Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA MÔI TRƯỜNG TẠI Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoằng Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.81 KB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể, cá nhân giúp đỡ tôi hoàn thành
báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Lê Hữu
Trung, đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định
hướng cho tôi trong quá trình thực hiện báo cáo.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Khoa , các thầy giáo, cô giáo
tại Khoa Môi trường, Ban quản lý đào tạo - trường Đại học Tài Nguyên và Môi
Trường Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình định hướng,
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức UBND huyện
Hoằng Hóa, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoằng Hóa; UBND và công
chức địa chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã tạo điều kiện, giúp
đỡ, hỗ trợ tôi trong thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu, điều tra thực tế.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình của tôi là nguồn động viên và truyền nhiệt
huyết để tôi hoàn thành báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Ngô Đăng Anh


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
Vùng ven biển huyên Hoằng Hóa là khu vực có ý nghĩa quan trọng trong sự phát


triển chung của tỉnh. Hệ thống cửa sông và ven biển có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc bảo tồn nguồn gen và đa rạng sinh học của vùng. Hiện nay ở khu vực ven
bờ đang chịu nhiều sức ép từ môi trường và hoạt động của con người. Các áp lực này
gây ra hậu quả môi trường trong đó có thương tổn môi trường và sinh thái. Tuy nhiên
đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định và đánh giá mức độ thương tổn môi
trường.
Việc xây dựng bộ chỉ thị môi trường đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là các nước nằm ở khu vực ven biển – nơi được coi là những khu vực có
mức độ nhạy cảm cao đối với biến đổi khí hậu. Chỉ số thương tổn môi trường là một
trong những công cụ hàng đầu hiện nay cần được xây dựng nhằm tập trung vào các
vấn đề quản lí môi trường cũng như hỗ trợ việc ra quyết định chính sách có ý nghĩa về
khía cạnh môi trường và có thể lông ghép với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Lý do sử dụng chit hị cho mục đích này là cung cấp một phương pháp nhanh chóng và
chuẩn xác về đặc điểm hóa các thương tổn theo ý nghĩa tổng thể, và xác định các vấn
đề có thể giải quyết trong khuôn khổ mỗi cực bền vững đối với sự phát triển của một
quốc gia, khu vực. Vì vậy, để tién hành tới sự bền vững, vấn đề quan trọng là khả năng
đo đạc được mức độ thương tổn của từng khía cạnh bị tổn thất và tìm ra giải pháp tăng
cường khả năng chống chịu. Từ đó các đường hướng chính sách phát triển phù hợp
được đề xuất nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia.
Vì thế nghiên cứu cơ sở, phương pháp để thống nhất xây dựng bộ chỉ thị thương
tổn môi trường vùng ven biển huyện Hoằng Hóa là một nhiệm vụ rất cần thiết từ đó đề
xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường vùng ven biển đảm bảo bền vững kinh tế
huyện nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Hoằng Hoá nằm giáp phía Bắc thành phố Thanh Hoá - trung tâm chính trị
đầu não của tỉnh Thanh Hoá. Huyện có ranh giới hành như sau:
Phía Bắc giáp: Huyện Hậu Lộc
Phía Tây giáp: Huyện Thiệu Hoá và huyện Yên Định
Phía Nam giáp : Hyện Quảng Xương và thành phố Thanh Hoá
Phía Đông giáp: Biển Đông.
Quốc Lộ 1A và đường sắt xuyên Việt là một trong những trục đường giao thông
quan trọng nhất Việt Nam chạy qua giữa huyện Hoằng Hoá từ phía Bắc đến phía Nam
dài khoảng 12 km. Phía Tây, Tây Nam và Nam huyện Hoằng Hoá là con sông Mã bắt
nguồn từ Vân Nam Trung Quốc.
Hoằng Hoá là một huyện đồng bằng ven biển Thanh Hoá và nằm ở trung tâm 4
khu công nghiệp lớn của Thanh Hoá đó là: Cách khu công nghiệp Lễ Môn 10 km, khu
công nghiệp Bỉm Sơn 25 km, khu công nghiệp Nghi Sơn 55 km, khu công nghiệp Mục
Sơn – Lam Sơn 35 km.
Tóm lại, huyện Hoằng Hoá có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi trong việc giao lưu
kinh tế, văn hoá và khoa học bên ngoài. Huyện không những có thuận lợi giao thông
đường bộ, đường sắt mà cả đường thuỷ.
* Cơ cấu tổ chức UBND huyện
Ủy ban nhân dân huyện bao gồm 1chủ tịch, 2 phó chủ tịch (gồm 1 phó chủ tịch
phụ trách văn hóa – xã hội; 1 phó chủ tịch phụ trách kinh tế) và 12 phòng/ ban chuyên
môn theo Nghị định 14/2008/NĐ – CP của Chính Phủ và 1 đơn vị trực thuộc (mang
tính đặc thù – Ban quản lí các dự án đầu tư xây dựng).
UBND huyện Hoằng Hóa được tổ chức theo cơ cấu chức năng, các phòng ban
thuộc sự quản lí của UBND hoạt động độc lập trong các lĩnh vực công tác riêng của
mình. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể và quy chế hoạt động của các phòng ban do UBND
huyện dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước quy định. Hoạt động của
các phòng ban nhằm mục đích tham mưu cho lãnh đạo UBND giải quyết các vấn đề
tồn tại trên địa bàn huyện.
2



Trong phân công công việc mỗi phòng ban chuyên trách một mảng công việc theo
lĩnh vực hoạt động của mình, mỗi phòng đều có một trưởng phòng chịu trách nhiệm quản
lí chung hoạt động của phòng và báo cáo lên cấp trên trực tiếp là ban lãnh đạo UBND
huyện. Bảo đảm tuân thủ trình tự , thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng
chương trình kế hoạch, lịch làm việc và quy chế làm việc, trừ trường hợp đột xuất hoặc có
yêu cầu khác của lãnh đạo UBND huyện Hoằng Hóa .
Trong đó phòng tài nguyên môi trường là một trong 12 cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện Hoằng Hóa
1.2. Đặc điểm chung của đơn vị sinh viên thực tập
1.2.1. Tên đơn vị thực tập
Phòng tài nguyên môi trường huyện Hoằng Hóa
1.2.2. Địa chi
Phố Đạo Sơn, thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của phòng tài nguyên và môi trường
Phòng tài nguyên môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có
chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lí nhà nước về các lĩnh vực: Quản lí tài
nguyên đất; quản lí tài nguyên nước; quản lí tài nguyên khoáng sản; quản lí môi
trường; xây dựng và định giá đất hàng năm.
Phòng TNMT có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng, chịu sự chỉ đạo quản lí
về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TNMT tỉnh Thanh Hóa
Phòng tài nguyên môi trường có các chức năng chính sau:
- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế
hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước về quản lí TN & MT; kiểm tra việc thực hiện
sau khi UBND huyện ban hành.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và tuân thủ tuyệt đối dưới sự
phân công lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.

- Giúp UBND huyện quản lí nhà nước đối với tổ chức, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân và hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt
động trong lĩnh vực TNMT.
- Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về lĩnh vực TNMT theo phân công của UBND huyện.
3


- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về TNMT và các
dịch vụ trong lĩnh vực TNMT theo quy định của pháp luật
- Báo cáo trung thực về các nội dung công việc được phân công phụ trách, trình
báo các nội dung khi xét thấy có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lí
TNMT. Báo cáo nội dung công việc đã dự thảo theo từng lĩnh vực được phân công
trước khi trình Thường trực UBND huyện kí và ban hành.
- Báo cáo định kì và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công
tác được giao với UBND huyện và Sở TNMT.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về TNMT
tại các xã, thị trấn
- Quản lí, tổ chức bộ máy thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỉ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức thuộc phạm vi quản lí của phòng theo quy định của pháp luật và phân công của
UBND huyện.
- Quản lí tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và phân công
của UBND huyện.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực TNMT tại địa phương theo
quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao hoặc theo quy định của
pháp luật.
+ Về quản lí môi trường:
Tổ chức đăng kí, kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ

môi trường trên địa bàn, lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kì; đề xuất các
giải pháp xử lí ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên
địa bàn; hướng dẫn UBND các xã, thị trấn quy định về hoạt động và tạo điều kiện để
tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường có hiệu quả.
+ Về quản lí tài nguyên đất:
Tham mưu giúp UBND huyện lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt, thẩm
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các xã, thị trấn.
Thẩm định về hố sơ giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp GCNQSD
đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm
quyền của UBND huyện.
4


Theo dõi biến động về đất đai, cập nhật chỉnh lí các tài liệu và bản đồ về đất đai,
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng kí đất đai đối với công
chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở các xã, thị trấn; thực hiện việc lập và
quản lí hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai của huyện.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các UBND các xã, thị trấn
xác định giá các loại đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương báo
cáo Sở Tài Nguyên Môi Trường trình cơ quan có thẩm quyền quyết định làm cơ sở
thực hiện công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư theo quy định
của pháp luật.
1.2.5 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Phòng tài nguyên môi trường huyện bao gốm Hoằng Hóa 06 công chức do
UBND huyện quyết định trong tổng số biên chế hành chính của huyện.
Trong đó:
- Trưởng phòng (1 người): Phụ trách chung
- Phó trưởng phòng (2 người):

+ 01 Phó trưởng phòng phụ trách lĩnh vực tài nguyên, giải quyết khiếu nại, tranh
chấp đất đai, kiêm Giám đốc Văn phòng ĐKQSDĐ.
+ 01 Phó trưởng phòng phụ trách việc sử dụng tài nguyên, đất nước, khoáng sản
và môi trường.
- Chuyên viên (3 người):
+ 01 Chuyên viên phụ trách công tác khiếu nại, tranh chấp đất đai, kiểm tra hồ sơ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ 01 Chuyên viên phụ trách công tác giải phòng mặt bằng, giao đất cho thuê đất.
+ 01 Chuyên viên phụ trách công tác bảo vệ môi trường, khoáng sản, thủy văn.
- Hợp đồng lao động (5 người): Nhận nhiệm vụ phân công theo chỉ đạo của
trưởng phòng.
Mọi cán bộ công chức, viên chức đều phải thực hiện một số nhiệm vụ khác do
Trưởng phòng phân công.

5


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1 Đối tượng thực hiện phạm vi chuyên đề thực tập
Đối tượng thực hiện: Tổ chức và thực hiện quan trắc môi trường – Xây dựng bộ
chỉ thị thương tổn môi trường vùng ven biển , đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phù
hợp nhằm phát triển bền vững vùng ven biển huyện Hoằng Hóa.
Phạm vi thực hiện:
•Về không gian: Huyện Hoằng Hóa
•Về thời gian: Thực hiện chuyên đề từ ngày 06/3/2017 đến ngày 23/4/2017
2.2. Mục tiêu và nội dung chuyên đề
Mục tiêu:
•Đánh giá hiện trạng và xác định các đặc trưng, mức độ thương tổn hệ thống tài
nguyên môi trường do hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven biển huyện
Hoằng Hóa.

•Xây dựng bộ chỉ thị thương tổn môi trường khu vực ven biển huyện Hoằng Hóa
•Đề xuất một số giải pháp thích ứng và giảm thiểu với các tổn thương môi
trường vùng ven biển huyên Hoằng Hóa.
Nội dung:
•Thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin, tư liệu hiện có về khu vực nghiên
cứu, tài liệu hiện có về chỉ thị và chỉ thị thương tổn về môi trường.
•Xây dựng và thiết lập bộ chỉ thị thương tổn môi trường ven biển huyện Hoằng
Hóa.
•Khảo sát lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường tại một số mặt cắt trọng
điểm nhằm đánh giá hiện trạng môi trường, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu từ đó
xác định các vấn đề cần ưu tiên, các tai biến môi trường.
•Giải đoán và phân tích ảnh viễn thám bổ sung phục vụ xây dựng chỉ thị và chỉ
số thương tổn môi trường.
•Đánh giá mức độ thương tổn môi trường ven biển khu vực nghiên cứu trên cơ
sở bộ chỉ thị thương tổn ven biển đã thiết lập.
•Đề xuất một số giải pháp phù hợp, thích ứng với các tai biến môi trường khu vự
nghiên cứu trên cơ sở phân tích các chỉ thị chỉ số.

6


2.3. Phương pháp thực hiện chuyên đề
•Các phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, lấy mẫu môi trương tuân theo quy
phạm điều tra nghiên cứu biển do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành, kết hợp với
các phương pháp nghiên cứu chuyên đề của một số tổ chức được công bố rộng dãi
( IUCN, UNESCO, REEFCHEK, SeagrassNet,…). Các phương pháp này cần được áp
dụng để giải quyết các lỗ hổng thông tin và tư liệu theo không gian nghiên cứu.
•Các phương pháp nghiên cứu đánh giá môi trường, sinh thái phục vụ đề xuất
quản lí tài nguyên và môi trường.
•Các phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp nguồn thông tin, tư liệu thứ cấp,

phân tích thống kê tạo bậc thông tin, phân tích chuỗi nguyên nhân – kết quả, phân tích
chỉ thị để lựa chọn nguồn tư liệu phù hợp cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên đề.
•Phương pháp phân tích dẫn xuất logic (logfreme): kế thừa tài liêị lịch sủ có
chọn lọc, kết hợp với tài liệu khảo sát mới theo mùa tuân thủ Quy chuẩn và các quy
phạm ngành để đánh giá diễn biến tài nguyên và môi trường, dự báo biến động và đề
xuất giải pháp. Tùy từng nội dung cụ thể mà sự dụng các mô hình phân tích PAMR
(mục tiêu - hành động – giải pháp – kết quả), PSR (sức ép – hiện trạng – ứng xử),
DPSIR (nguồn – sức ép – hiện trạng – tác động – ứng xử) hay SWOT (điểm mạnh, yếu
– cơ hội – thách thức). Đây cũng là một trong nhưng phương pháp chủ đạo để xây
dựng các chỉ thị và chỉ số.
•Phương pháp nghiên cứu điển hình để lựa chọn các trọng điểm và xây dựng mô
hình triển khai kết quả nghiên cứu.
•Phương pháp viễn thám và GIS: là một trong những phương pháp chủ đạo để
chiết tách dữ liệu và thông tin tổng hợp và trên diện rộng về tài nguyên và môi trường,
phát triển kinh tế – xã hội đề bổ sung, cập nhập cũng như lam nguồn dữ liệu dầu vào
để xây dựng và phân tích chỉ thị, chỉ số, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ xây dựng cac chỉ số phát triển bền vững
tài nguyên.
2.4. Kết quả chuyên đề
2.4.1: Định nghĩa:
* Chị thị (indicartor): là một tham số (parameter) hay số đo (metric) hay một giá
trị kết xuất từ tham số, dùng cung cấp thông tin, chỉ số về sự mô tả hình trạng của một
hiện tượng môi trường khu vực, nó là thông tin khoa học về tình trạng và chiều hướng
của các thông số liên quan môi trường. Các chỉ thị truyền đạt các thông tin phức tạp
7


trong một dạng ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa vượt ra các giá trị đo liên kết với
chúng. Các chỉ thị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ liệu bằng số, tốt nhất là
trong các chuỗi thứ tự thời gian nhằm đưa ra điều hướng. Các chỉ thị này kết xuất từ

các biến, dữ liệu.
* Chỉ số (index): là một tập hợp các tham số hay chỉ thị được tích hợp hay nhân
với trọng số. Các chỉ số ở các dạng tích hợp cao, nghĩalà chúng được tính toàn từ
nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện tượng nào đó. Chỉ số chất lượng
nước (Verneaux biotic index) , chỉ số phát triển con người (chỉ số HDI của UNDP) và
tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product GNP).
* Các tham số (parameter) hay số đo (metric): là một đặc tính được đo hay quan
sát. Các chỉ thị khác với số đo. Các chỉ thị ở mức cao hơn, các chỉ thị chỉ ra sự tiến bộ
về phía mục tiêu, còn số đo (metric) đo tiến bộ về chỉ thị đó. Ví dụ, chất lượng không
khí là một chỉ thị môi trường, lượng phát thải NOx , Sox là các số đo. Các chỉ thị là
các số đo chỉ ra các hiện trạng của một hệ thống nào đó. Các số do kết xuất từ hai hay
nhiều kết quả đo, các số đo này không cần nói ra với chúng ta các ý nghĩa của chúngvề
hệ thống (John Reap).
* Phiếu Chỉ thị môi trường: là công cụ quan trọng dùng trong quản lí môi trường
và định hướng tổ chức thu thập thông tin, dữ liệ môi trường, được xử dụng để xây
dựng, quản lí, cập nhập thông tin đầy đủ về một chỉ thị môi trường cụ thể.
* Chỉ thị môi trường: là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi
trường phục vụ mục đích đánh giá, gthe dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo
cáo hiện trạng môi trường.
* Bộ chỉ thị môi trường: là tập hợp các chỉ thị môi trường.
* Mô hình PSR: là mô hinh mô tà mối quan hệ tương hỗ Sức ép (pressure – P) –
Hiện trạng (state – S) – Đáp ứng (response –R)
* Mô hình DPSIR: là mô hình mô tả mối qua hệ tương hỗ giữa Động lực – D
(phát triển kinh tế xã hội , nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) – Sức ép –
P – (các nguồn thải trược tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) – Tác động – I
(tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏa cộng đồng , hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) – Đáp ứng – R (các giải pháp bảo vệ môi
trường)
2.4.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.4.2.1. Tình hình nghiên cứu lĩnh vực của đề tài trong nước và thế giới

Việc xây dựng bộ chỉ thị thực hiện cho công tác quản lí tổng hợp tài nguyên vùng
8


ven biển đã được nhiều tổ chức và cá nhân thực hiện tại Việt Nam cũng như trên thế
giới. Các nghiên cứu được xem như cơ sở cho việc thực hiện đề tài gồm:
* Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chỉ thị môi trường
Thuật ngữ chỉ thị môi trường đã được sử dụng khá phổ biến từ lâu. Trước đây,
trong khoa học về trái đất, người ta đã sử dụng các chỉ thị để pháthiện các mỏ khoáng
sản. Trong sinh thái học, khoa học môi trường người ta cũng sử dụng sinh vật là các
dấu hiệu sinh học để quan trắc định tính sự phát triển của hệ sinh thái hoặc phát hiện
biến động môi trường. Chỉ thị có thể hiểu là các tập hợp định tính định lương hoặc các
thông số có thể đo đếm quan sát được dùng đề mô tả trạng thái hiện tại và xác định
được sự thay đổi hoặc xu hướng theo thời gian. Việc truyền đạt thông tin là chức năng
chính của chỉ thị, các chỉ thị là công cụ quan trọng trong công tác quản lí, có vai trò
như một tín hiệu cachr báo sớm về các vấn đề mới phát sinh hoặc cung cấp các thông
điệp xúc tích cho cộng đồng và các nhà quản lí.
Năm 1972, cộng đông quốc tê nhận thấy nhu cầu phải có những báo cáo về môi
trường định kì để có những đánh giá, giám sát môi trường ở các cấp độ khác nhau:
quốc gia, vùng. Các chuỗi số liệu thường không đảm bảo cho yêu cầu phân tích xu thế.
Hơn nữa mặc dù con người là một phần của môi trường, nhưng mối quan hệ giữa hoạt
động của con người và sự thay đổi môi trường thường thì tách rời. Cânda đã phát triển
tiếp cận “sinh thái” là sự tổng hợp các khía cạnh của sự tổng hợp kinh tế và sinh thái.
Khung tiếp cận sinh thái là tiền đề cho việc phát triển mô hình “ Áp lực – Trạng thái –
Đáp ứng ” (PSR) được sử dụng rộng rãi hiện nay. Khung chỉ thị đầu tiên được biến
đến là khung “ Áp lực – Đáp ứng” – STRESS (Rapport và Friend ,1979). Khung này
dựa trên cơ sở hành vi sinh thái và giả thuyết là: áp lực môi trường, hiện trạng môi
trường và đáp ứng hệ sinh thái hệ thống. OECD đã loại bỏ đi thành phần “đáp ứng
sinh thái” trong khung STRESS.

Đáp ứng được hiểu là đáp ứng của xã hội và khung này được chuyển thành “mô
hình PSR”. Mô hình PSR giúp cho người dân phân tích kết nối giữa sự thay đổi môi
trường và phản ánh tương tác giữa hoạt động của con người với các quá trình sinh, hóa
vật lý của môi trường.
Do vấn đề môi trường không chỉ là áp lực, trạng thái, đáp ứng mà còn bao gồm
các hoạt động kinh tế ban đầu,…nên mô hình PSR được mở rộng thành mô hình
DPSIR trong đầu những năm 1990. Mô hình DPSIR được mô tả là: cấc hoạt động của
con người, áp lực, hiện trạng môi trường, tác động tới hệ sinh thái và vật chất sức khỏe
con người, đáp ứng. Mô hình đẫ được cơ quan môi trường châu Âu áp dụng vào năm
9


1995 trong công tác quản lí, biên soạn báo cáo môi trường của mình và sau đó được áp
dụng rộng rãi.
Đi tiên phong trong nghiên cứu các chỉ thị phát triển bền vững là các nước
thuộc cộng đồng châu Âu, Australia, Hoa kỳ. Các nước này đã xây dựng hoặc có
chương trình xây dựng các bộ chỉ thị môi trường. Hội đồng phát triển bền vững của
Liên hợp quốc từ những năm 1990 đã có chương trình thử nghiệm nghiên cứu phát
triển các chỉ thị phát triển bền vững với sự tham gia với ccs nước ở cả 5 châu lục và đã
xuất bản ấn phẩm hướng dẫn xây dựng các chỉ thị phát triển bền vững. Australia đã
xuất bản sổ tay hướng dẫn xây dựng chỉ thị môi trường. UNESCO đã xuất bản ấn
phẩm đánh giá việc sử dụng các chỉ thị về quản lí tổng hợp đới bờ biển.
Chỉ thị thương tổn môi trường
Đê hiểu được thương tổn môi trường, trước hết cần hiểu về các khái niệm về
thương tổn. Có nhiều định nghĩa về thương tổn như:
Theo Cutter (1993) thương tổn là khả năng mà cá nhân hay tập thể bị phơi
nhiễm và bị tác động tiêu cực đối với một dạng hiểm họa nào đó. Đó là sự tương tác
của hiểm họa của một khu vực với cuộc sống của cộng đồng.
Theo Bohle (1994)thương tổn là định nghĩa chính xác nhất là một phương pháp
đo đạc một cách tổng hợp hạnh phúc của con người trong mối quan hệ lồng ghép về

môi trường, xã hội, kinh tế chính chị với một chuỗi các lo lắng có hại tiềm tàng.
Thương tổn là một không gian xã hội đa chiều và đa lớp được xác định bởi năng lực tổ
chức kinh tế và chính trị nhất định của con người trong địa điểm xác định và tại một
thời điểm nhất định.
Dow (1992) thương tổn là năng lực khác nhau của một nhóm hoặc các cá nhân
trong đối mặt với hiểm họa và dựa vào vị trí của họ trong xã hội tự nhiên.
IPCC (2001) đã định nghĩa thương tổn như sau: mức độ mà một hệ thống bị ảnh
hưởng hoăc không thê chống chịu , có tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu bao gồm
cà biến đổi khí hậu và các hiện tiện thời tiết cực đoan. Tính thương tổn là một hàm của
đặc điểm, cường độ và tỉ lệ biến đổi khí hậu với hệ thống bị phơi nhiễm, mức độ nhạy
cảm và khả năng thích ứng của hệ thống đó.
Chỉ số thương tổn môi trường đã được Hội Khoa học địa lí ứng dụng Nam Thái
Bình Dương (SOPAC) xây dựng vào nam 2005. Chỉ số này được thiết kể để sử dụng
với các chỉ số kinh tế xã hội nhằm cung cấp cách tiếp cận vào bên trong các quá trình
có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của một đất nước.
Chỉ số thương tổn môi trường được SOPAC tính toán dựa trên tính toán tổng
10


hợp bộ chỉ thị gồm 50 bộ chỉ thị liên quan đến thương tổn môi trường. Các chỉ thị đã
được các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới phối hợp xây dựng và đã được
kiểm chứng về tính chính xác cao. Về cơ bản các chỉ thị được tính toán giá trị dựa trên
ghi nhận trong 5năm gần nhất về vấn đề quan tâm. Các giá trị của chỉ thị được phân
mức tương ứng với cấp độ thương tổn từ 1-7.
* Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong một số chương trình đã đề cập đến các chỉ thị môi trường và
phát triển bền vững tài nguyên. Năm 1996 cục môi trường đã phối hợp với Trung tâm
Môi trường và Phát triển bền vững (MT&PTBV) nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị môi
trường ở nước ta, trên cơ sở phương pháp luận của UNEP, EPA-AP gọi tắt là PSR. Dẫ
có 80 chỉ thị, trong đó 33 chỉ thị xây dựng trong năm 1997, 47 chỉ thị trong năm 1998,

phân thành 8 nhóm. Kết quả là có được bộ chỉ thị môi trường đầu tiên ở Việ Nam bao
gôm 16 vấn đề lớn, 20 vấn đề cụ thể với 80 chị thị.
2.4.2.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
Đặc điểm thủy văn, hải văn
Thủy văn:
Bảng1. Lưu vực, lưu lượng và dòng chảy của sông Mã
Sông và cửa lạch

Diện tích lưu
vực (km2)

Lượng dòng chảy
mùa lũ(m3)

Lượng dòng chảy
mùa kiệt (m3)

Sông Mã – Lạch
Trường và Lạch Hới

9.424

8.776 x 106

2.859 x 106

Cửa Lạch Trường nằm giữa 2 huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa, có độ sâu của cửa
lạch 50m, độ sâu giữa luồng 0,5m. Hiện tại ở khu vực này đạng được đầu tư xây dựng
khu neo đậu tránh trú bão cho tầu thuyền nghề cá.
Cửa Lạch Hới là cửa lớn nhất trong tỉnh, chiều rộng của lạch 60m với độ sâu nhỏ

nhất vào mùa khô là 1,5m, đảm bảo cho các tàu công suất 90CV ra vào. Tại đây đã xây
dựng cảng cá Lạch Hới, cửa lạch này trở thành một nơi tập trung về hậu cần, dịch vụ
nghề cá tỉnh Thanh Hóa.
Có chế độ nhật triều không đều. Biên độ thủy triều từ 3-4m. Hàng năm có 18 –
22 ngày nhật triều, thủy triều lên xuống bình quân một lần trong ngày, triều lên có thời
gian ngắn , triều xuống có thời gian dì hơn. Càng vào sâu trong đất liền, mức độ của
thủy triều càng giảm. Biên độ triều thuộc loại yếu, biên độ triều ngày trung bình 120 –
150 cm, biên độ lớn nhất khoảng 300cm, nhỏ nhất khoảng 2 – 3cm. Vào mùa lũ sự
11


xâm nhập của thủy triều vào đất liền giảm. Lũ lớn kết hợp với triều cường làm cho
một số vùng thấp bị ngập úng trong một thời gian ngắn. Vào mùa khô việc xâm nhập
của thủy triều gây nhiễm Mặn cho các vùng đât ven sông ven bờ.
Độ mặn:
Trên hệ thống sông Mã: mức độ xâm nhập mặn vùng hạ lưu năm 2015 phổ biến
hơn so với TBNN cùng kỳ cũng như so với cùng kỳ năm 2014, riêng tại Hoằng Hà
(sông Lạch Trường) cao hơn so với cùng kỳ năm 2014:
* Độ mặn đỉnh triều giao động từ 0,4 – 17,6% (TBNN từ 2,5 – 20,6%)
* Độ mặn chân triều giao động từ 0,1 – 0,5% (TBNN từ 0,1 – 1,6%)
* Độ mặn 1% xâm lấn vào cửa sông tới 18km (xã Hoằng Đạt)
Bảng 2: Độ mặn tại các trạm vùng sông Mã từ năm 2010 – 2015.
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
TB


Giàng
Smax
Smin
6,1
0,7
0,2
0,6
0,4
0,7
1,3

0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1

Hàm Rồng
Smax Smin

Nguyệt Viên
Smax
Smin

Quảng Châu
Smax Smin


12,3
6,5
5,6
7,0
5,2
3,0
5,9

17,5
9,8
10,2
9,5
7,5
5,6
10,5

28,3
24,0
25,0
26,1
21,9
21,6
26,9

0,2
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1

0,1

0,3
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,3

3,9
0,3
0,7
1,0
1,1
0,4
1,5

Bảng 3: Độ mặn tại các trạm vùng sông Lạch Trường từ năm 2010 – 2015.
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
TB

Cầu Tào
Smax

9,4
4,5
3,7
3,9
3,3
0,9
3,8

Smin
0,2
0,1
0,1
0,1
0,1
0,2
0,1

Cự Đà
Smax
7,4
3,6
3,4
2,7
2,1
0,4
2,5

Vạn Ninh

Smin

3,5
0,1
0,1
0,2
0,2
0,1
0,7

Smax
15,0
7,5
8,6
7,5
4,4
2,1
8,1

Smin
4,4
0,2
0,1
0,6
0,3
0,2
1,6

Hoằng Hà
Smax
22,3
16,2

24,6
18,8
12,8
17,6
20,6

Smin
4,6
0,6
0,7
1,8
0,9
0,5
1,6

Nhiệt Độ:
Nhiệt độ nước biển tầng mặt vào mùa Đông trung bình 21 – 240C,vào mùa Hè từ
28 – 300C. Mùa đông nhiệt độ tăng dần từ bờ ra khơi và ngược lại vào mùa hè. Biên
độ giao dộng nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy trong mùa Đông là 100C, mùa hè
12


khoảng 6 – 100C.
Hoạt động của dòng hải lưu tồn tại quanh năm theo chế độ gió mùa: thời kì gió
mùa Đông Bắc dòng chảy theo hướng từ Bắc đến Nam, thời kì gió mùa Tây Nam thi
chảy theo hướng ngược lại. Dòng hải lưu đã mang theo một lượng lớn của phù sa sông
Hồng, sông Đáy cùng với hàng chục tấn phù sa của các sông trong tỉnh đã và đang bồi
đắp cho vùng cửa sông ven biển ngày một thêm rộng lớn và tạo ra môi trường thuận
lợi cho hệ sinh thái phát triển.
Thềm lục địa có độ dốc thoải, tương đối bằng phẳng, đáy biển chủ yếu cát bùn.

2.4.3. Xây dựng và thiết lập bộ chi thị thương tổn môi trường tổng hợp cho vùng
ven biển huyện Hoằng Hóa.
2.4.3.1. Xác định các yếu tố đặc trưng trong mô hình DPSIR.
Vùng ven biển tỉnh Thnah Hóa là khu vực có ý nghĩa quan trọng trong sự phát
triển chung của tỉnh nói riêng và của nước nói chung. Hệ thống cửa sông và ven biển
có vai trò cực kì quan trọng bảo tồn nguyên vẹn và đa dạng sinh học, và Hoằng Hóa là
một huyện được xem là đứng đầu. Hiện nay khu vực ven bờ đang chịu sức ép từ các
hoạt động của cong người như: giao thông vận tải, khai thhác khoáng sản, nuôi trồng
thủy sản ven biển, trên biển, ô nhiễm từ đất liền, vùng công nghiệp, đô thị ven biển,
….Ngoài những áp lực từ phía con người, trong thời gian qua, vùng ven biển tỉnh
Thanh Hóa nói chung và huyện Hoằng Hóa nói chung luôn chịu ảnh hưởng nặng nề
của biên đổi khí hậu làm gia tăng nhiều thiên tai và sự cố môi trường ( ngập lụt , xâm
nhập mặn, xói lở bờ biển,…). Các áp lực này đã và đang làm gia tăng mức độ thương
tổn môi trường và sinh thái. Do vậy để xây dựng được bộ chỉ thị thương tổn môi
trường, trước tiên ta cần xác định các yếu tố dặc trưng trong mô hình DPSIR đối với
môi trường vùng ven biển.
* Các yếu tố đặc trưng về động lực và sức ép
Ngập lụt
Theo thống kê năm, khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng của các
cơn bão đổ bộ trên 31% tổng số cơn bảo đồ bộ vào nước ta. Những năm có nhiều cơn
bão đổ bộ và ảnh hưởng trực tiếp tới địa bàn tỉnh nói chung và các huyện nói riêng là
các năm 1909, 1929, 1963, 1964, 1973, 1980, 1996, 2005, 2007,…2015.
Bảng 4: Tổng hợp tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Hoằng Hóa
giai đoạn 2005 – 2015
Năm

Số con bão và ATNĐ
đổ bộ trực tiếp vào đất

Số cơn bão và ATNĐ đổ Số đợt lũ lớn xảy ra trong

bộ trực tiếp vào huyện
năm tại huyện Hoằng
13


liền Việt Nam

Hoằng Hóa

Hóa

2005

5 cơn bão (số 2,3,5,6,7)
và 1 ATNĐ

3cơn bão (số 2,6,7)
trong đó bị ảnh hưởng
trược tiếp của con bão
số 2

3 đợt lũ lớn (đợt lũ 31/7,
30/8 và 13-15/9)

2006

3 cơn bão( số 5,6,9) và
1 ATNĐ

2007


4 cơn bão (số 1,2,4,5)
và 1 ATNĐ

Bị ảnh hưởng của 4cơn
bão (số 1,2,4,5)

2 đợt lũ lớn

2008

4 cơn bão (số 4,6,7,10)
và 1 ATNĐ

Bị ảnh hưởng của bão
số 7

2 đợt lũ lớn (do bão số7
và đợt lũ từ 26/10-3/11)

2009

5cơn bão (số
4,7,9,10,11) và 1
ATNĐ

Bão số7 đổ bộ trược tiếp
vào tỉnh

Đợt lũ do bão số7


2010

2 con bão (số 1,3) và 3
ATNĐ

Bão số3 đổ bộ

2đợt lũ (do bão số3 đổ bộ
và đợt 24-25/8)

2011

5 con bão (số 2,3,4,5,6)

Ảnh hưởng của bão số
2,3

2012

4cơn bão (số 1,5,7,8)
và 1 ATNĐ

Bị ảnh hưởng trực tiếp
của bão số 8

Có 3đợt lũ vừa và lớn

2013


8 cơn bão (trong đó có
3cơn bão mạnh cấp 12:
10,11,12)

2014

3cơn bão (số 2,3,4)

Chịu ảnh hưởng của
2cơn bão (số 2,3)

Có nhiều đợt mưa lớn
gây nhiều đợt lũ nhỏ trên
sông

2015

5 cơn bão và 2 ATNĐ

Chịu ảnh hưởng của
2cơn bão (số 3,4) và 1
ATNĐ

2 đợt lũ

Theo đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng, biện pháp ứng phó
nhằm giảm thiểu tác hại cua các tai biến thiên nhiên liên quan đến biến đổi khí hậu ở
Thanh Hóa” theo dự đoán thì cùng với lũ và nước biển dâng, huyện Hoằng Hóa sẽ xảy
ra ngập lụt lớn đến năm 2020 cụ thể:
Bảng 5: Diện tích ngập úng với mực NBD

14


Stt



Diện tích (ha)

1

Hoằng Đông

35,85

2

Hoằng Châu

237,43

3

Hoằng Phụ

426,26

4

Hoằng Phong


202,04

Tổng

901,58

Theo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 – 2015,
tầm nhìn đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa:
Dự báo diện tích của đất bị ngập lụt của huyện Hoằng Hóa do nước biển dâng
đánh giá như sau:
Bảng 6: Diện tích đất bị ngập lụt của huyện Hoằng Hóa
Mốc thời gian

Năm 2020

Năm 2030

Diện tích tự
nhiên (ha)

Diện tích
bị ngập lụt
(ha)

Tỉ lệ
ngập
(%)

Diện tích

bị ngập
lụt (ha)

Tỉ lệ
ngập
(%)

22473.18

143,83

0,66

413,12

1,84

Năm 2050
Diện tích Tỉ lệ ngập
bị ngập lụt
(%)
(ha)
3510,11

15,62

Nước biển dâng
Hoằng Hóa có diện tích vùng đất thấp ven biển cao. Hằng năm phải chịu ngập
lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước
biển dâng sẽ lam trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt gây

khó khăn cho thoát nước, tăng sói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng
đến sản xuất công nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi do lớn đối với các công trình ven
biển như đê biển, đường bê tông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven
biển. Những năm gần đây nước biển đã xâm nhập sâu vào nội đồng. Mực nước biển
dâng và nhiệt độ nước tăng ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và ven biển, gây tác động
tiêu cực đối với các rạn san hô, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động khai thác nuôi trồng
thủy sản ven biển. Nước biển dâng sẽ làm mất đi một lượng lớn đất thổ cư, đất sản
xuất, các công trình ven biển, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân vì mất đất
sản xuất , đất ở.
Từ năm 2010 trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và của huyện
Hoằng Hóa nói riêng phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn liên tục nhiều năm liền
hàng nghìn ha lúa ven biển bị chết, ảnh hưởng đến năng suất, tập trung ở vùng đuôi
15


kênh và chân ruộng khó tưới.
Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản đối với huyện Hoằng Hóa đã có sự tăng trưởng về cả diện
tích, sản lượng và giá trị. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 1972 ha năm 2010 lên
2132 ha năm 2015. Như vậy mới chỉ trong 5 năm đã tăng lên 140 ha. Theo dự báo sẽ
tăng mạnh hơn ở các năm sau. Các đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, tôm he chân
trắng, ngao bến tre và cá dô phi đơn tính,…Nhiều mô hình nuôi trông thủy sản theo
hướng VietGap, tôm chân trắng thâm canh, cua xanh bán thâm canh, cá lóc, cá rô
đồng, cá vược, nuôi nước mặn đang được triển khai có hiệu quả.
Bảng 7: Thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Hoằng Hóa năm 2015
Đơn vị: ha
Năm

Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1972

1972

1863

1949

2033


2132

Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản
tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa, thối rữa bị phân hủy, và các chất tồn dư của các
;oại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất
Dolomit, các chất độc hại có trong đất phèn Fe, Fe3+, Al3+, các thành phần chứa H2S,
NH3,…là sản phẩm của quá tình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn
phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hằng năm trong quá trình vệ
sinh nạo vét. Đặc biệt với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi
thâm canh, nuôi công nghiệp thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi
trường càng cao. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của
thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra
môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với
các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa trên 45% Nitrogen 22% là các
chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa Nitơ và Phốtpho ở hàm lượng cao gây nên
hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng
thủy sản. Đặc biệt nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè
trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước….cung với lượng phù sa lan truyền
có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
Đánh bắt thủy sản
Trong những năm qua, hoạt động khai thác thủy sản của huyện ngày càng phát
16


triẻn mạnh mẽ, sản lượng và giá trị của ngành thủy sản không ngừng tăng lên. Sản
lượng khai thác thủy sản tăng nhanh từ năm 2010 15936 tấn đến năm 2014 20174 tấn.
Bảng 8: Thống kê sản lượng đánh bắt thủy hải sản của huyện năm 2015
Đơn vị: tấn
Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

15936

16773

17762

19183


20174

14250

Các hoạt động khai thác thủy sản diễn ra quanh năm ở cả môi trường nước mặn,
nước ngọt và nước lợ làm cho nguồn lợi thủy sản vùng ven biển suy giảm, nhất là các
loài có giá trị kinh tế cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm
nguồn lợi thủy sản do hầu hết ngư dân ven biển có thu nhập thấp, trình độ dân tí thấp
nên việc thực hiện pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn hạn chế, các hình thức
khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, vi phậm về kích thích ngư cụ mắt lưới vẫn diễn
ra. Một bộ phận nhỏ ngư dân vẫn sử dụng phương thức khai thác mang tính tận thu,
hủy diệt dẫn tới nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt môi trường sinh thái bị ảnh
hưởng và nguồn lợi thủy sản không kịp phục hồi tái tạo. Hiện nay các tàu thuyền khai
thác thủy sản trên biển và hoạt động vận tải biển ngày càng tăng vì vậy xăng dầu và
các chất thải từ xăng dầu ra biển ngày càng nhiều gây ô nhiễm nguồn nước, tác động
xấu tới môi trường.
* Các yếu tố đặc trưng về hiện trạng và tác động
Chất lượng môi trường nước mặt
Chất lượn nước là vấn đề hết sức quan trọng đối với môi trường nước bao gồm
nước mặt và nước ngầm.
Kết quả phân tích chất lượng nước mặtven bờ giai đoạn 2011 – 2016 so với
QCVN 10 : 2015/BTNMT cho thấy: nước biển ven bờ huyện Hoằng Hóa chưa bị ô
nhiễm bởi các tác nhân kim loại nặng (Cu,Pb,As,Cd,Zn.Hg,Mn) các ion Cr6+, F-,
CN-, Oxy hòa tan, các loại hóa chất BVTV Clo hữu cơ. Tuy nhiên, môi trường nước
vùng ven biển huyện đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng, Fe, Colifom và mức độ ô
nhiễm có xu hướng tăng dần. Nguyên nhân do nguồn thải của các cơ sở sản xuất công
nghiệp trong vùng, do chất thải sinh hoạt của nhân dân, do chất thải từ sản xuất nông
nghiệp. Trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do chất thải của các cơ sở công
nghiệp, doanh nghiệp. Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện luật BVMT, nhiều
doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lí nước thải, nhưng hiệu quả xử lí còn

17


thấp, nồng độ các chất gây ô nhiễm vẫn còn cao.
Bảng 9: Hàm lượng chất rắn lơ lửng và hàm lượng sắt trong nước ven biển huyện
Hoằng Hóa giai đoạn 2011-2016 (Tss: chất rắn lơ lửng)
Đơn vị: mg/l
Vị trí

Năm
2011
2012
2013
2104
Tss Fe Tss Fe Tss Fe Tss Fe
0,85
0,85
0,35
0,1

2105
Tss
Fe
0,06

2016
Tss
Fe
1,25


Lạch
Trường
Biển Hải 78 1,13 183,5 0,6 133 0,25 83 0,12 268,8 2,41
Tiến
Lạch Hới
0,42
0,68
0,21
0,1
2,65
QCVN 10 –
MT/2015/
50
BTNMT (Tss)
QCVN 10 –
MT/2015/
0.5
BTNMT (Fe)

95,4

1,2
2,75

Bảng 10: Hàm lượng Colifom trong nước ven biển huyện Hoằng Hóa
giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: 1000MPN/100ml
Vị trí

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Lạch Trường
170
Biển Hải Tiến
920
Lạch Hới
130
QCVN 10 –
MT/2015/BTNMT

240
20
1600

20
33
14

460

1300
230
1000

930
1500
930

230
430
430

Chất lượng môi trường nước ngầm
Nước ngầm là nguồn nước rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho sinh
hoạt, phát triển kinh tế, xã hội ở các xã ven biển.
Bảng 11: Số lượng giếng đào, giếng khoan của huyện
Giếng đào

Giếng khoan
Công suất

(m /ngày)

Số lượng
(cái)

Tổng công suất
khai thác

(m3/ngày)


(m3/ngày)

10.000

20.851

14.960

24.960

Số lượng
(cái)

Công suất

21.975

3

18


Theo kết quả khảo sát khu vực và so sánh với QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy
chuẩn chất lượng quốc gia về chất lượng nước ngầm. Nhìn chung chất lượng nước
ngầm còn khá tốt. Có thể khai thác sử dụng cho mục đích sinh hoạt khi qua hệ thống
sử lí sơ bộ. Tuy nhiên, một số xã đã xuất hiện tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Theo
kết quả khảo sát thì:
* Hàm lượng COD có xã Hoằng Tiến là 4,3mg/l vượt QCCP (4,0mg/l)
* Hàm lượng Mn có xã Hoằng Tiến là 5,3 – 6,0mg/l vượt QCCP (0,5mg/l)

* Hàm lượng Asen:
+ Hàm lượng Asen trong nước giếng khoan cao hơn nước giếng đào
+ Huyện ta co 208 hộ / 1700 hộ (chiếm 12,23%)
* Ô nhiễm do vi sinh vật: tại các điểm khảo sát thường hàm lượng Colifom,
Fecal.Colifom vượt tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân do việc khai thác nước ngầm
tại các khu vực còn tự phát, khhông đúng kỹ thuật, các công trình phụ thường đặt gần
khu khai thác…dẫn đến việc nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.
Như vậy, nguồn nước ngầm khu vực ven biển có dấu hiệu suy thoái do nhiễm
bẩn và nhiễm mặn. Ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi
trường sống của con người.
Chất lượng môi trường đất – trầm tích
Chất lượng trầm tích qua các năm quan trắc (2013-2015) cho thấy hầu hết các
thông số chất lượng trầm tích đáy tại các khu vực lấy mẫu gồm: Ph, Cd, As, Ni, Cr,
chất hữu cơ hóa chất bảo vệ thực vật và nhóm Clo hữu cơ (Endrin) và nhóm Photpho
hữu cơ (Paration) đều có hàm lượng thấp hơn giới hạn cho phép QCVN 43:
2012/BTNMT. Tuy nhiên có dấu hiệu ô nhiễm Pb, Zn, Cu tại một số vị trí quan trắc có
kết quả phân tích vượt quá giới hạn cho phép. Nguyên nhân gây ô nhiễm: nước thải,
chất thải rắn cùng với việc mở rộng phát triển các KCN, cụm công nghiệp. Trong
tương lai thì lượng chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, sinh hoạt phát sinh ngày càng
nhiều, tốc độ đô thị hóa càng mạnh mẽ xẽ gây áp lực lên nguồn tài nguyên đất và môi
trường đất ngày càng ô nhiễm.
Bảng 12: Hàm lượng Đồng và Chì trong trầm tích
Đơn vị: mg/kg
Vị trí

Năm
2011 2012

2013
Cu


2014
Pb

19

Cu

2015
Pb

Cu

2016
Pb


Lạch Trường

-

-

115,1

Biển Hải Tiến

-

-


43,9

151,7

121,2

144,6

40,3

QCVN
43/2012/BTNMT
(Cu)

108

QCVN
43/2012/BTNMT
(Pb)

112

89,06

132,2

116,3

-


Bảng 13: Hàm lượng kẽm trong trầm tích
Đơn vị: mg/kg
Vị trí

Năm
2011

2012

2013

2014

2015

-

-

315,1

307,2

350,7

Lạch Hới
QCVN
43/2012/BTNMT


2016

271

Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng kim loại nặng biến đổi qua các năm, thay
đổi theo lượng nước từ thượng nguồn đổ ra biển.
Xói, sạt lở đất
Những năm gần đây, các hiện tựơng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng phổ
biến với xu hướng ngày càng tăng về cả tần suất và cả cường độ, cùng với việc khai
thác tài nguyên của con người trên các lưu vực sông tăng mạnh nên hiện tượng xói lở,
bồi tụ bờ biển, cửa sông đang diễn ra rất phức tạp. Ở huyện Hoằng Hóa diện tích khu
vực được bồ tụ là 205,1ha còn diện tích khu vực bị xói lở lên đến 256,9 ha. Như vậy,
hiện trạng sạt lở là lực cản lớn kiềm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong
bối cảnh diễn biến của tác động do biến đổi khí hậu ngày càng dõ đệ và khắc nghiệt.
Sự suy thoái đất
Ngày nay, dưới tác động của tự nhiên cũng như con người đất bị thoái hóa
nhanh chóng. Đất bị thoái hóa là do 2 nguyên nhân:
+ Một là do tự nhiên: sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở,…do thay đổi khí hậu
thời tiết, mưa liên tục cường độ lớn gây lũ quét, rửa trôi xói mòn trên vung đồi núi và
ngập úng ở vùng thấp trũng
20


+ Hai là do con người: Nhiều hoạt đông sản xuất của con người dẫn đến làm
thoái hóa đất như: chặt đốt rùng làm nương dẫy, trong qua trình trông trọt không có
biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luôn canh
những loài cây phân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh. Đất bị thoái hóa do con người
chỉ chú trọng bón phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra đất còn bị thoái
hóa do bị ô nhiễm chất độc bời các hoạt động khai thác của con người như rác thải
sinh hoạt và công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm, đặc biệt nghiêm trọng khi

đất bị ô nhiễm bởi kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn đo lường quốc
gia. Đất còn bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do hạn hán nước biển xâm thực sâu
vào đất liền.
+ Đất suy thoái do nuôi trông thủy sản ở mức độ nhẹ của huyện Hoằng Hóa là
261,90 ha.
+ Đất chưa sử dụng bị suy thoái ở mức độ nặng của huyện là 270,43 ha.
Diện tích rừng ngập mặn
Theo số liệuthống kê năm 2015 diện tích trồng rừng ngập mặn giảm so với các
năm trước, rừng ven biển của huyện đang trong tình trạng suy giảm về diện tích lẫn
chất lượng. Nguyên nhân là công tác tổ chức chăm sóc rừng ngập mặn không được tốt,
một số diện tích rừng ngập mặn bị cây Hà bám chặt chích hút thân cây làm cho cây còi
cọc dẫn đến chết.

21


Bảng 14: Thống kê diện tích rừng của huyện năm 2015
Đơn vị: ha
Tổng diện
Đất ngập mặn
tích tự Đất NM có rừng trồng Đất NM chưa có rừng
nhiên
3.576,12

Vẹt

Hỗn giáo

Đất có
KN trồng


Đất NM
khác

25,19

107,04

25,52

76,62

Bãi cát ven biển
Có rừng

Chưa có rừng

63,83

27,94

* Các yếu tố về Đáp ứng
Xử lí chất thải
Tình trạng ô nhiễm môi trường ven biển ở các khu dân cư trên địa bàn huyện
đang diễn ra vô cừng phức tạp và ngày càng có xu hướng tăng. Tình trạng người dân
xả thải các loại chất thải như: bao nilông, chai nhựa, trai thủy tinh, vứt xác gia xúc gia
cầm chết,…trực tiếp ra môi trường đang diễn ra rất phổ biến đặc biệt là các khu vực
ven biển. Ngoài rác thải sinh hoạt của người dân còn có rác thải của các khu công
nghiệp, chế biến trên địa bản chưa qua xử lí xả thải trực tiếp ra sông, biển gây nên tình
trạng ô nhiễm nguồn nước.

Đến nay huyện đã đưa vào vận hành các bãi rác khu vực miền biển như bãi trôn
lấp rác thải hợp vệ sinh khu du lịch Hải Tiến và các xã phụ cận khác.
Xây dựng các khu dự trữ bảo tồn
Tính đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật ven biển huyện đang chịu những tác
động có hại và bị suy thoái ở nhiều vùng. Vì vậy vấn đề bảo tồn thiên nhiên và sử
dụng lâu bền đang được quan tâm. Việc thiết lập các khu bảo tồn biển bao gồm các hệ
sinh thái tiêu biểu với tính đa dạng sinh học cao là hết sức cần thiết nhằm dữ gìn một
phần các quần thể sinh vật nguồn lợi và bảo tồn một phần các hệ sinh thái.
2.4.3.2. Xây dựng bộ chi thị cho vùng ven biển huyên Hoằng hóa
Qua việc xác định, phân tích, đánh giá các yếu tố đặc trưng trong mô hình
DPSIR, nhóm đề tài mạnh rạn đề suất bộ chỉ thị thương tổn môi trường vùng ven biển:
* Nhóm chi thị về động lực và sức ép
Ngập lụt
Dựa theo sô liệu tổng hợp về lượng mưa qua 5 năm. Lượng mưa trung bình cho
các tháng tại trạm đo Sầm Sơn trong 5năm là 118.2 mm, lượng mưa trung bình của các
22


×