Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 175 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẾ HUỆ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số
: 62 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.TS Lê Anh Vũ
2.PGS.TS Nguyễn Văn Thành

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

NGUYỄN THẾ HUỆ




MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................................................ x
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án .................................................................. 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ...................................................................................................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................................................................. 5
7. Kết cấu luận án........................................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..... 7

1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................................................................. 7
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................................................................10
1.3. Khoảng trống nghiên cứu.....................................................................................................................14
1.4 Thiết kế đánh giá các nhân tố năng lực cạnh tranh..............................................................................16
1.4.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................................16
1.4.2. Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu .....................................................................18
1.4.3. Phát triển các thang đo cho đánh giá các nhân tố trong mô hình .........................................20
1.4.4. Chọn mẫu và phương pháp điều tra..........................................................................................21
1.4.5. Các phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng trong luận án ...................................................23
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ .......................................................................................... 27


2.1. Hoạt động bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ ...........................................................................................27
2.1.1. Hoạt động bán lẻ .........................................................................................................................27
2.1.2. Doanh nghiệp bán lẻ và các loại hình bán lẻ ...........................................................................30
2.2. Năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ .............................................34
2.2.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ..........................................................................................34
2.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ ........................................................................36
2.3. Các nhân tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ 37
2.3.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô ...................................................................................................37


2.3.2. Các nhân tố môi trường ngành ..................................................................................................41
2.3.3. Các nhân tố nội bộ doanh nghiệp..............................................................................................43
2.4. Các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh doanh nghiệp bán lẻ ....................................................47
2.4.1. Đặc điểm của các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bản lẻ........47
2.4.2. Tiêu chí đánh giá các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............49
2.5. Mối quan hệ giữa nguồn lực, năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh.......................................55
2.5.1. Mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh.....................................55
2.5.2. Ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh .................................................56
2.6. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và quốc tế;
bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng .......................................................................................59
2.6.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới ...59
2.6.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.........66
2.6.3. Bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng....................................................................67
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
HẢI PHÒNG .......................................................................................................................................... 69

3.1. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng ...........................................................69
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Hải Phòng ảnh hưởng tới các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn
2011 – 2015 .................................................................................................................................................69
3.1.2. Thực trạng doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng ............................................................................77

3.1.3. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng giai đoạn từ 2007 - 2016 ..79
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng qua điều tra ...................81
3.2.1. Mô tả mẫu điều tra ......................................................................................................................81
3.2.2. Thực trạng về năng lực marketing.............................................................................................83
3.2.3. Thực trạng về năng lực thích nghi .............................................................................................90
3.2.4. Thực trạng về năng lực sáng tạo ...............................................................................................92
3.2.5. Thực trạng về định hướng kinh doanh ......................................................................................93
3.2.6. So sánh sự khác biệt về kết quả kinh doanh theo đặc trưng doanh nghiệp...........................96
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh các doanh nghiệp bán lẻ Hải
Phòng ............................................................................................................................................................99
3.3.1. Đánh giá sơ bộ tính tin cậy của các chỉ tiêu đo lường các nhân tố trong mô hình............99
3.3.2. Đánh giá chính thức................................................................................................................. 106
3.3.3. Phân tích mô hình cấu trúc để đánh giá ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh tới kết quả
kinh doanh và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 113


3.3.4. Kết quả đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động tổng hợp của các nhân tố năng
lực động doanh nghiệp tới kết quả kinh doanh ..................................................................................... 118
3.3.5. Thảo luận và đánh giá về kết quả nghiên cứu định lượng ................................................... 119
3.4. Kết quả đạt được, hạn chế và các nguyên nhân hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
bán lẻ Hải Phòng ........................................................................................................................................128
3.4.1. Các kết quả đạt được ............................................................................................................... 128
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.............................................................................................. 130
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG & GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI HẢI PHÒNG ......................................................................... 133

4.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng........133
4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội ảnh hưởng tới khả năng phát triển các doanh nghiệp bán lẻ Hải
Phòng......................................................................................................................................................... 133
4.1.2. Định hướng phát triển các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng............................................... 137

4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng .........................140
4.2.1. Các giải pháp ở khía cạnh nâng cao nội lực doanh nghiệp ................................................ 140
4.2.2. Các giải pháp ở khía cạnh quản lý nhà nước........................................................................ 148
KẾT LUẬNS........................................................................................................................................ 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 154
PHỤ LỤC 01: BẢNG HỎI KHẢO SÁT ............................................................................................. 162


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AEC

Tiếng Anh
ASEAN Economic
Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN
Phần mềm máy tính phục vụ công tác
phân tích thống kê

AMOS

Phân tích phương sai một yếu tố

ANOVA
ASEAN

Tiếng Việt

Association of South East

Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

BCT

Bộ Công thương

BTM

Bộ Thương mại

CFA

Chartered Financial Analyst Phân tích tài chính

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CP

Chính phủ

EU

European Union

Liên minh châu Âu


FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

Gross Regional Domestic
Product

Tổng sản phẩm trên địa bàn

GTZ

Deutsche Gesellschaft für
Technische
Zusammenarbeit


tổ chức hợp tác quốc tế hoạt động
trên phạm vi toàn cầu hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững,

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

Chỉ số được dùng để xem xét sự thích
hợp của phân tích nhân tố

KT-XH
MUTRAP

NLCT
NQ
NSNN

Kinh tế - xã hội
Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại
Đa biên
Nghị định
Năng lực cạnh tranh
Nghị quyết
Ngân sách Nhà nước


Chữ viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

ODA

Official Development
Assistance

Viện trợ phát triển chính thức

R&D

research & development

nghiên cứu và phát triển

RBV

Resource-Based View

Quan điểm dựa trên nguồn lực

The Root Mean Square
Error of Approximation

Mô hình cấu trúc tuyến tính

SEM


Search Engine Marketing

Marketing trên công cụ tìm kiếm

SPSS

Statistical Package for the
Social Sciences

Phần mềm máy tính phục vụ công tác
phân tích thống kê

TPP

Trans – Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương

RMSEA

Thông tư

TT
VRIN
WTO
XHCN


Valuable, Rare, Inimitable,
Non – substittutable
World Trade Organization

Có giá trị; hiếm; khó bắt chước và
không thể thay thế
Tổ chức Thương mại Thế giới
Xã hội Chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Kích cỡ mẫu cho kích thước tổng thể khác nhau ................................................. 22
Bảng 2.1 Các phương thức phân phân loại cửa hàng bán lẻ ................................................ 31
Bảng 2.2 Tổng hợp các nhân tố năng lực động tác động tới kết quả kinh doanh ................ 57
Bảng 3.1 Số doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2016 ............................. 79
Bảng 3.2 Số lao động trong ngành bán lẻ tại Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2016 ................. 79
Bảng 3.3 Quy mô tài sản của các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2016 80
Bảng 3.4 Doanh thu ngành bán lẻ Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2016 .................................. 80
Bảng 3.5 Lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2016 ........ 81
Bảng 3.6 Nộp ngân sách của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2007 – 2016 .................. 81
Bảng 3.7 Phân loại doanh nghiệp điều tra .......................................................................... 82
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp đối với nhân tố đáp ứng khách hàng .......... 84
Bảng 3.9 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp đối với nhân tố “chất lượng mối quan hệ” . 85
Bảng 3.10 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về nhân tố “thích ứng với môi trường vĩ
mô”....................................................................................................................................... 87
Bảng 3.11 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về nhân tố “phản ứng với đối thủ cạnh
tranh” ................................................................................................................................... 89
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về nhân tố năng lực thích nghi .................. 91
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về nhân tố năng lực sáng tạo ..................... 92
Bảng 3.14 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với nhân tố năng lực chủ động ................. 94

Bảng 3.15 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với nhân tố năng lực mạo hiểm ................. 96
Bảng 3.16 Kết quả đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh theo số lao động ............ 97
Bảng 3.17 Kết quả kiểm định hậu định so sánh sự khác biệt kết quả kinh doanh theo diện
tích mặt bằng kinh doanh ..................................................................................................... 97
Bảng 3.18 Kết quả đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh theo diện tích mặt bằng
kinh doanh............................................................................................................................ 98
Bảng 3.19 Kết quả kiểm định hậu định so sánh các nhóm theo diện tích kinh doanh ....... 98
Bảng 3.20 Kết quả đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh theo số năm kinh nghiệm ....... 99
Bảng 3.21 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố đáp ứng khách hàng ........................ 100
Bảng 3.22 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố chất lượng mối quan hệ................... 101
Bảng 3.23 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố thích ứng với môi trường vĩ mô ..... 101
Bảng 3.24 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố phản ứng với đối thủ cạnh tranh .... 102


Bảng 3.25 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực thích nghi ......................... 103
Bảng 3.26 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực sáng tạo ............................ 103
Bảng 3.27 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực chủ động .......................... 104
Bảng 3.28. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực mạo hiểm ......................... 105
Bảng 3.29 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố kết quả kinh doanh .......................... 106
Bảng 3.30 Kết quả đánh giá giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình ....................... 112
Bảng 3.31 Độ tin cậy tổng hợp .......................................................................................... 112
Bảng 3.32 Kết quả ước lượng quan hệ giữa các biến lần thứ nhất ................................... 115
Bảng 3.33 Kết quả ước lượng tác động giữa các biến trong mô hình nghiên cứu........... 117
Bảng 3.34 Kết quả kiểm định tính vững của mô hình bằng kiểm định bootstrap ........... 118
Bảng 3.35 Hệ số tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của các nhân tố tới kết quả kinh doanh. 119


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 16
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 18

Hình 1.3 Chu trình phát triển thang đo (câu hỏi) nghiên cứu .............................................. 21
Hình 2.1 Sơ đồ kênh phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng ................... 28
Hình 2.2 Mô hình 5 áp lực canh tranh trong ngành ............................................................. 41
Hình 2.3 Mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp ...................................................................... 44
Hình 2.4 Sơ đồ mối quan hệ giữa nguồn lực, chiến lược và năng lực cạnh tranh ............... 56
Hình 3.1 Điểm đánh giá các tiêu chí nhân tố đáp ứng khách hàng...................................... 84
Hình 3.2 Điểm đánh giá các tiêu chí của nhân tố chất lượng mối quan hệ ......................... 86
Hình 3.3 Điểm đánh giá của các chỉ tiêu đánh giá nhân tố thích ứng với môi trường vĩ mô ... 88
Hình 3.4 Điểm đánh giá của các tiêu chí trong nhân tố phản ứng với đối thủ cạnh tranh .. 90
Hình 3.5 Điểm đánh giá các tiêu chí trong nhân tố năng lực thích nghi ............................. 91
Hình 3.6 Điểm đánh giá các tiêu chí nhân tố năng lực sáng tạo .......................................... 93
Hình 3.7 Điểm đánh giá các tiêu chí trong nhân tố năng lực chủ động ............................... 95
Hình 3.8 Điểm đánh giá các tiêu chí nhân tố năng lực mạo hiểm ....................................... 96
Hình 3.9 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo năng lực marketing ................. 107
Hình 3.10 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo năng lực sáng tạo .................. 108
Hình 3.11 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo năng lực thích nghi................ 108
Hình 3.12 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo định hướng kinh doanh ........ 109
Hình 3.13 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo kết quả kinh doanh ................ 110
Hình 3.14 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố mô hình tới hạn (chuẩn hóa) ................ 111
Hình 3.15 Phân tích mô hình cấu trúc (chuẩn hóa) lần thứ nhất ...................................... 114
Hình 3.16 Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc (chuẩn hóa) lần cuối cùng ...................... 116


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng
trở lên quan trọng hơn đối với nền kinh tế của quốc gia, địa phương. Chẳng hạn, tại
Mỹ hàng năm ngành bán lẻ có doanh số lên đến gần 2000 tỷ USD, tại châu Âu là
hơn 2000 tỷ Euro hay tại Hàn Quốc là khoảng hơn 7% GDP và 15% số lao động,
ngay tại Thái Lan doanh thu bán lẻ cũng ở mức gần 50 tỷ USD/năm [14]. Doanh

nghiệp bán lẻ là cầu nối giữa các nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng thông
qua thực hiện chức năng phân phối hàng hóa/dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế
qua việc thúc đẩy chi tiêu của các hộ gia đình, giải quyết một phần việc làm cho nền
kinh tế. Doanh nghiệp bán lẻ gần gũi với người tiêu dùng hơn doanh nghiệp sản
xuất. Dựa vào vị trí đó, các doanh nghiệp bán lẻ hiện tại dễ giành lấy vai trò chủ thể
của chuỗi cung ứng hơn. Ngành bán lẻ có những khái niệm về quản trị, marketing,
các mối quan hệ, cách thức logistic, quản trị dòng sản phẩm cũng như thông tin của
riêng họ và dựa vào những điều này để phát triển [105].
Trong bối cảnh hệ thống các kênh phân phối đổi mới, hành vi của nhà cung
cấp và người tiêu dùng có nhiều thay đổi, những nhà bán lẻ cũng phải cạnh tranh
bằng nhiều hình thức trong nhiều lĩnh vực, ví dụ thay đổi khái niệm “cửa hàng”,
đưa thêm các khái niệm mới như bán lẻ trực tuyến, đa dạng kênh phân phối, chuỗi
hình thành và cung ứng giá trị [105]. Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng trở nên phức tạp hơn,
khác biệt so với giai đoạn trước thời kì bùng nổ công nghệ thông tin và thương mại
điện tử. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bán lẻ do đó cần được quan tâm
nghiên cứu nhiều hơn trong hiện tại. Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực bán lẻ tại Việt
Nam nói chung và tại Hải Phòng nói riêng, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
đang diễn ra rất gay gắt. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, cam kết
mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009 đã dẫn đến sự gia nhập của nhiều doanh
nghiệp bán lẻ quốc tế vào thị trường. Hiện nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
đi vào hoạt động, một loạt Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới (FTA
Việt Nam – EU, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á
– Âu, ...) đã và sẽ được ký kết trong tương lai gần. Đây vừa là cơ hội cho các doanh
nghiệp bán lẻ Việt Nam nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức lớn. Ngày càng sẽ có

1


nhiều tập đoàn bán lẻ tiến vào Việt Nam, đặc biệt là các Tập đoàn bán lẻ từ Thái

Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Những áp lực gia tăng đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam nói chung và tại Hải Phòng nói riêng nhanh chóng nâng cao tiềm lực,
năng lực cạnh tranh của mình để có thể tồn tại và phát triển. Đòi hỏi này cũng bắt
nguồn từ việc gia tăng nhanh các cơ hội thị trường ngày càng mở và mức độ hội
nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Hiện tại với tiềm lực yếu hơn, các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và tại Hải Phòng khó có thể nhanh chóng xây dựng lợi
thế cạnh tranh vượt trội dựa trên những nguồn lực về tài chính, nhân lực hay các nguồn
lực hữu hình khác bởi lợi thế của chúng thua kém quá xa so với các tập đoàn bán lẻ
quốc tế và khu vực. Để tạo ra lợi thế các doanh nghiệp bán lẻ với quy mô nhỏ và tiềm
lực yếu hơn cần tìm ra những lợi thế dựa trên các nguồn lực vô hình, đặc thù mà các
doanh nghiệp nước ngoài khó bắt chước để tạo lợi thế.
Có nhiều cách khác nhau để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp dựa
trên nguồn lực của chính chúng. Có hai dạng nguồn lực chính là các nguồn lực hữu
hình như: nhà xưởng, hệ thống phân phối, các tài sản hay tiền và các nguồn lực vô
hình như: danh tiếng, năng lực marketing, thuộc tính sáng tạo của doanh nghiệp hay
tính thích nghi.
Các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xây dựng dựa trên các
nguồn lực hữu hình. Tuy nhiên, các lợi thế cạnh tranh do các nguồn lực hữu hình
tạo ra thường không tồn tại lâu, do các doanh nghiệp có khả năng sở hữu chúng trên
thị trường các yếu tố sản xuất [54]. Như vậy, trong dài hạn các nguồn lực hữu hình
khó có thể tạo ra được các lợi thế cạnh tranh bền vững. Lợi thế cạnh tranh bền vững
phải dựa trên các nguồn lực có giá trị, hiếm, khó thay thế, khó bắt chước [54] [40],
[43] và những nguồn lực như vậy của doanh nghiệp thường là các nguồn lực vô
hình. Do đó, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp có nhiều tiềm lực hơn, các
doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cũng như tại Hải Phòng cần xác định những yếu
tố vô hình của doanh nghiệp đem lại lợi thế trong cạnh tranh trong một thị trường
ngày càng mở và có mức cạnh tranh cao hơn.
Các nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh đã được thực hiện từ khá sớm.
Một trong những lý thuyết quan trọng và phổ biến là lý thuyết về tổ chức ngành với
đại diện tiêu biểu là [20], [88]. Tiếp theo là các lý thuyết về nguồn lực doanh nghiệp

[102], [53]. Các lý thuyết này được vận dụng để phân tích, đánh giá việc thực thi
chiến lược trong các ngành, doanh nghiệp. Tuy nhiên, các lý thuyết về tổ chức ngành,

2


lý thuyết nguồn lực vẫn dựa trên tiền đề về tính tương đồng trong ngành và phân tích
ở môi trường cân bằng [40]. Điều này không hoàn toàn thực tế với điều kiện cạnh
tranh hiện nay với mức độ biến động cao về môi trường kinh doanh. Lý thuyết về
năng lực động doanh nghiệp với sự kết hợp giữa lý thuyết nguồn lực đặt trong bối
cảnh thị trường cạnh tranh, mức độ biến động cao của thị trường được xem là phù
hợp hơn trong việc xác định những nhân tố tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
[54], [99]. Lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp nhấn mạnh đến khả năng định
dạng, tích hợp các nguồn lực để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh
[54], [66].
Mặc dù, ngành bán lẻ có vai trò quan trọng và đang trong giai đoạn cạnh tranh
hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp nước
ngoài với doanh nghiệp bán lẻ trong nước tại Hải Phòng. Để tồn tại và phát triển các
doanh nghiệp phải xác định được những nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh bền
vững trong dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn tập trung
chủ yếu vào đánh giá những nhân tố hữu hình hoặc mới chỉ dừng lại ở các nghiên
cứu mô tả, đánh giá các khía cạnh có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh [17]. Hầu hết các
nghiên cứu không xác định được mức độ quan trọng của từng nhân tố đánh giá do
phương pháp nghiên cứu mới dừng lại ở các phương pháp tổng hợp, mô tả mà thiếu
các nghiên cứu có tính hệ thống để đánh giá tác động giữa những nhân tố tạo ra
năng lực cạnh tranh với kết quả kinh doanh. Các nghiên cứu cũng chủ yếu được
phân tích ở khía cạnh của lý thuyết tổ chức ngành mà không xác định được những
nhân tố tạo ra năng lực động doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu trên thế
giới [40], [54]. và tại Việt Nam (cho rằng lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp
là lý thuyết cạnh tranh mới cần được nhiều nghiên cứu kiểm chứng hơn nữa trên các

thị trường để xác định nhiều hơn các nhân tố tạo ra năng lực động cho doanh nghiệp
tạo ra những lợi thế bền vững trong cạnh tranh. Điều này đặt ra nhu cầu cần thiết
phải có những nghiên cứu có tính hệ thống để xác định, tiếp cận bằng các lý thuyết
hiện đại như lý thuyết năng lực động doanh nghiệp phân tích năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp để từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giúp các doanh nghiệp nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực của doanh nghiệp để
cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và toàn cầu
hóa mạnh mẽ như hiện nay đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
bán lẻ tại Hải Phòng nói riêng.

3


Xuất phát từ những lý do này tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề tài cho luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là xây dựng được cơ sở lý luận và đánh giá
được thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng
dưới cách tiếp cận từ lý thuyết năng lực động doanh nghiệp, từ đó đánh giá được ưu
điểm, hạn chế, tìm ra được nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực ạnh
cạnh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng. Những mục tiêu cụ thể của nghiên
cứu được xác định như sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
và doanh nghiệp bán lẻ trong mỗi quan hệ giữa năng lực cạnh tranh với kết quả kinh
doanh. Trong đó, nghiên cứu tập trung vào cách tiếp cận từ lý thuyết năng lực động
để chỉ ra các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh chính và vai trò của của chúng
trong các doanh nghiệp.
Hai là, nghiên cứu thiết lập mô mô hình nghiên cứu để kiểm chứng mối quan
hệ thực sự của các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh

của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng.
Ba là, đánh giá được mức độ của các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng dựa trên điều tra thực nghiệm.
Bốn là, đánh giá được cường độ ảnh hưởng của từng nhân tố tạo ra năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ
Hải Phòng bao gồm chiều ảnh hưởng, độ lớn của các mối quan hệ và các thức ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh với kết quả
kinh doanh.
Năm là, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng dựa trên việc nâng cao các nhân tố hình thành
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được xác định là năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu:

4


Nội dung: Quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh tiếp cận ở
khía cạnh các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh động cho doanh nghiệp (tiếp cận từ
phía doanh nghiệp, trong bối cảnh cạnh tranh với các doanh nghiệp khu vực, nội địa
và quốc tế).
Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2007 – 2016. Hoạt động điều tra
khảo sát tiến hành từ 2015 – 2016.
Không gian: Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp bán lẻ được thực hiện tại
thành phố Hải Phòng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Marx – Lenin. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử

dụng trong luận án kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng cùng một số
phương pháp tổng hợp, so sánh, dự báo để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra
(xem chi tiết tại chương 1).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu cũng đem lại những đóng góp mới về mặt khoa học.
Thứ nhất, luận án đã thiết lập được một mô hình nghiên cứu về mối quan hệ
giữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với kết quả kinh doanh tiếp cận ở khía
cạnh lý thuyết năng lực động doanh nghiệp cho lĩnh vực bán lẻ thông qua trường
hợp nghiên cứu tại Hải Phòng.
Thứ hai, luận án đã bổ sung và hiệu chỉnh một số thang đo những nhân tố tạo
ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận của lý thuyết năng
lực động để phù hợp với lĩnh vực bán lẻ.
Thứ ba, luận án đã cung cấp bằng chứng khoa học về mức độ ảnh hưởng khác
nhau của các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tới kết quả kinh
doanh tại các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng.
Thứ tư, nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu tiếp theo
trong việc xây dựng các mô hình đánh giá ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh tới kết
quả kinh doanh các các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau trong tương lai.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, nghiên cứu góp phần vào việc làm phong phú thêm lý luận về
năng lực cạnh tranh dưới góc độ phân tích cho lĩnh vực bán lẻ tại Hải Phòng, dựa
trên tiếp cận bằng một lý thuyết mới là lý thuyết năng lực động. Nghiên cứu cũng

5


góp phần kiểm chứng và phát triển lý thuyết về năng lực động trong phân tích năng
lực cạnh tranh tại các nước đang phát triển như Việt Nam, đặt trong bối cảnh xem
xét ảnh hưởng của các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh với kết quả kinh doanh.
Ngoài ra, nghiên cứu còn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc

nghiên cứu các môn học về kinh tế, kinh doanh hay quản lý.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý, định hướng giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa tại Hải
Phòng, thông qua việc cải thiện các nhân tố về năng lực marketing, năng lực thích
nghi, năng lực sáng tạo hay định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp bản lẻ tại
Hải Phòng.
7. Kết cấu luận án
Kết cấu luận án ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo
và các phụ lục bao gồm bốn chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp bán lẻ
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Hải
Phòng
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu “A Framework for market - based organizational learning, linking
values, knowledge, and behavior” (Một cấu trúc của sự học hỏi doanh nghiệp dựa
vào thị trường, giá trị kết nối, kiến thức và hành vi) của Sinkula và cộng sự [95],
nghiên cứu sử dụng các tiếp cận thực chứng bằng mô hình. Nghiên cứu tập trung
kiểm định các giả thuyết chính: H1a: Định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực
đến hệ thống thông tin thị trường; H1b: Định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực

đến mức phổ biến thông tin thị trường; H2: Hệ thống thông tin thị trường có ảnh
hưởng tích cực đến mức độ phổ biến thông tin thị trường và H3: Mức độ phổ biến
thông tin thị trường có ảnh hưởng tích cực đến chương trình marketing động. Tác
giả thiết lập một mô hình nghiên cứu với (1) định hướng học hỏi là một thang đo đa
hướng với ba thành phần là (a) cộng đồng học hỏi, (b) chia sẻ tầm nhìn và (c) định
hướng mở có ảnh hưởng đến (2) hệ thống thông tin thị trường (Market information
generation) và (3) mức phổ biến thông tin thị trường (Market information
dissemination) và (4) chương trình marketing động (Marketing program
dynamism). Kết quả nghiên cứu với 126 doanh nghiệp tại Mỹ cho thấy định hướng
học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến hệ thống thông tin thị trường và mức độ phổ biến
thông tin thị trường. Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng tích cực đến mức
độ phổ biến thông tin thị trường. Cuối cùng là chương trình marketing động chịu
ảnh hưởng tích cực bởi nhân tố mức độ phổ biến thông tin thị trường.
Nghiên cứu “Dynamic Capabilities and Strategic Management” (Năng lực
động và Quản trị chiến lược) của Teece và cộng sự [99] về năng lực động doanh
nghiệp. Đây là một nghiên cứu lý thuyết rất công phu đặt nền móng cho lý thuyết về
năng lực động doanh nghiệp. Tác giả phân tích khung lý thuyết của kinh tế tổ chức,
kinh tế học Chaimberlain, kinh tế học Schumpeter trong phân tích chiến lược cạnh
tranh của các doanh nghiệp (mô hình lực lượng cạnh tranh, mô hình xung đột chiến
lược), quan điểm về nguồn lực để xây dựng khái niệm "năng lực động". Theo đó
"năng lực động" là "khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng
của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh".

7


Nghiên cứu của Eisenhardt và Martin [63] tên “Dynamic capabilities are
they?” (Có phải năng lực động?) về năng lực động doanh nghiệp ứng dụng khung
lý thuyết RBV (Resource - based view: Khía cạnh dựa trên nguồn lực). Các tác giả
quan niệm năng lực động của doanh nghiệp là một tập hợp các quá trình chuyên biệt

và có thể nhận dạng được như phát triển sản phẩm, thiết lập chiến lược hay liên kết.
Các tác giả lập luận rằng, trong một thị trường tương đối năng động thì năng lực
động giống với những khái niệm truyền thống bình thường, chúng thường chi tiết,
có thể phân tích, ổn định và có thể dự đoán được kết quả; ngược lại trong một thị
trường mà tính năng động cao thì năng lực động trở nên đơn giản, phụ thuộc chủ
yếu vào kinh nghiệm và khó đoán định được kết quả. Xét theo khía cạnh dựa trên
nguồn lực của doanh nghiệp, nghiên cứu đưa ra kết luận rằng vai trò của lợi thế
cạnh tranh trong dài hạn của doanh nghiệp bị coi nhẹ trong khi vai trò của các đòn
bẩy được thổi phồng và vì vậy các doanh nghiệp bị vướng vào rào cản giới hạn
trong thị trường biến đổi nhanh chóng.
Nghiên cứu “Entrepreneurial resources, dynamic capabilities and start – up
performance of Taiwan`s high – tech firms” (Nguồn lực doanh nghiệp, năng lực
động và hoạt động khởi nghiệp của các doanh nghiệp công nghệ cao tại Đài Loan)
của Wu [103] về năng lực động doanh nghiệp của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại
Đài Loan. Đây là một nghiên cứu thực chứng, tác giả thiết lập bốn giả thuyết nghiên
cứu chính bao gồm: H1: Nguồn lực doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tính sẵn sàng của
đối tác bên ngoài; H2: Nguồn lực doanh nghiệp có ảnh hưởng đến năng lực động; H3:
Tính sẵn sàng của đối tác bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực động và H4: Năng lực
động ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Kết quả nghiên cứu với 200 doanh nghiệp
công nghệ tại Đài Loan cho thấy nguồn lực doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến
tính sẵn sàng của đối tác bên ngoài. Cả nguồn lực của doanh nghiệp và tính sẵn sàng
của đối tác bên ngoài đều có ảnh hưởng tích cực đến năng lực động của doanh nghiệp
trong đó nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hơn. Năng lực động của doanh
nghiệp cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Nghiên cứu của Keh và cộng sự [73] tại Singapore có tên “The effects of
entrepreneurial orientation and marketing information on the performance of
SMEs” (Các ảnh hưởng của định hướng kinh doanh và thông tin marketing với kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ), các tác giả tập trung vào
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: H1: Định hướng kinh doanh có ảnh hưởng


8


tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; H2: Định hướng kinh doanh có
ảnh hưởng tích cực đến việc mua lại thông tin; H3: Định hướng kinh doanh có ảnh
hưởng tích cực đến tính hữu dụng thông tin. H4: Thông tin mua lại có ảnh hưởng
tích cực đến hiệu quả kinh doanh; Thông tin hữu dụng có ảnh hưởng tích cực đến
hiệu quả kinh doanh. Kết quả nghiên cứu từ 294 doanh nghiệp tại Singapore cho
thấy định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh, thông
tin mua lại và tính hữu dụng thông tin. Thông tin mua lại cũng có ảnh hưởng tích
cực đến tính hữu dụng thông tin. Tính hữu dụng thông tin có ảnh hưởng tích cực
đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu không cho thấy việc mua lại
thông tin có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh. Xu hướng cho thấy việc
mua lại thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh.
Nghiên cứu “Dynamic capabilities: An exploration of how firm renew their
resource base” (Năng lực động: Khám phá cách doanh nghiệp làm mới nền tảng
nguồn lực) của Ambrosini và Bowman [51] là một nghiên cứu lý thuyết về năng lực
động của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích những nghiên cứu trước
đó về năng lực động, từ đó bổ sung vào những thiếu hụt trong lý thuyết về đề tài
này. Tổng hợp của các tác giả đã (1) nhấn mạnh rằng năng lực động được hình
thành nhờ các yếu tố thúc đẩy và cả hạn chế từ bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp, bao gồm cả nhận thức và động cơ của nhà lãnh đạo, (2) làm rõ quá trình
hình thành năng lực động, (3) năng lực động không tự động mang đến sự phát triển
cho doanh nghiệp và (4) chỉ ra một vài nhầm lẫn và mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến
sự phát triển của lý thuyết về vấn đề này.
Nghiên cứu “The competitive response of small, independent retailers to
organized retail: Study in an emerging economy” (Phản ứng cạnh tranh của nhà
bán lẻ độc lập nhỏ lẻ với nhà bán lẻ có tổ chức: Nghiên cứu trong một nền kinh tế
đang lên) của Ramakrishnan [90] đề cập đến một khía cạnh cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp bán lẻ với nhau, đó là phản ứng của các nhà bán lẻ nhỏ lẻ độc lập

trước những nhà bán lẻ có quy mô, tổ chức. Nghiên cứu được thực hiện trong bối
cảnh nền kinh tế đang lên, cụ thể là nền kinh tế của Ấn Độ, với quy mô mẫu là 605.
Tác giả đã rút ra kết luận rằng có sự tồn tại của những chiến lược khác biệt hóa,
nhóm chiến lược và ảnh hưởng tích cực của các chiến lược này lên hoạt động kinh
doanh của các nhà bán lẻ nhỏ và độc lập.

9


Nghiên cứu “On the contingent value of dynamic capabilities for competitive
advantage: The nonlinear moderating effect of environmental dynamism” (Giá trị
ngẫu nhiên của năng lực động với lợi thế cạnh tranh: ảnh hưởng phi tuyến tính của
động lực môi trường) của Schilke [94] đề cập đến ảnh hưởng của năng lực động
nhưng trên một khía cạnh khác có liên quan đến yếu tố môi trường. Nghiên cứu dựa
vào kết quả khảo sát từ 279 doanh nghiệp và kết quả của hai nghiên cứu liên quan
trước đó. Xuất phát từ ý tưởng năng lực động sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp tuy nhiên tác động của năng lực này còn phụ thuộc vào các động lực
thuộc về môi trường, tác giả đã đưa ra giả thuyết về mối quan hệ này bằng một mô
hình phi tuyến hình chữ U ngược. Theo đó, mối quan hệ giữa năng lực động và lợi
thế cạnh tranh là chặt chẽ nhất khi động lực từ môi trường thuộc khoảng trung bình,
và khá yếu khi động lực này nằm ở mức cao hoặc thấp. Sau khi điều tra và phân tích
kết quả, nghiên cứu đi đến kết luận rằng năng lực động có liên quan mật thiết nhất
với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường có mức độ cạnh tranh vừa
phải hơn là trong các môi trường ổn định hoặc cạnh tranh quá gay gắt.
Nghiên cứu mới đây của Fainshmidt và cộng sự [64] “Dynamic Capabilities
and Organizational Performance: A Meta‐Analytic Evaluation and Extension”
(Năng lực động và tình hình hoạt động của tổ chức: Một đánh giá tổng hợp và mở
rộng) cũng là một nghiên cứu lý thuyết phân tích các nghiên cứu khác bằng phương
pháp thống kê. Nghiên cứu đã đánh giá hai quan niệm chính trong nghiên cứu về
năng lực động là (1) năng lực động có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của doanh

nghiệp và (2) mối quan hệ này chặt chẽ hơn trong ngành có động lực công nghệ
cao. Nghiên cứu đã chứng minh rằng quan niệm đầu tiên là đúng tuy nhiên chưa
chứng minh được điều tương tự với quan niệm thứ hai. Nghiên cứu cũng thiết lập
giả thuyết và chứng minh được rằng năng lực động bậc cao có ảnh hưởng nhiều hơn
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong khi năng lực động bậc thấp có xu
hướng điều tiết mối quan hệ giữa năng lực động bậc cao và kết quả kinh doanh
nhiều hơn. Năng lực động cũng tỏ ra có nhiều ảnh hưởng trong nền kinh tế đang
phát triển hơn là trong nền kinh tế phát triển. Các tác giả đi đến kết luận rằng đặc
điểm của loại năng lực động và bối cảnh kinh tế tạo ra giá trị của năng lực đó.
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Thực hiện chính sách hội nhập và mở cửa, nền kinh tế nước ta đã có những
bước phát triển nhanh chóng, đưa Việt Nam từ một nước nghèo trở thành một nước

10


có mức thu nhập trung bình thấp. Trong quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế
các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn do áp lực cạnh tranh
ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cũng đã
được các nhà nghiên cứu trong nước thực hiện khá nhiều trong nhiều lĩnh vực khác
nhau trong đó có ngành bán lẻ. Các tài liệu được xuất bản dưới dạng sách, giáo
trình, báo cáo và các bài báo khoa học. Các nghiên cứu có thể kể đến như:
Nghiên cứu của Chu Văn Cấp [11] “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là một sách chuyên khảo tập
trung vào làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực trạng sức cạnh
tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Một nghiên cứu của Trần Văn Tùng [37] “Cạnh tranh kinh tế”. Đây là một
sách chuyên khảo đi sâu vào phân tích các quan điểm cạnh tranh cổ điển, các lý
luận về cạnh tranh hiện đại; sự thay đổi quan điểm cạnh tranh trong điều kiện toàn

cầu hoá và lợi thế cạnh tranh quốc gia của Porter [21]; chiến lược cạnh tranh cũng
như bí quyết thành công của một số công ty nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời trên
cơ sở đánh giá về năng lực cạnh tranh hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, tác giả đã
đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.
Nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Thanh [38] “Nâng cao sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp thương mại ViệtNam trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây cũng là
một sách chuyên khảo tập trung vào một số vấn đề lý luận của cạnh tranh trong các
doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường. Tác giả đã đi sâu đánh giá
thực trạng cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại và xác định các phương hướng,
giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại.
Nghiên cứu của Đinh Văn Thành [39] “Đánh giá thực trạng và định hướng tổ
chức kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta”. Nghiên cứu tập trung vào
đánh giá thực trạng tổ chức kênh phân phối của các mặt hàng quan trọng như rau quả,
thịt, may mặc, sắt thép, xi măng… và đề xuất định hướng phát triển các hệ thống
kênh phân phối cho những mặt hàng này.
Trong công trình: “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai
đoạn 2011” của Nguyễn Văn Lịch [17] đã tập trung làm rõ quan điểm, định hướng
và mục tiêu phát triển thương mại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030.

11


MUTRAP [19], Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Báo cáo rà soát khuôn khổ
pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của
các quy định chuyên ngành với cam kết WTO, được hoàn thành tháng 12/2009.
Trên cơ sở rà soát khung khổ pháp lý về ngành phân phối của Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế, kinh nghiệm, chính sách của một số quốc gia trên thế giới,
các thành viên của dự án đã đưa ra các khuyến nghị chính sách để tăng cường chất
lượng quản lý trong ngành phân phối bán lẻ cho Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thanh Bình [1] có công trình nghiên cứu: “Hoàn thiện chính
sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong thời kì hội nhập”. Bên
cạnh hệ thống cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ trong điều kiện
hội nhập quốc tế; tác giả đánh giá thực trạng các chính sách phát triển dịch vụ phân
phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, chỉ ra những
những tồn tại, bất cập của các chính sách hiện hành; đề xuất hệ thống quan điểm,
mục tiêu, phương hướng hoàn thiện khung chính sách phát triển dịch vụ phân phối
bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ tới năm 2020. Từ đó nghiên cứu đưa ra
kiến nghị hoàn thiện chính sách cụ thể tác động đến sự phát triển dịch vụ phân phối
bán lẻ ở Việt Nam.
Nghiên cứu “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang
[40]. Nghiên cứu tiếp cận theo hướng nghiên cứu thực chứng dựa trên lý thuyết
năng lực động doanh nghiệp. Tác giả đã thiết lập 10 giả thuyết nghiên cứu bao gồm
H1: Năng lực marketing có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh; H2: Năng
lực sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh; H3: Định hướng kinh
doanh có ảnh hưởng tích cực đến năng lực sáng tạo; H4: Định hướng kinh doanh có
ảnh hưởng tích cực đến năng lực marketing; H5: Năng lực sáng tạo có ảnh hưởng
tích cực đến năng lực marketing; H6: Định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực
đến năng lực marketing; H7: Định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến
định hướng học hỏi; H8: Kỳ vọng cơ hội WTO có ảnh hưởng tích cực đến năng lực
marketing; H9: Kỳ vọng cơ hội WTO có ảnh hưởng tích cực đến định hướng học
hỏi và H10: Định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến kỳ vọng cơ hội
WTO. Kết quả phân tích trên 323 doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chính Minh cho
thấy định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến định hướng học hỏi, năng
lực sáng tạo, năng lực marketing và kỳ vọng cơ hội WTO. Định hướng học hỏi có

12



ảnh hưởng tích cực đến năng lực marketing. Kỳ vọng cơ hội WTO có ảnh hưởng
tích cực đến định hướng học hỏi và năng lực marketing. Năng lực marketing có ảnh
hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh và năng lực sáng tạo. Năng lực sáng tạo có
ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh. Nghiên cứu này tác giả xây dựng hai
thang đo (1) năng lực marketing và (2) định hướng kinh doanh là những thang đo đa
hướng. Các biến nghiên cứu khác được xây dựng là thang đo đơn hướng.
Nguyễn Trần Sỹ [30] với nghiên cứu: “Năng lực động - hướng tiếp cận mới để
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, tác giả tiếp
cận ở khía cạnh một nghiên cứu lý thuyết. Tác giả phân tích khung lý thuyết về
năng lực động dựa trên các kết quả nghiên cứu lý thuyết và kiểm định thực nghiệm
trước đó. Nghiên cứu đưa ra các định nghĩa về năng lực động và tổng hợp một số
yếu tố tạo lên năng lực động cho doanh nghiệp dựa trên các nghiên cứu tiền
nghiệm. Cụ thể có 6 nhân tố tạo lên năng lực động của doanh nghiệp được các nhà
nghiên cứu đề cập phổ biến là (1) năng lực nhận thức; (2) năng lực tiếp thu (học
hỏi); (3) năng lực thích nghi; (4) năng lực sáng tạo; (5) năng lực kết nối và (6) năng
lực tích hợp. Tác giả cũng cho rằng việc chưa có mô hình nghiên cứu kiểm định là
một hạn chế lớn của nghiên cứu.
Nghiên cứu của Nguyễn Trung Hiếu [16] về nâng cao năng lực cạnh tranh các
doanh nghiệp phân phối bán lẻ tại Hải Phòng có tên “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.
Nghiên cứu hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về kênh phân phối bản lẻ, năng lực
cạnh tranh bán lẻ. Tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích thực trạng phát triển
ngành bán lẻ của Hải Phòng, đánh giá những nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp bán lẻ và so sánh sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp theo quy
mô. Tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh được tác giả phân loại thành hai
nhóm: (1) các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp – các yếu tố
nội lực của doanh nghiệp trong đó có nguồn lực tài chính, nguồn lực máy móc thiết
bị và công nghệ, nguồn nhân lực và trình độ tổ chức quản lý; (2) các yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh trong đó có nguồn năng lực động của doanh nghiệp, vị
thế của doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh xét về tài chính và phi tài

chính, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, thị phần và giá cả sản phẩm/ dịch vụ. Ngoài
ra, tác giả cũng đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Mặc dù có kết quả đánh giá các yếu tố liên quan đến năng lực

13


cạnh tranh của doanh nghiệp bằng điều tra khảo sát, nghiên cứu chưa quan tâm
nhiều đến ảnh hưởng của các yếu tố này với nhau và với kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và vì vậy chưa xây dựng mô hình hay giả thuyết về các
mối quan hệ này dưới tác động của các yếu tố khác.
Nghiên cứu “Nhận diện năng lực động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội”
của Bùi Quang Tuyến [43] có nội dung về nhận dạng các nhân tố năng lực động tại
Tập đoàn viễn thông Quân đội. Nghiên cứu này đi vào phân tích lịch sử lý thuyết
năng lực động doanh nghiệp. Tập trung vận dụng lý thuyết năng lực động doanh
nghiệp để khám phá công thức thành công thông qua các nhân tố tạo thành năng lực
động tại Viettel bao gồm: (1) năng lực marketing; (2) năng lực thích nghi; (3) năng
lực sáng sạo; (4) định hướng kinh doanh; (5) định hướng học hỏi; (6) danh tiếng
doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Bùi Quang Tuyến & Đào Trung Kiên [44] về ảnh hưởng của
các nhân tố tổ chức học hỏi tới kết quả kinh doanh tại Viettel mang tên “Ảnh hưởng
của các nhân tố tổ chức học hỏi tới kết quả kinh doanh: Nghiên cứu trường hợp
Tập đoàn Viễn thông Quân đội”. Nghiên cứu tiếp cận của một nghiên cứu thực
chứng bằng các phân tích đa biến. Kết quả nghiên cứu từ 202 cán bộ lãnh đạo tại
các trung tâm kinh doanh cấp huyện tại Viettel cho thấy có hai nhóm nhân tố tổ
chức học hỏi ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh là (1) tính hệ thống và (2)
chuyển giao và tích hợp tri thức. Hai nhân tố cam kết quản lý học hỏi; văn hóa mở
và chấp nhận thử nghiệm không cho thấy ảnh hưởng rõ ràng tới kết quả kinh doanh.
Ngoài ra còn khá nhiều các nghiên cứu khác về năng lực cạnh tranh. Nhưng,
nhìn chung ngoài một số nghiên cứu gần đây có cách tiếp cận thực chứng sử dụng

mô hình hóa để khám khá và kiểm định các lý thuyết cạnh tranh, còn lại các nghiên
cứu chủ yếu là các đánh giá nghiệp vụ về từng yếu tố có thể tạo ra lợi thế cạnh
tranh, không sử dụng các kiểm định khoa học để kiểm định lý thuyết.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, cạnh tranh
trong phân phối, bán lẻ được thực hiện khá đa dạng tùy vào góc độ tiếp cận, lý
thuyết sử dụng như lý thuyết tổ chức ngành, lý thuyết nguồn lực hay xu hướng gần
đây khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên thế giới là sử dụng lý thuyết năng lực
động xem xét năng lực cạnh tranh như khả năng định dạng, thích ứng với sự thay
đổi của môi trường kinh doanh để đáp ứng khách hàng trong môi trường có nhiều

14


biến động. Lý thuyết về năng lực động được xem là một lý thuyết mới về phân tích
năng lực cạnh tranh cũng chưa có nhiều các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên đánh
giá số lớn các doanh nghiệp. Bởi vậy các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục kêu gọi các
nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tiếp cận dựa trên lý
thuyết năng lực động để tiến hành đánh giá, xác định các nhân tố tạo thành năng lực
cạnh tranh trong dài hạn cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, các nghiên cứu tại Việt Nam tiếp cận theo các nghiên cứu
truyền thống về đánh giá thực trạng – giải pháp. Các nghiên cứu tập trung vào mô
tả, đánh giá các yếu tố về môi trường vĩ mô, môi trường ngành hay phân tích cho
các doanh nghiệp cụ thể để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp hoàn thiện hoặc
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhận định, phân
tích thông qua phương pháp mô tả, so sánh phần lớn có tính chủ quan từ nhà nghiên
cứu. Các nghiên cứu không chỉ ra được mối liên hệ có tính bản chất giữa các nhân
tố tạo ra năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Gần đây đã
xuất hiện các nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê hiện đại để đánh giá
các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh với kết quả kinh doanh, tuy nhiên các nghiên

cứu này phần lớn thực hiện trong một doanh nghiệp hoặc nhiều ngành mà thiếu
vắng các nghiên cứu cho lĩnh vực bán lẻ.
Xuất phát từ việc phân tích tổng quan công trình nghiên cứu trên thế giới và tại
Việt Nam, trong nghiên cứu này tác giả nhận định về các khoảng trống nghiên cứu:
Thứ nhất, thiếu vắng các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong ngành bán lẻ
ở Việt Nam tiếp cận ở khía cạnh của lý thuyết năng lực động xem xét năng lực cạnh
tranh trong môi trường động, nhiều biến đổi.
Thứ hai, các nghiên cứu phần lớn chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh với kết quả kinh doanh. Các nghiên cứu không
xếp hạng mức độ ảnh hưởng khác nhau của các nhân tố tạo thành năng lực cạnh
tranh tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở quy mô số lớn.
Thứ ba, các kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và mối quan hệ của nó tới
kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới
trong các ngành khác nhau có kết quả rất khác nhau. Bởi vậy cần thiết có những nghiên
cứu hệ thống để xác định những nhân tố chính tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp của các ngành, trong nghiên cứu này là doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng.

15


×