Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐẶC điểm DỊCH tễ lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và một số yếu tố LIÊN QUAN VIÊM PHỔI mắc PHẢI tại BỆNH VIỆN ở TRẺ sơ SINH đẻ NON tại BỆNH VIỆN TRẺ EM hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.91 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

PHẠM VĂN HƯNG

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VIÊM PHỔI MẮC PHẢI TẠI BỆNH
VIỆN Ở TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI
PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HẢI PHÒNG - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

PHẠM VĂN HƯNG

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VIÊM PHỔI MẮC PHẢI TẠI BỆNH
VIỆN Ở TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI
PHÒNG


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Chuyên ngành: Nhi Khoa
Mã số: 62720135
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Thức


HẢI PHÒNG – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa có ai từng công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả

Phạm Văn Hưng


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn này cho phép tôi được gửi lời cảm ơn
tới: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Y Dược Hải
Phòng, Ban lãnh đạo Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng, tập thể các Bác sĩ, điều
dưỡng khoa Hồi sức cấp cứu và các khoa phòng khác của Bệnh viện Trẻ Em Hải
Phòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
làm luận văn tốt nghiệp.
Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, các Thầy cô trong hội đồng
thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, những người đã cho
tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đinh Văn Thức là
người Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi, đã giành nhiều thời gian, công sức, tận tình

chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dương, tập thể các Bác sĩ Khoa Y, Bộ môn Nhi Trường Đại học Kỹ thuật Y tế
Hải Dương đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, chia sẻ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Phạm Văn Hưng


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

CDC

Center for disease control ( Trung tâm kiểm soát
bệnh tật của Hoa Kỳ)

CS

Cộng sự


ĐTTC

Điều trị tích cực

Gr (+)

Gram dương

Gr (-)

Gram âm

HSCC

Hồi sức cấp cứu

KS

Kháng sinh

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

RLLN

Rút lõm lồng ngực

VPBV


Viêm phổi bệnh viện

WHO

World health Organization ( Tổ chức Y Tế Thế Giới)

MỤC LỤC
Trang


ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................
Chương 1: TỔNG QUAN...................................................................
1.1. Đặc điểm trẻ sơ sinh thiếu tháng...............................................
1.2. Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh đẻ non.............................................
1.3. Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện..............................................
1.4. Tình hình NKBV tại Việt Nam và trên Thế Giới..........................
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................
3.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi mắc

1
3
3
8
13
19
22
22

23
27

phải tại ở trẻ sơ sinh đẻ non..................................................................... 27
3.2. Một số yếu tố liên quan tới viêm phổi mắc phải tại bệnh viện ở trẻ 43
sơ sinh đẻ non..........................................................................................
Chương 4: BÀN LUẬN.....................................................................
KẾT LUẬN........................................................................................
KIẾN NGHỊ.......................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC................................................

47
60
62
63

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới.................................................... 28
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi lúc nhập viện.............................. 29
Bảng 3.3: Địa dư...................................................................................... 30
Bảng
3.4:
Tuổi 31
thai...........................................................................................
Bảng
3.5:
Cân
nặng

lúc 31
sinh............................................................................
Bảng
3.6:
Thời
gian
khởi 32
bệnh.........................................................................


Bảng
3.7:
Triệu
chứng
toàn
thân......................................................................
Bảng 3.8: Triệu chứng hô hấp....................................................................
Bảng 3.9: Nhịp tim....................................................................................
Bảng 3.10: Phân loại viêm phổi theo mức độ............................................
Bảng
3.11:
Số
lượng
bạch
cầu
trong
máu
ngoại
vi.....................................
Bảng

3.12:
Số
lượng
tiểu
cầu......................................................................
Bảng 3.13: Định lượng CRP trong máu.....................................................
Bảng
3.14:
X
quang
phổi............................................................................
Bảng
3.15:
Kết
quả
cấy
dịch
nội
khí
quản...................................................
Bảng 3.16: Các loại vi khuẩn gây bệnh......................................................
Bảng 3.17: Mức nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn
Klebsielle .....................
Bảng
3.18:
Mức
nhạy
cảm
kháng
sinh

của
P.aeruginosa............................
Bảng
3.19:
Mức
nhạy
cảm
kháng
sinh
của
S.aureus..................................
Bảng 3.20: Liên quan tuổi thai với mức độ nặng của viêm
phổi.....................
Bảng 3.21: Liên quan cân nặng lúc sinh với mức độ nặng viêm
phổi.............................................................................................................
......
Bảng 3.22: Liên quan giữa ngày xuất hiện viêm phổi với mức độ nặng
viêm
phổi........................................................................................................
Bảng 3.23: Liên quan giữa thở máy với mức độ nặng của viêm
phổi...........................................................................................................
Bảng 3.24: Liên quan giữa đặt catherer tĩnh mạch rốn với mức độ nặng
của
viêm
phổi..........................................................................................................

33
34
35
36

36
37
37
38
38
39
40
41
42
43

44

45

46
47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ đẻ non là trẻ ra đời trước thời hạn bình thường trong tử cung, có
tuổi thai dưới 37 tuần và có khả năng sống được. Trẻ có khả năng sống được là
trẻ được sinh ra sống từ 22 tuần tuổi hoặc cân nặng ít nhất là 500 gam (WHO).
Tỷ lệ đẻ non thay đổi từ nước này sang nước khác và ngay trong một nước thì
nó cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Tỷ lệ trẻ đẻ non tại các nước phát
triển là 5 %, trong đó tỷ lệ trẻ đẻ rất non là 1 đến 2 % số trẻ sinh ra. Tại Mỹ có
khoảng 440 000 trẻ đẻ non được sinh ra mỗi năm, tỷ lệ trẻ đẻ non tại các nước
đang phát triển chiếm 12 % số trẻ sinh ra [8].

Nhiễm khuẩn bệnh viện được xác định là nhiễm khuẩn phát triển trong
thời gian bệnh nhân điều trị tại bệnh viện sau 48 giờ không có sự biểu hiện và ủ
bệnh vào thời điểm bệnh nhân nhập viện [1].
Viêm phổi bệnh viện là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp và là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các loại nhiễm khuẩn bệnh viện
(30- 70 %), kéo dài thời gian và chi phí nằm viện. Theo các nghiên cứu ở các
nước đã phát triển, viêm phổi bệnh viện chiếm 15% trong tổng số các loại nhiễm
khuẩn bệnh viện , chiếm 27% trong các nhiễm khuẩn bệnh viện ở khoa hồi sức
tích cực [3].
Tại Việt Nam, kết quả điều tra toàn quốc năm 2005 trên 19 bệnh viện cho
thấy viêm phổi bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nhiễm khuẩn bệnh
viện khác (55,4%) [3]. Theo Lê Thanh Duyên, nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm
khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện
Nhi Trung Ương năm 2008 cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung là 52%
[11]. Hà Mạnh Tuấn, Hoàng Trọng Kim nghiên cứu tần suất nhiễm khuẩn bệnh
viện tại khoa hồi sức cấp cứu Nhi bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2005 cho thấy tỷ
lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 22,9 % [9]. Theo Dương Văn Linh nghiên cứu tần
suất, vi khuẩn và một số yếu tố liên quan tới viêm phổi ở trẻ thở máy tại bệnh
viên Trẻ em Hải Phòng năm 2011 cho thấy tần suất mắc viêm phổi sau khi đặt


2

ống nội khí quản thở máy là 58,8% trong đó nhóm tuổi sơ sinh có tỷ lệ mắc
viêm phổi sau khi đặt ống nội khí quản thở máy cao nhất với 86,6% [4].
Viêm phổi mắc phải ở trẻ sơ sinh đẻ non là một nhiễm khuẩn thường gặp
tại khoa hồi sức sơ sinh và có tỷ lệ tử vong cao. Ở trẻ sơ sinh non tháng cấu trúc
của các cơ quan chưa trưởng thành để thích nghi với cuộc sống bên ngoài nên
trẻ non tháng có nguy cơ cao về bệnh tật và gặp nhiều biến chứng. Vì vậy những
trẻ đẻ non sau sinh thường phải nằm viện điều trị lâu dài, diễn biến bệnh thường

nặng và phức tạp. Trong quá trình điều trị trẻ rất dễ bị bội nhiễm thêm các vi
khuẩn bệnh viện, đặc biệt hay gặp là viêm phổi mắc phải trong bệnh viện. Tại
Hải Phòng chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Xuất phát từ thực tiễn trên,
chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và một
số yếu tố liên quan viêm phổi mắc phải tại bệnh viện ở trẻ sơ sinh đẻ non tại
Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi mắc
phải tại bệnh viện ở trẻ sơ sinh đẻ non điều trị tại đơn nguyên hồi sức
sơ sinh Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 01/2016 đến tháng
08/2016.
2. Nhận xét về một số yếu tố liên quan đến viêm phổi mắc phải trong bệnh
viện ở trẻ sơ sinh đẻ non trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm trẻ sơ sinh thiếu tháng.
1.1.1. Định nghĩa
- Trẻ đẻ thiếu tháng hoặc còn gọi là trẻ đẻ non là trẻ ra đời trước thời hạn
bình thường trong tử cung, có tuổi thai từ 22 – đến 37 tuần tính từ ngày
đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng (theo định nghĩa WHO). Những trẻ dưới
22 tuần gọi là sảy thai, gần một thập kỉ nay tại một số nước như Mỹ, Đức,
Anh, Pháp, Canada đã nuôi sống được một số trẻ có tuổi thai 25 tuần, cân
nặng dưới 1000gam [8].
- Người ta chia ra:
Tuổi thai (tuần)
Tiên lượng
Cân nặng (gam)

Chiều dài (cm)
Vòng đầu (cm)
Vòng ngực (cm)
1.1.2.
-

< 22
Sảy thai
500
25
<25
<21

22- 28
Quá non
500-999
26-37
25-27
22-24

28-37
Đẻ non
1000-2500
38-45
28-31
25-29

38- 42
Đủ tháng
>2500

>45
32-35
30-33

Những dấu hiệu của trẻ đẻ non
Cân nặng thường < 2500 gam
Chiều dài: <45 cm
Da: càng đẻ non da càng mỏng, đỏ, nhiều mạch máu dưới da rõ, tổ chức
mỡ dưới da phát triển kém, trên da có nhiều lông tơ. Tổ chức vú và đầu vú

chưa phát triển.
- Tóc ngắn, phía trán và đỉnh ngắn hơn phía chẩm. Móng chi mềm, ngắn
không chùm các ngón.
- Xương mềm, đầu to so với tỷ lệ cơ thể (>1/4), các rãnh xương sọ chưa
liền, thóp rộng, lồng ngực dẹp. Cơ nhẽo, trương lực giảm. Tai mềm, sụn
vành tai chưa phát triển.
- Các chi luôn trong tư thế duỗi (càng non thì càng duỗi thẳng)
- Sinh dục ngoài: trẻ trai tinh hoàn chưa xuống hạ nang, trẻ gái môi lớn
chưa phát triển không che kín âm vật và môi nhỏ. Không có hiện tượng
biến động sinh dục (sưng vú, ra huyết)


4

- Thần kinh luôn bị ức chế, ít phản ứng, tiếng khóc nhỏ, các phản xạ bẩm
sinh yếu hoặc chưa có [8].
1.1.3. Đặc điểm sinh lý
- Tất cả trẻ đẻ non đều có biểu hiện ít nhiều thiếu sót về sự trưởng thành
của các hệ thống trong cơ thể.
- Những đặc điểm sinh lý phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân đẻ non.

Những đặc điểm đó chứng tỏ khả năng thích nghi kém với môi trường bên
ngoài tử cung của trẻ [8].
1.1.3.1. Hô hấp
- Trẻ thường khóc chậm sau đẻ, khóc yếu, thở không đều, kiểu thở Scheyne
– Stock, có cơn ngừng thở 7-10 giây, có rối loạn nhịp thở có thể kéo dài 23 tuần sau đẻ hoặc lâu hơn nữa tùy thuộc vào tuổi thai. Những rối loạn do
trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh nên sau khi cắt rốn gây thiếu oxy máu
và CO2 quá tăng làm ức chế hô hấp.
- Phổi chưa trưởng thành, tế bào phế nang còn là tế bào trụ, tổ chức liên kết
phát triển, tổ chức đàn hồi lại ít, do đó làm phế nang khó giãn nở, cách
biệt với các mao mạch nên sự trao đổi oxy càng khó khăn. Phổi còn chứa
chất dịch như nước ối của thời kỳ bào thai, những chất này tiêu đi chậm.
Các mao mạch tăng tính thấm nên dễ sung huyết hoặc xuất huyết.
- Lồng ngực trẻ đẻ non hẹp, xương sườn mềm dễ biến dạng, cơ liên sườn
chưa phát triển nên giãn nở kém cũng làm hạn chế di động của lồng ngực.
- Tất cả những yếu tố trên đã làm cản trở hô hấp của trẻ đẻ non, phổi dễ bị
xẹp từng vùng hoặc sung huyết, xuất huyết do suy hô hấp [8], [23].
1.1.3.2. Tuần hoàn
- Tim to tròn, tỷ lệ tim ngực > 0,55 %. Thất phải lớn hơn thất trái do đó trên
điện tim có trục phải. Ống động mạch (ống Botal) và lỗ Botal đóng chậm
sau đẻ vài tuần, nếu có suy hô hấp, các shunt ở phổi tăng thì đóng càng
chậm, nhịp tim phụ thuộc hoàn toàn vào hô hấp.
- Mạch dao động từ 90 – 220 lần/phút vì trung tâm thần kinh chưa hoàn
chỉnh, các mao mạch nhỏ, số lượng ít hơn trẻ đủ tháng, tổ chức tế bào


5

thành mạch chưa phát triển, dễ vỡ, dễ thoát quản, dễ phù nhất là khi thiếu
oxy ở những vùng xung quanh não thất ít tổ chức đệm.
- Máu: Các tế bào máu và các yếu tố đông máu đều giảm hơn trẻ đủ tháng,

số lượng hồng cầu ít, có nhiều hồng cầu non ra máu ngoại vi trong vài
tuần đầu. Huyết cầu tố giảm gây thiếu máu nhược sắc. Số lượng bạch cầu
và tiểu cầu ít. Chức năng kém, các yếu tố đông máu như sinh sợi huyết,
plasminogen,

proconvertin,

proacecelerin...

đều

giảm,

đặc

biệt

prothrombin giảm nhiều (15-20%), các vitamin như A, D, E, K... đều
thiếu.
- Do những yếu tố trên nên trẻ đẻ non dễ bị xuất huyết, nhất là xuất huyết
não [8].
1.1.3.3. Thần kinh
- Tổ chức não chứa nhiều nước, não mềm nhẽo, mặt não nhẵn lì, hồi não
chưa hình thành, không rõ các đường rãnh, nếp nhăn. Thần kinh võ não
chưa hoạt động, trẻ nằm lịm suốt ngày, không cử động thở nông, khóc yếu
trong nhiều tuần phụ thuộc vào mức độ đẻ non.
- Mọi sự hoạt động phụ thuộc vào thần kinh thực vật, các phản xạ bẩm sinh
yếu hoặc chưa có. Các mạch máu não có tính thấm cao và thiếu các men
chuyển hóa nên dễ bị thổn thương, xuất huyết, trẻ bị suy dinh dưỡng sớm
dễ để lại những di chứng thần kinh sau này [8].

1.1.3.4. Chức năng tiêu hóa
- Hệ tiêu hóa của trẻ đẻ non kém phát triển, các men tiêu hóa nói chung ít,
phản xạ bú yếu hoặc chưa có ở những trẻ đẻ quá non (dưới 28 tuần), dạ
dày tròn nhỏ, nằm ngang và cao sát cơ hoành, dung tích 5-10 ml dễ giãn
nên trẻ dễ nôn trớ sau khi ăn. Nhu động ống tiêu hóa còn kém, thành bụng
mỏng, lớp mỡ dưới da rất ít do đó có thể nhìn thấy quai ruột nổi.
- Gan thùy phải không to hơn thùy trái, chức năng gan kém, hầu như không
có glycogen vì glucogen chỉ tích lũy gan từ tuần thứ 35 bào thai, gan
không sản xuất được một số men chuyển hóa như men carbonic


6

anhydrase, glucuronyl – transferase... do đó trẻ đẻ non thường có vàng da
đậm kéo dài, dễ hạ đường máu, dễ tan máu... nhất là khi thiếu oxy [8].
1.1.3.5. Chức năng thận
- Thận hoạt động kém, chức năng lọc và đào thải chưa hoàn chỉnh, những
ngày đầu sau đẻ thận giữ nước và muối nhiều nên dễ bị phù.
- Thận giữ các chất điện giải kể cả các chất độc, do đó những ngày đầu sau
sinh, lượng kali trong máu thường cao và khi điều trị thuốc cho trẻ không
nên dùng các kháng sinh nặng, liều cao [8].
1.1.3.6. Chức năng chuyển hóa các chất.
- Tỷ lệ nước của trẻ đẻ non cao hơn trẻ đủ tháng, nước ở gian bào nhiều
hơn do đó dễ bị phù cứng bì vì ứ nước và lạnh.
- Nhu cầu Na+, K+ của trẻ đẻ non như trẻ đủ tháng, nhưng thận lại thải kali
rất chậm vì vậy phải chú ý khi cần thiết bù kali tránh gây ứ đọng.
- Sắt: bình thường được mẹ cung cấp trong những tháng cuối của thai kì
nên trẻ càng non thì càng thiếu sắt.
- Các vitamin: nói chung trẻ đẻ non thiếu hầu hết các vitamin do đó cần cho
thêm ngay từ những ngày đầu sau đẻ đến hết thời kì sơ sinh hoặc lâu hơn

nữa.
- Chuyển hóa protid kém vì thiếu các men cần thiết.
- Lipid: là chất cần thiết để giữ thân nhiệt, nhưng ở trẻ đẻ non lại có rất ít,
vì vậy trẻ càng non càng mất nhiệt nhiều [8].
1.1.3.7. Điều hòa thân nhiệt.
- Khi ra đời, do nhiệt độ bên ngoài thấp hơn trong tử cung, trẻ sơ sinh nói
chung rất dễ bị mất nhiệt, khả năng điều hòa nhiệt kém, nhiệt độ cơ thể trẻ
đẻ non phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ môi trường, bị mất nhiệt cao hơn
trẻ đủ tháng vì thần kinh chưa hoàn chỉnh, da mỏng, diện tích da tương
đối rộng do cận nặng thấp.
- Hoặc trẻ dễ bị sốt cao, mất nước nhiều nếu nhiệt độ môi trường cao và
khô [8].
1.1.3.8. Khả năng miễn dịch
- Các khả năng bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn của trẻ đẻ non rất kém
chưa phát triển hoặc phát triển không đầy đủ.
- Da mỏng và có độ toan thấp nên ít có tác dụng kháng khuẩn.


7

- Bạch cầu, đại thực bào chưa trưởng thành, hoạt động kém.
- Bổ thể không qua rau nên không có.
- Lượng globulin miễn dịch thiếu cả về chất lượng và khối lượng IgG do
mẹ truyền qua rau thai nhưng vì đẻ non nên có ít, IgG, IgM... chưa có, khả
năng tự tạo miễn dịch lại càng yếu.
- Do những nguyên nhân trên, trẻ đẻ non dễ bị nhiễm khuẩn và có tỷ lệ tử
vong cao [8].
Do các đặc điểm sinh lý nêu trên nên trẻ đẻ non ra đời có rất nhiều nguy cơ, hay
gặp là: hạ đường máu, hạ thân nhiệt, suy hô hấp và nguy cơ nhiễm khuẩn... Trẻ
càng non thì các nguy cơ càng cao và nặng nề. Đây chính là những nguyên nhân

khiến trẻ đẻ non phải nằm viện điều trị lâu dài, diễn biến bệnh thường nặng,
phức tạp và cũng là điều kiện thuận lợi của các NKBV, đặc biệt hay gặp là viêm
phổi bệnh viện.
1.2. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh đẻ non.
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng.
1.2.1.1. Triệu chứng toàn thân.
Đặc điểm lâm sàng viêm phổi sơ sinh thường không đặc hiệu khó phân biệt với
các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh khác, bệnh thường nặng, diễn biến nhanh và có tỷ
lệ tử vong cao. Triệu chứng toàn thân thường gặp là:
- Dấu hiệu tím: đó là dấu hiệu của thiếu oxy máu trầm trọng. do ở trẻ nhỏ
độ bão hòa oxy trong máu cao nên khi có giảm nồng độ oxy máu nếu ở
mức vừa phải vẫn chưa có dấu hiệu tím tái trên lâm sàng. Nên khi có biểu
hiện tím tái bệnh đã rất nặng. Theo Khu Thị Khánh Dung dấu hiệu tím
trong viêm phổi sơ sinh chiếm tới 2/3 (64,9%) và tỷ lệ ở trẻ đẻ non lớn
hơn trẻ đủ tháng [10].
- Bỏ bú, bú kém: mặc dù không phải là dấu hiệu đặc trưng của viêm phổi
nhưng là dấu hiệu lâm sàng quan trọng để tiên lượng bệnh. Khi đứa trẻ đã
bú kém hay bỏ bú nghĩa là đứa trẻ đang trong tình trạng nguy kịch không
còn đủ sức để duy trì phản xạ sinh tồn. Bỏ bú, bú kém chiếm 23,5% ở


8

viêm phổi sơ sinh mắc phải [19]. Và đặc biệt viêm phổi sơ sinh ở nhóm
trẻ non tháng thấp cân tỷ lệ bỏ bú rất cao 85,2% [17].
- Dấu hiệu li bì: là dấu hiệu không đặc hiệu của bệnh viêm phổi, nhưng nó
thể tiện tình trạng nặng của bệnh viêm phổi, vì lúc đó đứa trẻ rơi vào tình
trạng kiệt sức, trạng thái thần kinh bị ức chế. Dấu hiệu li bì trong viêm
phổi chiếm tới 63,2% ở nhóm trẻ sơ sinh đẻ non, 29,9% ở nhóm trẻ sơ
sinh đủ tháng [10].

- Sốt là khi nhiệt độ ở nách ≥ 37,5 oC và hạ nhiệt độ khi ≤ 36oC. Sốt là một
phản ứng tự bảo vệ của cơ thể với các tác nhân gây bệnh do nhiễm khuẩn.
Khi đứa trẻ càng khỏe phản ứng của cơ thể càng mạnh, trẻ sốt càng cao.
Đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là sơ sinh đẻ non, sự phản ứng này rất kém
nên thường không sốt hoặc còn biểu hiện hạ nhiệt độ, đó là do trung tâm
điều nhiệt chưa hoàn chỉnh, phản ứng của cơ thể với nhiễm khuẩn còn
kém. Phần lớn là viêm phổi sơ sinh có nhiệt độ bình thường (78,4%), hạ
nhiệt độ xảy ra chủ yếu ở trẻ đẻ non (21,1%) trong khi trẻ đủ tháng chỉ là
2,6% [10].
1.2.1.2. Triệu chứng hô hấp.
- Ho là phản xạ tống dị vật cũng như đờm dãi ở đường hô hấp ra ngoài.
Nhưng ở trẻ sơ sinh nhất là sơ sinh đẻ non phản xạ ho yếu, thậm chí
không có phản xạ ho do hệ hô hấp của trẻ đẻ non còn chưa hoàn chỉnh.
Dấu hiệu ho gặp nhiều hơn ở nhóm trẻ viêm phổi mắc phải sau đẻ
(97,1%) [22]. Nhưng theo Khu Thị Khánh Dung thì ho chỉ gặp ở 38,8%, ở
trẻ đủ tháng tần xuất ho cao hơn (53,2%) còn ở trẻ đẻ non thấp (19,3%)
[10].
- Thở rên là dấu hiệu nặng, nhóm trẻ viêm phổi rất nặng có tới 62,0% [10].
- Khò khè: do hiện tượng phù nề và tiết nhiều đờm dãi làm hẹp lòng phế
quản, cản trở thong khí. Khi không khí đi qua trong động tác hô hấp tạo
nên tiếng khò khè.
- Thở nhanh (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi ≥ 60 l/p): khi phổi bị tổn thương
viêm làm giảm quá trình trao đổi khí dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy nên đáp


9

ứng lại của đứa trẻ là tăng tần số thở để khắc phục tình trạng đó [23].
WHO đã đưa ra khuyến cáo để chẩn đoán viêm phổi sớm tại cộng đồng
cần dựa vào triệu chứng chính là thở nhanh.

- Rút lõm lồng ngực: do nhu mô phổi bị tổn thương viêm, đông đặc gây hạn
chế thở làm cho các cơ hô hấp phải tăng cường hoạt động tạo nên dấu
hiệu RLLN. Dấu hiệu RLLN là biểu hiện bệnh viêm phổi nặng. Riêng đối
với trẻ dưới 2 tháng tuổi RLLN mạnh mới có giá trị vì lúc này lồng ngực
còn mềm. Theo nghiên cứu của Đào Minh Tuấn đã kết luận RLLN là dấu
hiệu có giá trị tiên lượng mức độ nặng của viêm phế quản phổi [7].
- Cơn ngừng thở: Ở trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh trung tâm hô hấp chưa hoàn
chỉnh nên khả năng điều hòa nhịp thở kém, đáp ứng với tình trạng thiếu
oxy bằng cách tăng nhịp thở chỉ trong thời gian ngắn và sau đó dẫn đến
cơn ngừng thở. Khi có cơn ngừng thở được gọi là dấu hiệu bệnh nặng
trong viêm phổi. Cơn ngừng thở hay gặp hơn ở nhóm trẻ đẻ non [10].
- Ran ẩm nhỏ hạt: là dấu hiệu đặc trưng cho viêm phổi, xong có độ nhạy và
độ đặc hiệu không cao như đối với viêm phổi sơ sinh đẻ non. Theo kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung và cộng sự ran ẩm chỉ gặp
42,9% trong viêm phổi sơ sinh đẻ non [17].
- Để đánh giá được các triệu chứng lâm sàng khách quan nhất cần phải
khám khi trẻ nằm yên, không khóc, không bú...
- Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh không điển hình đặc biệt là trẻ sơ sinh
đẻ non, các tổn thương tại phổi gặp dưới 50%, chủ yếu là dấu hiệu toàn
thân như hạ nhiệt độ 42%, nhiễm trùng nhiễm độc nặng 64,3% và triệu
chứng tiêu hóa như bỏ bú 85,2% [17].
- Vì vậy để chẩn đoán được viêm phổi sơ sinh chúng ta cần phải khám xét
một cách tỷ mỉ và toàn diện.
1.2.2. Cận lâm sàng.
1.2.2.1. Xét nghiệm máu.
- Bạch cầu: Là những tế bào có khả năng vận động. Chúng được tạo ra một
phần trong tủy xương và một phần trong các mô bạch huyết. Sau khi được


10


tạo ra, chúng được đưa vào máu và được chuyển đến khắp cơ thể và được
sử dụng, đặc biệt là các vùng đang bị viêm để chống lại các tác nhân gây
nhiễm trùng [20].
+ Số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, trẻ càng nhỏ số lượng cầu càng
cao hơn trẻ lớn. Theo hằng số sinh học người Việt Nam, số lượng bạch cầu
thay đổi như sau:
Sơ sinh 1- 3 ngày: 15,4 ± 2,5 G/L
Sơ sinh 4-6 ngày: 11,2 ± 2,5 G/L
Sơ sinh trên 7 ngày: 11,0 ± 1,95 G/L
+ Trong VPSS số lượng bạch cầu có thể tăng > 20 G/L hoặc giảm < 5
G/L, nhưng chủ yếu là bình thường chiếm tới 63,4%, tăng bạch cầu chiếm
25,4%, giảm bạch cầu chiếm 11,2 % và chủ yếu là ở trẻ đẻ non 19,3% còn
trẻ đủ tháng chỉ 5,2 % [10], [6].
+ Bạch cầu hạt trung tính ở trẻ sơ sinh trong những giờ đầu (8-12 giờ sau
sinh) giống người lớn, khoảng 65%. Sau đó bắt đầu giảm từ ngày thứ 5-7
sau sinh còn khoảng 45%, và tiếp tục giảm thấp nhất lúc 9-10 tháng tuổi
khoảng 30%. Từ trên 1 tuổi, bạch cầu hạt trung tính tăng dần đến 5- 7 tuổi
khoảng 45%, sau đó tiếp tục tăng đến lúc 14 tuổi ổn định giống người lớn
khoảng 65% [12].
+ Trong VPSS bạch cầu hạt trung tính tăng ≥ 5G/L chiếm tới 2/3 (67,2%)
và chỉ có 2,2% giảm ≤ 1,5 G/L. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ
đẻ non và đủ tháng [10].
- Hemoglobin: Ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu sau đẻ Hb rất cao,
khoảng 170-190 g/l, sau đó giảm dần [12].
+ Hb giảm < 140 g/l ở trẻ sơ sinh đẻ non bị viêm phổi là 12/57 (21,1%)
[10].
- Tiểu cầu: Số lượng tiểu cầu ít thay đổi, ở trẻ sơ sinh số lượng tiểu cầu từ
100 -400 G/L, ngoài tuổi sơ sinh tiểu cầu giống người lớn 150-300 G/L
[ 14].



11

+ Theo nghiên cứu đặc điểm viêm phổi trẻ sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2
năm 2007, số lượng tiểu cầu ≥ 150 G/l (82,8%), tiểu cầu <150 G/l
(16,2%) [14]
- Định lượng CRP trong máu: CRP là một protein miễn dịch, được tổng
hợp tại gan. Nó thường được dùng để chẩn đoán phân biệt giữa vi khuẩn
và virus gây bệnh. CRP tăng ngay từ 6 giờ đầu khi có quá trình viêm và
thường tăng chắc chắn sau 24 giờ khi bắt đầu quá trình viêm, giảm nhanh
sau 48 giờ sử dụng kháng sinh đúng và về bình thường nhanh sau khi hết
viêm [15]. Hầu hết CRP trong giới hạn bình thường (76,8%), tăng > 10
mg/l chiếm 23,2% [10].
1.2.2.2. X quang phổi.
- Chụp X quang phổi là xét nghiệm đơn giản, dễ làm, giúp ích nhiều cho
chẩn đoán xác định viêm phổi. Kết quả có thể thấy tổn thương lan tỏa
hoặc có khi kết hợp với tràn dịch, tràn khí, có 51% hình ảnh nốt mờ rải
rác ở phế nang [10].
1.2.2.3. Xét nghiệm vi khuẩn.
- Bệnh nhân được lấy dịch nội khí quản để soi, nuôi cấy xác định vi khuẩn
gây viêm phổi. Tuy nhiên tỷ lệ tìm thấy vi khuẩn là không cao.
- Cấy máu lúc sốt cao, triệu chứng nhiễm trùng rõ, xét nghiệm: bạch cầu ≤
4G/L hoặc ≥ 15 G/L, Tiểu cầu <100G/l, CRP > 10 mg/l. Theo nghiên cứu
BV nhi Đồng 2 năm 2007 kết quả dương tính là 8,7% [5].
1.3. Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện.
1.3.1. Định nghĩa.
- Viêm phổi mắc phải bệnh viện là viêm phổi mắc phải trong thời gian nằm
viện, thường sau khi nhập viện 48 giờ, tại thời điểm nhập viện BN không
mắc viêm phổi cũng như trong giai đoạn ủ bệnh [1], [2], [48], [46], [49].

- Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi mắc phải tại BV theo tài liệu hướng dẫn
quy trình chống nhiễm khuẩn của Bộ Y Tế số 1040/2003/QĐ-BYT [2].
 Tiêu chuẩn chẩn đoán VPBV ở trẻ sơ sinh [2]: Phải có ít nhất 2 trong
các triệu chứng:
- Thở nhanh ≥ 60 lần/phút.
- Ngừng thở.


12

- Tim đập chậm < 100 lần/phút hoặc nhanh >170 lần/phút.
- Khò khè.
- Ran ẩm, ngáy và ho.
Và có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:
- Tăng tiết hô hấp.
- Mới có đờm mủ hoặc thay đổi về đặc tính đờm.
- Cấy máu (+) hoặc có sự gia tăng IgM hoặc gia tăng 4 lần IgG.
- Phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch hút khí quản hoặc dịch chải
cuống phổi hoặc sinh thiết.
- Phân lập được virus hoặc kháng nguyên virus từ chất tiết hô hấp
- Hình ảnh viêm phổi trên mô học.
 Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi BV theo CDC [49].
 Tiêu chuẩn lâm sàng, xét nghiệm.
Đối với trẻ ≤ 1 tuổi: Sự trao đổi khí xấu hơn (giảm độ bão hòa oxy, tăng
nhu cầu oxy hoặc đòi hỏi tăng thông khí) và có ít nhất 3 trong các tiêu
chuẩn sau:
- Nhiệt độ không ổn định không do nguyên nhân nào khác
- Bạch cầu giảm (<4G/l) hoặc tăng (≥15 G/l)
- Mới xuất hiện đờm mủ hoặc thay đổi tính chất của đờm, hoặc tăng các
chất tiết của đường hô hấp hoặc tăng nhu cầu hút chất tiết

- Ngừng thở, thở nhanh, phập phồng cánh mũi cùng với co kéo thành ngực


hoặc thở rên
Khò khè, ran ẩm/nổ hoặc ran ngáy.
Ho
Nhịp tim chậm (<100 lần/phút) hoặc nhanh (>170 lần/phút).
Tiêu chuẩn x quang [49]: BN có 2 lần chụp x quang tim phổi trở lên
(nếu BN không mắc các bệnh cơ bản là tim hoặc phổi thì có thể chấp nhận



1 lần chụp) và có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:
Hình ảnh thâm nhiễm mới hoặc tiến triển và tồn tại dai dẳng
Hình ảnh đông đặc
Hang
Hình ảnh tràn khí (ở trẻ ≤ 1 tuổi)
Tiêu chuẩn nuôi cấy vi sinh [49]: Có ít nhất một trong các tiêu chuẩn

sau:
- Cấy máu dương tính mà không liên quan đến nguồn nhiễm trùng khác
- Cấy dịch màng phổi dương tính với vi khuẩn.


13

- Cấy định lượng dương tính vi khuẩn từ những bệnh phẩm nhiễm khuẩn
tối thiểu của đường hô hấp dưới (ví dụ như phương pháp chải rửa phế
nang BAL, phương pháp bàn chải phế quản có bảo vệ).
- Có ≥ 5% lượng tế bào với phương pháp chải phế nang chứa vi khuẩn qua

nhuộm soi trực tiếp.
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh viêm phổi.
1.3.2.1. Đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh
- Lây truyền qua tiếp xúc xảy ra khi BN tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với
nguồn bệnh như: đụng chạm vào các dụng cụ nhiễm bẩn, quần áo bẩn
hoặc bàn tay bẩn của nhân viên y tế không được rửa sạch. Lây truyền qua
tiếp xúc là nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất [38].
- Hít phải các phân tử chứa vi khuẩn ở môi trường hoặc từ các dụng cụ: khí
dung, thở oxy, máy hút... bị nhiễm khuẩn, đặc biệt từ tay nhân viên y tế.
Những vi khuẩn này là vi khuẩn ngoại sinh (ở môi trường bệnh viện) có
tính kháng kháng sinh cao [32], [34], [35].
- Mở khí quản làm tăng nhiễm khuẩn trực tiếp từ không khí, các dụng cụ
giảm khả năng ho khạc của BN làm ứ đọng các chất tiết.
- Ống nội khí quản tạo đường dẫn các dịch tiết từ hầu họng xuống phổi,
tăng khả năng hít phải dịch tiết từ họng nhất là ống nội khí quản không có
cuff [32].
1.3.2.2. Suy giảm khả năng bảo vệ đường hô hấp.
- Mở khí quản, đặt ống nội khí quản, các ống thông hút đờm tác động trực
tiếp làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, làm thay đổi độ ẩm, nhiệt
độ, không khí vào đường hô hấp gây tổn thương [18].
- Đặt nội khí quản làm giảm phản xạ ho gây ứ đọng các chất tiết.
- Suy giảm khả năng bảo vệ còn xảy ra ở BN bị viêm phổi tắc nghẽn mạn
tính, bệnh xơ nang phổi, dãn phế quản, phù phổi, chấn thương, dị dạng
bẩm sinh ở tim, phổi, lồng ngực.
- Các tổn thương đường hô hấp do khói thuốc, thuốc mê... cũng như sau
nhiễm virus đường hô hấp làm giảm khả năng bảo vệ tại chỗ của đường
hô hấp [28].
- BN suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch... [18].



14

1.3.3. Các yếu tố nguy cơ.
Yếu tố nguy cơ VPBV thường được phân thành những nhóm sau:
1.3.3.1. Các yếu tố thuộc về người bệnh
- Trẻ sơ sinh, người già trên 65 tuổi, người béo phì, người bệnh phẫu thuật
bụng, ngực, đầu và cổ, người bệnh có bệnh lý nặng kèm theo như có rối
loạn chức năng phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bất thường lồng
ngực, chức năng phổi bất thường, suy giảm miễn dịch, mất phản xạ ho
nuốt.
- Người bệnh hôn mê, khó nuốt do bệnh lý hệ thần kinh hoặc thực quản làm
tăng nguy cơ viêm phổi hít
- Các yếu tố làm gia tăng sự xâm nhập và định cư của vi khuẩn: Ở người
khoẻ mạnh, tế bào biểu mô niêm mạc miệng được phủ một lớp
fibronectin ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn gram âm, lớp bảo vệ này
bị mất đi trong những trường hợp bệnh nặng làm cho vi khuẩn gram âm
bám dính vào biểu mô vùng hầu họng nhiều hơn. Do đó vi khuẩn thường
trú ở vùng hầu họng ở người lớn khỏe mạnh là vi khuẩn yếm khí và liên
cầu tan máu  (Streptococi -hemolytic), ngược lại vùng hầu họng của
các người bệnh nhập viện thường bị các vi khuẩn Gram âm hiếu khí
đường ruột cư trú, điều này giải thích tỷ lệ vi khuẩn gram âm thường
nhiều hơn vi khuẩn gram dương trong các trường hợp VPBV [3].
1.3.3.2. Các yếu tố do can thiệp y tế
- Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.
- Đặt ống thông mũi dạ dày: ống thông làm gia tăng vi sinh vật ký sinh ở
vùng mũi, hầu, gây trào ngược dịch dạ dày, vi khuẩn từ dạ dày theo đường
ống đến đường hô hấp trên.
- Các điều kiện tạo thuận lợi cho quá trình trào ngược hoặc viêm phổi do
hít sặc: như đặt nội khí quản, đặt ống thông dạ dày, tư thế nằm ngửa.
Nghiên cứu cho thấy lòng ống nội khí quản nhanh chóng bị phủ một lớp

màng sinh học có thể chứa đến hàng triệu vi khuẩn/ cm2. Sự phát triển của
vi sinh vật ký sinh ở ống nội khí quản và khí quản do vi khuẩn từ chất tiết


15

đọng phía trên bóng chèn của ống nội khí quản đi vào và phát triển ở khí
phế quản.
- Các bệnh lý cần thở máy kéo dài: Làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các dụng
cụ bị nhiễm khuẩn, bàn tay của nhân viên y tế bị nhiễm bẩn. Người bệnh
thở máy bị mất các cơ chế bảo vệ bình thường do ống nội khí quản ngăn
cản cơ chế bảo vệ bình thường của cơ thể và là nơi vi khuẩn đến cư trú và
phát triển, ngoài ra vi khuẩn phát triển từ chất tiết ứ đọng phía trên bóng
của ống nội khí quản đi vào khí quản. Lòng ống nội khí quản bị phủ lớp
màng sinh học cũng là yếu tố làm gia tăng nhiễm khuẩn. Người bệnh thở
máy có nguy cơ viêm phổi gấp từ 6 – 21 lần so với người bệnh không thở
máy. Nghiên cứu của Fagon cho thấy nguy cơ viêm phổi gia tăng 1% cho
mỗi ngày thở máy và trung bình khoảng 25% người bệnh hồi sức tích cực
thở máy bị VPBV [3], [29].
- Các yếu tố cản trở quá trình khạc đờm: như các phẫu thuật vùng đầu, cổ,
ngực, bụng, bất động do chấn thương hoặc bệnh, dùng thuốc an thần hay
hôn mê.
- Người bệnh được dùng thuốc kháng acid dạ dày để dự phòng xuất huyết
tiêu hóa do stress có nguy cơ VPBV cao hơn người bệnh được dự phòng
bằng sucralfate. PH acid dạ dày có tác dụng diệt vi khuẩn được nuốt vào
cùng với thức ăn và nước bọt, duy trì môi trường vô khuẩn ở đường tiêu
hóa trên. Khi độ acid của dịch dạ dày bị giảm do dùng thuốc kháng acid,
ức chế H2, ức chế bơm ion H+ hoặc nuôi ăn qua ống thông, vi khuẩn nuốt
vào phát triển trong dạ dày và là nguồn dự trữ vi khuẩn gây viêm phổi khi
có tình trạng trào ngược.

- Nuôi ăn qua đường tiêu hóa có thể gây lây chéo vi khuẩn thông qua quá
trình chuẩn bị dung dịch nuôi ăn và làm cho PH dạ dày tăng lên, ngoài ra
sự trào ngược và viêm phổi hít dễ xảy ra khi dạ dày gia tăng về thể tích và
áp lực [3].
1.3.3.3. Các yếu tố môi trường, dụng cụ.


16

- Lây truyền các vi khuẩn gây VPBV như trực khuẩn Gram âm và tụ cầu
qua bàn tay của nhân viên y tế bị nhiễm bẩn thông qua các thao tác như
hút đờm, cầm vào dây máy thở, vào ống nội khí quản. Vì thế nhân viên y
tế phải tuyệt đối chú ý đến vấn đề rửa tay, mang găng khi chăm sóc người
bệnh, đặc biệt tại các khoa/đơn vị hồi sức tích cực.
- Lây truyền các vi sinh vật gây VPBV qua dụng cụ không được khử tịệt
khuẩn đúng quy cách
- Lây truyền các vi sinh vật gây VPBV qua môi trường không khí, qua bề
mặt bị nhiễm [3].
1.3.4. Tác nhân gây viêm phổi bệnh viện:
Theo hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh trong các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh (Bộ Y Tế năm 2012) [3].
- Tác nhân gây viêm phổi bệnh viện có thể khác nhau giữa các bệnh viện,
địa lý do nguồn bệnh và phương pháp chẩn đoán khác nhau. Tác nhân gây
VPBV do nhiều loại vi khuẩn, thường là vi khuẩn Gram âm hiếu khí (83%
theo số liệu của Estes RJ 1995) như Pseudomonas aerginosa,
Acinetobacter spp, Enterobacter spp, E coli, Providencia spp, vi khuẩn
Gram dương như Staphylococcus aureus và Streptococus pneumonia cũng
chiếm tỷ lệ cao (27%, 14% theo thứ tự). Những vi khuẩn này thường đa
kháng thuốc nên gây khó khăn cho điều trị. Các nghiên cứu tại Việt Nam
cũng cho thấy vi khuẩn gây bệnh thường gặp tương tự.

- Tác nhân gây viêm phổi liên quan thở máy xuất hiện sớm (dưới 4 ngày)
thường do vi sinh vật ít đề kháng kháng sinh nhưng nếu xuất hiện muộn
hơn thường do vi sinh vật đa kháng thuốc. Các nghiên cứu cho thấy vi
khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy sớm thường do các
Enterobacteria spp, Methicillin - susceptible Staphylococus aureus
(MRSA) và Haemophilus influenza. Viêm phổi muộn thường do
Acinetobacter baumannii và MRSA. Tác nhân gây bệnh cũng khác nhau ở
1.4.

các khoa khác nhau [3].
Tình hình NKBV ở Việt Nam và trên Thế Giới.


17

1.4.1. Tình hình NKBV trên Thế Giới:
- NKBV xảy ra ở khắp nơi và lan rộng ở cả các nước phát triển và các
nước kém phát triển. NKBV là nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ tử
vong ở BN nằm viện, đó không chỉ là gánh nặng cho BN mà còn là gánh
nặng cho cộng đồng. Tổ chức y tế Thế Giới đã tiến hành một cuộc điều
tra tại 55 BV thuộc 14 quốc gia trên bốn vùng lãnh thổ (Châu Âu, Trung
Đông, Đông Nam Á, Tây Phi) cho thấy: 8,7% BN trong bệnh viện có
NKBV, 1,4 triệu người bị lây bệnh là do NKBV. Theo báo cáo của các
BV cho thấy tỷ lệ NKBV cao nhất ở Trung Đông 11,8%, Đông Nam Á
10%, Tây Phi 9%, Châu Âu 7,7%. NKBV gặp nhiều ở các vết thương,
đường tiết niệu, đường hô hấp dưới. Theo nghiên cứu của WHO và các
nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng tỷ lệ NKBV cao ở các đơn vị chăm
sóc tích cực, khoa Ngoại, khoa Chấn thương chỉnh hình, tỷ lệ NKBV
cũng cao ở những đối tượng BN có tính cảm thụ cao như: tuổi cao, nằm
lâu, hóa trị liệu [49].

- Tại Ấn Độ, theo nghiên cứu ở Mumbai cho thấy tỷ lệ NKBV trong các
đơn vị điều trị tích cực Nhi là 27,3% trong đó viêm phổi chiếm 28% [27].
- Tại Mỹ, nghiên cứu với số liệu tổng hợp từ 61 đơn vị điều trị tích cực
Nhi trong thời gian từ năm 1992 đến năm 1997 cho thấy tỷ lệ NKBV là
5,68%, trong đó nhiễm khuẩn máu chiếm 28%, là nhiễm khuẩn phổ biến
nhất, viêm phổi chiếm 21%, nhiễm khuẩn tiết niệu 21%. Trong đó hơn
70% xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và hầu hết (39%) xảy ra ở trẻ dưới 2 tháng
tuổi [44].
- Tại Thổ Nhĩ Kì, qua khảo sát 56 đơn vị điều trị tích cực, tỷ lệ NKBV
hiện mắc là 48,7%. Viêm phổi và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới chiếm
28%, nhiễm khuẩn máu 23,3%, nhiễm khuẩn đường tiểu 15,7% [42].
1.4.2. Tình hình NKBV tại Việt Nam.
- Việt Nam là quốc gia có nét đặc thù riêng về khí hậu, kinh tế còn nghèo,
nền y học còn nhiều hạn chế so với các quốc gia khác trên thế giới. Qua
các công trình nghiên cứu về tình hình NKBV của nhiều tác giả trong


18

nước đã cho thấy rằng NKBV đang gia tăng ở hầu hết các bệnh viện với
những chủng vi khuẩn đa kháng thuốc đã gây khó khăn trong công tác
điều trị, tốn kém kinh phí cho nhà nước.
- Qua điều tra tình hình NKBV tại một số bệnh viện thuộc sở Y tế thành
phố Hà Nội tỷ lệ NKBV là 10%. Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn vết
mổ và nhiễm khuẩn tiêu hóa là ba loại nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất
theo trình tự là 36,5%, 29,9% và 19,6%. Tỷ lệ NKBV cao nhất ở khoa
HSCC (25,8%) cao hơn những khu vực khác [21].
- Theo Đặng Văn Quý, Nguyễn Thị Hạnh Lê, Võ Công Đồng nghiên cứu
đặc điểm NKBV tại khoa HSCC bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2001 cho
thấy: tỷ lệ NKBV là 23,1%, ở trẻ sơ sinh nhiễm trùng huyết cao nhất

45,7%, viêm phổi 34,8%, trẻ ngoài sơ sinh viêm phổi chiếm cao nhất
chiếm 48,3% [5].
- Theo Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư, Đào Xuân Vinh và CS nghiên
cứu tình hình NKBV tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai năm
2002 - 2003 cho thấy: tỷ lệ mới mắc NKBV chiếm 29,6%, nhiễm khuẩn
phổi BV cao nhất 66,9%, nhiễm khuẩn tiết niệu 12% và nhiễm khuẩn
huyết 9,8%, các tác nhân thường gặp là Acinetobecter baumani 28,1%,
P.aeruginosa 25,6%, canida spp 14% [15].
- Theo Lê Kiến Ngãi, Khu Thị Khánh Dung và CS nghiên cứu tỷ lệ NKBV
và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2005 cho
thấy: tỷ lệ NKBV hiện mắc 12,1% trong đó viêm phổi và nhiễm khuẩn hô
hấp (72,7%), nhiễm khuẩn tiêu hóa (15,2%), nhiễm khuẩn máu (4,5%),
nhiễm khuẩn tiết niệu (3%), nhiễm khuẩn da (3%), nhiễm khuẩn vết mổ
(1,5%) [12].
- Theo Hà Mạnh Tuấn, Hoàng Trọng Kim, nghiên cứu tần suất NKBV tại
khoa HSCC bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2005 cho thấy: tỷ lệ NKBV là
22,9%, chủ yếu là vi khuẩn Gr (-) với 79,8% trong đó Klebsiella 17,1%,
Acinetobecter 16,9%, P.aeruginosa 16,9% [9].


×