Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Đánh giá ảnh hưởng phân bón hóa học thuốc bảo vệ thực vật đến số lượng giun đất sản xuất rau xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hóa học và thuốc bảo
vệ thực vật đến số lượng giun đất trong sản xuất rau tại xã
Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”

Người thực hiện

: PHẠM NGỌC DŨNG

Lớp

: K57MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN



Hà Nội - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hóa học và thuốc bảo
vệ thực vật đến số lượng giun đất trong sản xuất rau tại xã
Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”

Người thực hiện

: PHẠM NGỌC DŨNG

Lớp

: K57MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn

: GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN

Địa điểm thực tập

: VŨ THƯ- THÁI BÌNH


Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi,
được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.
TS. Trần Đức Viên.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa
được công bố trong các công trình khác.

Người thực hiện

Phạm Ngọc Dũng

5

5



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
được sự quan tâm của Khoa Môi trường, Bộ môn Sinh thái Nông nghiệp, dưới sự
hướng dẫn của GS. TS. Trần Đức Viên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học đến số lượng
giun đất trong hệ thống canh tác rau tại xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình”.
Để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ gia đình, bạn bè, các thầy cô trong
Khoa, các cán bộ của xãTrung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo thuộc: Bộ môn
Sinh Thái Nông nghiệp, Khoa Môi trường –Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè –những người đã
luôn động viên, giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới GS. TS. Trần Đức
Viên –thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực hiện và hoàn
thành đề tài này.
Em xin ghi nhận và trân trọng cảm ơn tất cả!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Phạm Ngọc Dũng

6

6


MỤC LỤC


7

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BVTV
EU
FAO
IFA
MH TT
MH AT
NN&PTNT
TCVN
TT
SS với QTKT

8

Diễn giải
: Bảo vệ thực vật
: Liên minh châu Âu
: Tổ chức nông lương thế giới
: Hiệp hội phân bón thế giới
: Mô hình rau truyền thống
: Mô hình rau an toàn
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
: Tiêu chuẩn Việt Nam

: Thông tư
: So sánh với quy trình kỹ thuật

8


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Diện tích gieo trồng rau tại các vùng của Việt Nam giai đoạn 2012-2013
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Trung An năm 2015
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây rau chính của xã Trung An năm
2015 - 2016
Bảng 3.3: Tình hình tiêu thụ các loại cây rau ở xã Trung An
Bảng 3.4: Các loại phân bón sử dụng trong sản xuất rau tại xã Trung An
Bảng 3.5: Lượng phân chuồng được sử dụng trong canh tác rau tại xã Trung An,
2016...............................................................................................................
Bảng 3.6: Lượng phân đạm ure sử dụng trong canh tác rau tại xã Trung An, 2016
Bảng 3.7: Lượng phân lân sử dụng trong canh tác rau tại xã Trung An, 2016
Bảng 3.8: Lượng phân kali sử dụng trong canh tác rau tại xã Trung An, 2016
Bảng 3.9: Lượng phân NPK sử dụng trong canh tác rau tại xã Trung An, 2016
Bảng 3.10: So sánh lượng phân bón hóa học sử dụng giữa mô hình truyền thống và mô
hình an toàn, 2016
Bảng 3.11: Chủng loại thuốc BVTV được người dân sử dụng trong canh tác rau trên
MH TT tại xã Trung An, 2016
Bảng 3.12: Chủng loại thuốc BVTV được sử dụng trong canh tác rau trên MH AT tại xã
Trung An, 2016
Bảng 3.13: Kết quả phân tích đất trên cả hai MH AT và MH TT tại xã Trung An
Bảng 3.14: Số lượng giun đất khảo sát qua 3 đợt tại xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình
Bảng 3.15: Nhận thức của người dân về sự ảnh hưởng của phân bón, thuốc BVTV tới
môi trường tại xã Trung An

Bảng 3.16: Mức độ tiếp cận thông tin về vấn đề sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại xã
Trung An
9

9


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 : Tác động của thuốc BVTV đến môi trường

10

10


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Rau là cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, là loại nông sản hàng hóa
đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân. Nghề trồng rau là một
nghề đã có từ lâu, cho giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa và một số cây màu
khác.
Giun đất là loài vật có ích cho nông nghiệp. Theo Nguyễn Lân Hùng
(2013), giun đất hoạt động làm cho đất tơi xốp tạo nhiều biến đổi có lợi cho cây
trồng. Đất sau khi được giun tiêu hóa và thải ra thành phân giun đã chuyển hóa
chất dinh dưỡng trong đất thành dạng dễ tiêu, giúp cây rau hấp thụ chất dinh
dưỡng dễ hơn.
Rau cũng như những cây trồng khác, để có giá trị kinh tế cao, ngoài
yêu cầu về giống tốt, chủng loại đa dạng, thì vấn đề về kỹ thuật canh tác góp
phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất, sản lượng rau. Tuy nhiên hiện
nay xu hướng sản xuất rau hàng hóa ngày càng gia tăng, chạy theo lợi nhuận,

đã dẫn đến tình trạng rau bị ô nhiễm do vi sinh vật, hóa chất độc hại, dư lượng
kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe cộng đồng, hệ sinh thái và cũng ảnh hưởng tới giun đất. Phân bón và
thuốc BVTV có đặc tính hoá học ổn định (thuốc BVTV thậm chí khó phân
huỷ), nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng, lượng tích luỹ
này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và tác
động trực tiếp đến số lượng giun đất.
Thái Bình là một tỉnh có nền kinh tế thuần nông. Năm 2011, trong tổng
diện tích đất tự nhiên là 157 nghìn ha, thì đất cho sử dụng nông nghiệp là 97,2
nghìn ha (chiếm tới 61,9% tổng diện tích đất tự nhiên) và thu hút gần 60% lao
động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, sản
xuất trồng trọt là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%). Thái Bình với
truyền thống thâm canh trong nông nghiệp, không chỉ đạt năng suất lúa 12 13 tấn/ha, mà còn là một trong những địa phương sản xuất rau màu với sản
lượng lớn. Mỗi năm tỉnh có sản lượng rau tiêu thụ khoảng 400.000 – 500.000
11


tấn (Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình, 2011). Nhiều mô hình chuyên canh rau
màu được hình thành trong tỉnh: hành, tỏi, ớt, khoai tây ở huyện Quỳnh Phụ,
dưa chuột, ngô bao tử, sa lát ở huyện Thái Thụy…
Xã Trung An là một trong những vùng sản xuất rau màu lớn trên địa
bàn huyện Vũ Thư, những năm qua việc phát triển cây rau màu ở xã Trung An
đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân địa phương. Đặc biệt
tại đây mô hình rau an toàn đã được triển khai áp dụng và ngày càng được mở
rộng hơn.
Xuất phát từ thực tiễn trên mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đến
số lượng giun đất trong sản xuất rau tại xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình”.
Mục đích và yêu cầu

Mục đích
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong canh tác
rau tại xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV tới số lượng giun
đất trong canh tác rau tại xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý phân bón và thuốc BVTV
trong canh tác rau tại xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Yêu cầu
- Đánh giá được thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong
canh tác rau tại xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Xem xét được mức độ ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV trong
canh tác rau tại xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất được các giải pháp cụ thể, phù hợp trong sử dụng phân bón,
thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái
Bình.

12


Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Theo Bộ NN&PTNT (2012), diện tích trồng rau cả nước ước đạt khoảng
823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất ước đạt 170 tạ/ha (tăng
102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106% so với năm
2011); trong đó miền Bắc diện tích ước đạt 357,5 nghìn ha, năng suất ước đạt
160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích ước đạt 466,2
nghìn ha, năng suất dự kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn.
Bảng 1.1: Diện tích gieo trồng rau tại các vùng của Việt Nam giai đoạn
2012-2013

ĐVT: ha
Khu vực

Năm 2012

Năm 2013

Cả nước
Miền Bắc
ĐBSH
Trung du và MN phía Bắc
Bắc Trung Bộ
Miền Nam
DH Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL

822.617,3
847.472,5
378.585,6
382.574,9
176.950,7
172.573,5
115.726,4
121.404,6
85.908,4
88.596,9
444.031,7
464.897,6

62.997,8
62.540,2
86.186,5
94.795,4
58.259,0
57.751,0
236.588,4
249.811,0
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015

Theo Tổng cục thống kê (2014), tổng sản lượng rau trong 10 năm từ
2004 - 2013 bình quân mỗi năm tăng 6,9%/năm, từ 3,2 triệu tấn lên 4,9 triệu
tấn. Cũng trong cùng thời kỳ, diện tích gieo trồng rau tăng 105.000 ha, với tốc
độ tăng 5,5%/năm. Theo điều tra của đề tài khuyến nông 01-12, cả nước có
hơn 12 triệu hộ gia đình ở nông thôn có diện tích trồng rau bình quân
36m2/hộ.

13


1.1.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Theo Bộ NN&PTNT (2012), rau là loại cây có tốc độ tăng diện tích đất
trồng nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực trước đây trồng ngũ cốc và
bông sợi hoặc bỏ hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị
kinh tế cao. Trung Quốc là một quốc gia phát triển rộng nhất lớn châu lục, tốc
độ tăng trưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này.
Trong vòng 20 năm qua, sản xuất rau của Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng
trung bình trên 6%/ năm. So với mặt bằng chung của các nước đang phát triển
trên thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành rau Trung Quốc cao hơn tới
3%/năm.

1.2 Khái niệm phân bón, tình hình sử dụng phân bón trong canh tác rau
trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Khái niệm về phân bón
Theo Nguyễn Như Hà (2011), “Phân bón là những chất hữu cơ, vô cơ
trong thành phần có chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng, mà
cây có thể hấp thụ được. Như vậy, phân bón được hiểu là những chất khi bón
vào đất, trong thành phần phải có chứa các nguyên tố dinh dưỡng như: N, P,
K, Ca, Mg, S, Fe, … hoặc các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng”.
1.2.2 Vai trò của phân bón đối với rau
Theo Đường Hồng Dật (2010) phân bón cung cấp các loại chất cần
thiết cho cây trồng: Đa lượng: đạm (N), lân (P), kali (K); trung lượng: canxi
(Ca), lưu huỳnh (S), ma-nhê (Mg)…vi lượng: sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan
(Mn), bo (B), đồng (Cu), molypden (Mo), clo (Cl). Theo Đường Hồng Dật
(2010) tác dụng của các loại phân bón đa lượng đối với cây như sau:
Đạm (N): Đạm là thành phần cơ bản và thường chiếm 15-17% của chất
protein, mà protein là chất biểu hiện của sự sống, vì vậy cây không có đạm thì
cây sẽ chết. Thiếu đạm hoặc thừa đạm đều ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây rau. Nếu đạm dư thừa sẽ kéo dài thời kỳ sinh
trưởng thân lá, rau chậm chín, thân lá non mềm, tế bào chứa nhiều nước và
làm giảm khả năng chống chịu với những tác động bất lợi từ bên ngoài.
14


Lân - Phốt pho (P): Lân có trong thành phần của nhiều hợp chất hữu
cơ quan trọng của cây như glyxerophotphat –chất đầu tiên của quá trình
quang hợp, ADP và ATP là các chất dự trữ cao năng lượng cho các quá trình
sinh hóa trong cây). Lân thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ cây, kích thích sự
hình thành nốt sần ở các cây họ đậu. Lân có tác dụng thúc đẩy việc ra hoa và
hình thành quả ở cây, làm quả mau chín.
Kali (K): Kali có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tổng

hợp các chất gluxit, đẩy mạnh việc tích lũy các hợp chất này vào các bộ phân
dự trữ của cây rau. Kali còn tham gia vào việc phân chia tế bào, tổng hợp các
chất protein, lipit, vv… Kali còn làm cho cây cứng cáp, tăng khả năng chống
đổ do kali thúc đẩy việc tạo thành các bó mạch, tăng bề dày các mô. Cây rau
được cung cấp đủ kali tạo điều kiện để cây có thể chịu được những lượng
phân đạm cao hơn cho năng suất và chất lượng cao hơn.
1.2.3 Tình hình sử dụng phân bón cho rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.3.1 Tình hình sử dụng phân bón cho rau ở Việt Nam
Theo Phạm Văn Bộ (2013), mức bón phân của Việt Nam xấp xỉ trung
bình của khu vực và do đó năng suất cây trồng, đặc biệt là lúa ở mức tuơng
đối cao. Quy luật này cũng phù hợp các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu
Phi. Ở Đông Nam Á, sản lượng lương thực tăng 16-27% do đó sử dụng phân
bón tăng 5 lần, trong khi Châu Phi, lượng phân bón hoá học không tăng nên
sản lượng cũng không tăng.Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên
cơ sở đặc điểm của đất đai, đặc điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần
cung cấp làm cho cây trồng có thể đạt được năng suất tối ưu (năng suất cao
nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao). Cho đến năm 2010, ước tính tổng diện tích
gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha, trong đó cây có thời gian sinh
trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm khoảng 2.431.000 ha. Để
thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, đến
năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP,
3.000.000 tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung
chảy và 400.000 tấn phân kali.
15


1.2.3.2 Tình hình sử dụng phân bón cho rau trên thế giới
Theo Tổng cục thống kê (2014), tổng sản lượng thương mại toàn cầu cho
phân bón nguyên chất trong năm 2013 đạt 236 triệu tấn tăng 2% so với năm 2012
và tính trung bình sản lượng sản xuất đạt 79% công suất. Nhu cầu phân bón toàn

cầu tăng trưởng điều độ. Trong trung hạn sức tiêu thụ vẫn không ngừng tăng lên.
Toàn cảnh cho phân bón thế giới năm 2014/2015: Nhu cầu phân bón
trong năm này dự báo tiếp tục tăng 2,1% để đạt ngưỡng 188 triệu tấn nguyên
chất. Bối cảnh cho nền Nông Nghiệp thế giới trong trung hạn vẫn là tươi sáng
về giá cả và điều kiện thị trường. Do đó nhu cầu sử dụng phân bón và kỹ thuật
thâm canh sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.
1.2.4 Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường và sức khỏe con người
1.2.4.1 Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường đất
Theo Nguyễn Như Hà (2011), bón phân không hợp lí, không đúng kĩ
thuật có thể làm cho môi trường xấu đi do các loại phân bón có thể tạo ra các
chất gây ô nhiễm môi trường. Các phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều chất khí
như CH4, CO2, H2S,…, các ion khoáng NO3-. Các loại phân hóa học có thể tạo
ra các hợp chất đạm ở thể khí dễ bay hơi hay các ion khoáng dễ bị rửa trôi,
nhất là NO3- ; các phân kali hóa học là các phân có khả năng gây chua.Vì vậy,
dù bón ít phân (cả hữu cơ và vô cơ) mà thiếu những hiểu biết cho việc bón
phân hiệu quả và an toàn thì vẫn tạo điều kiện để phân bón ảnh hưởng xấu
đến môi trường. Thực hiện thí nghiệm cho thấy, chỉ cần thực hiện không đúng
một nội dung của quy trình bón phân là độ sâu phân bón có thể làm thất thoát
tới 60-70% tổng lượng phân đạm và 35-40% lượng đạm dễ tiêu có trong phân
chuồng đã sử dụng. Kết quả vừa làm giảm hiệu quả bón phân vừa tạo điều
kiện để phân bón ảnh hưởng xấu đến môi trường. Việc bón phân không đủ trả
lại lượng chất dinh dưỡng lấy theo sản phẩm thu hoạch, làm suy thoái đất
trồng đang là vấn đề môi trường không nhỏ ở Việt Nam.
1.2.4.2 Ảnh hưởng của phân bón tới sức khỏe con người
Theo Lê Văn Khoa (2010), NO3- có liên quan tới sức khỏe cộng đồng
và biểu hiện qua 2 loại bệnh:
16


- Hội chứng trẻ xanh ở trẻ sơ sinh: thường xảy ra khi trẻ dưới 1 tuổi.

Các vi khuẩn trong dạ dày khử NO 3- thành NO-2 và khi NO-2 xâm nhập vào
máu, nó phản ứng với haemoglobin chứa Fe2+ là phân tử làm chức năng vận
chuyển oxy đi khắp cơ thể. Một oxyhaemoglobin bình thường chứa iôn Fe 2+
sẻ biến đổi thành methaemoglobinaemia chứa iôn Fe 3+ có rất nhiều ít năng lực
vận chuyển oxy của máu và do đó, gây nên sự tắc nghẽn hoá học. Ở Hung-gari từ năm 1976 đến 1982 có trên 1300 người bị chết, nguyên nhân là do nguồn
nước chứa NO3- Ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày gây suy nhược, đau đớn và chết.
Bệnh này cũng liên quan tới hàm lượng NO 3- trong nước. Mối liên quan này
được giải thích là nitrit sinh ra nirat, phản ứng với một loại amin thứ sinh xuất
hiện khi phân huỷ mỡ hoặc protein ở bên trong dạ dày và tạo ra hợp chất Nnitroso.
1.3 Khái niệm thuốc BVTV, tình hình sử dụng thuốc BVTV trong canh
tác rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp,
được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những
sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi
khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …) (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006).
1.3.2 Vai trò của thuốc BVTV đối với rau
Muốn hay không ta cũng không thể phủ nhận sự cần thiết của thuốc
BVTV trong sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng như nhiều nước trên thế
giới. Chúng ta đều rõ, thuốc BVTV nếu sử dụng đúng sẽ mang lại lợi ích thiết
thực cho người sản xuất như:
- Tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để và chắc chắn.
- Chặn đứng được dịch hại, nhất là những trường hợp dịch hại phát sinh
thành dịch, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất cây trồng mà các biện pháp
khác không thể ngăn cản nổi.
17


- Trong một thời gian rất ngắn có thể sử dụng trên diện tích rộng với
các phương tiện rải thuốc tiên tiến nhất.

- Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ năng suất, giá trị thẩm mĩ của nông
sản.
Tuy nhiên, cũng cần sử dụng thuốc BVTV với liều lượng hợp lí để
năng suất cây rau đạt hiệu quả tốt nhất.
1.3.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong canh tác rau trên thế giới và ở
Việt Nam
1.3.3.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Theo Tổ chức y tế thế giới (2014), năm 1972 toàn thế giới sử dụng
lượng thuốc BVTV trị giá 7,7 tỷ USD, năm 1985 khoảng 16 tỷ USD, đến năm
1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất thuốc BVTV, trị giá khoảng 25 tỷ
USD. Trong đó thuốc trừ cỏ chiếm 46%, thuốc trừ sâu chiếm 31%, thuốc trừ
bệnh 18%, và 5% là các thuốc khác. Khoảng 80% thuốc BVTV sản xuất ra
được sử dụng ở các nước phát triển. Tuy vậy, tốc độ sử dụng thuốc BVTV ở
các nước đang phát triển tăng 7-8%/năm, nhanh hơn các nước phát triển (24%/năm). Trong đó chủ yếu là các thuốc trừ sâu (chiếm 70%).
1.3.3.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Theo kết quả thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV (Bộ
NN&PTNT, 2008 – 2011) cho thấy: Số cơ sở, cửa hàng, đại lý được thanh tra,
kiểm tra phát hiện có vi phạm chiếm khoảng 14 – 16 % (tổng số đơn vị thanh
kiểm tra trung bình 14.000 lượt/năm), trong đó: Buôn bán thuốc cấm: 0,19 –
0,013 %; Buôn bán thuốc ngoài danh mục: 0,85 - 0,72% ; Buôn bán thuốc giả:
0,04 -0,2%; vi phạm về ghi nhãn hàng hóa: 3,12 - 2,44 % và vi phạm về điều
kiện buôn bán: 14,4 - 16,46%. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc BVTV tại
các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và lưu thông hàng năm cho
thấy tỷ lệ mẫu không đạt chất lượng là 3 - 10,2% số mẫu kiểm tra.
Việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng nhiều, đồng thời với lợi ích mang
lại cũng đã thể hiện những hậu quả xấu đối với con người và môi trường sinh
18


Không khí


thái, đi ngược lại nỗ lực nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền
Lắ
ng

vững.

đọ
ng

1.3.4 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người
Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, thuốc
BVTV đã tác động đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau, theo sơ đồ:

Kiểm soát Vector Sử dụng

Sử dụng

Hình 1.1 : Tác động của thuốc BVTV đến môi trường
Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006
1.3.4.1 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất và VSV đất
Khi phun cho cây trồng có tới 50% số thuốc bị rơi xuống đất. Đó là
chưa kể đến biện pháp bón thuốc trực tiếp vào đất. Người ta ước tính có tới
90% lượng thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà gây ô nhiễm, độc
cho đất, nước, không khí và cho nông sản (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006).
Hệ VSV sống trong đất (nấm, vi khuẩn, các loài côn trùng, ve bét, giun
đất...) có khả năng phân giải xác, tàn dư động thực vật làm cho đất tơi xốp,
thoáng khí, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và duy trì độ màu mỡ của đất.
Các thuốc BVTV khi rơi xuống sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của VSV đất làm


19


cho đất bị chai cứng, cây không hút được dinh dưỡng, do đó dẫn đến hiện tượng
cây còi cọc, đất bị thoái hóa...
1.3.4.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với người
Các loại thuốc BVTV đều độc với con người. Theo Nguyễn Thị Hồng
Hạnh (2006), thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường
khác nhau như: Tiếp xúc qua da, ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hay qua
nông sản, môi trường bị ô nhiễm... Chỉ trong năm 2009, trên cả nước đã có
5.000 người bị nhiễm độc thuốc BVTV, trong đó 138 người tử vong, đó là
chưa kể số người bị mắc bệnh ung thư, bệnh lao phổi, bệnh về đường hô
hấp…
Theo Bộ Y tế (2013), mỗi năm Việt Nam có thêm 200 nghìn - 250
nghìn ca bệnh nhân mới bị ung thư, tương đương với mỗi năm có 1 huyện
mới ung thư và một nửa huyện người chết do bệnh ung thư cũ (từ 100 nghìn 125 nghìn người). Con số này do kết quả tổng hợp từ nhiều nguyên nhân
trong đó một phần trong số đó là lạm dụng hóa chất thuốc BVTV.
1.4 Tình hình sản xuất rau an toàn, các thông số cần quan tâm về đất
trong vùng sản xuất rau an toàn
1.4.1 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
Theo Phạm Văn Dư (2015), hiện 52 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các địa phương đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm cho 651 cơ sở sản xuất, sơ chế rau với diện tích khoảng 7.212 ha. Có
khoảng 1.530 cơ sở sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP với diện tích khoảng 12.687
ha, 762 cơ sở sản xuất, sơ chế theo VietGAP (đang còn hiệu lực) với diện tích là
3.146 ha. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có số cơ sở sản xuất, sơ chế rau được chứng
nhận VietGAP nhiều nhất cả nước với 175 cơ sở, diện tích 1.318 ha.
1.4.2 Tình hình sản xuất rau an toàn trên thế giới
Theo thống kê của FAO (2011), diện tích gieo trồng RAT thế giới
khoảng 73 triệu hecta, năng suất 17,2 tấn/ha, sản lượng 842,2 triệu tấn. Sản

lượng rau tính cho đầu người trên toàn thế giới là 131 kg. Trên phương diện
sản xuất RAT, thế giới đã có những thành tựu cơ bản, nhưng về góc độ tổ
20


chức sản xuất và phân phối RAT, tạo thói quen sử dụng RAT cho người dân
thì mức độ thành công ở các nước là khác nhau. Hiện nay thế giới đang phải
đối mặt với hàng loạt các vấn đề bao gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh
học…tạo thành cuộc khủng hoảng. Các hệ thống nông nghiệp là cực kì quan
trọng cho sự phát triển bền vững của con người.
1.4.3 Các thông số cần quan tâm về đất trong vùng sản xuất rau an toàn
1.4.3.1 pH
Theo Thanh Sơn (2015), pH = - lg aH, là đại lượng biểu thị hoạt động
H+ trong môi trường đất. Đây là chỉ tiêu đơn giản đầu tiên về độ chua thường
được xác định nhất, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá tính chất của
đất.
Phép đo thông dụng và tiêu chuẩn hiện nay là phép đo điện thế, sử dụng
pH met điện cực thuỷ tinh.
1.4.3.2 Nitơ tổng số (Đạm tổng số)
Theo Nguyễn Văn Bỉnh (2012), nitơ là một trong những nguyên tố dinh
dưỡng quan trọng của thực vật. Hầu hết các nitơ trong đất đều ở dạng hữu cơ
(95-99%), chỉ một phần ở dạng vô cơ (1-5%). Đa số các đất, hàm lượng nitơ
trong chất mùn chiếm khoảng 5% chất mùn. Cây trồng chỉ sử dụng nitơ trong
đất khi đã chuyển hoá thành dạng vô cơ (nitơ hữu cơ trong mùn - axit amin –
amit - amoni nitrat). Mức độ phân giải phụ thuộc vào bản chất của dạng nitơ hữu
cơ (nếu C/N càng cao, nitơ hữu cơ càng khó phân giải), vào nhiệt độ, độ ẩm,
pH… của đất. Nitơ tổng là một chỉ tiêu thường được phân tích để đánh giá độ
phì nhiêu tiềm tàng của đất.
1.4.3.3 Photpho tổng số (Lân tổng số)
Theo Trần Thị Lộc (2013), lân trong đất là một trong những chỉ tiêu

đánh giá độ dinh dưỡng của đất. Lân đóng vai trò quan trọng trong quá trình
trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây. Ngoài ra,
lân còn tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng
cho cây.
21


Các phương pháp xác định lân trong đất gồm: phương pháp thể tích,
phương pháp trắc quang. Trắc quang là phương pháp được sử dụng nhiều
trong các phòng thí nghiệm phân tích môi trường bởi tính chính xác và độ
nhạy của nó. Trong phương pháp trắc quang, người ta có thể sử dụng thuốc
thử với các chất khử khác nhau như: hidrazinsunphat, Sn2+, axit ascorbic.
1.4.3.4 Kali tổng số
Theo Nguyễn Duy Phương (2012), kali là một trong các nguyên tố dinh
dưỡng đa lượng, đóng vai trò quan trọng trong SX nông nghiệp, góp phần
tăng năng suất và chất lượng nông sản. Cây hút kali từ dung dịch đất, các loại
cây trồng khác nhau hấp thu lượng kali khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của
cây ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
1.4.3.5 OM (Mùn tổng số)
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2012), chất mùn hữu cơ trong đất ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng thông qua các đặc tính lý, hóa
và sinh của đất. Mùn là sản phẩm hình thành trong đất do quá trình tích lũy và
phân giải không hoàn toàn trong điều kiện yếm khí xác thực vật và các tồn dư
sinh vật khác trong đất do các vi sinh vật đất. Thành phần của mùn gồm được
đặc trưng bởi các hợp chất chính: Axit Humic, axit Fulvic, axit ulmic và các
muối của chúng, thường gọi là humin, fulvin hay ulvin.
1.5 Khái quát về giun đất, vai trò của giun đất đối với đất và cây trồng,
ảnh hưởng của các yếu tố trong hệ thống canh tác đến số lượng
giun đất
1.5.1 Khái niệm giun đất

Giun đất là tên thường gọi cho một nhóm loài động vật sống chủ yếu
trong đất (terrestrial) và một số ít sống bán thủy sinh (semiaquatic), thuộc lớp
Giun ít tơ (Oligochaeta) và ngành Giun đốt (Annelina) (Edward & Bohlen,
1996).
Giun đất là sinh vật lưỡng tính, sau khi sinh được 3 đến 4 tháng tuổi bắt
đầu sinh sản, chúng sinh sản 1 tuần/lần, mỗi buồng trứng có từ 1đến 20 trứng.
Đời sống của giun đất khoảng 12 năm. Trong điều kiện tự nhiên: có 1,8 triệu
22


đến 5,6 triệu con/ha đất. Tổng lượng đất mà số lượng giun trên 01 ha đào
hang trong một năm 21,5 tấn, chất hữu cơ 250t, tổng sinh khối: 537 kg -1.600
kg/năm/ha (Ngô Trọng Lư, 2010).
1.5.2 Vai trò của giun đất đối với đất và cây trồng
Theo Nguyễn Lân Hùng (2013), giun đất hoạt động làm cho đất tơi xốp
tạo nhiều biến đổi có lợi cho cây trồng. Cơ thể giun là một ống tròn, một đầu
là miệng và đầu kia là hậu môn. Chúng ngoạm đất vào mồm rồi nuốt chửng.
Khi đi qua ống tiêu hóa, các chất hữu cơ, chất mùn sẽ được chúng đồng hóa,
hấp thụ. Sau đó, các chất còn lại sẽ bị tống ra ngoài qua hậu môn. Đó là phân
giun. Phân giun là một loại đất rất tốt. Chúng tơi xốp và giữ được ẩm. Mặt
khác, các dạng phân lân và phân kali khó tiêu, sau khi đi qua bụng giun đã trở
thành những dạng dễ tiêu mà cây hấp thụ được.
Cũng theo Nguyễn Lân Hùng (2013), nếu đất ở điều kiện bình thường
canh tác bằng phân hóa học thì mật độ điểm đùn của giun đất là 48 lỗ/m 2, còn
canh tác bằng sinh học kết hợp với hữu cơ thì điểm đùn là 256 lỗ/m2.
Do đó với tất cả các loại đất, các loại cây trồng, động vật, con người và
môi trường thì giun đất là một con hoàn toàn có lợi và mang lợi rất nhiều cho
những ai gìn giữ và phát triển nó.
1.5.3 Ảnh hưởng của các yếu tố trong hệ thống canh tác đến số lượng giun
đất giun đất

Theo thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản
phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy
trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, các yếu tố đầu vào trong sản xuất
rau bao gồm: Giống, đất, phân bón, nước tưới, thuốc BVTV.
a. Đất trồng:
- Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau.
- Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2
km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m.
- Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại.
23


b. Nguồn nước tưới
- Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử
lý.
- Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị).
- Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
c. Giống
- Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm
dịch.
- Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không
mang nguồn sâu bệnh.
- Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt
nguồn sâu bệnh.
d. Phân bón
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau.
- Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng
phân tươi pha loãng nước để tưới.
- Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau.
Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.

e. Thuốc BVTV
- Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (integrated Pest
Management)
- Luân canh cây trồng hợp lý.
- Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.
- Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.
- Sử dụng nhân lực bắt giết sâu.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý.
- Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích
hợp đối với sâu, bệnh.
24


- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu
sau:
+ Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.
+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch,
các động vật khác và con người.
+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
+ Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời
gian thu hoạch.
Trong các yếu tố đầu vào này, phân bón và thuốc BVTV là những yếu tố
khó kiểm soát nhất (do cách sử dụng của người dân không hợp lí dẫn đến ô
nhiễm đất) và ảnh hưởng tới số lượng giun đất nhiều nhất.
1.5.3.1 Ảnh hưởng của phân bón đến số lượng giun đất
Theo Trương Hợp Tác (2015) giun đất sống trong đất, việc bón phân
tác động lên tính chất vật lí, hóa học, sinh học, cơ học của đất và tác động
gián tiếp lên giun đất:
- Ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất: Làm mất cấu trúc của đất, làm

đất chai cứng, giảm khả năng giữ nước của đất, giảm tỷ lệ thông khí trong đất.
(Ví dụ dùng NANO3 không hợp lý gây mặn hóa dất, thay đổi cấu trúc nước,
không khí trong đất), gây khó khăn cho sự phát triển của quần thể giun đất.
- Ảnh hướng đến tính chất hóa học của đất: Phân vô cơ có khả năng
làm mặn hóa do tích lũy các muối như CaCO3, NaCl, … Cũng có thể làm
chua hóa do bón quá nhiều phân chua sinh lý như KCl, NH 4Cl, (NH2)2SO4, …
do sự có mặt của các anion Cl-, SO4-- hoặc do trong phân có dư lượng axit tự
do lớn. Ví dụ bón nhiều phân (NH2)2SO4 thì làm dư thừa SO4- làm đất bị chua,
pH giảm, một số vi sinh vật, trong đó có giun bị chết, tăng làm lượng Al, Mn,
Fe, … linh động gây độc cho giun. Đối với những vùng đất có phản ứng chua
nếu bón phân chua sinh lý sẽ làm tăng độ chua của đất, pH của đất giảm, các
ion kim loại hoà tan sẽ tăng lên gây ô nhiễm đất và độc hại với giun. Đất bị
kiềm hóa do bón quá nhiều phân sinh lý kiềm như Na(CO 3)2, NaNO3, … Phân
vô cơ làm cho đất bị phèn hóa, đất phèn tiềm tàng thành đất phèn hoạt động
25


×