Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu biến cố tức thì liên quan đến thủ thuật đặt ống nội khí quản cấp cứu ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

THEPNALY XAYSIDA

NGHIÊN CỨU BIẾN CỐ TỨC THÌ LIÊN QUAN ĐẾN THỦ
THUẬT ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN CẤP CỨU Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIÊN NHI TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI-2016


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

THEPNALY XAYSIDA

NGHIÊN CứU BIếN Cố TứC THì LIÊN QUAN ĐếN
THủ THUậT ĐặT ốNG NộI KHí QUảN CấP CứU ở TRẻ EM
TạI BệNH VIÊN NHI TRUNG ƯƠNG
Chuyờn ngnh: Nhi khoa
Mó s: 60720135
LUN VN THC S Y HC


Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. Trõ n Minh iờ n
2. TS. Phan Hu Phỳc

H NI-2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, các phòng ban chức năng
của trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Các thầy cô trong Bộ môn Nhi đã đóng góp nhiều công sức giảng dạy,
đào tạo tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương đã đưa ra những góp
ý vô cùng giá trị giúp tôi có điều chỉnh để hoàn thành luận văn này được
tốt hơn.
Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung ương đã
nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.Tập thể khoa
điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để
tôi có thể hoàn thành luận văn này.
PGS.TS. Trầ n Minh Điể n và TS. Phan Hữu Phúc, Người Thầy hết sức
tâm huyết, tấm gương nhiệt tình trong giảng dạy, đào tạo, đã tận tình chỉ bảo
tôi trên con đường nghiên cứu khoa học, là người trực tiếp hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè thân thiết đã động viên, cổ vũ và
giúp đỡ tôi cả trong cuộc sống và sự nghiệp nghiên cứu của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn: Gia đình: Bố, Mẹ, chồng, con là
nguồn động viên lớn đã chia sẻ mọi khó khăn, vui buồn, sát cánh và theo dõi
từng bước đi của tôi trong sự nghiệp học tập và phấn đấu của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016

Thepnaly XAYSIDA


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Thepnaly XAYSIDA, học viên cao học khóa 23, Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Trầ n Minh Điể n và TS. Phan Hữu Phúc.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Họcviên

Thepnaly XAYSIDA


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NKQ

Nội khí quản


SHH

Suy hô hấp

SHHC

Suy hô hấp cấp

HSCC

Hội sức cấp cứu

NC

Nghiên cứu

BS

Bác sỹ



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thủ thuật đặt ống nội khí quản (NKQ) là một thủ thuật rất quan trọng để
kiểm soát đường thở trong hồi sức cấp cứu. Chính sự ra đời của của thủ thuật
này đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân trong thời gian vừa qua và được áp dụng
thường xuyên tại các khoa Gây mê hồi sức, những Đơn vị hồi sức tích cực
trong những trường hợp cấp cứu, cần kiểm soát đường hô hấp.

Mặc dù thủ thuật mang lại rất nhiều lợi ích cho hồi sức bệnh nhân nhưng
không thể tránh khỏi được những biến chứng có thể xẩy ra. Trong đó có thể
gặp biến chứng tức thìnhư: chấn thương, thiếu oxy, chậm nhịp tim, ngừng
tim… [1],[2], hay biến chứng lâu dài như: phù nề, khàn tiếng, đau họng, hẹp
khí quản,thậm chí có thể gây hoại tử lớp dưới niêm mạc khí quản, thủng sụn
khí quản, gây nhiễm trùng, hẹp khí quản…[3],[4],[5].Các mức độ tai biến và
biến chứng khác nhau từ các tổn thương từ rất nhẹ đến tổn thương trầm trọng.
Nghiên cứu các biến chứng tức thì khi đặt NKQ, Jaber và cộng sự cho thấy có
tới28% bệnh nhân xuất hiện ít nhất một biến chứng nặng nguy hiểm như
ngừng tim, sốc, suy hô hấp nặng[6]. Ở các khoa hồi sức cấp cứu nhi, các biến
chứng của đặt ống NKQ cũng xuất hiện với tần suất cao tới 24%[7], còn tỷ lệ
tử vong do thủ thuật gây ra thì rất ít chỉ 0,4%[1]. Các biến chứng này có thể
ảnh hưởng đến việc điều trị, thời gian nằm viện, vấn đề chi phí và cuộc sống
sau này của bệnh nhân.
Để giảm các biến chứng của thủ thuật cần có sự tham gia của tất cả các
thành phần liên quan từ khâu chuẩn bịdụng cụ,nhân lực, chuẩn bị bệnh nhân,
cách chọn lưỡi đèn, lựachọn các phươngpháp vô cảm thích hợp trước khi đặt
ống NKQ, hơn nữa liều lượng của thuốc cũng phải phù hợp với tình trạng của
bệnh nhân để không gây tổn thương hoặc hạn chế biến chứng được nhiều nhất
và một điều không thể thiếu là kỹ năng của bác sỹ làm cũng phải tốt. Trong


2

đó nhiều nghiên cứu thấy rằng sự thành công của thủ thuật còn phụ thuộc
nhiều vào kinh nghiệm của bác sỹ[8],[9].
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về thủ thuật đặt ống NKQ cấp cứu
và những tai biến của thủ thuật ở trẻ em [1],[2],[4],[5],[6]. Ở Việt Nam, tuy
đặt NKQ là một thủ thuật cấp cứu rất phổ biến, nhưng việc lựa chọn các kỹ
thuật, sửdụng các thuốc an thần, giãn cơ trước khi làm thủ thuật, cũng như

những tai biến của đặt NKQ còn chưa được đề cập tới. Nhâ ̣n xét quá trình
chuẩn bị thủ thuâ ̣t đă ̣t ố ng nô ̣i khí quản, các bước tiế n hành thủ thuâ ̣t, quá
triǹ h theo dõi trong và sau thủ thuâ ̣t, và xác đinh
̣ các biế n chứng tức thì của
thủ thuâ ̣t là rấ t quan tro ̣ng, giúp cho an toàn người bênh
̣ và người thầ y thuố c
tích lũy kinh nghiê ̣m chuyên môn. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài:“Biến cố
tức thì liên quan đến thủ thuật đặt ống nội khí quản cấp cứu ở trẻ em tại
Bệnh viện Nhi Trung ương”, nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ các biến cố tức thì của thủ thuật đặt ống nội khí quản
cấp cứu ở trẻ em.
2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến biến cố tức thì của thủ thuật đặt

ống nội khí quản cấp cứu ở trẻ em.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Suy hô hấp ở trẻ em
Suy hô hấp(SHH) là một hội chứng hay gặp do nhiều nguyên nhân gây
nên và rất nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nếu không phát hiện và
điều trị kịp thời.
SHH cấp là tình trạng cơ quan hô hấp đột nhiên không bảo đảm được
chức năng trao đổi khí, gây ra thiếu oxy máu, có hoặc không có kèm theo tăng
cacbonic (CO2) máu, được biểu hiện qua kết quả đo khí máu động mạch, với

PaO2 < 60 mmHg, PaCO2>50 mmHg khi thở vớiFiO2 = 21%[10],[11].
SHH ở trẻ em đặc biệt ở trẻ sơ sinh có rất nhiều yếu tố góp phần vào làm
cho trẻ bị suy hô hấp nặng lên và nhanh vì đặc điểm cấu tạo đường thở của trẻ
cũng có nhiều điểm khác với người lớn vì cấu tạo cũng chưa hoàn thiện như:
đường dẫn khí nhỏ hơn, nhu cầu trao đổi chất lại cao mà khả năng dự trữ lại
thấp và cơ chế bù trừ thấp hơn so với người lớn nên làm cho trẻ nhanh chóng
bị SHH và nặng,đặc biệt ở trẻ sơ sinh đẻ non nguy cơ này càng tăng lên cao
và nặng nề.
1.1.1. Nguyên nhân của suy hô hấp
SHH có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau rất phức tạp, nhưng có thể
tóm tắt thành nhóm 3 nguyên nhân chính:
- SHH do tổn thương hệ hô hấp, làm rối loạn quá trình trao đổi khí ở phổi
như: viêm phổi, viểm tiểu phế quản, hen phế quản, tràn dịch màng phổi, tràn
khí màng phổi, viêm thanh khí phế quản, dị vật đường thở, phù phổi, đuối
nước,…[11].


4

- SHH do các bệnh tim mạch và bệnh máu làm rối loạn quá trình vận
chuyển O2 trong cơ thể như bệnh thấp tim hở hẹp van 2 lá, tim bẩm sinh, suy
tim, thiếu máu nặng, sốc,…[11].
- SHH do các bệnh hệ thần kinh làm ức chế và rối loạn trung tâm hô hấp,
ảnh hưởng đến các cơ hô hấp…, như viêm não- màng não, viêm tủy,
xuấthuyết não, chấn thương tủy, bại liệt, nhược cơ, ngộ độc, chấn thương đầu
nặng,…[11].
Các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới năm tuổi vào năm
2015 là biến chứng về sinh non tháng, viêm phổi, biến chứng liên quan lúc
chuyển dạ, tiêu chảy và những bất thường bẩm sinh. Tử vong sơ sinh chiếm
45% ở trẻ dưới 5 tuổi trong một nghiên cứu năm 2015[12].


Biểu đồ1.1: Nguyên nhân tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi năm 2015
theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới


5

Theo số liệu thống kê trong năm 2000 có khoảng1,9 triệu trẻ tử vong vì
bệnh lý nhiễm trùng hô hấp cấp, 70% trong số đó ở Châu Phi và Đông Nam Á
[13]. Viêm phổi là nguyên nhân lây nhiễm lớn nhất gây chết của ở trẻ em trên
toàn thế giới, ước tính 920136 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi trong
năm 2015 và chiếm 16% các ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi[14].
1.1.2. Phân loại suy hô hấp cấp [8]
Suy hô hấp cấp(SHHC) là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp nhất
trong hồi sức cấp cứu trẻ em[15].
Có nhiều cách phân loại SHHC: theo nguyên nhân, theo bệnh sinh, theo
lâm sàng...
1.1.2.1. Phân loại theo nguyên nhân
- SHHC do những nguyên nhân tại hệ hô hấp:
• Các rối loạn tại đường dẫn khí: bệnh lý tắc nghẽn đường thở (bạch hầu,
dị vật đường thở, viêm thanh quản, hẹp thanh quản, hen phế quản, viêm tiểu
phế quản….).
• Các tổn thương phế nang và mô kẽ phổi: gây rối loạn trao đổi khí ở nhu
mô phổi như viêm phổi, phù phổi cấp, ARDS, ngạt nước, đụng dập phổi,
viêm phổi kẽ, tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi...
• Các bất thường tại mao mạch phổi: tắc mạch phổi.
Trong đó theo nguyên cứu thì tỷ lệ tử vong do tổn thương tại phổi/SHHC
vẫn còn cao dao động khoảng 22%-35% [16],[17].
- SHHC do các nguyên nhân ngoài cơ quan hô hấp:
• Tổn thương trung tâm hô hấp: tai biến mạch não, chấn thương sọ não,

ngộ độc thuốc, hôn mê chuyển hóa...
• Rối loạn dẫn truyền thần kinh - cơ: bệnh nhược cơ, hội chứng GuillainBarré, chấn thương cột sống - tủy sống, ...


6

• Bất thường về lồng ngực: di chứng còi xương, gù vẹo cột sống, gãy
xương sườn, bệnh cơ chuyển hoá, dùng thuốc dãn cơ, ...
1.1.2.2. Phân loại theo bệnh sinh[18].
Theo cơ chế bệnh sinh, SHHC được đặc trưng bởi sự giảm oxy và tăng
cacbonic trong máu, thể hiện qua kết quả khí máu động mạch. Có thể chia
thành 2 loại SHH:
- SHH giảm oxy.
- SHH tăng cacbonic.
. SHH giảm oxy máu (Type 1): xảy ra do có bất thường trong quá trình
trao đổi khí. Được gọi là SHH thể giảm oxy khi PaO2< 60 mmHg (<8kPA)
mà không tăng PaCO2, PaCO2 bình thường hoặc hạ, PaO2 tăng.
. SHH tăng cacbonic (Type 2): xảy ra bởi bất cứ lý do gì làm giảm quá
trình thông khí, tăng sức cản đường thở làm cacbonic ứ đọng trong tổ
chức.Được gọi là SHH thể tăng cacbonic khi PaCO2 >50mmHg (>6,7kPa),
PaO2 giảm, PaO2 bình thường. Tất cả các nguyên nhân gây ra tình trạng gia
tăng sản xuất cacbonic, suy giảm thông khí phổi hoặc gia tăng tỷ lệ khoảng
chết đều có thể gây ra tăng cacbonic.
1.1.2.3. Phân loại theo lâm sàng[19]
Phân loại theo mức độ nặng nhẹ trên lâm sàng:
- SHH độ I: Khó thở khi gắng sức.
- SHH độ II: Khó thở thường xuyên + tím tái.
- SHH độ III: Khó thở thường xuyên + có rối loạn nhịp thở.
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm
1.1.3.1 Triệu chứng lâm sàng

- Khó thở: nhịp thở nhanh hoặc chậm, rối loạn nhịp thở, co rút lồng
ngực…, nghe phổi rì rào phế nang giảm hoặc mất.Thở nhanh khi [19],[20]:


7

Dưới 2 tháng >60 lần /phút; 2 tháng đến 2 tuổi>50 lần/phút; 2 tuổi đến 5
tuổi>40 lần/phút.
- Tím tái: xuất hiện tím ở niêm mạc hoặc/và da[21], tùy theo mức độ
thiếu oxy. Khi PaO2< 60mmHg hiện tượng tím tái sẽ hiện rõ.Trường hợp thiếu
máu nhiều, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng tím tái sẽ không xuất hiện rõ[22].
- Rối loạn tim mạch: nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, trường hợp thiếu
máu nặng có thể dẫn đếnsuy tim, ngừng tim.Huyết áp lúc đầu tăng về sau
giảm và có thể trụy tim mạch.
-Rối loạn ý thức: có thể kích thích, li bì hoặc hôn mê.
1.1.3.2. Xét nghiệm[8],[18]
Đo khí máu động mạch là xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định suy hô
hấp. Chắc chắn có suy hô hấp khi thấy PaO2 giảm hoặc PaCO2 tăng hoặc cả
hai khi thở khí trời.Tuy nhiên trong một số trường hợp không làm được khí
máu động mạch thì dựa vào theo dõi độ bão hòa oxy bằng phương pháp đo
bão hòa oxy qua da(SpO2).
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- PaO2< 60 mmHg hoặc PaCO2> 50 mmHg hoặc cả hai, khi thở
khítrời hoặc:
- SaO2< 85% khi thở khí trời.
1.1.4. Xử trí suy hô hấp
1.1.4.1. Làm thông đường thở[18]
Đặt ở tư thế đúng: cho trẻ nằm ngửa, kê gối dưới vai cho đầu ngửa ra
sau, cằm đưa về phía trước, hơi nghiêng sang một bên.Nới rộng quần áo tã
lót.Hút sạch mũi họng.

1.1.4.2. Liều pháp oxy
- Những nơi đo được SpO2 thì cần cho bệnh nhân thở oxy khi SpO2< 90%.


8

- Những nơi đo được SpO2 và hiếm oxy thì cho bệnh nhân thở oxy cho
những trường hợp sau:Tím tái hoặc không đo được SpO2 do suy hô hấp.
- Những nơi không đo được SpO2và có đủ oxy thì cho bệnh nhân thở oxy
khi có một trong các dấu hiệu sau: Co rút lõm lồng ngực nặng hoặc; Thở
nhanh 70 lần/ phút trở lên hoặc; Thở rên ở trẻ dưới 2 tháng hoặc; Đầu gật gù
theo nhịp thở, tím tái.
Phương pháp thở oxy
- Thở oxy qua catheter mũi hoặc mũi hầu hoặc
- Thở qua canuyn mũi hoặc
- Thở qua mask.
Nếu thất bại với phương pháp trên hoặc bệnh nhân ngừng thở:
- Xoa bóp tim ngoại lồng ngực
- Bóp bóng ambu có oxy hoặc
- Đặt ống NKQ và bóp bóng qua NKQ hoặc
- Thở máy.
1.1.4.3. Điều chỉnh thăng bằng kiềm - toan
Trước khi quyết định điều chỉnh thăng bằng kiềm toan bằng truyền natri
bicacbonate luôn luôn phải kiểm tra lại toàn diện về thông khí, nồng độ oxy
thở vào, các thông số của máy thở để chắc chắn rằng tất cả đã điều chỉnh cho
phù hợp với bệnh nhân.Trường hợp nặng hoặc nghi ngờ có toan chuyên hóa
thì xem xét bù natri bicacbonate theo hai cách sau:
- Nếu không đo được khí máu: Lượng natri bicacbonate cần bù là 2
mEq/kg/ngày.
- Nếu đo được khí máu nên tính theo công thức sau[18]:


bicacbonat Na (mEq)= BE x P x 0,3


9

Trong đó: BE= kiềm dư; P= cân nặng của trẻ tính bằng Kg; 0,3 là tỷ lệ
nước ngoài tế bào.
Thông thường mỗi lần bù bicacbonate không nên quá 5-10 mEq/kg nếu
muốn bù thêm phải cần đo khí máu lại.
1.2.Lịch sử và sự phát triển của ống NKQ [23].
- Năm 1667, R.R. Hookmô tả kỹ thuật đặt ống NKQ trước sự chứng kiến
của các đại diện Hội Y học Hoàng gia Luân Đôn[24].
- Từ năm 1871, F. Trendelenburg đã mô tả một loại ống được đưa vào khí
quản qua đường mở khí quản,ống bằng cao su có cuff ở đầu.Người ta đã
sử dụng ống này đề gây mê trong suốt 3 thập niên của thế kỷ XIX[24].
- Năm 1878, W. Macewen ống là người đầu tiên đặt ống NKQ của người
qua đường miệng[24].
- Năm 1880, W. Macewen đã sử dụng ống NKQ không những dùng trong
gây mê mà dùng cho cả bệnh nhân còn tỉnh táo với mục đích kiểm soát
đường thở[24].
- Năm 1983, V. Eisenmenger sử dụng ống NKQ làm bằng cao su cứng có
cuff kèm theo bóng cao su để bơm và xác định áp lực cuff[24].
- Năm 1985, R.Kirsten chế tạo ra đèn soi thanh quản[25].
- Năm 1910, Dorance đã đưa ra mẫu ống NKQ như ngày nay chúng ta đang
sử dụng[24].
- Năm 1911, C.A.Elsberg và P. Flagg đã thực hiện giảng dạy đặt ống NKQ
bằng cách soi thanh quản trực tiếp mà kỹ thuật gây mê hô hấp giống như
ngày nay[25],[26].
- Năm 1914-1918 I.W.Magill và E.S. Rowbotham đã đặt NKQ mở qua

đường mũi, chế tạo kẹp Magill[24].


10

- Năm 1960, Butter là người đầu tiên mô tả kỹ thuật đặt ống NKQ ngược
dòng, sau đó Guedel, Waters (1963) và King (1987) phát triển thêm một
loại cuff có thể bơm phồng lên đảm bảo độ khi thông khí[26].
- Năm 1964 lần đầu tiên ống NKQ được cấu tạo bằng nhựa PVC bằng cuff
được giới thiệu trên thị trường.
- Năm 1967 Murphy áp dụng kỹ thuật ống soi mềm để đặt ống NKQ[27].
- Năm 1970 loại ống có bóng chèn thể tích cao,áp lực thấp được giới thiệu
và sử dụng cho đến ngày nay.
- Năm 1981 Brain đã thiết kế chế tạo thành công mặt nạ thanh quản để hô
hấp nhân tạo cho người bệnh trong những trường hợp đặt NKQ khó và cấp
cứu[28].
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đã có những nghiên cứu cải tiến
để chế tạo ống NKQ sao cho vừa thuận lợi cho người sử dụng vừa không gây
kích ứng và giảm tai biến cho người bệnh, đồng thời thỏa mãn những yêu cầu và
mục đích sử dụng.
1.3.Thủ thuật đặt ống NKQ
Đặt ống NKQ là một thủ thuật đưa một chiếc ống bằng chất dẻo và cấu
tạo đặc biệt qua hầu họng, thanh quản vào trong khí quản của bệnh nhân, ống
NKQ có thể đặt qua miệng hoặc mũi của bệnh nhân.
Đặt nội khí quản là một trong những phương pháp kiểm soát đường thở
hay được sử dụng và đáng tin cậy nhất.
1.3.1. Chuẩn bị bệnh nhân
- Giải thích cho gia đình bệnh nhân trước khi đặt về nguy cơ hay biến chứng
có thể xảy ra.
- Theo dõi bệnh nhân bằng máy monitor theo dõi mạch huyết áp và SpO2.

- Bệnh nhân đã được vô cảm hay dùng thuốc giãn cơ trước khi tiến hành làm.
- Thông thoáng đường thở.


11

- Bệnh nhân phải thở oxy trước khi làm nếu trường hợp nặng hơn phải bóp
bóng để SpO2> 95% (trừ trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim mạch mà bóp
bóng mà SpO2cũng không lên được).
- Bệnh nhân nằm ngửa, kê vai bằng gối.
- Đối với trẻ sơ sinh thì phải được làm ấm tránh hạ nhiệt độ nhất là trẻ đẻ
non nhẹ cân nguy cơ bị hạ nhiệt độ càng cao hơn.
1.3.2. Chuẩn bị nhân viên y tế
- Có ít nhất 2 người.
- Bác sỹ kiểm tra dụng cụ.
- Đeo đầy đủ, mũ khẩu trang,rửa tay và đi găng vô khuẩn.
- Điều dưỡng hỗ trợ các dụng cụ cần thiết.
- Thực hiện quy trình chống nhiễm khuẩn theo từng tình huống.
1.3.3.Chuẩn bị dụng cụ và thuốc
- Đèn soi thanh quản có lưỡi đèn phù hợp với tuổi bệnh nhân.
- Lưỡi đèn Miller hoặc Macintosh(trẻ em hay dùng lưỡi đèn Miller).

Hình 1.1. Lưỡi đèn Machintosh,
loại cong và thẳng

Hình 1.2. Lưỡi Miller


12


- Ống NKQ không có bóng chèn với trẻ dưới 8 tuổi và có bóng chèn
với trẻ trên 8 tuổi và ống NKQ đường mũi sẽ được chọn nhỏ hơn ống NKQ
đường miệng 1 mm.
- Cách chọn ống dựa vào[29]:Đường kính ống NKQ(mm) = tuổi /4+4.
Số ống NKQ phải có số to hơn và nhỏ hơn 0.5 mm (to hay nhỏ hơn một
số). Công thức này hay được sử dụng cho trẻ hơn hai tuổi.Trẻ 0-6 tháng tuổi
dùng ống 3,5; từ 6-12 tháng dùng 3,5-4,0 và trẻ từ 1-2 tuổi dùng ống 4,0-4,5
[30],[31],[32],[33],[34].Hoặc đường kính ống xấp xỉ bằng ngón tay út của trẻ.
Hoặc có thể chọn cỡ ống và các dụng cụ khác theo bảng 1.1.
- Độ sâu của ống tính từ miệng, theo công thức sau [29]: 3 x cỡ ống
NKQ=(cm)
Bảng 1.1: Cỡ ống NKQ theo tuổi và cân nặng[29]
Cỡ ống NKQ

Đèn soi

(mm)

thanh quản

1.5

2.5-3.0

#0

Sơ sinh

3.5


2.5-3.5

#0-1

3 tháng

6

3.5-4.0

#1

6 tháng

8

3.5-4.0

#1

1 năm

10

4.0-4.5

#1

2 năm


12

4.0-4.5

#2

3 năm

15

4.5-5.0

#2

4 năm

17

4.5-5.0

#2

6 năm

20

5.0-5.5

#2


8 năm

25

5.5-6.5

#2-3

12 năm

40

6.0-7.0

#3

Trẻ lớn

50

7.0-8.0

#3

Tuổi

Cân nặng (kg)

Đẻ non



13

Hình 1.3. Ống NKQ loại không có
bóng
Dụng cụ khác:

Hình 1.4. Ống NKQ loại có
bóng

- Gối kê vai.
- Nòng ống NKQ mềm dễ uốn nắn và ngắn hơn ống NKQ 1 cm.
- Máy hút.
- Kẹp Magill.
- Bóng ambu và mask các cỡ phù hợp tuổi và có túi dự trữ oxy.
- Dây hút đờm rãi các cỡ 14F-18F
- Ống thông đặt dạ dày.

Hình 1.5: Bóng bóp, mask, túi trữ oxy.


14

Hình 1.6: Dụng cụ đè lưỡi

Hình 1.7: Ống thông nòng
- Ống nghe.
- Đồng hồ bấm giây.
- Mornitor theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp và SpO2
- Ống hút qua ống NKQ.

- Đầu nối ống NKQ máy thở.
- Xy lanh 10 để bơm cuff.
- Băng dính cố định.
- Thuốc tùy theo tình trạng của người bệnh và sơ đồ sau.


15

Bảng 1.2. Đặt ống NKQ theo phương pháp RSI[29],[35].
Thuốc

Liều lượng

Chú thích

(Tính mạch)mg/kg

Thuốc hỗ trợ(đầu tiên)
Atropine(vagolytic)

0,01 - 0,02

Dự phòng nhịp tim chậm và

Liều thấp nhất: 0,1

giảm tiết đờm dãi;có thể gây

mg
Liều cao nhất: 1 mg

Lidocaine

tăng nhịp tim.
Tăng áp lực nội sọ, ho, và rối

1-2

loạn nhịp tim.

1-5

Có thể gây tăng huyết áp; ức

Thuốc an thần (thứ hai)
Thiopental

chế cơ tim; giảm áp lực nội sọ
và lưu lượng máu não; dùng
liều thấp trong trưởng hợp
thiếu dịch(1-2mg/kg);có thể
gây tăng tiết đờm dãi; nguyên
nhân gây co thắt phế quản và
thanh quản;
Chống chỉ đinh bệnh nhân bị
Hoặc
Ketamine

hen.
1-4


Có thể gây tăng áp lực nội sọ,
huyết áp, nhịp tim và tăng tiết
đờm; giãn phế quản; cho cùng
Atropine.
Chống chỉ định trong tổn

Hoặc

thương mắt.


16

Midazolam

0,05 – 0,1

Có thể gây giảm huyết áp và
nhịp tim và suy hô hấp; hay

(Benzodiazepine)

quên;
Hoặc
Fentanyl(opiate)

đối

kháng


với

Flumazenil
1-5mcg/kg

Tác động đến huyết động ít
nhất so với nhóm Morphin;
gây chẹn ngực khi dùng liều
cao hoặc nhanh; thuốc đối
kháng với Naloxone; không
dùng chung với thuốc chất ức

Hoặc
Etomidate

chế MAO.
0,2 – 0,3

Không gây tụt huyết áp hoặc
tăng áp lực nội sọ;có thể gây

(imidazone/hypnotic)

ứ chế thêm ở bệnh nhân suy
tuyến thượng thận (dùng phải
thận trọng).
Thuốc giãn cơ (thứ ba)
Rocuronium

0,6 – 1,2


Tấn công:30-60 giây và tác
dụng trong 30-60 phút; có thể
đảo ngược trong 30 phút với
thuốc Atropine và
Neostigmine; rất ít ảnh hưởng
tới nhịp tim và huyết áp;có thể
dễ bị kết tủa nên trước dùng
và sau dùng thuốc phải làm
sạch đường truyền.

Hoặc
Vecuronium

0,1 – 0,2

Tấn công 70-120 giây, duy trì


17

trong 30-90 phút;rất ít ảnh
hưởng đến nhịp tim và huyết
áp; có thể bị đảo ngược với
thuốc

Atropine




Neostigmine trong vòng 30-45
phút.

Hoặc
succinylcholine

1-2

Tấn công 30-60 giây, duy trì
3-10 phút, tăng áp lực nội sọ;
chống chỉ định trong bỏng,
chấn thương lớn, chấn thương
mắt, bệnh thần kinh cơ, tăng
thân nhiệt ác tính, và thiếu
pseudocholinesterase.

Nguy

cơ tử vong do tăng kali trong
trường hợp không được chẩn
đoán bị bệnh teo cơ.


18

Sơ đồ 1.1 [29]
Chuẩn bị bệnh nhân

A


Cho bệnh nhân thở oxy 100%
Atropine 0.01 mg/kg (liều thấp nhất 0.1 mg, người lớn -5-1 mg)
Ấn vào nhãn giáp
an thần( xem B )
Giãn cơ
Thiopental 4-7 mg/kg hoặc
Etomidate 0.2-0.3 mg/kg

Huyết áp bình thường

B

Nhẹ

Sốc
Nặng

Thiopental 1 mg/kg hoặc
Ketamine 1 mg/kg hoặc
Midazolam 0.1 mg/kg hoặc
Etomidate 0.2-0.3 mg/kg
Không cần dung thuốc hoặc
Lidocaine 1 mg/kg và/ hoặc
Fentanyl 2 mcg/kg hoặc
Etomidate 0.2-0.3 mg/kg

Huyết áp ổn
định

Thiopental 4-7 mg/kg

Lidocaine 1-2 mg/kg

Huyết áp thấp

Lidocaine 1 mg/kg
Fentanyl 2-5 mcg/kg
Thiopental 1-2 mh/kg

Chấn thương đầu

Trường hợp hen nặng

Lidocaine 1-2 mg/kg
Ketamine 2-4 mg/kg

A: theo thứ tự cách đặt ống.
B: lựa chọn theo tình trạng bệnh nhân để chọn thuốc an thần.


19

1.4. Tiến hành thủ thuật đặt ống NKQ [29]
- Cho thở oxy 100%, chỉ tiến hành bóp bóng khi bệnh nhân tự thở không
có hiệu quả.
- Dùng thuốc khi đặt nội khí quản theo bảng 1.1 hay theo sơ đồ 1.1.
- Ấn màng nhẫn giáp phòng trào ngược các chất trong dạ dày vào khí quản
(kỹ thuật sellick) nhằm tạo áp lực lên sụn nhẫn trong lúc bóp bóng và lúc
đặt ống[36].
- Cho bệnh nhân nằm trên tử thế thẳng và đầu ưỡn ngửa ra sau, mở miệng
bệnh nhân bằng ngón tay cái và ngón trỏtay phải sử dụng như kỹ thuật

mở kéo.
- Tay trái cầm đèn soi và đưa lưỡi đèn vào miệng bệnh nhân và đẩy lưỡi
bệnh nhân sang bên trái.
- Đưa lưỡi đèn tới nắp thanh quản, nâng lưỡi đèn về phía trước và đưa lưỡi đèn
vào thẳng lên trên, trực tiếp nâng nắp thanh môn cho đến khi có thể nhìn thấy
dây thanh quản.Với lưỡi đèn cong thì đầu lưỡi đèn sẽ ở vị trí lưỡi và nắp
thanh môn còn đèn lưỡi thẳng sẽ nâng nắp thanh môn và dây thanh âm.
- Trong khi đó duy trì cho nhìn thấy được và đưa ống NKQ từ bên tay phải
đưa vào từ góc miệng vào trong dây thanh âm làm sao cho vào qua hai
vạch đen của ống.
- Xác nhận ống NKQ đúng vị trí bằng cách: theo dõi xem sự di động của
lồng ngực hai bên, nghe rì rào phế nanghai bên đều, không nghe thấy âm
thanh khí vào trong dạ dày khi đặt ống nghe vào vị trí dạ dày, dùng dụng
cụ phát hiện khí đo khí CO2 khi thở ra, màu sắc của bệnh nhân hoặc độ
bão hòa oxy trong máu cải thiện và ổn định, soi thanh quản trực tiếp và
cho chụp X-quangthấy đầu ống NKQ ở mức giữa hai xương đòn.
- Trong lúc đặt ống NKQ vào rồi thì phải thả tay ra không được ấn màng
nhẫn giáp nữa.


×