiệm sau. (a) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch
Al(NO3)3. (b) Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3. (c) Cho từ từ đến
dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH. (d) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ba(AlO2)2.
(e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch KAlO2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 22. Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại
A. Fe.
B. Cu.
C. Na.
D. Zn.
Câu 23. Hòa tan nhôm vào dung dịch NaOH, chất bị khử trong phản ứng là
A. NaOH.
B. H2.
C. Al.
D. H2O.
Câu 24. Một oxit của sắt khi hòa tan vào dung dịch H 2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X làm mất
màu dung dịch thuốc tím và hòa tan được Cu. Công thức oxit là
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeO2.
D. FeO.
Câu 25. Hòa tan hoàn toàn Fe 3O4 trong H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X
lần lượt phản ứng với các chất. Cu, Ag, dung dịch KMnO 4, Na2CO3, AgNO3, KNO3. Số chất tham
gia phản ứng với dung dịch X là
A. 6.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 26. Thêm dung dịch brom lần lượt vào 4 mẫu thử chứa các dung dịch. fructozơ, saccarozơ,
glucozơ, hồ tinh bột. Dung dịch có khả năng làm mất màu dung dịch brom là
A. fructozơ.
B. glucozơ.
C. saccarozơ.
D. hồ tinh bột.
Câu 27. Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép người ta gắn vào phần thân tàu (dưới nước) những lá Zn. Khi
xảy ra ăn mòn điện hoá thì
2
A. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá.
B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
D. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá.
Câu 28. Tiến hành các thí nghiệm sau.
(1) Cho Zn vào dung dịch Fe(NO3)2;
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4;
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột FeO nóng.
Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (3) và (4).
C. (2), (3) và (4).
D. (2), (3) và (4).
Câu 29. Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?
A. Phèn chua.
B. Thạch cao.
C. Vôi sống.
D. Muối ăn.
Câu 30. Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ
thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là
A. 0,11.
B. 0,13.
C. 0,10.
D. 0,12.
Câu 31. Xà phòng hóa hoàn toàn 12,50 gam hỗn hợp hai este đơn chức thu được 13,70 gam hỗn
hợp hai muối của 2 axit là đồng đẳng kế tiếp và 4,80 gam một ancol. Công thức của hai este đó là
A. CH3COOC2H5 và C2H5COOC2H5.
B. HCOOCH3 và CH3COOCH3.
C. CH3COOCH3 và C2H5COOCH3.
D. HCOOC2H5 và CH3COOC2H5.
Câu 32. Thuỷ phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ (C 12H22O11), rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được
tác dụng với AgNO3/NH3 (dư, đun nóng) thu được m gam bạc. Giá trị của m là
A. 43,2.
B. 21,6.
C. 10,8.
D. 32,4.
Câu 33. Muối X có CTPT là CH6O3N2. Đun nóng X với NaOH thu được 1,12 lít khí Y (Y là hợp
chất chứa C, H, N và có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Khối lượng muối thu được là
A. 4,1 gam.
B. 4,25 gam.
C. 3,4 gam.
D. 4,15 gam.
Câu 34. Cho 7,28 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 2M và KNO 3 1M, sau phản
ứng thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Dung dịch X hòa tan được tối đa
bao nhiêu gam Cu?
A. 0,64.
B. 1,28.
C. 1,92.
D. 1,20.
Câu 35. Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị
của m là
A. 32,50.
B. 48,75.
C. 29,25.
D. 20,80.
Câu 36. Ngâm một lá Mg kim loại trong dung dịch Cu(NO 3)2, sau một thời gian người ta nhận thấy
khối lượng của lá kim loại đó tăng 1 gam so với ban đầu. Khối lượng của Cu kim loại đã bám lên bề
mặt của lá kim loại đó là (giả thiết rằng toàn bộ Cu bị đẩy ra khỏi muối đã bám hết vào lá Mg kim
loại)
A. 1,20 gam.
B. 1,60 gam.
C. 2,40 gam.
D. 1,28 gam.
Câu 37. Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl 3 và 0,2 mol HCl đến khi
phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên
là
A. 0,25.
B. 0,45.
C. 0,05.
D. 0,35.
3
Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn 48 gam hỗn hợp các kim loại gồm Mg, Al, Zn, Cu trong oxi dư thu
được 60,8 gam chất rắn. Cũng cho 48 gam hỗn hợp các kim loại này vào dung dịch H 2SO4 đặc,
nguội, dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,2 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất,
đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 5,4%.
B. 11,25%.
C. 10,8%.
D. 18,75%.
Câu 39. Hỗn hợp X gồm 3 peptit với tỉ lệ số mol là 1 . 2 . 1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam X thu
được chỉ thu được 13,5 gam glixin và 7,12 gam alanin. Giá trị của m là
A. 16,30.
B. 17,38.
C. 18,46.
D. 19,18.
Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm C xHyCOOH, CxHyCOOCH3 và CH3OH thu
được 2,688 lít CO2 và 1,8 gam H2O. Mặt khác, 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức CxHyCOOH là
A. C2H3COOH.
B. C2H5COOH.
C. C3H5COOH.
D. CH3COOH.
..........................Hết...................................
4
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT – ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1
Câu 1. Hợp chất X có công thức cấu tạo. CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là.
A. etyl axetat.
B. metyl propionat.
C. metyl axetat.
D. propyl axetat.
Đáp án. Chọn B
Câu 2. Cho các este. CH3COOC6H5 (1); CH3COOCH=CH2 (2); CH2=CHCOOCH3 (3);
HCOOCH2CH=CH2 (4); CH3COOCH2C6H5 (5). Những este bị thủy phân không tạo ra ancol là
A. 1, 2, 5.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 2, 4, 5.
D. 1, 2.
Hướng dẫn. (1) tạo 2 muối; (2) andehit;
Đáp án. Chọn D.
Câu 3. Cacbohiđrat (Gluxit, Saccarit) là
A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
B. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.
C. hợp chất tạp chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
D. hợp chất chứa nhiều nhóm –OH và nhóm cacboxyl.
Đáp án. C.
Câu 4. Glucozơ có thể tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với H 2 (Ni, to). Qua hai phản ứng
này chứng tỏ glucozơ
A. chỉ thể hiện tính khử.
B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá.
D. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
Hướng dẫn. thể hiện tính khử khi phản ứng với AgNO 3/NH3 và tính oxi hoá khi phản ứng với H 2
(Ni, to).
Đáp án. C
Câu 5. Số công thức cấu tạo của amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 7.
Hướng dẫn. Viết đồng phân bậc 1.
Đáp án. 4.
Câu 6. Axit nào sau đây thuộc loại aminoaxit?
A. Axit axetic.
B. Axit ađipic.
Đáp án. C
C. Axit glutamic.
D. Axit stearic.
Câu 7. Cho các chất sau NH3 (1), anilin (2), metyl amin (3), đimetyl amin (4). Thứ tự tăng dần lực
bazơ là
A. 4, 3, 1, 2.
B. 4, 3, 2, 1.
C. 2, 1, 3, 4.
D. 3, 4, 1, 2.
Hướng dẫn. Gốc metyl làm tăng lực bazơ so với NH3; gốc phenyl làm giảm lực bazơ so với NH3.
Đáp án. C.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Alanin không có phản ứng với dung dịch Br2. B. Dung dịch anilin có phản ứng với dung
dịch HBr.
C. Có thể phân biệt metylamin và glyxin bằng quỳ tím. D. Metylamin không làm đổi màu quỳ
tím.
Hướng dẫn. Metylamin làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh.
Đáp án. D.
Câu 9. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3.
B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
Đáp án. A.
Câu 10. Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với H 2O (khi có mặt chất xúc tác trong điều
kiện thích hợp) là
5
A. saccarozơ, etylaxetat, glucozơ.
C. glyxylalanin, fructozơ, triolein.
B. xenlulozơ, lòng trắng trứng, metylfomat.
D. tinh bột, tristearin, valin.
Hướng dẫn. Xenlulozơ là polisacarit; lòng trắng trứng là protein; metylfomat là este nên đều bị
thuỷ phân.
Đáp án. B.
Câu 11. Chỉ dùng Cu(OH)2/NaOH ở điều kiện thường có thể phân biệt được tất cả các dung dịch
riêng biệt
A. glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
B. lòng trắng trứng, glucozơ, glixerol.
C. saccarozơ, glixerol, ancol etylic.
D. glucozơ, lòng trắng trứng, ancol etylic.
Hướng dẫn. glucozơ tạo dung dịch xanh lam, lòng trắng trứng tạo hợp chất màu tím, ancol etylic
không có hiện tượng.
Đáp án. D.
Câu 12. Cho các ion kim loại. Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
A. Pb2+, Sn2+, Fe2+, Ni2+, Zn2+.
B. Pb2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Zn2+.
2+
2+
2+
2+
2+
C. Zn , Fe , Ni , Sn , Pb .
D. Sn2+, Ni2+, Zn2+, Pb2+, Fe2+.
Hướng dẫn. Theo dãy điện hoá.
Đáp án. B.
Câu 13. Cho lần lượt các kim loại. Be; Na, K, Ba, Fe, Al, Cr vào nước. Số phản ứng xảy ra là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn. Na, K, Ba.
Đáp án. A.
Câu 14. Cho dãy các chất. NaOH, Fe(OH) 2, Cr2O3, Al2O3, CrO3, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong
dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Hướng dẫn. Cr2O3, Al2O3, Al(OH)3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính.
Đáp án. C.
Câu 15. Cho nguyên tử Crom (Z = 24), số electron nguyên tử lớp ngoài cùng của crom là
A. 4.
B. 5.
C. 1.
D. 2.
Hướng dẫn. Cấu hình electron nguyên tử của crom [Ar]3d54s1.
Đáp án. C.
Câu 16. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau. Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn;
Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá
huỷ trước là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn. Fe có tính khử yếu hơn Zn nên Zn bị ăn mòn trước.
Đáp án. D.
Câu 17. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng
A. boxit.
B. đolomit.
C. manhetit.
D. criolit.
Hướng dẫn. Boxit.
Đáp án. A.
6
Câu 18. Các kim loại nhóm IIA được điều chế bằng cách
A. điện phân nóng chảy muối clorua của chúng.
B. điện phân dung dịch muối clorua của chúng.
C. khử oxit của chúng bằng khí CO ở nhiệt độ cao.
D. nhiệt phân muối cacbonat của chúng.
Hướng dẫn. kim loại nhóm IIA có tính khử mạnh nên được điều chế bằng cách điện phân nóng
chảy muối clorua của chúng.
Đáp án. A.
Câu 19. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H 2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và FeSO4.
B. MgSO4.
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.
Hướng dẫn. Mg và Fe vào dung dịch axit H 2SO4 đặc, nóng tạo MgSO4 và Fe2(SO4)3 nhưng do Fe
còn dư khử hết Fe2(SO4)3 thành FeSO4.
Đáp án. A.
Câu 20. Hỗn hợp X chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp X vào dung dịch Y chỉ
chứa một chất tan và khuấy kĩ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn
lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp X. Dung dịch Y chứa chất nào sau đây ?
A. FeSO4.
B. AgNO3.
C. Fe2(SO4)3.
D. Cu(NO3)2.
Hướng dẫn. Fe, Cu phản ứng Fe2(SO4)3 thành CuSO4 và FeSO4 còn Ag không phản ứng.
Đáp án. C.
Câu 21. Thực hiện các thí nghiệm sau. (a) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch
Al(NO3)3. (b) Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3. (c) Cho từ từ đến
dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH. (d) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ba(AlO2)2.
(e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch KAlO2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Hướng dẫn. (a) tạo kết tủa Al(OH)3 không tan trong NH3; (b) tạo BaSO4; (c) tạo Al(OH)3 không tan
trong AlCl3 dư; tạo kết tủa Al(OH)3 không tan trong CO2 dư; (e) tạo Al(OH)3 tan trong HCl dư.
Đáp án. D.
Câu 22. Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại nào sau đây ?
A. Fe.
B. Cu.
C. Na.
D. Zn.
Hướng dẫn. H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại yếu.
Đáp án. B.
Câu 23.
Hòa tan nhôm vào dung dịch NaOH, chất bị khử trong phản ứng là
A. NaOH.
B. H2.
C. Al.
D. H2O.
Hướng dẫn. H2O là chất oxi hoá.
Đáp án. D.
Câu 24. Một oxit của sắt khi hòa tan vào dung dịch H 2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X làm mất
màu dung dịch thuốc tím và hòa tan được Cu. Công thức oxit là
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeO2.
D. FeO.
Hướng dẫn. Oxit phản ứng H2SO4 loãng, dư tạo 2 loại muối Fe 2(SO4)3 hoà tan được Cu, FeSO4
trong H2SO4 dư phản ứng với dung dịch KMnO4.
7
Đáp án. B.
Câu 25. Hòa tan hoàn toàn Fe 3O4 trong H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X
lần lượt phản ứng với các chất. Cu, Ag, dung dịch KMnO 4, Na2CO3, AgNO3, KNO3. Số trường hợp
có phản ứng xảy ra với dung dịch X là
A. 6.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn. dung dịch X chứa Fe2(SO4)3, FeSO4 và H2SO4 dư không phản ứng được với Ag.
Đáp án. B.
Câu 26 .Thêm dung dịch brom lần lượt vào 4 mẫu thử chứa các dung dịch. fructozơ, saccarozơ,
glucozơ, hồ tinh bột. Mẫu thử có khả năng làm mất màu dung dịch brom là dung dịch chứa
A. fructozơ.
B. glucozơ.
C. saccarozơ.
D. hồ tinh bột.
Hướng dẫn. Glucozơ có nhóm chức andehit nên có phản ứng.
Đáp án. B.
Câu 27. Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép người ta gắn vào phần thân tàu (dưới nước) những lá Zn khi
xảy ra ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá.
B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
D. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá.
Đáp án. C.
Câu 28. Tiến hành các thí nghiệm sau.
(1) Cho Zn vào dung dịch Fe(NO3)2;
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4;
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột FeO nóng.
Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (3) và (4).
C. (2), (3) và (4).
D. (2), (3) và (4).
Hướng dẫn. Fe khử Fe2(SO4)3 thành FeSO4.
Đáp án. B.
Câu 29. Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?
A. Phèn chua.
B. Thạch cao.
C. Vôi sống.
D. Muối ăn.
Hướng dẫn. Ca(OH)2 phản ứng với axit trong đất chua.
Đáp án. C.
Câu 30. Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH) 2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị
hình bên
A. 0,11.
B. 0,13.
(số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là
C. 0,10.
D. 0,12.
Hướng dẫn. nCa(OH)2 = 0,15; nKOH = 0,3; x = 0,1
Đáp án. C.
Câu 31. Xà phòng hóa hoàn toàn 12,50 gam hỗn hợp hai este đơn chức thu được 13,70 gam hỗn
hợp hai muối của 2 axit là đồng đẳng kế tiếp và 4,80 gam một ancol. Công thức của hai este đó là
A. CH3COOC2H5 và C2H5COOC2H5.
B. HCOOCH3 và CH3COOCH3.
C. CH3COOCH3 và C2H5COOCH3.
D. HCOOC2H5 và CH3COOC2H5.
Hướng dẫn. nNaOH = neste = nmuối = nancol = (13,7 + 4,8 – 12,5)/40 = 0,15
Mmuối = R + 67 = 13,7/0,15 = 91,3 => R = 24 (R là gốc trung bình 2 muối).
8
CT muối 1. CH3COONa; muối 2. C2H5COONa.
Mancol = R’ + 17 = 4,8/0,15 = 32 => R’ là CH3Đáp án. C.
Câu 32. Thuỷ phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ (C 12H22O11), rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được
tác dụng với AgNO3/NH3 (dư, đun nóng) thu được m gam bạc. Giá trị của m là
A. 43,2.
B. 21,6.
C. 10,8.
D. 32,4.
Hướng dẫn. C12H22O11 → 2C6H12O6 → 4Ag => nAg = 4nsaccarozơ = 4.34,2/342 = 0,4.
mAg = 108.04 = 43,2.
Đáp án. A.
Câu 33. Muối X có CTPT là CH6O3N2. Đun nóng X với NaOH thu được 1,12 lít khí Y (Y là hợp
chất chứa C, H, N và có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Khối lượng muối thu được là
A. 4,1 gam.
B. 4,25 gam.
C. 3,4 gam.
D. 4,15 gam.
Hướng dẫn. Y là CH3NH2 (hợp chất chứa C, H, N và có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm).
X là CH3NH3NO3.
CH3NH3NO3 + NaOH → CH3NH2 + NaNO3
mmuối = 85.1,12/22.4 = 4,25.
Đáp án. B.
Đáp án.
A.
Câu 34. Cho 7,28 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 2M và KNO 3 1M, sau phản
ứng thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Dung dịch X hòa tan được tối đa
bao nhiêu gam Cu?
A. 0,64.
B. 1,28.
C. 1,92.
D. 1,20.
Hướng dẫn. nH+ = 0,4; nNO3- = 0,2; nFe = 0,13
Fe → Fe2+ +
2e
Cu → Cu2+ + 2e
0,13
0,26
x
NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
2x
0,4
0,3
Bảo toàn e => x = 0,02 => mCu = 1,28g
Đáp án. B.
Câu 35. Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị
của m là
A. 32,50.
B. 48,75.
C. 29,25.
D. 20,80.
Hướng dẫn. TH1. Chỉ xảy ra phản ứng Zn + 2Fe3+ → Zn2+ + 2Fe2+ nếu Fe3+ hết => ∆m = 7,8
0,12
=> Xảy ra thêm phản ứng.
0,24
0,24
Zn + Fe2+ → Zn2+ + Fe
x
x
dung dịch tăng = 7,8 + 65x – 56x = 9,6 => x = 0,2
m = 65(0,12 + 0,2) = 20,8g
Đáp án. D.
Câu 36. Ngâm một lá Mg kim loại trong dung dịch Cu(NO 3)2, sau một thời gian người ta nhận thấy
khối lượng của lá kim loại đó tăng 1 gam so với ban đầu. Khối lượng của Cu kim loại đã bám lên bề
mặt của lá kim loại đó là (giả thiết rằng toàn bộ Cu bị đẩy ra khỏi muối đã bám hết vào lá Mg kim
loại)
9
A. 1,20 gam.
B. 1,60 gam.
C. 2,40 gam.
D. 1,28 gam.
Hướng dẫn. 64x – 24x = 1 => x = 0,025 => mCu = 64.0,025 = 1,6g
Đáp án. B.
Câu 37. Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl 3 và 0,2 mol HCl đến khi
phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên
là
A. 0,25.
B. 0,45.
C. 0,05.
D. 0,35.
Hướng dẫn. nNaOH = nHCl + 3nkết tủa = 0,8
Đáp án. A.
=> V = 0,25
Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn 48 gam hỗn hợp các kim loại gồm Mg, Al, Zn, Cu trong oxi dư thu
được 60,8 gam chất rắn. Cũng cho 48 gam hỗn hợp các kim loại này vào dung dịch H 2SO4 đặc,
nguội, dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,2 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất,
đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 5,4%.
B. 11,25%.
C. 10,8%.
D. 18,75%.
Hướng dẫn.
Thí nghiệm với oxi. dùng ĐLBTKL tìm mo = 12,8g → no = 0,8mol
Dùng ĐLBT e có 2.nM + 3.nAl = 2.no=1,6 mol (1)
Thí nghiệm với H2SO4 đặc nguội Al không phản ứng nên áp dụng ĐLBT e lúc này có . 2.n M
= 2.nSO2
→ nM = nSO2 = 0,5(2)
Từ (1) và (2) có nAl = 0,2
Đáp án. B
Câu 39. Hỗn hợp X gồm 3 peptit với tỉ lệ số mol là 1. 2 . 1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam X thu
được chỉ thu được 13,5 gam glyxin và 7,12 gam alanin. Giá trị của m là
A. 16,30 gam.
B. 17,38 gam.
C. 18,46 gam.
D. 19,18 gam.
Hướng dẫn. nglyxin = 0,18; nalanin = 0,08 => nglyxin . nalanin = 9 . 4 (13 đơn vị)
nX = 4x = 4.(0,18 + 0,08)/13 = 0,08 mol
mX = 57.0,18 + 71.0,08 + 18.0,08 = 17,38g
Đáp án. B.
Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm C xHyCOOH, CxHyCOOCH3 và CH3OH thu
được 2,688 lít CO2 và 1,8 gam H2O. Mặt khác, 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức CxHyCOOH là
A. C2H3COOH
B. C2H5COOH
C. C3H5COOH
D. CH3COOH
Hướng dẫn. naxit + neste = nNaOH = 0,03
neste + nancol = ancol sau pu = 0,03 => naxit = nancol
Đặt CT axit và ancol là CT của este và nước
neste sau = 0,03
số C = nCO2 . neste = 4 => x = 2 => loại C và D.
nH2O < nCO2 => gốc axit chưa no.
10
11