Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG”

Người thực hiện

: HOÀNG TÚ ANH

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. ĐỖ THỦY NGUYÊN

Hà Nội – 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ”

Người thực hiện

: HOÀNG TÚ ANH

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. ĐỖ THỦY NGUYÊN

Địa điểm thực tập


:Bộ môn Công nghệ Môi trường

Hà Nội – 2016

22
2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản
thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
TS. Đỗ Thủy Nguyên, giảng viên bộ môn Công nghệ Môi trường – Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận
cũng như tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các quý thầy, cô giáo bộ môn Công
nghệ Môi trường – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong thời gian thực tập tại bộ môn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh Trần Minh Hoàng đã nhiệt tình
chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn
bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Hoàng Tú Anh


3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5
BVTV
CA
CCN
CHC
CLN
COD
CTQT
DO
ĐTM
FA

Nhu cầu oxi sinh hóa
Bảo vệ thực vật
Phân tích cụm (phân tích nhóm)
Cụm công nghiệp
Chất hữu cơ
Chất lượng nước
Nhu cầu oxi hóa học
Chương trình quan trắc

Hàm lượng oxi hòa tan
Đánh giá tác động môi trường
Phân tích nhân tố

KCN
LVS
NGTK
NN & PTNT
NTSH
PCA
QCVN

TCMT
TN
TNMT
TN & MT
TP
UBND
WHO
WQI
XLMT
XLNT

Khu công nghiệp
Lưu vực sông
Niên giám thống kê
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nước thải sinh hoạt
Phân tích thành phần chính
Quy chuẩn Việt Nam

Quyết định
Tổng cục môi trường
Nito tổng
Tài nguyên môi trường
Tài nguyên và Môi trường
Photpho tổng
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Y tế thế giới
Chỉ số chất lượng nước
Xử lý môi trường
Xử lý nước thải

5


DANH MỤC BẢNG

6


DANH MỤC HÌNH

7


MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Do đặc điểm trải dài theo không gian, các đoạn sông trên cùng một lưu
vực luôn có sự khác biệt về yếu tố thủy văn, bên cạnh đó cũng thường xuyên

chịu các nguồn áp lực khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm phát triển của các
cộng đồng ven sông nơi nó chảy qua,làm hình thành nên những vùng có chất
lượng nước khác nhau trên cùng một con sông. Cũng chính vì sự khác biệt
này, trong công tác quản lý đòi hỏi phải đưa ra được các giải pháp riêng biệt
đối với từng khu vực trên sông. Do vậy, việc phân vùng chất lượng nước sẽ là
cơ sở để phục vụ công tác quản lý chất lượng nước tại các sông. Hiện nay để
có thể phân vùng chất lượng nước trên các con sông, nhà quản lý đã và và
đang sử dụng hai công cụ chính. Thứ nhất là việc sử dụng công cụ chỉ số
WQI. Đây là một con số đại diện cho chất lượng nước tại một khu vực, nó
được tính toán dựa trên giá trị các thông số chất lượng nước từ chương trình
quan trắc. Công cụ thứ hai hiện đại hơn, đó là việc sử dụng các kĩ thuật thống
kê đa biến để nhóm các dữ liệu vào các nhóm sao cho dữ liệu của các đối
tượng tương đồng nhau nằm trong cùng một nhóm.
Bắc Giang là tỉnh có nguồn áp lực đa dạng (áp lực công nghiệp, nông
nghiệp, sinh hoạt...) cùng với hệ thống thủy văn phong phú. Trong nghiên cứu
này tôi sử dụng hai công cụ nói trên để phân vùng chất lượng nước cho đối
tượng các sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Chính vì vậy tôi thực hiện đề tài
“Phân vùng chất lượng nước trên các sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”
để đưa ra những thông tin có ý nghĩa, phục vụ công tác quản lý lưu vực sông
trên đia bàn tỉnh .

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
8


- Phân tích và đánh giá mức độ của các áp lực chính ảnh hưởng đến chất lượng
nước các sông chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Phân vùng chất lượng nước các con sông chính.

9



Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nguồn ô nhiễm tác động đến chất lượng nước sông
Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do
tiếp nhận nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô
nhiễm tại nhiều nơi, tùy theo đặc trưng của từng khu vực khác nhau. Bốn
nguồn thải chính tác động đến môi trường nước mặt ở nước ta: nước thải
nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và y tế. Cùng với sự phát triển kinh tế, số
lượng nguồn thải hiện nay ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng
miền trong cả nước.
1.1.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinhhoạt (NTSH) phát sinh ở các khu dân cư, công cộng do
hoạt động sinh hoạt của con người, gia súc, trong thành phần của chúng có
chứa nhiều chất hữu cơ (CHC) dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả
các thành phần vô cơ, vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm…Hầu hết NTSH của
các thành phố đều chưa được xử lý, trực tiếp đổ vào các kênh mương và chảy
thẳng ra sông gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt. Phần lớn các đô thị đều
chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, hoặc đã xây dựng nhưng chưa đi
vào hoạt động, hoặc hoạt động không có hiệu quả.
Lượng NTSH có mối quan hệ mật thiết với quá trình đô thị hóa và sự
gia tăng dân số. Lượng NTSH đổ vào các sông hàng năm đều tăng do tốc độ
đô thị hóa cao. Dưới đây là kết quả ước tính lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm
có trong NTSH tại một số tỉnh trên LVS Cầu thông qua hệ số WHO (1993).

10
10


Bảng 1.1. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt trên LVS Cầu (đoạn chảy

qua tỉnh Thái Nguyên và TP. Bắc Ninh)
THÁI NGUYÊN(1)
NĂM

TP. BẮC NINH(2)

Lượng nước thải
ước tính
(1000m3/năm)
32.712.760

140.300

Lượng nước thải
ước tính
(m3/năm)
5.676.480

32.861.680

145.678

6.307.200

1.131.300

33.033.960

152.053


7.253.280

2012

1.139.300

33.267.560

168.233

7.568.640

2013

1.156.000

178.128

8.514.720

Dân số
(người)

2009

1.120.300

2010

1.125.400


2011

33.755.200
(1)

Dân số
(người)

(2)

Nguồn: Phạm Thị Thảo,( 2014) ; Sở tài nguyên môi trường
thành phố Bắc Ninh, (2014)
Bảng 1.2. Ước tính tải lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt được đưa
vào môi trường lưu vực sông Cầu năm 2013
Chất ô
nhiễm

Vĩnh
Phúc

Bác
Ninh

Hải Dương

Bác Kạn

Thái
Nguyên


Bắc
Giang

BOD
(tấn/ngày)

83 – 119

71 - 110

122 – 174

21 – 30

79 – 122

112 – 161

COD
(tấn/ngày)

52 – 62

44 – 53

76 – 92

13 – 16


49 – 59

70 – 85

Tổng N
(tấn/ngày)

7 – 14

6 – 12

10 – 20

1,8 – 3,5

6,5 – 13

9,3 – 19

0,46 – 4,6

0,4 – 4

0,7 – 7

0,2 – 1,2

0,4 – 4

0,6 – 6


1155

978

1698

295

1095

1564

11,43

9,78

16,81

2,92

10,84

14,48

196,3 –
254,1

167,8 217,3


288,7 –
373,6

50,2 –
64,9

186,2 –
284,1

256,9 –
344,1

Tổng P
(tấn/ngày)
Coliform
(109TB/ngày
)
Dầu mỡ
(tấn/ngày)
TSS
(tấn/ngày)

11
11


Nguồn: Ủy ban lưu vực sông Cầu, (2013)
1.1.2. Nước thải nông nghiệp
Nước thải nông nghiệp cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm
hiện nay. Đây là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn nước tại những

địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh.
Các hoạt động sản xuất canh tác trồng trọt và chăn nuôi đem lại hiệu
quả kinh tế, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, các hoạt động
này lại phát sinh lượng chất thải lớn, chủ yếu là nước thải khiến chất lượng
môi trường nước mặt trên lưu vực sông ngày càng ô nhiễm hơn.
a. Trồng trọt
Nước thải từ hoạt động trồng trọt có chứa hóa chất bảo vệ thực vật
(BVTV), hay thuốc trừ sâu, là thành phần độc hại cho môi trường và sức
khỏe con người; Đặc biệt, các khu vực có nền kinh tế nông nghiệp phát triển
mạnh, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sôngdùng làm nước sinh
hoạt. Nước canh tác lúa chứa một lượng lớn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
và phân bón, khi tiêu thoát úng thông qua các hệ thống thủy lợi đưa vào
sông sẽ gây ảnh hưởng tới CLN.
Tại lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên, hoạt động trồng
trọt và chăn nuôi làm phát sinh nhiều chất thải, nước thải, hóa chất BVTV tồn
dư, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt của khu vực. Cụ thể nhu cầu sử
dụng phân bón bình quân hàng năm trên địa bàn tỉnh là trên 8.950 tấn và trên
298 tấn hoá chất BVTV/năm. Lượng hoá chất BVTV, phân bón hoá học dư
thừa được đổ vào nguồn nước mặt, ước tính khoảng 33% (Chi cục Bảo vệ
thực vật Thái Nguyên, 2013).
Bảng 1.3. Lượng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp
tại tỉnh Thái Nguyên
STT

Loại cây trồng

1
2
3


Lúa nước
Chè
Ngồ

Lượng hóa chất BVTV
(kg/ha/năm)
2,5
3 – 3,5
2

12
12


Bình quân

3

(Nguồn Chi cục Bảo vệ thực vật Thái Nguyên,2013)
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong 2 lĩnh vực chính của ngành nông nghiệp có
đóng góp không nhỏ vào nguồn thu nhập cho các hộ gia đình, song lượng
nước thải phát sinh từ hoạt động này là tương đối lớn. Thành phần của nước
thải chăn nuôi chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, Nito,
Photpho và vi sinh vật gây bệnh.
Theo số liệu thống kê số lượng gia súc – gia cầm trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2008 – 2013 và dựa theo định mức tải lượng ô nhiễm chăn
nuôi của WHO, có thểước tính tổng lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh qua các năm.
Bảng 1.4.Thống kê số lượng gia súc, gia cầm trên LVS Cầu (thuộc địa

bàn tỉnh Thái Nguyên) qua các năm

Năm

Trâu



Lợn

Gia cầm

Tổng lượng nước
thải

(nghìn con)

(nghìn con)

(nghìn con)

(nghìn con)

2008

106,9

55,0

529,2


5295

9,021,520

2009

96,7

43,8

560,0

6066

9,300,000

2010

88,5

35,9

577,5

6823

9,426,700

2011


73,9

30,8

516,6

7602

8,379,960

2012

70,6

34,8

514,8

7564

8,359,280

2013

69,9

36,1

520,7


8179

8,450,220

(m3/năm)

Nguồn: Niêm giám thống kê Thái Nguyên (2012, 2013)
Tại một số địa phương khác trên LVS Cầu như Thanh Hóa, hoạt động
chăn nuôi cũng đang gây ô nhiễm trực tiếp đối với môi trường nước. Do tập
quán sử dụng phân hữu cơ không qua các biện pháp xử lý sinh học, chuồng

13
13


trại không hợp vệ sinh và thói quen nuôi thả rông mà lượng phân này đã phát
tán trong tự nhiên.
Bảng 1.5. Tải lượng ô nhiễm trong chăn nuôi trên sông Mã
(đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa)
Đàn gia
súc,
gia cầm

Số lượng
(con)

Lượng nước
thải (m3/năm)


BOD
(tấn
/năm)

TSS
(tấn/năm)

Tổng N
(tấn
/năm)

Tổng P
(tấn
/năm)

Đàn bò

1.000.010

80.010.156

2.449

1.204.012

44.621

11.420

Đàn trâu


250

2.000.000

41

301

10.950

2.825

Đàn lợn

2.400.000

35.040.000

78.960

175.200

17.520

5.520

Đàn gia
cầm


25.000.000

537.500.000

40.250

105

90.000

-

Chăn
nuôi khác
(dê...)

100

260.000

5.840

-

2.300

660

Tổng


28.400.360

582.956.000

332.335

1.797.240

165.391

20.425

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015
1.1.3. Nước thải công nghiệp và làng nghề
a. Công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản
xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản
xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp. Nước thải công nghiệp
chứa thành phần các chất ô nhiễm rất đa dạng và phụ thuộc vào loại hình sản
xuất.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất, cũng như phạm vi

14
14


phân bố. Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng mức đầu tư
cho hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu.
Theo kết quả thống kê của Ban quản lí các khu công nghiệp/cụm công

nghiệp (KCN/CCN), Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh lưu vực sông
(LVS) Cầu có khoảng 119 KCN/CCN trên lưu vực với tổng diện tích là
18.213,93ha. Trong vài năm gần đây, nhiều KCN/CCN vừa và nhỏ mới được
triển khai xây dựng và mở rộng. Hầu hêt, các KCN/CCN chú trọng vào việc
sản xuất tạo ra sản phẩm, tăng lợi nhuận, ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi
trường. Do đó, các hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các
KCN/CCN chưa có hoặc đã có nhưng không vận hành hoặc vận hành không
đúng quy trình hiệu quả. Đây là nguyên nhân chính tạo nên sự suy giảm về
chất lượng nước trên LVS Cầu bởi lượng thải lớn và hàm lượng cao các chất ô
nhiễm, đặc biệt là đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên (Bảng 1.6)
Theo Báo cáo Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa
năm 2013 thì lượng nước sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa gồm cả nước mặt và nước dưới đất là 30.130.585 m 3/năm. Trong
đó khối lượng nước mặt được sử dụng là 25.579.400 m 3/năm. Theo Lê Anh
Tuấn ,Đại học Cần Thơ (Giáo trình giảng dạy công nghệ môi trường, 2005)
thì lượng nước thải công nghiệp chiếm khoảng 30-35% tổng lượng nước được
sử dụng. Như vậy ước tính nước thải công nghiệp thải ra môi trường bên
ngoài khoảng 10.000.000 m3/năm . Đây cũng là khối lượng nước thải phát
sinh rất lớn và với các thành phần độc hại có thể thấy nước thải sản xuất công
nghiệp cũng là một trong những nguồn gây tác động rất lớn đến chất lượng
nước mặt của tỉnh nói chung và CLN sông Mã nói riêng (Bảng 1.6).

15
15


16
16



Bảng1.6. Nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN của một số tỉnh thuộc LVS Cầu và
sông Mã (đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa)
STT

Lượng nước thải
(m3/ngày)

Tỉnh

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
BOD5

COD

TSS

Tổng N

Tổng P

1

Hải Dương(1)

23.806

3.216

7.594


5.237

1.381

1.904

2

Vĩnh Phúc(1)

21.300

2.918

6.795

4.686

1.235

1.704

38.946

5.336

12.424

8.568


2.259

3.116

3

Bắc Ninh

(1)

4

Thái Nguyên(2)

14.959,2

-

-

-

-

-

5

Thanh Hóa(3)


107.136.340

4.472,99

4.649,2

7.116,85

-

-

107.235.351,2

15.943

9.122,19

11766,05

20.888,24

41.776,48

Tổng

Nguồn:
(1)

Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009


(2)
(3)

Thống kê nguồn thải trên lưu vực sông Cầu, 2013 – Tổng cục quan trắc

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015

17
17


b. Làng nghề
Bên cạnh hoạt động sản xuất công nghiệp, các hoạt động sản xuất của
làng nghề cũng phát sinh mội lượng thải lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới
chất lượng môi trường nước mặt. Hiện trạng ô nhiễm tại làng nghề có thể thấy
rõ tại làng nghề Vân Hà (làng Vân, Bắc Giang) và các làng nghề ở huyện Yên
Phong và Tiên Sơn (Bắc Ninh).
Chỉ tính riêng hơn 880 hộ gia đình nấu rượu tại Vân Hà (Bắc Giang)
mỗi ngày phát sinh khoảng 1.500 m3 nước thải, gần 100 m3 rác đều đổ trực
tiếp ra hệ thống cống rãnh, ao hồ, làm cho hàm lượng các chất ô nhiễm vượt
các quy định cho phép của cột B1, QCVN 08:2008/BTNMT nhiều lần: BOD 5
từ 7.5 – 10,1 lần; amoni từ 34,5 – 96,2 lần.
Trên địa bàn xã Phong Khê, huyện Yên Phong và khu sản xuất giấy
Phú Lâm, Huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đến gần 100 xí nghiệp nhỏ và 70
phân xưởng sản xuất nhỏ, tạo ra mỗi ngày khoảng trên 30.000 m 3 nước thải
chứa các hóa chất đọc hại như xút, chất tẩy rửa, phèn, nhựa thông, Javen,
ligin, phẩm màu… Đoạn sông Cầu chảy qua ranh giới Bắc Giang, Bắc Ninh
giữa huyện Việt Yên (Bắc Giang) và Yên Phong (Bắc Ninh) bị ô nhiễm
nghiêm trọng, nước sông múc lên để sau 2 giờ là có mùi hôi thối. (Báo cáo

môi trường quốc gia năm 2012).
1.1.4. Nước thải y tế
Nước thải y tế được xem là nguồn thải độc hại nếu không được xử lý
trước khi thải ra môi trường. Do thành phần nước thải y tế chứa nhiều hóa
chất độc hại với nồng độ cao và chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn lây lan bệnh
truyền nhiễm. Hầu hết các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý đã được đầu tư hệ
thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tại các bệnh viện thuộc Sở y tế địa
phương quản lý hay các bệnh viện thuộc ngành khác quản lý, cũng như các cơ
sở khám chữa bệnh tư nhân nằm rải rác, phần lớn chưa có hệ thống xử lý
nước thải. Theo Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế, năm 2011, nước
18


ta có hơn 13.640 cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Mỗi ngày, các đơn vị này thải ra
khoảng 120.000 m3 nước thải y tế, trong khi đó, chỉ có 53,4% trong tổng số
bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế. Trong đó, một số lượng lớn các
chất độc hại trong nước thải y tế không thể xử lý được bằng phương pháp xử
lý nước thải thông thường. Lượng nước thải y tế hàng năm của nước ta có xu
hướng tăng dần qua các năm (Hình 1.1).

Ghi chú: Thải lượng nước thải được tính toán dựa trên hệ số phát thải của
WHO, 1993 và số lượng giường bệnh - NGTK, 2012
Hình 1.1.Lưu lượng nước thải y tế tính trên phạm vi toàn quốc
qua các năm
(Nguồn báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2012)
1.2. Hiện trạng chất lượng nước của một số hệ thống sông ở miền Bắc
Việt Nam
1.2.1. Hệ thống sông Hồng
Sông Hồng chảy qua 9 tỉnh, thành phố và đem lại lợi ích tr ực ti ếp
cho hàng chục triệu người dân và các hoạt động phát triển KT-XH trong

khu vực. Tuy nhiên, sông Hồng đã và đang bị ô nhiễm tại m ột số khu v ực.
Kết quả quan trắc môi trường khu vực đầu nguồn thuộc tỉnh Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,... cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đ ều
nằm trong ngưỡng A1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Nước sông Hồng có
19


hàm lượng chất hữu cơ thấp nhưng độ pH tương đối cao đi cùng v ới
lượng phù sa lớn, nên trong một số th ời điểm quan trắc, giá tr ị t ổng
lượng sắt đôi khi vượt QCVN (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia,
năm 2012)
Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc có giá trị các thông số COD,
BOD5 và TSS đều vượt QCVN A1. Tại một số điểm quan trắc trên sông Hồng
nằm gần các nhà máy, xí nghiệp, các khu vực tập trung sản xuất công nghiệp
thì giá trị các thông số này thậm chí xấp xỉ QCVN B1. Số liệu quan trắc của
Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ năm 2011 cho thấy, đoạn sông Hồng đi qua Công ty
Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đến tận khu vực công nghiệp phía Nam
thành phố Việt Trì, các thông số COD, BOD 5 và TSS đều vuợt QCVN B1 từ
1,5 đến trên 2 lần.

Hình 1.2: Hàm lượng BOD5, COD, TSS tại sông Hồng đoạn chảy qua
Phú Thọ, Vĩnh Phúc năm 2012
(Nguồn: Sở TN&MT Phú Thọ, Sở TN&MT Vĩnh Phúc, 2012)
Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài khoảng 150 km, kéo dài từ
huyện Ba Vì tới huyện Phú Xuyên chưa có dấu hiệu ô nhiễm, giá trị các thông
số DO, BOD5 và COD đều nằm trong QCCP (Sở TN&MT Hà Nội, 2010).
Tuy nhiên, hàm lượng các thông số này vào mùa lũ thường cao hơn so với
20



mùa khô có thể do sự rửa trôi các chất ô nhiễm từ thượng nguồn về.
1.2.2. Hệ thống sông Thái Bình
Chất lượng nước hệ thống sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải
Dương còn tương đối tốt. Các thông số nằm trong ngưỡng và không vượt quá
nhiều so với QCVN 08: 2008/ BTNMT
Trên các sông thuộc tỉnh Thái Bình, các thông số COD,BOD 5,TSS, dầu
mỡ khoáng, Coliform đều vượt ngưỡng QCVN loại A1. Bên cạnh đó, một số
khu vực có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng (As, Cd).

Hình 1.3: Diễn biến BOD5 trên các sông thuộc tỉnh Thái Bình
năm 2012-1011
Nguồn: Sở TNMT Thái Bình (2012)
1.2.3. Sông Cầu
Nhìn chung thấy CLN sông Cầu thời gian qua đã bị suy giảm, nhi ều
nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn chảy qua các đô th ị, KCN
và làng nghề, thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc. Trong vài năm gần đây, với sự nỗ lực của các cấp chính quy ền, CLN
sông Cầu đã và đang được cải thiện. (Báo cáo HTMT Quốc gia, 2012).
Đoạn thượng nguồn, nước sông còn giữ được tính tự nhiên vốn có
do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và các hoạt động công nghiệp ch ưa
phát triển mạnh. Nhìn chung, chất lượng nước của đoạn sông này còn
21


tương đối tốt, các chỉ tiêu chất lượng nước cho đến nay vẫn đảm bảo
giới hạn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 và A2 (QCVN
08:2008/BTNMT) trừ một số đoạn sông suối phụ lưu cấp 1,2 ch ảy qua
các khu khaithác mỏ, khu tuyển quặng, đào đãi khoáng sản tự do,...
Đoạn trung lưu là khu vực đã có mức độ phát triển cao v ới đa dạng
các hoạt động kinh tế thuộc nhiều loại hình và ngành ngh ề. Theo th ống

kê, đoạn sông này đã và đang tiếp nhận một lượng lớn n ước th ải t ừ các
hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ làm cho ch ất
lượng nước suy giảm nhiều (riêng tỉnh Thái Nguyên sử dụng khoảng
300 triệu m3 nước/năm cho các hoạt động công nghiệp) (Cục QLTTN,
2012).
Tại nhiều nơi, vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng
nguồn ít, có nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, các loài th ủy sinh g ần
như không sinh sống được. Nhìn chung, hầu hết các thông s ố quan tr ắc
của đoạn sông này đều không đạt QCVN A1, một số đi ểm nh ư C ầu Trà
Vườn, giá trị thông số NH4+ còn vượt quá QCVN B1, tuy nhiên, hàm lượng
các thông số có xu hướng giảm qua các năm.

Hình 1.4: Hàm lượng NH4+ đoạn qua Thái Nguyên năm 2007-2011
Nguồn: TCMT (2012)
Đoạn sông Cầu qua Bắc Ninh, Bắc Giang, phần lớn các điểm quan

22


trắc đều có giá trị cácthông số vượt QCVN A1, thậm chí vượt hoặc xấp x ỉ
QCVN B1. Bên cạnh đó NH4+ có xu hướng tăng, điều này cho thấy CLN
đang bị suy giảm. Nguyên nhân chính là do nước thải và rác thải của các làng
nghề không qua xử lý và đổ thẳng ra lòng sông; một phần cũng do các hoạt động
phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng dẫn tới làm ô nhiễm nguồn nước tại
đây

Hình 1.5: Diễn biến BOD5 tại sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Ninh,
Bắc Giang năm 2007 - 2011
Nguồn TCMT (2012)
Hiện nay, nước sông Cầu có lưu lượng cát và chất lơ l ửng ngày

càng tăng do các hoạt động khai thác khoáng sản (cát, s ỏi,...). Th ời gian
tới, nếu không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì hàm l ượng các
chất này sẽ càng tăng cao ảnh hưởng đến CLN của LVS.
1.3. Các nghiên cứu phân vùng chất lượng nước sông
Nhu cầu phân vùng CLN trong công tác quản lý môi trường lưu vực
xuất phát từ đặc thù là tính trải dài theo không gian của chúng, bên cạnh đó
còn chịu nhiều nguồn áp lực khác nhau bởi các hoạt động phát triển khu vực
ven sông. Do đó các giải pháp trong quản lý môi trường lưu vực thường phải
mang tính cục bộ cho từng khu vực có cùng vấn đề môi trường. Dữ liệu thông
tin về CLN sông có đặc thù đa chiều (về cả không gian và thời gian)và đặc

23


trưng bởi các thông số CLN. Chính vì vậy để quản lí và sử dụng hiệu quả các
dữ liệu này thì cần phải có các công cụ để đưa bộ dữ liệu thành những thông
tin xúc tích (đưa đa chiều thông tin về đơn chiều) nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý môi trường nước mặt.
1.3.1. Phân vùng chất lượng nước sử dụng công cụ chỉ số chất lượng nước
Số liệu quan trắc nước từ các chương trình quan trắc thường được sử
dụng trong các báo cáo hiện trạng môi trường các LVS. Từng thông số trong
môi trường nước được phân tích đánh giá và đưa ra các nhận định về hiện
trạng và diễn biến của CLN. Bản chất của công cụ chỉ số CLN là từ nhiều giá
trị của các thông số khác nhau, bằng các cánh tính toán phù hợp ta thu được
một chỉ số duy nhất, giá trị của chỉ số này phản ánh một cách tổng quát nhất
về CLN. Chỉ số chất lượng nước (WQI) đã được đưa vào quyết định số
879 /QĐ-TCMT do Tổng cục môi trường ban hành. Trong những năm gần
đây được áp dụng trong nhiều nghiên cứu phân vùng CLN với ưu điểm là đơn
giản, dễ hiểu, có tính khái quát cao có thể được sử dụng cho mục đích đánh giá
diễn biến CLN theo không gian và thời gian, là nguồn thông tin phù hợp cho

cộng đồng, cho những nhà quản lý không phải chuyên gia về môi trường nước.
Một vài kết quả phân vùng chất lượng nước bằng việc sử dụng công cụ
chỉ số CLN (WQI) ở Việt Nam:
Trong báo cáo “ Đánh giá CLN mặt LVS Cầu dựa trên các kết quả đạt
được trong các năm 2010 – 2012“ của Tổng cục môi trường đã sử dụng
phương pháp đánh giá CLN theo chỉ số chất lượng nước (WQI) sau đó thể
hiện kết quả lên bản đồ. Chất lượng môi trường nước LVS Cầu được thể hiện
trên bản đồ một cách rất trực quan(Hình 1.6). Mỗi đoạn sông với các màu sắc
khác nhau ứng với từng mức CLN:

24


Hình 1.6: Phân vùng chất lượng nước LVS Cầu theo WQI năm 2012
- CLN của đoạn sông Cầu chảy qua Bắc Kạn đến thành phố Thái Nguyên nằm
ở mức tốt. CLN của 2 nhánh sông cấp 1: sông Chợ Chu chất lượng tốt, suối
Cái có một số đoạn nằm ở mức kém và trung bình.
- CLN của đoạn sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên nằm ở mức tốt.
- CLN của đoạn sông Cầu chảy qua các khu vực thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bắc
Giang nằm ở mức kém. CLN sông Cà Lồ ở mức kém.
- CLN sông Công nằm ở mức tốt và rất tốt, chỉ có 1 đoạn ngắn nằm ở mức
trung bình.
- CLN sông Ngũ Huyện Khê ở mức kém hoặc rất kém. Đây là một nhánh sông
cấp 1 bị ô nhiễm khá nặng và chất lượng chưa được cải thiện qua
Một kết quả khác sử dụng chỉ số WQIlà nghiên cứu về “Phân vùng
CLN sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm phục vụ quản lí tài

25



×