Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN PHÁT DIỆM - HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.23 KB, 76 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP,
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN PHÁT DIỆM
- HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH

Người thực hiện : HOÀNG THỊ THU
Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn : TS. ĐINH HỒNG DUYÊN

Hà Nội – 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-----------------------------------------------------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP,
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN PHÁT DIỆM
- HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH

Người thực hiện : HOÀNG THỊ THU
Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn : TS. ĐINH HỒNG DUYÊN
Địa điểm thực tập: THỊ TRẤN PHÁT DIỆM, KIM SƠN, NINH
BÌNH

Hà Nội – 2016

2

2
2


LỜI CAM ĐOAN


Thời gian qua tôi đã đi thực tế tại thị trấn Phát Diệm từ ngày 09/8/2015
đến ngày 08/1/2016 nhằm tìm hiểu hiện trạng quản lý và xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thị trấn Phát Diệm và viết khóa luận tốt nghiệp dựa vào
những thông tin đã thu thập và điều tra. Tôi xin cam đoan khóa luận là của
riêng tôi và các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2016
Sinh viên

Hoàng Thị Thu

3

3


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, các cơ quan, các cán bộ và
các hộ dân trên địa bàn thị trấn Phát Diệm.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi
Trường và các thầy cô giáo trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam trong
những năm qua đã truyền cho tôi những kiến thức quý giá.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đinh Hồng Duyên, giáo
viên khoa Môi Trường trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị công tác tại
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Kim Sơn, Trung Tâm VSMT và

quản lý đô thị huyện Kim Sơn, Ủy ban nhân dân thị trấn Phát Diệm đã cung
cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
người thân đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại
trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2016
Sinh viên
Hoàng Thị Thu

4

4


MỤC LỤC

5

5


DANH MỤC BẢNG

6

6


DANH MỤC HÌNH


7

7


DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

3R

Giảm thiểu, tái chế, sử dụng

BCL

Bãi chôn lấp

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTR

Chất thải rắn

CTRSH


Chất thải rắn sinh hoạt

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

LPSCTRĐT

Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị

ONMT

Ô nhiễm môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

THCS

Trường trung học cơ sở

THPT

Trường trung học phổ thông


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VSMT

Vệ sinh môi trường

RT

Rác thải

RTSH

Rác thải sinh hoạt

WB

Ngân hàng thế giới

WHO

Tổ chức y tế thế giới

8

8


ĐẶT VẤN ĐỀ


Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, các vấn đề liên quan đến môi trường ngày càng được nhiều
người, nhiều tổ chức trên Thế Giới quan tâm. Những vấn đề này không phải
của riêng một quốc gia nào đó mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn cầu
vì môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người và
các sinh vật trên Trái Đất. Cùng với sự phát triển của Thế Giới, Việt Nam
cũng đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tham gia
vào các tổ chức quốc tế. Quá trình này làm cho đất nước ta có nhiều chuyển
biến tích cực. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, mức sống của con người
được nâng lên, các nhu cầu trong hoạt động sinh hoạt, vui chơi, giải trí càng
lớn đã tạo ra lượng rác thải ngày càng nhiều, gây sức ép lớn đối với môi
trường đặc biệt là rác thải sinh hoạt.
Thị trấn Phát Diệm nằm ở vị trí trung tâm của huyện Kim Sơn, chiếm
một vị trí to lớn trong sự phát triển kinh tế của huyện với tốc độ tăng trưởng
khá cao 12,5% (Năm 2015). Các hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ
với nhiều hình thức khác nhau trên địa bàn thị trấn ngày càng được đầu tư
phát triển mạnh nhất là trong lĩnh vực du lịch thu hút nhiều du khách mỗi năm
đã góp phần vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn, nâng cao thu nhập
của người dân. Cùng với sự phát triển đó, kéo theo một lượng lớn rác thải từ
các cơ quan trường học, chợ, quán ăn,..đặc biệt là rác thải sinh hoạt tại hộ gia
đình với sự đa dạng về thành phần được thải ra ngoài môi trường. Lượng rác
thải sinh hoạt tại thị trấn chưa được thu gom hết. Công tác quản lý rác thải
sinh hoạt chưa có sự quan tâm từ chính quyền địa phương. Chính vì vậy, cần
đưa ra một số giải pháp, quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn để giải
quyết thực trạng trên. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

9

9



“Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp, quản lý rác thải sinh
hoạt tại thị trấn Phát Diệm - huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình”.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phát
Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn
Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Yêu cầu nghiên cứu
Sử dụng phiếu điều tra để xác định khối lượng, thành phần RTSH tại thị
trấn Phát Diệm.
Thu thập thông tin, tìm tài liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phát Diệm.
Đưa ra giải pháp phù hợp công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt có
tính thực tiễn, có khả năng áp dụng tránh ô nhiễm môi trường.

10

10


Phần 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt
1.1.1. Các khái niệm chung
1.1.1.1. Khái niệm chất thải
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác (Luật Bảo vệ môi trường 2014).
1.1.1.2. Khái niệm chất thải rắn

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại (Nghị định số 59 về Quản lý
chất thải, 2007).
1.1.1.3. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt (chất thải sinh hoạt) là những chất thải có liên quan
đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư,
cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại...RTSH có thành
phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, thực
phẩm thừa, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả,..(Trần
Hiếu Nhuệ, 2008).
1.1.1.4. Hoạt động quản lý chất thải rắn
Hoạt động quản lý chất thải rắn: Bao gồm các hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại thu
gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người
(Nghị định số 59 về Quản lý chất thải rắn, 2007).
Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong
11

11


chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất
thải rắn (Nghị định số 59 về Quản lý chất thải rắn, 2007).
1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
1.1.2.1. Đặc điểm của rác thải sinh hoạt
Trong tất cả các loại rác thải thì rác thải sinh hoạt là loại rác thải có
thành phần phức tạp. Do đó, rác thải sinh hoạt thường không đồng nhất về

thành phần nên khó kiểm soát nguồn phát sinh chúng. Thông thường trong
RTSH chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (thức ăn thừa, rau củ, quả,
lá cây,...) chiếm trên 50% và còn lại các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học và
các chất vô cơ (nilon, nhựa, cao su, sành sứ, gạch đá,...)
1.1.2.2. Nguồn gốc
RTSH phát sinh chủ yếu từ các nguồn: Các hộ gia đình (nhà ở, khu tập
trung, khu dân cư,...); các trung tâm thương mại (chợ, văn phòng, khách sạn,
trạm xăng dầu,...); các công trường xây dựng, dịch vụ công cộng (rửa đường,
tu sửa cảnh quan, công viên, bãi biển,...).
Nhà dân,
khu dân cư

Cơ quan,
trường học

Nơi vui chơi,
giải trí

Chợ, bến xe,
nhà ga

Rác thải

Bệnh viện, cơ
sở y tế

Giao thông,
xâydựng

Chính quyền

địa phương

KCN, nhà máy,
xí nghiệp

Hình 1.1: Các nguồn phát sinh rác thải tại Việt Nam
(Nguồn: Trần Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Trung Việt, 2007)
1.1.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt
Khác với các loại rác thải khác, RTSH là một tập hợp không đồng nhất.
Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được các nghiên
12

12


liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự không đồng nhất này tạo
ra một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của RTSH. Không chỉ
vậy thành phần của RTSH rất đa dạng đặc trưng cho từng loại đô thị, mức độ
văn minh phát triển của xã hội, phụ thuộc vào mức sống, mùa, tín ngưỡng, và
chính sách quản lý. Một trong những đặc điểm nhận thấy rõ nhất ở rác thải
sinh hoạt đô thị Việt Nam có thành phần chất hữu cơ với tỷ lệ cao chiếm tới
55 – 65%, còn ở một số nước đang phát triển với mức sống cao thì tỷ lệ rác
thải hữu cơ trong rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ thấp chỉ từ 35 – 40% (Nguyễn
Xuân Thành, 2010).
1.1.3.1. Thành phần vật lý
Bao gồm các chỉ tiêu: Trọng lượng riêng, độ ẩm, độ thấm nước, kích cỡ
hạt và phân bố.
Bảng 1.1: Thành phần phân loại của rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
% Trọng lượng
Hợp phần


Độ ẩm%

Trọng lượng riêng
(kg/m3)

Khoảng giá Trung
KGT
TB
KGT
TB
trị (KGT)
bình
Chất thải thực phẩm
6-25
15
50-80
70
128-80
228
Giấy
25-45
40
4-10
6
32-128
81,6
Catton
3-15
4

4-8
5
38-80
49,6
Chất dẻo
2-8
3
1-4
2
32-128
64
Cao su
0-2
0,5
1-4
2
96-192
128
Da vụn
0-2
0,5
8-12
10
96-256
160
Sản phẩm vườn
0-2
12
30-80
60

84-224
104
Gỗ
1-4
2
15-40
20
128-200
240
Thuỷ tinh
4-16
8
1-4
2
160-480 193,6
Vỏ đồ hợp
2-8
6
2-4
3
48-160
88
Kim loại không thép
0-1
1
2-4
2
64-240
160
Kim loại thép

1-4
2
2-6
3
128-1120
320
Bụi, tro, gạch
0-10
4
6-12
8
320-960
480
100
15-40
20
180-420
300
(Nguồn: Quản lý chất thải rắn - GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ)

1.1.3.2 Thành phần hóa học
Nghiên cứu thành phần hóa học của rác thải sinh hoạt có vai trò vô

13

13


cùng quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp xử lý. Đối với các loại rác
thải sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao thì có thể đưa vào sản xuất vi

sinh để làm phân bón. Các loại rác thải sinh hoạt có chứa các hợp chất khó
phân hủy như: Cao su, nhựa thủy tinh, nilon, có thể tái chế, tái sử dụng hay
đốt cháy; còn các loại chất phóng xạ có thể xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
Theo Lê Văn Nhương (1998 – 2000), để nghiên cứu thành phần hóa
học của rác thải ta cần tiến hành phân tích các chỉ tiêu:
-

Độ ẩm theo % trọng lượng của rác.
Chất dễ cháy nổ, tro bụi.
Hàm lượng: C, H, O, N.
Thành phần không cháy nổ, tro bụi.
Thành phần các chất độc hại.
Bảng 1.2: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị

Cấu tử hữu cơ
Thực phẩm
Giấy
Caton
Chất dẻo
Vải
Cao su
Da
Gỗ

C
48,0
43.5
4,0
0,0
55,0

78,0
60,0
49.5

Thành phần (%)
H
O
N
S
Tro
6,4
37,6
2,6
0,4
5,0
6,0
44,0
0,3
0,2
6,0
5,9
44,6
0,3
0,2
5,0
7,2
22,8
10,0
6,6
31,2

1,6
0,15
10,0
2,0
10,0
8,0
11,6
10
0,4
10,0
6,0
42,7
0,2
0,1
1,5
(Nguồn: Lê Văn Nhương, 1998 - 2000)

Qua bảng số liệu ta thấy: RTSH chủ yếu chứa thành phần cấu tử hữu cơ
là C, O. Các cấu tử khác chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều nhưng có vai trò trong
việc xác định thành phần hóa học của RTSH.
Thành phần rác thải sinh hoạt tại một số vùng, tỉnh thành phố (tính theo
% khối lượng)
Bảng 1.3: Thành phần RTSH của một số tỉnh thành phố
Thành phần (%)
Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật

14

Hà Nội
50,27


14

Hải Phòng
50,07

TP.HCM
62,24


Giấy

2,72

Giẻ rách, củ, gỗ
Nhựa, nilon, cao su
Vỏ ốc, xương
Thủy tinh
Rác xây dựng
Kim loại
Tạp chất khó phân hủy

2,82

0,59

6,27
2,72
0,25
0,71

2,02
0,46
1,06
3,69
0,50
0,31
0,72
0,02
7,42
0,45
10,04
1,02
0,14
0,27
30,21
23,9
15,27
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2010)

Qua bảng 1.3 ta thấy: Thành phần RTSH có nguồn gốc hữu cơ dễ phân
hủy như lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật chiếm trên 50%. Các RTSH chứa
thành phần khác như giấy, giẻ rách, củ, gỗ, nhựa, nilon, cao su,...chiếm tỷ lệ
nhỏ.
1.1.4. Những tác động của rác thải sinh hoạt
Việc quản lý RTSH không xử lý, xử lý RTSH không hợp kỹ thuật vệ
sinh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng .
1.1.4.1. Gây ô nhiễm môi trường không khí
CTR, đặc biệt là RTSH có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác
động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản

sinh ra các chất khí (CH4 – 63,8%, CO2 – 33,6%, và một số khí khác). Trong
đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 – 19%),
đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp.
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của
nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ
tăng, lượng khí phát thải mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp,
ước tính khoảng 30% các khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể
thoát lên mặt đất mà không cần có sự tương tác nào.
Khi vận chuyển và lưu trữ RTSH sẽ phát sinh mùi do quá trình phân
hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí.
15

15


Bên cạnh hoạt động chôn lấp, việc xử lý CTR bằng biện pháp thiêu hủy
cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ
làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu.
1.1.4.2. Gây ô nhiễm môi trường nước
RTSH không được thu gom, thải vào rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi
trường nước, làm tắc ngẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích của nước
với không khí dẫn đến giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy
trong môi trường nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho
thủy sinh vât trong nguồn nước mặt bị suy thoái, CTR phân hủy và các chất ô
nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.
Tại các bãi chôn lấp rác thải, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô
nhiễm cao, nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào các nguồn nước
dưới đất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại
học Bách khoa Hà Nội, 2010 thì nước ngầm tại Hà Nội bị ô nhiễm amoni

Hàm lượng amoni trong nước của Nhà máy nước Tương Mai là 7-10mg/l.
Nhà máy nước Hạ Đình 10-15mg/l, có lúc lên đến 40mg/l. Nhà máy nước
Pháp Vân là 25-30mg/l, có lúc lên đến 60mg/l. Trong khi đó, tiêu chuẩn vệ
sinh nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành yêu cầu hàm lượng amoni không quá
1,5mg/l, nitrit không quá 3mg/l. Hầu hết giếng khoan (có phép hoặc không
phép) ở Hà Nội đều có amoni, đặc biệt các giếng khoan do người dân tự thuê
làm tại địa bàn quận Hoàng Mai, Gia Lâm, Hai Bà Trưng. Hiện đã khẳng định
được nước ở 500 giếng khoan tại các trạm cấp nước cục bộ của một số cơ
quan đoàn thể... có nồng độ amoni vượt tiêu chuẩn cho phép.
1.1.4.3. Gây ô nhiễm môi trường đất
Các chất thải rắn có thể tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra
nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Các RTSH như gạch ngói, thủy
tinh,...trong đất rất khó bị phân hủy. Rác thải kim loại, đặc biệt là các kim loại
16

16


nặng như kẽm, chì, đồng, niken,...câc kim loại này tích lũy trong đất và thâm
nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe. Câc RTSH có thể gây ô nhiễm đất ở các mức độ lớn là các chất
tẩy rửa, phân gia súc,...
Tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử
lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ chất thải rắn dễ dàng
thâm nhập gây ô nhiễm đất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao Động và Vệ sinh
Môi trường cho thấy các mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và bãi rác
Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và coliform.
Bảng 1.4. Kết quả phân tích trứng giun và coliform trong các mẫu đất
tại bãi rác


Địa điểm

Số trứng giun trong mẫu

Số coliform trong mẫu

đất (trứng/100g)
Giá trị thấp Giá trị cao

đất (khuẩn lạc/10g)
Giá trị
Giá trị

nhất
Bãi rác Lạng Sơn
Bãi rác Nam Sơn

17

5
8

nhất

thấp nhất

cao nhất

15
40

2.000.000
120
300
20.000.000
(Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2011)

17


1.1.4.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi
trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người
dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp rác thải...
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu,
viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.Một nghiên cứu
tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu,
hô hấp…tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực
không chịu ảnh hưởng.

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện triệu chứng bệnh tật của nhóm nghiên cứu
và nhóm đối chứng
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi
chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người
này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất
độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình
làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về
cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy và các vấn đề về đường ruột khác.
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là
18


18


kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy
sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật,
nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy
hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên
hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao
đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3...
1.1.4.5. Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom vận
chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này
do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra
lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước
và ngập úng khi mưa.
1.1.5. Cơ sở pháp lý về quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt
Nhìn chung tình hình quản lý rác thải sinh hoạt hiện nay còn nhiều bất
cập, lỏng lẻo, chồng chéo. Cùng với sự phát triển của các giai đoạn thì những
chủ trương, chính sách dần được hoàn thiện hơn. Để khắc phục được tình
trạng này, Chính Phủ đã có nhiều Nghị định, Quyết định và Chỉ thị liên quan
đến quản lý rác thải sinh hoạt.
- Chỉ thị số 119/TTG ngày 03/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về Biện
pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải ở các khu đô thị và khu công
nghiệp.
- Thông tư liên tịch về số 01/2001/TTLT - BKH - BXD ngày 18/01/2001
hướng dẫn quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây
dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
- Nghị định số 256/2003/ QĐ – TTG của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày
02/04/2003 về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Nghị định số 121/2004/NĐ – CP của Chính phủ ngày 12/05/2004 quy định về
19

19


xử phạt quy phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Chỉ thị số 24/2005/CT – TTG ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và các khu công
nghiệp.
- Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Thông tư 80/2006/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 09/04/2007 về
quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 899/QĐ – TTG ngày 10/06/2011 của Thủ tướng Chính Phủ phê
duyệt quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy
văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020.
- Nghị định số 38/2015/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 24/04/2015 về
Quản lý chất thải và phế liệu.
- Quyết định số 681/QĐ – TTG ngày 03/05/20113 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư,
khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030.
- Quyết định số 245/QĐ – UBND ngày 09/04/2013 của UBND tỉnh Ninh Bình
về phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.
- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn.
1.2. Hiện trạng phát sinh, tình hình quản lý rác thải sinh
hoạt trên Thế giới
1.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải trên Thế giới
Trong vài thập kỷ trở lại đây, do sự phát triển khoa học kỹ thuật dẫn đến
sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, do sự bùng nổ tăng nhanh về dân số. Dân số
thế giới hiện nay đang tăng trưởng một cách chóng mặt. Hiện nay dân số thế

giới đạt 7,3 tỷ người, ước tính con số này có thể tăng lên tới 9,6 tỷ người năm
2050 và đạt ngưỡng 11,2 tỷ người vào năm 2100 (Báo cáo Liên Hợp quốc,
2015). Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ sinh sản cao hơn so với tỷ
lệ tử vong, đặc biệt là các nước đang phát triển như Châu Phi, Châu Á. Dân số
tăng nhanh gây sức ép vô cùng lớn đến trái đất, làm cho trái đất không thể đáp
ứng được nhu cầu của con người, đồng thời cũng kéo theo nguy cơ rất lớn đến

20

20


môi trường sống trên trái đất. Đặc biệt là vấn đề rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm
môi trường sống đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các nước trên Thế giới.
CTR xuất hiện từ lúc con người xuất hiện trên trái đất. Nhưng khi ấy
CTR không gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi khi ấy mật
độ dân cư còn thấp, diện tích đất còn rộng lớn nên khả năng đồng hóa các
CTR cao. Nhưng hiện nay, khi nền công nghiệp phát triển, dân số tăng nhanh,
diện tích đất ngày càng trở thành mối lo ngại đe dọa nghiêm trọng đến môi
trường sống của con người.
Hiện nay, thế giới thải ra khoảng 6 tỷ tấn CTR mỗi năm. Mỗi ngày, thế
giới tạo ra khoảng 130 triệu tấn rác, trong đó 1/3 đến từ Mỹ, bình quân mỗi
công dân. Mỹ tạo ra 3,5 triệu tấn rác mỗi năm. Tốc độ phát sinh CTR không
ngừng gia tăng ở tất cả các nước trên thế giới nhưng tăng nhanh hơn ở các
nước đang phát triển (Võ Đình Long và Nguyễn Xuân Hoàn, 2014).
Trong tổng số rác trên thế giới, có 1,2 tỷ tấn rác tập trung ở các vùng đô
thị từ 1,1 đến 1,8 tỷ tấn rác công nghiệp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác
nguy hiểm (mức tính toán thực hiện tại 30 nước).Mỹ và châu Âu là hai "nhà
sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế
tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Theo ước tính, tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ

ở mức 700 kg/người/năm. Và tỷ lệ này ở Hàn Quốc gần 2000 kg. Brazil là 20
kg. Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm khoảng 275 triệu tấn.
Theo các chuyên gia ngân hàng thế giới (WB) ước tính đến năm 2025,
tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với
mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ
USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại (Minh Cường, 2015)
1.2.2. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới
Hiện nay vấn đề quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở các nước trên thế
giới ngày càng được quan tâm. Đặc biệt các nước phát triển, công việc này
được tiến hành chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác của người dân, quá trình phân
21

21


loại rác tại nguồn, thu gom, tập kết rác thải tới các trang thiết bị thu gom, vận
chuyển theo từng loại. Quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác
thải được quy định chặt chẽ, rõ ràng trang thiết bị phù hợp đầy đủ, hiện đại.
Một khác biệt trong công tác quản lý, xử lý rác thải tại các nước phát triển đó
là có sự tham gia của cộng đồng.
Tại Đức: Có thể nói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới
hiện nay. Việc phân loại rác được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991.
Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim
loại hay carton được gom vào thùng màu vàng, thùng màu xanh dương cho
giấy, thùng xanh lá cho rác thải sinh hoạt, thùng đen cho thủy tinh. Những lò
đốt rác hiện đại của nước Đức hầu như không thải khí độc ra ngoài môi
trường. Giáo dục ý thức BVMT cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại rác là
một trong những phương pháp mà nhà quản lý tại Đức áp dụng. Rác được
phân loại triệt để tái chế, xử lý rác trở lên thuận lợi và dễ dàng. Từ đó, khái
niệm rác thải được thay thế bằng nguồn tài sản tiềm năng, mang lại lợi nhuận

đáng kể với những ai biết đến đầu tư vào việc cải tiến công nghệ.
Tại Singapore: Đầu năm 2011, Singapore đã được chọn là thành phố
xanh nhất châu Á. Đây là kết quả nghiên cứu do tập đoàn Siemens (Đức) khởi
xướng. Tham gia đánh giá cùng với EIU có các chuyên gia về đô thị hàng đầu
thế giới bao gồm đại diện của tổ chức OECD, Ngân hàng Thế giới và mạng
lưới chính quyền địa phương trong khu vực châu Á. Trong quá trình phân
loại, thu gom và vận chuyển Singapore nhiều năm qua đã hình thành một cơ
chế thu gom rác rất hiệu quả. Rác ở Singapore được phân loại tại nguồn nghĩa
là: Nhà dân, nhà máy, xí nghiệp...Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác
thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn và được tái chế, xử lý
theo chương trình tái chế Quốc gia. Có thể nói Singapore được xem là một
quốc gia có môi trường xanh – sạch – đẹp của Thế giới, Chính phủ rất coi
trọng việc BVMT. Cụ thể là pháp luật về môi trường được thực hiện một cách
22

22


toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp
của Singapore. Thời gian đầu Chính phủ tổ chức giáo dục về ý thức để người
dân quen dần sau đó phạt nhắc nhở và hiện nay các biện pháp được áp dụng
mạnh mẽ là phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường những vi phạm nhỏ thì được
phạt cải tạo lao động bắt buộc (Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh,
2010).
Tại Nhật Bản: Nhật Bản là một trong những nước thuộc hàng "xanh sạch - đẹp" nhất thế giới. Người Nhật rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi
trường, đặc biệt là xử lý rác thải sinh hoạt. Quá trình phân loại, thu gom và
vận chuyển rác thải ở Nhật rất khoa học. Rác trước khi vứt được tiến hành
phân loại một cách nghiêm ngặt và gắt gao. Rác thải sinh hoạt được phân làm
các loại như sau:
- Rác cháy được bao gồm tất cả các loại thức ăn dư thừa, giấy vụn, thậm

chí các loại đồ nhựa...
- Rác không cháy được bao gồm các vật dụng gia đình như đồ bếp,
xoong nồi, chảo, đồ dùng bằng kim loại hỏng hóc, pin đã qua sử dụng, chai lọ
thuỷ tinh, kim loại…Nếu các loại rác nói trên có kích thước lớn (tuỳ theo từng
khu vực quy định khác nhau, kích thước mỗi bề khoảng hơn 60cm) thì không
vứt theo dạng bình thường được mà phải qua sơ chế.
- Dạng rác có thể được đưa đi tái tạo được: Bao gồm các thùng các tông
bọc đồ còn sạch, các loại sách báo, và các khay bằng plastic đựng hoa quả,
thịt được dùng trong các siêu thị, các bình nước PET sạch…Đặc điểm chú ý
khi vứt loại rác này là phải rửa, giữ sạch, phơi khô ráo, nếu sách báo thì buộc
chặt lại bằng dây nilon. Thực trạng xử lý rác ở Nhật Bản theo số liệu thống kê
mới đây của Bộ Môi trường Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450
triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong
tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên
36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách
23

23


đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt của các gia
đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt
nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón.
Tại Trung Quốc: hiện nay, trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn đã có
nhiều cải tiến đáng kể. Chẳng hạn, hầu hết các thành phố lớn đang chuyển dần
sang chôn lấp hợp vệ sinh như là biện pháp chôn lấp chủ yếu. Các biện pháp
chôn lấp cải tiến và lợi ích ngày càng tăng phù hợp với nhu cầu quản lý rác
thải sinh hoạt cực kỳ cấp thiết của Trung Quốc. Mặt dù tốc độ cải tiến quản lý
CTR là đáng kể, song Trung Quốc không có khả năng đáp ứng nhu cầu dịch
vụ RTSH ngày càng tăng, yêu cầu đối với các hệ thống xử lý an toàn cho môi

trường và hợp lý về hiệu quả - chi phí trong cung cấp dịch vụ. Các phương
thức quản lý chất thải rắn của Trung Quốc hiện có tác động tới toàn cầu.
Tại Hàn Quốc: Hàn Quốc hiện là một trong các nước đi tiên phong trên
thế giới với các kế hoạch xây dựng một môi trường xanh. Chính phủ nước
này đang hướng đến xây dựng một ngành công nghiệp xanh để làm nền tảng
chủ lực nhằm đáp ứng tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Quá trình phân loại
thu gom và vận chuyển rác thải, Hàn Quốc là một trong nhiều quốc gia đã
thực hiện chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình và nơi công
cộng từ nhiều năm nay. Giấy (paper), nhựa (plastic), lon (can) được thu gom
riêng cho việc tái sử dụng. Vì vậy, trên đường phố hay ở những nơi công cộng
như công viên, quảng trường, nhà ga, bến xe, sân bay, tại các trường học, cơ
quan, bệnh viện luôn có ba thùng rác riêng biệt: Paper, Plastic, Can hoặc
thùng rác 2-3 ngăn để mọi người bỏ rác đúng quy định. Tại gia đình, ngày thu
gom rác và túi đựng rác được quy định theo từng khu vực. Túi rác có nhiều
kích cỡ khác nhau. Người dân mua túi rác ở các siêu thị để dùng và không
phải trả phí thu gom rác hàng tháng. Việc mua túi rác thay cho việc trả phí thu
gom rác nhằm hạn chế việc thải rác của người dân. Theo Bộ Môi trường Hàn
Quốc, hiện nay hơn 76% nguồn năng lượng tái sinh mới là từ rác thải và giá
24

24


thành sản xuất loại năng lượng này chỉ bằng 10% so với năng lượng mặt trời
và 66% so với năng lượng gió.
Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn
đề bất cập. Việc bố trì mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý,
trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả xử
lý lại thấp. Sự tham gia của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế. So với các
nước phát triển thì tỷ lệ thu gom rác thải ở các nước đang phát triển như Việt

Nam và khu vực Nam Mỹ còn thấp hơn nhiều.
1.3. Hiện trạng phát sinh, tình hình quản lý rác thải sinh
hoạt tại Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại một số tỉnh Việt Nam
Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám
chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân
ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển
sâu rộng, rác thải sinh hoạt cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành
phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Xử lý rác thải sinh hoạt đã và đang trở
thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tổng lượng rác thải sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng
trung bình 10-16% mỗi năm, trong đó rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 6070% tổng lượng CTR đô thị.
Tại Ninh Bình: Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh
Bình thì hiện nay chất thải rắn trên địa bàn tỉnh phát sinh chủ yếu từ quá trình
sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ
các cơ sở y tế khám chữa bệnh...Ước tính, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát
sinh trên địa bàn tỉnh năm 2013 lên đến 146.890 tấn, trong đó thành phố Ninh
Bình và thị xã Tam Điệp chiếm tỷ lệ khoảng 54%, còn các thị trấn và khu vực
nông thôn chiếm khoảng 46%.
25

25


×