Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Ngôn ngữ nhân vật phóng sự trên báo tuổi trẻ năm 2015 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.14 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành niên luận này, trước hết. tôi xin cảm ơn các thầy cô trong
khoa Báo Chí – Truyền Thông đã tạo tận tình giúp đỡ!
Tôi xin cảm ơn và này tỏ lòng biết ơn sâu sắc dành cho Th.S Phan Quốc
Hải – giảng viên khoa Báo chí – Truyền thông, trường Đại học Khoa học Huế
đã giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành niên luận này!
Do trình độ bản thân còn nhiều thiếu sót cho nên niên luận này không khỏi
mắc phải những khuyết điểm. Do đó, kính mong quý thầy cô, anh chị em, bạn bè
trong khoa xem xét, góp ý và chỉ bảo để niên luận này được hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Trần Nguyễn Minh Trang


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích , ý nghĩa đề tài

Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiện nay thì có vô vàn sự
xuất hiện của nhiều loại hình thông tin khác nhau, điều đó làm cho công chúng
có vô số sự lựa chọn trong quá trình tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, báo in với
truyền thống lâu đời của mình vẫn là loại hình báo chí tồn tại bền vững đối với
công chúng với những lợi thế riêng của nó.
Báo in đã không ngừng cách tân và đổi mới sao cho phù hợp với thị
hiếu của bạn đọc. Đó chính là yếu tố giúp báo in vẫn phát triển trong sự cạnh
tranh khốc liệt với các loại hình báo chí khác nhau như truyền hình, báo điện
tử... Thế mạnh của báo in chính là chuyển tải thông tin một cách sâu sắc và sự
biểu cảm thông tin bằng ngôn ngữ. Hai thế mạnh này thể hiện rõ nét và đầy đủ
nhất ở thể loại phóng sự. Chính vì thế mà phóng sự là thể loại có sức hút đặc
biệt đối với công chúng và ở một mức độ nào đó có thể tạo nên bản sắc của cả


một tờ báo.
Đối với người làm báo và đặc biệt là đối với người viết phóng sự,
ngôn từ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó là phương tiện để nhà báo chuyển
tải thông tin, đồng thời là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của một
tác phẩm phóng sự. Sử dụng ngôn ngữ nhân vật một cách sáng tạo sẽ làm nâng
tầm của tác phẩm phóng sự , nhiều khi còn làm nên phong cách hay “ thương
hiệu” cho người viết, tờ báo.
Người viết phóng sự phải vận dụng tối đa năng lực sử dụng ngôn
ngữ của mình để làm nên thành công cho một tác phẩm phóng sự.
Đề tài “ Ngôn ngữ nhân vật phóng sự trên báo Tuổi Trẻ năm
2015 – 2016” góp phần cung cấp thêm những đặc điểm trong vấn đề sử dụng
ngôn ngữ nhân vật đối với tác phẩm phóng sự nói chung và phóng sự báo Tuổi
Trẻ nói riêng.
Niên luận tập trung nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ, đặc điểm


phóng sự , phân loại, ngôn ngữ nhân vật phóng sự, đặc điểm ngôn ngữ nhân vật
phóng sự ... trong tác phẩm phóng sự.
Nghiên cứu về các đặc điểm này góp phần đánh giá đầy đủ hơn về
thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm phóng sự hiện đại, từ đó tìm ra
những cách viết hay, nâng cao chất lượng tác phẩm phóng sự báo chí.
Ý nghĩa lý luận: tìm hiểu những đặc điểm trong các sử dụng ngôn
ngữ nhân vật đối với thể loại phóng sự nhằm góp phần đánh giá đầy đủ hơn về
tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với tác phẩm phóng sự; rút ra những đặc điểm
trong việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật phóng sự để nâng cao chất lượng của tác
phẩm trong việc chuyển tải thông tin tới công chúng. Từ đó, niên luận góp phần
làm một trong những tài liệu, cơ sở khoa học trong hệ thống lý luận về ngôn ngữ
nhân vật phóng sự báo chí ở nước ta.
Ý nghĩa thực tiễn: thông qua việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nhân
vật phóng sự báo Tuổi Trẻ 2015 – 2016, niên luận cung cấp cơ sở dữ liệu tham

khảo cho phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí, sinh viên ngành báo
chí quan tâm tới đề tài. Qua đó, góp phần hướng dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ
nhân vật một cách chuẩn xác, giàu hình ảnh nhằm nâng cao vị thế cho thể loại
phóng sự - một thể loại được công chúng quan tâm.
2. Lịch sử vấn đề

Trong hệ thống tài liệu, sách, giáo trình về báo chí mà chúng tôi
tham khảo và tìm hiểu, các tài liệu liên quan đến đề tài ngôn ngữ nhân vật phóng
sự chiếm một phần khá quan trọng trong hê thống lí luận báo chí. Có thể kể đến
một số công trình khoa học như sau:
-

Cuốn “ Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào được xem là cuốn sách
tập trung nghiên cứu kĩ về những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ báo chí. Nội dung
chính đó là: ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí, ngôn ngữ các phong cách báo chí,
ngôn ngữ phát thanh.

-

Hay cuốn “ Phóng sự báo chí hiện đại” của tác gải Đức Dũng đề cập đến
những đặc điểm, đặc trưng của phóng sự và những xu hướng phát triển của


phóng sự hiện đại.
Tuy nhiên, có thể thấy các tài liệu, giáo trình trên chỉ đề cập đến một khía
cạnh nhất định của ngôn ngữ nhân vật phóng sự báo chí hoặc nghiên cứu về thể
loại phóng sự ở phương diện đặc trưng, xu hướng chứ chưa đi sâu vào ngôn ngữ
của thể loại phóng sự . Ngôn ngữ phóng sự là một đề tài khá thiết thực, có nhiều
vấn đề cần nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu viết phóng sự trong nền báo chí hiện
nay. Trên cơ sở đó, niên luận “ Ngôn ngữ nhân vật phóng sự báo Tuổi Trẻ

năm 2015 – 2016” sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích các đặc điểm ngôn ngữ nhân
vật của thể loại phóng sự, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật phóng sự báo Tuổi Trẻ một tờ báo được xem là có sự đầu tư rất lớn về mảng phóng sự và thường xuyên
có nhiều đổi mới trong cách trình bày nội dung cũng như về hình thức trong tác
phẩm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Thực hiện đề tài niên luân “ Ngôn ngữ nhân vật phong sự trên
báo Tuổi Trẻ năm 2015 – 2016”, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu, khảo sát
các tác phẩm phóng sự trên báo Tuổi Trẻ , bao gồm tất cả các bài phóng sự viết
trên báo Tuổi Trẻ năm 2015 – 2016. Niên luận tập trung vào ngôn ngữ được sử
dụng trong các tác phẩm phóng sự báo Tuổi Trẻ năm 2015 – 2016.
Để thực hiện đề tài này, niên luận khảo sát và nghiên cứu các tác
phẩm tiêu biểu trong 222 tác phẩm phóng sự trên báo Tuổi Trẻ trong hai năm
2015 – 2016 nhằm phục vụ cho đề tài một cách có hệ thống và tập trung để có
thể đạt hiệu quả một cách tối đa.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài niên luận này, chúng tôi sử dụng tổng hợp
nhiều phương pháp , cụ thể:
-

Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu về phóng sự trên báo Tuổi Trẻ năm
2015 – 2016 như: số lượng các bài phóng sự, tần số xuất hiện, dung lượng, tác
giả,…

-

Phương pháp thu thập thông thông tin, tài liệu: chúng tôi đã thu thập các sách



báo, tài liệu liên quan đến ngôn ngữ phóng sự in trên báo Tuổi Trẻ từ tháng 1
đến tháng 12 năm 2015 và 2016 để làm cơ sở cho việc phân tích, nghiên cứu vấn
đề. Đầu tiên chúng tôi đọc tất cả các bài phóng sự của báo Tuổi Trẻ năm 2015 và
2016 và sau đó tìm hiểu những đặc điểm liên quan đến vấn đề sử dụng ngôn
ngữu phóng sự.
-

Phương pháp phân tích: niên luận trình bày các sử dụng ngôn ngữ nhân vật của
tác phẩm phóng sự để rút ra những đặc điểm ngôn ngữ của phóng sự báo Tuổi
Trẻ. Đồng thời, chúng tôi phân tích những cách viết hay nhất, cách sử dụng ngôn
ngữ nhân vật một cách độc đáo của các bài phóng sự tiêu biểu. Từ đó, chúng tôi
rút ra những đặc điểm, ưu điểm của việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật một cách
trực tiếp và gián tiếp trong các tác phẩm phóng sự của báo Tuổi Trẻ năm 2015
và năm 2016.

-

Phương pháp tổng hợp: từ các số liệu, dẫn chứng, các phân tích, đối chiếu,
chúng tôi tiến hành tổng hợp lại để rút ra những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn
ngữ nhân vật phóng sự báo Tuổi Trẻ, những tác phẩm, tác giả phóng sự tiêu biểu
để có cái nhìn toàn diện và tổng thể đối với vấn đề sử dụng ngôn ngữ nhân vật
phóng sự báo Tuổi Trẻ.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác để
phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài như phương pháp so sánh, phương pháp đối
chiếu,..

5.

Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, niên luận này còn bao

gồm các chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
Chương 2: Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ nhân vật phóng
sự báo Tuổi Trẻ năm 2015 – 2016
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Những vấn đề lí luận chung
1.1 Phóng sự và phóng sự báo chí

1.1.1 Khái niệm phóng sự báo chí
Thuật ngữ phóng sự từ tiếng La tinh ( cuối thế kỷ XIX) là reportage,
tiếng Anh là reportage có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thông báo hay có ý nghĩa
là dành được một cái gì đó trong chuyến đi. Ban đầu, phóng sự được người Anh
sử dụng để mô tả những đám cháy hay những cuộc họp quốc hội. Sau đó trên
báo chí Pháp xuất hiện thể loại phóng sự với tư cách là bài viết về quá trình điều
tra của phóng viên về một con người, sự việc chứa nhiều bí ẩn đối với người
đọc, như cảnh sống trong tù hay cuộc đời lang bạt của những tay giang hồ, hảo
hán. Lúc đó phóng sự có tính chất hoàn toàn giống như tin hay ghi chép mô tả
đơn giản những cuộc bàn cãi của các cuộc họp, những sự việc có tính chất bí
mật.
Phóng sự không chỉ dừng lại ở những sự việc nhỏ mà đã đề cập đến
những sự kiện, những biến cố chấn động toàn cầu như thiên phóng sự Mười
ngày rung chuyển thế giới của nhà báo, nhà văn Mỹ John Reed viết về Cách
mạng Tháng Mười Nga hay các phóng sự về chiến tranh của các tác giả Xô


Viết, phóng sự viết về sự kiện phóng con tàu vũ trụ đầu tiên… Dần dần phóng

sự ngày càng hoàn thiện. Phóng sự không dừng lại ở dạng đưa tin mà nó dần kết
hợp giữa thông tin sự kiện với thông tin lý lẽ và được sử dụng bởi một bút pháp
đầy tính nghệ thuật.
Những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, phóng sự đã thực sự
thu hút được sự quan tâm chú ý của đôc giả. Không còn giới hạn trong việc mô
tả những hiện thực trên bề mặt, phóng sự đã đạt tới sự phản ánh một cách chân
thực những biến đổi của sự kiện cũng như về mặt cấu trúc và trình độ của người
viết.
Ở nước ta, phải đến thể kỷ XIX, khi có báo in ở Việt Nam và
văn học Việt Nam chuyển mình dưới làn sóng văn học Tây Âu, thể ký báo chí
( trong đó có phóng sự) mới hình thành. Do đặc điểm xã hội và tình hình thời
bấy giờ, báo chí chia thành nhiều khuynh hướng khác nhau: khuynh hướng ngợi
ca chế độ thực dân, xuyên tạc Cách mạng tháng Mười Nga, khuynh hướng phản
ánh cuộc sống nghèo nàn, lầm than ở nông thôn và thành thị… Nhiều tác phẩm
phóng sự mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến những bất công của xã hội mà chưa
đề ra biện pháp giải quyế đúng đắn.
Trong bối cảnh của thế giới hiện đại, phóng sự không còn
dừng lại ở sự mô tả đơn giản. Hơn thế nữa, nó tiếp cân một cách chân thực và đa
dạng trong việc trình bày hiện thực – một hiện thực phức tạp, liên tục phát triển
và biến động không ngừng.
Cho đến nay vẫn còn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về
thể loại phóng sự. Nếu như người Đức xem phóng sự đơn giản chỉ là sự đưa tin
thì người Pháp lại xem phóng sự là điều tra, người Mỹ thì coi sự hấp dẫn của
phóng sự ở chỗ có thể mô tả, tường thuật cuộc họp.
Đối vơi từng tác giả khác nhau cũng có nhiều ý kiến khác
nhau về phóng sự. Hai giáo sư Stanny Johnson và Jolian Narit trong cuốn sách
Người phóng viên toàn năng cho rằng phóng sự là một bài tường thuật hoặc một
bài báo được phát triển và xử lý một cách có tính văn học. Quan niệm này cho



thấy phóng sự là một thể tài báo chí có khả năng sử dụng các yếu tố văn học mà
chất lượng, giá trị của tác phẩm tùy thuộc vào nhân cách người viết.
Nhà nghiên cứu Karel Storkal ( Cộng hòa SEC) quan niệm: “ phóng sự là
một trong những thể loại báo chí được người đọc yêu thích nhất và cũng là một trong những
thể loại khó nhất đối với người viết” [7,18] . Mỗi bài phóng sự không chỉ chứa đựng thông tin
mà còn chứa đựng cả tri thức và tâm hồn của người cầm bút.
Các tác giả của giáo trình Nghiệp vụ báo chí tập 2 (Khoa Báo Chí –
Trường Tuyên huấn Trung ương trước đây) quan niệm: “Phóng sự là một trong những thể tài
thông tin quan trọng của báo, có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiên xảy ra có thể
kết hợp nghị luận, nằm nêu lên phẩm chất tinh thần của con người và toàn bộ xã hội theo một
hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định”. Quan niệm này xác định phóng sự là
thể tài thông tin quan trọng, gần gũi với văn học, sử dụng nhiều bút pháp nghị luận. Các sự
kiện và hiện thực trong tác phẩm phóng sự phải là những sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội
nhất định.
Đối với phóng sự, đến nay vẫn còn tồn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau.
Trong quá khứ, nó vẫn được coi là một loại tản văn có tính tự sự và được xếp vào tản văn.
Những năm gần đây, có người cho rằng, phóng sự có những đặc điểm không giống với bất kì
thể loại văn học nào, nên xem nó là một thể loại văn học độc lập. Còn có người chủ trương
nhập phóng sự vào văn học ghi chép sự thực việc thực. Có lẽ nên coi phóng sự là một thể loại
văn học trung gian điển hình.
Tác giả Đức Dũng cho rằng: “Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học
và báo chí, có khả năng trình bày diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình
thông qua cái tôi trần thuật, vừa tỉnh táo, vừa lý trí, vừa cảm xúc, với một bút pháp giàu chất
văn học”[8,40]. Quan niệm này khẳng định phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo
chí, nó phản ánh hiện thực thông qua vai trò của người viết thông qua việc thẩm định hiện
thực một cách chân thực và có cảm xúc.
PGS.TS. Dương Xuân Sơn trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận
nghệ thuật” quan niêm: “Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc,
vấn đề đang diễn ra trong những hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số
phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở

mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò của cái Tôi trần thuật – nhân chứng khách quan
rất quan trọng”[8,41]
Qua những quan niệm trên về phóng sự, ta thấy có rất nhiều định nghĩa


khác nhau về phóng sự, tuy nhiên có thể thấy những nét tương đồng đó là: phóng sự là thể
loại báo chí nằm trong nhóm chính luận nghệ thuật, có khả năng chuyển tải nội dung hiện
thực một cách đa dạng bằng bút pháp văn học, được công chúng quan tâm và cái tôi trần thuật
đóng vai trog quan trọng đối với tác phẩm phóng sự.
1.1.2 Đặc điểm phóng sự báo chí
Đặc trưng nổi bật của phóng sự là vừa có tính thông tin tin tức lại vừa có đặc điểm văn
học, là tác phẩm dung hòa giữa tính thông tin thời sự và tính văn học, tin tức và văn học đều
nằm ở trung gian. Nhìn từ góc độ văn học, phóng sự là thể loại trung gian của văn học. Gọi là
“báo cáo”, phóng sự tất yếu biểu hiện người thật, việc thật trong cuộc sống hiện thực, chú
trọng báo cáo ngay lập tức sự kiện và thời gian có thực khiến cho nó có tính thời sự và tính
chân thực. Gọi là văn học, tất yếu phóng sự phải vận dụng thủ pháp văn học, có đầy đủ các
yếu tố nghệ thuật kể chuyện, các yếu tố như: khắc họa nhân vật, miêu tả hoàn cảnh, tô đậm
không khí… tất yếu phải được điển hình hóa.
Phóng sự là thể loại báo chí có sức hút đặc biệt đối với công chúng. Đặc điểm của
phóng sự báo chí đó là:
-

Phóng sự phản ánh sự thật
Phóng sự phản ánh một cách chân thực, đầy đủ hiện thực đời sống. Ngoài việc
thông tin thời sự về người thật, việc thật trong quá trình phát sinh, phát triển, phóng sự còn cố
gắng thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Muốn vậy, phóng viên
phải thực sự hiểu vấn đề mà mình đề cập. Tác giả phải là người tận mắt chứng kiến sự việc, là
nhân chứng khách quan của câu chuyện để xác thực thông tin, khiến độc giả tin tưởng vào câu
chuyện mà tác giả đề cập.
Đặc điểm phản ánh trong phóng sự thể hiện ở chỗ nó không chỉ dừng lại trong

việc phản ánh một hiện tượng, một sự kiện đơn lẻ mà còn trình bày một chuỗi các sự kiện.
Người viết phải phản ánh một cách khách quan vấn đề đồng thời phải chứng minh cho kết
luận của mình hay gợi mở, dẫn dắt người đọc đến một vấn đề có ý nghĩa xã hội nhất định.

-

Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận ở mức độ nhất định
Miêu tả, tường thuật là bút pháp chủ yếu trong phóng sự. Nó giúp người đọc cảm
nhận, hình dung được sự kiện, con người như đang hiện diện trước mắ họ. Sự miêu tả giúp
người đọc cảm nhận chân thực hơn về sự kiện, đưa họ gần hơn với sự kiện và như đang trực
tiếp chứng kiến sự kiện. Việc miêu ta giúp cho những thông tin trong phóng sự được chuyển
tải một cách mềm mại, uyển chuyển, dễ đi vào lòng người.
Kết hợp vơi miêu tả là bút pháp tường thuật của tác giả. Đó chính là nghệ thuật kể
chuyện, là nghệ thuật thu hút, lôi cuốn độc giả vào câu chuyện của mình. Tường thuật – kể


chuyện không đơn thuần chỉ là để người đọc nắm bắt được câu chuyện, hiểu rành mạch hơn
về ván đề, là dẫn dụ người đọc đi từ chi tiết này đến chi tiết khác. Cách tường thuật có lúc
chậm rãi có lúc nhanh chóng, vội vã phù hợp với nội dung câu chuyện và tạo nên nhịp điệu
cho bài phóng sự đó.
Tuy nhiên, miêu tả chứ không bịa dặt, tường thuậ chứ không phải hưu cấu. Tác phẩm
phóng sự phải làm sao cung cấp trung thực, đầy đủ nội dung của sự việc, vấn đề. Đồng thời,
để có được những phóng sự sắc sảo, người viết phải có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đè và có
đầy đủ kinh nghiệm để đưa ra nhận định, xử lý dữ liệu hay đưa ra đánh giá có tính định hướng
đối với bạn đọc.
-

Vai trò của cái tôi trần thuật trong phóng sự
Trong phóng sự, vai trò của cái tôi trần thuật là rất quan trọng. Đó là cái tôi vừa
logic, lý trí, giàu lý lẽ và trong chừng mực nào đó còn có sử dụng sức mạnh của cảm xúc

thẩm mỹ. Công chúng luôn luôn có cảm giác có mặt trong từng chi tiết dù là nhỏ nhất và kể
lại cho họ toàn bộ những gì tác giả mắt thấy, tai nghe. Muốn vậy, tác giả phải là người trực
tiếp lăn lộn với hiện thực. Cái tôi – tác giả trong phóng sự đóng vai trò là người dẫn truyện,
người trình bày, người lý giải, người kết nối các dữ kiện mà tác phẩm đề cập tới.
Đồng thời cái tôi trần thuật còn góp phần tạo ra giọng điệu của tác phẩm. Giọng điệu
của phóng sự rất sinh động, khi nghiêm túc, lý lẽ, lúc hài hước, châm biếm và có khi lại tràn
đầy cảm xúc. Trong bài viết tác giả phóng sự còn có thể huy động những vốn kiến thức hiểu
biết khác nhau của mình để làm bài phóng sự trở nên phong phú , có chiều sâu. Chính vì vậy,
khi chúng ta luôn được đọc những phóng sự khác nhau của tác giả khsc nhau ngay cả khi họ
viết trong cùng một đề tài.

-

Phóng sự sử dụng bút pháp linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh, gần với văn học
Phóng sự là thể loại duy nhất có thể trình bày một bức tranh có tính khái quát
cao, vừa chi tiết cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn đồng thời lý giải những vấn đề đặt ra
từ hiện thực ấy một cách thỏa đáng. Có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo nhận định
sự gần gũi và giao thoa giữa phóng sự với văn học. Tuy nhiên cần nhận thấy rõ rang thể loại
phóng sự có thể vay mượn nheieuf bút pháp văn học để chuyển tải nội dung tác phẩm một
cách mềm mại và uyển chuyển hơn, song về bản chất phóng sự vẫn là lấy chất liệu từ hiện
thực đời sống. Nhà báo không thể tô vẽ thêm mà phải trung thực khách quan trong việc phản
ánh hiện thực.
1.1.3 Phân loại phóng sự báo chí
- Phóng sự sự kiện: chuyên phản ánh một hoặc một chuỗi các sự kiện có tính thời sự, ý
nghĩa xã hội nhất định. Người viết xoay quanh và đi sâu tìm hiểu sự kiện đó và những tác


động của sự kiện đối với xã hội. Phóng sự này thường xuất hiện khi xã hội vừa có những sự
kiện nổi bật, thời sự, nóng bỏng xảy ra, công chúng cần có cái nhìn rõ rang và toàn diện về sự
kiện đó.

- Phóng sự vấn đề: từ sự kiện, hiện tượng được phản ánh, tác giả phóng sự đi sâu
khám phá bản chất của vấn đề, trả lời những thắc mắc mà công chúng quan tâm. Phóng sự
vấn đề không chỉ dừng lại ở việc phản ánh sự kiện ở bể mặt mà còn đi sâu kết nối, xâu chuỗi
để tìm ra bản chất vấn đề và hướng cái nhìn của công chúng vào vấn đề đó.
- Phóng sự chân dung: là loại phóng sự phản ánh những nhân vật tiêu biểu trong cuộc
sống, thường là những nhân vật có đóng góp cho xã hội, có những việc làm tốt, có tác động
hoặc ảnh hưởng tới nhiều người. Tuy nhiên, không phải người tốt, việc tốt nào cũng có thể
viết được phóng sự chân dung. Nhà báo phải chọn có ảnh hưởng hay đóng góp nhất định đối
với xã hội, đáng để mọi người noi theo.
- Phóng sự điều tra: dạng phóng sự này thường xuất hiện khi cuộc sống nảy sinh nhiều
vấn đề, các mâu thuẫn, những vụ việc mà các cơ quan chức năng chưa phát hiện, chưa xử lý
được. Lúc này nhà báo là người tiên phong điều tra chân tướng vụ việc bằng tác phẩm phóng
sự của mình. Phóng sự điều tra đòi hỏi nhà báo phải nắm chắc được những kĩ năng điều tra
cần thiết, có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ về sự việc.
1.2 Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ nhân vật phóng sự
1.2.1 Ngôn ngữ nhân vật là gì?
Ngôn ngữ nhân vật là phương tiện biểu đạt nội dung, vấn đề của tác phẩm phóng sự. Nó
mang những đặc điểm và yêu cầu khác biệt so với các thể loại báo chí khác như: tin, bài phản
ánh, ghi nhanh,..
Trước hết, phải thấy rằng, mặc dù không đóng vai trò chủ đạo nhưng ngôn ngữ nhân vật
thường vào bài phóng sự với tư cách là những tư liệu sống. Thiếu vắng ngôn ngữ nhân vật,
bài phóng sự khó tránh khỏi khô cứng, đơn điệu cho dù lối dẫn dắt, trần thuật của tác giả có
khéo léo đến đâu. Có thể, trong một bài, lời nhân vật chỉ đôi ba lần xuất hiện song đó lại là
những chứng lý đảm bảo tính thuyết phục cao. Bởi lẽ, nhân vật trong phóng sự vốn là những
nhân chứng trực tiếp hoặc gián tiếp, liên quan tới sự kiện nên tiếng nói của họ góp phần minh
chứng cho sự có mặt của nhà báo ở nơi sự kiện xảy ra. Hơn nữa, khi lời nói của người trong
cuộc được dẫn sẽ khiến người đọc xóa bỏ những hoài nghi, dự cảm không cần thiết về sự
kiện.
Đối tượng phản ánh của phóng sự là sự kiện, hiện tượng hoặc một con
người, tập thể người tiêu biểu, điển hình có ý nghĩa xã hội nhất định. Cho nên, ngôn ngữ nhân

vật được sử dụng trong bài phóng sự là hết sức cần thiết, được coi như những bằng chững xác


thực, cụ thể, có thể thay lời tác giả khi tác giả “ẩn” đằng sau sự kiện. thành phần ngôn ngữ
nhân vật được sư dụng trong bài phóng sự với tỷ lệ lớn so với các thành phần ngôn ngữ khác.
Có những bai phóng sự chủ yếu là lời nhân vât – người trong cuộc kể, đánh giá, lý giải về
toàn bộ sự việc như: Tôi đi bán tôi, Lời khai của bị can tuy nhiên, lựa chọn và sử dụng lời nói
của nhân vật sao cho đúng chỗ, đủ dung lượng và có sức thuyết phục là do cái “tài” của nhà
báo.
Ngôn ngữ nhân vật còn là phương tiện biểu cảm và biểu đạt chủ đề cụ
thể, chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
1.2.2 Ngôn ngữ nhân vật phóng sự
Phóng sự với những ưu thế của mình, là thể loại có sức hút đặc biệt đối
với công chúng và ở một mức độ nhất định nào đó, có thể tạo nên thế mạnh và bản sắc cho tờ
báo. Sự thành công của tác phẩm phóng sự phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
Nhân vật trong phóng sự cũng có khi chỉ là người ngoài cuộc, đứng ngoài sự kiện, tiếng
nói của họ có thể đi ngược lại chính kiến của tác giả. Song những phát ngôn ấy, nấu được đặt
đúng tình huống, vẫn có tác dụng soi sáng lý trí, giúp người đọc nhận thức tỉnh táo về sự kiện.
Đặc biệt, nếu lời nhân vật được dẫn trong phóng sự lại là lời của những nhà
quản lý, chức trách thì có thể xem đó như những chứng cứ pháp lý tạo sức nặng, độ khách
quan cho thông tin. Trên thực tế có những bài phóng sự, do tính chất của vấn đề, sự kiện
(thiên về chuyên môn hoặc nặng triết lý suy tư) nên ngôn ngữ nhân vật được sử dụng ít,
nhưng không phải là vì thế mà cho rằng tác giả coi nhẹ thành phần ngôn ngữ này.
Việc đưa ngôn ngữ nhân vật vào tác phẩm phóng sự tưởng chừng đơn giản bởi nhiều
khi người ta quen nghĩ: Nhân vật nói sao, mình dẫn thế, miễn không thêm thắt, bịa đặt nhưng
thực chất vấn đề lại không chỉ có vậy. Lựa chọn lời nào, ý nào trong chuỗi phát ngôn của nhân
vật để phục vụ chủ đề, soi sáng sự kiện là cả một thách thức lớn đối với nhà báo. Đành rằng,
để đảm bảo tính chân thực, người viết không thể tuỳ tiện phóng tác lời nhân vật, song thử
hình dung, nếu nhân vật nói gì cũng mang nguyên si vào tác phẩm thì đâu còn gọi là phản
ánh? Đấy chỉ là thao tác “điểm chỉ” thực hiện trang giấy mà thôi. Không bao giờ nhà báo

được phép hời hợt, rũ bỏ trách nhiệm theo kiểu: Đó là nhân vật nói, nhân vật nghĩ. Đã là
người tham gia vào sự kiện, cho dù đứng ở góc độ nào, trong cuộc hay ngoài cuộc, gần hay
xa, người làm báo cũng không thể bứt mình ra khỏi môi trường giao tiếp với nhân vật. Có
vậy, bài phóng sự mới đảm bảo được logic của chỉnh thể cũng như đáp ứng tính định hướng
khách quan trong quá trình cộng cảm cùng độc giả.
Mặt khác, cũng phải thầy rằng, ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm phóng sự là thành
phần ngôn ngữ được xác định rõ ràng chủ thể phát ngôn. Cho nên, trong sử dụng, việc đảm


bảo cá tính của lời nói yêu cầu tất yếu phải đặt ra. Nếu như ngôn ngữ tác giả có thể “xê dịch”
ranh giới giữa nói và viết thì ngôn ngữ nhân vật nhất thiết phải nguyên chất. Không thể để
nhân vật nói như ngôn ngữ viết. Nghiã là, tính chất khẩu ngữ, màu sắc cá nhân, địa phương
của ngôn ngữ nhân vật được xem như thước đo chuẩn xác của phát ngôn. Ví dụ, nhân vật của
bài là người miền Trung hay miền Nam thì ít nhiều người đọc phải nhận ra dấu vết của những
phương ngữ ấy, nếu không chắc chắn tính xác thực của thông tin sẽ bị giảm đi nhiều
Bài báo, đặc biệt là bài phóng sự, thường có nhiều “giọng” ngôn ngữ pha trộn – của nhà
báo và nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự là thành phần không thể thiếu trong phóng sự. Đó là
những hình ảnh bộc lộ tâm trạng, tính cách nhân vật, những góc cạnh bộc lộ bản chất sự vật,
hiện tượng và lời nói của nhân chứng, của những người tham gia trong sự kiện, của các
chuyên gia, các nhà chức trách... Một Phóng sự có thể có tới ba, bốn phỏng vấn. Thậm chí, có
phóng viên sử dùng lời kể của nhân vật làm lời bình cho Phóng sự. Hình ảnh và lời phát ngôn
của nhân vật, nhân chứng và những người tham gia sự kiện làm cho Phóng sự thêm khách
quan, trung thực và hấp dẫn. Bởi, chúng thể hiện hình ảnh và tiếng nói của người trong cuộc.
1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật phóng sự
Các tác phẩm phóng sự muốn hay thì phụ thộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu chỉ
một mình nhà báo “độc diễn” thì trước hết, tính khách quan của bài phóng sự sẽ bị hạn chế đi
rất nhiều. Hơn nữa, ngôn ngữ của nhà báo thường mang tính nghề nghiệp, khuôn mẫu, chuyên
nghiệp, do vậy, dễ gây ra sự nhàm chán.
Sự đan xen ý kiến nhân vật trong tác phẩm phóng sự sẽ nhằm giúp cho công

chúng tin tưởng hơn, thật hơn, chân thực hơn. Ngoài ra, ngôn ngữ nhân vật sẽ giúp làm tang
thêm sự đa dạng về giọng điệu, đa dạng về ngôn ngữ của khu vực địa lý, vùng miền, giúp
giảm bớt tính tự sự, lược bỏ được cái cứng nhắc trong tác phẩm phóng sự. Bên cạnh đó, nó
còn giúp làm giảm đi tính hàn lâm, khuôn mẫu của ngôn ngữ báo chí.
Ngôn ngữ nhân vật còn là phương tiện hữu hiệu để chuyển tải quan điểm, thái độ của
tác giả về sự kiện. Khi mượn lời nhân vật để bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cách nhìn của mình,
nhà báo sẽ tạo được một điểm nhìn bao quát sự kiện một cách đa diện, thấu đáo hơn. Tuy vậy,
nếu thiếu thận trọng, rất có thể tác giả biến nhân vật thành “cái loa phát ngôn tư tưởng”. làm
lộ liễu chủ kiến cá nhân, dẫn đến nguy cơ vi phạm tính khách quan báo chí. Chẳng hạn, có
klhi một chị làm nghề thu gom đồng nát lại được nhà báo cho phát biểu y hệt nhà quản lý;
hoặc đâu đó người đọc bắt gặp những anh cán bộ xã có lối khái quát chẳng khác gì các nhà
triết học, xã hội học…
Về căn bản, ngôn ngữ nhân vật là những phát ngôn cửa miệng nhân vật, nhưng nó lại


thông qua ý tưởng của nhà báo trong việc tổ chức tác phẩm. Vì vậy, không thể để nhân vật
ngẫu hứng, tuỳ tiện phát biểu nhận định mà nhà báo phải “điều khiển” những phát ngôn ấy
theo “quỹ đạo” vận động của sự kiện. Nói cách khác, khi dẫn lời nhân vật trong tác phẩm
phóng sự, nhà báo tuân thủ theo logic sự kiện cũng giống như khi nhà văn để nhân vật trong
tác phẩm của mình phát ngôn theo logic của tính cách. Đương nhiên, các logic của tính cách
cho phép nhà văn được hư cấu hoặc điển hình hoá, còn lôgíc của sự kiện buộc nhà báo phải
nhất quán trong từng “lát cắt” hiện thực. Bất kỳ một sự xô bồ, cẩu thả hay lạm dụng nào đều
hết sức tối kỵ.
Như thế, để thấy rằng, việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm phóng sự phần
nào giống việc các hoạ sĩ phối mầu khi vẽ tranh. Các mảng mầu được phối khéo léo, ăn ý sẽ
tôn nhau lên. Tuy nhiên, chỉ một sơ suất nhỏ cũng dễ làm “đổ bể” cả một công trình. Đối với
bài phóng sự cũng vậy, rất có thể một lời nói của nhân vật phá vỡ tính chân thực khách quan;
ngược lại, cũng có khi, qua một câu nói từ nhân vật, sức ám ảnh của vấn đề, sự kiện lại trở
nên sâu sắc hơn nhiều. Điều này chỉ những ai từng trải nghiệm đắng cay, thành bại trên con
đường tác nghiệp mới thực sự thấm thía.

Trong phóng sự, ngôn ngữ nhân vật thường xuất hiện xen kẽ với cái tôi trần
thuật của tác giả. Ngôn ngữ nhân vật được tác giả vận dụng vào những trường hợp như khi
cần nhấn mạnh hay khẳng định một cách khách quan về sự kiện chung hay từng chi tiết có ý
nghĩa quan trọng đối với chủ đề của bà viết. Đôi khi chỉ cẩn một lời từ nhân vật trong tác
phẩm phóng sự - những người trong cuộc, điều đó sẽ làm cho vấn đề mà người viết muốn
phản ánh trở nên chân thực hơn và khiến cho người đọc hiểu nhanh nhất một cách cụ thể,
không nghi ngờ vào thông tin mà tác phẩm cung cấp.
Việc đưa ngôn ngữ nhân vật vào tác phẩm phóng sự đúng lúc thì nó sẽ phát
huy tốt nội dung của tác giả muốn trình bày.
1.2.4 Phân loại ngôn ngữ nhân vật phóng sự
Thông thường ngôn ngữ nhân vật được đưa vào bài phóng sự theo hai dạng chính. Dạng
thứ nhất là : Nhân vật trực tiếp phát ngôn. Dạng này khá phổ biến.
Những câu hỏi của nhân vật có thể nămg trong mạch đối thoại với tác giả - người trong
cuộc chứng kiến sự kiện, hoặc cũng có khi nhân vật tự phát ngôn trong tư cách người kể
chuyện. Bối cảnh giao tiếp lúc này trở nên sinh động khoảng cách từ sự kiện tới bạn đọc cũng
được rút ngắn hơn. Còn dạng thứ hai là: Ngôn ngữ nhân vật hiện hữu gián tiếp thông qua lời
tác giả. Dạng này được sử dụng không nhiều. Tuy nhiên, khi sử dụng nếu tác giả khéo lồng lời
nhân vật vào mạch dẫn của mình thì hiệu quả cũng không kém khi dẫn trực tiếp lời nhân vật.


Có điều là, khi dẫn gián tiếp ngôn ngữ nhân vật, nhà báo phải tuân thủ nguyên tắc không nói
thay nhân vật, không sáng tác lời nhân chứng. Nghĩa là lời nói của nhân vật phải đúng tư
cách, địa vị, tâm tư của họ. Muốn vậy tác giả chỉ có cách làm sao hiểu đúng được từng lời của
nhân vật để dung hòa vào lời của mình. Đương nhiên, dung hòa ở đây không có nghĩa là bóp
méo, bẻ cong chủ kiến của nhân vật mà chỉ tạo biến tấu mềm mại hơn trong mạch dẫn mà
thôi.
Trong trường hợp sử dụng ngôn ngữ nhân vật trực tiếp, người đọc sẽ thấy rõ được tính
cách, thái độ. Hoàn cảnh,.. của nhân vật một cách chân thật nhất. Đôi khi việc trích dẫn nững
phát ngôn của nhân vật làm cho tác phẩm phóng sự trở nên có giá trị và trung thực hơn rất
nhiều. Việc trích dẫn ngôn ngữ nhân vật làm cho tác phẩm phóng sự trở nên da dạng và linh

hoạt hơn.
1.2 Vài nét về tờ báo Tuổi Trẻ
1.3.1 Lịch sử ra đời
Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975 . Số báo Tuổi Trẻ đầu tiên phát
hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. Trụ sở đầu tiên của báo Tuổi Trẻ tại 55 Duy Tân
(nay là Phạm Ngọc Thạch, Q.3,Thành phố Hồ Chí Minh). Tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ
những tờ truyền đơn và bản tin in roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào
chống Mỹ những ngày chiến tranh Việt Nam.
Đến tháng 07-1981, Tuổi Trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và thứ bảy) với số
lượng 30.000 bản/kỳ. Ngày 10 tháng 8 năm 1982, Tuổi Trẻ tăng lên ba kỳ phát hành mỗi tuần
(thứ ba, thứ năm, thứ bảy).
Ngày 16 tháng 1 năm 1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng 20.000 tờ
mỗi kỳ. Bảy năm sau, Tuổi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ trong năm 1990. Ngày 1 tháng
1 năm 1984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào phúng duy nhất của Việt Nam lúc đó. Số
lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000, sau đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối
năm đó.
Đến ngày 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành. Sau đó, 2 số thứ tư và thứ
hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 1 và ngày 7 tháng 10 năm 2002.. Báo điện
tử Tuổi Trẻ Online ra mắt chính thức ngày 1 tháng 12 năm 2003 ]. Chưa đầy hai năm sau, TTO
đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượt truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt
trên thế giới.
Từ ngày 2 tháng 4 năm 2006, Tuổi Trẻ chính thức trở thành một tờ nhật báo khi được
phép ra thêm một kỳ vào ngày chủ nhật. Cùng lúc đó, tuần báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật đổi tên
thành Tuổi Trẻ Cuối tuần (hiện phát hành 60.000 bản/kỳ).


Tháng 6/2008, nhật báo Tuổi Trẻ phát hành trên cả nước Việt Nam với số lượng gần
500.000 bản/ngày, số lượng ấn bản lớn nhất đất nước này của một nhật báo.Về sau số lượng
phát hành sụt giảm dần, còn khoảng 220.000 bản/ngày (năm 2015) do sự cạnh tranh từ báo
điện tử.

Ngày 3 tháng 8 năm 2008, truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) được thành lập, sản xuất những
chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online và hợp tác phát sóng với các kênh truyền
hình trong nước.
Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (tăng lên 24 trang)
phát hành lần đầu tiên..
Ngày 18 tháng 6 năm 2010, Tuổi Trẻ News được thành lập và ngay sau đó là Tuổi Trẻ
Mobile vào tháng 09 năm 2010.
Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và đã phát
triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm các ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần
báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười, báo điện tử Tuổi Trẻ Online và báo
điện tử tiếng Anh Tuoi Tre News.
1.3.2 Tôn chỉ, mục đích
Tờ báo là tiếng nói của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Là diễn
đàn cho thanh niên trao đổi những vấn đề quan trọng và bức thiết của đất nước trong quá trình
hội nhập và phát triển.
1.3.3 Đặc điểm nổi bật
Báo Tuổi Trẻ đã trải qua một chặng đường lịch sử đầy thăng trầm và có thể coi đây là
một trong những dẫn chứng điển hình về một tờ báo Việt Nam ít nhiều có tầm vóc và chính
kiến.
Là tờ báo tiên phong trong tổ chức kinh doanh, báo Tuổi Trẻ có tiềm lực kinh tế thuộc
loại mạnh nhất trong các báo in ở Việt Nam.
Tháng 4/2008, báo Tuổi Trẻ khởi công xây dựng Nhà in báo Tuổi Trẻ tại số 10 Nguyễn
Văn Dung, phường 17, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh trên khuôn viên đất 7.553 m2.
Đây là công trình nhằm chuẩn bị mặt bằng để tiếp nhận máy in cuộn offset bốn màu được
nhập về từ Mỹ. Dự kiến nhà in này sẽ được khánh thành vào tháng 11-2008" . Đây là nhà in
thuộc sở hữu của Tuổi Trẻ, khác với việc trước đó báo vẫn phải in ở nhà in khác.
2009, Tuổi Trẻ đạt doanh thu 800 tỷ đồng. Trong đó, nộp thuế 110 tỷ đồng và thu được
190 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong tiềm lực kinh tế Tuổi
Trẻ. Năm 1992, quảng cáo Tuổi Trẻ thu được 1,8 tỷ đồng. Đến năm 2009, con số này là 500 tỷ
đồng, chiếm gần 30% thị phần quảng cáo trong báo in cả nước. Ngoài trang quảng cáo toàn



quốc, Tuổi Trẻ còn có các trang quảng cáo nhanh, giá rẻ tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn,
Nha Trang và Cần Thơ.
Năm 1983, giữa bối cảnh báo chí cả nước đang ngập chìm trong bao cấp, Tuổi Trẻ đã
khởi sự thực hiện phương án tự chủ tài chính và đến 1985 Tuổi Trẻ thật sự sống nhờ vào sự
chi trả của người đọc.
Tuổi trẻ đi tiên phong trong việc lập các công ty cổ phần song mô hình này thực ra chưa
tốt như báo mong muốn. Công ty Cổ phần Thế kỷ 21; một con đẻ của báo lại chỉ mang danh
là của báo Tuổi Trẻ.
Do sức lan tỏa mạnh của tờ báo, các hoạt động từ thiện – xã hội của báo Tuổi Trẻ khá
mạnh.
Hàng ngày, báo nhận được khá nhiều tiền và hiện vật ủng hộ của độc giả cả nước cho
các mục tiêu từ thiện. Báo định kỳ công bố về các đóng góp này một cách công khai. Các ủng
hộ này đã làm thay đổi được số phận của nhiều cá nhân, nhiều gia đình.
Báo Tuổi Trẻ đã xây dựng được khá nhiều công trình từ nguồn tiền từ thiện này như cầu
Nông Sơn, thuộc xã Quế Trung, huyện mới Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam cho làng mỏ Nông
Sơn sau thảm nạn lật đò làm 18 em học sinh thiệt mạng.
Một số trường học và công trình công cộng khác cũng được xây dựng từ các hoạt động
từ thiện – xã hội của báo Tuổi Trẻ.
Xét theo loại giấy phép báo chí ở Việt Nam, Tuổi Trẻ là báo loại ba: nghĩa là vừa là báo
ngành (của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) vừa của địa phương. Mâu thuẫn giữa tầm
vóc của báo và một cơ quan chủ quản báo chí thuộc loại cấp thấp nhất trong các cấp có thể
xuất bản báo chí chính là một cản ngại thuộc loại lớn nhất trên con đường phát triển của Tuổi
Trẻ suốt từ khi nó ra đời.
Khác với loại giấy phép, các đánh giá và nghiên cứu thị trường của các công ty chuyên
nghiệp trong lĩnh vực này trên thị trường Việt Nam như TNS, AcNielsen... đều đánh giá Tuổi
Trẻ nhật báo có thứ hạng số một Việt Nam; đặc biệt ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và
phía Nam; vốn là thị trường quảng cáo quan trọng nhất.
Chương 2 Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ nhân vật phóng sự trên báo Tuổi Trẻ năm

2015 – 2016.
2.1 Hình thức xuất hiện
2.1.1 Được bỏ trong ngoặc kép
Dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp. Trước dấu ngoặc kép,
trong

trường

hợp

này,

thường

dùng

dấu

hai

chấm.

Dùng để trích dẫn một danh ngôn, một khẩu hiệu. Trong trường hợp này không dùng


dấu hai chấm trước đó. Chữ cái đầu âm tiết của từ trong danh ngôn, tục ngữ, lời dẫn... cần
được viết hoa.
Ví dụ trong tác phẩm phóng sự “ Nữ tướng rừng xanh” của tác giả Thái Bá Dũng có
đoạn trích được bỏ trong ngoặc kép “Đa số người dân địa phương tại chỗ rất hiền lành. Lâm
tặc chỉ dữ dằn khi là người ở nơi khác đến. Nhưng cho dù ở hạng nào thì tôi cũng không ngán.

Tôi quán triệt cho anh em là cố gắng hạn chế va chạm, làm sao bắt được nó mà mình vẫn an
toàn mới là thượng sách. Lính của tôi thằng nào cũng to con, giỏi võ, lâu lâu mà tụi nó không
được … đánh nhau là tụi nó lồng lên như trâu đực. Làm kiểm lâm mà thế thì tôi cũng đỡ
nhiều lăm”
Trích dẫn được bỏ trong ngoặc kép nhằm tăng sức thuyết phục cho người đọc, cho thấy
được sự kiên cường, dũng cảm của bà Chu Thị Phiến và cách xử lí công việc của bà thật độc
đáo.
2.1.2 Không được bỏ trong ngoặc kép
Trong các tác phẩm phóng sự thì một số trường hợp không được bỏ trong ngoặc kép
như tên riêng, lời nói gián tiếp thông qua ngôn ngữ của tác giả.
Chẳng hạn phóng sự “ 13 tuổi nuôi 6 đứa em” có đoạn không bỏ trong ngoặc kép vì
ngôn ngữ đã được biến tấu theo cách riêng của tác giả - “ Anh Đưng kể rằng mấy anh em tự
sống với nhau từ ngày mất cha. Sau ngày đưa tang cha, họ hàng nội ngoại đến nhà Đưng phân
chia việc nuôi mấy đứa trẻ. Nghe người ta nói sẽ đưa mấy em đi mỗi đứa một noi, Đưng im
lặng kéo mấy đứa nhỏ ra khỏi nhà rồi chạy thục mạng lên núi”. Vì nếu bỏ trong ngoặc kép thì
nó sẽ làm giảm đi tính mới mẻ và sẽ mang tính lập khuôn như khi sử dụng ngoặc kép.
2.2 Phương thức xuất hiện ngôn ngữ nhân vật
Cũng như nhiều tờ báo in khác, phóng sự là thể loại quan trọng làm nên bản sắc tờ báo
Tuổi Trẻ. Qua khảo sát năm 2015 và năm 2016, báo Tuổi Trẻ có tất cả 222 bài phóng sự.
Trung bình mỗi tháng báo Tuổi Trẻ có khoảng 12 – 15 bài phóng sự.
Phóng sự trên báo Tuổi trẻ xuất hiện ở trang 18, trong mục “phóng sự”. Đề tài phóng sự
trên báo Tuổi Trẻ trong hai năm 2015 – 2016 rất phong phú, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời
sống chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới, những vấn đề thời sự nóng bỏng cho
đến những khía cạnh của đời sống nhân dân như : nỗi đau chiến tranh, số phận của những
mảnh đời bất hạnh, gương người tốt việc tốt, thế hệ trẻ… Tất cả mọi vấn đề, lĩnh vực của đời
sống, những góc khuất, câu hỏi trong cuộc sống đều được phản ánh chân thực trên các trang
phóng sự của báo Tuổi Trẻ trong hai năm 2015 – 2016.
Phóng sự báo Tuổi Trẻ nhìn chung có cách viết giản dị , gần gũi với đời sống, đó là lối
viết rất mộc mạc, dễ hiểu nhưng lôi cuốn và hấp dẫn ngay từ tit bài.



Báo Tuổi Trẻ còn thể hiện ở việc sử dụng kênh ngôn ngữu phi văn tự trong phóng sự
vừa tạo tính chân thực, sinh động vừa làm nên diện mạo đầy hấp dẫn cho tác phẩm. Dung
lượng bài phóng sự tùy thuộc vào đề tài, song đa phần khoảng 1000 – 1800 chữ. Ngoài phần
thông tin chính thì các yếu tố ảnh ( mỗi bài phóng sự thường có 2 đến 3 ảnh), box, window,
graphic,.. được sử dụng để tạo nên hiệu quả thông tin cho tác phẩm. Cách trình bày rõ
rang( trong mục cụ thể), ấn định theo trang tạo cho người đọc một thói quen và có sự trau
chuốt vè hình thức thể hiện làm cho phóng sự trên báo Tuổi Trẻ co một sức hút riêng có. Khảo
sát trong 24 tháng của hai năm 2015 và 2016 chúng tôi nhận thấy phóng sự trên báo Tuổi Trẻ
thực sự hấp danvà đem lại nhiều điểm nhấn trong việc phản ánh hiện thực của tờ báo.
Cũng chính vì những điều này mà ngôn ngữ nhân vật phóng sự trên báo Tuổi Trẻ được
chia thành hai loại là ngôn ngữ nhân vật trực tiếp và ngôn ngữ nhân vật gián tiếp.
2.2.1 Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp
Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp là những lời nói được trích dẫn trực tiếp, xuất hiện trong
tình huống đàm thoại, phỏng ván. Người viết sử dụng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật khi đó
là những phát ngôn quan trọng, cung cấp những thông tin “đắt giá” và có giá trị liên quan đến
vấn đề mà tác phẩm phản ánh. Ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật được trích dẫn trong ngoặc
kép, có nghĩa là tác giả không đươc thêm thắt hay “biến tấu” mà đó là nguyên văn lời nói của
nhân vật. Vì thế, ngôn ngữ nhân vật trực tiếp này thường mang phong cách, dấu ấn riêng của
nhân vạt đó, tạo nên sự sinh động trong ngôn ngữ tác phẩm phóng sự và gây án tượng với độc
giả.
Việc trích dẫn trực tiếp ngôn ngữ của nhân vật làm tang tính khách quan cho tác phẩm
và độ tin cậy đối với người đọc.
Khảo sát các tác phẩm phóng sự báo Tuổi Trẻ trong 24 tháng qua hai năm 2015 và
2016, chúng tôi nhận thấy hầu hết các phóng sự đều sự dụng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật.
Trong một phóng sự , tác giả thường sử dụng nhiều ngôn ngữ của nhân vật khác nhau và
đa dạng về hình thức sử dụng như là: những câu kể, câu hỏi, những câu trả lời ở dạng một bài
phỏng vấn nhỏ của nhân vật… Một trích dẫn thường có dài từ 2 đến 3 câu, ngắn nhất là một
câu.
Ngôn ngữ nhân vật trong các phóng sự báo Tuổi Trẻ có giá thông tin và tính biểu cảm

rất cao, tuy khá ngắn gọn, cô đọng song vẫn chứa thông tin chính yếu và làm nên đặc trưng
riêng cho nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật một phần nào đó bộc lộ tính cách, đặc điểm, vùng
miền, hoàn cảnh của nhân vật, làm cho tác phẩm phóng sự trở nên sinh động, khách quan và
chân thực hơn, dễ dàng tiếp cận bạn đọc hơn.
Trong phóng sự “Ám ảnh thang máy” (Quang Thế – Thứ 6,23/1/2015)


Ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật được trích dẫn hợp lí và có giá trị thông tin cao. Ở
những dòng đầu tiên của phóng sự, người viết đã nói lên hết được nỗi lo sợ của cư dân khu
vực tái định cư ở Hà Nội. Cuộc sống hàng ngày của họ luôn trong tình trạng hoang mang. Bà
H.(khu tái định cư G9 Xuân Đỉnh, P.Đông Tảo, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội tâm sự rằng “Tòa
nhà của chúng tôi có hai thang. Một thang đã hỏng từ lâu. Thang còn lại thì nghe thợ sữa
chữa nói đã hỏng vòng bi nên khi chạy cứ lắc lư, kêu rang rắc. Mặc dù người lớn, trẻ em bị
kẹt trong thang rồi bị cửa kẹp ngang chân nhưng những hộ ở trên cao vẫn phải bấp chấp,
đánh liều để đi” hay bà Đặng Thúy Hằng ( 42 tuổi, tổ 83 khu tái định cư Đền Lừ) kể lại
“Hôm đó mẹ tôi đi từ tầng 8 xuống tầng 1, khi xuống đến tầng 4 thì mất điện. Vậy là mẹ cứ
đập cửa kêu cứu. Không chỉ người thân trong gia đình tôi mà nhiều cháu nhỏ hàng xóm đi
vào trong thang máy cũng bị kẹt. Bị giam lỏng trong thang máy là chuyện hết sức bình
thường với người dân tòa nhà G”. Câu nói của hai nhân vật trên đã cho thấy mức độ nghiêm
trọng , ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân nơi đây.
Đồng thời bà Hằng cũng cho biết thêm “ Cứ hôm nào mưa to là nước lại tràn vào
buồng thang. Nhấn nút thang từ tầng này qua tầng khá mà nước cứ chảy ào ào ra ngoài.Cư
dân của tòa nhà phải đi bộ, không ai dám bước vào thang máy vì sợ bị điện giật”. Lời nói của
nhân vật khiến người đọc cảm nhận được sự sống của người dân nơi đây đang lâm vào hoàn
cảnh rất khó khăn. Ở trên cao thì không đi bộ nổi buộc phải sử dụng thang máy, mà như vậy
thì lại đưa bản thân vào cảnh nguy hiểm.
Viết về đề tài xoay quanh cuộc sống của nhân dân, phản ánh thực trạng đáng lên tiếng.
Chính tiếng nói của người trong cuộc đã nói lên rất nhiều điêu, làm xác thực vấn đề. Qua đó,
tác phẩm phóng sự trở nên chân thực hơn, khách quan hơn.
Ngoài ra, tác phẩm “Những người được thay đổi cuộc sống” (Vũ Viết Tuân – Thứ 6,

20/3/2015) cho chúng ta thấy được ngôn ngữ nhân vật một cách rõ nét nhất.
Phóng sự này cho độc giả hiểu phần nào về khía cạnh phẫu thuật thẩm mỹ - một ngành
công nghiệp đang khá nổi tiếng hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Lần
đầu tiên ở Việt Nam, một chương trình phẫu thuật thẩm mỹ miễn phí cho các bạn trẻ bị dị tật
được các bác sĩ người Hàn Quốc thực hiện. Đó là chương trình”Change life – Thay đổi cuộc
sống”. Trong năm đầu tiên, nó đã phẫu thuật cho 11 bạn trẻ đến từ nhiều vùng miền khác nhau
của đất nước, đều có chung hoàn cảnh khó khăn và mắc một số bệnh dị tật như sứt môi, hở
hàm ếch, môi to, bỏng mặt, rang hô..Chắc hẳn nhiều người vẫn còn e ngại không biết thực hư
như thế nào nhưng tác phẩm phóng sự này đã cho chúng ta biết được sự thật ra sao. Chị Vũ
Thanh Quỳnh (22 tuổi, quê ở Nam Định) sinh ra trong gia đình đông con làm nghề nông, là
con gái út nên phải chăm lo cho ba mẹ. Từ nhỏ, Quỳnh đã bị rang hô nên gặp phải rất nhiều


khó khăn trong cuộc sống. Khi giao tiếp cô hay mặc cảm, khi đi học thường có rất ít bạn bè để
chơi cùng. Khi ra trường đi xin việc cũng bị từ chối.
Quỳnh chia sẻ “Tôi có cảm giác như mình đi đến đâu cũng không được mọi người đón
nhận. Nhiều lúc tháy tủi thân vì mình không được như những người bình thường khác. Cuộc
sống của tôi thường bó hẹp trong không gian của riêng một mình tôi, nhưng tôi phải tiếp tục
sống”. Nhưng bây giờ, sau khi đã được phẫu thuật thì Quỳnh kể lại”Bây giờ, tôi cảm thấy rất
hài lòng với gương mặt của mình, với con người mình và nụ cười của mình. Bây giờ, tôi có
thể nói chuyện với mọi người thoải mai, tự tin hơn”.
Chị Lê Thị Hương Giang cho biết :“Chương trình đã thay đổi cả về ngoại hình và sự
mặc cảm tự ti của chúng mình. Bản thân chương trình cho mình sự tự tin hơn, bản lĩnh hơn
để đối diện với nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống mà trước đây bọn mình không dám đối
diện. Ngày trước, mình không đủ tự tin để bước ra ngoài và không dám nói chuyện với mọi
người, đi ra đường hầu như lúc nào mình cũng đeo khẩu trang” còn hiện tại thì cuộc sống của
chị đã ổn định dần. Qua lời chia sẻ trực tiếp của hai nhân vật là chị Quỳnh và chị Giang, bài
phóng sự ắt hẳn sẽ tang thêm tính chân thực, thu hút sự quan tâm của độc giả, nhất là giới trẻ.
Việc đưa ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật vào tác phẩm làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn
hơn, người nói tự bộc lộ cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ. Nhiều bạn trẻ, muốn thay đổi

ngoại hình, muốn tự tin hơn thì hãy đến và đăng kí chương trình này để được xinh đẹp hơn.
Phóng sự “Săn rắn độc ở Sài Gòn” ( số 186, Ngọc Khải – Thứ 2, 13/7/2015) phản ánh
một hiện thực cuộc sống rõ nét nhất. Cho thấy cuộc sống của người dân xã Bình Mỹ, huyện
Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên đối diện với những nguy hiểm chết người, tuy
nhiên họ vẫn bắt rắn độc để mưu sinh. Ông Nguyễn Văn Lợi đi ra phía sau mau mắn ôm một
con trăn tầm 80kg, dài hơn 3m ra và bảo “Trăn này nhà tui nuôi nhìn to lớn như vậy mà hiền
khô không cắn ai, chứ còn hổ mang mà “chạm”(cắn) thì có khi mất mạng”.
Mặc dù biết là nghề nguy hiểm, đối mặt với tử thần nhưng những ngươi dân ở đây vì
mưu sinh kiếm sống nên không còn cách nào khác. Lời chia sẻ trực tiếp của nhân vật cho thấy
cuộc sống cơ cực, luôn phải cẩn thận , bởi chỉ cần sơ sẩy rắn cắn là tiền mất tật mang. Ông
Lợi còn cho biết thêm “ Thấm thoát tui đã theo nghề bắt hổ mang 12 năm. Khi đó, tui dang
làm nghề đặt trúm lươn thì thấy người ta bắt rắn kiếm tiền triệu liền tìm tòi bắt chước”. Sau
đó, nhiều người thấy ông kiếm tiền khá dễ dàng nên cũng làm theo. Người bắt rắn ngày càng
nhiều còn rắn thì ngày càng thưa dần.
Ông Lợi bảo “Khi nó mới vô lọp rất hung dữ, cái đầu bành ra khè khè phì hơi liên tục,
mới đầu cũng hơi sợ nhưng riết rồi quen.” Có lần ông thót cả tim khi đang cắt tiết mật hổ
mang bán cho khách thì bất ngờ bị rắn cắn vào tay: “Tui sơ ý bị cắn nhưng may mà da tay


của tui dày nên không sao”. Bám vào cái nghề đối mặt với cái chết như thế này đòi hỏi phải
có sự khéo léo. Nếu người viết tự mình mô tả lại nghề nghiệp này thì chắc chắn sẽ không chân
thực và không thuyết phục người đọc cao như trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật như ở
trên.
Tiếp đó, tác giả đề cập đến những nguy hại của loài rắn hổ mang đối với cuộc sống của
người dân, việc trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật lại là một bằng chứng “Đường chuột
đi thì có dấu chân, đường rắn hổ đi thì bóng nhẵn, rắn sẽ xâm chiếm lãnh thổ của chuột,
mình sẽ căn cứ vào đó để đặt lọp”.
Không chỉ trích dẫn lời nói của người dân sinh sống bằng nghề bắt rắn hổ mang. Trong
bài phóng sự , tác giả cũng sử dụng nhiều trích dẫn khác làm cho tác phẩm có nhiêu thông tin
giá trị và tính thuyết phục cao hơn. Ở phần box của bài phóng sự, tác giả trích dẫn những câu

nói, phát biểu của các lãnh đạo trong ngành và các nhà nghiên cứu, bác sĩ có liên quan. Ông
Đào Văn Đang ( chi cục phó chi cục Kiểm lâm TP.HCM) cho biết “đa số các loài rắn độc có
tên trong danh mục những động vật hoang dã, nguy cấp, cấm ( hoặc hạn chế) săn bắt, mua
bán vì mục đích thương mại”. Ông Đang khuyến cáo không nên săn bắt loài rắn này bởi
không chỉ nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của bản thân người săn bắt mà còn là hành vi
phạm pháp luật sẽ bị xử lí nghiêm. Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Quang Bính ( trưởng khoa
bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) cũng khuyến cáo việc bắt rắn gây lệch cân bằng
hệ sinh thái ngoài tự nhiên. “Nguy hiểm hơn nữa là khi bị rắn độc cắn nếu không biết cách sơ
cứu, chữu trị đúng cách và kịp thời có thể tử vong” – ông nói. Theo bác sĩ Bính, số ca nhập
viện do bị rắn lục cắn chiếm đa số (45 – 50%), còn lại là các loài rắn độc khác.. Ngôn ngữ
trực tiếp của nhân vật đã làm tăng tính khách quan của tác phẩm phóng sự, cung cấp nhiều
thông tin có giá trị đến bạn đọc và làm cho bài phóng sự trở nên thật hơn, thuyết phục hơn.
Phóng sự sử dụng ngôn ngữ nhân vật trực tiếp khiến cho độc giả hiểu rõ hơn về cái
nghề nguy hiểm này. Qua đó, bài phóng sự trở nên chân thực hơn, tiếp cận ngườ đọc một cách
dễ dàng hơn. Các câu nói của nhân vật cho người đọc cảm nhận được họ đang kiếm sống
bằng một ngành nghề rất khó khăn, không an toàn nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác.
Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp phản ánh hiện thực , bộc lộc cảm xúc của nhân vật, nó có ý
nghĩa thực tại bên ngoài ý thức của tác giả, là đối tượng tác giả muốn tiếp cận và đem lại cái
nhìn khách quan cho công chúng. Lời nói trực tiếp của nhân vật biểu thị nội tâm, thế giới bên
trong của nhân vật.
Một tác phẩm phóng sự hay và có giá trị ngoài đề tài hay và có hiệu ứng xã hội cao thì
tác phẩm phóng sự đó phải thể hiện hay, chân thực, sống động. Bởi vì có những đề tài không
mới nhưng vẫn được bạn đọc đón nhận bởi cách viết hay, hấp dẫn, lôi cuốn, cách thể hiện mới


lạ, không bị pha trộn giữa các bài viết đại trà, các bài viết mang tính hàn lâm. Điều này liên
quan đến cách sử dụng ngôn ngữ, sử dụng ngôn như thế nào cho hay, cho thu hút người đọc.
Thực chất ngôn ngữ và cách diễn đạt, lập luận của tác giả cũng là một điều làm cho bạn đọc
thích thú.
Lời nói trực tiếp của nhân vật thể hiện đời sống ngôn ngữ xã hội. Tác giả vận dụng các

phương tiện lời nói để thuật lại lời nói trong tính quy định của môi trường, hoàn cảnh, nghề
nghiệp, học vấn, tuổi tác, tính cách. Thực hiện được điều đó, tác giả phải ý thức được rằng lời
nhân vật là một tồn tại khách quan, phải chú ý quan sát mới lột tả hết.
Phóng sự “ Ngôi nhà sản sinh tiến sĩ” ( số 194, Thứ 4 – ngày 22/7/2015 của tác giả
Huỳnh Văn) cho chúng ta biết về một gia đình có rất nhiều thành tựu về học vấn.
“Nhà giờ chỉ còn vợ chồng tui với anh trai tui là Đinh Trọng Tuyên ở, vỏn vẹn chỉ có ba
người. Người anh cả của tui là Đinh Bá Lãm mất hồi năm 1985. Còn các con anh cả, con anh
Tuyên cũng như con tui đều công tác ở xa, một số ở tận nước ngoài” - ông Đinh Thúc Thẩm (
74 tuổi, con trai út của thầy Đinh Tân, là giáo viên hưu trí) nói.
Người dân ở làng Thanh Chiêm ( xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam)
vẫn quen gọi thầy Đinh Tân là “nhà tiến sĩ” và coi đó là niềm vinh dự chung của quê mình..
Làng Thanh Chiêm nằm gàn bờ bắc sông Thu Bồn, ngay phía dưới quốc lộ 1. Nhà thầy Đinh
Tân nàm kề di tích dinh trấn Thanh Chiêm – vốn là đô lỵ thứ hai của các chúa Nguyễn, cách
cảng thị Hội An chừng mười cây số. Ông Định Trọng Tuyên tâm sự “ Cha tui dạy con cháu
phải khiêm tốn, phải coi cái gì mình có đó là nhờ xã hội, nhờ ơn đời. Vậy nên anh em tui rất
ngại khi nói về thành tích học vấn của mình, của con cái…”. Nhưng cuối cùng hai anh em
cũng thổ lộ và ông Thẩm vào buồng trong lấy ra hai tấm bằng tiến sĩ của con gái với con trai
mình. “ Cháu Đinh Bảo Ngọc ( sinh năm 1977) mới lấy bằng tiến sĩ hạng tối danh dự chuyên
ngành quản trị tại ĐH Grenoble, Pháp hồi tháng 2 – 2013. Trước đó cháu học thạc sĩ ở
Quebec, Canada. Nay cháu là trưởng bộ môn tài chính của Trường ĐH Kinh Tế Đà Nẵng.
Chồng cháu là bác sĩ, đang học năm cuối chuyên khoa 2 ở Hà Nội..” – ông Thẩm giới thiệu.
Sau đó ông Tuyên cho biết về con trai ông. Người mở đẩu sản nghiệp tiến sĩ nơi mái nhà này
chính là Đinh Trúc Nam - con đầu của ông Đinh Bá Lãm – con trai trưởng của nhà giáo Đinh
Tân.
Qua lời nói trực tiếp của nhân vật, bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về giáo dục cũng
như về học vấn. Nó làm tăng thêm độ chính xác của thông tin. Nội dung của lời nói trực tiếp
của nhân vật được sử dung nhiều hơn thì các phương tiện ngôn từ ứng với nó sẽ được tác giả
chú ý phát triển hơn. Từ đó, đưa tới cho độc giả một cái nhìn khách quan hơn về thông tin
được nêu trên.



Ngoài ra, tác giả cũng khai thác thêm nhiều khía cạng khác nhau của gia đình tiến sĩ
này. “ Cháu Đinh Trúc Nam sinh năm 1964, học ĐH Bách Khoa Hà Nội, sang Nga lấy bằng
tiến sĩ khoa học về ngành vật lý và năng lượng hạt nhân. Sauk hi giữ nhiều trọng trách ở Bộ
Năng lượng hạt nhân ở Nga, cháu sang Mỹ làm phó giám đốc Trung tâm An toàn nghiên cứu
rủi ro hạt nhân thuộc Đại học California Santa Barbara, rồi dạy ở Đại học North Carolina,
được bầu viện sĩ Viện hàn lâm New York” – Ông Tuyên nói và cho rằng gương học tập cần cù
của “ con chim đầu đàn” Đinh Trúc Nam đã khích lệ cho cả một thê hệ đàn em, dưới mái nhà
của ông nội mình. “Con chú Thẩm cũng như con trai tui đứa nào cũng bảo theo phải theo
bước anh Nam mà học. Em ruột của Đinh Trúc Nam nà Đinh Anh Tuấn ( sinh năm 1976) lấy
bằng tiến sĩ về hóa học nano tại Mỹ, hiện giảng dạy tại DDH San Francisco. Vợ chúa Nam
cũng là một tiến sĩ về năng lượng” – ông Tuyên kể tiếp rồi bộc bạch về cuộc đời của mẹ và
gia đình khi xưa, hoàn cảnh khó khăn nhưng vì thế càng có động lực để mà học.
Các câu nói của nhân vật trong tác phẩm phóng sự cho thấy tác giả đi sâu khai thác cả
nội tâm nhân vật qua từng câu chữ. Việc trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật như thế này sẽ
giúp cho phóng sự đi vào long người hơn, có tác động rất lớn đến việc học tập cũng như giáo
dục đối với các thế hệ trẻ như hiện nay.
Tác phẩm phóng sự cuối cùng chúng tôi đưa vào để phân tích và làm rõ vai trò, chức
năng của ngôn ngữ nhân vật trực tiếp đó là “Những người xả thân cứu mạng du khách” (Việt
Hùng – Tấn Lực, Thứ 3, 7/6/2016).
Tác giả đã trích dẫn lời nói của chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ “ Tôi thấy
trong vụ việc này dân đã cứu lấy dân, còn các lực lượng chức năng, chuyên nghiệp khi ra tới
nơi thì đã muộn. Ngay lập tức trong ngày hôm nay, các cơ quan chức năng thành phố phải rà
soát để khen thưởng kịp thời những người xả thân cứu người, vì không có họ chắc dân sẽ chết
nhiều lắm”. Việc trích lời nói của ông đã cho thấy tầm quan trọng của công tác cứu hộ cứu
nạn kịp thời có vai trò như thế nào. Qua đó, cũng cho độc giả nhận thấy không phải lúc nào
cũng chờ lực lượng cứu hộ, trước hết hãy tự cứu lấy nhau.
Ngay khi gặp được anh Mai Viết Dụng ( 26 tuổi, trú đường Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn,
thuyền viên tàu Biển Đảo Việt), anh Tài rơm rớm nước mắt ôm chầm lấy anh Dụng. Anh Tài
tâm sự “Tôi đã nghe nhiều về tình cảm người dân Đà Nẵng thân thiện, hôm nay chứng kiến

sự cứu người của họ, tôi thật sự xúc động và biết ơn sâu sắc”. Qua lời nói trực tiếp của nhân
vật bị nạn trong phóng sự thì tác phẩm càng tăng tính khách quan, chân thực và thu hút độc
giả hơn. Ngoài ra, ngôn ngữ nhân vật trực tiếp không chỉ phản ánh hiện thực bên ngoài nhân
vật mà còn bằng cả hình thức vì đối thoại là phương diện của tồn tại con người, nó cho thấy
bộ mặt của tự nhiên, sinh động của hiện thực.


×