Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 104 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------&---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN KIM ĐỘNG,
TỈNH HƯNG YÊN”
Người thực hiện

: VŨ THỊ NHUNG

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
TS. VÕ HỮU CÔNG


Hà Nội – 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------&---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y
TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN KIMĐỘNG,
TỈNH HƯNG YÊN
Người thực hiện

: VŨ THỊ NHUNG

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn


: ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
TS VÕ HỮU CÔNG

Địa điểm thực tập

: Trung Tâm Y Tế Huyện Kim Động,
Tỉnh Hưng Yên

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô Khoa Môi trường và đặc biệt là các thầy cô Bộ
môn Quản lý môi trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và kinh
nghiệm sâu sắc nhất khi em còn ngồi học trên ghế nhà trường. Vốn kiến thức quý báu
ấy không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang để
em bước vào cuộc sống một cách vững vàng và tự tin.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể, cá nhân tại TTYT huyện Kim Động, đặc
biệt là tổ Kiểm soát Nhiễm khuẩn, nơi mà em đã tham gia và tìm hiểu công tác
quản lý chất thải rắn y tế, đã tạo điều kiện và tận tình chỉ đẫn, góp ý cho em
trong suốt quá trình thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên TS. Võ Hữu Công và giảng
viên Th.s Nguyễn Thị Bích Hà, người đã tận tình hướng dẫn, góp ý, chỉnh sửa
cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
Trong thời gian nghiên cứu và làm khóa luận, do điều kiện về thời gian,
trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khi thực đề tài khó tránh khỏi

những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo thêm của thày cô, bạn bè để
bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
3

tháng

năm 2015


Sinh viên

Vũ Thị Nhung

MỤC LỤC

4


DANH MỤC BẢNG

5


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

BTN&MT

Bộ tài nguyên và môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BYT

Bộ Y tế

CDC

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

CNMT

Công nghệ môi trường

CTR

Chất thải rắn

CTRYT

Chất thải rắn y tế

6


CTRYTSH

Chất thải rắn y tế sinh hoạt

CTRYTNH

Chất thải rắn y tế nguy hại

ICRC

Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn



Quyết định

TNMT

Tài nguyên Môi Trường

TT

Thông tư


TTYT

Trung tâm y tế

TVGS & QLDA

Tư vấn giám sát và quản lý dự án

TCMT

Tổng cục môi trường

UNEP

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc

WHO

Tổ chức y tế thế giới

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, sức khỏe và môi trường là hai vấn đề đang được quan tâm hàng
đầu trên thế giới cũng như Việt Nam. Xã hội không ngừng phát triển, dân số tăng
nhanh dẫn tới các nhu cầu của con người cũng ngày càng cao. Chăm sóc sức
khỏe là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của mỗi người. Với các thành

tựu trong và ngoài nước, ngành y học đã trở thành một trong những ngành quan
trọng của mỗi quốc gia kéo theo các cơ sở y tế không ngừng tăng lên về số
lượng, quy mô và chất lượng khám chữa bệnh. Song song với điều đó là lượng
lớn chất thải rắn (CTR) y tế phát sinh, trong đó thành phần nguy hại ngày càng
tăng. Theo thống kê của cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ TN&MT, 2011) về báo
cáo công tác khám chữa bệnh, cả nước có 13.511 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở
khám chữa bệnh và dự phòng từ cấp Trung ương đến địa phương với lượng chất
thải rắn phát sinh vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là chất thải
rắn y tế nguy hại. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế, tính
đến năm 2015 lượng chất thải rắn y tế phát sinh là 600 tấn/ngày và đến năm
2020 là khoảng 800 tấn/ngày.
Cho đến nay, ở hầu hết các bệnh viện lớn việc quản lý chất thải y tế đang
được quan tâm chú trọng. Việc thực hiện phân loại, thu gom CTR y tế đã đạt
những tỉ lệ tương đối theo Quy chế quản lý chất thải y tế. Theo báo cáo hiện
trạng môi trường quốc gia năm 2011, tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân loại CTRYT
là 95,6% và thu gom hàng ngày là 90,9%,(BTN&MT, 2011).Còn ở các cơ sở
khám chữa bệnh địa phương do các Sở Y tế quản lý, các bệnh viện loại III, trung
tâm y tế tuyến huyện với lượng chất thải y tế phát sinh khá lớn, trong khi đó
công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR vẫn chưa được chú trọng, đặc biệt
là công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường,
8


chất thải y tế nguy hại...). Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho công tác xử lý
chất thải sau này, gây thất thoát tài nguyên tái chế và lãng phí trong xử lý.
Trung tâm y tế huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hình thành và phát triển
phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của đa số cán bộ nhân dân trong và ngoài
huyện. Trung bình hàng năm, trung tâm khám và điều trị cho khoảng hơn 40000
lượt bệnh nhân. Với số lượng bệnh nhân như vậy đã làm ra tăng một lượng lớn
chất thải y tế , gây khó khăn cho công tác quản lý chất thải tại trung tâm, nguy cơ

gây hại đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Trong khi đó, nhận thức về bảo
vệ môi trường của người dân, cán bộ y bác sĩ trong bệnh viện còn nhiều hạn chế
như công tác thu gom và phân loại chưa phù hợp, còn thiếu tích cực, chủ động,
thậm chí không quan tâm đến việc tổ chức xử lý các đối tượng, phòng ban gây ô
nhiễm môi trường thuộc trách nhiệm của mình; trông chờ, ỷ lại và đùn đẩy trách
nhiệm cho cơ quan quản lý cấp trên.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, nhằm tìm kiếm được những giải pháp
quản lý, phương pháp xử lý CTR y tế phù hợp cho những bệnh viện, trung tâm y
tế tuyến huyện, góp phần cải thiện môi trường và đảm bảo sức khỏe người dân,
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản
lý và xử lý chất thải rắn y tế tại trung tâm y tế huyện Kim Động, tỉnh Hưng
Yên”.
2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài


Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng CTR y tế phát sinh tại trung tâm y tế huyện Kim
Động:
- Đề xuất giải pháp quản lý và xử lý CTR y tế phù hợp với TTYT Kim
Động nhằm góp phần bảo vệ môi trường của huyện.

9




Yêu cầu nghiên cứu
- Phản ánh được thực trạng CTR phát sinh tại trung tâm y tế huyện Kim
Động :
+ Nguồn phát sinh

+ Khối lượng CTR y tế phát sinh (khoa, phòng ban; theo tháng, quý)
+ Thành phần CTR phát sinh.
- Đánh giá công tác quản lý, xử lý CTR y tế tại bệnh viện theo quyết định
số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ y tế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý CTR y tế
phù hợp với điều kiện của trung tâm.

10


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về chất thải rắn y tế
1.1.1. Một số khái niệm
Theo quy chế quản lý chất thải y tế được Bộ Y tế (BYT) quy định tại quyết
định 43/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 30/11/2007, Chất thải y tế được định
nghĩa như sau:
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao
gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏecon
người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,
dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được
tiêu hủy an toàn.
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu,
thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy
chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Trong đó xử lý ban đầu là quá
trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi
chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy; Vận
chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý
ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy; Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân

loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất
thải trong cơ sở y tế. Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏthành những
sản phẩm mới; Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết
tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích
mới; Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm
11


mất khả năng gây huy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi
trường, (Bộ Y Tế, 2007).
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế
Nguồn phát sinh CTRYT được xác định chủ yếu từ: bệnh viện; các cơ sở y
tế khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ
sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu...; các trung tâm xét nghiệm và
nghiên cứu y sinh học; ngân hàng máu... Hầu hết các CTRYT đều có tính chất
độc hại và tính đặc thù khác với các loại chất thải rắn (CTR) khác. Các nguồn xả
chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào
chế dược...
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ các hoạt độngy tế
Loại CTR

Nguồn tạo thành

Chất thải rắn thông

Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính,

thường

các loại bao gói...

Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng

Chất thải chứa các vi

người sau khi mổ xẻ và của các động vật sau quá

trùng gây bệnh

trình xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu mủ của
bệnh nhân...

Chất thải bị nhiễm bẩn

Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân,
các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà..
Các loại chất thải độc hại hơn các loại nói trên, các

Chất thải đặc biệt

chất phóng xạ, hóa chất dược... từ các khoa khám,
chữa bệnh, hoạt động thực nghiệm, khoa dược...
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2011)

12


1.1.3. Thành phần chất thải rắn y tế
Ở Việt Nam, hầu hết các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và
mang tính đặc thù so với các loại CTR khác. Các loại chất thải này nếu không
được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây

ra những nguy hại đáng kể. Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý
hóa thì tỷ lệ các thành phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng
CTRYT, chưa kể CTRYT là các chất hữu cơ. Trong thành phần CTRYT có lượng
lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra còn có thành phần
chất nhựa chiếm khoảng 10%, vì vậy khi lựa chọn công nghệ thiêu đốt cần lưu ý
đốt triệt để và không phát sinh khí độc hại.

Hình 1.1. Thành phần chất thải rắn y tế dựa trên đặc tính lý hóa
tại Việt Nam
(Nguồn: BTN&MT, 2011)
-

Thành phần của CTYT có thể nhận biết dựa theo tính chất hoặc mức độ độc hại



của chất thải.
Căn cứ vào tính chất của chất thải có thể chia CTRYT làm 3 phần: Thành phần






vật lý, thành phần hóa học và thành phần sinh học.
Thành phần vật lý của CTRYT bao gồm :
Bông vải sợi: gồm bông băng, gạc, quần áo, khăn lau, vải trải…
Giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh.
Nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng.
Thủy tinh: chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm

Kim loại: dao kéo mổ, kim tiêm.
Thành phần hóa học gồm 2 loại:
Vô cơ: hóa chất, thuốc thử,…
Hữu cơ: đồ vải sợi, phần cơ thể, xác động vật thí nghiệm, thuốc,…
Thành phần sinh học: máu, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ.
Căn cứ theo tính độc hại của chất thải, có thể chia CTRYT làm 2 phần chính:
Phần không độc hại (chiếm khoảng 85% tổng số chất thải bệnh viện) loại chất
thải này chỉ cần xử lý đơn giản như những loại rác thải sinh hoạt. Phần còn lại
13


(chiếm khoảng 15%) là những chất thải độc hại nguy hiểm, cần có biện pháp xử
lý thích hợp.
1.1.4. Phân loại chất thải rắn y tế
CTRYT có thành phần phức tạp, có các tính chất độc hại khác nhau, vì vậy
việc phân loại là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý và xử lý
chất thải này. Khâu phân loại tiến hành tốt ngay từ đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho những khâu quản lý phía sau đạt hiệu quả cao hơn, hạn chế chi phí xử lý
cũng như giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, hướng xử lý CTRYT của mỗi quốc gia mà
việc phân loại CTRYT cũng có sự khác nhau.
1.1.4.1. Phân loại CTRYT theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2014)
Chất thải y tế được chia làm hai loại: chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế
thông thường. Trong đó:


Chất thải y tế nguy hại được chia làm 8nhóm sau:
Nhóm 1: Chất thải lây nhiễm: Là chất thải chứa mầm bệnh như vi khuẩn, vi

rút, kí sinh trùng với số lượng đủ để gây bệnh cho những người dễ bị cảm nhiễm,





bao gồm các loại:
Môi trường nuôi cấy từ phòng thí nghiệm.
Chất thải từ phòng cách ly bệnh nhân bị nhiễm trùng.
Dụng cụ hoặc vật tiếp xúc với bệnh nhân bị truyền nhiễm.
Nhóm 2: Chất thải sắc nhọn: Là chất thải có thể làm rách hoặc tổn thương
da bao gồm cả kim tiêm, kim tiêm dưới da, dao mổ, bộ truyền... Dù có hay
không bị nhiễm khuẩn, chất thải này được coi là chất thải y tế nguy hại cao và
cần được xử lý như chất thải có nguy cơ nhiễm khuẩn.
Nhóm 3: Chất thải dược phẩm: Chất thải dược phẩm bao gồm thuốc quá hạn,
thuốc không dùng hoặc các loại vaccin, huyết thanh, kể cả chai, lọ đựng chúng...

14


Nhóm 4: Chất thải gây ung thư (genotoxic) và gây độc tế bào (cytotoxic) :
Chất thải gây ung thư (genotoxic) có thể gây đột biến (có khả năng gây đột biến
gen), gây quái thai (có khả năng gây dị tật ở phôi thai hoặc thai nhi) hoặc gây
ung thư. Chất thải genotoxic có thể bao gồm một số loại thuốc kìm tế bào, chất
nôn, nước tiểuhoặc phân của bệnh nhân điều trị với các thuốc kìm tế bào, hóa
chất và các vật liệu phóng xạ.
Nhóm 5: Chất thải giải phẫu: Bao gồm các mô, các cơ quan, bộ phận cơ thể,
máu và các phế thải khác từ phẫu thuật và khám nghiệm tử thi trên bệnh nhân bị
nhiễm trùng. Nó cũng bao gồm bào thai của con người và xác động vật bị nhiễm
bệnh. Chất thải bệnh lý có thể bao gồm các bộ phận cơ thể khỏe mạnh đã được gỡ bỏ
trong một thủ tục y tế hoặc sản xuất trong quá trình nghiên cứu y học.
Nhóm 6: Chất thải hóa học: Chất thải hóa học bao gồm các loại phế thải

rắn, lỏng và khí. Chất thải hóa học từ chăm sóc y tế được coi là gây nguy hiểm
nếu nó có ít nhất một trong các thuộc tính sau.
+ Độc hại

+ Phản ứng

+ Ăn mòn (pH <2 hoặc pH>12)

+ Dễ gây cháy nổ

+ Oxy hóa (bình chứa áp suất)

15


Hình 1.2. Một số biểu tượng nguy hại
Nhóm 7: Chất thải phóng xạ: bắt nguồn từ máy phát điện hạt nhân phóng
xạ; cặn từ các lô hàng nguyên liệu phóng xạ và các giải pháp không mong muốn
của các hạt nhân phóng xạ dành cho sử dụng chẩn đoán hoặc điều trị; phân từ
bệnh nhân được điều trị hoặc thử nghiệm với các hạt nhân phóng xạ; mức độ
thấp chất thải rắn (ví dụ như giấy thấm, gạc, thủy tinh, kim tiêm, lọ); mức độ
thấp chất thải lỏng (ví dụ như từ máy giặt)...
Nhóm 8: Chất thải chứa kim loại nặng độc: Chất thải chứa kim loại nặng
như chì, thủy ngân, asen...



Chất thải y tế thông thường:
Là các chất thải không tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm, hóa chất độc


hại hoặc các chất phóng xạ và vật nhọn không gây nguy hiểm. Bao gồm giấy, bìa
các tông, nhựa, thực phẩm thừa...
1.1.4.2. Phân loại CTRYT theo Quy chế quản lý chất thải y tế số 43/2007/QĐ-BYT
Việt Nam là một quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển. Hiện tại
Việt Nam đang áp dụng quy chế quản lý chất thải y tế số 43/2007/QĐ-BYT do
Bộ Y tế ban hành ngày 30/11/2007 về Quy chế quản lý chất thải y tế.
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại,
chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Chất thải lây nhiễm:
-

Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của
16


dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và
-

các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch

-

sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng

-

xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.

Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
Nhóm 2: Chất thải hóa học nguy hại:

-

Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (nằm trong phụ lục I ban hành kèm

-

theo Quy chế 43/2007/QĐ-BYT).
Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây

-

độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu.
Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy),
chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ
các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
Nhóm 3: Chất thải phóng xạ:
Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động
chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Nhóm 4: Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO 2, bình ga, bình
khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
Nhóm 5: Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
17



-

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ buồng bệnh cách ly).
Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh,
chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương
kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học

-

nguy hại.
Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng

-

gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
1.2. Tổng quan tình hình phát sinh, quản lý và xử lý chất CTRYT
1.2.1. Tình hình phát sinh CTR y tế trên thế giới
Lượng phát sinh CTRYT trên thế giới thay đổi theo từng khu vực địa lý,
theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch
bệnh, quy mô bệnh viện, lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, điều kiện kinh tế,
xã hội của khu vực, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc
khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và việc thải rác của bệnh nhân ở các khoa,
phòng.
Bảng 1.2. Tổng lượng CTR y tế tại một số quốc gia (khu vực)trên thế giới
S Quốc gia

S Quốc gia


TT

(Khu vực)

Chất thải y tế
(Kg/giường/ngày)

1

Istanbul

0,63

10

Tây Ban
Nha

4,4

2

Nam Kinh

0,68 (0,5 - 0,8)

11

Canada


3,3

3

Cát Lâm

0,5

12

UK

3,3

4

Bắc Jordan

0,83

13

USA

4,4

5

Hy Lạp


1,9

14

Đài Loan

2,41 - 3,26

6

Lybia

1,3

15

Ba Lan

2,6

18

TT

(Khu vực)

Chất thải y tế
(Kg/giường/ngày)



7

Ả rập

1,2

16

Nhật Bản

0,25

8

Iran

2,7

17

Hàn quốc

0,48

9

Pháp

3,3

(Nguồn: M.E.Bi rpinar, 2009)

Khối lượng CTRYT phát sinh có sự thay đổi tùy từng quốc gia trên thế giới.
Điều này được cụ thể tại bảng 1.2. Theo đó, khối lượng CTRYT phát sinh lớn
nhất ở hai quốc gia là Tây Ban Nha và USA lên tới 4,4 kg/giường/ngày và thấp
nhất tại Nhật Bản 0,25 kg/giường/ngày. Nguyên nhân của sự khác biệt trên là do
chênh lệch về kinh tế với mức sống khác nhau ở các quốc gia trên thế giới dẫn
đến sự đầu tư cho y tế không giống nhau. Các đặc điểm văn hóa- xã hội, mức độ
nhận thức của người dân về chất lượng sức khỏe và tác hại của CTYT là khác
nhau. Lượng CTYT thay đổi theo từng nhóm nước (nhóm nước thu nhập cao,
nhóm nước thu nhập trung bình và nhóm nước thu nhập thấp), điều này được thể
hiện trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Lượng chất thải thay đổi theo từng nhóm nước
Đối tượng
Nước thu nhập cao
Nước thu nhập trung bình
Nước thu nhập thấp

CTYT nói chung
(kg/gb/ngày)
1,2-12
0,8-6
0,5-3

CTYT nguy hại
(kg/gb/ngày)
0,4-5,5
0,3-0,6
0,3-0,4
(Lê Thị Hằng, 2014)


Bảng 1.3 cho thấy, lượng CTYT tại các nước thu nhập cao luôn lớn hơn rất
nhiều so với nước thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Cụ thể, lượng CTYT tại
nước thu nhập cao gấp 2 lần lượng CTYT tại các nước có thu nhập trung bình và
gấp 4 lần lượng CTYT tại các nước có thu nhập thấp.

19


Khối lượng CTRYT phát sinh có sự khác biệt tại từng loại bệnh viện (bệnh
viện đại học y dược, bệnh viện đa khoa, bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế),
các bộ phận khác nhau trong bệnh viện, (bảng 1.4).

20


Bảng 1.4. Lượng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện
Nguồn phát sinh

Lượng chất thải theo từng bệnh viện
(kg/gường bệnh/ngày)
4,1-8,7
2,1-4,2
0,5-1,8
0,05-1,2
(Lê Thị Hằng,2014)

Bệnh viện đại học y dược
Bệnh viện đa khoa
Bệnh viện tuyến huyện

Trung tâm y tế

Tùy theo quy mô, đặc điểm chức năng của từng loại bệnh viện mà lượng
CTYT phát sinh không giống nhau. Bệnh viện đại học y dược với quy mô lớn và
nhiều chức năng (khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu…) phát sinh lượng
CTYT lớn (4,1 – 8,7 kg/giường bệnh/ngày). Các trung tâm y tế với quy mô nhỏ,
phát sinh lượng CTYT ít hơn (0,05 – 1,2 kg/gường bệnh/ ngày).
Bảng 1.5. Lượng CTYT thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong bệnh
viện
Các bộ phận

Lượng chất thải
(kg/giường bệnh/ngày)
1,5
1,5-3
3-5
0,2
(Lê Thị Hằng,2014)

Điều dưỡng y tế
Khoa điều trị
Khoa hồi sức cấp cứu
Bệnh phẩm chung toàn bệnh viện

Theo bảng 1.5, lượng CTYT tại các bộ phận khác nhau trong bệnh viện là
khác nhau. Lượng chất thải phát sinh lớn nhất tại khoa hồi sức cấp cứu (3 – 5
kg/giường bệnh/ngày) và nhỏ nhất tại các phòng điều dưỡng, phòng phát sinh
bệnh phẩm chung toàn bệnh viện (0,2- 1,5 kg/gường bệnh/ngày).
1.2.2. Tình hình phát sinh CTR y tế tại Việt Nam
Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và

Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009-2010,
tổng lượng CTR y tế trên toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 16-30
21


tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ngày,
trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày.Ước
tính đến năm 2016, lượng CTRYT phát sinh sẽ là 600 tấn/ngày và đến năm 2020
là khoảng 800 tấn/ngày.
Bảng 1.6. Khối lượng CTYT phát sinh tại các bệnh viện trực thuộc BYT
Chỉ số
Giá trị trung bình
Lượng phát sinh CTRYT (kg/gường bệnh/ngày)
1,53
Lượng CTRYT nguy hại (kg/gường bệnh/ngày)
0,25
Tỉ trọng CTRYT nguy hại (tấn/m3)
0,13
Tỉ lệ TP nguy hại/tổng lượng phát sinh (%)
16,2
(Nguồn: Cục quản lý khám chữa bệnh, 2009a)
Theo báo cáo của cục quản lý khám chữa bệnh, 2009a lượng CTRYT phát
sinh trung bình tại các bệnh viện trực thuộc BYT là 1,53 kg/giường bệnh/ngày.
Lượng CTRYT nguy hại là 0,25 kg/gường bệnh/ngày. Tỉ lệ CTYT nguy hại/tổng
lượng CTRYT phát sinh chiếm 16,2%.
Khối lượng CTRYT không chỉ khác nhau theo từng khu vực địa lý, mà còn
thay đổi tùy thuộc vào từng loại bệnh viện (bệnh viện đa khoa, chuyên khoa);
tuyến bệnh viện (bệnh viện tuyến Trung Uơng, tuyến tỉnh, tuyến huyện, trung
tâm y tế); loại đô thị (đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại
III). Ta thấy, lượng CTRYT của những tỉnh có đô thị loại I, loại II (Nghệ An,

Đồng Nai) và đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh) luôn lớn hơn những
tỉnh có đô thị loại III (Vĩnh Long, Trà Vinh, Hà Nam,…)(bảng 1.7).
Bảng 1.7. Khối lượng CTR y tế ở một số địa phương năm 2013
Tỉnh thành
Hà Nội
Tp. Hồ Chí Minh
Vĩnh Long
Trà Vinh
Hà Nam

Lượng CTRYT (kg/ngày)
8000
16000
3078
1430
3742
22


Nghệ An
Đồng Nai
Hưng Yên
Quảng Nam
(*: năm 2015)

10700
10000
2982
9780*
( Nguồn: Số liệu thống kê, 2013)


Lượng CTR y tế phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh viện tùy
thuộc vào số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, số thủ thuật
chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng,
tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú, cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, thảm họa đột
xuất…
Lượng CTYT phát sinh tại các khoa trong bệnh viện cũng có sự chênh lệch
rất lớn. Lượng CTYT phát sinh tùy thuộc vào số giường bệnh tại các khoa, lượng
bệnh nhân tại mỗi khoa phòng, tính chất nguồn bệnh và đặc tính chất thải phát
sinh trong điều trị, điều này được thể hiện trong bảng 1.8.

23


Bảng 1.8. Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện

Khoa
Bệnh viện
Khoa hồi
sức cấp cứu
Khoa nội
Khoa nhi
Khoa ngoại
Khoa sản
Khoa
mắt/TMH
Khoa cận
lâm sàng
Trung bình


Tổng lượng chất thải phát

Tổng lượng chất thải y tế nguy

sinh (kg/giường/ngày)
BV
BV
BV
Trung

hại (kg/giường/ngày)
BV
BV
BV
Trung

TW
0,97

Tỉnh
0,88

Huyện
0,73

TW
0,16

Tỉnh
0,14


Huyện
0,11

1,08

1,27

1,00

0,30

0,31

0,18

0,64
0,50
1,01
0,82

0,47
0,41
0,87
0,95

0,45
0,45
0,73
0,74


0,04
0,04
0,26
0,21

0,03
0,05
0,21
0,22

0,02
0,02
0,17
0,17

0,66

0,68

0,34

0,12

0,10

0,08

0,11


0,10

0,08

0,03

0,03

0,03

0,72

0,7

0,56

0,14 0,13
0,09
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2011)

bình
0,86

bình
0,14

Theo bảng 1.8, Lượng CTYT phát sinh trung bình tại các bệnh viện là 0.86
kg/ giường bệnh/ngày. Trong đó, lượng CTYTNH là 0,14 kg/giường bệnh/ngày.
Lượng CTYT trung bình tại bệnh viện Trung Ương (0,72 kg/giường bệnh/ngày)
gấp 1,3 lần lượng CTYT trung bình phát sinh tại các bệnh viện huyện (0,56

kg/giường bệnh/ngày). Khoa có lượng CTYT lớn nhất bệnh viện là khoa hồi sức
cấp cứu (BVTW: 1,08 kg/giường bệnh/ngày; BV Tỉnh: 1,27 kg/giường
bệnh/ngày; BV Huyện: 1,00 kg/giường bệnh/ngày), sau đó đến khoa ngoại và
khoa sản. Khoa có lượng CTYT nhỏ nhất bệnh viện là khoa cận lâm sàng,
(BVTW: 0,11 kg/giường bệnh/ngày; BV Tỉnh: 0,10 kg/giường bệnh/ngày; BV
Huyện: 0,08 kg/giường bệnh/ngày).

24


Bảng 1.9. Khối lượng CTRYT/giường bệnh tại một số TTYT tuyến huyện
năm 2013
Lượng CTR

Đơn vị

Số giường bệnh
Lượng
CTRYT/GB
Lượng CTRYT
NH/GB

GB
Kg/gb
/ngày
Kg/gb
/ngày

*Huyện
Phú Lộc

90

*Huyện
Hương Trà
100

*Tp Huế
115

*Huyện A
Lưới
80

0,69

0,5

0,57

0,63

0,12
0,15
0,02
0,06
(Nguồn: Trương Nguyễn Quỳnh Trâm, 2013)

(*: Trung tâm y tế)
Ta thấy được, lượng CTRYT biến động khác nhau tại các TTYT, nguyên
nhân là do sự chênh lệch mức sống và nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau của

từng vùng địa lý. Ngoài ra, lượng CTRYT khác nhau còn do cách thức quản lý
chất thải rắn ở từng TTYTnhư tình trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và xử
lý. Tại một số cơ sở y tế, việc phân loại CTYT không được thực hiện đúng theo
quy định, khối lượng chất thải y tế không được cân theo dõi mà chỉ được ước
chừng… điều này làm tăng lượng CTYT cần xử lý, gây thất thoát và lãng phí
cho cơ sở y tế.
CTRYT phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các tỉnh thành xuất phát từ
một số nguyên nhân như: sự gia tăng dân số kèm theo tăng số lượng cơ sở y tế và
số giường bệnh, tăng cường sử dụng các sản phẩm y tế dùng một lần, nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cao cùng với việc sử dụng nhiều dịch vụ y tế tiện ích.

25


×