Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình nhúng nhựa đến các tính chất cơ lý của vải lưới polyeste dệt xoắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
***************************

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH
NHÚNG NHỰA ĐẾN CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA
VẢI LƯỚI POLYESTE DỆT XOẮN

NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY
Mã số:

NGUYỄN HẢI THANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS LÊ HỮU CHIẾN


Luận văn cao học

1

Khóa 2006 -2008

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong luận văn này
đều do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Thị Hồng Khanh tại
Phòng thí nghiệm Vật liệu dệt, Phòng thí nghiệm Hóa dệt thuộc khoa công nghệ
Dệt May & Thời Trang, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, không có sự sao
chép từ các luận văn khác. Tác giả xin hoàn toàn chịu tránh nhiệm trước pháp
luật về nội dung, hình ảnh cũng như các bảng biểu được trình bày trong luận văn.


Người thực hiện

Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

2

Khóa 2006 -2008

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Vải địa kỹ thuật
Hình 1.2. Lưới địa kỹ thuật Tensar
Hình 2.1. Máy ngấm ép SDL D394A và máy sấy SDL D398..
Hình 2.2. Máy khuấy từ và cân điện tử
Hình 2.3. Máy kéo đứt vạn năng Tensilon.
Hình 2.4. M àn hình nhập và xử lý số liệu
Hình 3.1. Màn hình hiển thị nhập số liệu vào phần mềm.
Hình 3.2. Phương trình hồi quy về độ bền đứt của vải được tính toán trên phần
mềm.
Hình 3.3. Phương trình hồi quy về độ giãn đứt của vải được tính toán trên phần
mềm.
Hình 3.4. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ và lực ép tới độ bền đứt
mẫu vải.
Hình 3.5. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ và lực ép tới độ giãn đứt
mẫu vải.
Hình 3.6. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của nồng độ và lực ép tới độ giãn đứt

mẫu vải.
Hình 3.7. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của thời gian và lực ép tới độ giãn đứt
mẫu vải.
Hình 3.8. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ tới độ giãn đứt
mẫu vải.
Hình 3.9. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian tới độ giãn đứt
mẫu vải.
Hình 3.10. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của nồng độ và thời gian tới độ giãn
đứt mẫu vải.
Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

3

Khóa 2006 -2008

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : So sánh số trung bình và phần trọng lượng c1
Bảng 2.1. Bảng số liệu thiết kế mô hình thí nghiệm Box-Wilson.
Bảng 2.2. Bảng số liệu tính toán phương trình hồi quy.
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá độ bền kéo đứt của các mẫu vải thí nghiệm.
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá độ giãn đứt của các mẫu vải thí nghiệm.

Nguyễn Hải Thanh


4


Luận văn cao học

Khóa 2006 -2008

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………….1
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ………………………………. 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU …………………………………………....3
MỤC LỤC …………………………………………………………………... 4
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………..6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Tình hình sử dụng vải kỹ thuật trên thế giới…………………………….. 9
1.2 Ứng dụng của vải kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng

…………………..9

1.3 Vật liệu sử dụng cho vải dệt sử dụng làm cốt pha mềm ……………….. 13
1.3.1 Cấu tạo hóa học xơ sợi polyeste………………………………………13
1.3.2 Cấu trúc của xơ polyeste ……………………………………………..15
1.3.3 Các tính chất cơ bản của xơ polyeste ……………………………… . 17
1.3.3.1

Tính chất cơ lý ……………………………………………………17

1.3.3.2

Tính chất hóa học …………………………………………………20

1.4 Hóa chất sử dụng để nhúng nhựa cho vải lưới ………………………….21

1.4.1 Lịch sử phát triển của nhựa polyeste không no……………………….21
1.4.2 Nhựa polyeste không no ……………………………………………..23
1.4.2.1

Cấu trúc của nhựa polyeste không no……………………………. 24

1.4.2.2

Cơ chế hình thành liên kết ngan trong nhựa polyeste không no … 29

1.4.2.3

Quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của nhựa polyeste không no …35

1.5 Kết luận chương I ………………………………………….……….. 39
CHƯƠNG II : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu ………………………………………………….. 40
Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

5

Khóa 2006 -2008

2.2 Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………… 40
2.2.1 Vải thí nghiệm ………………………………………………………. 41
2.2.2 Hóa chất thí nghiệm ………………………………………………… 41
2.3 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………. 42

2.3.1 Phương pháp thực nghiệm xử lý nhúng nhựa cho vải dệt lưới ……….42
2.3.1.1 Thiết bị thí nghiệm…………………………………………………. 42
2.3.1.2 Quá trình thí nghiệm ………………………………………………. 43
2.3.2 Xác định sự thay đổi một số tính chất cơ lý của vải lưới sau nhúng nhựa
2.3.3 Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm ……………………………..46
2.3.3.1 Giới thiệu mô hình hóa thực nghiệm ………………………………46
2.3.3.2 Thiết kế thí nghiệm theo phương pháp quy hoạch tổ hợp quay trung tâm
2.3.3.3 Xử lý kết quả thí nghiệm ……………………………………………51
2.3.3.4 Phần mềm Design-Expert ………………………………………….. 59
2.4 Kết luận chương II ………………………………………………………61
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1

Các kết quả thực nghiệm …………………………………………..

62

3.3.1 Kết quả đánh giá các tính chất cơ lý của vải lưới nhúng nhựa…….. 62
3.3.1.1 Kết quả đánh giá độ bền kéo đứt………………………………………. 62
3.3.1.2 Kết quả đánh giá độ giãn đứt…………………………………………… 63
3.2

Bàn luận kết quả thực nghiệm ……………………………………………64

3.3

Kết luận ……………………………………………………………. 74

Kết luận chung…………………………………………………………….. 75
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO …………………………………... ..75

Tài liệu tham khảo …………………………………………………………..76

Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

6

Khóa 2006 -2008

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà các thành tựu khoa học và
công nghệ đều xuất hiện một cách hết sức mau lẹ và cũng được đổi mới một các
vô cùng nhanh chóng. Và thường những thành tựu khoa học và công nghệ này,
đạt được khi các nhà khoa học theo đuổi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, ngành dệt
may nói chung hay vật liệu dệt không chỉ mang những chức năng truyền thống là
giữ ấm và bảo vệ con người nữa, mà còn có những ứng dụng cao hơn trong kỹ
thuật. Vật liệu dệt đã được ứng dụng vào các ngành xây công nghiệp khác nhau
như làm cốt nền cho vật liệu compozit, làm lưới cốt tăng bền cho cao su, làm vải
bạt phủ,… Bên cạnh đó vật liệu dệt cũng được ứng dụng trong ngành xây dựng
để làm cốt nền cho các công trình xây dựng nhằm mục đích chống trôi, trượt và
định hình các nguyên vật liệu. Hiện nay, trên thế giới đang phát triển một ứng
dụng nữa của vải dệt nhằm mục đích làm cốt pha mền cho bê tông sử dụng cho
các hình dạng, kết cấu đặc biệt. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa được sử dụng tại
Việt nam.
Để sản xuất được ở trong nước, phải tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường
cũng như tình trạng thiết bị mà chúng ta có. Đề tài này nêu lên vấn đề nghiên
cứu công nghệ xử lý nhúng nhựa cho vải. Trong điều kiện thiết bị sẵn có tại các

nhà máy dệt của Việt Nam, đề tài sẽ chỉ ra công nghệ xử lý phù hợp để có thể
sản xuất vải lưới nhúng nhựa tại Việt Nam.
Đề tài được phân bổ theo các phần như sau:
Chương I: Tổng quan
- Giới thiệu chung về nhu cầu sử dụng vải lưới nhúng nhựa.

Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

7

Khóa 2006 -2008

- Tìm hiểu vật liệu sử dụng cho vải lưới nhúng nhựa như cấu tạo, cấu trúc, các
tính chất của vật liệu.
- Tìm hiểu hóa chất sử dụng cho vải lưới nhúng nhựa: cấu tạo, các tính chất, cơ
chế dóng rắn của nhựa.
Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu ở đây là mẫu vải lưới dệt xoắn được sản xuất tại công ty
Dệt Minh Khai.
- Nội dung nghiên cứu: Tiến hành xử lý nhúng nhựa cho vải, bằng các thiết bị
như máy ngấm ép, máy sấy tại phòng thí nghiệm hoá dệt Trường đại học Bách
Khoa Hà Nội, trên thực tế các máy sản xuất này rất sẵn có trong các nhà máy ở
Việt Nam. Quá trình thí nghiệm với các mẫu vải được tiến hành ở các nhiệt độ
và thời gian xử lý khác nhau, với các mức ép và nồng độ khác nhau. Kiểm tra độ
bền cơ lý của vải tại phòng thí nghiệm Vật liệu Dệt trường đại học Bách Khoa
Hà nội.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thực nghiệm. Tiến hành thí nghiệm

theo đúng các tiêu chuẩn. Xây dựng mối quan hệ giữa nồng độ chất khởi đầu,
mức ép, nhiệt độ, và thời gian sấy với các tính chất cơ lý của vải sau khi đã
nhúng nhựa.
Chương III: Kết quả và bàn luận
- Đánh giá độ bền và độ giãn của vải qua các mẫu vải được xử lý theo các yếu tố
công nghệ như thời gian, nhiệt độ, nồng độ chất khởi đầu và mức ép khác nhau.
- Xây dựng mối liên hệ giữa các yếu tố công nghệ và các tính chất cơ lý của vải.
- Lựa chọn được các thông số công nghệ tối ưu khi xử lý nhúng nhựa cho vải để
vải đạt được độ bề cao nhất, cũng như độ giãn nhỏ nhất.

Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

8

Khóa 2006 -2008

Luận văn được nghiên cứu và thực hiện tại phòng thí nghiệm hoá dệt, và
phòng thí nghiệm vật liệu dệt khoa Công nghệ Dệt – May & Thời trang Đại học
Bách Khoa Hà Nội, Công ty Dệt Minh Khai. Trong thời gian nghiên cứu và thực
hiện đề tài này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn quý báu và sự chỉ bảo tận
tình của PGS. Lê Hữu Chiến, sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ trong phòng thí
nghiệm Hoá Dệt, ban giám đốc và nhân viên công ty Dệt Minh Khai. Tác giả xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

Nguyễn Hải Thanh



Luận văn cao học

9

Khóa 2006 -2008

Chương I:
TỔNG QUAN
1.1 Tình hình sử dụng vải kỹ thuật trên thế giới
Ngày nay, nhu cầu sử dụng vải kỹ thuật trên thế giới ngày càng cao, không
những tăng sản lượng của từng loại mà còn tăng cả về chủng loại và lĩnh vực sử
dụng của chúng.
Sản lượng vật liệu dệt kỹ thuật hiện đã chiếm trên 30% sản lượng vật liệu dệt
sử dụng trên toàn thế giới. Theo thống kê cho thấy, tại Bắc Mỹ vào năm 2000 đã
tiêu thụ một sản lượng sản phẩm dệt kỹ thuật vào khoảng 17 tỉ USD, chiếm tới
30% tổng sản lượng sản phẩm dệt được tiêu thụ tại thị trường Bắc Mỹ. Tiêu thụ
sản phẩm dệt kỹ thuật trên thế giới vào năm 2000 là 24.948 triệu pound với giá
trị khoảng 60.270 triệu đô. Tiêu thụ vải kỹ thuật của Mỹ trong giai đoạn từ năm
1996 đến năm 2000 tăng hàng năm khoảng 3,5%, và đầu tư của Mỹ trong lĩnh
vực sản xuất vải kỹ thuật vào năm 2000 là 925,8 triệu USD tăng hàng năm
khoảng 0,4%.
1.2 Ứng dụng của vải kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng
Trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu dệt được sử dụng trong rất nhiều công đoạn
như: làm vật liệu cách nhiệt, vật liệu cách âm (trong xây dựng nhà cửa), vật liệu
tăng độ ổn định móng của nền nhà và nền đường… Mới đây vật liệu dệt còn
được áp dụng làm cốt pha mềm cho bê tông xây dựng đối với các bê tông có
hình dạng đặc biệt.
Các loại sản phẩm vật liệu dệt được ứng dụng trong lĩnh vực xây dụng rất đa
dạng, tuy nhiên trên thị trường hiện nay chúng xuất hiện dưới các hình thức:
Nguyễn Hải Thanh



Luận văn cao học

10

Khóa 2006 -2008

a.Vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ, được chế
tạo bằng một hoặc hai của các hợp chất chính: Polyester; polypropylene;
polyamide. Tùy theo hợp chất và cách cấu tạo, mỗi loại vải địa kỹ thuật có
những đặc tính cơ lý hóa như sức chịu kéo, độ dãn, độ thấm nước, môi trường
thích nghi,.v.v...khác nhau.

Hình 1.1: Vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật được chia làm ba nhóm chính dự theo cấu tạo sợi: Dệt, không
dệt và vải địa phức hợp.
Vải địa kỹ thuật được sử dụng trong các lĩnh vực:
Trong giao thông: Sử dụng vải địa kỹ thuật có thể làm tăng độ bền, tính ổn
định cho các tuyến đường đi qua những khu vực có nền đất yếu như đất sét mềm,
bùn, than bùn...
Trong thủy lợi: che chắn bề mặt vách bờ bằng các ống vải địa kỹ thuật độn
cát nhằm giảm nhẹ tác động thủy lực của dòng chảy lên bờ sông.
Trong xây dựng: Gia cố nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật, các dạng cọc
nhồi, bấc thấm ứng dụng trong nền móng...
b. Lưới địa kỹ thuật
Lưới địa kỹ thuật được sản xuất đầu tiên năm 1978 tại Anh, bởi công ty
Netlon. Tiếp sau đó nó được sản xuất tại công ty Stabilenka của Hà Lan. Từ năm
Nguyễn Hải Thanh



Luận văn cao học

11

Khóa 2006 -2008

1980, vài trăm triệu mét vuông lưới địa kỹ thuật Tensar đã được sử dụng thành
công trong rất nhiều công trình khác nhau trong những điều kiện làm việc và khí
hậu đa dạng.
Lưới địa kỹ thuật được làm bằng chất polypropylene, polyester hay bọc bằng
polyetylen-teretalat (PET) với phương pháp ép và dãn dọc. Vật liệu dùng làm
lưới địa kỹ thuật có sức chịu kéo đứt rất lớn.
Đặc điểm chính
Cường độ chịu kéo cao; biến dạng nhỏ: 11% ở tải trọng tối đa. Thích hợp với
hầu hết các loại đất đá. Thi công dễ dàng, không cần đến máy móc.
Tính cài chặt với vật liệu chung quanh, tạo nên một lớp móng vững chắc, nhất là
chống lại sự trượt của đất đắp dùng làm đê đập, tường chắn đất.

Hình 1.2: Lưới địa kỹ thuật Tensar
Ứng dụng
* Tường chắn trọng lực: Lưới được trải nằm ngang, liên kết với các tấm hoặc các
khối ốp mặt ngoài nhằm chống lại các lực cắt của khối sụt trượt tiềm năng, và có
thể xây các tường chắn cao tới 17 m với mái dốc đến 90o.
* Mái dốc: Lưới được trải thành từng lớp nằm ngang trong thân mái dốc để tăng
khả năng ổn định, khống chế sụt trượt. Mặt ngoài của mái dốc có thể được neo
Nguyễn Hải Thanh



Luận văn cao học

12

Khóa 2006 -2008

bằng chính lưới địa kỹ thuật hoặc chắn bằng các bao tải đất hoặc thảm thực vật
nhân tạo chống xói mòn bề mặt. Mái dốc xây dựng theo phương pháp này có thể
đạt tới độ cao 50 m.
* Đường dẫn đầu cầu: Giống như tường chắn trọng lực, lưới được trải thành từng
lớp ngang, neo giữa các tấm ốp mái ở hai mái đường dẫn đầu cầu, vừa tăng khả
năng chịu tải đồng thời tiết kiệm không gian hai bên đường dẫn.
* Liên kết cọc: Sau khi đóng cọc móng, lưới được trải trên các cọc, tạo ra một
giàn đỡ truyền tải trọng từ các công trình bên trên tới tất cả các cọc một cách
hiệu quả, đồng thời giúp tiết kiệm được số lượng cọc sử dụng.
* Tạo lưới đỡ trên nền có nhiều hốc trống: Lưới được sử dụng phủ nền có nhiều
hốc trống, phần nền đá vôi, phần nền có nhiều vật liệu khối lổn nhổn... hạn chế
sụt lỗ rỗng, bảo vệ các lớp lót như màng chống thấm (ô chôn lấp rác, hồ chứa
trên núi đá đồi, vùng mỏ, v.v.)
* Tăng ma sát trên mái dốc: Nhằm tăng ma sát của vật liệu đắp trên mái dốc có
trải các lớp màng chống thấm trơn hoặc vật liệu địa kỹ thuật khác.
c. Cốt pha mềm
Đây là dạng ứng dụng mới của vải dệt trong lĩnh vực xây dựng.
Cốt pha được là các tấm phẳng dùng để giữ cố định bê tông trong quá trình đổ
khuôn cột, móng trong xây dựng. Cốt pha thường được làm bằng gỗ hoặc nhựa.
Tuy nhiên với kết cấu dạng tấm, loại cốt pha này không thể sử dụng trong các
dạng kết cấu đặc biệt (dạng cong, uốn khúc). Để giải quyết vấn đề này, các nhà
nghiên cứu đã ứng dụng vật liệu dệt vào trong xây dựng, tạo ra dạng cốt pha
mềm cố thể sử dụng cho các kết cấu đặc biệt.
Sản phẩm này mới được đưa ra tại Tây Âu và đã được các nhà xây dựng nhiệt

tình ủng hộ. Với mức tiêu thụ khoảng 1 triệu mét một năm tại Pháp (số liệu do
công ty I.D.Lys cung cấp). Đây là một vật liệu đặc biệt và việc ứng dụng của
Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

13

Khóa 2006 -2008

chúng đem lại rất nhiều lợi ích trong xây dựng. Không những chúng cho phép có
thể tạo ra các loại bê tông có hình dạng khác nhau mà các loại cốt pha cứng
không thể làm được, mà chúng còn giúp tăng độ bền và các tính chất cơ lý khác
của bê tông.
Yêu cầu đối với vải dệt sử dụng làm cốt pha mềm
Hiện nay, vải nhúng nhựa dùng làm cốt pha mềm là một sản phẩm mới được
sản xuất và tiêu thụ tại Tây Âu, nhất là Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Liên bang
Đức. Để có thể làm cốt pha cho bê tông, vải dệt cần có các yêu cầu sau:
- Có khả năng ngăn chặn các loại vật liệu xây dựng dễ bị rơi ra trong quá
trình thi công như: sỏi, đá…
- Có độ bền cơ lý cao, biến dạng nhỏ.
- Có độ bền cao với các điều kiện thi công như: nước, hóa chất, nhiệt độ…
- Dễ dàng trong thi công.
- Giá thành sản phẩm hợp lý.
1.3 Vật liệu sử dụng cho vải dệt sử dụng làm cốt pha mềm
Vật liệu dệt rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên để đáp ứng được các yêu cầu
cho vải dệt làm cốt pha mềm các nhà sản xuất thường sử dụng vật liệu là :
Polyester; polypropylene; polyamide. Trong đó, vải polyester tốt hơn vải
polypropylene, còn vải polyamide ở giữa hai loại vải trên.

1.3.1 Cấu tạo hóa học của xơ sợi polyeste
Xơ polyeste được chế tạo từ những nguyên liệu ban đầu nhận được trong
quá trình trưng cất dầu mỏ hoặc chế biến than đá như: Xilen, dimetyl, benzen [
C6H4(CH3)2] hoặc benzen toluen (C6H5CH3).
Hai hợp chất hết sức cơ bản để tổng hợp nên polyeste là dimetyl –
terephtalat (CH3- COO- R – COO – CH3) và ethylenglycol (HO- CH2-CH2-OH).
Nguyễn Hải Thanh


14

Luận văn cao học

Khóa 2006 -2008

Từ hai hợp chất ban đàu này người ta tiến hành trùng ngưng để tạo ra polyeste
trong môi trường chân không ở điều kiện nhiệt độ cao và có mặt chất xúc tác.
Xơ polyeste sử dụng trong ngành dệt được cấu tạo từ các đại phân tử có
các mắt xích cơ bản như sau:
O

C

C

O

O

O


H2
C

H2
C

O

n

Trên cơ sở công thức cấu tạo người ta đưa ra mô hình cấu trúc phân tử
polyeste.Trong phòng thí nghiệm xơ polyete được điều chế theo phản ứng tạo
este giữa một phân tử axit hữu cơ (HOOCRCOOH) và một phân tử rượu có hai
nhóm chức (-OH) là etylen glycol (HOCH2CH2OH). Phản ứng este hóa xảy ra
như sau:
HOOCRCOOH + HOCH2CH2OH → HOOCRCOOCH2CH2OH +H2O
Tiếp theo sẽ sảy ra phản ứng trùng ngưng:
n HOOCRCOOCH2CH2OH

(- OCRCOOCH2CH2O - )n + nH2O

Trong công nghiệp, để tổng hợp nên nhựa polyeste có thể sử dụng một
trong hai phản ứng sau đây:
-

Trùng ngưng giữa axit terephtalic và etylen diaxetat

-


Trùng ngưng giữa dimetyl terephtalat và ethylen glycol.

Do axit terephtalic thu được sau phản ứng oxy hóa paraxylen rất khó phân
ly với các đồng phân là các sản phẩm phụ sau phản ứng nên phản ứng thưa nhất
ít được áp dụng. Người ta cho sản phẩm oxy hóa tác dụng với metanol rồi tách
khởi sản phẩm phụ bằng cách chưng cất và kết tinh lại.
Trong sản xuất cong nghiệp phản ứng thứ 2 được áp dụng phổ biến vì dễ
điều chế hơn, nguyên liệu đầu vào sạch hơn, chất lượng xơ cao hơn. Để thực
hiện phản ứng, dimetyl terephtalat được trộn với ethylen glycol rồi gia nhiệt ở
Nguyễn Hải Thanh


15

Luận văn cao học

Khóa 2006 -2008

150oC – 210oC, có chất xúc tác là kẽm bo rat để tạo thành hợp chất trung gian là
este dietyl glycol terephtalat. Sau đó tiếp tục gia nhiệt đến 280o C dưới áp suất
thấp(0,1 mm Hg) để thực hiện phản ứng trùng ngưng tạo đại phân tử polyeste:
150oC – 210oC
RCOO(CH3)2 + 2HOCH2CH2OH

R(COOCH2CH2OH)2 +2CH3OH

Phản ứng trùng ngưng trong nồi áp thấp (0,1 mm Hg) ở nhiệt độ 280o C:
280OC
nR(COOCH2CH2OH)2


(-OCRCOOCH2CH2O-)n + nHOCH2CH2OH

R trong các công thức hóa học và các phương trình phản ứng ở trên là gốc
phenyl: - C6H4Nhựa polyeste tạo thành sau phản ứng được ép ra khỏi nồi thành tấm, để
nguội nghiền thành hạt, rửa sạch những phần tử không dự phản ứng rồi chuyển
di kéo sợi.
1.3.2 Cấu trúc của xơ polyeste
a. Cấu trúc vi mô
Mạch đại phân tử polyeste chứa hia loại nhóm mạch là:
- Nhóm đoạn mạch thẳng:

- COOCH2CH2OOC –

- Nhóm đoạn mạch vòng (vòng benzen) : - C6H6 –
Nhóm có đoạn mạch thẳng mềm mại ở nhiệt độ thường và tương tác với
các mạch bên cạnh băng lực tương tác Vandecvan. Nhóm có đoạn mạch vòng
benzen làm cho phân tử polyeste cứng hơn, hạn chế sự biến dạng của các vùng
không chật tự. Lực liên kết tĩnh điện giữa các vòng benzen của các mạch phân tử
cạnh nhau yếu hơn liên kết ngang hydro trong mạch phân tử polyamit.
Đầu tiên, polyeste được thí nghiệm chế tạo từ các rượu cacbon bão hòa
mạch thẳng ethylen glycol và axit succinic (gọi là aω- glycol). Một số hợp chất
Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

16

Khóa 2006 -2008


polyeste mạch thẳng thuộc loại này được tạo ra nhưng không thích hợp để sử
dụng kéo sợi, làm xơ dệt vì nhiệt độ nóng chảy thấp. Chỉ khi vòng benzen được
Whinfied và Dickson đưa vào mạch chính của polyeste (năm 1941) thì polyeste
mới đạt các yêu cầu để kéo sợi như hiện nay.
Xơ polyeste có khối lượng riêng bằng 1,38g/cm3 và nhiệt độ thủy tinh hóa
là 80 – 90oC.
Qua nghiên cứu vi cấu trúc người ta đưa ra mô hình cấu trúc mạng tinh thể
của xơ polyeste. Các mắt lưới tinh thể trên mô hình được xác định là vùng đoạn
mạch có cacbon bão hòa mạch thẳng. Kích thước vùng đoạn mạch này xác định
độ lớn vùng tinh thể của xơ. Tỉ lệ khối lượng giữa vùng tinh thể này so với tổng
khối lượng xơ nghiên cứu được gọi là tỉ lệ tinh thể của mẫu. Việc nghiên cứu cấu
trúc vitinh thể của xơ PET được phát triển theo trình tự thời gian như sau:
Theo Statton (Anh) thì mô hình xơ polyeste giống như xơ tổng hợp nói
chung và có cấu trúc dạng thớ, mô tả như sau: các phân tử tạo ra các hạt dài gọi
là vi thớ, các vi thớ được tạo thành bởi các vùng tinh thể và các vùng vô định
hình nằm xen kẽ nhau. Khoảng cách giữa hai vùng vô định hình được gọi là độ
dài chu kỳ. Độ dài này đo được nhờ kỹ thuật nhiễu xạ tia X góc hẹp và bằng
khoảng 15 nanomet đối với xơ PET.
Theo mô hình của Peterlin thì phần tinh thể được tạo thành từ các đại
phân tử gấp khúc. Một số lớn phân tử làm nhiệm vụ liên kết (gọi là phân tử liên
kết). Tổng số phân tử liên kết chiếm khoảng 30% toàn bộ cấu trúc xơ. Chúng tạo
thành liên kết giữa các vùng tinh thể bên trong vi thớ và giữa các vi thớ được gọi
là liên kết vi thớ và liên kết giữa các vi thớ.
Prevosek( Tiệp khắc) nhất trí với mô hình cấu trúc vi tinh thể xơ PET do
Ststton và Pêtrlin đưa ra và bổ sung thêm: trong xơ tổng hợp có hai loại vùng vô
định hình. Loại thứ nhất tồn tại giữa các vùng tinh thể và bên trong một vi thớ.
Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học


17

Khóa 2006 -2008

Loại thứ hai tồn tại giữa các vi thớ và giữa các đại thớ gọi là vùng vô định hình
có định hướng.
Hiện nay, cấu trúc vi mô trong xơ PET được thống nhất như sau: Các đại
phân tử nằm sát nhau thành nững bó phân tử. Những phần có mật độ cao tâoj
thành các vi thớ. Trong vi thớ có những vùng kết tinh và những vùng vô định
hình liên kết các vùng kết tinh trong vi thớ. Nhiều đại thớ kết hợp với nhau tạo
thành xơ. Một đại phân tử có thể nằm vắt từ vi thớ này sang vi thớ khác hoặc từ
đại thớ này sang đại thớ khác. Phần nằm giữa các đại thớ cạnh nhau gọi là vùng
vô định hình giữa các đại thớ.
b. Cấu trúc vĩ mô:
Mỗi xơ PET được tạo thành từ hiều xơ nhỏ nằm sát nhau. Xơ dệt thương mại do
24 – 72 xơ thành phần hợp thành. Quan sát mặt cắt ngang và cắt dọc thấy xơ
PET có đạng trụ tròn, bề mặt trơn. Đường kính xơ khá đều đặn dọc theo chiều
dài xơ. Giữa các xơ độc lập có khoảng trống, tạo điều kiện cho việc hút ẩm, nhả
ẩm của xơ. Nhờ cấu trúc bó mà đặc tính biến dạng uốn, độ bền kéo của xơ được
tăng cường.
1.3.3 Các tính chất cơ bản của xơ polyeste
1.3.3.1 Tính chất cơ lý
Các tính chất cơ – lý của xơ polyeste có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
sử dụng.
Khối lượng riêng của xơ không lớn, trung bình là 1,38 g/cm3 nên thường
được sử dụng để sản xuất cá loại vải nhẹ, mỏng. Tuy nhiên, độ bề cơ học của xơ
rất cao, đứng vào hàng đầu các loại xơ tổng hợp. Khi khô, độ bền đứt cảu xơ đạt
tới 50 – 55 CN/Tex và đặc biệt là khi ướt xơ giảm bền không đáng kể. Sở dĩ xơ
polyeste có độ bền cao như vậy vì đó là xơ duy nhất mà trong mạch đại phân tử

Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

18

Khóa 2006 -2008

có nhân thơm (nhân benzen). Các vòng thơm có dư thừa hóa trị (nối đôi) – chưa
bão hòa hóa trị, nên khi kéo sợi và kéo giãn các nhân thơm nằm ở những khoảng
cách nhất định trong mạch đại phân tử của xơ có điều kiện để sắp xếp song song
với nhau, tiếp cận sát nhau sinh ra lực tương tác rất mạnh, hình thành các miền
tinh thể (tỉ lệ tinh thể của polyeste có thể lên đến 70%).
Do trong mạch đại phân tử chứa nhân thơm, khi kéo giãn chúng nằm song
song và tiếp cận sát nhau; do các vòng benzen và mạch ngắn lặp lại chia tách các
mạch phân tử, đồng thời các mạch phân tử kết bó với nhau, tỉ lệ miền vi tinh thể
rất cao trong polyeste, mạch phân tử được kéo giãn hoàn toàn và khá cứng.
Cũng do những đặc điểm trên mà sợi filament polyeste có mô dun dàn hồi
rất cao, các thành phần biến dạng biến mất sau khi bỏ tải trọng rất lớn. Modun
đàn hồi của polyeste cao nhất trong các xơ tổng hợp, gấp 3 lần so với xơ
polyamid. Vì modun đàn hồi lớn, khả năng biến dạng cao nên polyeste rất ổn
định về kích thước, vải dệt từ polyeste ít bị co khi sử dụng; khả năng chống nhàu
và khả năng duy trì hình dạng rất tốt. Các tính chất này của xơ còn được cải thiện
tốt hơn nhờ quá trình định hình nhiệt.
Sản phẩm được dệt từ sợi polyeste có thể giữ được hình dáng sau khi gia
nhiệt là do những đoạn mạch có nhân thơm kết bó chặt chẽ với nhau có thể xem
như những liên kết ngang giữa các mạch có khả năng chống lại biến dạng. Trong
mạch phân tử polyeste lại không chứa các nhóm có cực, hàm ẩm cự thấp nên khi
biến dạng sẽ không hình thành các liên kết mới. Bên cạnh đó, nó là xơ nhiệt dẻo

nên ở nhiệt độ cao lực tương tác giữa các mạch bị yếu đi nên dễ phục hồi biến
dạng.
Có thể nói sự có mặt của các vòng benzen trong mạch phân tử polyeste là
yếu tố hết sức quan trọng đối với việc hình thành tính chất xơ. Cũng bởi có các
vòng benzen và mạch ngắn lặp lại, tạo tỉ lệ tinh thể cao mà ngoài những tính chất
Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

19

Khóa 2006 -2008

trên thì độ giãn đứt và độ mềm dẻo của xơ không tốt lắm, nhỏ hơn polyamid, độ
giãn đứt chỉ vào khoảng 18% - 25%.
Dù polyeste ít khả năng kéo giãn hơn polyamid song sợi filament nếu
không được định hình sẽ bị co lại bởi sự hồi phục khi chịu tác động của nhiệt
khô hoặc nhiệt ẩm. Đây là hậu quả của sự hồi phục sức căng đã tích tụ trên
filament trong quá trình gia công. Chúng có thể tạo ra những rắc rối với các búp
sợi và thay đổi kích thước không đều trên vải. Trong không khí, ở nhiệt độ
100oC sợi filament co khoảng 3%, ở nhiệt độ 150oC co 10% còn trong nước sôi
100oC độ co của sợi filament là 6%, cao hơn trong không khí nóng. Xơ polyeste
cắt ngắn, vì đã được định hình nhiệt khi sản xuất nên độ co của nó trong nước sôi
ít hơn, dưới 1% nhưng trong không khí khô ở 150oC độ co có thể lên tới 2%.
Độ bền ma sát (mài mòn) của xơ polyeste tốt, tốt hơn nhiều loại xơ khác
kể cá xơ thiên nhiên lãn xơ hóa học do mạch phân tử kết bó chặt, tỉ lệ tinh thể
cao và chỉ thua kém so với xơ polyamid. Trong thành phần hóa học của xơ thiếu
các nhóm chức có khả năng tạo liên kết hydro (không chứa các nhóm có cực),
cấu trúc của xơ rất chặt chẽ (tỉ lệ vùng vi tinh thể trong xơ lớn) nên hàm ẩm của

xơ thấp, khả năng hút ẩm rất kém. Ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt đô= 20± 2oC, độ
ẩm = 65 ± 2%, thời gian ≥ 24 giờ) độ ẩm của xơ chỉ đạt khoảng 0,4%. Vì độ ẩm
của xơ thấp nên đây là loại xơ kỵ nước. Ngay cả ở nhiệt độ trên mức Tg độ thấm
nước của xơ vẫn là tối thiểu. Trong môi trường nước (kể cả nước nóng) xơ
không bị trương nở. Vì lý do này mà các loại chất bẩn ở dạng lỏng chỉ có thể tiếp
cận ở mặt ngoài, khó có thể thâm nhập sâu vào trong cấu trúc của vải giúp cho
các mặt hàng từ polyeste dễ giặt sạch. Độ ẩm của xơ quá thấp còn ảnh hưởng
đến tính cách điện và tích điện của xơ. Xơ cách điện tốt vì độ ẩm không đủ để
tạo được môi trường dẫn điện, và đây cũng là lý do làm cho xơ tích điện tĩnh rất
mạnh khi bị ma sát.
Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

20

Khóa 2006 -2008

Từ quá trình tổng hợp, sản xuất và thành phần cấu tạo nên polyeste là xơ
nhiệt dẻo. Tuy nhiên, khả năng chịu nhiệt của xơ rất tốt. Đây là một trong những
xơ có độ bền nhiệt cao nhất trong các loại xơ dệt vì trong mạch có nhân thơm. Ở
nhiệt độ cao trong khoảng thời gian kéo dài polyeste không giảm bền, chỉ giảm
bền ở nhiệt độ lớn hơn 150oC. Đốt nóng liên tục trong không khí ở nhiệt
độ150oC thì sau 1 tháng polyeste bị mất màu nhẹ và còn lại 85% độ bền ban đầu,
sau 6 tháng còn lại 55%. Ở nhiệt độ 180oC polyeste chỉ còn 50% độ bền so với ở
nhiệt độ thường. Ở nhiệt độ 235oC polyeste mất độ định hướng và chuyển sang
trạng thái mềm. Ở nhiệt độ lớn hơn 265oC polyeste bị nhiệt hủy. Vì vậy, tất cả
các mặt hàng từ polyeste chỉ có thể là ủi ở nhiệt độ dưới 200oC, định hình ở nhiệt
độ 190 – 200oC.

Polyeste chịu đụng rất tốt trước tác dụng của ánh sáng. Sau quá trình xử lý
1000 giờ liên tục ở 150oC polyeste chỉ giảm bền 50% so với ban đầu trong khi cá
sợi dệt khác thường bị mất hoàn toàn độ bền chỉ trong 200 – 300 giờ. Điều này
một phần là kết quả của bản chất kỵ nước của nó. Khả năng phản xạ ánh sáng
của polyeste từ mờ đến óng tùy thuộc vào cấu trúc mặt cắt ngang của xơ và
những chất thêm vào nhằm thay đổi độ mờ. Polyeste cũng rất bền với tác dụng
của các tia tử ngoại.
Polyeste được tổng hợp từ những nguyên liệu ban đầu nhận được trong
quá trình trưng cất dầu mỏ hoặc chế biến than đá như: xilen, dimetyl benzen
[C6H4(CH3)2] hoặc benzen toluen (C6H5CH3); thành phần của polyeste không
chứa tinh bột, không chứa chất protein, độ ẩm rất thấp nên không phải môi
trường hoạt động của nấm mốc và các vi sinh vật vì vậy polyeste rất bền với tác
dụng của chúng.
1.3.3.2 Tính chất hóa học

Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

21

Khóa 2006 -2008

Polyeste có độ bền hóa học cao. Dưới tác dụng của các dung dịch axit
loãng polyeste rất bền. Nó chỉ bị phá hủy trong môi trường axit sunfuric (H2SO4)
đậm đặc, có nồng độ lớn hơn 85% và trong môi trường axit nitric (HNO3) đậm
đặc. Polyeste cũng bền với các dung dịch kiềm loãng. Trong công nghiệp dệt,
polyeste không bị thủy phân bởi dung dịch xút có nồng độ nhỏ hơn 20% ở nhiệt
độ thường. Với dung dịch kiềm đậm đặc, đặc biệt ở nhiệt độ cao thì mối liên kết

este trong xơ bị thủy phân làm cho xơ giảm bền. Người ta lợi dụng tính chất này
để lầm bóng vải pha PET/Cotton và xử lý giảm trọng các mặt hàng vải polyeste
trong công nghệ hoàn tất.
Polyeste bền trong rất nhiều dung môi hữu cơ thông thường. Tuy nhiên
trong một số dung môi khác như: phenol và một số hỗn hợp của phenol; oclophenol, tricresol, nitro benzen, rượu benzilic, khi đun nóng polyeste sẽ bị hòa
tan. Dưới tác dụng của các chất oxy hóa và chất khử, polyeste tương đối bền
vững.
1.4 Hóa chất sử dụng để nhúng nhựa cho vải lưới
1.4.1 Lịch sử phát triển của nhựa polyeste không no
Berzelius đã chế tạo ra nhựa polyeste đầu tiên từ axit tactaric và glyxerin
vào năm 1847. Lozezo tìm ra nhựa polyetylen suxinat năm 1863, khi đun nóng
etylenglycol với axit suxinic:
[ - O – CH2 - CH2 – O – CO - CH2 – CO - ]n
Valander laf người đầu tiên khảo sát glycolmaleat vào năm 1984, nhưng
công việc của ông không được những người cùng thời công nhận. Mãi tới năm
1904, Blaise và Marcolity đã đăng ký bản quyền về dạng cấu trúc mạch đối với
nhựa polyeste chế tạo từ axit hydroxypivalic. Khoảng 1961, sản phẩm của phản
ứng giữa anhydrit phtalic và glyxerin đã được bán trên thị trường. Năm 1927,
Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

22

Khóa 2006 -2008

R.H. Kienle kết hợp axit béo với polyeste để cacir thiện tính chất “khô” của
nhựa. Công trình của ông được ghi nhận và sản phẩm có tên gọi “alkyt”.
Với sự xuất hiện khái niệm về polyme của Staudinger năm 1920 và sự

unhe hộ sau đó của ông đối với khái niệm liên kết hóa trị, tiếp theo là sự cải tiến
của Meyer và Mark, Carother là người đầu tiên đã có thể tổng hợp polyeste với
cấu trúc theo dự kiến. Trong giới thiệu chung lý thuyết về sự ngưng tụ của
polyme, ông mô tả các polyme đó hình thành nhờ phản ứng ngưng tụ từng bậc
của các monome. Với hiểu biết uyên bác và những thí nghiệm nổi tiếng của
mình, Carother đã tổng hợp polyeste bằng những kỹ xảo, thủ thuật công nghệ và
chúng còn nguuyeen giá trị cho đến ngày nay. Điển hình là đã tổng hợp polyeste
từ etylenglycol với axit fumalic và với anhydit maleic, ở giai đoạn đầu thực hiện
phản ứng ngưng tụ dưới áp suất thường và giai đoạn sau trong chân không có
mặt khí trơ N2. Bằng những công việc của mình trong 30 năm Carother đã đặt
nền tảng cho sự phát triển lớn về hóa học và công nghệ của nhựa polyeste.
Ba mươi năm sau, Bradley cùng với Kropa và Johnston đã thông báo rằng
nhựa polyeste không no có thể chuyển sang trạng thái không hòa tan, không
nóng chảy, chịu lửa khi “khô” bởi sự có mặt của liên kết đôi trong mạch polyme.
Cùng thời điểm này, Ellis khám phá ra tốc độ đóng rắn nhựa polyeste không no
có thể tăng lên hơn 30 lần nếu có mặt monome không no. Sự khám phá này là
bước cuối cùng đưa đến sự ứng dụng thương mại của nhựa polyeste không no
vào năm 1941.
1.4.2 Nhựa polyeste không no
Polyeste là sản phẩm trùng ngưng của rượu hai hoặc đa chức với axit hai
hoặc đa chức. Đây là khái niệm rộng, bao gồm nhựa nhiệt dẻo polyeste no
như(propylen adipat); nhựa polyeste dạng sợi như polyetylenterephtalat(terylen),
Nguyễn Hải Thanh


Luận văn cao học

23

Khóa 2006 -2008


và nhựa polyeste biến tính bằng axits béo và dầu khô cho alkyt và glyphtal sử
dụng trong công nghiệp sơn và vecni.
Tuy nhiên, theo nghĩa thông thường nhất, khái niệm polyeste khi sử dụng
một mình thường là đồng nghĩa với nhựa polyester không no.
Nhựa polyeste không no là sản phẩm của quá trình trùng ngưng polyol với
polyaxit, trong đó hoặc polyol hoặc polyaxit hoặc cả hai có chứa liên kết đôi
không no. Nhựa polyeste có khả năng tạo liên kết ngang với một monome không
no. Nhựa polyeste không no dạng thương phẩm phổ biến nhất là dạng sản phẩm
tổng hợp bằng phản ứng giữa một glycol với một diaxit không no, mà thông
thường là axit maleic hoặc fumaric. Nhựa polyeste chuyển sang trạng thái không
hòa tan trong quá trình ttrungf hợp với một monome không no, thường là styren.
Điều may mắn là monome không no như styren có thể đưa vào nhựa polyeste với
tác dụng vừa là dung môi pha loãng vừa là chất đồng trùng hợp với liên kết đôi
trong mạch nhựa. Với metylmetacrylat cũng vậy, tác dụng của metyl metacrylat
với nhóm fumarat đã được xem xét.
Trong thành phần nhựa polyeste thương phẩm, styren được sử dụng như
cấu tử chính bởi giá thành thấp và cho sản phẩm đóng rắn có chất lượng cao.
Trong công nghệ chế tạo nhựa polyeste, nếu vai trò của axit không no là cung
cấp những vị trí tạo liên kết ngang thì axit no thường được sử dụng kết hợp cùng
với axit không no để điều chỉnh mật độ nối đôi trên mạch polyme. Anhydric
phthalic thường được sử dụng để giảm mức độ kết tinh và tăng khả năng tương
hợp với styren của nhựa. Mức độ tạo liên kết ngang có thể được kiểm tra thông
qua nồng độ của axit không no hoặc glycol không no. Đặc điểm hình thành liên
kết ngang có ảnh hưởng lớn đến tính chất của sản phẩm. Các liên kết ngang hình
thành và mức độ tập trung cao đẫn đến sản phẩm đóng rắn có độ cứng lớn, độ
dài của các liên kết ngang ảnh hưởng mạnh đến độ mềm dẻo của sản phẩm.
Nguyễn Hải Thanh



Luận văn cao học

24

Khóa 2006 -2008

1.4.2.1 Cấu trúc của nhựa polyeste không no
a. Chiều dài và cấu trúc mạch
Đặc trưng của nhựa polyeste không no được biểu thị băng khối lượng
trung bình DPw của liên kết đôi fumarat (hoặc meleat) trên mạch polyeste. Ví dụ
nếu như polyetyles fumarat được tổng hợp từ tỉ lệ mol tương đương của glycol
và anhydric mateic và chỉ gồm các phẩn tử thẳng, qui luật phân bố theo độ dài
mạch có thể xem xét theo phương trình thực nghiệm của Flory.
Wx = x(1-p)2.px-1

(1)

Trong đó p là phần nhóm cacsboxyl đã este hóa, Wx là phần khối lượng
của mức đo x. Khối lượng trung bình DPw và số trung bình DPn trong sự phân
bố trên có sự liên hệ:
DPw = (1 + P)/ (1-p) = 2DPn – 1

(2)

Có một vài khả năng, trong đó cấu trúc hình thành do phản ứng trùng
ngưng có thể sai lệch so với khi xác định theo phương trình (1). Một là sự sai
lệch từ mức độ chính xác của tỉ lệ mol của các cấu tử phản ứng, hai là có thể có
mặt cấu trúc vòng trong nhựa polyeste và ba là xuất hiện liên kết ngang qua sự
không no của fumarat hoặc malcat. Điều này đã được làm sáng tỏ trong những
thảo luận về sau này đã xác nhận rằng yếu tố đó không có ý nghĩa thực tế.

Đã nhận thấy có một tỉ lệ nhỏ của các cấu tử phản ứng bị thất thoát trong
quá trình tổng hợp nhựa polyeste không no. Thông thường glycol bị thất thoát
nhiều hơn axit (khoảng 5% đối với glycol và 2-3% đối với axit). Bởi vậy, để
khắc phục khi chế tạo nhựa thường lấy tỉ lệ mol trong đó glycol được tính dư, ví
dụ: glycol:axit = 1,05:1
Theo cấu trúc vòng được hình thành khi decametylenglycol trùng ngưng
với diaxit no. Khi sử dụng axit không no liên kết ngang có thể xuất hiện trong
quá trình tổng hợp, thậm trí gel hóa nếu mức độ trùng hợp quá sâu. Tuy nhiên,
Nguyễn Hải Thanh


×