Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
= = = =  = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG
BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP
THÁI BÌNH

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Người hướng dẫn

: HÀ THỊ LAN NGA

:
:
:
:

MTA
57
Khoa học Môi trường
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH YÊN

Hµ Néi - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng
dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Thị Bích Yên. Các nội dung


nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ chương trình nghiên cứu nào trước đây. Số liệu trong các bảng
biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá do chính tôi thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra đề tài còn sử
dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu một số tác giả, cơ quan, tổ chức
khác và cũng được thể hiện trong tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm với cam đoan này của tôi!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016
Sinh Viên

Hà Thị Lan Nga

2

2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, thực tập tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các cấp các ngành, các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài
trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Bích Yênngười đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo của toàn thể thầy cô giáo tại
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam trong 4 năm qua.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cám ơn với UBND Phường Hoàng Diệu đã giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến bố mẹ tôi, cùng với đó là bạn bè, đã ở bên cạnh tôi, động viên, khích lệ
tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại Học Viện, tạo điều kiện tốt nhất để
tôi hoàn thành khóa luận này!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016
Sinh viên

Hà Thị Lan Nga

3

3


MỤC LỤC

4

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
BVTV
FIFRA
WHO
UBND


5

Diễn giải
Bảo vệ thực vật
Đạo luật liên bang Mỹ về thuốc trừ côn trùng, nấm và nhóm gặm nhấm
Tổ chức y tế Thế giới
ủy ban nhân dân

5


DANH MỤC BẢNG

6

6


DANH MỤC HÌNH

7

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với truyền thống và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp vẫn được
coi là ngành quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của nước
Việt Nam ta. Trong những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích, sự

dịch chuyển cơ cấu và quá trình đầu tư thâm canh tăng năng suất các loại
cây trồng đặc biệt là việc đưa ngày càng nhiều các giống lúa ngắn ngày,
năng suất cao vào sản xuất khiến cho tình trạng sâu bệnh xuất hiện với quy
mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng trầm trọng. Phương pháp phổ biến
của người dân khi cây trồng xuất hiện sâu bệnh là sử dụng thuốc BVTV. Với
khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng có thể ngăn chặn các đợt dịch
trong thời gian ngắn, có hiệu quả mọi lúc mọi nơi, dễ mua bán trao đổi, đôi
khi thuốc BVTV còn là giải pháp duy nhất. Nếu sử dụng đúng mục đích,
đúng kỹ thuật và có sự chỉ đạo đồng bộ, thuốc BVTV sẽ đem lại hiệu quả tốt
trong quản lý dịch hại cây trồng, bảo vệ nông sản. Với các ưu điểm trên,
thuốc BVTV được coi là thuốc cứu sinh của người nông dân mỗi khi có dịch
bệnh xảy ra và được người dân sử dụng tự phát với số lượng lớn. Điều này
không những không mang lại hiệu quả trong việc phòng chống sâu bệnh, mà
ngược lại sẽ đem đến những hậu quả rất khó lường đối với cây trồng, cũng
như với sức khỏe của người sử dụng; và có thể dẫn đến nhờn thuốc gây bùng
phát dịch bệnh trên diện rộng với mức độ nguy hại lớn hơn. Nguyên nhân
chủ yếu của hiện tượng này là do người dân nhận thức về mức độ nguy hiểm
của thuốc BVTV gây ra chưa cao khi sử dụng không đúng lượng thuốc thực
tế mà cây cần, xong công tác thu gom, quản lý bao bì của thuốc chưa được
chính quyền địa phương quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều loại thuốc nằm trong
danh mục cấm sử dụng vẫn có mặt trên thị trường và đến tay người tiêu
dùng mà không có sự lo ngại nào.

8

8


Phường Hoàng Diệu là một Phường mới của Thành Phố Thái Bình,
Phường cách trung tâm tỉnh Thái Bình khoảng 1 km. Trong những năm gần

đây, phường đang đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nhẹ như may
mặc, da giầy, thực phẩm, điện tử… tập trung cao cho phát triển công nghiệp,
dịch vụ nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp
dịch vụ. Nhưng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, và nhu cầu về lương thực
thực phẩm của người dân nên nông nghiệp vẫn là ngành được nông dân
trong phường phát triển. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV của người dân
vẫn còn bừa bãi, sử dụng không hợp lý, và việc có hay không áp dụng các
biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc còn phụ thuộc vào sự hiểu biết của
người dân về thuốc như thế nào.
Trong quá trình sống và tìm hiểu tại địa phương, để đưa ra các giải pháp
phù hợp cho việc sử dụng hiệu quả thuốc BVTV tôi nhận thấy việc tìm hiểu
sự hiểu biết của người dân đối với thuốc BVTV là một điều tất yếu. Do đó,
tôi đã chọn thực hiện đề tài: “ Đánh giá sự hiểu biết và thực trạng áp dụng
biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân
phường Hoàng Diệu- TP Thái Bình.”
2. Mục đích- yêu cầu
2.1. Mục đích
- Đánh giá hiểu biết và thực trạng áp dụng biện pháp an toàn của người
dân trong sử dụng thuốc BVTV ở địa bàn phường Hoàng Diệu.
- Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức người dân trong sử dụng thuốc
an toàn, hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe người
dân.

9

9


2.2. Yêu cầu

- Thông qua phiếu điều tra, tìm hiểu sự hiểu biết, thực trạng áp dụng
biện pháp an toàn trong việc sử dụng thuốc.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao kiến thức người dân.

10

10


Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức
1.1.1. Khái niệm nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác- Lênin nhận thức được định nghĩa là “ quá
trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người,
có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn”
Theo “từ điển bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng
của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người
tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
Như vậy ta có thể hiểu, nhận thức là kết quả phản ánh và tái hiện hiện
thực trong tư duy, là quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới xung
quanh. Đặc trưng của nhận thức là có thể thay đổi và không ngừng đổi mới.
Nhận thức của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi,
trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết… riêng của mỗi người.
1.1.2. Vai trò của nhận thức
- Nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạt động của
con người, nhận thức là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của con
người.
- Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới và hiểu thế giới đó,
từ đó con người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, để đem
lại hiệu quả cao nhất cho con người.

Tóm lại, nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con
người, nếu không có nhận thức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái của một
đứa trẻ sơ sinh.
Nhờ có nhận thức mà con người mới có thể cái tạo được thế giới xung
quanh và cao hơn nữa là con người có thể cải tạo được chính bản thân mình,
phục vụ được như cầu của chính mình. (Nguyễn Văn Tường, 2010)

11

11


1.2. Giới thiệu chung về thuốc BVTV
1.2.1. Lịch sử phát triển ngành hóa BVTV
Có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:
- Từ thế kỷ XVIII trở về trước: Công tác BVTV nói chung và biện pháp
hóa BVTV nói riêng chỉ được tiến hành lẻ tẻ, tự phát, chưa có cơ sở khoa học và
không có ý nghĩa thực tiễn. Chủ yếu con người sử dụng những chất độc có sẵn
trong tự nhiên như lưu huỳnh có trong tro núi lửa, cây cỏ có chất độc… để
phòng trừ dịch hại.
- Từ thế kỷ XVIII đến trước năm 1939: khi sản xuất nông nghiệp mang
tính chất tập trung hơn thì thường xảy ra các trận dịch sâu bệnh, đôi khi tràn lan
từ nước này sang nước khác, cho nên đòi hỏi về công tác BVTV trở nên cấp
bách hơn. Nhờ các khoa học về côn trùng, bệnh cây và những ngành khoa học tự
nhiên có liên quan khác đã bước vào giai đoạn hiện đại, các biện pháp phòng trừ
dịch hại khoa học, tiến bộ mới dần dần được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Năm 1807, Benedict Prevot chứng minh được rằng nấu nước sôi trong nồi đồng
có tính độc đối với bao tử nấm bệnh than đen, tiếp sau đó, Millardet đã nghiên
cứu sự hỗn hợp giữa đồng sulphate và vôi tạo ra hỗn hợp Bordeaux để phòng trừ
bệnh sương mai trên nho (1882- 1887). Năm 1889, Aceto asenate đồng- hợp

chất chứa Asen không tan đầu tiên đã được dùng để phòng trừ sâu Leptinotassa
decemlineata Say hại khoai tây ở nhiều nước Châu Âu. Năm 1897 Rabate đã sử
dụng H2SO4 và Martin dùng sắt Sunfate để trừ cỏ cho ngũ cốc…
Nhìn chung từ giữa thế kỷ XIX trở đi, biện pháp hóa BVTV đã ngày càng
được chú trọng và bước đầu đã phát huy được tác dụng trong sản xuất. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do những hợp chất hóa học dùng trong giai đoạn
này chủ yếu là các chất vô cơ- còn mang nhiều nhược điểm: dễ gây độc cho
người và gia súc, kém an toàn với cây trồng.
- Từ năm 1939 đến nay: Từ khi ông Muller công bố công trình nghiên cứu
của ông về thuốc trừ sâu DDT thì biện pháp hóa học phòng trừ sâu hại đã có mộ
12

12


chuyển biến căn bản. Sau đó hàng loạt các hợp chất Clo hữu cơ và các hợp chất
tổng hợp hữu cơ khác (lân hữu cơ, ca-ba-mat, Pyrethroid tổng hợp…) đã ra đời
và được sử dụng ngày càng rộng rãi để phòng trừ sâu hại. Đối với nấm bệnh, bắt
đầu bằng các thuốc trừ nấm chứa đồng, ngày nay người ta đã dùng nhiều hợp
chất hữu cơ tổng hợp như các thiocarbamate, các hợp chất thủy ngân hữu cơ, các
hợp chất benzimidazol, các thuốc kháng sinh…để phòng trừ nấm và vi khuẩn.
Đến năm 1945, khi những thuốc trừ cỏ Phenoxy (2,4-D, MCPA…) ra đời thì
biện pháp hóa học phòng trừ cỏ dại mới thật sự có ý nghĩa trong sản xuất nông
nghiệp.
Trong những năm gần đây, biện pháp hóa BVTV đã có những bước tiến
mạnh mẽ, đã xuất hiện nhiều loại nông dược với bản chất hóa học hoàn toàn
mới, có nhiều ưu điểm so với các hợp chất đã dùng trước đây như: an toàn hơn
với người và động vật máu nóng, cây trồng, diệt được những loài dịch hại đã
kháng với các loại thuốc sử dụng trước đây. (Trần Văn Hai, 2009)
1.2.2. Khái niệm thuốc BVTV

Thuốc BVTV (sản phẩm nông dược) là những chế phẩm có nguồn gốc
hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ
sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Gồm: các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh
vật gây hại tài nguyên thực vật, chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, chất
làm rụng hay khô lá; các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài
sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt (Nguyễn Trần Oánh, 2007)
Thuốc BVTV hay (nông dược) là những chất độc có nguồn gốc từ tự
nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản chống
lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến cây trồng và nông sản, chống lại
những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. những sinh vật gây hại chính
gồm sâu hại, bệnh hại, chuột và các tác nhân khác. (Trần Văn Hai, 2009)
FIFRA định nghĩa về thuốc BVTV như sau:
- Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ), những chế
13

13


phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng,… ),
những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng
và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện,
tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại… ).
- Theo quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban
hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính Phủ),
ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn
bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chất
làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được
thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc,…). Những chế phẩm
có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật
đến để tiêu diệt.

- Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại.
Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và
nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi nấm, cỏ dại,… ) có
một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trù chúng được
gọi là thuốc trừ dịch hại.
- Cũng theo quy định của nhiều nước thuốc BVTV bao gồm các chất làm
khô cây hoặc các chất làm rụng lá cây; được dùng trước ngày thu hoạch cho một
số cây trồng như bông vải, khoai tây… để giúp thu hoạch mừa màng bằng cơ
giới có thể tiến hành thuận lợi.
- Thế giới cũng quy định thuốc BVTV còn bao gồm thuốc trừ ruồi, muỗi
trong y tế.
1.2.3. Khái niệm liên quan
Tên thuốc:
-Tên thương mại: do Công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản
phẩm giữa Công ty này và Công ty khác. Tên thương mại gồm 3 phần: tên thuốc,
hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc. Thí dụ thuốc trừ sâu Basudin 10 H, trong đó
14

14


Basudin là tên thuốc, 10 là 10% hàm lượng hoạt chất và H là dạng thuốc hạt.
-Tên hoạt chất: là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt dịch hại.
Tên hoạt chất của Basudin là Diazinon.
Phụ gia: là những chất trơ, không mang tính độc được pha trộn vào thuốc
để tạo thành dạng thương phẩm giúp cho việc sử dụng dễ dàng.
Nồng độ, liều lượng
-Nồng độ: lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích dung môi,
thường là nước. (đơn vị tính là %, g hay cc thuốc/số lít nước của bình phun).
-Liều lượng: lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích (đơn vị tính là

kg/ha, lít/ha ).
Dịch hại: là những sinh vật, vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản,
làm thất thu năng suất hoặc làm giảm phẩm chất nông sản. Các loài dịch hại
thường thấy là sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, cua, ốc, tuyến trùng, nhện...
Phổ tác động: là nhiều loài dịch hại khác nhau mà loại thuốc đó có thể tác
động đến.
-Phổ rộng: thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trên nhiều loại cây trồng khác
nhau.
-Phổ hẹp: (còn gọi đặc trị) thuốc trừ được ít đối tượng gây hại (một loại thuốc
trừ dịch hại có tính chọn lọc càng cao thì phổ tác động càng hẹp).
Phòng trị
-Phòng: ngăn chặn không cho tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển trong cây
trồng.
-Trị: bao vây, tiêu diệt các tác nhân gây hại trước hoặc sau khi chúng đã xâm
nhập vào cây.
Độđộc
-LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động
vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/Kg trọng lượng chuột). Chỉ số LD50

15

15


chính là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50
càng thấp thì độ độc càng cao.
-LC50: độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị tính là
mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc
càng cao.
-Ngộ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời

biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.
-Ngộ độc mãn tính: khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần
trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ
suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc
phát huy tác dụng.
Thời gian cách ly (PHI: PreHarvest Interval): Là khoảng thời gian từ khi
phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản nhằm đảm bảo cho thuốc bảo vệ
thực vật có đủ thời gian phân hủy đến mức không còn có thể gây ra những tác
động xấu đến cơ thể của người và gia súc khi tiêu thụ nông sản đó.
Dư lượng:Là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc môi trường
sau khi phun

µg(microgram)

hoặc mg (miligram) lượng chất thuốc BVTV. Dư

lượng được tính bằng độc trong 1 kg nông sản hoặc thể tích không khí, nước
đất... Trường hợp dư lượng quá nhỏ, đơn vị còn được tính bằng ppm (phần triệu)
hoặc ppb (phần tỉ).
1.2.4. Vai trò của thuốc BVTV
Ưu điểm:
- Có tác động nhanh nên có thể nhanh chóng hạn chế, dập dịch. Các hóa
chất BVTV diệt sâu triệt để, thường trên 90% nên được nông dân nhận biết ngay
tác dụng và ưa sử dụng.
- Có thể dùng biện pháp hóa học bảo vệ thực vật một cách rộng rãi trên
diện tích hớn và trong thời gian ngắn. Điều này cần thiết khi dịch hại phát sinh

16

16



nhanh trên diện rộng. Việc sử dụng nói cung đơn giản, dễ thực hiện.
- Đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng trong hạn chế thiệt
hại do sâu bệnh gây nên, góp phần đảm bảo và nâng cao lợi nhuận cho người
nông dân.
Hạn chế:
- Thuốc gây độc hại cho người và gia súc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
cộng đồng bao gồm cả ngộ độc cấp tính và mãn tính.
- Thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng lớn, làm thay đổi mối quan hệ
trong các hệ sinh thái, diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích, các loài ký sinh,
thiên địch của sâu bệnh từ đó tạo điều kiện cho bệnh dịch phát triển, mức độ
bùng phát cao hơn.
- Dùng thuốc không đúng kỹ thuật, lạm dụng thuốc sẽ nhanh chóng tạo
tính kháng thuốc của sâu bệnh và gây trở ngại lớn cho việc phòng trừ hiệu quả
của thuốc. Lúc đó, người sử dụng thuốc buộc phải tăng nồng độ làm gia tăng
thêm tính độc hại.
- Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô
nhiễm môi trường trong nông nghiệp- nông thôn đối với đất, nước, không khí, vi
sinh vật.
- Thuốc BVTV nhiều khi còn để lại dư lượng độc hại trên nông sản làm
ngộ độc người sử dụng, giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản
trên thị trường, tác động xấu tới việc xuất khẩu nông sản và hội nhập nông
nghiệp khu vực và thế giới.
Vậy nên việc sử dụng thuốc BVTV càng nhiều, càng rộng, càng không
đúng kỹ thuật thì những nhược điểm, hạn chế, tiêu cực của thuốc càng lớn, càng
nguy hại.

17


17


1.2.5. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Theo như kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2015 ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn: Ước tính giá trị nhập khẩu trong tháng 12/2015
đạt 71 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 12 tháng năm 2015 đạt 732 triệu USD,
giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2014. Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên
liệu chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm tới 51,5% tổng giá trị của mặt hàng này.
Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Singapore, tăng 5,56%, đạt 41 triệu USD,
kế đến là Ấn Độ tăng 12,62% đạt 37,9 triệu USD…
Hình 1.1: Giá trị nhập khẩu thuốc BVTV vào Việt Nam
Nhìn chung, nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ các thị trường có
tốc độ tăng trưởng dương chiếm tới 53,3%, trong đó nhập khẩu từ thị trường Đài
Loan tăng trưởng vượt trội, tăng 82,3%, tuy chỉ đạt kim ngạch 7,7 triệu USD.
Ngược lại, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 46,6%, trong đó
nhập từ thị trường Anh giảm mạnh nhất, giảm 55,09%. Ngoài ra một số thị
trường có tốc độ giảm tương đối như Hoa Kỳ giảm 36,43%; Thụy Sỹ giảm
37,1% và Indonesia giảm 31,37%.

18

18


Bảng1.1: Thị trường nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên
liệu 10 tháng 2015
Đơn vị tính: USD
Thị trường
Tổng công

Trung Quốc
Singapore
Ấn Độ
Hàn quốc
Nhật bản
Đức
Thái Lan
Malaysia
Indonesia
Pháp
Đài Loan
Anh
Hoa Kỳ
Thụy Sỹ
Bỉ

19

Nhập khẩu
Nhập khẩu
So sánh +/- kim
10T/2015
10T/2014
ngạch (%)
596.689.453
623.197.229
-4,25
307.505.425
328.768.119
-6,47

41.048.713
38.888.114
5,56
37.925.067
33.675.278
12,62
36.464.526
27.587.960
32,18
32.742.640
24.388.940
34,25
30.342.655
41.930.071
-27,64
25.267.999
33.592.355
-24,78
14.385.110
8.127.088
70,00
13.090.903
19.074.378
-31,37
11.318.562
8.858.794
27,77
7.765.671
4.259.903
82,30

6.762.972
15.060.040
-55,09
5.930.269
9.329.057
-36,43
2.933.677
4.663.807
-37,10
1.462.859
1.067.344
37,06
(Nguồn: Hương Nguyễn- Nhanhieuviet, 2015)

19


1.3. Phân loại thuốc BVTV
1.3.1. Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị
đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Letha Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ
thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:
Bảng1.2: Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại

Rất độc
Độc
Độc trung bình
Ít độc

Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)

Dạng lỏng
Dạng rắn
Qua miệng
Qua da
Qua miệng
Qua da
<=20
<=40
<=5
<=10
20-200
40-400
5-50
10-100
200-2000
400-4000
50-500
100-1000
>2000

>4000

>500
>1000
(Nguồn: WHO, 1992)

Trong đó:
- LD50: Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50
càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
- Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay giọt nhở mắt.

- Liều 5-50 mg/kg thể trọng tương đương một thìa café.
- Liều 50-500 mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp.

20

20


Bảng 1.3: Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại

LD50 qua
miệng
(mg/kg)
LD50 qua da
(mg/kg)
LD50 qua hô
hấp (mg/l)
Phản ứng
niêm mạc
mắt

Phản ứng da

21

Nguy hiểm
(I)
<50

Nhóm độc

Báo động
Cảnh báo
(II)
(III)
50-500
500-5000

Cảnh báo
(IV)
>5000

<200

200-2000

2000-20000

>20000

<2

0,2-2

2-20

>20

Gây hại
Đục màng
Gây ngứa

Không gây
niêm mạc,
sừng mắt và
niêm mạc
ngứa niêm
đục màng,
gây ngứa
mạc
sừng mắt
niêm mạc 7
kéo dài>7
ngày
ngày
Mẩn ngứa da Mẩn ngứa 72 Mẩn ngứa
Phản ứng
kéo dài
giờ
nhẹ 72 giờ
nhẹ 72 giờ
(Nguồn :Dẫn theo Farm Chemicals Handbook, 1999)

21


Bảng 1.4: Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng
về độ độc cần ghi trên nhãn.
Nhó
m độc

Chữ

đen

Hình tượng
(đen)

Đầu lâu
Nhó
xương chéo
Rất
m độc
trong hình
độc
I
thoi vuông
trắng
Chữ thập
Nhó
Độc
chéo trong
m độc
cao
hình thoi
II
vuông trắng
Đường chéo
không liền
Nguy
nét trong
Nhó hiểm
hình thoi

m độc
vuông trắng
III
Cẩn Không biểu
thận
tượng

Vạch
màu

LD50 đối với chuột (mg/kg)
Qua miệng
Qua da
Thể
Thể
Thể
Thể
rắn
lỏng
rắn
lỏng

Đỏ

<=50

<=200

<=100


<=400

Vàng

>50500

>2002000

>1001000

>4004000

Xanh
nước
biển

5002000

>20003000

>1000

>4000

Xanh

>2000 >3000 >1000 >4000
cây
(Nguồn : Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)


Nói chung, thuốc BVTV có LD50 thấp thì có độ độc cao và ngược lại.
Cho nên, trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn
loại thuốc có LD50 cao, vì an toàn hơn.
1.3.2. Phân loại theo đối tượng phòng chống
Theo Nguyễn Trần Oánh (2007) thì có rất nhiều cách phân loại khác nhau
và được phân ra như sau :
Thuốc trừ sâu (insecticide) : Gồm các chất hay hỗ hợp các chất có tác
dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kì loại côn trùng nào có mặt trong
môi trường. Chúng được dùng để diệt trừ hay ngăn ngừa tác hại của côn trùng
đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người.
22

22


Trong thuốc trừ sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng
người ta còn chia ra : Thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non.
Thuốc trừ bệnh (Fungicide) : Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có
nguồn gốc hóa học (vô cơ hoặc hữu cơ), sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay
diệt trừ các loài sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên
bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất… Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng
trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấn công. Thuốc trừ bệnh bao gồm cả
thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides).
Thuốc trừ chuột (Rodenticide) : là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc có
nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác
nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và các loài gặm
nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi.
Thuốc trừ nhện (Acricide) : những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện
hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết các thuốc
trừ nhện hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc.

Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp được
dùng để xử lý đất trước tiên từ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và
cả trong cây.
Thuốc trừ cỏ (Herbicide) : Các chất được dùng để trừ các loài thực vật
cản trở sự sinh trưởng cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng
ruộng, quanh các công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt… Và gồm cả các
thuốc trừ rong rêu ruộng, kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây
trồng nhất. Vì vậy khi dùng thuốc trong nhóm này đặc biệt thận trọng.
1.3.3. Phân loại theo con đường xâm nhập hay cách tác động của thuốc đến
dịch hại.
Gồm có : thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp và thấm
sâu.

23

23


Bảng 1.5: Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập
Loại chất
độc
Chất độc
tiếp xúc
Chất độc
vị độc
Chất độc
xông hơi
Chất độc
nội hấp
Chất độc

thấm sâu

Con đường xâm nhập
Xâm nhập qua biểu bì của dịch hại. Thuốc sẽ phá hủy bộ máy
thần kinh của dịch hại như Bassca, Mipxin…
Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua
đường tiêu hóa của dịch hại như : 666, Dupterex…
Là loại thuốc có khả năng bốc thành hơi, đầu độc bầu không khí
bao xung quanh cơ thể dịch hại qua bộ máy hô hấp.
Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua lá, thân, rễ, cành… rồi
được vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn nhựa của cây, tồn
tại trong đó một thời gian và gây chết cơ thể sinh vật.
Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ
yếu theo chiều ngang, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống ẩn
nấp trong tổ chức tế bào thực vật như : Wofatox…
(Nguồn : Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)

1.3.4. Phân loại theo nguồn gốc hóa học
Thuốc có nguồn gốc thảo mộc : Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ
hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc sinh học : Gồm các loài sinh vật, các sản phẩm có
nguồn gốc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc vô cơ : Bao gồm các hợp chất vô cơ có khả năng tiêu
diệt dịch hại
Thuốc có nguồn gốc hữu cơ : Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả
năng tiêu diệt dịch hại (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)
1.4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV
1.4.1. Ảnh hưởng đến quần thể sinh vật
Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp
dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui xuống đất nên phải dùng nhiều

24

24


loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử
dụng, nhất là những người nông dân có trình độ văn hóa thấp. Nhiều người chỉ
thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của nó ra sao. Có
người hay phun quá liều chỉ dẫn , làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất
và nước.
Thuốc BVTV ảnh hưởng đến quần thể sinh vật. Các côn trùng có ích giúp
tiêu diệt các loài dịch hại (thiên địch) cũng bị tiêu diệt, hoặc yếu đi do thuốc
BVTV, hoặc di cư sang nơi khác do môi trường bị ô nhiễm, do thiếu thức ăn khi
ta xử lí thuốc BVTV để trừ dịch hại. Hậu quả là mất cân bằng sinh thái. Nếu côn trùng
đối tượng quay trở lại thì dịch rất dễ xảy ra do không còn thiên địch khống chế.
Một số côn trùng có khả năng kháng thuốc sẽ truyền tính này cho thế hệ
sau và như vậy, hiệu lực của thuốc BVTV giảm. Muốn diệt sâu, lại cần phải gia
tăng liều lượng sử dụng thuốc điều này làm gia tăng dư lượng thuốc BVTV trên
nông sản và môi trường càng bị ô nhiễm hơn. Mặt khác, nông dân sẽ sử dụng
các loại thuốc cấm sử dụng do có độ độc cao và tính tồn dư lâu dài hoặc phối
trộn nhiều thuốc làm tăng độ độc. Thuốc BVTV làm tăng loài này và làm giảm
loài kia song nhìn chung làm giảm đa dạng sinh học (loài gia tăng đa số là loài
gây hại). (Lê Huy Bá, 2009)
1.4.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với người và động vật máu nóng
Nhìn chung các loại thuốc BVTV đều độc với con người và động vật máu
nóng. Thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều con đường khác
nhau như: tiếp xúc qua da, ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hoặc qua nông
sản, môi trường bị ô nhiễm… Người và động vật ăn phải các loại nông sản này
có thể bị ngộ độc tức thời đến chết hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe. Mức độ gây độc đó thể hiện ở 2 cấp độ:

-Độ độc cấp tính: xảy ra khi chất độc xâm nhập vài cơ thể với liều lượng lớn,
phá hủy mạnh các chức năng sống, được thể hiện bằng các triệu chứng rõ ràng,
gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính.
25

25


×