Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

KIỂM SOÁT SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG BAUXITE Ở TÂN RAI – BẢO LÂM – LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.73 KB, 42 trang )

Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: KIỂM SOÁT SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC VÀ CHÊ
BIÊN QUẶNG BAUXITE Ở TÂN RAI – BẢO LÂM – LÂM ĐỒNG

Giảng viên hướng dẫn:
Th.s Đào Trung Thành

Nhóm 03:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Vũ Thị Lan – 1321.080.466
Vũ Văn Hùng – 1321.080.039
Trần Quang Huy – 1321. 080.449
Trần Thanh Huyền – 1321.080.455
Nguyễn Hải Hưng – 1321.080.458
Đỗ Thị Hương – 1321.080.044
Nguyễn Thị Lan – 1321.080.465
Bùi Thị Hường – 1321.080.461
Lê Thị Liễu – 1321.080.469



MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VE
1


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên

DANH MỤC BẢNG
Bang 1: Khôi lương khai thac bauxite ơ m ôt sô quôc gia năm 2007, 2008 ..................................................14
Bang 2: Thanh phân khoang vât 3 dang chinh cua Bauxite ..........................................................................18
Bang 3: Thanh phân hóa học cua Bauxite......................................................................................................18

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
IUCN: tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
GDP: tổng sản phẩm quốc nội
SĐN : sông Đồng Nai
IWRA: Hội Tài nguyên nước Quốc tế

2


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong ba nước có trữ lượng quặng Bauxite đứng đầu trên thế giới,
đến nay Bauxite đang trở thành một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của Việt
Nam. Phần lớn trữ lượng Bauxite của Việt Nam tập trung ở Tây Nguyên, đặc biệt là các
tỉnh phía Nam của Tây Nguyên như Lâm Đồng và Đắc Nông.

Hiện nay, Việt Nam đã bắt đầu triển khai xây dựng hai nhà máy sản xuất alumin đầu
tiên, công suất 600.000 tấn/năm: nhà máy alumin Tân Rai và nhà máy alumin Nhân Cơ..
Tuy nhiên, vấn đề bất cập lớn nhất khi triển khai các dự án nhôm ở Tây Nguyên nói
chung và dự án khai thác và chế biến Bauxite ở Tân Rai nói riêng chính là vấn đề môi
trường và sinh thái. Các chuyên gia của các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế
khi xem xét dự án nhôm ở Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác đa phương và song phương
đều cho rằng dự án sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sinh thái của khu vực
trên một diện rộng.
Khi khai thác Bauxite, trước mắt bắt buộc phải phá huỷ toàn bộ thảm thực vật để bốc
đi lớp đất phủ trên bề mặt và lớp khoáng vật chứa Bauxite với độ sâu hết chiều dày của
thân quặng. Toàn bộ vùng đồi núi sẽ dần biến thành đất trống, không có khả năng trồng
trọt do không giữ được độ ẩm. Một vấn đề quan trọng hơn nữa mà hiện nay tất cả các
nước sản xuất alumin đều quan tâm là vấn đề bùn thải trong quá trình chế biến quặng,
còn gọi là bùn đỏ. Đặc trưng của bùn đỏ là có pH cao và có kích thước hạt mịn, nhỏ hơn
1mm. Do đó, bùn thải khi khô dễ phát tán bụi vào trong không khí gây ô nhiễm, tiếp xúc
với bụi này gây ra các bệnh về da, mắt. Nước thải từ bùn hoặc nước chảy tràn qua hồ
bùn đỏ tiếp xúc với da gây các tác hại như ăn mòn da, gây mất độ nhờn làm da khô ráp,
có thể sưng tấy, loét mủ ở các vết xước trên da. Đặc biệt, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn
nước ngầm là rất cao khi lưu giữ bùn với khối lượng lớn trong thời gian dài. Lượng bùn
này phát tán mùi hôi, hơi hóa chất gây ô nhiễm, ăn mòn các loại vật liệu.

3


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
Một số thành phần hóa học chính trong bùn đỏ: Fe2O3, Al2O3, SiO2 và TiO2, Na2O,
K2O, CaO...và một số nguyên tố kim loại có giá trị như: V, Ga.... Bên cạnh đó, bùn đỏ
còn chứa một số nguyên tố phóng xạ, kim loại nặng, các chất thải nguy hại, oxalate gây
tác động xấu cho sức khỏe con người và môi trường.
Trước kia, để lưu trữ bùn đỏ, hầu hết các nhà máy sản xuất alumin đều chứa bùn đỏ

trong các ao mở để cho nước bay hơi và chiết xuất kiềm. Phải mất vài năm, quá trình tự
nhiên này mới kết thúc và khi đó bùn khô còn lại sẽ được chôn cất hoặc trộn với đất. Tuy
nhiên, sau sự cố vỡ bể chứa bùn đỏ của một nhà máy sản xuất nhôm ở miền Tây Hungary
và hậu quả của nó đã cho thấy việc chứa bùn đỏ chưa phải đã là giải pháp tốt, mà phải
tìm ra một giải pháp hữu hiệu hơn để có thể xử lý, làm giảm các nguy cơ, rủi ro của bùn
đỏ đến môi trường, hoặc có thể sử dụng chất thải này như một loại nguyên vật liệu cho
quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm khác, mang lại lợi ích kinh tế nhưng không gây
tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường.
Xuất phát từ thực tế trên việc : “kiểm soát sự cố môi trường do chất thải quặng đuôi
trong khai thác và chế biến boxit ở dự án Tân Rai, Bảo Lâm, Lâm Đồng” là rất cần thiết
và cấp bách để bảo môi trường.
Dưới sự hướng dẫn của Th.s Đào Trung Thành, nhóm đã tìm hiểu và nghiên cứu về
vấn đề “kiểm soát sự cố môi trường do chất thải quặng đuôi trong khai thác và chế biến
quặng Bauxite tại Tân Rai – Bảo Lâm – Lâm Đồng”.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận
được sự góp ý từ thầy giáo cùng các bạn để bài báo cáo hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

4


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.

Vị trí địa ly

Dự án Bauxit Tân Rai được xây dựng trên khu vực huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng. Lâm
Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’
kinh độ đông.

-

Phía Đông: giáp với các tỉnh là Khánh Hoà và Ninh Thuận

-

Phía Tây: giáp Đắk Nông

-

Phía Tây Nam: giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước

-

Phía Nam và Đông Nam: giáp tỉnh Bình Thuận

-

Phía Bắc: giáp tỉnh Đăk Lăk

Phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét. Dãy núi phía nam có đỉnh
Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Biang cao 2163 mét, Hòn Giao cao 1948 mét. phía
nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475
mét. phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét, địa hình khá bằng
phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà.
Với diện tích tự nhiên 146.344 ha, Bảo Lâm là một trong những huyện có diện tích
lớn của tỉnh (chiếm 19%). Bảo Lâm là vành đai bao quanh 3 phía: Bắc, đông và tây thị xã
Bảo Lộc, khiến cho chu vi của huyện Bảo Lâm rất dài và Bảo Lâm có ranh giới giáp với
nhiều địa phương khác: phía bắc giáp với tỉnh Đắk Nông, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận,
phía đông giáp huyện Di Linh, phía tây giáp thị xã Bảo Lộc và các huyện: Cát Tiên, Đạ

Tẻh và Đạ Huoai. Ở vị trí này, Bảo Lâm có điều kiện giao lưu khá thuận lợi với các địa
bàn ở trong và ngoài tỉnh.
Huyện là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu nhất tỉnh, chiếm 10% tổng giá trị
tài nguyên khoáng sản của vùng Đông Nam Bộ, trong đó thì nguồn tài nguyên Bauxit
chiếm tỷ lệ lớn nhất. Hiện tại tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam đã đầu tư
xây dựng nhà máy Alumin phục vụ công nghiệp khai thác Bauxit với trữ lượng 630 ngàn
tấn / năm.

5


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên

hình 1: Bản đồ tỉnh Lâm Đồng
1.2.

Điều kiện tự nhiên môi trường

1.2.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện Bảo Lâm thuộc vùng sơn nguyên tương đối bằng phẳng. Độ cao
trung bình 900m so với mặt biển. Mặc dù không có nhiều núi cao (Tiou Hoan 1.444m,
BNom Quanh 1.131m, BNom RLa 1.271m), nhưng nơi đây lại là vùng phát sinh của
nhiều dòng suối lớn và là đầu nguồn sông La Ngà. Các dòng sông suối chính như: Đa
Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình,... tập hợp nhiều nguồn suối nhỏ để đổ
vào sông La Ngà. Ở phía bắc huyện Bảo Lâm cũng có nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou,
Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou với rất nhiều nhánh suối nhỏ tập trung đổ vào sông Đa Dâng là
ranh giới tự nhiên của huyện với tỉnh Đắc Nông.
1.2.2. Đặc điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình
• Địa chất thủy văn:
- Lâm Đồng là nơi khởi nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về Đông Nam Bộ và

Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đồng đều với mật độ trung bình
0,6km/km2 và phần lớn chảy theo hướng đông bắc – tây nam.
6


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
- Ba con sông chính là: Đa Dâng, Đa Nhim, La Ngà.
- Một số sông khác: Đa Queyon, Đạ Huoai, Đạ Tẻh...
- Lâm Đồng có nhiều hồ: hồ Đơn Dương, Đan Kia - Suối Vàng, Xuân Hương, Đa
Thiện, Than Thở, Tuyền Lâm, Đạ Tẻh...
- Trên địa bàn của tỉnh đã phát hiện được một số nguồn nước khoáng như Gougah
(huyện Đức Trọng), Đạ Long (Lạc Dương), Trại Mát..
• Địa chất công trình:
Đất ở Lâm Đồng được chia thành 8 nhóm chính:
- Nhóm đất phù sa phân bố dọc các thung lũng sông suối.
- Nhóm đất glây hình thành ở những nơi có địa hình thấp trũng.
- Nhóm đất mới biến đổi xuất hiện trong điều kiện rửa trôi, feralit hóa, glây hóa ở
mức độ thấp.
- Nhóm đất đen kết quả của quá trình rửa trôi tích lũy sét.
- Nhóm đất đỏ bazan, phân bố thành một dải rộng từ phía nam huyện Lâm Hà cho
đến huyện Di Linh.
- Nhóm đất xám, phân bố rộng khắp từ vùng núi cao đến vùng gò đồi thấp và thung
lũng trên các loại đá mẹ khác nhau.
- Nhóm đất mùn alit trên núi cao phân bố ở độ cao trên 2.000m
- Nhóm đất xói mòn mạnh ở vùng gò đồi được hình thành do quá trình rửa trôi, xói
mòn.
1.2.3. Đặc điểm khí tượng
Khí hậu: chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao - Trong
năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4

năm sau.

7


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
Lượng mưa hàng năm rất lớn, bình quân 2.000 - 2.500mm. Trữ lượng nước dồi dào
(từ 8-10 tỷ m3/năm), có khả năng đáp ứng cho sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp
ngay cả trong mùa khô.
Độ ẩm tương đối: trung bình cả năm 80 – 85%
Nhiệt độ : thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ
trung bình năm dao động từ 18 – 25 0 C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít
có những biến động lớn trong chu kỳ năm
1.2.4. Đặc điểm hệ sinh thái
Lâm Đồng là tỉnh được đánh giá cao về sự đa dạng sinh học hệ sinh thái, đa dạng về
loài và đa dạng về nguồn gen.
Lâm Đồng có trên 60% diện tích tự nhiên là rừng với nhiều kiểu thảm thực vật. Tại
đây đã xác định được 3.490 loài thực vật rừng và 393 loài nấm, trong đó có 131 loài
thuộc Sách Đỏ Việt Nam, 45 loài trong danh mục đỏ của tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế (IUCN).
1.3.

Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

Bước sang thời kỳ đổi mới, Lâm Đồng có nhiều bước tiến đáng kể trong phát triển
kinh tế. Thời kỳ 1990-1995, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gần 13%. Cơ cấu kinh
tế chuyển hướng theo chiều hướng tích cực, các tiềm năng thế mạnh được khai thác. Nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển, xuất - nhập khẩu được khuyến khích, đẩy
mạnh hợp tác đầu tư với nước ngoài.
Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện trên cơ sở phát huy thế mạnh về cây công

nghiệp dài ngày, rau, hoa quả đặc sản theo hướng đầu tư thâm canh, đất đai được sử dụng
có hiệu quả, hình thành nhiều vùng chuyên canh. Bộ mặt nông thôn thay đổi, số hộ giàu
và trung bình chiếm tỷ lệ trên 80%. Vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc được quan tâm đầu
tư phát triển.
Lâm nghiệp được phát triển trên cơ sở bảo vệ tài nguyên và phát triển vốn rừng; công
tác trồng, chăm sóc rừng được ưu tiên. Quản lý bảo vệ rừng, định canh, định cư cho đồng
bào dân tộc được thực hiện.
Công nghiệp tăng với tốc độ cao, sản phẩm đa dạng. Nhiều sản phẩm mới được sản
xuất (như lụa, hàng đan len, cà phê, nhân hạt điều, thiếc tinh, nấm...). Chất lượng các sản
8


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
phẩm được nâng lên và tìm được thị trường tiêu thụ khá ổn định, như chè xuất khẩu, tơ
tằm... Giá trị xuất khẩu từ công nghiệp chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Cơ sở vật chất kỹ - thuật hạ tầng được tập trung xây dựng, đáp ứng phần lớn yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Mạng lưới điện đã đến được 80% số xã; đường giao thông mở
đến tất cả các khu dân cư. Nước sạch được cấp cho trên 50% số dân; mạng lưới bưu
chính viễn thông phủ kín đến tất cả các xã trong tỉnh và được đầu tư ngày càng hiện đại.
Các công trình thủy lợi tại các vùng nông nghiệp trọng điểm được xây dựng và phát huy
có hiệu quả
Trên bước đường xây dựng kinh tế, tỉnh Lâm Đồng gặp không ít trở ngại. Cơ sở hạ
tầng, kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa chưa được phát triển. Riêng 27 xã đồng bào dân
tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; nạn đói giáp hạt vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Một
số nơi đồng bào trở về buôn làng cũ trong rừng sâu, sống chủ yếu bằng phát rừng làm
rẫy; đời sống hết sức bấp bênh; bệnh tật, ốm đau xảy ra triền miên. Vào mùa mưa, việc đi
lại vào vùng đồng bào dân tộc rất khó
1.4.

Đặc điểm dân cư


Như một bức tranh thu nhỏ của đất nước, hiện nay, ở Lâm Đồng cũng song song tồn
tại hai thành phần dân cư - người Kinh và các dân tộc thiểu số.
-

Cộng đồng người Kinh:

Năm 1979, dân số người Kinh là 299.969 nhân khẩu và phân bố trong cả 7 huyện, thị
của Lâm Đồng. Hiện nay, dân số người Kinh là 762.795 nhân khẩu, phân bố ở 9 huyện,
thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt. Cư dân người Kinh đang đóng vai trò là động lực
chủ yếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa trên xứ sở này.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, cùng với quá trình khai thác cao nguyên, thực dân Pháp đã
đưa lên một số công nhân, viên chức người Kinh để phục vụ cho bộ máy cai trị và lao
động trong các đồn điền trồng cây công nghiệp của tư bản. Trước năm 1945, một số
nhóm lao động ở miền Bắc di dân đến Lâm Đồng lập nghiệp, xây dựng vùng quê mới.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ở cả vùng kháng chiến và vùng bị tạm
chiến, số người Kinh ở Lâm Đồng tăng lên một cách đáng kể.
Đến nay, trong tổng số 135 đơn vị hành chính cơ sở của Lâm Đồng, có 32 xã, phường
toàn là người Kinh, 30 xã người Kinh sống xen cư với các buôn dân tộc.

9


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
Mặc dù có cùng nguồn gốc là những cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng miền
Trung, song do các điều kiện lịch sử chi phối, nên trên thực tế, trong cộng đồng người
Kinh ở Tây nguyên nói chung, ở Lâm Đồng nói riêng lại bao gồm hai bộ phận di dân: bộ
phận di dân trong các giai đoạn của trước ngày giải phóng và bộ phận di dân sau năm
1975.
Trước ngày giải phóng, người Kinh lẻ tẻ đến sinh cơ lập nghiệp ở Lâm Đồng từ

những thập niên đầu thế kỷ XX. Tới năm trước Cách mạng tháng Tám, tỷ lệ dân số người
Kinh ngang bằng với đồng bào dân tộc tại chỗ. Trước năm 1945, bộ phận di dân chủ yếu
là người từ các tỉnh miền Bắc (phía Bắc vĩ tuyến 17) vào Lâm Đồng. Địa bàn phân bố
chủ yếu của dân cư này là thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và các huyện lỵ, thị trấn.
Thực dân Pháp thuê những người này mở mang đường xá, xây dựng cơ sở hạ tầng:
điện, nước, công sở nhà nước, chợ, bưu điện, bệnh viện, trường học... Nổi bật trong đợt
di dân này là Nhà nước tổ chức di chuyển một số người Nghệ Tĩnh, Hà Đông vào. Số còn
lại chủ yếu là người lao động miền Trung tự vào kiếm việc làm. Lúc đầu là thời vụ, sau là
định cư lập nghiệp lâu dài. Ngoài ra, trong thành phần dân cư này còn có một số ít là
công chức nhà nước.
Đến năm 1945, người Kinh tập trung nhiều ở vùng Đà Lạt, DRan (Đơn Dương), một
ít ở Bảo Lộc, Di Linh, ven quốc lộ 20; một số ở ven quốc lộ 18 đi Đắc Lắc hoặc từng
cụm nhỏ trên đường Di Linh - Kim Đa. Từ 1945 - 1954, sự di dân đến Lâm Đồng bị hạn
chế.
Trong giai đoạn 1954 - 1975 đã diễn ra một đợt di dân ồ ạt đến Lâm Đồng. Chủ yếu là
người có gốc Bắc (ở các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa...và một ít ở Cao Bằng, Lạng Sơn).
Phần lớn trong số họ là giáo dân, gia đình quân nhân được chính quyền Việt Nam Cộng
hòa tổ chức di dân tập thể. Họ đến ở những địa bàn được chuẩn bị trước và hình thành
nên những vùng tập trung người Kinh mới, như: Thanh Bình (Đức Trọng), Kim Phát
(Bảo Lộc). Các năm tiếp theo là sự di dân tự do, chủ yếu là người ven biển miền Trung từ
Quảng Trị trở vào. Số đông là người bốn tỉnh: Nam, Nghĩa, Bình, Phú. Một số trong
những người này là lánh nạn, một số khác mưu cầu một cuộc sống đảm bảo hơn. Cuộc di
dân tự do trong giai đoạn này sôi động và liên tục, đã góp phần làm thay đổi thành phần
dân cư và để lại nhiều kết quả tích cực lẫn tiêu cực trên lãnh thổ này.
Bộ phận di dân sau năm 1975 chủ yếu là những gia đình cán bộ, quân đội, công nhân,
viên chức do yêu cầu của công tác, do muốn gia đình đoàn tụ nên đã di chuyển đến Lâm
Đồng để sinh sống lâu dài. Phần đông những người này cư trú tại các thành thị, vùng ven
10



Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
thị, các huyện lỵ, thị trấn, các cơ sở kinh tế quốc doanh, các đơn vị hành chính và khu gia
đình của một số doanh trại quân đội.
Cư dân kinh tế mới được di chuyển theo con đường tổ chức của Nhà nước thông qua
chính quyền địa phương nơi dân đi và nơi dân đến. Dân kinh tế mới tại Lâm Đồng chủ
yếu là những nhóm lao động thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (như Nam Hà, Nam Định,
Ninh Bình, Hà Tây, Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội). Qua 12 năm (1976 - 1988), dân kinh tế
mới ở Lâm Đồng có khoảng 100.000 nhân khẩu. Họ phân bố tại 16 điểm kinh tế mới
thuộc các huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc, Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên
Sự di cư quy mô lớn của người Kinh diễn ra từ đầu thế kỷ XX đến nay đã đưa số
lượng người Kinh vượt hẳn tổng số dân tộc bản địa, nó cũng làm đảo lộn đời sống người
bản địa. Trên lãnh thổ Lâm Đồng đang diễn ra một cuộc chung sống chưa từng có trong
lịch sử giữa người dân tộc bản địa và người Kinh theo tình anh em, nhằm cùng nhau khai
thác, xây dựng lãnh thổ này thành một địa phương giàu mạnh, một cuộc sống hạnh phúc
lâu dài.
-

Cộng đồng dân tộc thiểu số di cư đến:

Nếu tính cả những nhóm dân tộc có số lượng vài chục người thì tại Lâm Đồng hiện
diện 7 nhóm: người Hoa, Nùng, Tày, Thái, Giáy, Mường, Dao. Đó là những bộ phận nhỏ
thuộc các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc di cư vào Nam và được điều động đến
Lâm Đồng. Dưới thời Ngô Đình Diệm có hơn 20.000 người. Sau 25 năm lập nghiệp trên
địa bàn này, dân số tăng lên 1/4.
Các nhóm tộc người này phân bố chủ yếu ở ven quốc lộ 20 và 21, thuộc về những
vùng kinh tế - xã hội đang phát triển. Đặc biệt ở xã Tùng Nghĩa, bên cạnh quốc lộ 20
thuộc huyện Đức Trọng là nơi có 11.873 nhân khẩu của các nhóm dân tộc di cư từ miền
Bắc đến, chiếm 78,1% dân số chung toàn xã (15.207 nhân khẩu). Riêng người Hoa chiếm
39,2% dân số và là nơi tập trung đông nhất của cộng đồng này.
-


Các dân tộc thiểu số tại chỗ:

Năm 1979, tại Lâm Đồng có 9 tộc người và nhóm tộc người cư trú lâu đời ở miền
Nam Việt Nam. Nếu tính cả những nhóm tộc người có số dân vài chục người thì thời
điểm đó có trên 92.339 nhân khẩu và phân bố ở 9 huyện, thị xã Bảo Lộc, và Thành phố
Đà Lạt.
Trong 20 năm qua, dân số các tộc người tại chỗ của Lâm Đồng đã tăng lên, chủ yếu là
tăng tự nhiên, một phần là tăng cơ học. Theo điều tra dân số năm 1999, dân số Cơ Ho là
11


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
112.737 người, Chu Ru là 14.000 người, Mạ là 25.298 người, Mnông là 9.679 người. Địa
bàn phân bố các dân tộc thiểu số rải rác trên mọi vùng của tỉnh. Song, nhiều nơi dân số
tập trung đều xa những tụ điểm kinh tế - văn hóa, xa các quốc lộ và đường giao thông
liên tỉnh.
Cả tỉnh có 24/135 đơn vị xã, phường toàn là người dân tộc thiểu số; trong đó có 4 xã
nằm bên quốc lộ 20 là Tân Châu, Liên Đầm, Gung Ré (Di Linh) và Đạ Mri (Đạ Hoai), 2
xã nằm bên quốc lộ 21 là Đạ Đờng (Lâm Hà) và N'Thol Hạ (Đức Trọng). Còn lại đều là ở
vùng núi xa hẻo lánh, như các tụ điểm cư dân Cơ Ho ở Đạ Long, Đạ Tông (Lạc Dương),
Sơn Điền (Di Linh), Lộc Nam (Bảo Lộc)

12


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ CHÊ BIÊN
QUẶNG BAUXITE

2.1.

Khái niệm về Bauxite

Boxit hay bauxite là 1 loại quặng nhôm trầm tích có màu hồng, nâu được hình thành
từ các quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng có trước bởi quá
trình xói mòn.

hình 2: Mẫu quặng Bauxite
Bo xit là tên gọi được đặt theo tên của một ngôi làng ở miền nam nước Pháp - Les
Baux-de-Provence và tại đây nó được nhà địa chất học là Pierre Berthier phát hiện ra lần
đầu tiên năm 1821.
2.2.

Tình hình khai thác Bauxite

Khai thác mỏ bauxite là hoạt động khai thác mỏ chứa bauxite, bao gồm hoạt động xây
dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu
khoáng sản. Việc khai thác bauxite chủ yếu được tiến hành theo phương pháp khai thác lộ
thiên vì chúng nằm ở sát hay ngay trên mặt đất. Khoảng 95% lượng bauxite được khai
thác trên thế giới đều được dùng để luyện thành nhôm.
2.2.1. Trên thế giới.
Theo Tạp chí Khảo sát điạ chất của Mỹ (tháng 1 – 2005), trữ lượng bauxite toàn thế
giới ước tính khoảng 55 đến 75 tỷ tấn (quặng tinh), trong đó ở Nam Mỹ chiếm 33%, châu
Phi – 27%, châu Á – 17%, châu Đại Dương – 13%, các nơi khác – 10%
13


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
Bauxit được khai thác đầu tiên ở Guyana trong thời gian 1897-1910 .

Đến năm 1950, trữ lượng bauxite trên thế giới khoảng 1.605,3 triệu tấn phân bố trên
27 quốc gia. 61,9% trong số đó phân bố tập trung ở 4 quốc gia gồm: Jamaica (20%),
Hungary (15,6%), Ghana (14,3%) và Brazil (12%) .
Năm 2001 Mỹ đứng đầu thế giới về sản lượng nhôm, tuy nhiên đến năm 2004 đã
giảm xuống vị trí thứ 4, sau Trung Quốc, Nga và Canada. Mỹ hiện nay có bốn nhà máy
alumin, công suất (0,6 – 2,3) triệu tấn/năm.
Châu Mỹ La tinh có nguồn quặng bauxite rất lớn. Tại châu lục này hiện có 12 nhà
máy alumin, trong đó có 11 nhà máy đang hoạt động, công suất (0,13 – 2,38) triệu
tấn/năm, với tổng công suất 13,51 triệu tấn.
Châu Phi có nguồn quặng bauxite lớn nhưng hiện chỉ có 01 nhà máy alumin ở Gainea,
năm 2004 sản xuất được 0,73 triệu tấn (đạt 100% công suất).
Năm 2004 Ấn Độ khai thác 10,0 triệu tấn bauxite, một phần dùng xuất khẩu.
Do nhu cầu tiêu thụ tăng, cung không đủ cầu đã đẩy giá nhôm trong thời gian gần đây
lên rất cao. Giá nhôm LME thời hạn 3 tháng cuối năm 2005 tăng lên (2.240 – 2.270)
USD/tấn. Trong tháng 4/2006 giá nhôm tăng liên tục từ 2.500 USD/tấn lên tới 2.800
USD/tấn, vượt xa tất cả các dự báo.
Nhu cầu tiêu thụ nhôm và alumin lớn, giá bán đứng ở mức cao đã tạo cơ hội hết sức
thuận lợi cho các nước có quặng bauxite tiến hành đầu tư khai thác quặng bauxite và sản
xuất alumin để xuất khẩu.
Năm 2007, Australia đứng đầu danh sách các nước khai thác bauxite và chiếm một
phần ba lượng khai thác của cả thế giới; theo sau là Trung quốc, Brazil, Guinea, và
Jamaica. Mặc dù nhu cầu nhôm của thế giới tăng, trữ lượng được biết là đủ để đáp ứng
nhu cầu trong một thời gian dài nữa. Việc tái sử dụng nhôm với lợi thế là chi phí sản xuất
hạ giúp kéo dài thời gian khai thác trữ lượng bauxite.

Bảng 1: Khối lượng khai thác bauxite ở một số quốc gia năm 2007, 2008
Quốc gia

Khối lượng khai thác


14

Trữ lượng

Trữ lượng ban
đầu


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
2007

2008

Guinée

18,000

18,000

7.400.000

8.600.000

Úc

62,400

63,000

5.800.000


7.900.000

Việt Nam

30

30

2.100.000

5.400.000

Jamaica

14,600

15,000

2.000.000

2.500.000

Brasil

24,800

25,000

1.900.000


2.500.000

Guyana

1,600

1,600

700,000

900,000

Ấn Độ

19,200

20,000

770,000

1.400.000

Trung Quốc

30,000

32,000

700,000


2.300.000

Hy Lạp

2,220

2,200

600,000

650,000

Suriname

4,900

4,500

580,000

600,000

Kazakhstan

4,800

4,800

360,000


450,000

Venezuela

5,900

5,900

320,000

350,000

Nga

6,400

6,400

200,000

250,000

Hoa Kỳ

NA

NA

20,000


40,000

7,150

6,800

3.200.000

3.800.000

202,000

205,000

27.000.000

38.000.000

Các nước
khác
Tổng cả thế
giới (làm tròn)

Nguồn: U.S. Geological Survey, Mineral Commodity Summaries, tháng 1 năm 2009
2.2.2. Ở Việt Nam
Trữ lượng bauxite ở Việt Nam được ước tính vào khoảng 5,4 tỉ tấn, trong số đó có
khoảng 2,1 tỉ tấn có thể khai thác được, là trữ lượng đứng hàng thứ ba trên thế giới sau
Guinea (8,6/7,4 tỉ tấn) và Australia (7,9/5,8 tỉ tấn). Bauxite được tìm thấy ở Hà Giang
(0,5%), Cao Bằng (1,8%), và Lạng Sơn (1,4%) ở miền Bắc và ở Konplong-Kanak

(Kontum-Gia Lai) (11%), Ðắk Nông (61%), Bảo Lộc-Di Linh (20%), Bình Phước
15


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
(4,6%), và Quảng Ngải-Phú Yên (0,2%) ở miền Trung. Bauxite ở miền Bắc thuộc loại
diaspore (AlO(OH)), trong khi bauxite ở miền Trung thuộc loại gibbsite (Al(OH) 3).
Quặng bauxite ở cao nguyên miền Trung thuộc loại thảm nằm trên sườn hay đỉnh đồi,
với chiều dày thay đổi từ 4 đến 6 m. Bên trên là lớp đất đỏ basalt có chiều dày đổi từ 0,5
đến 3 m, bên dưới là lớp đất sét kaolinite khá dày
Kế hoạch khai thác bauxite và luyện nhôm ở Việt Nam do VINACOMIN soạn thảo và
được chính phủ phê duyệt qua Quyết định số 167/2007/QÐ-TTg ngày 1 tháng 11 năm
2007. Theo kế hoạch này, từ năm 2007 đến 2025, Việt Nam sẽ xây dựng 6 nhà máy chế
biến alumina ở Ðắk Nông, Lâm Ðồng, và Bình Phước, 1 nhà máy luyện nhôm tại Bình
Thuận, 1 tuyến đường sắt khổ 1.435 mm nối liền Ðắk Nông với Bình Thuận và cảng Kê
Gà ở Bình Thuận. Kế hoạch này có thể cần đến 15 tỉ USD nhằm mục đích khai thác mỗi
năm 70,9 đến 94,5 triệu tấn bauxite, chế biến mỗi năm 11,8 đến 16,5 triệu tấn alumina,
luyện mỗi năm 200.000 đến 400.000 tấn nhôm, và vận chuyển mỗi năm 25 đến 30 triệu
tấn hàng hóa vào năm 2025
Ngày 1 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy
hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite từ giai đoạn 20072015, có xét đến năm 2025 và hiện nay, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam cũng đã
thăm dò, đầu tư một số công trình khai thác bauxite, luyện alumina tại Tây Nguyên. Tuy
nhiên, việc làm này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học và dân cư
bản địa vì nguy cơ hủy hoại môi trường và tác động tiêu cực đến văn hoá - xã hội Tây
Nguyên và có thể tổn thương cả một nền văn hóa bản địa.
Trước hết, trữ lượng bauxite của nước ta được đánh giá hàng thứ ba thế giới. Đây là
thế mạnh của nước ta, việc khai thác bauxite là vấn đề của cả nước.
Quặng bauxite ở Việt Nam thuộc 2 loại chính:
• Bauxite nguồn gốc trầm tích (một số bị biến chất) tập trung ở các tỉnh phía Bắc
như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Nghệ An

• Bauxite nguồn gốc phong hố laterit từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía Nam như
Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi.
Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên nước ta chỉ khai thác và bán sản phẩm thô cho
Trung Quốc chứ chưa phải là sản phẩm tinh chế. Giá alumina chỉ bằng 12% giá nhôm,
mà chỉ có Trung Quốc chứ chẳng có nước nào khác mua. Chúng ta khai thác bằng công
nghệ Bayer và Bayer tiên tiến của Châu Mỹ vì nước ta chưa có công nghệ thích hợp để
khai thác. Và có một khó khăn lớn trong dự án này là về đường vận chuyển. Địa hình
trên khu vực Tây Nguyên tồn đường đèo và dốc, hai đầu rất cao nhưng ở giữa lại bằng
phẳng. Vận chuyển Alumina thì chỉ vận chuyển bằng container và xe đặc chủng nặng tới
40 tấn mà đường thì nhỏ, dốc, rất nguy hiểm.
16


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
Bên cạnh việc khai thác bauxite để nâng cao kinh tế thì vấn đề môi trường cũng phải
được quan tâm đúng mức. Trong đó cần xử lý tốt ba vấn đề: thứ nhất là chống xói mòn và
hòan thổ, thứ hai là nguồn nước, thứ ba là bùn đỏ.
2.3.

Nguồn gốc hình thành và thành phần của Bauxite và bùn đỏ

2.3.1. Nguồn gốc hình thành và thành phần của Bauxite
• Quá trình hình thành Bauxite:
Các giọt Bauxite nóng chảy được sinh thành từ trong lòng đất, tự hút nhau lớn dần rồi
được đẩy lên mặt đất theo các họng núi lửa cùng với dăm, cuội dung nham núi lửa thành
phần bazơ - kiềm trẻ (cỡ Paleogen trở lại đây). Trên mặt đất, dăm, cuội dung nham núi
lửa chứa quặng bauxite và quặng sulfua đa kim đi kèm sẽ bị laterit hóa, dưới mực nước
ngầm chúng lại bị kaolinit hóa tạo thành set - kaolin chứa dăm, cuội, quặng bauxit và
sulfua đa kim.
Bauxit hình thành trên các loại đá có hàm lượng sắt thấp hoặc sắt bị rửa trôi trong quá

trình phong hóa. Quá trình hình thành trải qua các giai đoạn:
-

Giai đoạn 1: Phong hóa và nước thấm lọc vào trong đá gốc tạo ra ôxit nhôm và sắt.

-

Giai đoạn 2: Làm giàu trầm tích hay đá đã bị phong hóa bởi sự rửa trôi của nước
ngầm.

-

Giai đoạn 3: Xói mòn và tái tích tụ bauxite.

Quá trình này chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố chính như:
-

Đá mẹ chứa các khoáng vật dễ hòa tan và các khoáng vật này bị rửa trôi chỉ để lại
nhôm và sắt,

-

Độ lỗ hổng có hiệu của đá cho phép nước thấm qua,

-

Có lượng mưa cao xen kẽ các đợt khô hạn ngắn,

-


Hệ thống thoát nước tốt,

-

Khí hậu nhiệt đới ẩm,

-

Có mặt lớp phủ thực vật với vi khuẩn. Theo một mô hình mô phỏng quá trình này
thì giá trị pH thích hợp đạt khoảng 3,5-4,0.
17


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
• Thành phần của Bauxite:
 Thành phần khoáng vật:
Bauxite tồn tại ở 3 dạng chính tùy thuộc vào số lượng phân tử nước chứa trong nó và
cấu trúc tinh thể gồm: gibbsit Al(OH) 3, boehmit γ-AlO(OH), và diaspore α-AlO(OH),
cùng với các khoáng vật oxit sắt goethit và hematit, các khoáng vật sét kaolinit và thường
có mặt cả anata TiO2, sulfua đa kim, các khoáng vật nặng như monazit, ziercon và
xenotim.
Gibbsit là hydroxit nhôm thực sự còn boehmit và diaspore tồn tại ở dạng hidroxit
nhôm ôxit. Sự khác biệt cơ bản giữa boehmit và diaspore là diaspore có cấu trúc tinh thể
khác với boehmit, và cần nhiệt độ cao hơn để thực hiện quá trình tách nước nhanh.
Bảng 2: Thành phần khoáng vật 3 dạng chính của Bauxite
Gibbsit

Boehmit

Diaspore


Al(OH)3

AlO(OH)

AlO(OH)

65,4

85,0

85,0

Hệ tinh thể

Đơn tà

Trực thoi

Trực thoi

Mật độ (g.cm−3)

2,42

3,01

3,44

Nhiệt độ tách nước (°C)


150

350

450

Thành phần
Hàm lượng alumina tối đa
(%)

 Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học chủ yếu (quy ra ôxít) là Al 2O3, SiO2, Fe2O3, CaO, TiO2, MgO...
trong đó, hyđrôxit nhôm là thành phần chính của quặng.
Bảng 3: Thành phần hóa học của Bauxite
Thành phần
hóa học

Al2O3

Fe2O3

CaO

18

SiO2

TiO2


MgO

Mất khi
đốt


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
% theo khối
lượng (%)

55,6

4,5

4,4

2,4

2,8

0,3

30

Ở Việt Nam, bauxite được xếp vào khoáng sản khi tỷ lệ giữa ôxit nhôm và silic ôxit
gọi là modun silic (ký hiệu là µsi) không được nhỏ hơn 2.
2.3.2. Nguồn gốc hình thành và thành phần của bùn đỏ
Bùn đỏ là chất thải của quặng thoát ra từ quá trình tinh chế quặng theo quy trình
Bayer sau khi Al2O3 được tách ra khỏi quặng bằng phản ứng với NaOH đặc. Lượng
NaOH dư thừa thường được cố gắng thu hồi nhưng không thể nào thu hồi 100% và còn

lại với hàm lượng tương đối cao, tạo môi trường kiềm từ 12 độ pH trở lên. Những hướng
nghiên cứu chính trên thế giới hiện nay (tập trung chủ yếu ở Australia, Brazil) cho hay có
3 cách có thể chuyến hóa bùn đỏ thành đất trồng.
Bùn đỏ không thể dễ dàng xử lý, ở hầu hết các quốc gia mà bùn đỏ được tạo ra, nó
được bơm vào ao bùn đỏ. Những "ao" chỉ đơn giản là khu vực đầy bùn đỏ. Bùn đỏ là một
vấn đề vì nó chiếm diện tích và khu vực đất này không thể dùng cho xây dựng hay làm
trang trại ngay khi nó đã khô.
Do quá trình sản xuất bùn có độ pH cao từ 10 đến 13. Một số phương pháp được sử
dụng để giảm độ pH cấp để giảm tác động đến môi trường. Người ta đang nghiên cứu để
sử dụng thích hợp bùn đỏ cho ứng dụng khác.
2.4.

Đánh giá tác động môi trường từ quá trình khai thác và quá trình chế biến
quặng bauxite.

Cho đến nay Việt Nam vẫn còn là nước nông nghiệp. Nông thôn và nông dân chiếm
khoảng 70% và phát triển kinh tế xã hội còn phải dựa vào khai thác tài nguyên: đất đai,
rừng biển, khoáng sản… Bauxite Tây Nguyên là loại khoáng sản có giá trị thương mại
trên thị trường. Việc khai thác các dạng tài nguyên thiên nhiên, trong đó có khai thác
bauxite, chế biến và xuất khẩu là việc làm cần thiết cho mục đích phát triển, tạo việc làm
cho cộng đồng.
Tuy việc khai thác khoáng sản nói chung và khai thác Bauxite nói riêng có thể mang
lại một nguồn lợi lớn về kinh tế cho đất nước đang trong quá trình phát triển, nhưng cũng
tiềm ẩn không ít những thách thức to lớn, những đe dọa đối với môi trường tự nhiên cũng
như đối với đời sống dân cư bản địa.
19


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
Quặng bauxite Tây Nguyên có những đặc điểm: Phân bố dàn trải trên diện rộng, tổng

diện tích chứa bauxite lên đến 20.000 km2, Chiều dày lớp quặng trung bình khoảng 4-6m,
hiếm khi dày hơn 10m, Cấu tạo thân quặng phân lớp, từ trên xuống dưới gồm: lớp thổ
nhưỡng (0,8-2,5m) đất đỏ bazan màu mỡ với thảm thực vật tươi tốt, lớp kết vón laterit
(1,5-2,0m), lớp quặng bauxite (4-6m), lớp sét loang lổ chứa caolinit (2-3m), cuối cùng là
lớp đá bán phong hóa và đá gốc bazan. Quặng nằm gần mặt đất, hệ số bóc đất đá nhỏ,
hàm lượng các kim loại nặng, các nguyên tố độc hại, kể cả phóng xạ trong bauxite là rất
thấp, vì vậy khả năng chúng gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác quặng
bauxite là không đáng lo ngại. Những đặc điểm này rất thuận lợi cho việc khai thác
quặng bauxite bằng khai trường lộ thiên.
Tuy nhiên, khai thác lộ thiên bauxite, đặc biệt là bauxite gibxit sẽ gây tác động nhiều
mặt đến môi trường đất, nước, không khí, thảm thực vật, cư dân bản địa.
2.4.1. Phá vỡ tính ổn định của địa hình cao nguyên, gây ra hiện tượng xói mòn đất
trên diện rộng, giảm năng suất cây trồng, hoàn thổ nhưng không thể tái khôi
phục đất trồng trọt
Ở Lâm Đồng, lớp quặng bauxite và nhiều nơi bên trên có thêm lớp mũ sắt (tích tụ
hydroxyt-sắt) lại có kết cấu khá chặt, có khả năng chống lại xói mòn rất tốt, và góp phần
đáng kể làm ổn định địa hình. Khi bauxite được khai thác, toàn bộ đỉnh cao của khai
trường được đào bới, tầng phủ bở rời xuất hiện do khai đào hay do hoạt động hoàn thổ sẽ
không thể chống lại xói mòn.Với địa hình trên đỉnh cao nguyên, với chế độ mưa nhiều,
hoạt động xói mòn sẽ là một thảm hoạ khó có thể ngăn cản. Các hồ chứa nước dưới chân
sườn dốc dễ bị lấp đầy làm mất khả năng trữ nước. Nhiều dòng suối cấp nước cho dân cư
dưới hạ lưu sẽ bị đục vì bồi tích từ khai trường tràn xuống, làm cho hệ sinh thái nước bị
thiệt hại khó lường.
Hoạt động xói mòn rửa trôi đất liên quan đến khai trường bauxite là rất khó kiểm
soát, dù rằng mỗi năm mỗi dự án chỉ khai thác chừng 100 ha, nhưng thời gian khai thác
liên tục là rất dài (20-30 năm). Kinh nghiệm của mỏ bauxite Bảo Lộc (Công ty Hoá chất
Cơ bản Miền Nam) cho thấy rõ thảm hoạ này: hoạt động liên tục suốt 32 năm qua, mỏ
bauxite Bảo Lộc đã tiến hành khai thác quặng bauxite ở Bảo Lộc phục vụ cho việc sản
xuất phèn chua dùng để lọc nước tại TP Hồ Chí Minh. Hằng năm mỏ sản xuất ra 120.000
tấn quặng tinh (khoảng 1/11 công suất của dự án Tân Rai hoặc Nhân Cơ giai đoạn I), đòi

hỏi khối lượng quặng nguyên khai hằng năm là 260.000 tấn. Toàn bộ hạ lưu của mỏ
bauxite Bảo Lộc là suối Đamrông, thuộc khu Minh Rồng (thượng nguồn sông La Ngà,
một chi lưu của sông Đồng Nai, đoạn chảy qua Định Quán) đã biến thành “dòng suối
chết” do bồi tích sinh ra từ hoạt đọng xói mòn rửa trôi tại khai trường của mỏ này. Không
loại trừ khả năng sau khi đưa vào hoạt động của các dự án Nhân Cơ và Tân Rai, nhiều hồ
20


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
của các công trình thuỷ điện trong các hệ thống sông Đồng Nai và Srepok cũng bị bồi
nông và đục ngầu.
Tây Nguyên có các loại cây trồng có giá trị kinh tế: cà phê, chè, cao su, thông, chiếm
diện tích lớn và đang ở giai đoạn sinh lợi. Nơi bauxite phân bố ở các độ cao 900m, 10001100m và 2500-2950m còn có thảm rừng tự nhiên. Tây Nguyên là vùng đất đa sắc tộc.
Cư dân bản địa hiện còn nghèo, họ sinh sống chủ yếu dựa vào cây trồng và tài nguyên phi
gỗ trong rừng. Khi khai thác quặng bauxite thì hai hệ sinh thái chịu tác động mạnh nhất là
hệ sinh thái rừng tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp. Qua nghiên cứu tại mỏ Tân Rai
(với công suất 300.000 tấn Alumin/năm), ước tính tổng thiệt hại tài nguyên cây trồng
trong 20 năm đầu do hoạt động khai thác và tuyển quặng gây ra đã là khoảng 1.804,1 tỉ
đồng. Diện tích trồng trọt suy giảm năng suất sẽ lớn hơn diện tích khai trường 3-4 lần
Ngoài ra, khai thác lộ thiên sau khi bóc lấy lớp bauxite, sẽ làm thay đổi cơ bản phẩu
diện đất, các hợp phần dinh dưỡng trong đất mất đi, chỉ còn lại lớp sét nguyên chất, mà từ
đó để hình thành nên lớp thổ nhưỡng như hiện tại phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng
nghìn năm.
2.4.2. Vấn đề hoàn thổ và sự xâm nhập của tập đoàn cây Mai Dương
Dự tính diện tích phải hoàn thổ của khai trường của cả hai dự án Nhân Cơ và Tân Rai
lên tới 3000 ha ở giai đoạn I và sẽ lên tới 6000-7000 ha ở giai đoạn II. Ngay khi có tầng
phủ bở rời để hoàn thổ, thì đất hoàn thổ cũng không canh tác được. Kinh nghiệm hoàn
thổ 32 năm qua của mỏ bauxite Bảo Lộc cho thấy rõ vấn đề này.
Mỏ bauxite Bảo Lộc sau 32 năm khai thác mới hoàn thổ được khoảng 2 ha trong tổng
số 36 ha diện tích đã khai thác. Công tác hoàn thổ được thực hiện rất bài bản: tầng phủ

trên quặng (dày trung bình 1 m) được bóc và tích lũy lại, quặng bauxite (dày trung bình 4
m) được khai thác, sau đó tầng phủ được lấp trở lại vị trí khai thác. Sau hoàn thổ, cấu trúc
ban đầu của phẫu diện có lớp đất thổ nhưỡng mỏng (0,10-0,40m) nằm trên mặt bị trộn lẫn
với lớp kết von laterit và quặng bauxite nghèo thành một hỗn hợp chua và độc hại với
phần lớn các loại cây trồng. Mỏ cũng đã bỏ công chăm bón được 2 ha cây keo tai tượng ở
vùng đất hoàn thổ nhưng cây cũng khá còi cọc.
Tuy nhiên, cây Mai Dương (còn gọi là cây trinh nữ đầm lầy – Mimosa Pigra) đã phát
triển tốt trên các lớp hoàn thổ. Vốn không kén đất, cây Mai Dương phát triển thành thảm
thực vật khá tốt, cao đến 2m trên vùng đất hoàn thổ chưa đến 2 năm. Do không phải cạnh
tranh với các loài cây khác, chúng thay vì vươn cao, đã bò lan và sinh quả có kích thước
khá mập mạp. Ngay tại bãi quặng đang thải cũng đã xuất hiện rải rác cây Mai Dương cao
gần 1m.
21


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên

hình 3: Mai Dương xâm lấn vào vùng đất đã hoàn thổ của mỏ Bauxite Bảo Lộc
Mai Dương là loài thực vật ngoại lai xâm nhập nguy hiểm có nguồn gốc từ Trung Mỹ
(nên còn có tên là Móc mèo Mỹ hay Trinh nữ Thân gỗ). Chúng không kén đất, phát tán
nhanh và chưa ở đâu tiêu diệt được loài cây xâm lược này. Chúng ưa vùng đất bán ngập
nhưng có thể sống tốt trên đất dốc, sinh sản bằng hạt và bằng cách phân nhánh rất khỏe.
Mỗi m2 cây Mai Dương có đến 200 hạt. Hạt Mai Dương “ngủ” trong đất không thuận lợi
có thể đến 25 năm vẫn có khả năng nảy mầm. Nhựa Mai Dương rất độc vì chứa chất độc
Mimosine nên không con vật nào dám ăn. Nơi nào Mai Dương mọc thì không cây nào có
thể mọc được trừ vài loài cỏ lá nhọn rất dễ cháy vào mùa khô. Mai Dương đã xâm chiếm
vào VQG Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Đồng Tháp Mười và nhiều tỉnh khác gây hại cho
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và động thực vật hoang dã.
Vấn đề hoàn thổ sau khai thác bauxite vì thế trở nên nan giải hơn khi vô tình tạo điều
kiện cho cây Mai Dương xâm lấn vào vùng đất trước đây là chè và dâu tằm nổi tiếng của

Bảo Lộc. Và nếu tích cực đầu tư cải tạo đất thì cũng vài chục năm sau mới hy vọng trồng
lại được. Vùng đất sau hoàn thổ bị nhiễm độc Fe và Al sẽ là vùng đất chết, tuy có thể
phục hồi nhưng sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
2.4.3. Vấn đề chia sẻ tài nguyên nước trong lưu vực sông Đồng Nai, đặc biệt với vùng
kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ

22


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
Hệ thống sông Đồng Nai (SĐN) trải dài từ cao nguyên M’Nông (Đắc Nông) và
LangBiang (Lâm Đồng) đến cửa Soài Rạp (TP.HCM), gồm các chi lưu chính như sông
Bé, sông Đa Dung, sông La Ngà có tổng lượng nước hàng năm là 36,3 tỷ m3. Lưu vực hệ
thống Sông Đồng Nai trải rộng trên địa bàn 8 tỉnh thành: Đắc Nông, Lâm Đồng. Bình
Phước, Bình Dương, TPHCM, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận. Nguồn nước hệ
thống SĐN có tầm quan trọng đặc biệt và sống còn trong phát triển kinh tế - xã hội của 8
tỉnh thành này, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm Miền Đông Nam Bộ. Đây là nguồn
cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu người, cấp nước cho công nghiệp, tưới tiêu
nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch sông nước, ...
Cho đến 2005, tình hình khan hiếm nước trên lưu vực sông Đồng Nai đã đến mức
báo động khẩn cấp. Năm 2005 bình quân đầu người 2486 m3/năm dưới ngưỡng 4000
m3/người là mức thiếu nước theo tiêu chuẩn Hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA). Theo
dự báo của Cục Thủy Lợi Bộ NN và PTNT thì năm 2010 chỉ còn ở mức 2098
m3/người/năm (84% so với 2005); năm 2020: 1770 m3/người/năm (71,2% so với 2005);
năm 2040: 1475 m3/người/năm (59,3% so với 2005) là mức khan hiếm nước.
Cả hai khâu tuyển bauxite và alumina trên Tây Nguyên đều đòi hỏi rất nhiều nước.
Dự án Tân Rai có dự kiến xây đập chắn nước để đáp ứng nhu cầu của dự án khoảng 18
triệu m3/năm.
Dự án Tân Rai nằm vùng các suối đầu nguồn cung cấp nước cho các sông La Ngà,
Đồng Nai, là các nguồn nước chính của thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi và hồ Trị An. Để

đảm bảo nhu cầu nước, dự án Tân Rai sẽ xây hồ Cái Bảng với lượng nước được trữ lại
trong hồ là 108,7 triệu m3/năm. Như vậy, dự án cần khoảng 15 - 20 triệu m3 nước / năm.
Vấn đề nước trầm trọng đến nỗi có ý kiến đề xuất phải tính đến việc xây dựng hệ thống
lấy nước từ sông Đồng Nai dài hàng chục cây số bơm lên cao nguyên. Cho dù có thể như
vậy thì nhu cầu nước cho sản xuất alumina tại Tân Rai cũng phải chia sẻ với nguồn nước
sản xuất và sinh hoạt của 20 triệu dân và hàng loạt khu công nghiệp trọng điểm ở hạ lưu
Sông Đồng Nai, trong đó có Bình Dương, TP HCM, Đồng Nai và gần chục nhà máy thủy
điện.
Việc phá huỷ cấu trúc địa hình trên đỉnh cao nguyên sẽ tăng khả năng sinh lũ trong
lưu vực sông Đồng Nai cũng như làm giảm khả năng tích nước tại vùng đỉnh Cao
nguyên, làm tăng nguy cơ thiếu nước trong khu vực.
2.4.4. Vấn đề bùn đỏ trên cao nguyên
Theo quy trình hiện nay, muốn sản xuất 1 tấn alumina, phải khai thác ít nhất 2 tấn
quặng bauxite và thải ra đến 1,5 tấn bùn đỏ. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường
dự án Bauxit Nhân Cơ, nước thải và bùn thải có khối lượng tới 11 triệu m3/năm. Bùn đỏ
(Red Mud) là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến bauxite thành alumina,
gồm các thành phần không thể hoà tan, trơ, khá bền vững trong điện phong hoá như
23


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
Hematit, Natrisilico-aluminate, Canxi-titanat, Mono-hydrate nhôm, Tri-hydrate nhôm và
đặc biệt là chứa xút – một hoá chất độc hại dùng để chế biến alumina từ bauxite, v.v. Ở
Tây Nguyên, nếu chế biến bauxite thành alumina, bắt buộc phải xây dựng các hồ chứa
bùn đỏ tại chỗ. Dự án Tân Rai có lượng bùn đỏ thải ra môi trường khoảng 0,8 triệu
m3/năm, tổng lượng bùn đỏ phải tích trên cao nguyên cả đời dự án Tân Rai 80-90 triệu
m3. Nhưng tổng dung tích của hồ chứa của dự án chỉ có: 20,25 triệu m3, số còn lại sẽ
được chứa trong các hồ mới sau này sẽ xây dựng thêm ở đâu đó.
Đáy hồ theo thiết kế sẽ được lót một lớp đất sét và một lớp vải địa kỹ thuật, hồ được
chia thành một số khoang và có xây dựng hệ thống hào ngăn nước mưa chảy vào hồ.

Phần bùn khô lắng dần sẽ được phủ một lớp vải địa kỹ thuật chống thấm, rồi phủ một lớp
đất dày 1m. Có thể hy vọng rằng hồ sẽ được bảo vệ và tu bổ tốt, đảm bảo an toàn trong
suốt giai đoạn sản xuất. Nhưng các hồ bùn đỏ vì được chôn vĩnh viễn trên cao nguyên nên
sau khi dự án kết thúc, chúng vẫn tồn tại. Nguy cơ hồ chứa bùn đỏ bị xói lở sau khi dự án
kết thúc là không thể lường trước được, vì khi đó chủ dự án đã hết trách nhiệm, lại trong
bối cảnh một vùng có nguy cơ xói lở rất cao.
Đặc trưng của bùn đỏ là có kích thước rất mịn. Do đó, bùn thải khi khô dễ phát tán
bụi vào không khí gây ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với bụi này gây ra các bệnh về da,
mắt. Nước thải từ bùn tiếp xúc với da gây tác hại như ăn da, gây mất độ nhờn làm da
không ráp, sần sùi, chai cứng, nứt nẻ, đau rát, có thể sưng tấy, loét mủ ở vết rách xước
trên da... Đặc biệt, khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt rất cao khi lưu
giữ bùn với khối lượng lớn trong thời gian dài. Lượng bùn này phát tán mùi hôi, hơi hoá
chất làm ô nhiễm, ăn mòn các loại vật liệu.
2.5.

Bùn đỏ ở Việt Nam

Ở các tỉnh Tây Nguyên, nổi bật là 2 tỉnh: Lâm Đồng và tỉnh Đăk Nông, đang chịu
ảnh hưởng của một loại chất thải đặc biệt “bùn đỏ”. Công nghiệp chế biến thải ra môi
trường 3 tấn bùn đỏ/1tấn Alumin (tinh chế từ Bauxite). “Bom bùn” treo lơ lửng trên
đầu các tỉnh cực Nam Trung bộ, đe dọa vùi lấp lưu vực sông Đồng Nai và các dòng
chảy đổ vào sông Mê Kông, nhưng đến thời điểm này, khi những gàu xúc đầu tiên đã
bổ xuống, mở đầu hàng loạt dự án khai thác quy mô ở Tây Nguyên thì vẫn chưa có
giải pháp chế ngự nào được đưa ra.
Nơi có mỏ bauxite quan trọng ở Việt Nam là tại tỉnh Đăk-Nông, một tỉnh nằm ở
phía bắc Bảo Lộc, giữa Đà Lạt và Cambôt. Hai địa điểm đầu tiên đang tiến hành việc
khai thác là tại xã Nhân Cơ thuộc Đăk-Nông và xã Tân Rai ở ngay Bảo Lộc.
Toàn tỉnh Đăk Nông có 13 mỏ Bauxite, trải đều trên địa bàn các huyện nằm ở
thượng nguồn 2 hệ thống sông lớn là Srepok (gồm các nhánh Krông Bông, Krông Păk,
Krông Ana, Krông Nô - đổ vào dòng chính sông Mê Kông) và Đồng Nai (gồm các

24


Kiêm soat sư cô va rui ro chât thai quăng đuôi trong khai thac mo l ô thiên
nhánh chính là Đăk Huýt, Đăk Glun, Đăk Rtit, Đăk Nông - đổ vào sông Đồng Nai).
Phần diện tích sông Srepok trên địa bàn Đăk Nông là 3.583 km2 (chiếm 50% diện tích
toàn tỉnh), sông Đồng Nai là 2.934,4 km2 (chiếm 45% diện tích tỉnh). Thượng nguồn
của cả 2 hệ thống sông này đều có địa hình thuận lợi, tạo thành các hồ chứa bùn.
Theo các nhà khoa học Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, các dự án khai thác đều
cần đến những diện tích đất rất lớn làm bãi thải bùn. Các hồ chứa quá mong manh
trước biến cố thiên tai như lụt, lũ quét… là nguyên nhân dẫn đến thảm họa môi trường
trong tương lai, thảm họa về bùn đỏ có thể san phẳng một vùng đồng bằng rộng lớn và
nó sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều khi hạ lưu sông Đồng Nai và các dòng chảy đổ vào
sông Mê Kông bị bùn đỏ vùi lấp.
Bùn đỏ không trữ nhiệt nhưng có chứa hóa chất NaOH là một chất kiềm, tùy theo
độ đậm đặc, NaOH có khả năng làm phỏng da, giết chết sinh vật và cây cỏ. Tại Tây
Nguyên bùn đỏ được tồn trữ trong hồ chứa, tích lũy lại thành một khối theo năm tháng.
Nếu thành hồ bị vỡ, hoặc gặp lúc mưa bão, hồ chứa có thể bị tràn và nước chứa bùn đỏ
sẽ chẩy ra khắp nơi, giết chết cây cỏ và tôm cá trong các dòng nước. Tây Nguyên là
nguồn phát xuất của sông Đồng Nai cung cấp nước cho Biên Hoà và Sài Gòn.

hình 4: Bùn đỏ ở Tây Nguyên

25


×