Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Biện pháp dạy học thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số 5 6 tuổi tại trường mầm non hoa đào, mường cai, sông mã, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
BIỆN PHÁP DẠY ĐỌC THƠ CHO TRẺ EM DÂN TỘC
THIỂU SỐ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA ĐÀO,
MƢỜNG CAI, SÔNG MÃ, SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục

Sơn La, tháng 5 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
BIỆN PHÁP DẠY ĐỌC THƠ CHO TRẺ EM DÂN TỘC
THIỂU SỐ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA ĐÀO,
MƢỜNG CAI, SÔNG MÃ, SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục

Sinh viên thực hiện: Vàng Thị Giang

Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Mông

Lò Thị Thin


Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Thái

Sộng Me Chung

Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Mông

Trần Thị Nguyệt

Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp: K55 ĐHGD Mầm non B

Khoa: Tiểu học- Mầm non

Năm thứ : 3/ Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Giáo dục mầm non
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Vàng Thị Giang
Người hướng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hồng

Sơn La, tháng 5 năm 2017


Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài: “Biện pháp dạy đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số (5 - 6

tuổi) tại trường Mầm non Hoa Đào, Mường Cai, Sông Mã, Sơn La” trước hết chúng em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Trịnh Thị Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn
chúng em trong quá trình thực hiện đề tài.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy
cô giáo khoa Tiểu học – Mầm non, Phòng QLKH và QHQT, Trung tâm thông tin Thư viện Trường Đại Học Tây Bắc đã tạo điều kiện đê chúng em thực hiện đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo Trường Mầm
non Hoa Đào, Mường Cai, Sông Mã, Sơn La đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn
thành tốt đề tài này.
Sơn La, tháng 5 năm 2017
Nhóm tác giả
Vàng Thị Giang
Lò Thị Thin
Sộng Me Chung
Trần Thị Nguyệt


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................4
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ..............................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................4
7. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................5
8. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................5
9. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................7
1.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................................7
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ 5 - 6 tuổi .........................................................................7

1.1.2. Thơ đối với giáo dục trẻ mầm non .........................................................................8
1.1.2.1. Đặc điểm tiếp nhận thơ của trẻ mầm non............................................................8
1.1.2.2. Nhu cầu thưởng thức thơ của trẻ mầm non .......................................................10
1.1.3.3. Thơ đối với việc giáo dục trẻ mầm non ............................................................10
1.1.3. Tác phẩm thơ tác động tới tâm hồn trẻ mầm non 5-6 tuổi...................................12
1.1.3.1. Thơ gần gũi với sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ, ngôn ngữ ngắn gọn giàu hình
ảnh dễ hiểu ......................................................................................................................12
1.1.3.2. Thơ có yếu tố truyện, có ý nghĩa giáo dục. .......................................................16
1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................17
1.2.1. Khảo sát thực tiễn .................................................................................................17
1.2.1.1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................17
2.1.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................................17
1.2.1.3. Thời gian và địa điểm khảo sát..........................................................................17
1.2.1.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................................17
1.2.2. Kết quả điều tra khảo sát ......................................................................................17
1.2.2.1. Hoạt động dạy học của giáo viên ......................................................................17
1.2.2.2. Hoạt động học tập của trẻ ..................................................................................20
TIỂU KẾT .......................................................................................................................21


CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY ĐỌC THƠ CHO TRẺ EM DÂN
TỘC THIỂU SỐ 5 - 6 TUỔI ........................................................................................22
2.1. Phương pháp dạy trẻ đọc diễn cảm thơ ..................................................................22
2.1.1. Hướng dẫn trẻ đọc và học thuộc thơ ....................................................................22
2.1.2. Hướng dẫn đọc diễn cảm thơ................................................................................24
2.1.2.1. Xác định giọng điệu, ngữ điệu ..........................................................................24
2.1.2.2. Tư thế, nét mặt, cử chỉ , điệu bộ ........................................................................28
2.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong việc dạy đọc thơ cho
trẻ ....................................................................................................................................30
2.2.1. Sử dụng vật thật ....................................................................................................30

2.2.2. Sử dụng đồ dùng trực quan mô phỏng .................................................................32
2.2.3. Sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiên đại .......................................................34
2.2.4. Trực quan thông qua kí hiệu quy ước ..................................................................34
2.3. Phương pháp dạy đọc thơ kết hợp với hoạt động âm nhạc .....................................35
2.3.1. Vai trò của âm nhạc đối với khả năng đọc thơ của trẻ.........................................35
2.3.2. Những bài thơ cho trẻ (5-6 tuổi) trong chương trình mầm non được phổ nhạc ..38
TIỂU KẾT .......................................................................................................................43
CHƢƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................44
3.1. Mục đích thể nghiệm ...............................................................................................44
3.2. Thời gian, đối tượng và địa bàn thể nghiệm .......................................................44
3.3. Điều kiện và tiêu chí thể nghiệm .........................................................................44
3.4. Nội dung thể nghiệm ...............................................................................................45
3.4.1. Thiết kế giáo án.....................................................................................................45
3.4.1.1. Lý do ..................................................................................................................45
3.4.1.2. Giáo án mẫu .......................................................................................................46
3.4.2. Nhận xét ................................................................................................................52
3.5. Kết quả thể nghiệm ..................................................................................................52
TIỂU KẾT .......................................................................................................................54
KẾT LUẬN ....................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................57
PHỤ LỤC


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

MGL

: Mẫu giáo lớn

%


: Phần trăm

DTTS

: Dân tộc thiểu số

SL

: Số lượng



: Mức độ

ĐN

: Đối chứng

TN

: Thực nghiệm

TB

: Trung bình


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Tiểu học – Mầm non

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Biện pháp dạy đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số (5 – 6 tuổi) tại trường
Mầm non Hoa Đào, Mường Cai, Sông Mã, Sơn La”.
- Sinh viên thực hiện:
1) Vàng Thị Giang
2) Lò Thị Thin
3) Sộng Me Chung
4) Trần Thị Nguyệt
- Lớp K55 ĐHGD Mầm non B.

Khoa: Tiểu học - Mầm non

Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hồng
2. Mục tiêu đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài.
- Đề xuất biện pháp dạy đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số (5 – 6 tuổi) tại trường
Mầm non Hoa Đào, Mường Cai, Sông Mã, Sơn La
3. Tính mới và sáng tạo:
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề dạy đọc thơ cho trẻ mầm non như:
Tác giả Lã Thị Bắc Lý, Hà Nguyễn Kim Giang, Nguyễn Thị Tuyết Nhung...Tuy nhiên
chưa có tác giả nào nghiên cứu biện pháp dạy đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số 5 – 6
tuổi tại trường Mầm non Hoa Đào, Mường Cai, Sông Mã, Sơn La.
Mặt khác, trên thực tế tại trường mầm non Hoa Đào việc dạy đọc thơ cho trẻ
em dân tộc thiểu số 5- 6 tuổi chưa thực sự được quan tâm đúng mức dẫn đến chất
lượng của việc đọc thơ ở trẻ dân tộc thiểu số còn chưa cao. Nếu như, biện pháp dạy

đọc thơ mà chúng tôi đề xuất trong đề tài này được ứng dụng sẽ góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả trong việc dạy đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số.
4. Kết quả nghiên cứu:
Thông qua cơ sở lí luận vả thực tiễn chúng tôi đề xuất được ba biện pháp dạy
đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số (5 – 6 tuổi) tại trường Mầm non Hoa Đào, Mường
Cai, Sông Mã, Sơn La, đó là:


- Phương pháp dạy trẻ đọc diễn cảm thơ
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong việc dạy đọc thơ cho trẻ
- Phương pháp dạy đọc thơ kết hợp với hoạt động âm nhạc
5. Đóng góp về mặt kinh tế- xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
- Tài liệu cho sinh viên trong khoa nghiên cứu và tham khảo.
- Dùng cho giáo viên mầm non và các cá nhân quan tâm học tập.
Ngày ….tháng….năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
( ký và ghi rõ họ tên)

Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài( phần này do ngƣời hƣớng dẫn ghi):
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Ngày…. tháng…. Năm 2017
Xác nhận của khoa

Người hướng dẫn

( ký và ghi rõ họ tên)


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Tiểu học – Mầm non

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh

Họ và tên: Vàng Thị Giang

4x6

Sinh ngày: 11 tháng 12 năm 1996
Nơi sinh: Mường Cai, Sông Mã, Sơn La
Lớp: K55 Đại học Giáo dục Mầm non B

Khóa: 2014 - 2018

Khoa: Tiểu học – Mầm non
Địa chỉ liên hệ: KTX 7, Trường Đại học Tây Bắc
Điện thoại: 01292636012

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến
năm đang học):

* Năm thứ 1:
Ngành học: Giáo dục Mầm non

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: Tham gia đầy đủ hoạt động nghiệp vụ sư phạm cấp lớp và
cấp khoa
* Năm thứ 2:
Ngành học: Giáo dục Mầm non

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: Tham gia đầy đủ hoạt động nghiệp vụ sư phạm cấp lớp và
cấp khoa
Ngày
Xác nhận của trƣờng đại học
(ký tên và đóng dấu)

tháng

năm 2017

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trẻ em là nguồn hạnh phúc lớn của mỗi gia đình, là tương lai của một quốc
gia dân tộc như Bác Hồ đã dạy:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Để thực hiện lời dạy của Người, Đảng và nhà nước ta đã từng bước quan tâm
đến công tác giáo dục và đào tạo con người. Trẻ em là những đối tượng cần được quan
tâm và chăm sóc nhiều nhất bởi trẻ nhỏ là những “Mầm non” tương lai của một đất
nước sau này. Giáo dục mầm non có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển và hình thành nhân cách con người từ thuở ấu thơ.
Chính vì vậy, nghị quyết Hội nghị lần thứ II của Ban chấp hành Trung Ương
Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong đó có viết: “ Phát triển bậc học mầm non
phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi. Bảo đảm hầu hết trẻ 5 tuổi được học
chương trình mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp Một”.
Trên cơ sở đó, ngành học mầm non đã có những phương hướng và hướng đi
riêng sao cho phù hợp với những trình độ nhận thức cũng như sự phát triển của trẻ
bằng cách đưa ra những phương pháp và biện pháp giúp trẻ phát triển toàn diện hơn...,
đặc biệt là với những trẻ mầm non 5-6 tuổi. Đây là vấn đề luôn được quan tâm không
chỉ ở các Thành phố lớn, Thị xã, Thị trấn mà còn được nhân dân ở các vùng ven, miền
núi, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là đối với trẻ em dân tộc thiểu số cũng từng bước
được củng cố và quan tâm hơn về mặt ngôn ngữ.
1.2. Hiện nay nếu việc chuẩn bị vốn từ và kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ 5 6 tuổi là rất cần thiết đối với trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc miền núi lại là một vấn đề
cấp bách được quan tâm hơn bao giờ hết. Bởi vì đó chính là tiền đề, là nền tảng, cơ sở
để các em bươc vào lớp Một một cách tự tin – có đà vững chắc hết cấp tiểu học. Các
trường học mầm non cũng như các thầy cô giáo dạy học ở miền núi đã không ngừng
sáng tạo, chủ động rất ý thức trong việc xây dựng vấn đề này.
1.3. Là những sinh viên đang học tập chuyên nghành Giáo dục Mầm non tại
trường Đại học Tây Bắc được sinh ra và lớn lên ở những bản làng xa xôi của vùng
miền núi Sơn La – Đồng thời qua thời gian đi kiến tập, đi thưc hành, thực tế ở các

1


trường mầm non trên địa bàn Sơn La chúng em càng thấu hiểu những hạn chế về
giao tiếp tiếng Việt mà trẻ 5-6 tuổi dân tộc thiểu số đang gặp phải do rào cản ngôn
ngữ. Những khó khăn trong dạy học mà các cô giáo, các đồng nghiệp phải khắc
phục, sáng tạo, vận dụng nhiều phương pháp, biện pháp trong quá trình dạy học
cũng như chăm sóc trẻ.
Chính vì những lý do trên mà nhóm sinh viên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Biện pháp dạy đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số 5 - 6 tuổi tại
trường Mầm non Hoa Đào, Mường Cai, Sông Mã, Sơn La”. Chúng tôi hy vọng với
đề tài này sẽ nhận được sự đồng tình của thầy cô và bạn đọc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua quá trình tìm hiểu việc dạy đọc thơ cho trẻ dân tộc thiểu số (5 – 6 tuổi)
nhằm xây dựng một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng đọc thơ cho trẻ em dân tộc
thiểu số một cách có hiệu quả nhất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số công
trình khoa học trong nước và nước ngoài có đề cập những vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu của mình.
Có nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới cùng tham gia nghiên cứu như:
V.X. Mukhina với Tâm lý học mẫu giáo, Mukhina đi nghiên cứu về tâm lý học
trẻ em qua từng độ tuổi. Đặc điểm của trẻ là vô tận trong việc lĩnh hội kinh nghiệm
mới, trong việc tiếp thu các hình thức hành vi của từng người.
A.B.Zaporojoets với Cở sở tâm lý học của giáo dục mẫu giáo, những nghiên
cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi.
Winhem Preyer với Trí óc của trẻ em, một tác phẩm miêu tả chi tiết về sự phát
triển của trẻ em, phát triển về vận động hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể thông
qua cậu bé Alex.
M.M.Konxova với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học, các hình thức, biện pháp
nhằm dậy nói cho trẻ trước khi vào tuổi đi học.
John.B.Watson với Chăm sóc về tâm lý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nghiên cứu

về tâm lý của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm sóc chúng.
Ở Việt Nam, vấn đề này cũng được rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu như:
Tác giả Lã Thị Bắc Lý với Cuốn Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi
mầm non, NXB ĐHSP (2008) dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tiếp nhận văn học
của trẻ mầm non để khẳng định vai trò quan trọng của văn học đối với việc giáo dục
2


trẻ một cách toàn diện. Theo đó, các tác phẩm thơ tham gia tích cực vào phát triển các
lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát
triển thẩm mỹ và phát triển thể chất cho trẻ. Như vậy, việc nâng cao chất lượng đọc
diễn cảm cho trẻ là cần thiết và có ý nghĩa.
Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang với Cuốn Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQG Hà Nội (2006), cũng đã nêu ra
những kết quả nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học có tên tuổi trên thế giới như:
P.M Iacôp sơn, E.I Trikhiêva, A.V.Zapôrôze… về khả năng, năng lực tiếp nhận văn
học của trẻ mầm non: Trẻ mầm non hoàn toàn có thể hiểu sâu sắc (ở mức độ của trẻ)
nội dung và tư tưởng tác phẩm văn học, có thể phân biệt được hình ảnh nghệ thuật với
hiện thực, chỉ ra và nhận xét được những phương tiện biểu đạt hình tượng, ngôn ngữ,
các thủ pháp nghệ thuật, có khả năng nắm bắt được cơ bản cách xây dựng cốt truyện,
cấu trúc và mối quan hệ giữa các nhân vật…
Cuốn Phương pháp đọc diễn cảm của tác giả Hà Nguyễn Kim Giang, NXB
ĐHSP (2007) cũng đã chỉ rõ cho chúng ta biết: Việc đọc diễn cảm được sử dụng rộng
rãi trong các tiết dạy học văn học, trong các hoạt động văn học. Trong các hoạt động
này, nó được xem như một nghệ thuật đọc có tác dụng một cách kỳ diệu về nhiều mặt.
Gần đây vấn đề giúp trẻ mẫu giáo tiếp nhận tác phẩm văn học cũng được nhiều
sinh viên quan tâm: Nguyễn Thị Kim Anh – K45 Đại học giáo dục Mầm non, Đại
học Tây Bắc (2008) với khóa luận Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen
với tác phẩm văn học lứa tuổi 5 – 6 tuổi; Mông Thị Nhị - K47 Đại học Giáo Dục
Mầm non, Đại học Tây Bắc (2010) với khóa luận Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu

giáo lớn (5 – 6 tuổi) đọc diễn cảm thơ; Lò Thị Hoàng – K51 Đại học Giáo Dục
Mầm non, Đại học Tây Bắc (2014) với khóa cho trẻ luận Biện pháp nâng cao chất
lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ mẫu giáo (5-6 tuổi)… Các khóa luận này, trên
nhiều góc độ khác nhau đã nêu ảnh hưởng to lớn của văn học đến sự hình thành,
phát triển nhân cách của trẻ mầm non cũng như tầm quan trọng của việc giúp trẻ
tiếp xúc với các tác phẩm văn học.
Qua nghiên cứu các bài viết, các công trình liên quan đến khóa luận chúng tôi
nhận thấy các công trình này quan tâm sâu sắc đến vai trò của tác phẩm văn học đối
với việc giáo dục trẻ mầm non; khả năng của trẻ mầm non trong việc đọc diễn cảm tác
phẩm văn học; khẳng định sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác
3


phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo. Có tài liệu đã đề cập đến nghệ thuật đọc diễn cảm tác
phẩm văn học để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ. Tuy nhiên,
vấn đề nêu ra ở các tài liệu trên chưa hướng vào đối tượng trẻ ở một trường mầm non
cụ thề. Các đề tài mới dừng ở các biện pháp dạy học chung chung, mặc dù các biện
pháp để dạy đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số còn chưa cụ thể nhưng là cơ sở về lý
luận, là tiền đề vững chắc giúp chúng tôi có thể tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đề
xuất các biện pháp dạy học mang tính ứng dụng. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài
“Biện pháp dạy đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số (5 – 6 tuổi) tại trường Mầm non
Hoa Đào, Mường Cai, Sông Mã, Sơn La”.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu tìm ra biện pháp dạy đọc thơ cho trẻ
nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số 5-6 ở trường
Mầm non Hoa Đào, Mường Cai, Sông Mã, Sơn La.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Sưu tầm tài liệu, tìm hiểu một số cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Điều tra, khảo sát thực tế để tìm hiểu thực trạng việc dạy và học đọc thơ của trẻ
dân tộc thiểu số 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Đào, Mường Cai, Sông Mã, Sơn La.

Đề xuất một số biện pháp dạy đọc thơ cho trẻ dân tộc thiểu số 5-6 tuổi ở trường
Mầm non Hoa Đào, Mường Cai, Sông Mã, Sơn La..
Tổng hợp và xử lí kết quả nghiên cứu.
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp dạy đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số 5-6 tuổi.
5.2. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mầm non Hoa Đào (50 trẻ).
- Giáo viên trường Mầm non Hoa Đào (04 giáo viên).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích tài liệu có liên quan đến vấn đề dạy đọc thơ cho trẻ mẫu
giáo lớn nhất là trẻ em dân tộc thiểu số 5-6 tuổi.

4


6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát, dự giờ và ghi chép các tiết học dạy đọc thơ để
nắm được thực trạng các biện pháp giáo viên sử dụng và thực trạng đọc thơ của trẻ.
6.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên để thấy được các biện pháp mà giáo viên thường sử dụng
hướng dẫn trẻ đọc thơ.
Tiếp xúc, trò chuyện với trẻ để hiêu thêm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi
dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Hoa Đào.
6.2.3. Phương pháp điều tra
Dùng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng các biện pháp dạy học mà giáo viên
sử dụng hướng dẫn trẻ đọc thơ .
6.2.4. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra.
7. Giả thuyết khoa học
Vấn đề hướng dẫn trẻ em dân tộc thiểu số 5-6 tuổi đọc thơ tại các trường mầm
non vẫn còn chưa được chú trọng. Nhiều giáo viên chưa nhận thức được tầm quan
trọng của việc bồi dưỡng khả năng đọc thơ cho trẻ. Nếu đề tài đề xuất được những
biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi đọc thơ phù hợp sẽ giúp trẻ dân tộc thiểu số tăng vốn
từ, có kĩ năng giao tiếp tiềng Việt và chất lượng giáo dục cho trẻ dân tộc thểu số sẽ
được nâng lên.
8. Đóng góp của đề tài
Thông qua khảo nghiệm thực tiễn quá trình của việc dạy đọc thơ cho trẻ dân tộc
thiểu số nói chung, tại trường Mầm non Hoa Đào nói riêng hy vọng các biên pháp dạy
đọc thơ cho trẻ dân tộc thiểu số được bổ sung thêm thành một hệ thống biện pháp dạy
học toàn diện. Từ đó hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn đưa ra những biện
pháp dạy đọc thơ phù hợp cho trẻ em dân tộc thiểu số 5-6 tuổi.
Sự thành công của đề tài sẽ được bổ sung cho lí luận mẫu giáo 5-6 tuổi là trẻ dân
tộc thiểu ở các trường mầm non miền núi. Đồng thời đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu được
lưu trữ tại thư viện trường Đại học Tây Bắc giúp sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non
tham khảo, nghiên cứu, tìm hiểu, định hướng cho công việc sau này ra trường.

5


9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Đề xuất biện pháp dạy đọc thơ cho trẻ em dân tộc thiểu số (5-6 tuổi).
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

6



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ 5 - 6 tuổi
Nhân cách hình thành trong suốt thời kỳ ấu thơ và niên thiếu của con người.
Trong đó, với điều kiện phát triển bình thường thì bước vào năm tuổi thứ ba ý thức bản
ngã bắt đầu nảy sinh và đến đầu tuổi thanh niên thì nhân cách con người cơ bản được
hình thành. Giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách con người là giai
đoạn hình thành nhân cách của trẻ mẫu giáo.
Ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), nhân cách của trẻ tiếp tục hình thành và phát
triển mạnh mẽ với những đặc điểm nổi bật sau:
Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng để giúp trẻ điều khiển hành vi của mình
cho phù hợp với chuẩn mực quy tắc xã hội. Đồng thời, ý thức bản ngã còn cho phép
trẻ thực hiện các hoạt động một cách chủ quan. Nhờ đó, quá trình tâm lý mang tính
chủ động rõ rệt. Cuối tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ có tốc độ phát triển nhanh về số
lượng và chất lượng. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ biết tự giác hướng sự chú ý của
mình vào đối tượng nhất định. Cho nên mỗi một đối tượng được tiếp nhận trong thời
kỳ này đều có tác đông sâu sắc đối với phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ.
Sức tưởng tượng, khả năng ghi nhớ của trẻ mẫu giáo lớn ngày càng có tính chủ
định so với trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn. Trong sự phát triển các hoạt động ý chí của trẻ
mẫu giáo lớn có thể thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa ba mặt: Thứ nhất là sự phát
triển tính mục đích của hành động, thứ hai là sự xác lập mối quan hệ giữa hành
động và động cơ, thứ ba là tăng vai trò điều chỉnh của ngôn ngữ trong việc thực
hiện hành động.
Giai đoạn 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ lứa tuổi mầm non. Ở giai
đoạn này những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người được hình thành ở giai
đoạn trước vẫn tiếp tục được phát triển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn,
những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện một cách tốt đẹp về mọi phương

diện hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí). Để hình thành việc xây dựng cơ sở
nhân cách ban đầu của con người.
Nhìn chung, các nét tâm lý như ý chí rèn luyện, óc quan sát, trí nhớ, tính kỷ luật,
tính kiên trì... của trẻ chưa được chuẩn bị chu đáo. Bên cạnh đó, nhận thức cảm tính phát
7


triển khá tốt: Cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo. Tuy nhiên nó chưa
được hoàn thiện: Cảm tính, mơ hồ không thấy được bản chất của sự vật hiện tượng.
Trẻ dân tộc thiểu số nói riêng, khả năng phân tích, tổng hợp khái quát phát triển
chậm, khả năng tư duy (thao tác tư duy) nói chung và khả năng tiến hành các thao tác
trí óc nói riêng hình thành khó khăn. Từ những đặc điểm tâm lý nói trên, có thể thấy:
Khả năng tư duy kinh nghiệm đạt mức cao so với trình độ chung lứa tuổi. Song khả
năng tư duy lí luận còn thấp so với yêu cầu (thiếu toàn diện, hệ thống). Trí thức thói
quen được hình thành bằng con đường kinh nghiệm ảnh hưởng đến quá trình tiến hành
các thao tác trí tuệ của các em: Khả năng ghi nhớ có ý thức, có chủ định còn yếu. Đặc
biệt, về ngôn ngữ dùng quen tiếng mẹ đẻ, trong khi đó quá trình nhận thức, tiếp thu tri
thức ở trường lại diễn ra bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
Trẻ dân tộc thiểu số còn có tính tự ti cộng với khả năng diễn đạt tiếng phổ thông
còn hạn chế, nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần quá thấp so với học sinh Kinh, tạo
cho các em tâm lí khó hòa đồng.
Đồng thời trẻ dân tộc có tính tự ái cao, nếu trẻ gặp phải những điều phê bình
nặng nề, các em dễ xa lánh các cô và bạn bè. Nếu cô không hiểu rõ sẽ thiếu sự nhiệt
tình cần thiết để tìm ra phương pháp và biện pháp giải quyết những vướng mắc của trẻ.
Ngoài ra, trong số trẻ dân tộc ít người, thường các em ít nói, e dè, dễ xấu hổ...
các cô cần nắm vững tâm sinh lí, cá tính, năng lực, hoàn cảnh gia đình...của từng trẻ.
Quan tâm nhiều hơn đến học sinh là người đồng bào.
Tóm lại, lứa tuổi mầm non, nhất là độ tuổi 5-6 là lứa tuổi rất nhạy cảm với cái
đẹp và luôn khao khát được tiếp xúc, khám phá cái đẹp phong phú, đa dạng trong cuộc
sống. Thơ ca là một thể loại văn học có khả năng đáp ứng nhu cầu này của trẻ. Tuy

nhiên, khác với người lớn, trẻ em lứa tuổi mầm non chỉ có thể tiếp xúc với thơ ca một
cách gián tiếp và sự tiếp nhận thơ ca của trẻ bị chi phối bởi các quá trình tâm lí. Chính
vì vậy, các cô giáo mầm non cần phải hiểu những đặc điểm tâm lí cơ bản của trẻ,có
như thế thì mới có thể phát huy được sức mạnh của văn học nói chung thơ ca nói riêng
trong việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.
1.1.2. Thơ đối với giáo dục trẻ mầm non
1.1.2.1. Đặc điểm tiếp nhận thơ của trẻ mầm non
* Tiếp nhận văn học gián tiếp
Ở lứa tuổi 5-6, trẻ chưa biết đọc mà mới chỉ dừng lại ở việc nhận biết chữ cái và
tập ghép chữ thành tiếng nên việc cảm thụ tác phẩm thơ ca chủ yếu qua khâu trung
8


gian là cô giáo. Với tư cách là người đọc trực tiếp rồi đọc, kể lại cho trẻ nghe, cô giáo
là người giúp trẻ tiếp cận với tác phẩm, hiểu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, có những
ấn tượng sâu đậm về thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học.
* Tiếp nhận văn học ít bị ràng buộc bởi lý trí và kinh nghiệm mà chứa đựng khả năng
tưởng tượng mạnh mẽ
“Đối với trẻ em, những gì làm xúc động mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để lầm
cho trí tưởng tượng và tính nhạy cảm phải hoạt động” [8.14]. giầu tưởng tượng là
thuộc tính của trí tuệ, gắn liền với năng lực hiểu biết của trẻ. Trong quá trình quan sát
trẻ tiếp thu những ấn tượng từ thực tại, cải biến chúng và tạo ra một cách hiểu, cách
cảm thụ đầy đủ và sâu sắc hơn trong nhận thức của mình. Trí tưởng tượng được trẻ
vận dụng trong tiếp nhận văn học là để đi sâu, mở rộng và thanh lọc đời sống cảm xúc
của mình, nhận ra cái mới trong mối quan hệ tưởng như khó gắn kết lại. Qua đó làm
nảy sinh khát vọng và khả năng sáng tạo của trẻ khi tiếp xúc tác phẩm văn học.
* Cảm nhận văn học mang đậm màu sắc xúc cảm, ngây thơ và triệt để
Tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những “cái đẹp”. Có thể coi đây là thời kỳ
phát triển đầy mới mẻ và mạnh mẽ của những xúc cảm thẩm mĩ đối với thế giới xung
quanh. Khác với người lớn, sự tiếp nhận văn học vừa mang tính cảm xúc vừa chịu sự

chi phối của lí tính, trẻ em tiếp nhận văn học hoàn toàn cảm tính. Khi nghe cô giáo đọc
thơ hay kể chuyện trẻ tập trung cao độ vào giọng đọc, kể cũng như cử chỉ.nét mặt, cảm
xúc của cô giáo dần biếp thành cảm xúc của mình. Trẻ thích thú với những câu chuyện
vui, xúc động với những câu chuyện buồn. Trẻ cũng nhăn mặt khi nghe kể về những
nhân vật độc ác, mỉm cười khi nghe kể về những nhân vật ngốc nghếch, có những
hành động hài hước; có khi trầm tư suy nghĩ, lo âu, hồi hộp muốn biết tình huống tiếp
theo xảy ra như thế nào.
Tiếp nhận ngây thơ đối với tác phẩm văn học vì trẻ có rất ít vốn kiến thức khoa
học cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Nên những gì được nối đến trong trang sách đều
được trẻ tin tưởng tuyệt đối. Trẻ cũng tiếp nhận triệt để tác phẩm văn học vì trong
chương trình giáo dục mầm non văn học và âm nhạc là những bộ môn được đưa vào
sớm nhất để giáo dục trẻ. Nên lượng tri thức có trong tác phẩm văn học được lựa chọn
giáo dục cho trẻ được trẻ tiếp nhận một cách triệt để nhằm hình thành và phát triển trí
tuệ, tâm hồn, tình cảm...

9


1.1.2.2. Nhu cầu thưởng thức thơ của trẻ mầm non
Ngay từ thuở ấu thơ, trẻ em đã được tiếp xúc với thơ ca, qua lời hát ru của bà,
của mẹ, qua những câu chuyện kể về thế giới thần tiên, qua những vần thơ chứa bao
điều kì diệu về cuộc sống xung quanh... Rất tự nhiên, văn học thấm sâu vào tâm
hồn các em. Và nghe hát ru, nghe kể chuyện, đọc thơ trở thành một trong những
nhu cần thiết đối với cuộc sống của trẻ. Khi trẻ đến trường, việc giới thiệu văn học
cho trẻ được nâng lên vị trí cao hơn, với một mục tiêu rõ ràng và phương pháp bài
bản hơn. Điều đó càng khiến cho văn học trở thành một món ăn tinh thần không thể
thiếu của trẻ.
1.1.3.3. Thơ đối với việc giáo dục trẻ mầm non
Trong số các loại hình nghệ thuật, thơ ca là một loại hình nghệ thuật đặc biệt,
có vai trò to lớn không gì thây thế được trong việc hình thành và phát triển nhân cách

toàn diện cho trẻ em. Nhà phê bình văn học Nga V.G.Bielinxki từng nói: “Một tác
phẩm viết cho thiếu nhi là để giáo dục mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại vì nó quyết
định số phận con người” [15.79]. là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng
đi vào lòng người một cách tự nhiên và sâu sắc. Đối với trẻ em, văn học nói chung, các
tác phẩm văn học thiếu nhi nói riêng càng có khả năng tác động trực tiếp, sâu sắc tới
đời sống tâm hồn trẻ.
Việc cho trẻ em lứa tuổi mầm non làm quen với tác phẩm văn học từ lâu đã
được đặt ra như một nội dung vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục mầm
non. Văn học đóng vai trò là phương tiện, đồng thời cũng mang các nội dung nhằm:
* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giáo dục mầm non,
đặc biêt là giáo dục mẫu giáo. Bởi lẽ ngôn ngữ gắn liền với tư duy, nếu trẻ không được
trang bị một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ không thể tăng cường, rèn luyện khả năng tư
duy khoa học, chuẩn bị cho việc theo học ở trường phổ thông sau này. Các sáng tác
văn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và làm phong phú ngôn
ngữ cho trẻ. Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học mở ra và giải thích cho trẻ cuộc
sống xã hội và thiên nhiên, thế giới tình cảm và các quan hệ qua lại của con người. Nó
làm phong phú những xúc cảm, phát triển trí tưởng tượng và đưa đến cho trẻ những
hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ dân tộc. Đồng thời, vốn ngôn ngữ được sử dụng
một cách nghệ thuật trong các tác phẩm cũng giúp trẻ thành thạo các phát âm, mở
10


rộng, vốn từ, đặc biệt là từ ngữ sử dụng theo phong cách nghệ thuật; giúp trẻ phát triển
lời nói mạch lạc, nâng cao khả năng diễn đạt (diễn đạt vấn đề một cách sinh động, giàu
hình ảnh, giàu tính tạo hình và tính biểu cảm).
* Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Cũng như hầu hết các nội dung giáo dục khác trong chương trình giáo dục mầm
non, phát triển nhận thức cho trẻ có vị trí hết sức đặc biệt quan trọng và cần thiết. Mục
tiêu mở rộng và nâng cao nhận thức cho trẻ mầm non được thực hiện thông qua nhiều

hoạt động khác nhau. Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt
động hữu hiệu giúp trẻ mở rộng, nâng cao nhận thức về cuộc sống xung quanh. Những
bài thơ, những câu chuyện đã giúp trẻ mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết về thế giới tự
nhiên, thế gới động vật, thực vật...; giúp trẻ biết được tên gọi, những đặc tính, những
quan hệ và những ý nghĩa của chúng đối với con người; giúp trẻ hiểu biết về cuộc sống
của con người và những điều cơ bản trong mối quan hệ giữa con người với con
người... Có thể nói, với chức năng phản ánh cuộc sống, văn học thiếu nhi như “những
cuốn sách khoa” đầu tiên giúp trẻ nhận thức và hiểu biết về thế giới xung quanh.
* Phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Văn học luôn đem đến cho trẻ những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng; gợi mở trong
các em những xúc cảm thẩm mỹ tốt đẹp, hình thành thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn. Tiếp
xúc với tác phẩm văn học là các em được tiếp xúc với cả một thế giới bao la đầy âm
thanh và màu sắc với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động, muôn màu nuôn vẻ của thiên
nhiên và cuộc sống. Trẻ em lứa tuổi mầm non có một đời sống tâm hồn ngây thơ, chưa
có những trải nghiệm cá nhân, sự nhận thức về thế giới xung quanh chủ yếu dừng ở
mức cảm tính, gắn với cái cụ thể trước mắt. Chính vì thế, vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ
nghệ thuật và sức tưởng tượng phong phú của các nhà văn trong tác phẩm văn chương
là cơ sở để khơi gợi trong tâm hồn các em những rung cảm thẩm mỹ đẹp đẽ và sâu sắc.
* Phát triển tình cảm xã hội cho trẻ mầm non
Trẻ thơ rất nhạy cảm, dễ rung động. Các em chủ yếu sống và cư xử với tất cả
các đối tượng xung quanh bằng tình cảm. Đặc biệt, trẻ khác với người lớn ở chỗ
thường bộc lộ thái đọ trước một hiện tượng, một sự việc trong cuộc sống một cách rõ
ràng: yêu – ghét, vui – buồn, thích – không thích... Vì vậy, giáo dục lòng nhân ái cho
con người hữu hiệu nhất là bắt đầu giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thơ. Một trong những
phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ có giá trị độc đáo là văn học. Những bài học đạo
11


đức, nhân văn được gửi gắm trong thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tác
động một cách tự nhiên mà sâu sắc đến tình cảm của trẻ. Một tấm gương về lòng hiếu

thảo, về tình yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân, đối với mọi người
xung quanh sẽ cho các bé bài học quý giá về nhân cách làm người. Từ đó hình thành ở
trẻ một đời sống tình cảm phong phú, nhạy bén, tinh tế.
* Phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Văn học ngoài chức năng phục vụ nhu cầu học tập của các em, còn là yếu tố
hữu cơ của các trò chơi sinh hoạt, đưa trẻ vào thế giới của trò chơi nhẹ nhàng, có nhịp
điệu làm cho trò chơi trở nên hấp dẫn. Từ đó phát triển ở trẻ thể chất khỏe mạnh, linh
hoạt. Khi trẻ chơi cũng chính là lúc các vận động cơ được phát triển, khả năng tai nghe
cũng được vận dụng linh hoạt gợi ra những phản ứng vạn động của cơ thể (thay đổi
nhịp tim mạch, sự tuần hoàn máu, hô hấp và dãn nở cơ). Trong khi chơi, trẻ không
những phối hợp các động tác đi lại vững vàng chạy nhảy nô đùa mà còn có những
động tác khó: Lộn cầu vồng, nhảy lò cò... Nhưng trẻ vẫn kết hợp tay chân một cách
nhịp nhàng.
Qua văn học trẻ không chỉ được học một cách thuần túy mà còn được chơi vận
động, kết hợp nhịp nhàng giữa chân và tay. Vì thế sự định hướng trong không gian, sự
lôgic ngôn ngữ bên trong với động tác bên ngoài càng hoàn thiện, giúp trẻ phát triển
cân đối hài hòa, có đủ sức khỏe, là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
1.1.3. Tác phẩm thơ tác động tới tâm hồn trẻ mầm non 5-6 tuổi
1.1.3.1. Thơ gần gũi với sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ, ngôn ngữ ngắn gọn giàu
hình ảnh dễ hiểu
Hồn nhiên và ngây thơ vốn là bản tính của trẻ thơ, vì thế, yêu cầu đầu tiên của
văn học viết cho các em cũng chính là sự hồn nhiên, ngây thơ. Những sáng tác của các
em thực sự cuốn hút người đọc chính bởi sự hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo của các
em, ví dụ:
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một cái bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.
(Phan Thị Vàng Anh)


12


Người lớn muốn viết cho các em phải học được sự hồn nhiên, ngây thơ ấy thì
tác phẩm mới hi vọng đem lại sự thành công. Tuy nhiên, không phải là sự hồn nhiên
theo kiểu “cưa sừng làm nghé”, kiểu cố tình làm ra vẻ ngây thơ (trở thành ngây ngô)
mà phải thực sự hiểu để có thể hóa thân sống cùng trẻ.
* Thơ thể hiện sự ngắn gọn, rõ ràng
Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng của tác phẩm mà còn thể hiện
trong cả câu văn câu, thơ. Văn xuôi thường thể hiện bằng câu đơn, ngắn, ít khi dùng
câu phức hợp. Nhan đề của tác phẩm bao giờ cũng cụ thể, thường đúc kết ngay ý nghĩa
giáo dục, có khi là tên nhân vật chính, hoặc một câu hỏi mang tính định hướng, ví dụ:
Bó hoa tặng cô, Cái bát xinh xinh, Bài học tốt...Truyện thường có kết cấu theo kiểu
đối lập, tương phản rất rõ ràng, giúp trẻ dễ nắm được cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý
nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một cách dễ dàng. Ví dụ: Chú dê đen, Ai đáng
khen nhiều hơn, Ba cô gái...
Dạng phổ biến của thơ viết cho các em là thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần
với đồng dao, một thể loại văn học dân gian phù hợp với trẻ thơ, câu thơ ngắn, vui
nhộn; các em vừa đọc, vừa chơi, dễ thuộc, dễ nhớ, ví dụ:
Cây dây leo
Bé tí teo
Ở trong nhà
Lại bò ra
Ngoài cửa sổ
Và nghểnh cổ
Lên trời cao
Hỏi: “ vì sao?”
Cây trả lời:
- Ra ngoài trời,
Cho dễ thở...

(Xuân Tửu, Cây dây leo)
Hoặc:
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
13


Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa...
(Trần Đăng Khoa, Kể cho bé nghe)
Sự rõ ràng của văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non còn được thể hiện ở ý
nghĩa của từ vựng. Từ ngữ thường mang nghĩa đen, với lối miêu tả cụ thể, dễ hiểu, ví dụ:
Vàng tươi như cúc áo
Đỏ rực như dong riềng
Tim tím hoa bìm bìm
Dây tơ hồng em quấn
Thành một bó vừa xinh
(Ngô Quân Miện, Bó hoa tặng cô)
* Trong thơ giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu
Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi làm cho tác
phẩm thêm sinh động, có sức hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của các em. Có thể nói, vần
là một yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em (điều này rất khác với thơ cho
người lớn, nhiều khi vần không phải là yếu tố thật quan trọng). Thơ không chỉ có vần
mà phải có cách gieo vần thật phù hợp với sự tiếp nhận của các em, ví dụ:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt

Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa.
(Phạm Hổ, Bắp cải xanh)
Chữ cuối của câu thứ nhất (xanh) được lặp lại trong chữ đầu của câu thứ hai;
chữ cuối câu thứ ba (sắp) lại được lặp lại ở chữ đầu của câu thứ tư gợi lên hình dáng
của cây bắp cải với những lá xanh xen kẽ, cuộn vòn tròn...
Bài thơ Mời vào của Võ Quảng như một hoạt cảnh vui không chỉ vì sự xuất
hiện ngộ nghĩnh của các nhân vật cùng với các sự kiện mà còn bởi sự kết hợp của các
14


thanh trắc, thanh bằng tạo nên nhạc tính của bài:
-Cốc, cốc, cốc !
-Ai gọi đó ?
-Tôi là Thỏ.
-Nếu là Thỏ
Cho xem tai.

-Cốc, cốc, cốc !
-Ai gọi đó ?
-Tôi là Nai.
-Thật là Nai
Cho xem gạc...
(Võ Quảng, Mời vào)
* Ngôn ngữ thơ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu
Đặc biệt là có nhiều từ tượng hình, từ tượng thanh, nhiều động từ, nhiều tính từ
miêu tả, tính từ chỉ màu sắc... tạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, kích thích trí
tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm

của trẻ, ví dụ:
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trước gió...
(Thu Hà, Hoa kết trái)
Nhờ hàng loạt các tính từ miêu tả (chói chang, nho nhỏ, xinh xinh), các từ
tượng hình (đốm lửa, rung rinh...), và các tính từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng vàng, đỏ,
trắng tinh), bài thơ đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động về mảnh vườn, giúp trẻ có
thể hình dung về các loài hoa với những màu sắc và hình dáng cụ thể.

15


1.1.3.2. Thơ có yếu tố truyện, có ý nghĩa giáo dục.
Đây cũng là một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác cho trẻ em lứa tuổi mầm
non. Khác với thơ viết cho người lớn, hầu hết là thơ tâm trạng, bao gồm hệ thống
những cảm xúc, nỗi niềm, suy tưởng..., thơ cho các em có thể “kể” lại được. Ngoài
những truyện thơ như là Mèo đi câu cá, Nàng tiên ốc, Bồ câu và ngan..., những bài thơ
ngắn cũng đều kể lại một sự việc, một hiện tượng, ví dụ: Dán hoa tặng mẹ, Chú bò tìm
bạn, Mời vào, Bướm em hỏi chị...Xin dẫn một bài cụ thể:
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: Kìa anh bạn

Lại gặp anh ở đây !
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười nhoẻn miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò...” tìm gọi mãi.
(Phạm Hổ, Chú bò tìm bạn)
Bài thơ là một câu chuyện nhỏ. Câu chuyện kể rằng có một chú bò khi ra sông
uống nước, thấy bóng của mình dưới dòng nước trong xanh đã nhầm tưởng là một anh
chàng nào khác cũng ra sông uống nước như mình. Bò cất tiếng chào, mặt nước rung
rinh xao động vì quá buồn cười làm bóng của bò tan biến. Bò ngạc nhiên không biết
người bạn kia đã đi đây nên cứ ậm ò tìm gọi...
* Thơ thể hiện ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng
Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục. Là loại hình
nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng tác động mạnh mẽ tới tâm hồn và nhận thức của con
người. Nhất là với lứa tuổi mầm non, văn học, đặc biệt thơ, càng có sự tác động nhanh nhạy.
Tuy nhiên, lứa tuổi này chỉ có thể “đọc” tác phẩm văn học một cách gián tiếp, tư duy lôgic lại
chưa phát triển nên hầu như chưa có khả năng suy luận, phán đoán.chính vì thế, mỗi một tác
phẩm văn học phải đem đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục cụ thể, rõ ràng.
16


×