Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 172 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HOA

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ,
XÃ HỘI CỦA LÀNG VẠN PHÚC, HÀ ĐÔNG
(1904 - 1945)
Chuyên ngành:

Lịch sử Việt Nam

Mã số:

62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS PHẠM XANH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án


Lê Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ..........................................................9
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về làng xã cổ truyền ...................................9
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về làng nghề và nghề tiểu thủ công
nghiệp Việt Nam. ...............................................................................................13
1.1.3. Nhóm các công trình liên quan về lịch sử và chế độ khai thác thuộc địa
của Pháp từ nửa sau thế kỷ XIX - 1945 .............................................................15
1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về làng Vạn Phúc ................................19
1.1.5. Tư liệu khảo sát thực địa ..........................................................................20
1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................................................22
Chương 2: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ LÀNG VẠN PHÚC, HÀ ĐÔNG
(1904 – 1945) ...........................................................................................................24
2.1. Khái quát lịch sử làng Vạn Phúc. ...................................................................24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của làng Vạn Phúc. ...........................24
2.1.2. Đặc điểm kinh tế làng Vạn Phúc trước 1904 ...........................................26
2.2. Chuyển biến kinh tế làng Vạn Phúc (1904 - 1945 ). .....................................34
2.2.1. Những yếu tố tác động đến chuyển biến kinh tế làng Vạn Phúc ( 1904 – 1945). ..34
2.2.2. Chuyển biến về kinh tế nông nghiệpVạn Phúc (1904 – 1945) ................42
2.2.3. Chuyển biến kinh tế tiểu thủ công nghiệp ở Vạn Phúc (1904 – 1945). ............47
2.2.4.Sự xuất hiện kinh tế thương nghiệp làng Vạn Phúc( 1904 – 1945). .........59
2.3. Các nghề khác ở làng Vạn Phúc . ...................................................................67
2.4. Mối quan hệ kinh tế giữa làng Vạn Phúc với các vùng phụ cận. ................69
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................74
Chương 3: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI, VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC

(1904 - 1945) ...........................................................................................................77
3.1 Đặc điểm xã hội ,văn hóa Vạn Phúc trước 1904. ..........................................77
3.2. Những yếu tố tác động đến chuyển biến xã hội, văn hóa. ............................80
3.2.1. Chính sách cải lương hương chính ..........................................................80
3.2.2.Tác động của nghề dệt đến đời sống nhân dân làng Vạn Phúc .................84


3.3.Chuyển biến về xã hội ở làng Vạn Phúc . .......................................................88
3.3.1 Tổ chức bộ máy hành chính và các thiết chế xã hội làng Vạn Phúc. ........88
3.3.2.Sự chuyển biến và xuất hiện giai tầng mới trong xã hội làng Vạn Phúc. ....100
3.3.3 . Thái độ ứng xử của cư dân làng Vạn Phúc với thực dân Pháp. ............106
3.4 . Chuyển biến về văn hóa ở Vạn Phúc ...........................................................117
3.4.1. Phong tục tập quán và lễ hội ..................................................................117
3.4.2 Chuyển biến về giáo dục. ........................................................................123
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................126
Chương 4: NHẬN XÉT VỀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI LÀNG VẠN
PHÚC (1904 - 1945) .............................................................................................128
4.1.Những nhân tố tác động đến sự phát triển làng nghề Vạn Phúc. ...............128
4.2. Vai trò của kinh tế làng nghề Vạn Phúc ......................................................132
4.3.Những tác động của chính sách cải lương hương chính đến xã hội, văn hóa
làng Vạn Phúc. .......................................................................................................135
4.4. Một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống Vạn Phúc .....136
Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................142
KẾT LUẬN ............................................................................................................145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CUA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Bảng phân bổ ruộng đất theo địa bạ Vạn Phúc trước 1904. ..............26

Bảng 2.2

Lụa xuất cảng ....................................................................................37

Bảng 2.3

Số lượng các loại tơ sản xuất năm 1918. ...........................................37

Bảng 2.4

Phân bố sở hữu ruộng đất làng Vạn Phúc trước 1945 .......................43

Bảng 2.5

Phân bổ sở hữu ruộng tư làng Vạn Phúc ...........................................44

Bảng 2.6

Bảng so sánh hoạt động nông nghiệp và thủ công nghiệp (dệt) ở các
làng làm nghề dệt của tỉnh Hà Đông trước năm 1945 .......................46

Bảng 2.7

Số lượng khung dệt làng Vạn Phúc ...................................................48


Bảng 2.8

Tỷ lệ về nghề nghiệp của người dân Vạn Phúc .................................68

Bảng 3.1

Danh sách các hộ tiểu chủ ở làng Vạn Phúc trước năm 1945 ..............103

Bảng 3.2

Một số hoạt động lễ hội của làng Vạn Phúc ....................................119

Bảng 3.3

Thống kê trình độ học vấn của làng Vạn Phúc trước năm 1945 .....124


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp. Cho đến nay vẫn còn khoảng 70%
dân số là nông dân, sinh sống tại nông thôn, làm nghề nông nghiệp. Trong đó, làng
xã cổ truyền, làng nghề truyền thống giữ một vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng trong
đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày nay.
Làng xã là đơn vị cơ sở, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Sẽ thật khó mà hiểu được nông
thôn Việt Nam với những chuyển biến kinh tế, xã hội của nó nếu như không nghiên
cứu về lịch sử hình thành và phát triển, về đặc điểm kinh tế, về các quan hệ xã hội
chi phối cư dân trong làng, về văn hóa của làng.. Trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định vị thế và vai trò chiến lược của
kinh tế nông nghiệp, người nông dân và khu vực nông thôn. Đảng và Nhà nước đã

ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông
nghiệp, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Việt Nam.
Làng Vạn Phúc, ngày nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội, từ xưa không chỉ nổi tiếng là một làng nghề dệt lụa cổ truyền, mà còn
là một làng văn hóa, làng cách mạng. Tơ lụa Vạn Phúc, sớm trở thành biểu tượng
đại diện cho tơ lụa Việt Nam đi quảng bá cùng với các mặt hàng tơ lụa nổi tiếng
trên thế giới. Thời kỳ người Pháp cai trị nước ta, lụa Vạn Phúc đã được đưa đi triển
lãm tại Mác-xây (1928), Pari (1931, 1938), Campuchia, Indonesia, Lào đã được
nhân dân các nước ưa chuộng. Nhiều nghệ nhân của Vạn Phúc được tặng thưởng
huy chương, bằng khen khi tạo ra những sản phẩm tinh xảo, thượng hạng. Sản phẩm
lụa Vạn Phúc sớm trở thành mặt hàng nổi tiếng trong nước và nước ngoài.
Đặc trưng tiêu biểu của Vạn Phúc là một làng nghề cổ truyền với phương
thức sản xuất tiểu thủ công nghiệp tương đối tập trung. Là một bộ phận thuộc mảnh
đất Hà Đông, cận kề với trung tâm của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Từ lâu,

1


mảnh đất này đã giàu truyền thống yêu nước và ý chí kiên cường cách mạng. Trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người Vạn Phúc không chỉ tự hào là một
làng nghề biểu hiện tính năng động, sáng tạo thích ứng với điều kiện kinh tế, xã hội
của thời đại mà họ còn chủ động tham gia vào bảo vệ nền độc lập, chiến đấu để giữ
vững thành quả cách mạng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Khi thực dân Pháp đem quân sang xâm lược nước ta với hai lần chúng
đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873 và lần thứ hai năm 1883, nhân dân
Vạn Phúc đã cùng với nhân dân trong huyện Hoài Đức hết lòng, hết sức giúp đỡ
và sát cánh chiến đấu cùng với lực lượng kháng chiến của phong trào Cần
Vương, đánh bại nhiều cuộc hành quân kẻ cướp của thực dân Pháp lập nên chiến
công lừng lẫy ở khu vực Cầu Giấy. "Năm 1873 đánh bại cuộc hành quân và bắn
chết đại uý Prancis Garnier. Năm 1882 đánh bại cuộc hành quân và giết chết

tên đại tá Henri Riviere" [30;tr31].
Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và từ khi có Đảng lãnh đạo,
nhân dân Vạn Phúc đã tích cực tham gia cách mạng và đi theo Đảng. Họ nhận
thức được rằng chỉ có làm cách mạng mới giải quyết được những mâu thuẫn cơ
bản và phát huy tốt được truyền thống của quê hương mình. Vạn Phúc từ rất sớm
đã trở thành cái nôi của phong trào cách mạng. "Từ 1905 đến 1907, Vạn Phúc đã
có phong trào truyền tụng văn thơ yêu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục. Năm
1925 - 1926 có phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và truy điệu cụ
Phan Châu Trinh" [30; tr21].
Từ khi có Đảng lãnh đạo, ở Vạn Phúc còn có nhiều cuộc đấu tranh lớn nổ ra
như cuộc đấu tranh chống "quản thủ điền thổ", đưa yêu sách cho JustinGodart,
chống sưu thuế, đòi quyền dân sinh, dân chủ... Với sự phát triển phong trào cách
mạng ngày càng lớn mạnh, Vạn Phúc đã vinh dự được Trung ương xứ uỷ Bắc Kỳ
chọn nơi đây là An toàn khu (ATK). Nhân dân Vạn Phúc đã anh dũng, kiên cường,
khôn khéo để bảo vệ an toàn cho các cơ quan của Đảng. Các đồng chí Nguyễn Văn
Cừ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt... và nhiều đồng chí khác đã hoạt động cách

2


mạng tại nơi đây trong một thời gian dài và được bà con Vạn Phúc che chở, nuôi
dưỡng. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch ngày 19/12/1946 cũng
được ra đời tại nơi đây. Có thể khẳng định, Vạn Phúc là mảnh đất đã có công đóng
góp rất lớn đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Vạn Phúc, một làng dệt lụa thủ công truyền thống, một làng cách mạng
tiêu biểu. Việc nghiên cứu chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc (1904
- 1945) để thấy rõ được vai trò địa lý hành chính của một làng nghề cổ truyền
ven đô đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
trong lịch sử và hiện tại. Quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong lịch sử cho
thấy Vạn Phúc trở thành một trong những làng nghề thủ công tiêu biểu, có đời

sống kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển hơn so với các làng nghề khác trên đất
nước ta lúc bấy giờ. Việc đúc rút được sự thành công trong phát triển làng nghề
thủ công truyền thống sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc hoạch
định chính sách kinh tế xã hội phù hợp với địa phương và hội nhập cùng với cả
nước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Vạn Phúc xứng tầm làm một
làng nghề kiểu mẫu cho làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam.
Các chính sách kinh tế, xã hội do thực dân Pháp áp đặt và vùng đất này đã
làm biến đổi mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Sự biến đổi đó diễn ra như thế
nào, hậu quả của nó đối với kinh tế - xã hội của làng Vạn Phúc ra sao? Từ bức
tranh của làng Vạn Phúc, có thể thấy thái độ của thực dân Pháp đối xử với các
mặt hàng thủ công nghiệp truyền thống của Việt Nam dưới thời thuộc địa như
thế nào? Các làng nghề phải sao để giữ được nghề, tồn tại, phát triển dưới xã hội
thuộc địa?... Đây thực sự là những vấn đề cần được nghiên cứu sâu nằm phục
dựng lại quá trình phát triển kinh tế, xã hội của một làng nghề truyền thống để
rút ra những nhận định, đặc điểm, tính chất và hậu quả chính sách khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp và chính quyền tay sai đã tác động như thế nào đối
với lịch sử kinh tế , xã hội của một làng nghề tiêu biểu cho tiểu thủ công nghiệp
truyền thống của Việt Nam...

3


"Kinh tế - xã hội là phạm trù rộng và có mối liên hệ tương tác với nhau.
Kinh tế biến đổi làm xã hội cũng biến chuyển theo và đến lượt xã hội tác động ngược
trở lại nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm kinh tế phát triển. Nghiên cứu sự biến đổi
của cơ cấu kinh tế - xã hội là cơ sở để tìm hiểu mọi biến đổi trong lĩnh vực khác" [115 ;
tr 221]. Trước năm 1904, kinh tế làng Vạn Phúc chủ yếu lấy nông nghiệp làm chính,
nghề dệt chỉ là nghề phụ lúc nông nhàn. Sau 1904, khi nghề dệt phát triển, nghề thủ
công đã hoán đổi trở thành nguồn thu nhập chính của cư dân làng Vạn Phúc và xuất
hiện vai trò của kinh tế thương nghiệp. Làng Vạn Phúc khi nghề dệt phát triển, cấu

trúc kinh tế thay đổi dẫn tới sự thay đổi về chính trị, văn hóa, xã hội.
Nhân dân Vạn Phúc không chỉ tự hào là một làng nghề thủ công biểu hiện
cho sự đoàn kết, năng động, sáng tạo thích ứng với điều kiện kinh tế, xã hội, mà còn
giàu ý chí, khát vọng, nhiệt huyết tham gia các phong trào cách mạng, đấu tranh
chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai, giành lại quê hương, đất nước, góp
phần cùng với nhân dân cả nước làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại.
Nghiên cứu về làng xã Việt Nam qua trường hợp làng Vạn Phúc, Hà Đông từ
năm 1904 đến năm 1945, giúp cho chúng ta nhận thức toàn diện và sâu sắc về sự
chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của một làng nghề thủ công tiêu biểu
ở Việt Nam thời Pháp thuộc.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề
"Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945)" làm đề
tài luận án tiến sĩ sử học.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án.
2.1. Mục đích.
Làm rõ toàn bộ quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà
Đông ( 1904 – 1945). Đó là thời kỳ có sự vận động chính trị chuyển từ chính quyền
phong kiến sang thời kỳ cai trị thực dân phong kiến trên địa bàn tỉnh Hà Đông.
Những chuyển biến kinh tế, xã hội từ nông nghiệp có vai trò chính trong đời sống
kinh tế làng Vạn Phúc, thủ công nghiệp chỉ là nghề phụ lúc nhàn, sau này khi nghề

4


dệt phát triển đã hoán đổi thành làng nghề có thu nhập chính từ nghề dệt và cấu trúc
kinh tế làng Vạn Phúc thay đổi, đời sống xã hội văn hóa cũng có sự thay đổi theo.
Mục đích của luận án sẽ làm rõ sự chuyển biến về kinh tế và những tác động
dẫn tới sự chuyển biến về xã hội của làng Vạn Phúc.
Luận án rút ra những đặc trưng về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của làng
Vạn Phúc từ năm 1904 đến năm 1945.

2.2 Nhiệm vụ.
Tập hợp các tư liệu lịch sử về tình hình kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc và
các tài liệu có liên quan phục vụ cho luận án.
Phân tích những chính sách xã hội, chính sách khai thác thuộc địa của chính
quyền thực dân phong kiến trên địa bàn tỉnh Hà Đông nói chung và Vạn Phúc nói
riêng, từ đó chỉ ra những tác động của nó đối với sự chuyển biến kinh tế, xã hội
làng Vạn Phúc (1904 – 1945).
Luận án sẽ làm rõ sự chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà
Đông giai đoạn ( 1904 – 1945).
- Làm rõ những đặc điểm kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông giai
đoạn (1904- 1945).
- Đề cập tới chính trị và văn hóa, giáo dục ở Vạn Phúc giai đoạn (1904 – 1945).
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội
của làng Vạn Phúc (1904 – 1945), từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
làng nghề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chuyển biến kinh tế: Luận án tập trung nghiên cứu những tác động của chính
quyền thuộc địa, thông qua hoạt động đầu tư của tư bản Pháp đối với các ngành
nghề thủ công truyền thống nói chung và sự biến đổi kinh tế của làng Vạn Phúc nói
riêng, sự chuyển dịch các thành phần kinh tế, sự phát triển những ngành nghề kinh
tế cơ bản.

5


- Sự chuyển biến xã hội, văn hóa: Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi về cơ
cấu xã hội, nhất là sự phân hóa về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội dưới sự cai trị của
người Pháp; các vấn đề cơ cấu lao động xã hội, cơ cấu thu nhập, mức sống, phân tầng xã
hội, thiết chế xã hội làng xã của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 - 1945).

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Luận án lựa chọn phạm vi không gian là làng
Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng đề cập đến những vùng địa phương
phụ cận có tác động qua lại tới sự chuyển biến cơ cấu kinh tế - xã hội làng Vạn
Phúc (1904 - 1945).
- Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những chuyển biến cơ cấu kinh
tế, xã hội, văn hóa làng Vạn Phúc, Hà Đông từ năm 1904 đến năm 1945.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.
4.1. Phương pháp luận
Luận án vận dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử để
nghiên cứu về sự hình thành, tồn tại và phát triển của làng Vạn Phúc; điều kiện
tự nhiên, lịch sự xã hội, văn hóa; sự chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của
làng Vạn Phúc (1904 – 1945).
Luận án vận dụng các chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng cộng
sản Việt Nam, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển nông
nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; gìn giữ và phát huy những giá trị
về kinh tế, văn hóa của các làng nghề truyền thống ở nước ta.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học mà đề tài đặt ra, luận án sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và kết hợp với các phương pháp so sánh,
điều tra khảo sát, điền dã, phỏng vấn.
5. Đóng góp mới của luận .
Về mặt tư liệu, luận án đã tập hợp và khai thác được nhiều nguồn tư liệu
phong phú và đa dạng. Ngoài các sách bằng tiếng Việt, luận án còn tiếp cận và khai

6


thác được một số tài liệu lưu trữ (gốc) bằng tiếng Pháp và tài liệu chữ Hán. Nhờ đó

luận án có có điều kiện tiếp cận và nhìn nhận vấn đề một cách sâu rộng và đa chiều,
toàn diện hơn so với các công trình nghiên cứu trước đó về làng Vạn Phúc.
Luận án nghiên cứu về Sự chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của làng Vạn
Phúc, Hà Đông (1904 – 1945), sẽ có những đóng góp như:
- Phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về những chuyển biến kinh tế, xã hội
của làng Vạn Phúc suốt một thời gian nông nghiệp - thủ công nghiệp – thương
nghiệp (1094 - 1945). Những tác động của giới tư bản Pháp và của chính quyền
thuộc địa làm thay đổi diện mạo của làng xã Việt Nam nói chung và của làng Vạn
Phúc nói riêng.
- Trên cơ sở đó, làm rõ những đặc điểm nổi bật của sự chuyển biến kinh tế,
xã hội làng Vạn Phúc so với các làng xã Việt Nam cùng thời.
- Làm rõ vai trò kinh tế tiểu thủ công nghiệp của làng Vạn Phúc: giới thiệu về
nghề dệt cổ truyền và những đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội qua đó làm sáng
tỏ hơn về vấn đề tiểu thủ công nghiệp Việt Nam trong lịch sử.
- Tìm hiểu về kinh tế, văn hóa, chính trị của làng Vạn Phúc cũng góp phần
bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu về lịch sử địa phương; tài
liệu phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử Việt Nam cận hiện đại.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.
6.1. Ý nghĩa lý luận.
- Là một công trình nghiên cứu về lịch sử, luận án góp phần vào việc làm
phong phú hơn nguồn tư liệu về lịch sử làng xã Việt Nam nói chung, lịch sử làng xã
Bắc bộ nói riêng.
- Trên cơ sở nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế, xã hội của một làng nghề
truyền thống cụ thể, luận án còn là một bức tranh của làng xã cổ truyền Việt Nam
dưới xã hội thuộc địa do đó luận án góp phần vào việc nghiên cứu làng xã Việt
Nam , góp phần bảo tồn các di tích văn hóa, văn minh tiểu thủ công nghiệp của
người Việt.

7



6.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Luận án làm sáng tỏ sự chuyển biến kinh tế, xã hội của làng nghề Vạn
Phúc ( 1904 – 1945), làm rõ vai trò của chính sách tư bản và chính quyền thuộc địa
tác động tới sự chuyển biến đó. Trên cơ sở đó rút ra hệ quả từ sự chuyển biến đó đối
với kinh tế địa phương.
Có thể nói với những ý nghĩa nổi bật trên, từ kết quả nghiên cứu sẽ có các
luận cứ khoa học cho việc quản lý làng xã, phát triển làng nghề thủ công truyền
thống, góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới ngày nay.
Luận án đề ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy làng nghề truyền
thống trong bối cảnh hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới.
7. Kết cấu của luận án.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án chia làm 4
chương gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Chuyển biến kinh tế làng Vạn Phúc (1904 – 1945).
Chương 3: Chuyển biến xã hội, văn hóa làng Vạn Phúc (1904 – 1945).
Chương 4: Nhận xét về chuyển biến kinh tế, xã hội làng Vạn Phúc (1904 –
1945).

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Làng Việt nói chung và làng Vạn Phúc (Hà Đông) nói riêng, từ lâu đã trở
thành đề tài hấp dẫn lôi cuốn nhiều học giả trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu
trên nhiều phương diện khác nhau. Trong phạm vi của luận án, chỉ xin được tổng
quan những nhóm công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài như sau:

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về làng xã cổ truyền
Năm 1977 Viện Sử học công bố 2 tập Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, nhà
xuất bản Khoa học xã hội, gồm 47 luận văn khoa học đã tập trung nghiên cứu về vai
trò, vị trí của làng xã, của nông thôn trong lịch sử Cách mạng Việt Nam, tiếp cận về
tất cả các mặt như: hạ tầng và thượng tầng, kinh tế và chính trị, văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần.
Cuốn Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của tác giả Trần Từ
nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1984 trình bày ba nội dung chính như: Cơ cấu
tổ chức trong bức tranh toàn cảnh về làng Việt cổ truyền; các loại hình thức tổ chức
ngõ, xóm, họ, giáp, phe, hội, phường; vận hành của cơ cấu tổ chức làng xã.
Cuốn Lệ làng phép nước, nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội năm 1985, của
tác giả Bùi Xuân Đính đã tập trung nghiên cứu về nguồn gốc và quá trình ra đời
của lệ làng; những nội dung, đặc điểm và giá trị pháp lý của lệ làng; mối liên
quan, sự giống nhau và khác nhau giữa lệ làng với luật pháp Nhà nước phong
kiến; từ đó, nhận diện được những yếu tố có tác động, ảnh hưởng tích cực,
những yếu tố tác động tiêu cực đến đời sống xã hội ở các làng xã Việt Nam
trong các thời kỳ.
Trong Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước về Các giá trị truyền
thống và con người Việt Nam hiện nay, do GS Phan Huy Lê và PGS.TS Vũ Minh
Giang chủ biên, nhà xuất bản Đại học Quốc gia, năm 1996, có chuyên luận “Mấy

9


nét về “văn hóa làng” ở vùng đồng bằng Bắc Bộ: con người và xã hội” của tác giả
Phan Đại Doãn. Trong bài viết này tác giả nghiên cứu mấy đặc điểm nổi bật của văn
hóa làng: Gia đình; Dòng họ; Tôn giáo đa thần; Sự phân chia thứ bậc thân phận chốn đình trung; Tính tự trị, tự quản. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm của các
nội dung nêu trên, tác giả đi đến nhận xét: “Văn hóa làng” là hiện tượng lịch sử và
dân tộc. Những nhân tố của “Văn hóa làng” đã được hình thành từ rất sớm, song có

thể đến thời Hậu Lê được định hình rõ nét. Chắc chắn sức sống của nó sẽ tồn tại lâu
dài. Trong thời cận đại, vào những năm 30 của thế kỷ này nó vẫn còn nhiều biểu
hiện phát triển đa dạng, phong phú. Bài Truyền thống Việt Nam qua tư liệu hương
ước: Địa bàn thử nghiệm: các làng xã tỉnh Hà Tây của tác giả Bùi Xuân Đính đã
phân tích các nội dung cơ bản của hương ước cổ từ quy ước liên quan tới sản xuất
nông nghiệp; về cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội; về việc bảo vệ an ninh, văn
hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa vụ với nhà nước, các hình phạt của lệ
làng. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu đến một số mối quan hệ xã hội làng xã qua
hương ước. Từ những nghiên cứu trên, tác giả đã rút ra một số nhận xét về những
mặt tích cực, tiêu cực của hương ước làng xã cổ truyền.
Năm 2001, Viện Sử học đã công bố công trình của tác giả Vũ Duy Mền và
Hoàng Minh Lợi về Hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam với luật làng Kanto Nhật
Bản (thế kỷ XVII-XIX). Công trình đề cập đến 2 nội dung chính: Nội dung thứ nhất
“Hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam” gồm 4 chương tập trung nghiên cứu về
nguồn gốc, điều kiện để hương ước được xuất hiện; nội dung chủ yếu của hương ước
và vai trò của hương ước trong đời sống làng xã. Phần thứ hai “Nội dung chủ yếu của
luật làng vùng Kanto-Nhật Bản” được trình bày trong 6 chương. Trên cơ sở nghiên
cứu sâu về hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam và luật làng Kanto-Nhật Bản, tác giả
đã đi đến sự so sánh những nét tương đồng và dị biệt giữa hương ước với luật làng
trong nội dung thứ ba.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lệ Hà Tác động của chính sách cải
lương hương chính đến đời sống làng xã ở tỉnh Hà Đông trong thời kỳ Pháp thuộc,
Viện hàn lâm Khoa học xã hội, 2014. Luận án đã phục dựng lại bức tranh tương đối
hoàn chỉnh và toàn diện về bộ máy quản lý ngân sách, kinh tế, văn hóa – xã hội ở

10


làng xã tỉnh Hà Đông dưới tác động của chính sách cải lương hương chính thời
Pháp thuộc.

Cuốn Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam
hiện nay của tác giả Đào Trí Úc (chủ biên) nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm
2003, trong đó có một số tác giả viết về hương ước cổ, như tác giả Kiều Thu
Hoạch trong chuyên luận của mình Hương ước cổ ở Việt Nam những giá trị văn
hóa và pháp lý, trình bày một số nội dung cơ bản, có tính chất tiêu biểu như là
những nét chung để nhận diện hương ước cổ Việt Nam bằng hình thức phân tích
chính các bản hương ước cổ. Từ việc phân tích nội dung chủ yếu của hương ước,
tác giả cho rằng, tùy từng làng, từng địa phương, hương ước sẽ phản ánh những
nét riêng biệt như là đặc điểm của văn hóa vùng. Điều này sẽ khác với các bản
hương ước cải lương đầu thế kỷ XX được soạn theo mẫu. Cũng trong công trình
này Vũ Duy Mền có bài viết Ai lập ra hương ước cổ ở Việt Nam, trong đó tác giả
chọn hai bản hương ước tiêu biểu cho hai loại hình làng xã trước đây: Làng Nho
học (làng Mộ Trạch) và làng thuần nông nghiệp (làng Ngọc Than), từ đó đi đến
kết luận: Từ thế kỷ XIX trở về trước việc lập và thông qua hương ước đều có sự
tham gia trực tiếp chủ yếu là dân làng. Song, thành phần tham gia trực tiếp chủ
yếu là dân làng (thường dân) chiếm số đông. Bài viết Nguyên tắc xây dựng và
các thời điểm xuất hiện hương ước của tác giả Nguyễn Quang Ngọc trình bày
quá trình xuất hiện hương ước cổ, hương ước cải lương, hương ước mới hiện nay
và đưa ra vấn đề: liệu hương ước có còn là một phương sách hữu hiệu để quản lý
nông thôn hiện nay nữa hay không? Trên cơ sở phân tích tác giả đã đi đến kết
luận: Hương ước vẫn còn có vai trò, thậm chí vẫn còn đóng vai trò quan trọng
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nông thôn.
Cuốn Làng Việt Nam đa nguyên và chặt của hai tác giả Phan Đại Doãn và Yu
Insun (2006) đã tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về làng xã Việt
Nam, trong đó tiêu biểu như: Cấp thôn trong thiết chế chính trị - xã hội nông thôn
Việt Nam (Qua tư liệu vùng châu thổ sông Hồng) của tác giả Nguyễn Quang Ngọc;
Làng Việt Nam - Cộng đồng đa chức năng và liên kết chặt của tác giả Phan Đại

11



Doãn; Nạn cường hào làng xã thời phong kiến của tác giả Bùi Xuân Đính; Quan hệ
nhà nước và làng xã trong công tác trị thủy của tác giả Đỗ Đức Hùng.
Ngoài các công trình nghiên cứu về làng xã cổ truyền nói trên thì cũng có
nhiều công trình khác nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau: Phác
qua tình hình ruộng đất và đời sống của nông thôn trước cách mạng tháng Tám,
của Nguyễn Kiến Giang (1959); Làng Nguyễn. Tìm hiểu làng Việt (1990), Người
Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ (2000) của Diệp Đình Hoa; Nếp cũ làng xóm Việt
Nam, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1992, của Toan Ánh; Chúng ta kế
thừa di sản nào? Trong khoa học và kỹ thuật pháp luật và hương ước nông thôn và
nông nghiệp của GS Văn Tạo (1993). Bản danh mục làng huyện Thọ Xương năm
1889 của Nguyễn Tiến Lộc, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 3/1999. – Vĩnh Thuận (
Hà Nội ) xã Nhất là, Phan Đại Doãn đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này: Tìm hiều kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn một số khu vực Đông Á và Đông
Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1995; Cấu trúc của làng xã Việt Nam ở
đồng bằng Bắc Bộ và mối quan hệ của nó với nhà nước thời Lê của YU INSUN, Tạp
chí nghiên cứu lịch sử số 3/ 2000. Làng xã Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế - văn hóa xã hội, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2001; Mấy vấn đề về văn hóa làng xã
Việt Nam trong lịch sử, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2004. Nghiên cứu về
làng xã ở châu thổ Bắc Bộ trên tạp chí nghiên cứu lịch sử (1954 – 2008) của Đỗ Danh
Huấn, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1/2009. Năm 2009, tác giả Nguyễn Quang Ngọc
đã công bố công trình Một số vấn đề làng xã Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên
đã giúp cho chúng tôi có được một cái nhìn tổng thể về làng xã cổ truyền Việt Nam
theo dòng lịch sử từ quá khứ đến hiện tại.
Ngoài các tác giả nghiên cứu về làng xã Việt Nam là người Việt còn có một số
nhà nghiên cứu nước ngoài về làng xã Việt Nam như Village in Vietnam của Hickey
Grald (1964); The Tradition Village in Vietnam của Neil Jamieson (1980); Facing the
future, Reviving the Past: A Study of Social Change in a Northern Vietnamese Village
của John Kleinen (1999) ... các học giả nước ngoài đã nghiên cứu về làng xã Việt Nam
trên nhiều phương diện và cách tiếp cận đa ngành đã tạo nên diện mạo làng xã Việt
Nam phong phú hơn qua cái nhìn của giới học giả trong và ngoài nước.


12


1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về làng nghề và nghề tiểu thủ
công nghiệp Việt Nam.
Trong nhóm các công trình này, tiêu biểu có các tác phẩm như: Tác phẩm
Sơ thảo lịch sử phát triển tiểu thủ công nghiệp Việt Nam của Phan Gia Bền
(1957); Nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng Bắc Bộ, tác giả
Nguyễn Văn Chính; Những bàn tay tài hoa của cha ông, của đồng tác giả Phan
Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1990); Về làng nghề và công nghiệp hóa nông
thôn hiện nay, tác giả Phan Đại Doãn (1993). Tô Đông Hải, Làng nghề thủ công
mỹ nghệ Hà Đông qua cái nhìn của một Tổng đốc”, Tạp chí Dân tộc học số 1
(1991); Lê Cự Lộc, Tìm hiểu phường hội một hình thức tổ chức kinh tế - xã hội
dưới thời phong kiến ở nước ta, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 2 (1971); Nghề tằm
tang trong thời kỳ phong kiến nước ta, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 88 (1975);
Phan Ngọc Liên (2000), Từ điển phổ thông ngành nghề truyền thống Việt Nam;
Nhiều tác giả (1997), Nghề đẹp quê hương, Sở văn hóa thông tin thể thao Hà Sơn
Bình xuất bản; Lâm Bá Nam (1999), Nghề dệt cổ truyền ở Đồng bằng Bắc Bộ
Việt Nam; Nghề dệt cổ truyền ở Hà Đông (Hà Sơn Bình), Tạp chí Dân tộc học số
1 (1991); Vũ Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858 - 1945);
Văn Tạo, Về di sản tiểu thủ công nghiệp, Tạp chí nghiên cứu số 3 (1990); Trần
Quốc Vượng, Nguyễn Thị Hảo, chủ biên (1996), Nghề thủ công truyền thống Việt
Nam và các vị tổ nghề; Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, nghề thủ công truyền
thống Việt Nam; Lưu Thị Tuyết Vân (1994), Quan hệ giữa thủ công nghiệp và
nông nghiệp trong các làng nghề ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lịch
sử, số 1 (1994); Lâm Bá Nam, Nghề dệt cổ truyền ở Hà Đông (Hà Sơn Bình), Tạp
chí Dân tộc học số 2/1990; Lâm Bá Nam, Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ
Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H, 1999.
Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, nhà xuất bản

Văn hoá dân tộc, năm 1998; Đinh Xáng, Mấy nét về sự phát triển ngành tằm tang,
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 110/1979; Khủng hoảng nghề tằm tang ở Bắc bộ
tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Đông, Tập san kinh tế Đông Dương - BEI,
năm 1932, Ký hiệu C129M - Thư viện Quốc gia; Năm tằm tang ở Bắc bộ, Tập san

13


kinh tế Đông Dương - BEI, năm 1972, Ký hiệu C129M - Thư viện Quốc gia; Nói
chuyện về thủ công nghiệp ở Bắc bộ, Tập san kinh tế Đông Dương - BEI, Ký hiện
C129M - Thư viện Quốc gia.
Một số công trình nghiên cứu về thủ công nghiệp và nghề cổ truyền như:
Luận án phó tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Hữu Lực “Phát triển tiểu thủ công
nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở đô thị Việt Nam hiện nay”,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1996, tác giả luận án đã dược
thuật khái niệm tiểu, thủ công nghiệp, làm rõ vị trí, vai trò và một số đặc điểm của
tiểu thủ công nghiệp ở đô thị trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đồng
thời, khái quát tình hình và kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp của một
số nước trên thế giới, từ đó rút ra những kết luận có tính kinh tế - chính trị về phát
triển thủ công nghiệp ở nước ta và đề ra những giải pháp khả thi nhằm phát triển
tiểu thủ công nghiệp ở đô thị nước ta trong thời gian tới.
Các công trình: “Nghề cổ truyền nước Việt” của Vũ Từ Trang, nhà xuất bản Văn
hoá dân tộc, Hà Nội, năm 2001. Bùi Văn Vượng, “Làng nghề thủ công truyền thống
Việt Nam”, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2002. Các tác giả đã vẽ lên một
bức tranh khá tổng quát về các nghề và làng nghề tiêu biểu của Việt Nam trong quá khứ
cũng như hiện tại. Đồng thời, cũng thể hiện sự trăn trở về nghề thủ công Việt Nam đứng
trước những khó khăn thách thức, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quản nghề thủ công nước ta.
Công trình “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ kinh tế của Mai

Thế Hởn, Hà Nội, năm 2000 đã đi sâu phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng
của việc phát triển làng nghề truyền thống cả những mặt được và chưa được, cũng
như vấn đề bức bách đặt ra cần giải quyết như: Chủ trương, chính sách và luật
pháp; vốn đầu tư cho sản xuất; vấn đề môi trường; về thị trường và tiêu thụ sản
phẩm; về trình độ quản lý của người lao động. Đồng thời, đề xuất được những
phương hướng, giải pháp phát triển làng nghề truyền thống vùng ven thủ đô Hà

14


Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công trình “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công
nghiệp hoá” của Dương Bá Phượng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội,
2001, đã nghiên cứu, đề cập đến những vấn đề chung về làng nghề, vai trò tác
động và những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề. Đồng thời, phân
tích về thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiểu thủ công
truyền thống của các làng nghề. Trong đó, nhấn mạnh đến vấn đề lao động, vốn,
công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm và môi trường trong các làng nghề. Các
quan điểm và phương hướng bảo tồn, phát triển các làng nghề trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn mang tính khả thi và sát với thực tế.
Công trình “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010”, đề tài khoa học
của Bộ thương mại, Trần Công Sách làm chủ nhiệm, năm 2003, đã luận giải khá
rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của làng nghề truyền thống đối với
đời sống của nhân dân; các cơ chế chính sách, giải pháp tiêu thụ sản phẩm của các
làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế; phân tích, đánh giá thực trạng phát
triển và những tác động của các chính sách của nhà nước để tiêu thụ sản phẩm
làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ.
1.1.3. Nhóm các công trình liên quan về lịch sử và chế độ khai thác
thuộc địa của Pháp từ nửa sau thế kỷ XIX - 1945

Các tác phẩm lịch sử thế giới cận hiện đại như: Lịch sử thế giới cận hiện
đại từ 1917 – 1945 (Quyển A, B) do Nguyễn Anh Thái chủ biên; Lịch sử thế giới
cận đại của Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng; Lịch sử thế giới, của Trần Thị
Vinh… Các tác phẩm này đã cho tác giả thấy rõ được bức tranh tổng thể thế giới
thời kỳ cận hiện đại trên các phương tiện kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, đặc
biệt là sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc trên thế giới dẫn đến sự ra đời của hệ
thống thuộc địa. Chính bối cảnh thế giới đã dẫn tới sự xâm lược của thực dân
Pháp tại Việt Nam và biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp.
Một số tác phẩm như: Lịch sử Việt Nam (1858 – 1896), Vũ Huy Phúc chủ

15


biên; Lịch sử Việt Nam (1858 đến nay), của Trần Bá Đệ; Lịch sử Việt Nam, tập 2
(1858 – 1945), Nguyễn Khánh Toàn chủ biên; Việt Nam những sự kiện lịch sử
(1858 – 1918), Dương Kinh Quốc; Lịch sử cận, hiện đại Việt Nam – Một số vấn
đề nghiên cứu, của Đinh Xuân Lâm; Đại Nam thực lục, quyển 15, nhà xuất bản
Viện Sử học, năm 1965; Hồ Chí Minh toàn cập, tập 3, nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, năm 1995; Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, năm 2000. Các tác phẩm lịch sử đã tập trung nghiên cứu
về nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam; sự chuyển biến về xã hội Việt
Nam từ chế độ phong kiến độc lập sang chế độ thuộc địa phong kiến; về chuyển
biến cơ cấu kinh tế, xã hội, chính trị thời kỳ Pháp thuộc.
Nhóm tư liệu về chế độ phong kiến nhà Nguyễn và xã hội Việt Nam
dưới triều Nguyễn như: Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn,
của Nguyễn Thế Anh; Nỗ lực ngoại giao cuối cùng của triều Nguyễn vào mùa
xuân 1878 của Lê Nguyễn, Nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc (kỷ yếu hội thảo
quốc tế Việt Nam học lần 2), các tác giả đã tập trung nghiên cứu tổng quát về
tình hình Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp xâm lược. Từ đó, luận án tiếp
cận được nguồn tư liệu về xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược

để so sánh với xã hội Việt Nam thời kỳ Pháp đô hộ, trong đó khi Pháp xâm
lược để thấy rõ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thời chúa Nguyễn và vương
triều Nguyễn. Từ cách nhìn đó, tác giả so sánh làng Vạn Phúc, một bộ phận cấu
thành của làng xã Việt Nam mà sau này trở thành làng nghề tiểu thủ công
nghiệp tiêu biểu thời thuộc Pháp. Cái gì làng Vạn Phúc đã kế thừa, cái gì đã
phát huy từ đó tạo bước chuyển cơ bản của làng Vạn Phúc là những điều mà
luận án tìm hiểu, nghiên cứu.
Tiếp cận một số tư liệu về diện mạo kinh tế: Aumin phinJ.P (1995), Sự
hiện diện kinh tế tài chính của Pháp ở Đông Dương (1858 – 1945); Nguyễn Văn
Khánh (1999), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 – 1945);
Nguyễn Văn Tân (1956), Tình hình công nghiệp ở Đông Dương của thực dân
Pháp; Trần Vũ Tài, Chuyển biến của Nông nghiệp và nông thôn Bắc Trung Kỳ thời

16


thuộc Pháp, Bài tham gia kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần 3 (2008); Y.Henry,
Kinh tế Nông nghiệp Đông Dương, H1932 – Bản dịch của Hoàng Đình Bình. Một
số bài viết của Tạ Thị Thuý (1996), Đồn điền người Pháp ở Bắc Kỳ (1984- 1914);
Công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ hai của người
Pháp (1919 – 1930); Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6 (2007), Vấn đề đầu tư của
Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu
lịch sử số 7 (2005); Cao Huy Thuần, Nguyễn Thuận (2003), Giáo sĩ thừa sai và
chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857 – 1914).
Qua nghiên cứu nguồn tư liệu này tác giả thấy rõ sự chuyển biến về kinh
tế, xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp như: Về ngành nghề thủ công truyền thống đã
có sự biến đổi sâu sắc trong thời Pháp thuộc. Nhìn chung một số nghề thủ công bị
sa sút, không thể cạnh tranh được với các sản phẩm của chính quốc. Trong đó,
nghề trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm cũng chịu tác động mạnh mẽ bởi các
chính sách của thực dân Pháp. Sự điều tiết của nhà cầm quyền hướng tới việc

nhập ngoại các sản phẩm tơ, lụa nên đã ảnh hưởng đến nghề dệt Việt Nam. Ngoài
nghề dệt, thì một số nghề tiếp tục được duy trì như mộc, đan lát, rèn, đúc, gốm,
gạch ngói… tồn tại bên cạnh sản xuất nông nghiệp.
Dân cư biến động lớn, số dân tăng nhanh chóng, xuất hiện nhiều luồng di dân
dẫn đến địa bàn cư trú được mở mang, quan hệ ruộng đất và phương thức canh tác đã
có nhiều chuyển biến. Đặc biệt xuất hiện xu hướng tập trung ruộng đất, mở đường cho
việc kinh doanh lớn trong doanh nghiệp làm thay đổi hình thức sở hữu nhỏ, kinh doanh
phân tán trước kia. Một bộ phận nông dân bị tước đoạt tư liệu sản xuất. Phương thức
sản xuất phong kiến phát canh thu tô vẫn được duy trì nhưng chuyển biến dưới nhiều
hình thức khác nhau: Cấy rẽ, thuê ruộng, thuê nhân công.
Nghiên cứu thời kỳ này, có thể thấy rõ chính sách của chính quyền thuộc
địa vẫn là duy trì một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đẩy mạnh kinh tế đồn điền
để khai thác đất đai và nhân công lao động rẻ mạt. Mở một số tuyến đường giao
thông phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Tăng cường đầu tư
vào các lĩnh vực khai thác thuộc địa, khai thác mỏ than, quặng, sắt để mang nguồn
lợi về chính quốc.

17


Ngoài ra, một số công trình khoa học nghiên cứu lĩnh vực văn hoá, tư
tưởng, xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, tiêu biểu như: Phan Ngọc, “Sự tiếp xúc
văn hoá Việt Nam với Pháp”; Phan Hữu Dật, “Phác thảo lịch sử nghiên cứu vấn
đề con người và văn hoá Việt Nam dưới vấn đề Pháp thuộc”; Trịnh Văn Thảo
(2009), “Nhà trường Pháp ở Đông Dương” đã tập trung làm rõ một số lĩnh vực về
đời sống tư tưởng, văn hóa, xã hội của người Việt Nam khi bị thực dân đô hộ.
Nhìn chung, các tác phẩm nghiên cứu trên, bước đầu đã đánh giá về những
tác động mạnh mẽ và lâu dài của thời kỳ thuộc địa đối với xã hội, văn hoá của
nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, các tác phẩm đã đề cập đến hệ thống giáo dục Pháp
thuộc ở Việt Nam mà sau này tầng lớp trí thức đã tiếp nhận những gì tinh tuý nhất

của hệ thống giáo dục thuộc địa, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng và kiến thiết
đất nước.
Nhóm tài liệu nghiên cứu về kết cấu xã hội, giai cấp ở Việt Nam thời Pháp
thuộc. Giai cấp công nhân Việt Nam, sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp
mình "tự mình" đến giai cấp "cho mình" của Trần Văn Giàu; Hoạt động chấn hưng
thực nghiệp của Trần Viết Nghĩa; Suy nghĩ về giai cấp tư sản dân tộc quá khứ và
hiện tại, của Vũ Dương Ninh; Tinh thần dân tộc trong kinh doanh của các nhà
doanh nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, trường hợp Bạch Thái Bưởi của
Phạm Xanh, Tạ Thị Thuý (1988), Về tầng lớp chủ đồn điền người Pháp ở Bắc Kỳ
trong giai đoạn 1881 - 1896, NCLS số 5-6 (242-243), tr.98-107; Trần Văn Giàu
(1962), Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng
thành công, tập II (1936 - 1939), nhà xuất bản Sử học, Hà Nội; Phạm Cao Dương
(1965), Thực trạng của giới nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhà xuất bản
Khai trí, Sài Gòn.
Có thể nói nhóm tài liệu về chế độ thuộc địa và liên quan đến chế độ thuộc địa
đã cung cấp dữ liệu cho luận án cái nhìn tổng quan về chính sách khai thác thuộc địa
của Pháp ở Việt Nam và tác động của nó tới sự chuyển biến cơ cấu kinh tế, xã hội,
văn hóa Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.

18


1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về làng Vạn Phúc
Hiện nay có một số công trình đã nghiên cứu về làng Vạn Phúc, tiêu biểu
như: Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc, Tập 1,
Ban chấp hành Đảng bộ xã Vạn Phúc xuất bản, Hà Tây, 1986; Lịch sử đấu tranh
của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc, Tập 2, Ban chấp hành Đảng bộ xã Vạn Phúc
xuất bản, Hà Tây, 1986; Lê Hoài Linh, “Nghề dệt ở làng Vạn Phúc thị xã Hà
Đông, tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sỹ Văn hóa Dân gian, H,2003; Nguyễn Thị
Ngọc Hoà, “Làng Vạn Phúc (Hà Đông) nửa đầu thế kỷ XX - tiếp cận từ phương

diện kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội”, H,2005; Luận văn thạc sĩ lịch sử. Lâm
Bá Nam, “Nghề dệt cổ truyền làng lụa Vạn Phúc”, Tạp chí Dân tộc học số
2/1990; Nguyễn Kỳ Nam, “Xây dựng vùng An toàn khu ở làng Vạn Phúc trong
thời kỳ cách mạng Tháng 8 (1939 - 1945)”, Báo cáo tham dự, Tư liệu Ban nghiên
cứu lịch sử Đảng Hà Tây; “Nhận xét về tỉnh Hà Đông”, Tài liệu đánh máy của toà
công sứ Hà Đông, ngày 14/1/1933, Lê Gia Hội dịch và chú thích, Ký hiệu
ĐC19/NH121, Thư viện Hà Tây; nhiều tác giả, Hà Tây làng nghề làng văn, tập 1,
Sở Văn hoá Thông tin Thể thao Hà Tây xuất bản, Hà Tây, năm 1992; nhiều tác
giả, Địa chí Hà Tây, Sở Văn hoá Thông tin Thể thao Hà Tây xuất bản, Hà Tây,
năm 1992; Hải Như, “Hàn vân Vạn Phúc”, Báo Cứu Quốc số 2801 ngày 3/3/1997;
“Nội dung cuộc toạ đàm ngày 5/12/1971 về phong trào cách mạng xã Vạn Phúc
thời kỳ 1930 – 1945”, Tư liệu của ban nghiên cứu lịch sử đảng Hà Tây; Hoàng
Trọng Phu, Những công nghệ gia đình ở Hà Đông, Bản dịch ký hiệu
ĐC.47/C.101N, Thư viện Hà Tây; Sơ thảo lịch sử cách mạng tháng Tám Hà Đông
- Sơn Tây, Ban nghiên cứu lịch sử đảng Hà Tây, Hà Tây, 1967; Tài liệu nghiên
cứu chuẩn bị tổng kết An toàn khu ở làng Vạn Phúc trong thời kỳ cách mạng
tháng Tám (1939 - 1945), Tư liệu ban nghiên cứu lịch sử đảng Hà Tây, 1969; Thị
uỷ Hà Đông, Lịch sử đảng bộ thị xã Hà Đông 1936 - 1954, Hà Tây, 2004; Thị uỷ
Hà Tây, Lịch sử đảng bộ Hà Tây, tập 1, Hà Tây, 1994; Ty Văn hoá Thông tin,
Giới thiệu sơ lược tỉnh Hà Tây, Hà Tây, 1965; Vạn phúc xưa và nay, nhà xuất bản
Hội Nhà văn, năm 2001; Trần Lê Văn, Vạn Phúc dệt lụa hàng vân (bút ký), In

19


trong Truyện và Ký Hà Tây 1965 - 1975, Ty Văn hoá Thông tin Hà Tây; Địa bạ
Xã Vạn Phúc tổng Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, Một bản viết, 75tr, 32 x
22, chữ Hán, ký hiệu AG.A1/32, Viện nghiên cứu Hán Nôm; Hà Đông tỉnh, Hòai
Đức Phủ, Từ Liêm Huyện, Đại Mỗ Tổng các xã Thần Sắc, một bản viết 86tr, 32 x
22,5, Xã Vạn Phúc 12tr, chữ Hán, ký hiệu AD, A2/41, Viện nghiên cứu Hán Nôm;

Hà Đông Tỉnh, Hoài Đức phủ, Từ Liêm Huyện, Đại Mỗ tổng các xã thần Tích, 1
bản viết 68tr, 28tr16, chữ Hán, xã Vạn Phúc 25tr do Nguyễn Bính biên soạn năm
1572, Ký hiệu AE. A2/62, Viện Nghiên cứu Hán Nôm; Hương Ước xã Vạn Phúc,
Tổng Đại Mỗ, huyện Từ Liêm.
Trong các công trình trên có các công trình luận văn thạc sĩ viết về làng
Vạn Phúc có khía cạnh khác nhau như: Luận văn thạc sĩ Văn hoá dân gian của Lê
Thị Hoài Linh (2013), Nghề dệt ở làng Vạn Phúc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây –
Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, các tác giả đã tập trung nghiên cứu khái quát
về nghề nghiệp, các khâu, các quy trình tạo ra sản phẩm dệt; đồng thời đã khái
quát về làng Vạn Phúc, nghề dệt Vạn Phúc. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập tới một
số khía cạnh về tổ chức phường hội, phường cửi; nghệ nhân; trao đổi buôn bán sản
phẩm tơ lụa của người dân Vạn Phúc với các địa phương khác.
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành lịch sử Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị
Ngọc Hòa (2005), Lạng Vạn Phúc (Hà Đông) nửa đầu thế kỷ XX – tiếp cận từ
phương diện kinh tế – văn hóa xã hội. Tác giả đã bước đầu hướng tới làng Vạn
Phúc trên phương diện làng nghề, làng văn hóa, làng cách mạng. Về văn hóa xã
hội tác giả nêu một số phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân
Vạn Phúc. Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lương Ngọc Lan (2010), Một số
giải pháp đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc (Hà Đông –
Hà Nội) theo hướng gắn kết với khai thác du lịch, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội.
1.1.5. Tư liệu khảo sát thực địa
Việc khảo sát thực địa tại làng xã là rất cần thiết nhằm tìm hiểu toàn diện,
sâu sắc về làng Vạn Phúc. Khảo sát thực địa trên địa bàn làng Vạn Phúc sẽ xác

20


×