Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

ĐANH GIA TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT LÚA
TẠI HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đinh Thị Hải Vân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thị Hải Vân đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng TN&MT,
phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Hưng, Trung tâm nước sạch và VSMT tỉnh Nam Định
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................
MỤC LỤC........................................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................
THESIS ABSTRACT.......................................................................................................
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................................................
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC...............................................
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................................................
2.1.1. Biến đổi khí hậu và biểu hiện của biến đổi khí hậu........................................................
2.1.2. Mối quan hệ giữa sản xuất lúa và các yếu tố khí hậu.....................................................

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................
2.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam...................................................................
2.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.......................................
2.2.3. Tổng quan phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương..................................

2.2.4. Tổng quan thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa.....................................

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................................................................
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU....................................................................................
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................................
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................
3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp......................................................................
3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.......................................................................
3.5.3. Phương pháp chỉ số trong đánh giá và định lượng tính dễ bị tổn thương do
BĐKH.........................................................................................................................
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................................
3.5.5. Phương pháp chuyên gia................................................................................................

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................
4.1.2. Điều kiện kinh tế.............................................................................................................
4.1.3. Điều kiện xã hội..............................................................................................................
4.1.4. Khái quát chung về địa điểm điều tra...........................................................................

iii


4.2.4. Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)..................................................................................

4.3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT LÚA TẠI
HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH..................................................
4.4. TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BĐKH ĐẾN SẢN XUẤT LÚA
HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH..................................................

4.4.1. Kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm E.....................................................................
4.4.2. Kết quả tính toán chỉ số độ nhạy S................................................................................
4.4.3. Kết quả tính toán chỉ số khả năng thích ứng AC..........................................................
4.4.4. Kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương V.................................................................

4.5. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI
HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH..................................................
4.5.2. Đánh giá của cộng đồng về tác động của BĐKH đến sản xuất lúa..............................
4.5.3. Biện pháp thích ứng của chính quyền và cộng đồng với BĐKH trong sản xuất
lúa...............................................................................................................................

4.6. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG SẢN XUẤT
LÚA HUYỆN NGHĨA HƯNG, NAM ĐỊNH...................................................
4.6.1. Đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH ở cấp xã, huyện...............................................
4.6.2. Đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH ở cấp người dân..............................................

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................
5.1. KẾT LUẬN......................................................................................................................
5.2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................
Phụ lục 01: Tính toán chỉ số mức độ tiếp xúc (E), độ nhạy cảm (S), khả năng thích
ứng (AC)..........................................................................................................
Phụ lục 02: Hình ảnh thực tế trong quá trình thực hiện luận văn..................................
Phụ lục 03: Phiếu điều tra..............................................................................................

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HTX DVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

KTTV&MT

Khí tượng thủy văn và môi trường

KT-XH


Kinh tế xã hội

IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

NBD

Nước biển dâng

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PCLN

Phòng chống lụt bão

TDBTT

Tính dễ bị tổn thương

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TN - XH

Tự nhiên - xã hội




Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XNM

Xâm nhập mặn

v


DANH MỤC BẢNG

vi


DANH MỤC HÌNH

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Tên Luận văn: Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất
lúa tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Ngành: Khoa học môi trường


Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương của BĐKH đối với sản xuất lúa và phân tích khả năng thích ứng với biến đổi khí
hậu của cộng đồng địa phương.
Tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn và điều tra đánh giá nhanh nông thôn
có sự tham gia PRA đối với 126 hộ dân sản xuất lúa tại 3 xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Lạc và
thị trấn Rạng Đông, áp dụng phương pháp đánh giá và định lượng tính dễ bị tổn thương
được xây dựng dựa trên khái niệm của IPCC bao gồm ba chỉ số chính: độ phơi nhiễm
(E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC).
Kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất
lúa tại huyện Nghĩa Hưng thấy được lĩnh vực canh tác lúa tại đây rất nhạy cảm với biến
đổi khí hậu, kết quả tính toán cũng chỉ ra được khu vực dễ bị tổn thương nhất do biến
đổi khí hậu là khu vực phía nam của huyện, bao gồm các xã ven biển cho kết quả tính
toán chỉ số dễ bị tổn thương V = 0,75 ở mức độ tổn thương cao, khu vực các xã phía bắc
của huyện nằm trong khu vực nội địa cũng đang bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu ở
mức độ tổn thương trung bình như xã Nghĩa Thịnh với kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn
thương V = 0,43, và cao hơn là khu vực trung của huyện, đại diện là xã Nghĩa Lạc với
kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương V = 0,59. Kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương cũng chỉ ra được nhóm người nghèo và phụ nữ là đối tượng trong tình trạng rủi
ro cao nhất, phân tích được nguồn gốc tổn thương và biện pháp để giảm thiểu hay loại
bỏ các tổn thương này.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rõ hơn nhận thức, đánh giá và năng lực thích
ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại đia phương, người dân đã và đang áp dụng
các biện pháp trong canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu vừa theo chính sách và
khuyến cáo của các cơ quan chức năng, vừa kết hợp với kinh nghiệm thâm canh cây lúa
của người dân như thay đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, thay đổi giống và cơ cấu giống,
điều chỉnh lịch thời vụ và nâng cấp hệ thống thủy lợi. Các biện pháp đó đã phần nào

thích ứng được với điều kiện biến đổi khí hậu, đặc biệt biện pháp chuyển đổi canh tác
lúa sang nuôi trồng thủy sản ở Rạng Đông, luân canh lúa màu ở Nghĩa Lạc đã mang lại
hiệu quả cao về kinh tế và cho một cái nhìn khả quan về tình hình sản xuất nông nghiệp
tại Nghĩa Hưng.

viii


THESIS ABSTRACT
Master student: Nguyen Thi Van Anh
Thesis title: Vulnerability Assessment of Rice Production affected by climate change in
Nghia Hung district, Nam Dinh province.
Major: Environmental Science

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research projects are carried out for the purpose of assessing the vulnerability
status of climate change on rice production and analytical ability to adapt to climate
change of the local community.
The author has used interviews and rapid assessment survey of rural participatory
PRA for 126 households in rice production in Nghia Thinh, Nghia Lac and Rang Dong
town, applied evaluation methods and quantitative vulnerability calculation is based on
the concept of the IPCC consists of three key indicators: exposure (E), sensitivity (S)
and adaptability (AC). Evaluation results vulnerable situation due to climate change for
rice production in Nghia Hung see rice fields here are very sensitive to climate change.
Calculation results also indicate the areas most vulnerable to climate change due
to the southern part of the district, including coastal communities for index calculation
results vulnerability V = 0,75 the high level of vulnerability. The northern region of the
district communes located in inland areas are also vulnerable to climate change in the

average amount of damage as the result Nghia Thinh calculate vulnerability index V =
0,43. And higher than the central area of the district, represented Nghia Lac with
calculated results vulnerability index V = 0,59. Evaluation results vulnerable situation
also indicated by the poor and women as subjects in the highest risk situation, analyze
the source vulnerability and measures to reduce or eliminate damage present.
The study results also showed better cognitive assessment and capacity to adapt to
climate change of the local community. Farmers have been applying measures in rice
cultivation adapt to climate change both policy and recommended by the authorities,
simultaneously combined with intensive experience of people such as rice plant
structure changes - pet, change breeds and breed structure, seasonal and calendar
adjustment upgrade irrigation systems. Such measures have somewhat adapted to the
conditions of climate change, especially measures to convert rice into aquaculture in
Rang Dong, colored rice rotation in Nghia Lac has brought about efficiency economy
and for a positive vision of the situation of agricultural production in Nghia Hung.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo các nhà khoa học, khí hậu toàn cầu trong những năm gần đây đang
biến đổi rất mạnh mẽ, nó tác động tới nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, giáo
dục, nông nghiệp, đa dạng sinh học, môi trường, sức khỏe con người... với quy
mô trên toàn cầu, là một trong những thách thức đối với sự sinh tồn của loài
người trên toàn thế giới trong thế kỷ 21.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng hậu quả của BĐKH đối với Việt
Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm
nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững
của đất nước (Bộ tài nguyên và môi trường, 2014). Nước ta có phần lớn dân số
sinh sống ở vùng nông thôn, vùng miền núi, ven biển và nguồn sinh kế của họ

đặc biệt là hộ nghèo chủ yếu từ nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp...phụ thuộc
nhiều vào khí hậu và điều kiện tự nhiên. BĐKH đặt ra cho họ những thách thức
lớn hơn trong việc xóa đói giảm nghèo và duy trì sinh kế bền vững. Chính vì vậy
đây là nơi dễ bị tổn thương nhất do tác động bởi BĐKH.
Sự gia tăng các rủi ro từ BĐKH là một trong những áp lực làm tăng khả
năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên
tại các cộng đồng ven biển. Người dân ven biển là những đối tượng dễ bị tổn
thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu do họ có năng lực thích ứng hạn
chế và thường sinh sống ở những vùng địa lý dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai,
trong khi lại thiếu các nguồn lực cần thiết để đương đầu với các rủi ro này. Hơn
nữa, họ thường làm việc trong những lĩnh vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu như
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, và hầu như không có cơ hội để chuyển đổi
nghề nghiệp.
Trong bối cảnh BĐKH trên toàn cầu và ở Việt Nam, vùng ven biển huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là một trong những nơi bị ảnh hưởng do tác động
BĐKH. Nghĩa Hưng nằm trong vùng bờ biển thuộc vùng Nam đồng bằng sông
Hồng, có chiều dài bờ biển 12 km, phía tây giới hạn bởi sông Đáy, ranh giới phía
đông là sông Ninh Cơ. Là một huyện thuần nhất đồng bằng ven biển, Nghĩa
Hưng thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng.

1


Những năm gần đây, BĐKH ở đây ngày càng biểu hiện rõ rệt, nhất là các
hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán kéo dài, mưa lũ bất thường, rét đậm rét
hại, bão xuất hiện nhiều hơn, nhiều cơn bão có đường đi bất thường và không
theo quy luật, tình trạng xâm nhập mặn đang tiến sâu hơn vào khu vực nội đồng,
các hiện tượng này xuất hiện thất thường khó dự đoán. Những kiểu thời tiết cực
đoan này tác động tới đời sống người dân đặc biệt là hộ nghèo sống trong cộng
đồng làm cho họ dễ bị tổn thương hơn, cuộc sống của họ trở nên bất ổn, nguồn

sinh kế của họ bị đe dọa. Cụ thể diện tích và năng suất lúa giảm do hiện tượng
xâm nhập mặn, có năm mất trắng do bão với cường độ và tần suất quá lớn, dịch
bệnh tăng, chi phí đầu tư sản xuất lớn, lợi nhuận thu lại ít.
Cho tới nay, vấn đề về BĐKH đã được nhà nước và các bộ ban ngành khá
quan tâm và đang nghiên cứu, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về
đánh giá tác động và mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu tới
nông nghiệp của Nam Định nói chung và sản luất lúa nước nói riêng, vì vậy rất
cần có một nghiên cứu cụ thể về vấn đề này giúp cho các nhà quản lý, các cơ
quan chức năng có cái nhìn chi tiết về mức độ tác động, từ đó có được các biện
pháp giảm nhẹ, thích ứng và ứng phó, khuyến nghị cho người dân giúp cho sản
xuất lúa nước có thể phát triển hơn, mang lại năng suất cao hơn. Chính vì vậy tác
giả chọn đề tài luận văn là: “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi
khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” nhằm đánh
giá được tác động cũng như mức độ tổn thương do tác động của BĐKH với sản
xuất lúa nước của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và từ đó khuyến nghị biện
pháp ứng phó và thích ứng với BĐKH.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH đến sản xuất lúa, từ đó đề
xuất các biện pháp giúp người dân thích ứng tốt hơn với BĐKH..
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích diễn biến BĐKH tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định;
- Tìm hiểu những tác động của BĐKH đến sản xuất lúa huyện Nghĩa Hưng,
Nam Định;
- Xác định tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH đến sản xuất lúa huyện
Nghĩa Hưng, Nam Định;

2



- Đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện
Nghĩa Hưng, Nam Định;
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH trong sản xuất lúa huyện Nghĩa
Hưng, Nam Định.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH đến sản
xuất lúa.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2015 đến tháng 8/2016.
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi địa bàn
hành chính của 3 xã cụ thể là xã Nghĩa Thịnh, xã Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng
Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
Nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất của
BĐKH, do vậy vấn đề thực tiễn được đặt ra là làm sao xác định được khu vực
nào dễ bị tổn thương nhất. Kết quả của luận văn là một phương pháp với quy
trình thống nhất đã xác định được khu vực nào của huyện Nghĩa Hưng, Nam
Định dễ bị tổn thương nhất do BĐKH đối với sản xuất lúa.
Luận văn đã đánh giá thí điểm thực tế cho 03 xã của huyện Nghĩa Hưng,
Nam Định là xã Nghĩa Thịnh, xã Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng Đông, nhằm xác
định xã nào có mức độ dễ bị tổn thương nhất, đồng thời chỉ ra được khu vực
nhạy cảm với BĐKH, nhóm đối tượng trong tình trạng rủi ro cao nhất, phân tích
được nguồn gốc tổn thương và biện pháp để giảm thiểu hay loại bỏ các tổn
thương này.
Luận văn cũng xây dựng được bộ chỉ số hỗ trợ cho việc đánh giá tình
trạng dễ bị tổn thương do BĐKH đối với sản xuất lúa, lựa chọn các chỉ tiêu
chính và chỉ tiêu thành phần cấu thành tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH
đối với sản xuất lúa phù hợp với khu vực nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu sẵn có
và các dữ liệu thu thập được từ cộng đồng, đồng thời đánh giá được năng lực
thích ứng của cộng đồng với BĐKH và đề xuất các giải pháp có ý nghĩa thực
tiễn trong việc ứng phó và giảm thiểu với BĐKH trong sản xuất lúa huyện

Nghĩa Hưng, Nam Định.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Biến đổi khí hậu và biểu hiện của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc
dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập
kỉ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác
động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của
khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (Bộ TN&MT, 2008).
Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH quan niệm BĐKH là sự biến
đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người
gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó được thêm vào sự
BĐKH tự nhiên quan sát được trong các thời kỳ có thể so sánh được.
Khái niệm BĐKH đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có
thể xác định được (ví dụ như sử dụng các phương pháp thống kê) diễn ra trong
một thời kỳ dài, thường là một thập kỷ hoặc lâu hơn. BĐKH đề cập đến bất cứ
biến đổi nào theo thời gian, có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả
các hoạt động của con người (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường, 2012).
Có rất nhiều quan niệm về biến đổi trên thế giới, nói chung BĐKH là sự
thay đổi các điều kiện khí hậu theo xu thế dần dần trở nên xấu đi hoặc tốt lên.
Các biểu hiện của BĐKH bao gồm:
- Nhiệt độ trung bình tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển toàn cầu;
- Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển;
- Sự di chuyển các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất;

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác;
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình và mực nước biển dâng thường
được coi là hai biểu hiện chính của BĐKH.

4


2.1.2. Mối quan hệ giữa sản xuất lúa và các yếu tố khí hậu
Cây trồng và môi trường là một thể thống nhất. Hệ thống canh tác được
hình thành từ môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường xã hội (Phạm
Chí Thành, 2004).
Hệ thống canh tác phải phù hợp với môi trường. Khi điều kiện môi trường
thay đổi hệ thống canh tác phải thay đổi theo, sự thay đổi này được gọi là thích
ứng (về hệ thống canh tác, về loại cây trồng và vật nuôi, về kỹ thuật canh tác)
(Vũ Đức Kính, 2015).
Cây lúa có quan hệ qua lại và phức tạp với các điều kiện tự nhiên, trong đó
có yếu tố khí hậu. Diễn biến khí hậu thường được thể hiện bởi thời tiết, chúng là
những nhân tố tác động mạnh mẽ đến cây lúa, được thể hiện qua năng suất (cao
hay thấp) và chất lượng nông sản (tốt hay xấu). Nói đến vai trò của khí hậu đối
với cây trồng, viện sĩ V.I. Vavilop cho rằng “Biết được các yếu tố khí hậu, chúng
ta sẽ xác định được năng suất, sản lượng mùa màng, chúng mạnh hơn cả kinh tế,
mạnh hơn cả kỹ thuật”. Những điều kiện khí hậu được xác định cho nông nghiệp
là ánh sáng, nhiệt độ và nước. Đó là những yếu tố không thể thiếu và thay thế
được đối với sự sống của cây. Ngoài ra cũng phải thấy “khí hậu nào, đất nào, cây
đó”, cho nên khí hậu là yếu tố quyết định sự phân bố động, thực vật trên trái đất,
ngay cả khi mạng lưới sông ngòi, độ màu mỡ của đất cũng là hệ quả của khí hậu
(Nguyễn Văn Viết, 2007). Một số yếu tố khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất

lúa như là ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa và gió. Dưới đây là tác động và mối
quan hệ cụ thể của các yếu tố đó đến sản xuất lúa.
*Ánh sáng
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ của cây.
Ánh sáng là yếu tố biến động, ảnh hưởng đến năng suất, cần xác định yêu cầu
của cây trồng về cường độ chiếu sáng và khả năng cung cấp ánh sáng từng thời
kỳ trong năm để bố trí cây trồng hợp lý. Mỗi cây trồng yêu cầu ánh sáng khác
nhau. Khả năng cung cấp ánh sáng cho cây: Độ dài ngày dùng để xác định thời
gian sinh trưởng của cây, muốn biết khả năng cung cấp ánh sáng cho cây, cần
biết bức xạ và số giờ nắng hàng tháng hoặc số giờ nắng bình quân ngày. Khi xem
xét vai trò của ánh sáng (độ dài ngày ngắn hay dài) đối với cây trồng phải xem
xét độ dài ngày theo mùa sinh trưởng của cây trồng (Nguyễn Văn Viết, 2007). Để
bố trí hệ thống cây trồng phù hợp, đạt năng suất cao và ổn định cần phải căn cứ

5


vào nhu cầu của cây về nhiệt độ và ánh sáng ở giai đoạn cuối và tình hình nhiệt
độ, ánh sáng từng tháng trong năm.
* Về nhiệt độ
Theo Nguyễn Văn Viết (2007), diễn biến của nhiệt độ có ỹ nghĩa quyết định
đến cơ cấu thời vụ gieo trồng khi các điều kiện khác nhau được bảo đảm. Từng
loại cây, từng giống cây, các bộ phận của cây, các quá trình sinh lý của cây... phát
triển thích hợp và chỉ an toàn trong khoảng nhiệt độ nhất định. Theo Lý Nhạc và
cs. (1987) cây ưa nóng là những cây trong 2 tháng cuối yêu cầu nhiệt độ trên
20oC, cây ưa lạnh là những cây trong 2 tháng cuối yêu cầu nhiệt độ dưới 20 oC.
Nếu không có nhiệt độ phù hợp với đặc tính ưa nhiệt của cây dẫn đến năng suất
giảm. Căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ của từng nhóm cây: ưa nóng, ưa lạnh hay
ngày ngắn để bố trí hệ thống cây trồng phù hợp trong năm. Nhiệt độ có tác dụng
quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu.

Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới 17oC, cây lúa tăng trưởng chậm lại. Dưới 13 oC cây
lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây lúa sẽ chết. Phạm vi nhiệt độ mà
cây lúa có thể chịu đựng được và nhiệt độ tối hảo thay đổi tùy theo giống lúa,
giai đoạn sinh trưởng, thời gian bị ảnh hưởng là tình trạng sinh lý của cây lúa.
Nói chung các giống lúa ôn đới chịu đựng nhiệt độ thấp giỏi hơn các giống lúa
nhiệt đới và ngược lại. Cây lúa già chịu đựng giỏi hơn cây lúa non, thời gian bị
ảnh hưởng bởi nhiệt độ không phù họp, cây lúa càng suy yếu thì khả năng chịu
đựng càng kém.
Bảng 2.1. Đáp ứng của cây lúa đới với nhiệt độ ở các giai đoạn
sinh trưởng khác nhau
Giai đoạn sinh trưởng

Tối thấp
10
12 - 13
16
7 - 12
9 - 16
15
15 - 20
22
12 - 18

Nảy mầm
Hình thành cây mạ
Ra rễ
Vươn lá
Nở bụi (đẻ nhánh)
Tượng khối sơ khởi
Phát triển đòng

Thụ phấn
Chín

Nhiệt độ (oC)
Tối cao
45
45
35
45
33
38
35
30

Tối hảo
20 - 35
25 - 30
25 - 28
31
25 - 31
30 - 33
20 - 25

Nguồn: Yoshida (1981)

6


Đối với lúa nước, cả nhiệt độ không khí lẫn nhiệt độ nước đều có ảnh
hưởng trên sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Suốt từ đầu đến giai đoạn vươn

lá, đỉnh sinh trưởng của lá, chồi và bông nằm trong nước nên ảnh hưởng của
nhiệt độ rất quan trọng. Tuy nhiên, sự vươn dài của lá và sự phát triển chiều cao
chịu ảnh hưởng cả nhiệt độ nước và không khí. Đến khi đòng lúa vươn ra khỏi
nước, vào khoảng giai đoạn phân bào giảm nhiễm, thì ảnh hưởng của nhiệt độ
không khí trở nên quan trọng hơn. Do đó, có thể nói rằng, nhiệt độ nước và
không khí ảnh hưởng trên năng suất và các thành phần năng suất lúa thay đổi tùy
giai đoạn sinh trưởng của cây. Trong giai đoạn sinh trưởng ban đầu, nhiệt độ
nước ảnh hưởng đến năng suất thông qua việc ảnh hưởng lên số bông trên bụi.
Giai đoạn giữa nhiệt độ nước ảnh hưởng lên số hạt trên bông và phần trăm hạt
chắc. Đến giai đoạn sau, nhiệt độ không khí sẽ ảnh hưởng lên năng suất thông
qua ảnh hưởng trên phần trăm hạt chắc và trọng lượng hạt.
Nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 20oC làm giảm hoặc ngưng hẳn sự
nẩy mầm của hạt, làm mạ chậm phát triển, cây mạ ốm yếu, lùn lại, lá bị mất màu,
trổ trễ, bông bị nghẹn, phần chót bông bị thoái hoá sự thụ phấn bị đình trệ, khả
năng bất thụ cao, hạt lép nhiều và chín kéo dài bất thường. Ở nhiệt độ cao vượt
quá 35oC chót lá bị khô trắng, trên lá có những dãy và đốm bị mất màu, nở bụi
kém, chiều cao giảm, số hạt trên bông giảm, bông lúa bị trắng, hạt thoái hóa
nhiều, hạt bất thụ cao, hạt chắc giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Nói chung, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây lúa là 26 - 28oC, nhiệt độ thay
đổi tùy theo cao độ, vĩ độ và mùa trong năm.
* Về lượng mưa
Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây lúa. Cây lúa đòi hỏi một
lượng nước lớn gấp nhiều lần trọng lượng chất khô của chúng. Lượng nước mà
cây tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất khô của cây (gọi là hệ số tiêu thụ
nước) như lúa: 500 - 800 đơn vị nước cho một đơn vị chất khô,.... Hầu hết lượng
nước được sử dụng cho nông nghiệp là nước mặt, các nguồn này được cung cấp
chủ yếu từ lượng mưa hàng năm. Tùy theo lượng mưa hàng năm, khả năng cung
cấp và khai thác nước đối với một vùng cụ thể để xem xét lựa chọn hệ thống cây
trồng phù hợp.
Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa là một trong những

yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và
các vụ lúa trong năm.

7


Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 - 7
mm/ngày và 8 - 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ
sung. Nếu tính luôn lượng mước thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây
lúa cần một lượng mưa khoảng 200mm và suốt vụ lúa 5 tháng cần khoảng
1000mm. Nếu công tác thủy lợi thực hiện tốt, ruộng lúa chủ động nước thì mưa
không có lợi cho sự gia tăng năng suất lúa. Ngược lại mưa nhiều, gió to, trời âm
u, ít nắng, cây lúa phát triển không thuận lợi. Mưa còn tạo điều kiện ẩm độ thích
hợp cho sâu bệnh phát triển làm hại lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
* Về gió
Ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình
thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy
chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỉ lệ hạt lép, hạt lửng (gạo không đầy vỏ
trấu) làm giảm năng suất lúa. Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi
không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình quang hợp và hô hấp của ruộng lúa góp phấn tăng năng suất (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2009).
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 oC
trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc, tăng ở phía
Nam lãnh thổ. Mức thay đổi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Nam dao động trong
khoảng từ -3oC đến 3oC. Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động trong
khoảng -5oC đến 5oC. Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc
độ tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu

thế chung của biến đổi khí hậu toàn cầu (Bộ TN&MT, 2012).
Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi
đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía
Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến hơn
10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các
vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm
tương tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở phía Nam và giảm ở phía Bắc. Khu
vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng
mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua.

8


Bảng 2.2. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua
ở các vùng khí hậu của Việt Nam
Vùng khí
hậu
Tây Bắc Bộ
Đông Bắc Bộ
Đồng
bằng
Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Nam Trung
Bộ
Tây Nguyên
Nam Bộ

Nhiệt độ (OC)
Tháng I Tháng VII


Năm

Lượng mưa (%)
Thời kỳ
Thời kỳ
Năm
XI-IV
V-X
6
-6
-2
0
-9
-7

1,4
1,5

0,5
0,3

0,5
0,6

1,4

0,5

0,6


0

-13

-11

1,3

0,5

0,5

4

-5

-3

0,6

0,5

0,3

20

20

20


0,9
0,4
0,6
19
9
11
0,8
0,4
0,6
27
6
9
Nguồn: Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam - Bộ TN&MT (2012)

Khu vực đổ bộ của bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam có xu hướng lùi
dần về phía Nam lãnh thổ nước ta; số lượng các cơn bão rất mạnh có xu hướng
gia tăng; mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây. Nhìn
chung, mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có xu hướng mạnh lên. Hạn hán,
bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với mức độ không đồng
đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu. Hiện tượng nắng
nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Trung
Bộ và Nam Bộ.
Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế
tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7 mm/năm, phía đông của biển
Đông có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu
vực ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung
bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm.
Như vậy, xu thế mực nước biển cho khu vực ven biển từ số liệu thực đo tại
trạm quan trắc hải văn và từ vệ tinh là gần bằng nhau. Điều này cũng được kiểm

chứng khi so sánh giữa số liệu thực đo tại trạm hải văn và từ vệ tinh. Kết quả so
sánh cho thấy có sự tương đồng cao về pha và biên độ dao động của mực nước
trung bình cũng như tương quan giữa chúng.
Năm 2015 là năm chịu tác động rõ nét của BĐKH và hiện tượng Elnino,
liên tục các hiện tượng thời tiết bất thường đã xảy ra. Như trận mưa lịch sử ở
Quảng Ninh (từ 26 - 28/7) lớn nhất trong vòng 55 năm qua, nhiệt độ SaPa xuống
12,7oC giữa mùa hè (6/7), trận mưa dông lớn nhất 30 năm ở Hà Nội ngày 13/6,

9


tháng 5 nóng kỷ lục trong 40 năm qua, hạn hán cực khắc nghiệt ở Ninh Thuận,
những đợt nắng nóng này góp phần khiến cho năm 2015 dự kiến sẽ trở thành
năm nóng nhất trong lịch sử trên bình diện toàn cầu. Đây chính là dự đoán được
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa ra vào ngày 15/6. Thế nhưng
bước sang mùa đông, nước ta gặp phải đợt rét kỷ lục tại miền Bắc là một đợt rét
rất mạnh, rất sâu và hiếm gặp. Về mức độ, đợt rét này thực sự khốc liệt với hàng
loạt kỷ lục được ghi nhận. Nhiệt độ Hà Đông (Hà Nội) lúc 9h sáng 24/1 xuống
5,4oC, thấp nhất từ năm 1977 tới nay. Lần đầu tiên đỉnh núi Ba Vì, cách trung
tâm thủ đô 60 km, có tuyết rơi kéo dài. Lần đầu tiên trạm khí tượng Sa Pa (Lào
Cai) nhiệt độ xuống -4,2oC; trạm Mẫu Sơn (Lạng Sơn) chưa khi nào ghi nhận
mức nhiệt -4,4oC như 13h trưa 24/1. Tuyết rơi, băng giá xuất hiện khá dày ở hầu
khắp các điểm cao, năm 2015 là một năm khó khăn của toàn ngành nông nghiệp,
hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức, nhất là BĐKH gây nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
Năm 2015 cũng là năm đánh dấu mốc sự kiện Bản Thỏa thuận chống biến
đổi khí hậu toàn cầu đã được chính thức thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh
Liên Hiệp Quốc COP21 ở Paris (Pháp) ngày 12/12/2015. Đây là một Thỏa thuận
lịch sử vì lần đầu tiên tất cả 196 bên tham gia Công ước khung của Liên hợp
quốc về chống biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã đi đến một Thỏa thuận buộc tất cả

các nước cắt giảm lượng phát thải khí carbon. Bản Thoả thuận một phần mang
tính ràng buộc pháp lý, một phần mang tính tự nguyện. Mục tiêu quan trọng nhất
của Thỏa thuận này là giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 oC,
rồi tiếp đó cùng thúc đẩy nỗ lực để xuống còn 1,5 oC so với thời kỳ tiền công
nghiệp. Lần đầu tiên, từng nước trên thế giới đã cam kết cắt giảm khí thải, tăng
khả năng ứng phó và chung tay vì sự nghiệp chung chống Biến đổi khí hậu.
Chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mới của hợp tác toàn cầu để giải quyết một
trong những vấn đề phức tạp nhất của nhân loại.
2.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam
2.2.2.1. Kịch bản về nhiệt độ
Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
tăng từ 1,6oC đến 2,2oC trên phần lớn diện tích phía Bắc lãnh thổ và dưới 1,6 oC ở
đại bộ phận diện tích phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).

10


Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
tăng 2 - 3oC trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng
Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ thấp
nhất trung bình tăng từ 2,2 - 3,0 oC, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 3,2oC. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35oC tăng 10 - 20 ngày trên phần lớn
diện tích cả nước.
Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có
mức tăng phổ biến từ 2,5 đến trên 3,7oC trên hầu hết diện tích nước ta.
2.2.2.2. Kịch bản về lượng mưa
Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng phổ
biến khoảng trên 6%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, chỉ vào
khoảng dưới 2%.
Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm
tăng trên khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ biến từ 2 - 7%, riêng Tây Nguyên, Nam

Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm và
lượng mưa mùa mưa tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm so với thời kỳ
1980 - 1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,
Nam Bộ. Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị
thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.
Theo kịch bản phát thải cao: Lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng trên
hầu khắp lãnh thổ nước ta với mức tăng phổ biến khoảng 2 - 10%, riêng khu vực
Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, khoảng 1 - 4%.
2.2.2.3. Kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam
Các kịch bản phát thải khí nhà kính đã được lựa chọn để tính toán, xây
dựng kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản
B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình
(kịch bản B2) và kịch bản phát thải cao nhất của nhóm các kịch bản phát thải cao
(kịch bản A1FI).
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Đến cuối thế kỷ 21, nước biển
dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 - 82 cm;
thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 49 - 64 cm. Trung bình toàn Việt
Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 - 73 cm.

11


Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam (Bộ TN&MT, 2009,
2011 & 2012), tới năm 2100, nước biển có thể dâng lên tới 100 cm, nhiệt độ sẽ
nóng lên khoảng 3oC, làm cho 10,8% dân số cả nước trực tiếp bị ảnh hưởng, sản
xuất lúa gạo và thủy sản sẽ giảm 20% nếu ngành nông nghiệp không có những
chuyển biến phù hợp.
2.2.3. Tổng quan phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
2.2.3.1. Tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
* Định nghĩa

Khái niệm tính dễ bị tổn thương (TDBTT) có xuất xứ từ các nghiên cứu về
thảm hoạ tự nhiên hoặc an ninh lương thực, hiện là một khái niệm còn gây nhiều
tranh cãi. Khái niệm tính dễ bị tổn thương được hiểu theo nhiều cách khác nhau,
do đó cũng được ứng dụng theo các hướng khác nhau Theo Viện Giảm thiểu
Thiên Tai (Disaster Reduction Institute - DRI) thì TDBTT là sự kết hợp của các
yếu tố về mức độ phơi nhiễm (Exposure), mức độ nhạy cảm (Sennsitivity) và khả
năng thích ứng (Adaptive capacity).

Turner (Chủ tịch Ủy ban Biến đổi khí hậu Anh) và các tác giả khác (2003)
miêu tả tính dễ bị tổn thương là hàm số có 3 đặc điểm chồng chéo: độ phơi nhiễm
(Exposure), độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation
Capacity). Metzger và các tác giả khác (2006) đã lý thuyết hóa khái niệm này và
biểu diễn bằng toán học tính dễ bị tổn thương (V) là hàm gồm độ phơi nhiễm (E),
độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC).
V = f (E, S, AC) (Metzger và cs, 2006)
Cũng theo Turner thì TDBTT có thể được biểu thị là hàm của các tác động
tiềm tàng (Potential Impacts - PI) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity):
V = f (PI, AC)
Như vậy, có thể nhìn nhận rằng khái niệm của DRI và khái niệm của Turner
và Metzger đều có chung các tác động tiềm tàng (hay nguy cơ) trong đó chúng là
hàm gồm độ phơi nhiễm và độ nhạy cảm.
Trong BĐKH, khái niệm được ứng dụng rộng rãi nhất là khái niệm do
IPCC (2007) xây dựng: Tính dễ bị tổn thương là mức độ mà ở đó một hệ thống
dễ bị ảnh hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của BĐKH, gồm
các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tính dễ bị tổn

12


thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi

và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống đó.

Hình 2.1. Các bộ phận của tính tổn thương đối với BĐKH theo IPCC
Do đó TDBTT (Vulnerability) có thể được biểu thị là hàm của độ phơi
nhiễm (Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng
(Adaptation Capacity).
V = f (E, S, AC) (Nguồn IPCC, 2001)
Trong đó:
- E: (Exposure) Mức độ phơi nhiễm được IPCC định nghĩa là bản chất và
mức độ đến một hệ thống chịu tác động của các biến đổi thời tiết đặc biệt.
- S: (Sensitivity) Mức độ nhạy cảm là mức độ của một hệ thống chịu tác
động (trực tiếp hoặc gián tiếp) có lợi cũng như bất lợi bởi các tác nhân kích thích
liên quan đến khí hậu.
- AC: (Adaptive Capacity) Khả năng thích ứng là khả năng của một hệ
thống nhằm thích nghi với BĐKH (bao gồm sự thay đổi cực đoan của khí hậu),
nhằm giảm thiểu các thiệt hại, khai thác yếu tố có lợi hoặc để phù hợp với tác
động của BĐKH.
Định nghĩa của IPCC sẽ được sử dụng trong nghiên cứu về phương pháp
đánh giá tính dễ bị tổn thương trong sản xuất lúa tại Nghĩa Hưng, Nam Định.
*Mục đích đánh giá tính dễ bị tổn thương
Đánh giá mức độ tổn thương (Vulnerability) hay tác động (Impact) của
BĐKH là hết sức quan trọng vì nó cung cấp cho ta những thông tin làm cơ sở
định hướng cho những giải pháp thích ứng và cả giải pháp giảm thiểu như đã đề
cập tới trong mục trên.

13


Đánh giá tính dễ bị tổn thương (TDBTT) là điểm khởi đầu để hiểu được các
ảnh hưởng kinh tế xã hội, lý sinh,… của BĐKH và quan trọng hơn là hiểu được

năng lực thích ứng của cộng đồng đối với các tác động của BĐKH và các hạn
chế, rào cản và các cơ hội liên quan tới việc thực hiện các chính sách và biện
pháp thích ứng. Vì thế đánh giá TDBTT không đơn giản là điểm cuối của quá
trình phân tích mà trên hết là tính chất của các cộng đồng dân cư, khu vực sống
và các hệ sinh thái. Để hỗ trợ quá trình phân tích TDBTT, năng lực thích ứng và
xác định các biện pháp can thiệp để phân tích các nhân tố dễ bị tổn thương,
O’Brien et al (2004) gợi ý rằng “Lập bản đồ tính dễ bị tổn thương có thể được sử
dụng để xác định các điểm nóng dễ bị tổn thương với BĐKH và các yếu tố căng
thẳng khác, đồng thời các nghiên cứu điển hình chuyên sâu sẽ cung cấp các kiến
thức về các nguyên nhân cơ bản và các cấu trúc định hình tính dễ bị tổn thương”.
Đánh giá TDBTT sẽ chỉ ra các khu vực, các nhóm người và các hệ sinh
thái trong tình trạng rủi ro cao nhất, nguồn gốc tổn thương và làm thế nào để
giảm thiểu hay loại bỏ các tổn thương này. Vì thế, xác định các vùng và các
nhóm người ở mức độ rủi ro cao nhất và đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân các
tổn thương là rất cần thiết cho việc thiết kế và thực hiện các giải pháp tăng
cường năng lực thích ứng. Đánh giá TDBTT sẽ giúp các nhà hoạch định chính
sách xác định được loại can thiệp nào, ở đâu và khi nào có thể thực hiện các
loại can thiệp này.
Đánh giá TDBTT được dựa trên các kịch bản và các đầu ra mô hình (toán
học, vật lý) và là các bước khởi đầu để hiểu rõ hơn các tác động tiềm tàng của
BĐKH trong tương lai và hướng tới công tác quản lý hiệu quả hơn và phù hợp
hơn, cuối cùng là các đầu tư về công trình để giảm thiểu tác động của BĐKH.
Đánh giá và lập bản đồ TDBTT đối với các tác động khác nhau được thiết
kế để khẳng định các yếu tố tạo nên mức độ dễ bị tổn thương và sự phức tạp
trong các tương tác của chúng. Smit và Wandel (2006) cho rằng mục đích đánh
giá TDBTT “không chỉ để xác định mức độ tổn thương hiện tại và tương lai của
một cộng đồng cụ thể bằng cách cho điểm (sử dụng phương pháp Weighting =
thiết lập thang điểm để đánh giá mức độ tổn thương của từng đối tượng) mà quan
trọng hơn là thu thập thông tin về bản chất của tình trạng tổn thương, nguyên
nhân và các yếu tố quyết định”.

2.3.3.2. Các phương pháp đánh giá TDBTT

14


Hiện nay với sự phát triển của tin học, các chuyên gia đã xây dựng và phát
triển rất nhiều các phần mềm - mô hình, hỗ trợ đánh giá TDBTT. Các mô hình
như DSSAT, SPUR, CLIRUM and the Holdridge Life Zones Classificationand
WATBAL được ứng dụng trong hầu hết các ngành dễ bị tổn thương như tài
nguyên nước, nông nghiệp, sức khoẻ, vùng ven biển và lâm nghiệp. Trong các
nghiên cứu về tác động của các ngành cụ thể, ở hầu hết các nước các mô hình tác
động được ứng dụng như:
- Decision Support System for Agrotechnology Transfer (DSSAT) - Hệ
thống hỗ trợ ra quyết định cho việc chuyển giao công nghệ nông nghiệp là một
hệ thống phần mềm lồng ghép các mô hình sinh trưởng của cây trồng với các số
liệu về mùa vụ, thời tiết và thổ nhưỡng và dự báo các thay đổi tiềm tàng về năng
suất cây trồng và sử dụng nước.
- Bộ mô hình SPUR2 mô phỏng ảnh hưởng của BĐKH đối với các hệ thống
sinh thái đồng cỏ và chăn nuôi gia súc. Gói mô hình này bao gồm các mô hình
con về sinh trưởng cây trồng, thuỷ văn/đất đai, chăn nuôi.
- CLIRUM mô hình cân bằng nước tổng hợp trên cơ sở phần mềm excel
được phát triển để đánh giá tác động của BĐKH đối với dòng chảy lưu vực sông.
- WATBAL mô hình cân bằng nước. Các mô hình nói trên được sử dụng để
đánh giá TDBTT của hầu hết các ngành trong đó có ngành nông nghiệp và tài
nguyên nước. Bên cạnh đó, các phân tích kinh tế xã hội cũng thường được ứng
dụng. Các nghiên cứu gần đây về tác động và TDBTT sử dụng các mô hình tác
động tinh vi, phức tạp và các đánh giá trên cơ sở TDBTT nhằm xác định các
nguồn dễ bị tổn thương.
Các nghiên cứu về tác động và mức độ dễ bị tổn thương trong những năm
gần đây đã sử dụng các mô hình đánh giá tác động phức tạp hơn và các đánh giá

dựa trên cơ sở TDBTT, xác định nguyên nhân của tình trạng này, ví dụ bằng cách
điều tra phạm vi các dao động về BĐKH, tần suất và cường độ của các biến đổi
cực đoan của khí hậu trong quá khứ và khả năng ứng phó với các biến đổi này
trong tương lai. Đánh giá các nguồn lực (kinh tế, xã hội và chính trị) hiện tại và
tương lai đối với cộng đồng, đánh giá khả năng thích ứng với thay đổi. Đánh giá
các cơ hội, hiệu quả và chi phí của các hoạt động thích ứng. Và làm thế nào để
lôi kéo sự tham gia của các đối tác liên quan vào quá trình đánh giá.

15


×