Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Sử dụng mô hình DPSIR đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông, Hà Nội giai đoạn cuối năm 2015 đầu năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.7 KB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm đồ án môn học cho đến khi hoàn thành báo cáo chúng tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Để đạt được kết quả như hôm nay,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành.
Trước tiên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức thực tế, đôn đốc kiểm tra giúp chúng tôi
có nền tảng kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành tốt đồ án môn học
này.
Nhiều sự giúp đỡ của cá nhân, người dân địa phương các phường Kiến Hưng,
Phúc La, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, cán bộ quản lý UBND quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội đã tham gia hỗ trợ trực tiếp vào công việc thực địa, trả lời phỏng vấn, tạo điều
kiện để chúng tôi tiến hành điều tra thực tế.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến khoa Môi trường – Trường Đại học Tài
nguyên và môi trường Hà Nội đã sắp xếp cho chúng tôi có một môn học bổ ích, thiết
thực, giúp chúng tôi có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và viết báo cáo.
Qua đây cho chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả sự giúp đỡ quý báu
đó.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Đại diện nhóm

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan báo cáo này là công trình nghiên cứu thực sự của nhóm chúng
tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thực địa ở địa bàn các phường thuộc quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội. Các số liệu về kết quả của báo cáo là trung thực, khách
quan, dựa trên sự nghiên cứu, điều tra trong quá trình đi thực tế và tham khảo các tài
liệu liên quan.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017


Đại diện nhóm

2


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐDSH: Đa dạng sinh học
GTVT: Giao thông vận tải
UBBVMT: Ủy ban bảo vệ môi trường
UBNN: Ủy ban nông nghiệp
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
ÔNMT: Ô nhiễm môi trường
QH: Quy hoạch
QLQHLVS: Quản lý quy hoạch lưu vực sông
SH: Sinh hoạt
TN&MT: Tài nguyên và môi trường

3


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng qúy giá và giữa vai trò quan trọng đối với sự
sống của chúng ta. Nước phục vụ cho quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đối với
con người và các loài sinh vật khác. Và có tới 97% nước trên thế giới là nước mặn, chỉ
3% còn lại là nước ngọt nhưng gần 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và
dạng nước ngầm, chỉ có một tỷ lệ tồn tại nhỏ trên mặt đất và trong không khí. Từ đó
cho thấy, lượng nước có thể sử dụng không phải là to lớn và vô tận. Việt Nam là một
nước có hệ thống sông ngòi dày đặc và có nhiều sông lớn như sông Cầu, sông Nhuệ,

sông Đáy, sông Đồng Nai,…Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế-xã hội mà hầu hết các con sông ở Việt Nam đều trong tình trạng ô nhiễm nặng
nề, nhất là các con sông ở các khu vực thành phố lớn, là nơi chứa đựng áp lực từ việc
phát thải các chất ôn nhiễm của khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư. Điều đó
khiến cho chúng bị suy giảm cả về mặt số lượng và chất lượng.
Sông Nhuệ có chiều dài 72 km, bắt nguồn từ Cống Liên Mạc, Hà Nội đến cống
Lương Cổ, Hà Nam. Sông Nhuệ là con sông có vai trò quan trọng đối mới nền kinh tế
của nước ta nói chung và quận Hà Đông nói riêng cũng đang bị ô nhiễm nặng nề. Điều
đó làm cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân cư ven sông đi xuống và
không còn đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhận thấy việc nghiên cứu, đánh giá chất
lượng nước sông Nhuệ và tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm là việc làm
quan trọng và cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Sử dụng mô
hình DPSIR đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ đoạn chảy qua địa
phận quận Hà Đông, Hà Nội giai đoạn cuối năm 2015 đầu năm 2016”

4


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Hiện trạng môi trường nước sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông,
Hà Nội theo mô hình DPSIR.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Khu sông Nhuệ và ven sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận quận Hà
Đông, Hà Nội.
- Thời gian: Tháng 4 năm 2017
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận quận
Hà Đông, Hà Nội
- Đánh giá chất lượng nước sông và mức độ ô nhiễm gây ảnh hưởng đến môi

trường cũng như đến sức khỏe con người.
- Đề xuất ra các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa, phương án công nghệ xử lý
nước tại các khu vực bị ô nhiễm.
4. Nội dung nghiên cứu
-

Nghiên cứu kế thừa các tài liệu, báo cáo về hiện trạng môi trường nước sông Nhuệ

-

đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông, Hà Nội.
Khảo sát điều tra thực địa hiện trạng và chất lượng môi trường nước sông Nhuệ đoạn

-

chảy qua địa phận quận Hà Đông, Hà Nội
Đưa ra các tác động ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe người dân để từ đó

-

đề ra các biện pháp giảm thiếu phòng ngừa ô nhiễm.
Đề ra các phương án hợp lý để giảm thải tối đa lượng hóa chất phát thải ra môi
trường.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thông kê- kế thừa
Thu thập thống kê các vấn đề có ảnh hưởng đến hiện trạng môi sông Nhuệ.
Đồng thời cũng kế thừa có chọn lọc và sáng tạo các kết quả đề tài nghiên cứu trước
đây.
5.2 Phương pháp điều tra xã hội học
Xây dựng phiếu điều tra theo dạng các câu hỏi, hoặc có thể hỏi trực tiếp người

dân để thu thập lấy ý kiến của người dân về vấn đề đang nghiên cứu. Tổng cộng số

5


phiếu điều tra là 20 phiếu cho 2 nhóm đối tương. Nhóm người dân địa phương với 15
phiếu, nhóm ban quản lý với 5 phiếu. Mỗi phiếu gồm 20 câu hỏi có tính chất phân loại
theo từng mục D,P,S,I,R. Phương pháp này nhằm thu thập thông tin, số liệu góp phần
vào việc xử lý số liệu và thông tin cần nghiên cứu.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng số liệu điều tra từ phiếu điều tra
- Sử dụng số liệu khi đi khảo sát điều tra tại khu vực nghiên cứu.
- Xử lý các số liệu thu thập được bằng cách đưa số liệu vào các phần mềm như
excel, mapinfo, google earth...để so sánh được hiện trạng của mỗi vị trí được lấy trên
bản đồ.
5.4 Phương pháp thu thập , phân tích , tổng hợp tài liệu
Thu thập các số liệu khảo sát thực địa, phân tích rõ ràng từ việc điều tra và khảo
sát
5.5 Phương pháp phân tích mô hình DPSIR
Là một mô hình nhận thức để nhận xét và đánh giá các chuỗi mô hình nhân- quả
về vấn đề môi trường và biện pháp ứng phó cần thiết.
5.6. Phương pháp lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường
- Căn cứ pháp lý dựa trên thông tư 43/2015/TT-BTNMT: Về báo cáo hiện trạng
môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Mô hình DPSIR

1.1.1 Định nghĩa
Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ:
- Động lực – D: phát triển kinh tế, xã hội, nguyên nhân sâu xa của biến đổi môi
trường.
- Áp lực – P: các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
- Hiện trạng – S: hiện trạng chất lượng môi trường
- Tác động – I: tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng,
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái
- Đáp ứng – R: các giải pháp bảo vệ môi trường


Khái quát mô hình DPSIR

Động lực (D)
• Phát triển về mặt

dân số
• Phát triển các
ngành tương ứng
Ví dụ:
- Nông nghiệp
- GTVT
- Nguồn nước
- Năng lượng
- Công nghiệp
- Xây dựng
- Dịch vụ
- Các hộ gia
đình
- Thủy sản










Áp lực (P)
Thải các chất
gây ô nhiễm vào
nước, không khí
và đất.
Khai thác tài
nguyên thiên
nhiên.
Những thay đổi
trong việc sử
dụng đất.
Các rủi ro về
công nghệ.

Hiện trạng MT (S)
• Tình trạng vật lý:
- Lượng nước,..
- Trầm tích và bùn
- Hình thái tự nhiên
- Nhiệt độ, khí hậu



Tình trạng hóa học
- Nồng độ chất ô nhiễm
trong nước, khí, đất
- Hàm lượng các chất hữu
cơ, oxy hòa tan, dưỡng
chất trong nước
• Tình trạng sinh học
Mất cân bằng HST và
tuyệt chủng một số loài
Hiện trạng động thực vật

Tác động (I)
• ĐDSH: Giống

loài, nguồn gen,
HST
• TNTN
• Con người:
Sức khỏe
- Thu nhập
- Phúc lợi/chất
lượng cuộc sống
- MT sống
• Nền kinh tế
Các lĩnh vực kinh
tế

Đáp ứng (R)








7

Các hành động giảm thiểu
Các chính sách môi trường nhằm đạt được mục tiêu quốc gia về môi trường
(Ví dụ: tiêu chuẩn, tiêu chí để điều chỉnh áp lực)
Các chính sách ngành (Các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để giảm/thay đổi
hay các áp lực do các hoạt động này gây ra)
Nhận thức về môi trường
Các biện pháp giảm đói nghèo cụ thể


1.1.2 Lịch sử phát triển của mô hình
Từ những năm 1972, 1982, 1992, 2002 qua các Hội nghị toàn cầu về môi trường
và phát triển bền vững nhiều tổ chưcs quốc tế và quốc gia đã xây dựng các báo cáo về
tình trạng môi trường S.O.E. Chữ S là chữ đầu trong các báo cáo đó. Tiếp đó các nhà
môi trường thấy rằng để hiểu rõ tình trạng môi trường trong biến động của nó thì cùng
với S phải xem thêm áp lực P và đáp ứng R . Mô hình P.S.R là mô hình mà UNEP
khuyến cáo vận dụng trong những năm đầu thập kỉ 1990
Sự phát triển của mô hình không dừng ở đó. Trong những năm gần đây trong
soạn thảo báo cáo tình trạng môi trường cũng như xây dựng chỉ thị môi trường mô
hình D.P.S.I.R đã thay thế mô hình P.S.R . Thực chất qúa trình hình thành mô hình
D.P.S.I.R là quá trình phát triển mong muốn sự hiểu biết đẩy đủ về tình trạng môi
trường.Quá trình này có thể biểu thị 1 cách đơn giản như sau:
S

P-S
P-S-R
P-S-I-R
D-P-S-I-R
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Quận Hà Đông có toạ độ địa lý 20°59 vĩ độ Bắc, 105°45 kinh Đông, nằm giữa
giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Diện tích tự nhiên
4.833,7 ha và 17 đơn vị hành chính phường. Ranh giới tiếp giáp như sau:
-

Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức
Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ
Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân
Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai
Sông Nhuệ là một phân lưu của sông Hồng, bắt đầu từ cổng Liên Mạc của huyện
Từ Liêm - Hà Nội. Với vị trí địa lý thuận lợi tạo ra hệ động thực vật khá đa dạng,
phong phú, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
phát triển kinh tế xã hội. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các huyện
Từ Liêm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên và

8


Ứng Hòa của Hà Nội và 2 huyện Kim Bảng, Duy Tiên của Hà Nam rồi nhập vào sông
Đáy ở Thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Tổng chiều dài của sông Nhuệ đoạn chảy qua TP
Hà Nội khoảng 62 km, chiều rộng trung bình của lưu vực sông khoảng 20 km, có diện
tích khoảng 1075 km2 . Lưu vực sông Nhuệ có hướng dốc từ Bắc xuống Nam là
nguồn cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát nước của thành phố Hà

Nội.
Chiều dài của sông Nhuệ đoạn chảy qua Quận Hà Đông là 7 km. Sông Nhuệ
bắt đầu chảy vào quận Hà Đông từ cầu sông Nhuệ nằm trên đường Tố Hữu và kết thúc
ở ngã ba giao giữa sông Nhuệ với mương tiêu ba xã. Sông Nhuệ thuộc phía Đông Bắc
của Quận Hà Đông.

Hình 1.1. Bản đồ quận Hà Đông
b. Đặc điểm khí hậu

9


Nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nên khu vực nghiên cứu có 2 mùa rõ rêt: màu đông khô lạnh và hè nóng
ẩm, mưa nhiều
-

Nhiệt độ - Độ ẩm:
• Nhiệt độ trung bình năm dao động 23,1 - 23,3˚C tại trạm Hà Đông. Mùa lạnh từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,6˚C. Mùa nóng từ
tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thường trên 23˚C, tháng nóng nhất là tháng
7.
• Độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83 – 85%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất
là tháng 3, tháng 4 (87 – 89%), các tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng 11,

-

tháng 12 (80 – 81%).
Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120 – 140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung
bình tại trạm của quận là 1.617 giờ. Gió: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Mùa


-

hè gió Đông Nam, mùa đông gió Đông Bắc.
Lượng mưa: lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm
85 – 90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7,
8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10 – 15% lượng
mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn, tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2.
c. Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn của quận Hà Đông gồm 2 con sông chính và rất nhiều kênh rạch.
Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam và có chiều dài 240 km, chiều
dài chảy qua quận Hà Đông là 6 km. Sông Nhuệ là một con sông nhỏ có chiều dài 76
km, chiều dài chảy qua quận Hà Đông là 7 km. Ngoài ra còn có cả kênh La Khuê và
rất nhiều kênh rạch nhỏ dẫn nước vào 2 con sông chính của quận.
Sông Nhuệ chảy qua địa phận Đông Bắc quận Hà Đông và lấy nước từ sông Hồng
vì vậy chế độ thủy văn của lưu vực sông Nhuệ không những chịu ảnh hưởng của các
yếu tố địa hình, địa mạo trên bề mặt lưu vực, các yếu tố khí hậu mà còn biến động
mạnh, phụ thuộc vào chế độ mưa, chế độ nước sông Hồng và các sông, hồ xung
quanh. Nên chế độ thủy văn ở đây phức tạp và có sự khác nhau nhất định giữa các
đoạn sông. Dòng chảy trên lưu vực sông phân bố không đồng đều theo không gian và
thời gian. Độ sâu của lòng sông trong lưu vực có xu hướng giảm dần từ thượng lưu về
hạ lưu sông. Phân phối dòng chảy năm phụ thuộc vào sự phân phối theo mùa của

10


lượng mưa và thể hiện hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa mực
nước trung bình của sông Nhuệ từ 5,3 – 5,7m, còn vào mùa khô mực nước trung bình
từ 1,5 – 2,5 m. Mùa mưa thì thường bắt đầu từ tháng V đến tháng X, lượng mưa chiếm
80 – 85% tổng lượng mưa/năm, đạt khoảng từ 1600 – 1900 mm. Lượng mưa tăng dần

từ phía Bắc xuống phía Nam.
d. Tài nguyên đất
Điều kiện thổ nhưỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất thịt, thịt nhẹ và đất
bãi dọc theo sông Nhuệ. Gồm các loại đất sau:
-

Đất phù sa được bồi (Pb): diện tích là 261 ha, chiếm khoảng 10,1% tổng diện tích đất

-

nông nghiệp.
Đất phù sa không được bồi (P): diện tích là 1.049 ha, chiếm 37,4 % diện tích đất nông

-

nghiệp.
Đất phù sa gley (Pg) diện tích 1.472 ha, chiếm 52,5% diện tích đất nông nghiệp.
e. Tài nguyên nước
Sông Đáy, sông Nhuệ và kênh La Khê ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu
thoát nước khu vực quận.
Nước mặt: Hiện nay cốt mặt nước sông Nhuệ mùa lũ thường ở cốt 5,600 m luôn
cao hơn cốt tự nhiên 5,0 m ¸ 5,6 m. Vì vậy về mùa mưa nơi nào chưa san lấp tôn cao
thường bị úng ngập nặng.
Nước ngầm: Mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 9) thường
gặp ở cốt (-9 m) đến (-11,0 m); Mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường ở
cốt từ (-10 m) đến (-13 m). Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất
từ 1 - 1,5 m.
Hệ thống sông ngòi trên địa bàn quận có lưu lượng đảm bảo cho nhu cầu tưới tiêu
cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho cộng đồng dân
cư trên địa bàn toàn quận.


11


1.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
a. Điều kiện kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra nhỏ lẻ ở các hộ dân, hộ gia đình.
- Sản xuất công nghiệp
Tăng trưởng GDP đạt 19 – 19,5%; cơ cấu kinh tế cuối năm 2015 công nghiệp
GDP bình quân/người/năm 2015 là 85 – 90 triệu đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm
2015 là 65%.
- Thương nghiệp và dịch vụ
Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận: Tập trung ở khu vực quận Hà Đông và các phụ
cận. Các sản phẩm du lịch chủ vếu gồm: Du lịch làng nghề; Du lịch nghỉ cuối tuần;
Du lịch văn hóa; Du lịch vui chơi giải trí.
Hà Đông có hơn 200 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp
hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà Đông đón 52.300 lượt
khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế.
Do đây là một trong những khu vực buôn bán tập nập nên hoạt động thương nghiệp
diễn ra rất sầm uất.
b. Đặc điểm xã hội
-

Dân số
Quận Hà Đông là một nơi có nền kinh tế đang phát triển với nhiều làng nghề, tốc
độ phát triển cao cũng đi kèm với mật độ dân số đông. Năm 2015 thì dân số quận Hà
Đông là 198.700 người với diện tích là 47,9 km 2. Mật độ dân số của quận Hà Đông là
4.149 người/km2. Tỷ lệ tăng trưởng dân số năm 2015 là 1,06%. 100% số dân là thành
thị.


-

Hệ thống y tế
Quận Hà Đông là một quận thuộc thành phố Hà Nội - trung tâm kinh tế chính trị
của quốc gia. Vì vậy hệ thống các cơ sở y tế, trường học tập trung với mật độ cao.
Quận Hà Đông có 6 bệnh viện tuyến trung ương và thành phố, 1 trung tâm y tế, 1
trung tâm phòng chống lao, 17 trạm y tế cùng 194 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, 22

12


công ty dược phẩm và 298 nhà thuốc. Một số phòng khám đa khoa và bệnh viện tư
nhân đã đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại .
-

Văn hóa và giáo dục
Hà Đông có nền văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều làng nghề nổi tiếng gắn

với lịch sử phát triển đất nước nói chung và của Hà Nội nói riêng: Làng lụa Vạn Phúc,
làng rèn Đa Sỹ, làng dệt La Khê,…
Ngày nay, quận Hà Đông có nhiều trung tâm giáo dục lớn. Tỷ lệ các trường cao
đẳng, đại học ngày càng gia tăng, đội ngũ cán bộ giảng viên đông đảo và được đào tạo
ngày càng chuyên sâu. Số lượng các trường học từ mầm non đến đại học rất lớn.

13


CHƯƠNG 2: CÁC TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG
2.1. Nước thải


Hầu hết nước thải sinh hoạt của quận chưa được xử lý, trực tiếp đổ vào các kênh
mương và chảy thẳng ra sông gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt, chưa có nhà máy
xử lý nước thải tập trung, hoặc đã xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động, hoặc hoạt
động không có hiệu quả. Tại khu vực quận Hà Đông, nước thải chủ yếu từ nước thải
sinh hoạt và nước thải công nghiệp, ngoài ra còn ảnh hưởng từ nguồn nước thải y tế
thải xuống sông Nhuệ.
2.1.1 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ, hay
kênh rạch dẫn ra sông. Tổng lượng nước thải sinh hoạt trung bình năm 2015 là 6.577
m3/ngày.
Nguồn thải sinh hoạt trên sông Nhuệ gây ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng nước
mặt là nước thải sinh hoạt mà chủ yếu là nước thải từ nhà tắm, các khu vệ sinh, nhà
bếp,... Sông Nhuệ chảy qua rất nhiều quận, huyện của Hà Nội nơi tập trung dân cư
cao, lượng nước thải tập trung của quận Hà Đông và thành phố Hà Nội làm cho chất
lượng nước lưu vực càng kém.
Chất lượng sống của dân cư ngày càng nâng cao kéo theo nhu cầu sử dụng nước
ngày càng lớn và lượng nước thải ra môi trường ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hệ thống
xử lý nước thải sinh hoạt tại lưu vực sông Nhuệ cũng như Hà Đông chưa được chú
trọng, quan tâm, nước sau khi sử dụng lại thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh, rạch…làm
gia tăng ô nhiễm nước mặt lên khu vực.
Dân cư đông, đồng thời lượng nước thải sinh hoạt của người dân tại khu vực được
xả vào cống chung của khu phố, hoặc những hộ gia đình sống ven sông đều xả thẳng
trực tiếp xuống sông mà chưa qua xử lý.

14


.0Hình 2.1. Nước thải sinh hoạt tại chân cầu Kiến Hưng
2.1.2. Nước thải từ hoạt động công nghiệp

Quận Hà Đông là nơi tập trung khá nhiều làng nghề nên vấn đề ô nhiễm môi
trường do công nghiệp rất nghiêm trọng. Một số cơ sở sản xuất làng nghề trong lưu
vực sông Nhuệ như: Nhà máy dệt Hà Đông, nhà máy len Hà Đông, làng lụa Vạn
Phúc…, cùng một số nhà máy sản xuất đều tương đối khó xử lý do chủ yếu phát sinh
từ quá trình sản xuất. Tổng lượng nước thải 10.599 m3/ngày.
Trung bình một hộ làm nghề dệt dùng 2,84 m 3/ngày cho sản xuất, bao gồm nước
thải dịch chuỗi 0,18 m3/ngày, nước thải nhuộm 0,22 m3/ngày, nước thải giặt một lần
0,4 m3/ngày và các nước thải khác 2,04 m3/ngày.
2.2. .00000000000Nước thải y tế

Hiện nay, số lượng giường bệnh của các bệnh viện khu vực này thường xuyên
không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, mức phát thải nước thải y
tế không nhỏ. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất thì chưa đến 50% các bệnh viện
trong khu vực có trạm xử lý nước thải, một số bệnh viện đã có trạm xử lý nhưng bị
hỏng hoặc chưa đi vào vận hành. Do đó, nước thải y tế là nguồn thải rất đáng được
quan tâm của khu vực này.
2.2. Rác thải
2.2.1. Rác thải sinh hoạt
Tình hình lấn chiếm xây dựng trái phép hai bên bờ sông Nhuệ, đổ phế thải, rác
thải sinh hoạt trực tiếp vào dòng sông càng làm trầm trọng thêm quá trình ô nhiễm.

15


Rác thải đổ xuống sông không những làm cản trở dòng chảy mà còn làm tăng thêm
mức độ ô nhiễm. Lượng rác sinh hoạt trung bình: 0,75 kg/người/ngày (số liệu thống
kê năm 2013).

Hình 2.2. Rác thải sinh hoạt được thải xuống sông tại chân cầu Trắng
2.2.2. Rác thải từ hoạt động công nghiệp

Rác thải từ hoạt động công nghiệp chiếm 1 lượng lớn. Nguồn chất thải ở các hoạt
động này có thải ra một lượng chất thải nguy hại, gây ảnh hưởng nặng tới môi trường.
Tổng lượng rác thải trung bình từ hoạt động này là 1.457 kg/ngày (năm 2015). Việc
xử lý và thu gom lượng rác này việc vẫn chưa triệt để.
2.2.3. Rác thải y tế
- Rác thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn chiếm 10-15% bao gồm: Bông,
băng gạc nhiễm khuẩn, bơm kim tiêm, thuốc thừa,…
- Rác thải sinh hoạt chiếm: 85-90%. Lượng rác này chủ yếu từ hoạt động sinh
hoạt của các bác sĩ, nhân viên y tế, các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nội trú.

16


CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC SÔNG ĐOẠN CHẢY QUA QUẬN HÀ ĐÔNG
3. Hiện trạng nước sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Đông
3.1.

Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ, đoạn chảy qua quận Hà Đông
Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu quan trắc
STT

Ký hiệu mẫu

1
2
3

Tọa độ


Vị trí lấy mẫu

M1

N: 20˚98’
E: 105˚77’

Dưới chân cầu sông Nhuệ đường Tố Hữu

M2

N: 20˚97’
E: 105˚78’

Dưới chân cầu Trắng đường Trần Phú

M3

N: 20˚95’
E: 105˚79’

Dưới chân cầu Kiến Hưng

Vị trí lấy mẫu:

Hình 3.1: Các vị trí lấy mẫu

Bảng 3.2: Chất lượng nước sông Nhuệ đoạn chảy qua quận Hà Đông

17



cuối năm 2015 và đầu năm 2016
ST
T

Thông
số

Đơn vị

2
3

Nhiệt
độ
pH
DO

Mg/l

4

Độ đục

NTU

5
6
7

8
9
10
11
12
13

BOD5
COD
Amoni
PO43Nitrit
Nitrat
Fe
TSS
As
Colifor
m

Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
MPN/l00
ml


1

14

Đợt 1

QCVN
08:2015/BTN
MT

Đợt 2

M1

M2

M3

M1

M2

M3

19,8

19,8

20,2


19,3

20,3

20

-

6,93
2,3
10,3
7
24
144
1
0,2
0,33
30
1,4
140
0,43
11.1
03

7,01
1,7
11,4
8
24
144

1,1
0,2
0,34
31
1,3
170
0,45
15.1
03

7,03
1,2

6,91
1,7
17,2

25
144
1,1
0,2
0,37
44
2,4
160
0,45
10.1
03

27

192
1
0,2
0,34
32
1,3
170
0,46
0,92.1
03

7,01
0,1
19,4
5
28
192
1,1
0,2
0,04
10
1,5
50
0,05
750
0

5,5-9
4


13,2

7,02
0,7
20,8
2
28
192
1,1
0,2
0,36
32
1,4
190
0,43
15.1
03

15
30
0,9
0,3
0,05
10
1,5
50
0,05
7500

Nhận xét:

-

Giá trị DO trong nước sông Nhuệ dao động trong khoảng từ 0,7 – 2,3 Mg/l, nằm dưới

-

giới hạn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT cột B1.
Giá trị COD, BOD5 của cả 2 đợt lấy mẫu ở 2 khu vực quận Hà Đông đều vượt quy
chuẩn cho phép QCVN 08:2015/BTNMT. Hàm lượng COD vượt 4,8 – 6,4 lần so với
QCVN, giá trị BOD5 vượt 1,6-1,87 lần so với QCVN.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng (NO 2-, NO3-, NH4+) tại các vị trí quan trắc đều vượt
quy chuẩn cho phép QCVN 08:2015/BTNMT. Hàm lượng NO 2- trong sông Nhuệ gấp
khoảng 8,25-9,25 lần. Hàm lượng NO3- trong sông Nhuệ gấp khoảng 3-3,3 lần. Hàm
-

lượng NH4+ trong sông Nhuệ gấp khoảng 2 – 2, 2 lần.
Hàm lượng Coliform tại các vị trí hầu như là vượt quy chuẩn cho phép QCVN
08:2015/BTNMT. Nhưng tại thơi điểm khác nhau thì hàm lượng Coliform lại thay
đổi khác nhau. Hàm lượng Coliform của sông Nhuệ gấp từ 1,33-2 lần so với QCVN

-

08:2015/BTNMT.
Hàm lượng chất dinh dưỡng PO 43-tại các vị trí quan trắc đều ở mức thấp dưới quy
chuẩn cho phép QCVN 08:2015/BTNMT, dao động ở 0,2Mg/l.
Hàm lượng Fe trong nước sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Đông là không lớn, đều
nằm trong giới hạn của QCVN 08:2015/BTNMT, hàm lượng Fe dao động từ 1,3-1,4

18



Mg/l. Còn hàm lượng As trong nước sông Nhuệ Đoạn chảy qua quận Hà Đông vượt
rất nhiều so với QCVN 08:2015/BTNMT, hàm lượng As gấp từ 8,6-9,2 lần.
Qua các kết quả phân tích chất lượng nước sông Nhuệ đoạn chảy qua quận Hà
Đông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất dinh dưỡng , chất hữu cơ và nhiễm
khuẩn từ các hoạt động xả thải của các nguồn nước đoạn chảy qua quận Hà Đông .
Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải của các làng nghề thủ công
chưa qua xử lý xả thải trực tiếp vào sông Nhuệ.
Bảng 3.3: Bảng so sánh nước sông Nhuệ đoạn chảy qua quận Hà Đông
cuối năm 2014, đầu năm 2015 và đầu năm 2016
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Chỉ tiêu
phân tích
Nhiệt độ
pH

DO
Độ đục
BOD5
COD
Amoni
PO43Nitrit
Nitrat
Fe
TSS
As
Coliform

Đơn vị
Mg/l
NTU
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
MPN/l00ml

2014
26,9
7,28
2,86

44
62
0,92
0,218
0,201
27,5
0,98
125
0,452
10890

Điểm M2
2015
18,9
7,01
1,7
11,48
24
144
1,1
0,2
0,33
31
1,3
170
0,45
15000

2016
20,3

7,02
0,7
20,82
28
192
1,1
0,2
0,36
32
1,4
190
0,43
15000

QCVN
08:2015/BTNMT
5,5-9
4
15
30
0,9
0,3
0,05
10
1,5
50
0,05
7500

Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy các chất dinh dưỡng tại chân cầu trắng – đường Trần

Phú nước sông Nhuệ đang thảy đổi theo từng năm và từng giai đoạn. Hàm lượng NH 4+
năm 2014 là 0,92mg/l thấp hơn năm 2015 là 1,1mg/l và năm 2016 là 1,1mg/l. Hàm
lượng PO43- năm 2014 là 0,218mg/l thấp hơn năm 2015 là 0,2mg/l và năm 2016 là
0,2mg/l. Hàm lượng NO2- năm 2014 là 0,201mg/l thấp hơn năm 2015 là 0,33mg/l và
năm 2016 là 0,36mg/l. Hàm lượng Fe năm 2014 là 0,98mg/l thấp hơn năm 2015 là
1,3mg/l và năm 2016 là 1,4mg/l. Hàm lượng As năm 2014 là 0,452mg/l thấp hơn năm
2015 là 0,45mg/l nhưng lại cao hơn so với năm 2016 là 0,423mg/l. Nhiều thông số tại
năm 2015 và 2016 đã gia tăng so với năm 2014, điều này cho thấy chất lượng nước
sông Nhuệ đang có dấu hiệu ngày càng trở nên ô nhiễm.
3.2.

Hiện trạng môi trường bức xúc
Sông Nhuệ, đặc biệt là khu vực chảy qua quận Hà Đông, hàng ngày phải tiếp nhận

một lượng nước thải đổ ra từ các khu dân cư, làng nghề, bệnh viện, trường học và từ

19


hoạt động sản xuất nông nghiệp…Hầu hết nước thải này được đổ trực tiếp xuống mà
không qua xử lý triệt để, đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, các con sông lớn trong nội thành
Hà Nội là những sông tiêu thoát nước chính cho toàn thành phố rồi đổ xuống sông
Nhuệ cũng đang dần dần bị ô nhiễm. Theo quan sát được thì nước sông này cũng đã
bốc mùi hôi thối, khó chịu, lượng chất thải rắn trôi nổi trên sông rất nhiều đã làm chất
lượng nước sông ngày càng xuống thấp. Đây cũng chính là vấn đề bức xúc và nhức
nhối nhất của chính quyền tỉnh Hà Đông nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung,
đồng thời cũng gây rất nhiều khó khăn tác động xấu tới cho người dân địa phương
xung quanh.

Hình 3.2. Hiện trạng xả rác thải ven sông tại chân cầu Kiến Hưng

CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG
4.1. Ảnh hưởng đến con người
4.1.1. Sức khỏe con người
Chất lượng môi trường nước mặt tại sông Nhuệ ngày càng ô nhiễm trầm trộng
hơn. Nước sông luôn chứa một thứ nước đen kịt, đặc sệt do chứa quá nhiều nước thải,
hóa chất gây ngột ngạt, bốc mùi hôi thối. Sức khỏe của người dân đang có chiều giảm
sút do mắc phải các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy.
Qua tìm hiểu tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và
tai, mũi, họng, bệnh đường tiêu hóa là bệnh rất thường gặp. Tỷ lệ người mắc bệnh về

20


đường hô hấp, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa tăng nhanh trong những năm
gần đây. Nếu như năm 2010 có 2313 lượt người đến khám đều phát hiện mắc các loại
bệnh này thì chỉ tính riêng tháng 5/2015 đã có 885 lượt người dân khám và tất cả đều
mắc bệnh. Rõ ràng môi trường ô nhiễm đã tác động xấu đến sức khỏe người dân.
Không phải ngẫu nhiên số người mắc bệnh đông và ngày càng tăng. Còn các bệnh về
hô hấp như lao phổi, viêm phổi trẻ em, viêm phế quản... đối với người dân là phổ
biến. Trong năm 2015, có 5 trường hợp tử vong do mắc bệnh ung thư phổi, ung thư
vòm họng... và tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong phường, trung bình mỗi tháng
mắc một ca. Tuổi thọ trung bình của người dân đang giảm dần và ước tính hiện nay là
60 tuổi.
4.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội
a. Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật

Đa số người dân được hỏi sau khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người thân bị
ốm thì bị giảm thu nhập và suy giảm về sức so với trước khi bị bệnh. Kéo theo đó, là
những ảnh hưởng tâm lý bất ổn, khiến người ta khó có thể tập trung cho công việc và
học hành khiến hiệu quả năng suất không cao, thậm chí ở nhiều nghề nghiệp, sự mất

an tâm lao động sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế.
4.2.

Đa dạng sinh học và cảnh quan

4.2.1. Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học

Chất lượng nước mặt tại sông Nhuệ đoạn chảy qua địa bàn quận Hà Đông đang
ở mức ô nhiễm trầm trọng đáng báo động, các thông số đều vượt quy chuẩn cho phép,
đặc biệt tại đây, hàm lượng DO ở một số điểm xấp xỉ bằng 0, vì thế không một sinh
vật nào có thể tồn tại và phát triển được. Trên sông hầu như không có tôm, cá và các
loài thủy sản khác.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông,
do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các
chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh,
một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm cho
nhiều loài thuỷ sinh chết. Chỉ có một số loài côn trùng như muỗi vằn, bọ gậy,… có thể
sống sót được trong môi trường nước sông Nhuệ.
4.2.2. Ảnh hưởng đến cảnh quan

21


Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt tại sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận
quận Hà Đông ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan. Người dân cho biết hơn 10
năm nay con sông đã trở nên đen kịt, hôi thối. Các bãi rác trên bờ sông ngổn ngang
được tập kết ven sông, gây mất mĩ quan đô thị.

22



CHƯƠNG 5: CHÍNH SÁCH, QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
DỰ BÁO THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
5.1. Chính sách, quy hoạch bảo vệ môi trường
5.1.1. Chính sách
- QĐ 5168/QĐ-UBND HN, phê duyệt chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thuỷ
lợi sông Nhuệ trên địa bàn HN tỷ lệ 1/500.
5.1.2. Quy hoạch
-

Quy hoạch thiết lập vành đai xanh dọc sông Nhuệ sẽ giảm tối đa mật độ xây dựng,
tiến tới phát triển dân cư đô thị chỉ có các công trình công cộng sinh thải cây xanh và
mặt nước.
(Quy hoạch mô hình không gian thủ đô Hà Nội trong quy hoạch chung thủ đô
Hà Nội tầm nhìn từ năm 2030-2050).

-

Dự án kè cứng bờ sông Nhuệ trong địa bàn tp duyệt từ cuối năm 2015, thực hiện năm
2016 với tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng.
+ QH 20/12/2016 UBND TP HN ban hành công văn số 12/27/VP-ĐT cho ý kiến
về quy hoạch chi tiết 2 bên bờ đường sông Nhuệ. (Đại lộ Thăng Long-Tố Hữu) Hà
Đông.
Ưu điểm:



Quy hoạch đã được thực hiện, bởi UBND quận Nam Từ Liêm làm chủ trì đã kêu gọi

chủ đầu tư

• Thực hiện theo hình thức XH hoá, khai thác, sử dụng quỹ đất theo quy hoạch, tránh


lãng phí
Chống lấn chiếm, sử dụng sai quy hoạch.
Nhược điểm :



Sự cố chồng chéo, không chặt chẽ dề án quy hoạch chi tiết 2 bên bờ sông Nhuệ tỷ lệ
1/500 đoạn từ đại lộ Thăng Long - Trần Phú đã được UBND quận Từ Liêm giao cho
viện quy hoạch xây dựng Hà Nội. Hiện nay đã được giao cho viện quy hoạch xây

dựng HN sau khi xem xét.
• Một số quy hoạch, đề án đã được đưa ra song vẫn chưa được thực hiện một cách triệt
để và có hiệu quá
5.2. Dự báo những thách thức về môi trường tại thời điểm hiện tại và thời gian tới

23


5.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
- Vẫn còn còn sự chồng chéo trong phân công giữa Bộ TN&MT và Bộ
NN&PTNT, đặc biệt là ở những khu vực mà ranh giới giữa nguồn nước (sông) tự
nhiên và hệ thống nhân tạo (kênh rạch) khó xác định rõ ràng. Ngoài ra, có hiện tượng
trên cùng một lưu vực sông, tồn tại 2 tổ chức lưu vực sông khác nhau, ngoài tiểu ban
QLQHLVS Nhuệ còn có UBBVMT lưu vực sông Nhuệ. Vấn đề quản lý và bảo vệ tài
nguyên nước vì vậy lại bị tách vụn thành nhiều mảng mà chưa có sự quản lý tổng hợp.
Trong khi chưa có một tổ chức lưu vực sông đủ năng lực để thực thi việc quản lý tổng
hợp, sự phối, kết hợp giữa quản lý nước (cho dù là theo quy hoạch thủy lợi) với bảo

vệ nguồn nước (theo đề án bảo vệ môi trường) vẫn cần được cải thiện, nhất là cơ chế
công khai và minh bạch thông tin.
-Về cơ cấu tổ chức, thành phần các tổ chức lưu vực sông đã lập (gồm cả các Ban
QLQHLV sông, Hội đồng lưu vực sông, các UBBVMT lưu vực sông) hiện hoàn toàn
bao gồm các đại diện kiêm nhiệm gồm đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành và địa
phương liên quan, dẫn tới những hạn chế trong đầu tư nguồn lực và thời gian cho
nhiệm vụ quản lý. Ngay cả bộ máy giúp việc, trừ Văn phòng Ủy ban sông Mê Công
Việt nam là cơ quan chuyên trách, các Văn phòng Ban QLQHLV sông, Hội đồng lưu
vực sông hoặc các UBBVMT lưu vực sông đều hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm,
với kinh phí, hạ tầng cơ sở và cán bộ nhân viên chưa được bố trí đầy đủ và kịp thời.
- Chưa phối hợp tốt với các tỉnh lân cận trong công tác quản lí môi trường nước
mặn nên phải gánh chịu hậu quả do việc ô nhiễm nguồn nước song từ phía thượng
nguồn chảy xuống.
5.2.2.Về mặt thể chế, chính sách
- Việc thực thi thu phí xả thải tại lưu vực song Nhuệ đoạn chảy qua Hà Đông vẫn
chưa thực hiện được. Do vậy, tình trạng các nhà máy xí nghiệp, nước thải sinh hoạt và
nước thải từ làng nghề xả thải nước thải không đảm bảo cũng như không áp dụng
công nghệ xử lý nước thải vẫn tồn tại và chưa được xử lý triệt để.
- Chưa xây dựng được văn bản hướng dẫn phân định cụ thể các nhiệm vụ về
BVMT của ngân sách địa phương.
- Nhiều chính sách phát triển chưa tính đến BVMT.

24


- Một số văn bản, cơ chế chính sách đã được ban hành và tổ chức thực hiện nhưng
hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế.
- Chưa xây dựng được quy chế quản lý môi trường, vệ sinh môi trường, gắn kết
chặt chẽ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm hạn chế tải lượng lớn chất thải
vào môi trường nước.

5.2.3. Về mặt tài chính, đầu tư công tác BVMT
- Trong những năm qua bước đầu các doanh nghiệp đầu tư dự án đã chú trọng đầu
tư kinh phí cho công tác BVMT nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để
giải quyết vấn đề môi trường của doanh nghiệp còn mang hình thức chống đối.
- Không có kinh phí để đầu tư trang thiết bị phục vụ quan tắc và giám sát môi
trường và sửa chữa các trang thiết bị hỏng hóc, không đáp ứng được yêu cầu của công
tác giám sát môi trường.
5.2.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh bá0 ô nhiễm môi trường
- Thiếu tính liên tục: Vấn đề ÔNMT nước đã được quan tâm và chú trọng. nhiều
dự án, chương trình, đề tài nghiên cứu và chất lượng nước mặt đã được thực hiện. Tuy
nhiên, các dự án nghiên cứu liên tục chất lượng nước mặt vẫn còn thiếu. Hoạt động
quan trắc chất lượng nước mặt chưa được tiến hành triệt để. Do vậy, chưa đánh giá hết
sự diễn biến chất lượng nước cũng như các điểm nóng về ô nhiễm nước.
5.2.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng
- Thiếu sự phối hợp giữa các địa phương:
Trong những năm gần đây khu vực Hà Đông đã thực hiện công tác bảo vệ môi
trường khá tốt. Tuy nhiên, sự phối hợp bảo vệ tài nguyên nước với các khu vực lân
cận, trong việc sử dụng và bảo vệ và xử lý ô nhiễm nước vẫn chưa cao. Thực hiện xã
hội hoá trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên này. Đầu tư từ các tổ chức, cá nhân cho
BVMT rất ít, chủ yếu dựa vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cở sở hạ tầng
BVMT còn thiếu và yếu kém, những vi phạm pháp luật về BVMT của các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vẫn còn xảy ra nhưng chưa được phát
hiện xử lí nghiêm khắc.
- Kết quả thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp so với thực tế còn thấp do
nhận thức và ý thức tuân thủ của chủ cơ sở không chấp hành kê khai. Ý thức chấp
hành pháp luật về BVMT trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa

25



×