Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể trẻ em trai lứa tuổi tiểu học trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 91 trang )

Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện hoàn chỉnh luận văn này em xin chân thành cảm ơn đến các thầy
cô và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn.
Em xin cảm ơn tới các thầy cô giáo Viện Dệt may - Da giầy và thời trang đã
nhiệt tình hướng dẫn em các kiến thức quý báu trong thời gian em học tập tại
trường.
Em xin được cảm ơn học viên nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Lợi đã dành
nhiều thời gian chỉ bảo để em hoàn thành luận văn.
Đặc biệt em bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Trần Bích Hoàn đã
tận tình hướng dẫn em thực hiện luận văn để có kết quả như ngày hôm nay.
Tuy đã có nhiều cố gằng, nỗ lực của bản thân song thời gian có hạn nên
luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em mong được sự
góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bổ xung và hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2012

Đỗ Thị Làn

Học viên: Đỗ Thị Làn

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn được thực hiện dưới sự hường dẫn
của PGS.TS Trần Bích Hoàn. Ngoài phần tài liệu tham khảo đã được
liệt kê đầy đủ, các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung
thực chưa từng được công bố trong một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Làn

Học viên: Đỗ Thị Làn

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 1
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ................................................... 3
1.1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA VẢI DỆT KIM ........ 3
1.1.1. Nguyên liệu vải dệt kim......................................................................... 3
1.1.2. Ứng dụng của vải dệt kim. ..................................................................... 4
1.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA VẢI DỆT KIM ........................................... 5
1.3. TÍNH CHẤT CỦA VẢI DỆT KIM.......................................................... 11
1.3.1. Hình học vải dệt kim. .......................................................................... 11

1.3.2. Tính chất cơ học của vải dệt kim ......................................................... 12
1.3.3. Một số tính chất khác của vải dệt kim. .............................................. 16
1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BIẾN DẠNG VẢI DỆT KIM
SINGLE ............................................................................................................ 17
1.4.1. Ảnh hưởng kết cấu vật liệu đến biến dạng của vải ............................... 17
1.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến biến dạng tại đường may ..................... 20
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 26
TÓM TẮT TỔNG QUAN ............................................................................... 29
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............................................ 31
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU............. 31
2.1.1. Nội dung nghiên cứu: “Nghiên cứu các yếu tố vật liệu và thiết bị đến độ
biến dạng vải dệt kim trong quá trình gia công” ............................................ 31
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 31
2.1.3. Xác định chiều dài vòng sợi trong vải dệt kim. .................................... 34
2.1.4. Thiết bị và phương tiện nghiên cứu ..................................................... 35
2.1.5. Điều kiện thí nghiệm ........................................................................... 38
2.1.6. Phương pháp lấy mẫu thí nghiệm: ....................................................... 38
Học viên: Đỗ Thị Làn

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HIỆN TƢỢNG BIẾN DẠNG VẢI
TẠI ĐƢỜNG MAY. ........................................................................................ 39
2.3. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .............................................. 44
2.3.1. Các bước tiến hành thí nghiệm ............................................................ 44

2.3.2. Xác định kết quả thí nghiệm. ............................................................... 44
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................. 46
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 46
3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MẪU VẢI 1 ........................... 49
3.2.1. Phương trình hồi quy đối với mẫu vải 1 ............................................... 49
3.2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu đối với mẫu vải 1 ................................... 49
3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MẪU VẢI 2 ........................... 52
3.3.1. Phương trình hồi quy đối với mẫu vải 2 ............................................... 52
3.3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu đối với mẫu vải 2 ................................... 53
3.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MẪU VẢI 3 ........................... 56
3.4.1. Phương trình hồi quy đối với mẫu vải 3 ............................................... 56
3.4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu đối với mẫu vải 3 ................................... 56
3.5. SO SÁNH ẢNH HƢỞNG CỦA 3 LOẠI VẢI ĐẾN BIẾN DẠNG TẠI
ĐƢỜNG MAY. ................................................................................................ 59
KẾT LUẬN .................................................................................................. 61

Học viên: Đỗ Thị Làn

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Bảng 2.1. Các thông số của mẫu vải ............................................................. 33
Bảng 2.2. Kết quả đo chiều dài vòng sợi ...................................................... 35
Bảng 2.3. Bảng ma trận các giá trị mã hóa và giá trị thực ............................. 43
Bảng 3.1. Kết quả thí nghiệm mẫu vải 1 ....................................................... 46

Bảng 3.2. Kết quả thí nghiệm mẫu vải 2 ....................................................... 47
Bảng 3.3. Kết quả thí nghiệm mẫu vải 3 ....................................................... 48
Bảng 3.4. Giá trị các hệ số hồi quy của phương trình Y1 , Y2 ....................... 49
Bảng 3.5. Giá trị các hệ số hồi quy của phương trình Y1, Y2 ........................ 52
Bảng 3.6. Giá trị các hệ số hồi quy của phương trình Y1, Y2 ........................ 56

Học viên: Đỗ Thị Làn

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Vòng sợi .................................................................................................. 5
Hình 1.2a. Vòng dệt phải ......................................................................................... 6
Hình 1.2b. Vòng dệt trái .......................................................................................... 6
Hình1.3a. Hàng vòng ............................................................................................... 6
Hình 1.3b. Cột vòng ................................................................................................ 6
Hình 1.4. Kiểu đan ngang một mặt phải: a- mặt phải, b- mặt trái ............................. 8
Hình 1.5. Kiểu đan ngang hai mặt phải ................................................................... 8
Hình 1.6. Kiểu đan Interlock ................................................................................... 9
Hình 1.7. Kiểu đan vải Lacoste .............................................................................. 10
Hình 1.8. Hình biểu diễn: Bước cột vòng (A);Bước hàng vòng (B) ....................... 12
Hình 1.9. Vải single: ............................................................................................. 17
Hình 1.10. Sự dịch chuyển vật liệu dưới tác dụng của thanh răng và chân vịt ........ 22
Hình 1.11. Cơ cấu vi sai ........................................................................................ 24
Hình 2.1. Đường may móc xích 1 kim 2 chỉ (401) ................................................. 32

Hình 2.5. Mẫu chỉ .................................................................................................. 34
Hình 2.6. Máy kansai MF – 7723D 3 kim 5 chỉ .................................................... 35
Hình 2.7. Mô tả kích thước cơ bản của kim .......................................................... 36
Hình 2.8. Thước kẹp .............................................................................................. 37
Hình 2.9. Dưỡng cắt mẫu thí nghiệm .................................................................... 37
Hình 2.10. Hình vẽ mô tả mẫu thí nghiệm may ...................................................... 39
Hình 2.11. Vị trí điều chỉnh lực ép chân vịt. ......................................................... 42
Hình 3.2. Etude graphiqueen 2D- Ktsmnx dans le plan .......................................... 51
Hình 3.3. Etude graphique en 2D Ktsmnd dans le plan .......................................... 58

Học viên: Đỗ Thị Làn

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây ngành Dệt - May nói chung và ngành May nói
riêng đã không ngừng phát triển và có một vai trò quan trọng trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam là nước đang phát triển có nguồn nhân
công rẻ, cùng với sự quan tâm của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển và đi lên của ngành .
Việc mở rộng và phát triển ngành Dệt may là chủ trương đúng đắn của nhà
nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong lĩnh vực công
nghiệp Dệt - May, sản phẩm dệt kim đóng vai trò quan trọng. Tuy ra đời sau nhưng
đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của khách hàng cũng như của các doanh
nghiệp, bởi các ưu điểm đặc trưng nổi bật của nó. Với đặc điểm chủ yếu là tiện lợi

khi sử dụng, thoáng, không nhàu, vận động dễ dàng, hợp thời trang, dễ giặt, độ
mềm mại và độ đàn hồi tốt.
Sản phẩm dệt kim rất phong phú có thể tạo ra những sản phẩm như bít tất,
gang tay, mũ, quần áo may sẵn, quần áo thể thao, quần áo mặc lót, các sản phẩm y
tế như băng gạt, và các sản phẩm đặc biệt dùng trong y tế và các ngành khác.
Với đặc tính đàn hồi, co dãn tốt, tính thấm nước và thoáng khí cao, sản
phẩm dệt kim dễ sử dụng, rất phù hợp cho làm lớp lót trong quần áo mùa đông
bởi tính hút ẩm và thoáng khí của nó, trên thế giới hàng dệt kim may mặc vẫn ở
mức tăng trưởng cao, nhất là ở các thị trường lớn và thị trường khó tính như EU,
Mỹ và Nhật Bản.
Thực tế sản xuất kinh doanh của ngành dệt kim trong thời gian qua cho thấy,
hiệu quả đầu tư dệt kim rất cao, nhu cầu về sản phẩm dệt kim trên thị trường cũng
rất lớn. Vì vậy mà việc phát triển ngành dệt may nói chung và sản phẩm hàng dệt
kim nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Trong đó chiến lược phát triển hàng dệt kim có vai trò, vị trí quan trọng trong
ngành dệt may. Tuy nhiên việc phát triển mặt hàng sản phẩm này đã và đang gặp
nhiều khó khăn về nhiều mặt, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm để
đáp ứng với thị trường ngày càng phát triển của thế giới.
Học viên: Đỗ Thị Làn

1

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

Trong sản xuất hàng dệt kim thì hiện tượng kích thước sản phẩm bị biến

dạng tại vị trí đường may là một lỗi rất đáng để quan tâm vì khi có các biến dạng tại
đường may thì sản phẩm sẽ không đạt được kích thước thiết kế, bị vặn xoắn… gây
cảm giác khó chịu cho người mặc trong quá trình sử dụng, đặc biệt tính thẩm mỹ
của sản phẩm giảm rất nhiều.
Các nguyên nhân dẫn đến biến dạng đường may dẫn đến biến dạng sản phẩm
có rất nhiều, tuy nhiên yếu tố vật liệu và thiết bị là một nguyên nhân ảnh hưởng lớn
đến hiện tượng biến dạng.
Tìm các biện pháp làm giảm tối thiểu biến dạng của sản phẩm dệt kim là một
phương thức tối quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy trong đề tài
nay tôi đi sâu về “Nghiên cứu các yếu tố về vật liệu và thiết bị ảnh hƣởng tới
biến dạng vải tại vị trí đƣờng may khi may sản phẩm dệt kim”. Đây là cơ sở
khoa học cho những nghiên cứu ứng dụng trên các vật liệu mới có tính năng đặc
biệt và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Để đạt được mục đích đó đề tài được triển
khai gồm những phần sau:
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Nghiên cứu tổng quan về vải dệt kim, các thông số, các tính chất
của vải dệt kim, phân tích các yếu tố về vải, về máy, yếu tố công
nghệ, con người ảnh hưởng đến hiện tượng biến dạng vải dẫn
đến biến dạng sản phẩm đối với vải dệt kim.
Chƣơng 2: Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố vật liệu ảnh hưởng đến hiện tượng
biến dạng vải dẫn đến biến dạng sản phẩm đối với vải dệt kim.
Chƣơng 3: Ứng dụng các kết quả thực nghiệm thu được để lựa chọn vải dệt
kim, hạn chế tối đa hiện tượng biến dạng tại đường may nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo

Học viên: Đỗ Thị Làn

2


Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

CHƢƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA VẢI DỆT KIM
Vải dệt kim được tạo ra bằng sự liên kết các vòng sợi với nhau theo một
quy luật nhất định. Do được tạo thành bởi các vòng sợi nên vải dệt kim thường có
tính chất đàn hồi, xốp, thoáng khí và nhiều đặc tính khác so với vải dệt thoi và vải
không dệt.

1.1.1. Nguyên liệu vải dệt kim
Nguyên liệu vải dệt kim gồm: Sîi thiªn nhiªn, c¸c lo¹i sîi pha, sîi tæng hîp, sîi

nh©n t¹o.
- Sợi thiên nhiên:
Dùng trong công nghệ dệt kim chủ yếu có các loại: sợi len và sợi bông còn
sợi tơ tằm thì có giá trị sử dụng cao nên không dùng trong công nghệ dệt kim.
+ Sợi len:
Sợi len dùng để dệt nhiều loại sản phẩm mặc ngoài và mặc ấm, sợi len có thể
dệt bít tất, khăn tay, khăn quàng, mũ, sản phẩm dệt bằng sợi len có khả năng giữ
nguyên hình dáng đẹp, mềm mại và có tính giữ nhiệt cao. Ngày nay trong công
nghệ dệt kim sử dụng rộng rãi các loại sợi pha, các sợi pha có thành phần xơ khác
nhau. Có tính chất mới đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm dệt kim và giảm giá
thành sản phẩm.

+ Sợi bông hoặc sợi pha:
Sợi bông hoặc bông pha, thường dùng dệt hàng mặc lót có đặc tính mềm
mại, hút ẩm tốt và vệ sinh.
Thường dùng sợi bông có chi số N 60- 100/ 2 chải kỹ để dệt vải lót mịn và
sản phẩm cao cấp.
Sợi bông có chi số trung bình N 36- 54 dệt các loại mặc lót thường ngày.
Học viên: Đỗ Thị Làn

3

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

Sợi bông thô có chi số N10 - 18 dùng làm sợi đệm, sợi phụ, sợi lót trong các
loại vải dày như vải vệ sinh, vải cào bông.
- Sợi tổng hợp các loại: PA, PES.
Tơ Pôlyamit được dùng nhiều và rộng rãi trong đan dọc và dệt bít tất. Tơ
polyamit có đặc tính chung là độ bền cao, đặc biệt có độ ma sát cao, đàn hồi tốt,
nhưng dễ bị lão hoá thành màu vàng và cứng. Thường dùng để dệt đồ lót và vải
trang trí.
Tơ polyeste có tính nhiệt dẻo, dùng phương pháp định hình bằng nhiệt để ổn
định cấu tạo vải, tạo dáng cho sản phẩm, thường dùng để dệt vải mặc ngoài và vải
trang trí.
Sợi tổng hợp có rất nhiều ưu điểm: độ bền cao, đều đặn, màu đẹp, độ
mảnh nhiều loại phù hợp với nhiều mặt hàng. Song có một nhược điểm là tính
hút ẩm thấp, tính vệ sinh kém hơn xơ sợi thiên nhiên vì vậy hay làm sản phẩm

mặc ngoài hơn.
- Sợi nhân tạo: thường gặp là sợi Axêtat và sợi visco
+ Sợi Axêtat thường được sản xuất dưới dạng sợi kép chủ yếu dệt các loại
quần áo mặc lót, sợi có độ bền cọ sát kém, nên không dùng để dệt bít tất hoặc găng
tay, có hình thức bóng đẹp, mềm mại, đàn hồi lớn
+ Sợi visco: Mềm mại nhẵn bóng và có giá thành thấp, tuy nhiên kém đàn
hồi, dùng dệt vải mặc lót trên máy Intơlôc hoặc máy đan dọc, thường dùng là tơ
Visco, một ít từ Axêtat và Triaxêtat. [3]

1.1.2. Ứng dụng của vải dệt kim.
Hàng dệt kim có nhiều đặc tính riêng như tính đàn hồi lớn, vải mềm, nhẹ, co
giãn, thấm mồ hôi và thoáng mát nên thường được sử dụng làm các sản phẩm sau:
- Các mặt hàng may mặc sẵn như: quần áo lót, quần áo thể thao, quần áo mặc
ngoài, bít tất, găng tay, khăn, mũ, áo lông thú giả, khăn trải bàn…
Học viên: Đỗ Thị Làn

4

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

- Các loại vải trang trí như đăng ten, vải rèm cửa...
- Các loại sản phẩm đặc biệt phục vụ trong y tế như băng gạc, ống mạch máu
nhân tạo, các loại quần áo bít tất chữa bệnh...
- Hàng dệt kim cũng được dùng nhiều để làm vải cách nhiệt, cách điện, cách âm,
vải lọc, lưới đánh cá. Ngày nay đã có nhiều loại vải dệt kim có độ co giãn nhỏ hơn

tương tự như vải dệt thoi, dùng may quần áo mặc ngoài có đặc tính là bền đẹp,
thoáng mát, không bị nhăn, nhàu. Các loại vải dày có khả năng giữ nhiệt tốt. Hàng
dệt kim ngày càng được ưa chuộng, các mặt hàng ngày phong phú và thích hợp với
nhiều điều kiện khí hậu.

1.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA VẢI DỆT KIM
* Phƣơng pháp tạo vòng:
Vải dệt kim được tạo ra bằng cách liên kết các vòng sợi theo một quy luật
nhất định. Do được tạo thành bởi các vòng sợi nên vải dệt kim thường có tính chất
đàn hồi, xốp, thoáng khí và nhiều đặc tính khác hẳn so với vải dệt thoi và vải
không dệt.
Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của vải dệt kim là vòng sợi. Vòng sợi trong vải có
dạng đường cong không gian và được chia thành ba phần (Hình 1.1):
+ Vòng sợi trong kiểu dệt kim đan ngang gồm: Cung kim 3-4, hai trụ vòng 23; 4-5, các nửa cung kim 1-2 và 5-1(Hình 1.1a)
+ Vòng sợi trong kiểu dệt kim đan dọc gồm: Cung kim 3-4, trụ vòng 2-3 và
4-5, phần vòng kéo căng1-2; 5-1(Hình 1.1b)
3

4

1
5
4

2

2
5
1


4

3

4

3

2 5
1

3

1
1

2
5

a)

1

b)

Hình 1.1. Vòng sợi
Học viên: Đỗ Thị Làn

5


Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

Vòng sợi có thể có dạng vòng kín (hai chân vòng được thắt kín hoặc vắt chéo
qua nhau) hay vòng hở (hai chân vòng không được thắt kín hoặc không vắt chéo
qua nhau). Vòng sợi (vòng dệt) còn có thể có dạng vòng dệt phải (Hình 1.2a ) hoặc
vòng dệt trái (Hình 1.2b ). Ở vòng dệt phải, các trụ vòng che khuất cung kim của
vòng sợi trước. Ngược lại, ở vòng sợi trái, các cung vòng (cung kim và cung platin)
che khuất các trụ vòng.

Hình 1.2a : Vòng dệt phải

Hình 1.2b: Vòng dệt trái

Các vòng sợi kế tiếp nhau theo chiều ngang được gọi là hàng vòng( hình
1.3a) và theo hàng dọc được gọi là cột vòng (hình 1.3b).Cùng với chiều dài vòng
sợi l, bước cột vòng A và bước hàng vòng B là các thông số kỹ thuật quan trọng của
vải dệt kim.

Hình 1.3b: Cột vòng

Hình1.3a: Hàng vòng

Học viên: Đỗ Thị Làn

6


Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

Để vải được tạo thành, các vòng sợi phải được liên kết hai chiều với nhau,
thường chúng được lồng qua nhau theo hướng dọc và liên kết liền với nhau theo
hướng ngang hoặc hướng chéo. Ở trường hợp liên kết theo hướng chéo, vòng sợi
của hàng vòng này có thể được liên kết liền với vòng sợi của hàng vòng trên hoặc
dưới nó.
Bằng các quy luật liên kết khác nhau của các vòng sợi có thể tạo ra các kiểu
dệt cơ bản và dẫn xuất, kết hợp với việc làm biến dạng các vòng sợi (tạo ra các dạng
biến thể của vòng sợi), sử dụng các sợi màu, chi số, vật liệu khác nhau, sử dụng các
sợi phụ v.v.. có thể tạo ra hàng loạt kiểu dệt hoa khác nhau. [1]

* Phân loại vải dệt kim
- Phân loại theo kiểu dệt:
+ Vải dệt kim đan dọc.
Ở nhóm vải này, các vòng sợi có thể được liên kết với nhau theo hướng chéo
hoặc hướng dọc. Mỗi hàng vòng được tạo thành bằng một hoặc nhiều loại sợi, trong
đó mỗi sợi thường chỉ tạo ra một vòng sợi của hàng vòng. Tất cả các vòng sợi của
một hàng vòng đều đồng loạt được tạo thành trong quá trình dệt.
+ Vải dệt kim đan ngang
Ở nhóm vải này, các vòng sợi được liên kết liền với nhau theo hướng ngang.
Mỗi hàng vòng thường do một sợi tạo thành, các vòng sợi trong một hàng vòng
được tạo thành nối tiếp nhau trong quá trình dệt.
Trong vải dệt kim đan ngang còn có thể phân biệt theo kiểu dệt như sau. Kiểu dệt

của vải dệt kim đan ngang được chia làm bốn nhóm chính gồm:
Nhóm kiểu dệt đan ngang một mặt phải, nhóm kiểu dệt đan ngang hai mặt
phải, nhóm kiểu dệt đan ngang Interlock, nhóm kiểu dệt đan ngang hai mặt trái.
- Nhóm kiểu dệt một mặt phải ( Single )
Kiểu đan một mặt phải là kiểu đan ngang cơ bản đơn giản nhất. Các vòng
sợi trong vải sắp xếp theo một hướng nhất định. Các vòng sợi có dạng như từng cặp
Học viên: Đỗ Thị Làn

7

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

hai đoạn sợi uốn cong hình chữ S nằm đối xứng nhau qua trục tung là đường tâm
của cột vòng. Ở trạng thái tự do, nội lực đàn hồi của các đoạn sợi uốn cong đó tạo
nên các lực nén ở các giao điểm của chúng làm cho mặt vải ổn định.

Hình 1.4. Kiểu đan ngang một mặt phải: a- mặt phải, b- mặt trái
Do sự sắp xếp định hướng của các vòng sợi, vải một mặt phải có hai mặt
khác nhau. Mặt phải tập hợp bởi các đoạn trụ vòng, mặt trái tập hợp bởi các cung
vòng. Với mức độ phản xạ ánh sáng khác nhau, mặt phải mịn và bóng, mặt trái xù
xì và tối hơn.
- Nhóm kiểu dệt hai mặt phải (Rib )
Vải có cấu tạo: Mỗi hàng vòng do một sợi tạo thành, lần lượt có một vòng
phải lại một vòng trái xen kẽ nhau. Mỗi cột vòng là một loại vòng sợi, cứ một cột
phải xen kẽ một cột trái.


Hình 1.5 - Kiểu đan ngang hai mặt phải
Học viên: Đỗ Thị Làn

8

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

Các cột vòng phải và cột vòng trái không nằm trên cùng một mặt phẳng
(nhìn theo mặt cắt ngang). Cung platin nối vòng phải với vòng trái, một đầu uốn
từ mặt trước ra mặt sau, một đầu chịu uốn từ mặt sau về mặt trước làm cho sợi bị
xoắn, dưới tác dụng nội lực đàn hồi của sợi, các cung platin có xu hướng quay
thành nằm trên các mặt phẳng vuông góc với mặt vải, làm cho các cột vòng dồn
sát lại với nhau.
Do đó trên cả hai mặt vải chỉ nổi lên các cột vòng phải, các cột vòng trái
nằm ở phía sau các cột vòng phải nên không hiện rõ vì vậy sản phẩm vải làm ra
đựơc gọi là vải hai mặt phải.
- Nhóm kiểu dệt Interlock:
Interlock là kiểu đan dẫn xuất của kiểu đan chun. Vải Interlock do hai kiểu
đan hai mặt phải liên kết với nhau tạo thành. Vòng phải của tổ này che lấp vòng trái
của tổ kia, vòng trái của tổ này nằm sau vòng phải của tổ kia. Do đó, cả hai mặt vải
đều là tập hợp của các vòng sợi phải không có một vòng trái nào. Trên mặt vải, các
cột vòng kề nhau có các vòng sợi sắp xếp so le nhau về chiều cao, do sự xen kẽ tạo
vòng của hai tổ chun.


Hình 1.6 - Kiểu đan Interlock
Muốn có vải Interlock ít nhất phải có hai tổ tạo vòng, số tổ dệt trên máy bao
giờ cũng là số chẵn.
Học viên: Đỗ Thị Làn

9

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

- Nhóm kiểu dệt vải Lacoste:
Lacoste là loại vải có kiểu đan dẫn xuất từ vải Single, được tạo nên bởi sự xen kẽ
giữa vòng dệt và vòng chập theo quy luật riêng của vải.

Hình 1.7- Kiểu đan vải Lacoste
Có ba loại Lacoste:
+ Lacoste trám chéo
+ Lacoste lục lăng
+ Lacoste hình thoi
Vải Lacoste trám chéo: là loại vải có hai mặt khác nhau. Mặt phải có các
điểm vòng sợi chập nổi gồ lên theo hình quả trám, mặt trái là các cung vòng xen kẽ.
Vải Lacoste lục lăng: là loại vải có hai mặt khác nhau. Mặt phải là các trụ
vòng, mặt trái là các cung vòng bị kéo xiên tạo ra hình lục lăng.
Vải Lacoste hình thoi: là loại vải có hai mặt khác nhau, mặt phải nổi lên các
điểm gồ vòng sợi chập nhiều lần, mặt trái là các cung vòng bị kéo xiên tạo thành
các hình thoi. [1]

- Phân loại theo máy dệt
+ Máy một giường kim
Các loại vải dệt kim được dệt trên các loại máy một giường kim, có hai mặt
vải khác nhau được gọi là vải một mặt phải hay vải đơn như vải Single.
Học viên: Đỗ Thị Làn

10

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

+ Máy hai gường kim
Các loại vải được dệt trên máy hai giường kim, có hai mặt vải tương tự nhau
được gọi là vải hai mặt phải hoặc vải hai mặt trái .

1.3. TÍNH CHẤT CỦA VẢI DỆT KIM
1.3.1. Hình học vải dệt kim.
Các thông số hình học quan trọng nhất của vải dệt kim bao gồm:
- Mật độ ngang của vải: Pn
Mật độ ngang của vải cho biết số lượng cột vòng của đoạn vải có khổ rộng
đúng bằng 100mm. Đối với vải hai mặt phải mật động ngang được hiểu là tổng các
mật độ ngang của cả hai mặt vải.
- Mật độ dọc của vải: Pd
Mật độ dọc của vải cho biết số lượng hàng vòng của đoạn vải có chiều dài
theo hướng cột vòng đúng bằng 100mm. Đối với vải Intơlôc mật độ dọc có thể được
hiểu là số lượng vòng sợi có trong đoạn cột vòng có chiều dài đùng bằng 100mm.

- Mật độ phẳng của vải Pp
Mật độ phẳng cho biết số lượng vòng sợi có trong diện tích vải 100 x 100mm
(Pp= Pn . Pd).
- Đường kính d của sợi.
Sợi trong vải dệt kim thường phải chịu tải trọng phức tạp và bị biến dạng
nghiêm trọng nên thông số này rất khó được xác định. Hoàn toàn không thể để
đường kính của sợi tự do để phân tích cấu trúc của vải dệt kim. Cần phải hiểu
đường kính sợi trong vải dệt kim như là một đại lượng biến đổi, một cách gần chính
xác coi đường kính sợi trong vải bằng đường kính của sợi khi ở trạng thái tự do.
- Chiều dài vòng sợi : l
Chiều dài vòng sợi của vải và sản phẩm dệt kim là chiều dài trung bình của
vòng cơ bản được tháo ra từ mẫu vải hoặc sản phẩm dệt kim và đo chúng ở trạng
Học viên: Đỗ Thị Làn

11

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

thái kéo duỗi thẳng. Chiều dài vòng sợi của tổ tạo vòng là chiều dài vòng sợi được
xác định ở vị trí mẫu vải hoặc sản phẩm dệt kim có tổ tạo vòng đó.
Chiều dài vòng sợi là đại lượng biến đổi độc lập quan trọng của quá trình dệt
kim. Chiều dài của các phần tử cấu trúc vải khác nhau có thể được xác định bằng
phương pháp tính toán lý thuyết thông qua các mô hình của các loại vòng sợi hoặc
bằng các phương pháp thực nghiệm. Thường các mẫu vải được lấy với khổ rộng
đúng bằng 100 cột vòng. Ứng với tổ tạo vòng cần lấy ít nhất năm mẫu sợi được tháo

ra từ mẫu vải. Khi đo chiều dài, sợi được kéo căng nhẹ vừa đủ để làm duỗi thẳng
các cung sợi.
- Bước cột vòng : A
Ở vải đan ngang một mặt phải, bước cột vòng đúng bằng chiều rộng của
vòng sợi. Đối với vải đan ngang hai mặt phải, thông số này được đưa ra dưới dạng
bước cột vòng phải hoặc bước cột vòng trái.
- Bước hàng vòng: B
Bước hàng vòng đôi khi được hiểu là chiều cao vòng sợi. Ở một số cấu trúc
vải, đặc biệt là các cấu trúc dệt thiếu vòng sợi, thông số này rất khó được định
nghĩa. [1]

Hình 1.8: Hình biểu diễn: Bước cột vòng (A);Bước hàng vòng (B)

1.3.2. Tính chất cơ học của vải dệt kim
- Khối lượng riêng của vải.
Khối lượng riêng g/m2 là một trong các thông số kỹ thuật quan trọng của vải,
bởi nó không chỉ biểu lộ đặc trưng sử dụng của vải mà còn cho biết lượng nguyên
Học viên: Đỗ Thị Làn

12

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

liệu tiêu hao cho 1m2 vải và tính kinh tế của quá trình sản xuất. Khối lượng riêng
g/m2 của vải có thể được xác định bằng phương pháp thực nghiệm hoặc bằng

phương pháp tính toán lý thuyết nếu như biết trước các thông số hình học của vải và
chi số sợi sử dụng.
- Tính ổn định kích thước của vải dệt kim.
Một trong những nhược điểm khá rõ nét của vải dệt kim là tính kém ổn định
về kích thước. Hình dạng của các sản phẩm dệt kim nói chung luôn có xu hướng tự
thay đổi theo thời gian. Trên thực tế, trong quá trình gia công sử dụng, vải dệt kim
phải trải qua hàng loạt trạng thái khác nhau.
+ Vải trong quá trình dệt trên máy
Có thể nói trong quá trình dệt, vải luôn ở trong trạng thái mất ổn định. Vải
trên máy thường bị co nên các thông số hình học của vải cũng sẽ thay đổi. Sau khi
đi qua các trục kéo vải, vải cơ bản được giảm tải (chỉ còn bị kéo căng nhẹ trong
cuộn vải ).
+ Vải xuống máy
Vải xuống máy dần đi vào trang thái ổn định tương đối, còn được gọi là
trạng thái hồi phục khô. Vải có thể đạt đến trạng thái này khi nó được để hoàn toàn
tự do một thời gian đủ dài. Giai đoạn hồi phục khô đối với vải dệt kim thường kéo
dài một tuần. Trong suốt cả giai đoạn này, vải luôn được duy trì trong trạng thái
không chịu lực kể cả trọng lượng của chính bản thân nó. Do bị kéo dọc trong quá
trình dệt nên trong quá trình hồi phục sự co dọc của vải thường diễn ra khá mãnh
liệt. Trong khi đó co ngang diễn ra không rõ rệt và có thể có giá trị dương hoặc âm.
Sau giai đoạn hồi phục khô vải cũng chỉ mới ở trong trạng thái ổn định tương đối.
Có nghĩa là, mọi sự thay đổi về hình dạng và kích thước sẽ không xảy ra chỉ khi các
điều kiện tồn tại của vải không thay đổi.
+ Vải sau hồi phục ướt
Ở công đoạn hồi phục ướt, vải trong trạng thái không tải được ngâm một thời
gian đủ dài trong nước có chất thấm (ở điều kiện 400c và 0,1% chất thấm ) và sau
Học viên: Đỗ Thị Làn

13


Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

đó cũng trong trạng thái không tải, vải được sấy khô. Sau giai đoạn này, vải cũng
vẫn còn ở trong trạng thái ổn định tương đối nhưng ở mức độ hồi phục cao. Trạng
thái ổn định tương đối này cũng có thể đạt được khi vải được giặt ở các nhiệt độ
khác nhau trong các máy giặt kiểu thùng quay. Trạng thái sau giặt, đặc biệt là giặt
nhiều lần trên thực tế đã gần tiếp cận được với trạng thái hồi phục hoàn toàn của
vải. Đó là trạng thái mà vải có nội năng biến dạng nhỏ nhất, chính vì vậy mà vải có
xu thế thay đổi hình dạng nhỏ nhất. Cũng cần lưu ý rằng trong các công đoạn giặt
và sấy khô, vải luôn phải được duy trì trong trạng thái không tải, nếu không vải sẽ
tiếp tục bị biến dạng và trạng thái hồi phục hoàn toàn càng trở lên khó khăn.
+ Trạng thái hồi phục hoàn toàn của vải
Tuy được đặc trưng bằng lượng nội năng biến dạng nội cực tiểu trong vải
nhưng trạng thái hồi phục hoàn toàn không phải là một trạng thái duy nhất, ảnh
hưởng của các trở lực trong vải, trong sợi và cả trong xơ không chỉ làm cấu trúc
vải bị biến dạng dẻo ngay trong quá trình dệt và về sau này mà còn tạo ra một số
lượng vô cùng lớn trạng thái hồi phục hoàn toàn khác nhau của vải. Có điều các
thông số hình học vải của các trạng thái hồi phục khác nhau này lại hầu như không
khác nhau.
Quá trình hồi phục là loại trừ các nội lực cản trở vải đạt được đến trạng thái
hồi phục hoàn toàn. Phần lớn các công đoạn gia công hoàn tất vải là các quá trình
hồi phục vải. Đạt được trạng thái hồi phục hoàn toàn của vải trên các dây chuyền
sản xuất công nghiệp hiện vẫn đang là vấn đề được nghiên cứu. Giặt và sấy khô
nhiều lần trong trạng thái không tải cho kết quả hồi phục tốt nhưng không mang
tính kinh tế nên ít khi được sử dụng trong sản xuất.

- Tính tuột vòng của vải.
Tuột vòng là làm cho các vòng sợi mất sự liên kết với nhau, từ vải tháo tuột
vòng thành sợi.
Các vòng liên kết hoặc khi một sợi bị đứt các vòng sợi dần tuột khỏi vòng và
tạo ra lỗ thủng trên vải, kích thước lỗ thủng sẽ tăng dần theo tần suất tải trọng (số
lần tác dụng).
Học viên: Đỗ Thị Làn

14

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

Tính tuột vòng là một trong các nhược điểm lớn của vải dệt kim. Nó có ảnh
hưởng tới tính chất gia công mà còn cả tính chất sử dụng của vải. Tính tuột vòng
của vải dệt kim có thể được hạn chế bằng sự lựa chọn hợp lý về nguyên liệu dệt, cấu
trúc và các thông số kỹ thuật của vải hoặc bằng phương pháp xử lý định hình vải.
Để quá trình tuột vòng thật sự diễn ra cần hội tụ đủ hai điều kiện:Trong vải
phải có nguồn tuột vòng( các biên tuột vòng hoặc sợi bị đứt...) và vải phải được
cung cấp năng lượng cần thiết để tháo tuột vòng sợi, thường vải chỉ cần được kéo
căng là đủ.
- Tính quăn mép của vải dệt kim.
Tính quăn mép cũng là một nhược điểm của vải dệt kim. Tuy nhiên không
phải tất cả các loại vải dệt kim đều có tính quăn mép. Tính quăn mép của vải được
tạo ra bởi nội lực biến dạng đàn hồi của sợi. Tính chất này được biểu hiện rõ nhất ở
vải một mặt phải.

Ngoài ra một số loại vải khác cũng có thể có tính quăn mép. Tính quăn mép
của vải được tạo ra bởi nội lực biến dạng đàn hồi của sợi. Ở vải một mặt phải dệt
trơn các mép biên ngang có xu hướng quăn sang mặt phải, còn các mép dọc có xu
hướng quăn sang mặt trái của vải.
Các loại vải kép với hai mặt vải ( trước và sau ) giống nhau hầu như không
bị quăn mép. Hiện tượng quăn mép có chăng chỉ được biểu hiện dưới dạng uốn
sóng của các hàng vòng đối với vải hai mặt phải hoặc của các cột vòng đối với vải
hai mặt trái. Sự cân bằng của hai mặt vải có thể sẽ bị phá vỡ nếu như chúng được
tạo ra bằng các vòng sợi có chiều dài khác nhau hoặc bằng các phần tử cấu trúc
khác nhau. Trong trường hợp như vậy, kể cả các loại vải đan ngang hai mặt phải,
Interlock, đan ngang hai mặt trái hay đan dọc hai mặt phải cũng đều có thể bị quăn
mép. Điển hình là tính quăn mép của loại vải dệt hoa hiệu ứng màu với số lượng các
vòng sợi trái lớn hơn hẳn các vòng sợi phải. Các mép vải trong trường hợp này đều
bị quăn sang phía mặt phải của vải. Thế nhưng cũng không loại trừ trường hợp hai
mặt vải tuy khác nhau nhưng vải lại không bị quăn mép, nếu như các xu thế biến
Học viên: Đỗ Thị Làn

15

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

dạng được tạo ra đối lập nhau. Thế nhưng nếu các vòng sợi phải đồng thời được dệt
kéo dài qua một số hàng vòng trái, xu hướng biến dạng đối lập được tạo ra và hai xu
thế biến dạng này sẽ tự triệt tiêu lẫn nhau. Kết quả, vải sẽ không bị quăn mép.[1]
- Tính kéo rút sợi của vải dệt kim

So với vải dệt thoi, tính kéo rút sợi của vải dệt kim biểu hiện rõ dệt và nguy
hiểm hơn. Hiện tượng kéo rút sợi sảy ra với xác suất khá cao và thường gây cho vải
các dạng lỗi về cấu trúc rất khó khắc phục. Xu thế tạo ra sự kéo rút sợi ra từ vải chịu
ảnh hưởng của hai yếu tố quan trọng sau:
+ Trở lực chống lại sự kéo rút sợi ra từ vải: Lực cần thiết để kéo rút đoạn
sợi với chiều dài nhất định ra từ vải, trước hết phụ thuộc vào nguyên liệu sử
dụng (hệ số ma sát của sợi) cấu trúc vải ( sợi được kéo rút ra ví dụ từ vải một
mặt phải sẽ dễ dàng hơn từ vải hai mặt phải) và mật độ dệt ( sợi được kéo rút ra
sẽ dễ dàng hơn từ vải dệt thưa hơn). Sợi được kéo rút ra càng dễ dàng hơn, tính
kéo rút sợi của vải càng cao.
+ Xác suất xảy ra sự vướng mắc ngẫu nhiên của vải vào các vật kéo và
hiện tượng kéo rút sợi ra từ vải, xác suất này phụ thuộc vào độ nhám bề mặt vải
và đặc biệt là chiều dài của các đoạn sợi nằm tự do trên các bề mặt đó.
Tính kéo rút sợi cũng như tính tuột vòng và tính quăn mép đều là các tính chất
rất khó xác định của vải dệt kim. Các kết quả thực ngiệm ít nhiều vẫn còn mang
tính chủ quan. Phương pháp xác định các tính chất này hiện vẫn chưa được tiêu
chuẩn hoá. [1]

1.3.3. Một số tính chất khác của vải dệt kim.
Tính chất nhiệt của vải dệt kim cũng rất quan trọng, các tính chất này
cũng chịu ảnh hưởng của nguyên liệu sử dụng và cấu trúc vải. Tính chất nhiệt
của vải gồm có các tính chất trực tiếp như tính thoát nhiệt và gián tiếp như tính
thoát khí và thoát hơi nước.
Học viên: Đỗ Thị Làn

16

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may



Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

Tính chất điện của vải gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên liệu sử
dụng. Khả năng tích điện có ảnh hưởng xấu đến các tính chất gia công cũng như
các tính chất sử dụng của vải.
1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BIẾN DẠNG VẢI DỆT KIM SINGLE
Vải dệt kim Single được sử dụng rộng rãi trong quá trình gia công sản
phẩm may và các mặt hàng khác.

1.4.1. Ảnh hƣởng kết cấu vật liệu đến biến dạng của vải
* Đặc trưng cấu tạo

Hình 1.9 Vải single:
Vải được dệt trên máy một giường kim, có hai mặt vải khác nhau. Trên mặt
vải chúng ta có thể quan sát thấy các trụ vòng che khuất các cung vòng và do hiệu
ứng về quang học khi quan sát vào mặt vải bóng mịn. Vì vậy người ta gọi mặt này
là mặt phải. Trên mặt vải thứ hai các cung vòng che khuất các trụ vòng. Khi quan
sát vào mặt vải hơi thô do hiệu ứng về quang học mặt vải nhìn tối hơn. Mặt thứ hai
này gọi là mặt trái của vải.
* Tính chất của vải single
- Tính tuột vòng của vải single:
Tuột vòng là làm cho các vòng sợi mất sự liên kết với nhau, từ vải tháo tuột
vòng thành sợi.
Học viên: Đỗ Thị Làn

17

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may



Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

Tính tuột vòng là một trong các nhược điểm của vải dệt kim. Nó có ảnh
hưởng xấu không chỉ đến các tính chất gia công mà còn cả đến các tính chất sử
dụng của vải. Ở vải dệt kim, các vòng sợi có cung kim tự do đều có nguy cơ bị tuột
vòng. Sự tuột vòng làm cho vải bị phá huỷ dần ngay cả khi sợi không bị đứt. Tính
tuột vòng có thể được hạn chế bằng sự lựa chọn hợp lý về nguyên liệu dệt, cấu trúc
và các thông số kỹ thuật của vải hoặc bằng phương pháp xử lý định hình vải.
- Tính quăn mép của vải single
Hướng quăn từ mặt phải sang mặt trái: Do sự không cân bằng nội lực của vải
tạo ra bởi quá trình uốn sợi liên kết các vòng sợi với nhau.
Tính quăn mép cũng là một nhược điểm của vải dệt kim. Tuy nhiên không
phải tất cả các loại vải dệt kim đều có tính quăn mép. Tính chất này được biểu hiện
rõ nhất ở vải một mặt phải như vải single (vải trơn). Ngoài ra, một số loại vải khác
cũng có thể có tính quăn mép. Ở vải một mặt phải dệt trơn các mép ngang có xu
hướng quăn sang mặt phải, còn các mép dọc có xu hướng quăn sang mặt trái của
vải. Hai xu hướng biến dạng đối lập nhau này sẽ triệt tiêu lẫn nhau ở phần giữa của
mảnh vải nên ở đó không xuất hiện hiện tượng quăn mép.
- Độ bền đứt của vải.
Độ bền đứt theo hướng cột vòng lớn gấp hai lần độ bền đứt theo hướng hàng
vòng. Do khi có lực tác dụng theo hướng cột vòng, lực này phân bố đều trên hai sợi,
theo hướng hàng vòng cắt chỉ có một sợi.
- Độ giãn của vải một mặt phải.
Dưới tác dụng của lực kéo, vải bị giãn ra. Tuỳ theo phương tác dụng của lực,
độ giãn vải thể hiện khác nhau. Dùng sự thay đổi của bước vòng A, chiều cao hàng
vòng B để biểu thị sự biến dạng của vòng sợi khi chịu lực kéo giãn.

+ Độ giãn theo chiều dọc: Khi lực tác dụng theo chiều dọc vải, vòng sợi bị
biến dạng các trụ vòng dài ra B - B

max,

các cung vòng thu hẹp lại A- A

max.

Cung

kim và cung Platin rút mất sợi để tạo thành Bmax , chỉ còn những cung ôm lấy hai
đầu của hai trụ vòng.
Học viên: Đỗ Thị Làn

18

Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


Luận văn thạc sỹ khoa học

GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn

+ Độ giãn theo chiều ngang: Khi lực tác dụng theo chiều ngang vải, các
cung vòng duỗi thẳng ra A- A max hai trụ vòng rút ngắn lại, chuyển bớt sợi để tạo
thành A

max


, trụ vòng không còn là dạng đoạn thẳng nữa mà chỉ còn là những

cung ôm.
Thực tế không phải bao giờ vải cũng bị kéo giãn theo một chiều đơn thuần
với trị số lớn nhất như hai trường hợp trên. Khi chịu lực tác dụng theo một hướng
nào đó thường xảy ra sự biến dạng đồng thời theo cả hai chiều dọc và ngang của
vải. Theo phương lực tác dụng vải bị kéo dài ra đồng thời thẳng góc với lực tác
dụng vải bị thu hẹp lại. [1]
Độ giãn của vải khi chịu lực kéo đồng thời theo hai chiều với trị số tương
tương nhau hoặc phương thẳng góc nhau. Vòng sợi có dạng gần như hình vuông, cả
cung vòng và trụ vòng đều có dạng các đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- Độ co của vải:
Trong quá trình dệt và gia công, vải chịu nhiều lực tác dụng. Ứng suất dư
trong vải sau khi giặt giũ sẽ được tiêu trừ đi và thể hiện thành độ co theo cả chiều
dọc và chiều ngang của vải. Thông thường vải một mặt vải độ co dọc là số dương
và độ co ngang có thể là âm hoặc dương. Độ co của vải phụ thuộc vào trạng thái
định hình của vải.
- Độ ẩm của vải:
Độ ẩm tương đối của không khí có ảnh hưởng đáng kể đến các tính chất của
vải. Trong quá trình hấp thụ, các phần tử nước thấm dần vào bên trong làm yếu liên
kết giữa các phân tử cấu tạo nên xơ và sợi cho nên khi tăng độ ẩm, phần lớn xơ và
sợi bị giảm độ bền. Riêng đối với xơ bông, lanh và vải được tạo ra từ loại xơ, sợi đó
có độ bền tăng lên khi độ ẩm tăng. Điều đó phụ thuộc vào cấu tạo của đại phân tử
xenlulô, dưới tác dụng kéo dàn trong môi trường ẩm, các phần tử ở trạng thái gấp
khúc chuyển sang duỗi thẳng hơn dọc theo trục xơ, sợi, từ đó liên kết phân tử chặt
chẽ hơn và làm tăng độ bền. Do đó độ ẩm của vật liệu cũng ảnh hưởng đáng kể tới
hiện tượng biến dạng của vải. Đặc biệt đối với vải 100% conton xơ bị trương nở
Học viên: Đỗ Thị Làn

19


Ngành: Công nghệ vật liệu Dệt may


×