Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999 về tội phạm tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.02 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Tội phạm tham những vẫn luôn là vấn đề phức tạp của Việt Nam và toàn thế
giới. BLHS năm 1999 đã có quy định về tội phạm tham nhũng, nhưng sau 15 năm
thi hành thì BLHS này thì Bộ luật này ngày càng không còn phù hợp với sự phát
triển của xã hội, nhiều tội phạm mới phát sinh, trong đó có tội phạm về tham
nhũng. Tuy đã có sửa đổi, bổ sung năm 2009. Song với xu thế chủ động hội nhập
quốc tế, tham gia nhiều tổ chức và trở thành thành viên của nhiều hiệp ước, đối với
tội phạm tham những thì có công ước phòng chống, tham nhũng. Cho nên các cơ
quan lập pháp đã xây dựng BLHS năm 2015 để khắc phục những tình trạng đó. Để
hiểu rõ hơn những quy định của BLHS về tội phạm tham nhũng, em xin đưa ra ý
kiến của mình với đề bài: “ Điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999
về tội phạm tham nhũng”.

NỘI DUNG
I.

Điểm mới của tội phạm tham nhũng
Tội phạm tham nhũng của BLHS năm 2015 không thay đổi về tội danh nhiều

so với BLHS năm 1999. Tội phạm này vẫn gồm 8 tội gồm: Tội tham ô tài sản; Tội
nhận hối lộ; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; Tội lạm quyền trong khi thi hành công
vụ; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
Tội giả mạo trong công tác. Tuy nhiên, trong từng điều luật đã có sự sửa đổi, bổ
sung thêm chi tiết cho phù hợp hơn thực tiễn.
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm vào Điều 28 quy định về trường hợp
không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với Điều 24
BLHS năm 1999. Theo đó, đã thêm 02 tội về tham nhũng vào trường hợp này là tội


1


tham ô tài sản thuộc trường hợp tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353; tội nhận hối lộ
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354. Nói cách khác người
phạm hai tội tham ô tài sản và nhận hối lộ nếu thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm
trọng sẽ không được áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại bất kì thời
điểm nào phát hiện được tội phạm thì đều bị xử lí hình sự, kể cả sau 20 năm theo
quy định hiện hành. Quy định mới này cho thấy mức độ nguy hiểm của tội phạm về
tham nhũng ngang hàng với các tội về xâm phạm an ninh quốc gia và tội phá hoại
hòa bình, chống loài người và tội phạm chiếm tranh. Góp phần thực hiện chủ
trương chống tham nhũng của Đảng. Thể hiện rõ hơn nữa thái độ kiên quyết, tăng
cường đấu tranh một cách triệt để chống các tội phạm về tham nhũng.
2. Hình phạt tử hình

Các trường hợp không thi hành án tử hình quy định trong Điều 40 BLHS
năm 2015 có thay đổi so với Điều 35 tương ứng hình phạt này trong BLHS năm
1999. “ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị
kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư số tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp
tác tích cực với cơ quan chứng năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lí tội phạm
hoặc lập công lớn” . Quy định này sẽ giúp ích cho hoạt động điều ra, tạo điều kiện
để xử lí triệt để được những đường dây tham nhũng,lại khuyết khích người phạm
tội tham nhũng khắc phục được hậu quả, nộp lại tài sản cho Nhà nước,và thể hiện
tính nhân đạo của Nhà nước ta. Tuy nhiên, theo quan điểm của em, trên thực tế
trường hợp người phạm tội có số tài sản tham ô hoặc nhận hối lộ lớn hơn nhiều so
với một tỷ đồng đã bị kết án tử hình, nộp lại ba phàn tư tài sản họ chiếm đoạt được
từ hai hành vi vẫn là số tiền rất lớn, mà được miễn hình phạt tử hình. Thì so với
người không nộp lại ba phần tư tài sản phải chịu hình phạt tử hình nhưng vẫn ít
hơn người đã giao nộp thì có phần chưa được công bằng, vẫn thiếu tình răn đe đối
với tội phạm nguy hiểm này.


2


3. Tham nhũng trong lĩnh vực tư

BLHS năm 2015 đã mở rộng thêm hành vi tham nhũng bao gồm hành vi
tham ô trong lĩnh vực tư (khoản 6 Điều 353)và nhận hối lộ trong lĩnh vực tư (khoản
6 Điều 354). Quy định này đáp ứng đúng theo yêu cầu hình sự hóa các hành vi
tham nhũng trong lĩnh vực tư của Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống
tham nhũng với tư cách là một thành viên đầy đủ, và còn phù hợp với nền kinh tế
nước ta hiện nay,khi tham nhũng trong lĩnh vực tư xảy ra khá nhiều mà chưa có chế
tài xử phạt hợp lí, đảm bảo sự bình đẳng tài sản trong lĩnh vực tư cũng được bảo vệ
như trong lĩnh vực công.
II.
Điểm mới của từng Điều luật cụ thể
1. Khái niệm tội phạm về chức vụ (Điều 352)

Tương ứng với Điều 277 BLHS năm 1999. Điều 352 chia làm 2 khoản, một
khoản là khái niệm về tội phạm về chức vụ, một khoản là khái niệm người có chức
vụ, chứ không chia 2 đoạn như BLHS năm 1999. Nội dung về hai khái niệm này cơ
bản không có gì thay đổi. Tại khoản 2 Điều 352 có bổ sung thêm “… có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ” . Người có chức vụ ở đây còn có
thực hiện “nhiệm vụ”. Do có bổ sung ở tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ có mở
rộng trong lĩnh vực tư, mà công việc, hoạt động trong lĩnh vực tư thì được gọi là
“nhiệm vụ” chứ không thể là “công vụ”. Việc thêm từ ngữ giúp cho điều luật phù
hợp và chặt chẽ hơn.
2. Tội tham ô tài sản (Điều 353)

So với Điều 278 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có những

điểm mới sau:
-

Dấu hiệu định tội

3


Nâng mức tiền bị chiếm đoạt trong phạm vi từ hai triệu đồng đến dưới một
trăm triệu đồng trong cấu thành cơ bản so với BLHS hiện hành. Việc nâng mức tiền
phạt là để cho phù hợp với giá trị của tiền nước ta hiện nay.
Nếu mức tiền dưới hai triệu đồng thì vẫn phạm tội trong các trường hợp:
-

Đã bị xử lí kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
Đã bị kết án về một trong các tội quy định về tội phạm tham nhũng mà chưa
được xóa án tích.

Bỏ đi dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng”, vì dấu hiệu này khó có thể xác
định được mức độ tham ô tài sản như thế nào được gọi là nghiêm trọng, việc bỏ
hình phạt định khung mang tính định lượng này cũng sẽ có lợi cho người phạm tội,
cũng thuận lợi cho việc xét xử và đưa ra mức án thích hợp, công bằng nhất cảu tòa
án.
-

Tình tiết tăng nặng:

Khoản 2: Nâng mức tiền bị chiếm đoạt từ một trăm triệu đồng đến dưới năm
trăm triệu đồng.Nêu rõ hậu quả nghiêm trọng quy định trong bộ luật hiện hành
thành 3 khoản đ,e,g một cách cụ thể, chi tiết để thuận lợi cho việc định tội danh

đúng đắn nhất cho tòa án, tránh trường hợp bỏ sót tội phạm của khung tăng nặng
này thành khung khác.
Khoản 3, cũng tương tự khoản 2, tăng mức tiền chiếm đoạt từ năm trăm triệu
đồng đến một tỷ đồng. Và quy định cụ thể hậu quả nghiêm trọng ra thành điểm
b,c,d
Khoản 4, tăng mức tiền chiếm đoạt từ 1 tỷ đồng trở lên và hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng ở bộ luật được quy định là gây thiệt hại về tài sản từ năm tỷ đồng trở
lên.

4


-

Hình phạt bổ sung: chỉ tăng mức phạt tiền từ ba mười triệu đến một trăm
triệu đồng.
BLHS năm 2015 bổ sung khoản 6 đối với trường hợp tham ô trong lĩnh vực

tư. Trong nhiều trường hợp trên thực tế của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà
nước, những người giữ một số quyền hạn nhất định trong việc quản lí tiền và tài
sản của doanh nghiệp, tổ chức đã lợi dụng quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài
sản. Hành vi này xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và phải
được xử lí hình sự. Trước đây thì tội này sẽ được xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản hoặc tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nhưng việc xử lí này chỉ là miễn
cưỡng và chưa phù hợp trong nhiều trường hợp. Đưa hành vi này vào tội tham ô
giúp cho THNS phải chịu được tương xứng với mức độ và tính chất nguy hiểm của
hành vi này.
3. Tội nhận hối lộ(Điều 354)

So với Điều 279 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có những điểm

mới sau:
-

Dấu hiệu định tội
Tăng mức tiền trong CTTP cơ bản thành từ hai triệu đồng đến dưới một trăm

triệu đồng. mức tối đa ở CTTP này đã tăng lên rất nhiều so với BLHS hiện hành.
Dấu hiệu định tội đã có sự mở rộng khi “của hối lộ” theo BLHS hiện hành là:
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất thì BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm của hối lộ là
lợi ích phi vật chất. Việc mở rộng phạm vi “của hối lộ” là phù hợp với tình hình
phạm tội hối lộ hiện nay. Các lợi ích phi vật chất ở đây có thể là giấy, bằng khen,
chức vụ, hay phổ biến hiện nay là hối lộ tình dục. Vấn đề lợi ích phi vật chất đã
được nhắc đến trong Công ước quốc tế, tuy nhiên, để quy định chi tiết về vấn đề

5


này vẫn rất khó cho các nhà làm luật quốc tế. Và ở nước ta cũng chưa có văn bản
nào giải thích cụ thể về vấn đề này.
-

Tình tiết tăng nặng:

Khoản 2, tăng mức tiền hối lộ từ một trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu
đồng và quy định thêm mức gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản là từ một tỷ đồng
đến dưới ba tỷ đồng
Khoản 3, tăng mức tiền hối lộ từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng và
quy định thêm mức gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản là từ ba tỷ đồng đến dưới
năm tỷ đồng.
Khoản 4,tăng mức tiền hối lộ thành từ một tỷ trở lên, và thiệt hại về tài sản là

năm tỷ đồng trở lên.
-

Hình phạt bổ sung, tăng mức phạt tiền từ ba mươi triệu đến một trăm triệu.

Tương tự như tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ cũng quy định thêm trong khoản
6 để áp dụng điều luật này với hành vi nhận hối lộ trong lĩnh vực tư.
4. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản(Điều 355)

So với điều 280 của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có những
điểm mới sau:
-

Dấu hiệu định tội:

Tăng mức tiền trong CTTP cơ bản là từ dưới năm mươi triệu đồng thành dưới
một trăm triệu đồng. Bỏ dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp hợp
tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng.
-

Tình tiết tăng nặng:

6


Khoản 2, tăng mức tài sản trị giá từ một trăm triệu đồng đến dưới năm trăm
triệu đồng. Hậu quả nghiêm trọng khác tại điểm e, khoản 2 Điều 280 BLHS hiện
hành được quy định thành hậu quả rõ ràng nào là nghiêm trọng tại diểm đ, e khoản
này.
Khoản 3, tăng mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ năm trăm triệu đồng đến một

tỷ đồng, bỏ quy định gây hậu quả nghiêm trọng khác bằng các quy định chi tiết hơn
tại điểm b,c,d khoản 3 Điều 355 BLHS năm 2015.
Khoản 4, tăng mức tài sản trị giá từ một tỷ đồng trở lên, bỏ hậu quả nghiêm
trọng khác bằng gây thiệt hại về tài sản từ năm tỷ đồng trở lên.
-

Hình phạt bổ sung: tăng mức phạt tiền lên từ ba mươi triệu đồng đến một

trăm triệu đồng.
5. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356)
So với điều 281 BLHS 1999 có những điểm mới sau:
Hậu quả của hành vi gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân sẽ đúng và đầy đủ về phạm vi ảnh hưởng của tội này,
đồng thời thay “công dân” thành “cá nhân” sẽ đảm bảo về quyền con người hơn
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân.
Đối với BLHS năm 2015 còn bổ sung thêm cả thiệt hại cụ thể về tài sản do hành
vi này gây ra, cụ thể:
-

Dấu hiệu định tội: thiệt hại về tài sản từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm

-

triệu đồng.
Tình tiết tăng nặng : khoản 2, thiệt hại từ hai trăm triệu đồng đến dưới một tỷ
đồng. Khoản 3, thiệt hại trên một tỷ đồng

7



-

Hình phạt bổ sung: mức phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu
đồng.
Việc đưa thêm quy định thiệt hại cụ thể về tài sản là hợp lí. Khi người có

chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ không phải lúc nào cũng chỉ gây thiệt hại về
lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, mà còn nhiều
trường hợp thiệt hại về cả tài sản. Quy định này sẽ giúp cơ quan xét xử dễ dàng hơn
trong việc định tội danh và định khung hình phạt.
6. Tội lạm quyền trong thi hành công vụ (Điều 357)

So với điều 282 BLHS năm 1999 có những điểm mới sau:
Dấu hiệu định tội của tội này cũng được thay đổi theo hướng của Điều 356. Tức
là hậu quả cũng gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tỏ chức, cá nhân. Và quy định thêm về thiệt hại cụ thể về tài sản trong dấu hiệu
định tội và tình tiết tăng nặng như sau:
-

Dấu hiệu định tội: thiệt hại về tài sản từ mười triệu đồng đến dưới một trăm

-

triệu đồng.
Tình tiết tăng nặng:

Khoản 2, thiệt hại về tài sản từ một trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu
đồng và khung hình phạt từ năm năm đến mười năm tù
Khoản 3, thiệt hại về tài sản từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỉ năm trăm

triệu đồng và khung hình phạt từ mười năm đến mười lăm năm tù.
Khoản 4, thiệt hại về tài sản trên một tỷ năm trăm triệu đồng và khung hình phạt
từ mười lăm năm đến hai mươi năm tù.
-

Hình phạt bổ sung : tăng mức phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
triệu đồng.

8


7.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi (Điều 358)

So với Điều 283 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có những điểm mới
sau:
-

Dấu hiệu định tội:

Bổ sung hành vi “đòi” .Đây là cấu thành hình thức, chỉ cần hai bên có sự thỏa
thuận trước về việc giao nhận tài sản hoặc chỉ cần có hành vi "đòi", dù đã nhận, sẽ
nhận hoặc bên “người có việc yêu cầu” có thỏa thuận hay không thì tội phạm đã
hoàn thành. Quy định này có tác dụng lớn trong hoạt động chống tham nhũng. Tuy
nhiên, nếu đã công nhận hành vi “đòi” một lợi ích nào đó từ “người có việc yêu
cầu” thì cũng cần công nhận hành vi này trong cả tội nhận hối lộ khi chủ thể “đòi”
một lợi ích nào đó từ người đưa hối lộ , như thế mới cân xứng hai điều luật.
Tăng mức giá trị của lợi ích là tiền, tài sản, lợi ích vật chất từ hai triệu đồng đến

một trăm triệu đồng, bỏ quy định gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp giá
tri lợi ích dưới hai triệu đồng, và chỉ yêu cầu đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà
còn vi phạm.
Tương tự như tội nhận hối lộ Điều 354 BLHS năm 2015, tội này cũng công
nhận lợi ích phi vật chất để dùng làm dấu hiệu định tội.
-

Tình tiết tăng nặng, định khung hình phạt:

Khoản 2, tăng mức giá trị lợi ích từ một trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu
đồng. Hậu quả nghiêm trọng trong BLHS hiện hành thay thế bằng thiệt hại về tài
sản một tỷ đến dưới ba tỷ đồng. Phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Khoản 3, tăng mức giá trị lợi ích từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng.
Hậu quả nghiêm trọng trong BLHS hiện hành thay thế bằng thiệt hại về tài sản ba
tỷ đồng đến dưới năm tỷ đồng.Phạt tù từ năm mười năm đến mười lăm năm.

9


Khoản 4, tăng mức giá trị lợi ích từ một tỷ đồng trở lên. Hậu quả nghiêm trọng
trong BLHS hiện hành thay thế bằng thiệt hại về tài sản từ năm tỷ đồng trở lên.
Phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm.
-

Hình phạt bổ sung: tăng mức phạt tiền từ ba mươi triệu đồng đến một trăm

triệu đồng.
8. Tội giả mạo trong công tác
So với Điều 284 BLHS năm 1999 có những điểm mới sau:
-


Về dấu hiệu định tội không có gì thay đổi.
Tình tiết tăng nặng:

Khoản 2, làm, cấp giấy tờ giả từ 02 đến 05 giấy tờ giả
Khoản 3, làm, cấp giấy tờ giả từ 05 đến 10 giấy tờ giả ; thực hiện tội phạm ít
nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
Khoản 4, làm, cấp giấy tờ giả từ 11giấy tờ giả trở lên; thực hiện tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
Thứ nhất, số lượng làm, cấp giấy tờ giả được đưa vào quy định tình tiết tăng
nặng cho tội này. Một mặt quy định này giúp việc xác định tình tiết tăng nặng được
cụ thể hơn so với quy định chung chung về hậu quả nguy hiểm như BLHS hiện
hành. Mặt khác, số lượng làm, cấp giấy tờ giả không thể cho biết mức độ nguy
hiểm của tội phạm đó như thế nào, không phải cứ phạm tội nhiều lần là nguy hiểm
hơn phạm tội một lần. Hơn nữa, trong khoản 2 và khoản 3 có sự trùng lặp số lượng
làm, cấp giấy tờ giả đều là 05 giấy tờ giả.
Thứ hai, thay thế hậu quả của hành vi bằng mức độ của tội phạm, quy định này
giúp cơ quan xét xử dễ xác định hơn tình tiết tăng nặng cho tội.
-

Hình phạt bổ sung: tăng hình phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu
đồng.

10


KẾT LUẬN
Trên đây là những quan điểm, đánh giá của em về hai BLHS năm 2015 và
BLHS năm 1999. BLHS năm 2015 đã khắc phục được nhiều khuyết điểm của
BLHS năm 1999 về tội phạm tham nhũng. Phù hợp với các quy định trong Công

ước về phòng , chống tham nhũng và tương xứng với quy định của các nước trên
thế giới. Tuy nhiên, Bộ luật này vẫn có nhiều sai sót về nội dung và kỹ thuật lập
pháp nên chưa thể có thi hành được. Hy vọng sau quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS
này sẽ hoàn thiện hơn và đáp ứng được nhu cầu của nước ta.

11



×