Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.04 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

TRẦN THÙY DUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ
TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ
TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ

Chuyên ngành: Quản lý biển
Mã ngành:
Sinh viên thực hiện: Trần Thùy Dung
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lưu Văn Huyền

HÀ NỘI, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do em thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Lưu Văn Huyền. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy từ thực tế
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trần Thùy Dung


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, quý thầy cô khoa Khoa học biển và hải đảo đã
truyền đạt, cung cấp cho em những kiến thức trong suốt quá trình học tập để em có
thể hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lưu Văn Huyền –
Phòng Đào tạo, người đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn và định hướng cho
em chọn đề tài nghiên cứu này.
Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng do thời gian và khả năng nghiên cứu
cịn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được
những ý kiến đóng góp tận tình của q thầy cơ và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trần Thùy Dung


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................vi
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN......................................................................................3
1.1 Tổng quan về quản lý tổng hợp vùng bờ..........................................................3
1.1.1 Tổng quan về vùng bờ..............................................................................3
1.1.2 Tài nguyên vùng bờ..................................................................................9
1.1.3 Quản lý tổng hợp vùng bờ......................................................................10
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................................15
1.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam..................................................................17
1.3.1 Điều kiện đại lý tự nhiên của vùng bờ Việt Nam....................................17
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam tính đến hiện tại................................26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................30
2.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................30
2.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................30
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin.................................................30
2.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, dữ liệu, thơng tin...............30
2.2.3 Phương pháp kế thừa..............................................................................31
2.2.4 Phương pháp chuyên gia.........................................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................32
3.1 Cách tiếp cận trong quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.............................32
3.1.1 Tiếp cận dựa vào chính sách pháp luật và cơng ước quốc tế...................32
3.1.2 Tiếp cận phân tích hệ thống trong giải quyết các vấn đề vùng ven bờ....37
3.1.3 Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái..................................................................39
3.1.4 Tiếp cận phát triển bền vững...................................................................41
3.1.5 Tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu.................................................42
3.2 Phương pháp xây dựng chương trình ưu tiên trong quản lý tổng hợp tài
nguyên vùng bờ...................................................................................................43



3.2.1 Cơ sở xây dựng chương trình ưu tiên trong quản lý tổng hợp tài nguyên
vùng bờ............................................................................................................43
3.2.2 Lựa chọn vấn đề quản lý cho chương trình QLTH đới bờ biển Việt Nam
......................................................................................................................... 43
3.2.2 Các vấn đề quản lý ưu tiên cho các VBB và toàn đới bờ biển Việt Nam 46
3.2.3. Phân kỳ ưu tiên trong quá trình quản lý tổng hợp..................................47
3.2.4 Nhận xét chung.......................................................................................49
3.3 Tổ chức thực hiện chương trình quản lý tổng hợp.........................................51
3.4 Giải pháp và cơng cụ thực hiện QLTH...........................................................52
3.5 Giám sát thực hiện quản lý............................................................................52
3.6 Đánh giá và triển khai mở rộng mơ hình........................................................52
KẾT LUẬN.............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................55


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Ký hiệu
HST
PTBV
BĐKH
GDP

QLTTVBB
IMO
PEMSEA

Nguyên nghĩa
Hệ sinh thái
Phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu
Tổng sản phẩm quốc nội
Quản lý tổng hợp vùng bờ biển
Tổ chức Hàng hải quốc tế
Tổ chức đối tác về quản lý môi trường

8

IUCN

các biển Đông Á
Tổ Chức Bảo Tồn Thiên nhiên Quốc tế

9

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................vi
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN......................................................................................3
1.1 Tổng quan về quản lý tổng hợp vùng bờ..........................................................3
1.1.1 Tổng quan về vùng bờ..............................................................................3
1.1.2 Tài nguyên vùng bờ..................................................................................9
1.1.3 Quản lý tổng hợp vùng bờ......................................................................10
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................................15
1.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam..................................................................17
1.3.1 Điều kiện đại lý tự nhiên của vùng bờ Việt Nam....................................17
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam tính đến hiện tại................................26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................30
2.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................30
2.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................30
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin.................................................30
2.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, dữ liệu, thông tin...............30
2.2.3 Phương pháp kế thừa..............................................................................31
2.2.4 Phương pháp chuyên gia.........................................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................32
3.1 Cách tiếp cận trong quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.............................32
3.1.1 Tiếp cận dựa vào chính sách pháp luật và cơng ước quốc tế...................32
3.1.2 Tiếp cận phân tích hệ thống trong giải quyết các vấn đề vùng ven bờ....37
3.1.3 Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái..................................................................39
3.1.4 Tiếp cận phát triển bền vững...................................................................41
3.1.5 Tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu.................................................42
3.2 Phương pháp xây dựng chương trình ưu tiên trong quản lý tổng hợp tài
nguyên vùng bờ...................................................................................................43


3.2.1 Cơ sở xây dựng chương trình ưu tiên trong quản lý tổng hợp tài nguyên

vùng bờ............................................................................................................43
3.2.2 Lựa chọn vấn đề quản lý cho chương trình QLTH đới bờ biển Việt Nam
......................................................................................................................... 43
3.2.2 Các vấn đề quản lý ưu tiên cho các VBB và toàn đới bờ biển Việt Nam 46
3.2.3. Phân kỳ ưu tiên trong quá trình quản lý tổng hợp..................................47
3.2.4 Nhận xét chung.......................................................................................49
3.3 Tổ chức thực hiện chương trình quản lý tổng hợp.........................................51
3.4 Giải pháp và cơng cụ thực hiện QLTH...........................................................52
3.5 Giám sát thực hiện quản lý............................................................................52
3.6 Đánh giá và triển khai mở rộng mơ hình........................................................52
KẾT LUẬN.............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................55


MỞ ĐẦU
Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3260 km và có hơn 3000 hịn đảo lớn
nhỏ nằm dọc chiều dài bờ biển từ Bắc đến Nam. Vùng bờ của Việt Nam có vai trị
quan trọng trong cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những
năm vừa qua, tốc độ phát triển của các ngành kinh tế dọc bờ biển nước ta ngày
càng cao và GDP của kinh tế biển và vùng đới bờ đóng góp trong GDP của cả nước
ngày một tăng lên. Theo ước tính, quy mơ kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt
Nam bình quân đạt khoảng 47- 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần
biển” đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng
góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu
khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành
kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế
biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, thông tin liên lạc,...bước đầu phát triển, nhưng
hiện tại quy mơ cịn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng
GDP cả nước), song trong tương lai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn. Các ngành kinh
tế biển quan trọng như dầu khí, hàng hải, thuỷ sản, du lịch biển đều tăng với nhịp độ

cao; cơ sở vật chất ngày càng phát triển vững mạnh; cơng nghệ khoa học ngày càng
hiện đại; trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực ngày càng cao. Vùng đới bờ và
các ngành kinh tế biển thu hút nguồn nhân lực lớn, đặc biệt các khu công nghiệp,
các cảng biển, nhà máy đóng và sửa chữa tàu ở các thành phố ven biển thu hút
nguồn nhân lực, góp phần đáng kể nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư ven
biển.
Khoảng 50% đô thị lớn và quan trọng của cả nước nằm ở vùng đới bờ. Dân
số các huyện, quận, thị xã tại vùng đới bờ Việt Nam khoảng 21 triệu người, chiếm
gần 1/4 dân số toàn quốc, trong khi diện tích chỉ chiếm 16%. Nhiều hoạt động kinh
tế liên quan đến biển đang phát triển rất mạnh, mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh
tế quốc dân. Ngoài ra, biển là cầu nối giữa các vùng trong quan hệ thương mại quốc
tế, đồng thời có vị trí chiến lược về quốc phịng.

1


Tuy nhiên vùng đới bờ cũng là vùng dễ bị tổn thương do các hiện tượng tự
nhiên cực đoan và hoạt động của con người như giao thông vận tải biển, khai thác
khống sản dưới đáy biển, ni trồng thủy hải sản ven biển, trên biển, ô nhiễm từ
đất liền, vùng công nghiệp, đô thị ven biển.v.v. đã gây ra các sự cố mơi trường biển
như tràn dầu, tràn hố chất, tảo độc và thuỷ triều đỏ, bão và lũ lụt,.v.v. Tất cả những
hiện tượng này đều gây ra tác động tiêu cực đến mơi trường, làm suy thối hệ sinh
thái biển, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của vùng đới bờ, ảnh hưởng đến
sức khoẻ và đe doạ tính mạng con người. Hơn nữa, do đa số người dân sống ở vùng
đới bờ làm nghề nông nghiệp, đánh cá và nuôi trồng thuỷ sản (58% tại các tỉnh ven
biển), là những người sống chủ yếu nhờ vào nguồn lợi biển, tỷ lệ nghèo cao, đời
sống thiếu ổn định nên họ là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả của những hiện
tượng này, và khả năng phục hồi của họ sau khi bị tổn thương là rất thấp.
Công tác quản lý các hoạt động vùng đới bờ của Việt Nam hiện tại do nhiều
cơ quan thuộc nhiều ngành khác nhau phụ trách. Sự phối hợp giữa các ngành nhiều

lúc cịn chưa hiệu quả để có một định hướng quản lý chung, bền vững cho các hoạt
động tại vùng đới bờ. Do vậy, cần áp dụng một hình thức quản lý tổng hợp, có sự
tham gia đa ngành và với cộng đồng để quản lý hiệu quả các hoạt động tại vùng đới
bờ, đảm bảo bảo vệ môi trường, tài nguyên, và phát triển bền vững. Đề tài:“Cách
tiếp cận và phương pháp xây dựng các chương trình ưu tiên trong quản lý tổng
hợp tài nguyên vùng bờ” nhằm giải quyết các vấn đề trên.

2


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về quản lý tổng hợp vùng bờ
1.1.1 Tổng quan về vùng bờ
1.1.1.1 Khái niệm
Vùng bờ biển (gọi tắt là vùng bờ) là một đơn vị nằm trong đới bờ, có hình
dạng khơng đều và có kích thước bất kỳ. Tuy nhiên, vùng này cũng bao gồm hai
phần: vùng đất ven biển (vùng ven biển) và vùng biển ven bờ (vùng ven bờ). Vùng
này cũng có những đặc tính tương tự như đới bờ. Qui mô to nhỏ của vùng bờ tuỳ
thuộc vào nhu cầu và khả năng quản lý (Nguyễn Chu Hồi). Như vậy, khái niệm đới
bờ chứa đựng thông tin đầy đủ về mặt bản chất tự nhiên, còn khái niệm vùng bờ gắn
liền với hoạt động quản lý cụ thể.
Vùng bờ luôn chịu tác động tương tác giữa quá trình lục địa (chủ yếu là
sơng) và biển (chủ yếu là sóng, dịng chảy và thuỷ triều), giữa các hệ thống tự nhiên
(natural system) và hệ nhân văn (tâm điểm là hoạt động của con người), giữa các
ngành và những người sử dụng tài nguyên vùng bờ (hoặc tài nguyên bờ - coastal
resources) theo cả cấu trúc dọc (trung ương xuống địa phương) và cấu trúc ngang
(các bên liên quan trên cùng địa bàn), giữa cộng đồng dân địa phương với các thành
phần kinh tế khác. Vì thế, vùng bờ cịn được gọi là đới tương tác, và các hệ sinh thái
trong vùng này tồn tại và phát triển thông qua các mối liên kết sinh thái chặt chẽ.
Thế nhưng trong thực tiễn quản lý vùng bờ, người ta (các nhà quản lý và người dân)

thường rất ít để ý đến mối quan hệ bản chất này.
Phạm vi quản lý vùng bờ gồm phía lục địa (các huyện ven biển) và phía biển
cơ bản tính đến đường đẳng sâu 30m. Bên cạnh đó, các yếu tố và ranh giới tự nhiên
được lồng ghép với các yếu tố và ranh giới hành chính và quản lý theo 4 vùng: Bắc
Bộ (Quảng Ninh - Ninh Bình), BắcTrung Bộ (Thanh Hố - Thừa Thiên Huế), Nam
Trung Bộ (Đà Nẵng - Bình Thuận) và Nam Bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu tới Kiên
Giang). Các vùng bờ biển có thể được chia thành các tiểu vùng và khu vực (ứng với
cấp địa phương).

3


1.1.1.2 Hoạt động kinh tế - xã hội tại vùng bờ:
Giao thông: vùng bờ là vùng tập trung của các cửa sơng, sơng ngịi và cảng
biển. Vì thế nó cho lợi thế giao thông cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ để giao thương
với các nền kinh tế trên thế giới với lợi ích kinh tế rất cao thơng qua chuyển vận
hàng hóa. Giao thơng thủy là một trong những loại hình giao thơng rẻ nhất và vì thế
nó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hàng hóa có thể mạnh cạnh tranh cao hơn,
giá thành rẻ hơn, mang lại sự thịnh vượng cho các quốc gia có biển. Tuy nhiên,
cũng như mọi hoạt động khác, vận tải biển cũng có mặt trái của nó, ảnh hưởng trực
tiếp lên các hệ sinh thái vùng ven bờ, hệ sinh thái biển và đại dương.
Khai thác khoáng sản và dầu mỏ: Hầu hết các mỏ dầu khí, khí đốt tập trung ở
đới bờ. Đây là loại kháng sản quý giá phục vụ phát triển nền kinh tế đất nước và
nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của thế giới. Ngoài ra, đới bờ cũng chứa đựng nhiều
loại khoáng sản quý giá khác. Theo sự phát triển của khoa học công nghệ, việc khai
thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản thúc đẩy sự phát triển của các nền văn minh
nhân loại, đem lại sự thịnh vượng cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc khai thác tài
nguyên cũng gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát
triển của các nền kinh tế khác. Môi trường ven bờ là thành phần chịu nhiều ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất của việc khai thác khoáng sản đặc biệt là các sự cố do

khai thác dầu khí đem lại
Phát triển cơng nghiệp, nơng nghiệp: Đới bờ là nơi sinh sống lý tưởng cho
con người và vì thế nơi đây cũng là mơi trường tốt để phát triển các ngành công
nghiệp, nông nghiệp. Đối với các ngành cơng nghiệp có thể kể đến là khai khống,
dầu khí, đóng sử tàu thuyền. Đây là các ngành mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho
các quốc gia có biển. Bên cạnh đó, đới bờ cũng là môi trường tốt để phát triển các
ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển của các nganh này luôn có sự cạnh
tranh lẫn nhau và tác động tiêu cực đến môi trường ven bờ rất lớn.
Thủy sản: Đới bờ có nhiều thế mạnh để phát triển, trong đó ngành thủy sản
không thể tồn tại và phát triển nếu không có đới bờ. Ngành thủy sản đóng góp một
phần quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có biển, cũng như cung
cấp lượng thực phẩm dinh dưỡng và protein cần thiết cho con người. Việc khai thác,

4


sử dụng nguồn lợi sinh vật biển ngày càng tăng góp phần tăng trưởng kinh tế quốc
gia, nâng cao đời sống, tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho đa phần
dân cư ven biển. Vùng ven bờ là nơi rất thích hợp cho việc ni trồng các loài thủy
sản biển cũng như các loài nước lợ và nước ngọt. Việc ni trồng thủy sản có ý
nghĩa lớn trong việc cung cấp protein và giảm thiểu đói nghèo cho người dân sống
vùng ven bờ. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã
và đang tác động đến môi trường theo chiều hướng tiêu cực. Bên cạnh đó, các hoạt
động này cũng đang thể hiện nhiều mâu thuẫn với các ngành khác như du lịch, khai
thác cảng biển, khai thác khoáng sản.
Du lịch và giải trí: Ngành cơng nghiệp du lịch quốc tế và nội địa không
ngừng tăng trưởng và phần lớn tập trung vào khu vực ven bờ. Du lịch thế giới tăng
260% khi so sánh giữa 1970 và 1990, với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 2%
đến 4.5% (Brandon, 1996). Ước tính năm 1995 cho thấy du lịch chiếm 10.9% tồn
bộ GDP thế giới và thu hút 10.6% lực lượng lao động toàn cầu. (Hội đồng du lịch

thế giới, 1996). Rất nhiều nước đang phát triển coi du lịch là nguồn thu ngoại tệ
quan trọng, nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch cho sự phát triển
bền vững và quản lý tốt nền công nghiệp này. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến môi
trường và xã hội. Các vấn đề về môi trường bao gồm các ảnh hưởng của sự phát
triển các cơ sở du lịch như nhà nghỉ, công viên, sân golf...sẽ dẫn đến đe doạ phong
cảnh tự nhiên và nếu quản lý không tốt sẽ là nguồn gây ơ nhiễm. Ảnh hưởng khác
đến mơi trường có thể kể đến việc tăng khai thác nguồn lợi biển và ven bờ do du
khách kể cả việc neo đậu tàu thuyền gây hại đến tổ chức đáy, khai thác hải sản quá
mức và rác thải. Các vấn đề xã hội liên quan đến sự xáo trộn cư dân bản địa, hạn
chế tiếp cận nguồn lợi cho thu nhập và kiếm sống, thu hẹp vùng hoang dã, mâu
thuẫn giữa người sử dụng tài nguyên và thay đổi lối sống. Cùng với sự phát triển
của ngành du lịch đã kéo theo các ngành phục vụ giải trí như du thuyền thưởng
ngoạn, lặn khám phá biển, lướt sóng, câu cá, tắm nắng, tăm biển, v.v cùng phát
triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, thì ngành du lịch giải trí cũng đang
gây ra những tác động không nhỏ ảnh hưởng đến môi trường ven bờ.

5


Ngồi ra, cịn có các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường
ven biển như: khai thác san hơ, năng lượng thủy triều và gió, sử dụng nước biển để
sản xuất muối, v.v đã góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế và giải
quyết các vấn đề xã hội khác như giải quyết việc làm, thu hút lao động, tăng trưởng
kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dân.
1.1.1.3 Các vấn đề tại vùng bờ
(1) Ơ nhiễm mơi trường: Nhìn chung, hệ mơi trường ven bờ là một hệ thống
nhất, khi các môi trường thành phần (như nước, đất, khơng khí, v.v) bị ơ nhiễm, sẽ
kéo theo các môi trường thành phần khác bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mơi trường
nước có sự tác động đến các môi trường khác là lớn nhất. Chất lượng nước bị đe
dọa từ nhiều nguồn khác nhau như là nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, sản

xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, vận tải, cầu cảng, v.v là nguyên nhân dẫn đến sự biến
mất của nhiều môi trường sống chẳng hạn như cỏ biển hay lại gia tăng nhiều lồi
khơng hề mong muốn như tảo độc vốn chịu trách nhiệm về việc giảm sút chủng
quần cá và đe doạ du lịch. Sự ô nhiễm nguồn nước cũng liên quan đến nước và rác
thải từ các tàu thuyền, đặc biệt ở các vũng vịnh kín và vùng cửa sơng. Các sự cố
tràn dầu cũng là nguyên nhân chủ yếu đe doạ mơi trường biển.
Các nguồn ơ nhiễm có nguồn gốc từ đất liền được qui trách nhiệm cho hơn
ba phần tư ô nhiễm vùng biển ven bờ qua đường sông, rác thải trực tiếp và bầu khí
quyển. Tác động của các hoạt động trên đất liền có thể kể đến thuốc trừ sâu, kim
loại nặng, độ đục do phù sa và những rác thải cơng nghiệp độc hại khác. Thêm vào
đó ô nhiễm môi trường do các hoạt động thăm quan, du lịch, nghỉ mát tại các bãi
tắm và các như nghỉ mát cũng là một trong những vấn đề đối với vùng biển này.
(2) Suy thoái tài nguyên: Suy thoái tài nguyên chính là sự làm thay đổi chất
lượng và số lượng của tài nguyên, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người
sinh vật và thiên nhiên. Trong đó, tài ngun thành phần được hiểu là: khơng khí,
nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lịng đất, núi, rừng, sơng, hồ biển, sinh vật, các hệ
sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên
nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

6


Đối với tài nguyên không phục hồi như các loại khoáng sản, dầu mỏ, v.v suy
thoái là do khai thác quá mức, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
Đối với tài nguyên phục hồi như sóng biển, thủy triều, gió, năng lượng mặt
trời, v.v suy thối có hai ngun nhân là khách quan (như biến đổi khí hậu làm thay
đổi tồn bộ hay bộ phận của các mơi trường hay tài nguyên thành phần) và nguyên
nhân chủ quan (hay là do con người khai thác không đúng mức, không đúng quy
trình, làm thay đổi chất lượng và số lượng của tài nguyên này).
Đối với tài nguyên có thể phục hồi như khơng khí, nước, đất, tài ngun sinh

học bị suy thoái cơ bản cũng do tác nhân chủ quan (do con người khai thác quá
mức, thải ra chất độc hại làm làm cho chúng bị cạn kiệt, khơng có khả năng phục
hồi hoặc phục hồi chậm) và tác nhân khách quan (là do thiên tai, sóng thần, lũ lụt
làm cho các loại tài nguyên này bị ảnh hưởng đáng kể hay bị ô nhiễm).
Trong những năm gần đây rừng ngập mặn đã bị suy thoái nghiêm trọng,
nguyên nhân do chặt phá làm ao đầm ni trịng thủy sản, lấy gỗ, lấy đất sản xuất
nông nghiệp... Hậu quả là nơi sinh sơi của nhiều lồi sinh vật biển bị hủy hoại, khí
hậu vùng lân cận biến đổi theo hướng xấu, bờ biển bị xói lở. Vì thế, nó tác động đến
mơi trường và các hệ sinh thái liên quan. Rạn san hơ, nơi trú ngụ của nhiều lồi có
giá trị kinh tế cao, nơi bảo tồn nguồn gen đa dạng và quý báu cũng đang bị suy
thoái ở nhiều nơi do khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường cùng những tác động
tiêu cực của du lịch biển. Sau trận sóng thần khủng khiếp cuối năm 2004 ở Nam Á,
người ta thấy nơi nào còn nhiều rừng ngập mặn và san hơ thì sức tàn phá bị ngăn
chặn đáng kể. Thiệt hại về mơi trường là khơng thể tính tốn được. Tuy nhiên, trong
việc xây dựng nhiều cơng trình kinh tế liên quan đến biển, vấn đề bảo tồn thiên
nhiên biển lại chưa được quan tâm đúng mức.
Suy thoái tài nguyên đang xảy ra tên toàn thế giới nhất là ở các nước nghèo
và nước đang phát triển. Đối với các nước này, họ cũng nhận thức được việc suy
thoái, tuy nhiên vì lợi ích kinh tế và vì sự phát triển trước mắt nên họ phất lờ, trong
đó có Việt Nam.
(3) Thiên tai: Thiên tai là những thảm hoạ bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho
con người ở một địa phương, một vùng, một đất nước, một khu vực hoặc cho toan

7


thế giới. Động đất, núi lửa phun, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, lũ bùn, trượt đất, dịch
bệnh, mất cân bằng sinh thái,… là những thiên tai mà con người đã biết đến. Nhưng
danh mục các thiên tai không dừng lại ở đó mà cứ keo dài ra cùng với sự phát triển
của xã hội loài người. Đồng thời phạm vi phát triển của thiên tai cũng mở rộng

không ngừng về phạm vi diện tích, tác hại đến ngày càng nhiều người hơn, thiệt hại
đến kinh tế ngày càng to lớn hơn.
Như đã nói ở trên, đới bờ là nơi tập trung số lượng lớn dân cư, là nơi tập
trung phần lớn các hoạt động kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều
rủi ro do thiên tai. Theo khía cạnh tự nhiên, các hệ sinh thái ven bờ có khả năng
chống đỡ thiên tai rất lớn, nếu chúng ta phá hủy hay làm giảm các hệ sinh thái ven
bờ như rừng ngập mặn, rạn san hô, bờ cát, làm thay đổi chế độ thủy triều, v.v thì
khả năng chống đỡ của chúng sẽ giảm xuống. Mỗi khi khả năng tự chống đỡ của
chúng bị giảm hay mất hồn tồn, thì hậu quả tất yếu là con người và chính các hệ
sinh thái đó bị tổn thương năng nề nhất. Đối hầu hết các nước trên thế giới, thiên tai
đều có khả năng đe dọa đến tính mạng, tài sản và tinh thần của con người cũng như
các loại sinh vật khác. Đối với con người, sau thiên tai là nghèo đói, dịch bệnh, tệ
nạn xã hội, v.v do thiên tai đã cướp đi mạng sống, cướp đi nhà cửa, kho tàng, bến
mãi, tài sản và cả tinh thần.
Theo các nhà khoa học, biện pháp phù hợp nhất đối với việc bảo tồn các tài
nguyên sinh thái chính là các biện pháp cần cho duy trì các hệ thống tự nhiên vốn
có chống lại thiên tai (như bão lũ, nước dâng, xói lở vùng đất ven bờ, v.v). Các hoạt
động của con người thường gây ra những thay đổi tại vung đất cần đượcbaor vệ,
như khai thác cat, san hô, sàn phẩng các cồn cát, phá hủy hay làm suy giảm rừng
ngập mặn. Do đó, làm giảm khả năng tự bảo vệ của bờ biển.
(4) Sự cố môi trường: Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra
trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên,
gây suy thối mơi trường. Sự cố mơi trường là một giai đoạn trong tai biến môi
trường. Tai biến môi trường được chia thành 3 giai đoạn, và giai đoạn cuối “sự cố
môi trường” là nguy hại nhất đối với con người và sinh vật.

8


- Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ

thống, nhưng chưa phát triển gây mất ổn định. Trong giai đoạn này, hệ thống mơi
trường vẫn thể hiện sự ổn định của nó và nói chung vẫn chưa có biếu hiện tác động
xấu.
- Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo trạng
thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an tồn của hệ thống mơi trường.
Trong giai đoạn này, môi trường với khả năng vốn có của nó vẫn cịn chống đỡ
được. Đối với các sinh vật và hệ sinh thái nhạy cảm, thì giai đoạn này đã tác động
đến chúng nhưng ở mức độ nhỏ hoặc cục bộ.
- Giai đoạn sự cố môi trường: Q trình vượt qua ngưỡng an tồn, gây thiệt
hại cho con người về sức khoẻ, tính mạng, tài sản,... Những sự cố gây thiệt hại lớn
được gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm hoạ môi trường.
1.1.2 Tài nguyên vùng bờ
1.1.2.1 Khái niệm
Quá trình phát triển của xã hội loài người, cùng với những tiến bộ vượt bậc
của khoa học và công nghệ, quan niệm về tài nguyên thiên nhiên đã thay đổi và
được hiểu theo nghĩa rộng. Quan niệm mới cho rằng tài nguyên thiên nhiên là toàn
bộ các dạng vật chất hữu dụng cho con người, cũng như các yếu tố tự nhiên mà con
người có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để phục vụ cho chính sự phát triển của
họ. Theo quan niệm này thì tài nguyên thiên nhiên cũng là những hợp phần của môi
trường tự nhiên và các dạng phi vật chất mà con người có thể sử dụng trực tiếp hay
gián tiếp cho cuộc sống và phát triển của mình. Như vậy, các dạng vật chất và các
hợp phần của môi trường tự nhiên không hữu dụng hoặc ngược lại có thể gây tác
hại cho sự sống và phát triển thì khơng được quan niệm là tài ngun thiên nhiên
(Ruth A. Eblen,1994).
1.1.2.2 Phân loại
Tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu hoặc quản lý mà người ta có thể phân loại tài
nguyên tư nhiên theo các tiêu chuẩn khác nhau như: nguồn gốc của tài nguyên (tài
nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật); bản chất tồn tại (tài nguyên tái tạo và

9



tài nguyên không tái tạo); mức độ sử dụng (tài nguyên nguyên khai và tài nguyên bị
khai thác); bản chất khai thác (tài nguyên tiêu hao và tài nguyên không tiêu hao).
Tài nguyên sinh vật bao gồm các dạng sống của thế giới hữu sinh như tôm
cá, táo, động vật phù du... Tài nguyên sinh vật lại được chia ra đa dạng sinh học loài
và hệ sinh thái, nguồn lợi hải sản và tiềm năng nuôi trồng.
Ngược lại với tài nguyên sinh vật là tài nguyên phi sinh vật, bao gồm các
dạng vật chất của thế giới vô sinh như quặng kim loại, đất, đá, dầu khí... Tài nguyên
phi sinh vật như dầu khí, sa khống, vật liệu xây dựng, năng lượng biển, du lịch,
tiềm năng phát triển cảng, và tiềm năng vị thế.
Tài nguyên nhân văn bao gồm tất cả các nhân tố thuộc về con người và xã
hội, bao gồm cả mơi trường sống của họ có tác dụng tích cực đến một mặt nào đó
như: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, v.v. Ở trên tồn trái đất, ở đâu có con người
thì ở đó có tài nguyên nhân văn. Đối với đới bờ, tài nguyên nhân văn rất phong phú
và đa dạng nó gắn liền với lịch sử loài người, lao động và sản xuất. Ngày nay, con
người đã biết khai thác nguồn tài nguyên giá trị và mang tính chất vùng miền này
phục vụ cho sự phát triển kinh tế và chính cuộc sống của họ. Tài nguyên nhân văn
nó gắn liền với các hoạt động, kinh doanh du lịch, thể dục thể thao, lễ hội, v.v. Các
hoạt động đó gắn liền với biển, gắn liền với đới bờ. Quốc gia nào biết khai thác và
khai thác bền vững nguồn tài nguyên này sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với sự
phát triển kinh tế nói chung và các ngành đặc thù nói riêng.

1.1.3 Quản lý tổng hợp vùng bờ
1.1.3.1 Khái niệm
Tại Hội nghị Quốc tế về Vùng bờ, QLTHVB được định nghĩa như sau:
QLTHVB bao gồm việc đánh giá toàn diện, đặt ra các mục tiêu, quy hoạch và quản
lý các hệ thống tài nguyên ven biển, có xét đến các yếu tố lịch sử, văn hóa và truyền
thống, và các lợi ích trong mâu thuẩn sử dụng; là quá trình liên tục tiến triển nhằm
đạt được sự phát triển bền vững. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ là một cơ cấu để tập

hợp những người sử dụng, các chủ thể và những người ra quyết định tại vùng ven
bờ nhằm đảm bảo quản lý hệ sinh thái có hiệu quả hơn đồng thời phát triển được
kinh tế và phân chia quyền lợi hợp lý giữa các thế hệ và trong cùng thế hệ, thông

10


qua việc áp dụng những ngun tắc có tính bền vững. Pháp chế và quy hoạch ở lãnh
hải và nội địa thường là công cụ thuận lợi để thực thi QLTHVB.
Hầu hết các định nghĩa đều thừa nhận rằng QLTHVB là một quy trình có
tính liên tục, tính tiên phong trong thực hiện và có khả năng thích nghi cao nhằm
quản lý nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững vùng ven bờ.
Mục đích chung của chương trình quản lý tổng hợp là đảm bảo việc sử dụng
bền vững tài nguyên vùng bờ, giảm nguy cơ đe doạ vùng bờ do thiên tai, và duy trì
các quá trình sinh thái quan trọng các hệ thống hỗ trợ các loài, và đa dạng sinh học
vùng bờ. Quản lý tổng hợp vùng bờ là định hướng đa mục tiêu: nó phân tích q
trình phát triển, mâu thuẫn lợi ích, vàmối liên hệ giữa các quá trình tự nhiên và các
hoạt động của con người, và nó liên kết và cân đối các hoạt động giữa các ngành. Ví
dụ như cả ngành du lịch và nghề cá phụ thuộc một phần lớn vào chất lượng môi
trường gồm cả chất lượng nước ven bờ. Cả hai ngành này có thể bịảnh hưởng bởi
hiệu ứng “tràn” như sự ô nhiễm, sự biến mất môi trường sống hoang dã và sự giảm
mỹ quan khi phát triển cơng nghiệp dầu khí vơ kế hoạch. Do đó những ngành này
cần hoạt động dưới cái ô quản lý tổng hợp.
QLTHVB phải đạt được mục tiêu của nó trong các điều kiện hạn chế về môi
trường, kinh tế, xã hội và tự nhiên cũng như trong hạn chế của các hệ thống và thể
chế về pháp lý, tài chính và hành chính. QLTHVB khơng thay thế cho các việc kế
hoạch và quản lý của từng ngành. Đúng hơn là nó tập trung vào sự liên kết giữa
hoạt động của các ngành, cũng cố và điều hòa quản lý ngành để đạt được mục tiêu
một cách bền vững và đầy đủ.
QLTHVB là một quy trình tuần hồn thường bao gồm 3 giai đoạn cơ bản: 1.

khởi xướng, 2. lập kế hoạch và 3. thực thi, giám sát và đánh giá. Tuy nhiên nó cũng
phải hoạt động như một quy trình lặp lại trong đó việc lập kế hoạch và thực thi cần
phải được tiến hành xem xét đánh giá và điều chỉnh thường xuyên.
Một vấn đề nữa trong quản lý tổng hợp vùng ven bờ là tính tồn bộ. Đây là
một phần của mơ hình bền vững bao gồm cả người dân, đặc biệt là người dân địa
phương. Điều này đã được nhận thấy trong hầu hết các bước khởi đầu thành công
về quản lý tổng hợp vùng ven bờ ở nhiều quốc gia, trong đó có sự tham gia nhiệt

11


tình của cộng đồng địa phương.
Rõ ràng là một chương trình quản lý vùng bờ miêu tả một số dạng hợp tác
giữa các cơ quan hoặc tổ chức khác nhau để cố gắng giải quyết những mâu thuẩn có
khả năng sinh ra. Cũng cần phải nhớ rằng các quốc gia khác nhau có các phương
pháp tiếp cận vùng ven bờ theo các đường lối khác nhau. Khơng có một cơ chế nào
phù hợp cho tất cả, do sự thành công của việc thực thi QLTHVB phụ thuộc vào các
điều kiện địa phương, kinh nghiệm, đặc điểm của hệ sinh thái, áp lực phát triển
cũng như vào các khung chính sách, pháp lý khu vực và quốc gia, cùng nhiều yếu tố
khác nữa. Điều đó có nghĩa rằng mỗi một vùng cần có một phương pháp tiếp cận
của chính mình. Khơng có một khn mẫu chung đối với tất cả các vùng khác nhau.
Tuy nhiên, kinh nghiệm trong thực thi QLTHVB cho đến nay, đã thấy có một số
nhân tố quan trọng cần phải được kết hợp chặt chẻ trong bất kỳ hoạt động nào của
QLTHVB để đạt được thành công. Chúng bao gồm:
- Đạt được sự thống nhất và hợp tác giữa các ban ngành chính phủ tại mọi
cấp độ khác nhau;
- Đảm bảo sự ủng hộ của các thể chế chính trị cho việc thực thi dự án;
- Đảm bảo sự tham gia và tham vấn đầy đủ của cộng đồng và các chủ thể địa
phương;
- Đạt được sự nhất trí trong việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên

ven bờ;
- Đinh hướng các phương pháp quản lý có tính linh hoạt và thích ứng khi
các điều kiện thay đổi;
- Làm cho quy trình QLTHVB phù hợp với thể chế, tổ chức và môi trường xã
hội của quốc gia và khu vực.
1.1.3.2 Chức năng của QLTHVB
QLTHVB hoàn thiện các dạng quy hoạch phát triển truyền thống theo 4 khía
cạnh sau:
- Tăng cường nhận thức đầy đủ về các hệ tài nguyên thiên nhiên quý giá của
vùng bờ và tính bền vững của chúng đối với các hoạt động đa dạng của con người;
- Tối ưu hóa việc sử dụng đa mục tiêu các hệ tài nguyên vùng bờ thông qua

12


việc tổng hợp các thông tin sinh thái, xã hội và kinh tế;
- Triển khai các cách tiếp cận đa ngành, hợp tác và phối hợp liên ngành nhằm
giải quyết những vấn đề phát triển phức tạp, đồng thời xây dựng các chiến lược
tổng hợp nhằm mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động kinh tế;
- Giúp chính quyền nâng cao năng suất và hiệu quả của việc đầu tư tài chính
và nhân lực, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thực hiện được
các cam kết quốc tế liên quan đến môi trường biển và ven bờ.
Khác với các cách thức quy hoạch phát triển khác, QLTHVB giúp tối ưu hóa
các lợi ích kinh tế và hội do việc sử dụng tài nguyên đem lại. Nơi mà sự phát triển
bền vững phụ thuộc vào nguồn tài nguyên ven bờ có khả năng phục hồi. QLTHVB
sẽ giúp quản lý việc sử dụng đa đa mục tiêu, duy trì được tính tổng hợp về chức
năng của các hệ ven bờ và sự ổn định của các nguồn tài nguyên. Tất các các dạng
phát triển đều tác động đến chất lượng và năng suất của các hệ sinh thái ven bờ. Do
đó, sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững của vùng bờ không thể tách rời quy hoạch
và quản lý môi trường. Điều này rất quan trọng đối với các ngành kinh tế đang phát

triển mà phụ thuộc nhiều vào chất lương môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong
việc bảo đảm an toàn thực phẩm, cũng như đối với các ngành kinh tế đã phát triển
với mơ hình phát triển vùng ven bờ tiên tiến.
QLTHVB cũng là một công cụ để giải quyết các vấn đề quốc tế xuyên biên
giới như ô nhiễm biển, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên chung và bảo vệ đa
dạng sinh học.
1.1.3.3 Các mục tiêu của quản lý tổng hợp vùng ven bờ
Mục tiêu chung của một chương trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ là đảm
bảo sử dụng bền vững, tốt nhất các tài nguyên thiên nhiên vùng bờ và duy trì lợi ích
nhiều nhất từ môi trường tự nhiên. Về mặt thực tế, chương trình quản lý tổng hợp
vùng ven bờ hỗ trợ các mục tiêu quản lý thông qua việc đưa ra cơ sở cho việc sử
dụng bền vững các tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn ngừa thiên tai, kiểm
soát ô nhiễm, tăng cường lợi ích, phát triển bền vững nền kinh tế và tối ưu hóa việc
sử dụng đa mục tiêu.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm: hỗ trợ ngành thủy sản, thu hút khách du lịch,

13


nâng cao sức khỏe cộng đồng, tăng cường nhận thức cộng đồng, duy trì sản lượng
sản phẩm có được từ các vùng ngập mặn,... Tất cả các điều này đòi hỏi các hành
động của cộng đồng phải được điều phối tốt. Đó chính là cái mà quản lý tổng hợp
vùng ven bờ cần làm. Các mục tiêu cụ thể đó là:
- Hướng dẫn mức độ sử dụng và can thiệp đối với nguồn tài nguyên ven biển
để chúng không bị sử dụng hoặc can thiệp quá sức mang cho phép bằng cách phân
định ra các nguồn tài nguyên nào có thể khai thác mà khơng gây ra suy thối hoặc
cạn kiệt, hay nguồn tài nguyên nào cần phải cải tạo hoặc khơi phục lại để cho những
mục đích sử dụng truyền thống và các mục đích khác sau này;
- Duy trì mơi trường vùng bờ với chất lượng cao nhất, xác định và bảo vệ các
lồi có giá trị, xác định và bảo tồn các sinh cảnh vùng bờ quan trọng;

- Giải quyết các mâu thuẩn giữa các hoạt động tác động đến tài nguyên vùng
bờ và việc sử dụng khơng gian;
- Tơn trọng các quy trình tự nhiên, khuyến khích các qui trình có lợi và ngăn
chặn những sự can thiệp có hại;
- Xác định và kiểm sốt các hoạt động gây tác hại lên môi trường vùng bờ;
- Kiểm sốt các ơ nhiễm từ nguồn, từ dịng chảy tràn và từ việc tràn hóa chất
do sự cố;
- Phục hồi các hệ sinh thái bị phá hủy;
- Khuyến khích các hoạt động có tính kết hợp hơn là những hoạt động có
tính cạnh tranh;
- Đảm bảo rằng các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường đạt được với mức
chi phí có thể chấp nhận được với xã hội;
- Bảo đảm các quyền và sử dụng truyền thống và các cách tiếp cận hợp lý đối
với tài nguyên;
- Nâng cao nhận thức, phát triển cộng đồng.
Một điều quan trọng sống cịn đối với sự thành cơng của quy trình QLTHVB
là việc bảo đảm sự tham gia và cam kết đầy đủ của các cộng đồng địa phương từ
những giai đoạn đầu tiên. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp nhiều hoặc
toàn bộ vùng ven bờ thuộc quyền quản lý của địa phương, bởi nhiều khi địa phương

14


có sự chiếm hữu truyền thống và có các quyền khai thác các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.

1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
QLTHVBB là mẫu hình quan niệm mới nhất về quản lý các vùng bờ biển,
liên kết hoạt động đối tác, tập hợp các bên có quyền lợi, là một q trình phối hợp
và các hoạt động khơng trùng lặp. Nó bao gồm việc đánh giá tồn diện, đặt ra các

mục tiêu, quy hoạch và quản lý hệ thống vùng bờ và tài nguyên, có xét đến các đặc
điểm lịch sử, văn hoá và truyền thống, mâu thuẫn lợi ích và sử dụng; đó là một q
trình liên tục và tiến hoá nhằm đạt tới sự phát triển bền vững (UNCED, 1992).
QLTHVBB là một quá trình động và liên tục, nhờ đó các quyết định được đưa ra
nhằm sử dụng, phát triển bền vững và bảo vệ các khu vực và tài nguyên bờ và biển
(Biliana Cicin-Sain, 1993).
Về bản chất, QLTHVBB là quản lý nhà nước với cách thức quản lý tập trung.
Điều này xuất phát từ thực tế là hiện nay hầu hết các nền kinh tế vĩ mô trên thế giới
là nền kinh tế thị trường với cách thức quản lý phi tập trung. Trước đây, nền kinh tế
của các nước xã hội chủ nghĩa được quản lý theo kiểu tập trung và bao cấp, trên
thực tế chưa thành công và đã đổ vỡ. Tuy nhiên, nền kinh tế quản lý phi tập trung
cũng đã bộc lộ rõ những vấn đề phải đối mặt về suy giảm tài ngun và suy thối
mơi trường, dẫn đến khả năng phát triển không bền vững, không chỉ về xã hội, mơi
trường mà cị về kinh tế. Vì vậy, QLTHVBB được đặt ra như một tất yếu, nhưng
tiếp cận nó là cả một quãng đường dài từ nhận thức, lý luận đến thực tiễn, từ ý
tưởng đến thành cơng. Nó chỉ có thể đạt được mục tiêu với vai trị quản lý nhà nước
với cách thức quản lý tập trung. QLTHVBB được coi là quản lý đa ngành, đa mục
tiêu và đa lợi ích, là chìa khố của phát triển bền vững vùng bờ biển.Tuy vậy, hiện
nay ý niệm này chưa phải đã được chấp nhận ở mọi nơi. Còn có những quan điểm
cho rằng quản lý vùng bờ biển không phải là cách quản lý tối ưu và chủ đạo, vì khó
có khả năng thành cơng do chính các nhược điểm từ cách thức quản lý tập trung,
khó có khả năng trở thành một quá trình tồn tại " tự mình". Ở đây, vai trị quản lý
vùng bờ biển phi tập trung giống như trong quản lý kinh tế được đề cao và đề xuất,

15


phát triển các mơ hình chủ đạo kiểu "đồng quản lý" hay "quản lý dựa vào cộng
đồng".
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên ban hành sắc lệnh quản lý vùng bờ biển vào năm

1972 và đó là mốc quan trọng trong lịch sử QLTHVBB và đại dương. Đến đầu thế
kỷ XXI, thế giới đã có khoảng 380 địa điểm thực hiện quản lý vùng bờ biển. Phần
lớn các nước Đông Nam Á hưởng ứng tích cực với QLTHVBB, ít nhất là trong thời
kỳ có tài trợ cho các dự án điểm từ các nước đang phát triển hoặc các tổ chức quốc
tế. Quy mô lớn nhất là hệ thống dự án điểm QLTHVBB của Chương trình ngăn
ngừa ơ nhiễm các vùng biển Đông Á (PEMSEA) với tài trợ của Quỹ Mơi trường
tồn cầu (GEF), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức
Hàng hải quốc tế (IMO) trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Các dự án điểm được
thực hiện tại Shianoukville (Campuchia), Shihwa (Hàn Quốc), Bali (Indonesia),
Klang (Malaysia), Batangas (Philippine), Nampho (Triều Tiên), Hạ Môn (Trung
Quốc ), Chonburi (Thái Lan) và Đà Nẵng (Việt Nam).
Sau gần bốn thập kỷ, QLTHVBB đã thu được những kết quả nhất định và
một số nước đã đạt được kết quả tốt ở quy mô quốc gia, đảm bảo tăng trưởng kinh
tế nhưng vẫn bảo vệ được tài nguyên và môi trường như Thụy Điển, Singapo. Ở
Đông Nam Á, Philipines là nước đã thực hiện nhiều nhất các dự án QLTHVBB,
trong đó dự án vịnh Batangas thực hiện trên cơ sở tự chủ - tự quản được coi là một
mô hình thành cơng. Tuy nhiên, mơ hình Hạ Mơn (Trung Quốc) được coi là thành
công nhất trong khu vực (với sự hỗ trợ của hoạt động QLTHVBB, từ 1994, GDP
hàng năm tăng 9-25% mà không suy giảm chất lượng môi trường).Thành cơng của
Hạ Mơn là thắng lợi của ý chí chính trị thơng qua sự ủng hộ về luật pháp, chính
sách và tài chính của các cấp chính quyền. Việc thực thi chính sách và luật pháp
nghiêm minh đã tạo nên sự nhất quán và động lực thúc đẩy chương trình. Sự đồng
thuận của các đơn vị tham gia và của các bên có lợi ích trên cơ sở tự nguyện và cả
tác động của chế tài là nhân tố quan trọng đảm bảo cho thành công này. Thuế và phí
mơi trường đã tạo nên nguồn tài chính bền vững cho QLTHVBB phát triển “tự lực”.
Tuy nhiên, nhiều nỗ lực QLTHVBB chưa thực sự bền vững, trước hết do
thiếu ý chí chính trị hoặc do yếu về cam kết của các cấp chính quyền về chính sách,

16



×